1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tòa án công lý quốc tế icj

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tòa án Công lý quốc tế ICJ
Tác giả Nhóm 6
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Công pháp quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 4,6 MB

Cấu trúc

  • I. Tổng quan về Tòa án Công lý quốc tế ICJ (4)
    • 1. Tòa án Công lý quốc tế ICJ (4)
      • 1.1. Cơ sở pháp lý (4)
      • 1.2. Lịch sử hình thành (4)
      • 1.3. Cơ cấu tổ chức (5)
      • 1.4. Nguyên tắc hoạt động (6)
    • 2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý quốc tế ICJ (6)
  • II. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý quốc tế (8)
    • 1. Thẩm quyền (8)
      • 1.1. Căn cứ thẩm quyền của Tòa án (8)
      • 1.2. Thẩm quyền tư vấn (13)
    • 2. Thủ tục tố tụng (15)
      • 2.1. Tiếp nhận và xem xét thẩm quyền giải quyết tranh chấp (15)
      • 2.2. Thủ tục viết (16)
      • 2.3. Thủ tục nói (17)
      • 2.4. Đưa ra phán quyết (18)
      • 2.5. Yêu cầu giải thích hoặc tái thẩm phán quyết (19)
      • 2.6. Vấn đề thực thi phán quyết (20)
    • 3. Giá trị pháp lý các phán quyết của Tòa (21)
      • 3.1. Một số vấn đề về Cơ sở pháp lý liên quan đến phán quyết của ICJ19 3.2. Giá trị các phán quyết của Tòa án quốc tế (21)
  • III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng Tòa án công lý Quốc tế, giải pháp cho Việt Nam sử dụng hiệu quả bằng ICJ (31)
    • 1. Các hạn chế và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật quốc tế bằng giải quyết (31)
      • 1.1. Ảnh hưởng của chính trị đối với hoạt động của Tòa án công lý quốc tế (31)
      • 1.2. Thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế (32)
      • 1.3. Tính độc lập của thẩm phán (33)
    • 2. Kinh nghiệm và giải pháp cho nước ta sử dụng Tòa án công lý Quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế (33)
      • 2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia giải quyết (33)
      • 2.2. Kinh nghiệm và giải pháp cho nước ta sử dụng Tòa án công lý quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế (34)
  • KẾT LUẬN (36)

Nội dung

Tổng quan về Tòa án Công lý quốc tế ICJ

Tòa án Công lý quốc tế ICJ

Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) là Tòa án được thành lập và hoạt động trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945 và Quy chế Tòa án Công lý quốc tế được thông qua năm 1946 Hiến chương Liên hợp quốc dành toàn bộ Chương XIV từ Điều 92 đến Điều 96 để quy định những vấn đề cơ bản về tổ chức, thẩm quyền và hoạt động của Toà Quy chế Tòa án Công lý quốc tế gồm 70 điều, được coi là một phần phụ lục gắn bó trực tiếp với Hiến chương Liên Hợp Quốc.

ICJ là một trong các cơ quan chính của Liên hợp quốc, thực hiện hai chức năng chính là giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và đưa ra ý kiến tư vấn về khía cạnh pháp lý của nhiều vấn đề được quốc tế hết sức quan tâm Đại hội đồng (ĐHĐ) và Hội đồng Bảo an (HĐBA) có thẩm quyền yêu cầu Toà án công lý quốc tế đưa ra ý kiến tư vấn đối với bất kỳ vấn đề pháp lý nào, trong đó có biến đổi khí hậu, còn các cơ quan khác của LHQ chỉ được đề nghị Toà cho ý kiến pháp lý đối với những vấn đề thuộc phạm vi chức năng hoạt động của mình Trong gần 80 năm hoạt động, ICJ đã nhiều lượt đưa ra ý kiến tư vấn, như về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập… Ngoài ra, Toà án Công lý quốc tế không phải là cơ quan tư pháp đứng trên các quốc gia để phán xét các vấn đề phát sinh trong đời sống quốc tế.

Tiền thân của Toà án Công lý Quốc tế (The International Court of Justice - ICJ) là Tòa án Thường trực Quốc tế (The Permanent Court of International Justice - PCIJ) - vốn là tòa án của Hội Quốc Liên ra đời năm 1922 Toà PCIJ tồn tại cùng với sự tồn tại của Hội Quốc Liên cho tới khi United Nations (UN) được thành lập và ICJ ra đời thay thế cho PCIJ vào năm 1946.

Chiến tranh Thế giới lần thứ II đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối vớiPCIJ, gây ra sự suy giảm về mức độ hoạt động trong những năm sau đó Do đó, cần phải cân nhắc đến tương lai của Toà án và việc tạo ra một trật tự chính trị quốc tế mới.

Vào năm 1942, Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh đã tuyên bố ủng hộ việc thành lập hoặc tái thiết tòa án quốc tế sau chiến tranh.

Vào ngày 30 tháng 10 năm 1943, Trung Quốc, Liên bang Xô viết, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã ban hành một tuyên bố chung công nhận sự cần thiết phải "thiết lập một tổ chức quốc tế chung, dựa trên nguyên tắc của chủ quyền bình đẳng của tất cả các quốc gia yêu hòa bình, và mở ra cho tất cả các quốc gia để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế ".

Bên cạnh đó, sự thay thế Hội Quốc Liên bằng Liên Hợp Quốc đòi hỏi cho ra đời một tổ chức toà án mới là cơ quan tư pháp của Liên Hợp Quốc để thay thế Toà án thường trực Công lý Quốc tế vốn có liên hệ mật thiết với Hội Quốc Liên.

Trước tình hình đó, một cuộc họp sau đó đã được triệu tập tại Washington, vào tháng 4 năm 1945, với sự tham gia của đại diện cho 44 quốc gia Hội nghị đã đi đến thống nhất thành lập Toà án Công lý Quốc tế dựa trên Hiến chương Liên hợp Quốc. ICJ bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1946 Trụ sở của ICJ đặt tại La Haye, Hà Lan.

ICJ bao gồm 15 thẩm phán được Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng UN bổ nhiệm dựa trên danh sách được Tòa Trọng tài Thường trực (the Permanent Court of Arbitration - PCA) tiến cử Nhiệm kỳ của thẩm phán là 9 năm và không hạn chế việc tái đắc cử Tuy nhiên, một quy tắc quan trọng về việc bổ nhiệm là phải đảm bảo không có hai thẩm phán cùng một quốc tịch Cứ sau 3 năm, một phần ba số thẩm phán của Tòa sẽ được bổ nhiệm lại Năm nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an sẽ thường xuyên có đại diện của mình trong Tòa.

Thông thường, các vụ tranh chấp sẽ được xét xử bởi toàn bộ Hội đồng xét xử gồm 15 thành viên Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hội đồng xét xử được thành lập với số thành viên ít hơn (thường là 5 thành viên), tùy vào ý chí của các bên tranh chấp Cũng có những trường hợp mỗi bên trong tranh chấp yêu cầu bổ nhiệm một thẩm phán vụ việc đại diện lợi ích của mình trong hội đồng xét xử, các thẩm phán vụ việc này chỉ làm thành viên của Tòa trong vụ tranh chấp cụ thể đó mà thôi (thẩm phán ad-hoc) Như vậy, trên thực tế, thành phần của hội đồng xét xử được quyết định bởi các bên, và như vậy làm cho quá trình tố tụng nhìn từ khía cạnh này giống như trọng tài.

Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan pháp lý chính của Liên hợp quốc Do đó các nguyên tắc hoạt động của ICJ cũng phải dựa trên các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc.

Theo Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định ICJ cũng như các thành viên của nó phải hoạt động theo 7 nguyên tắc sau: a Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên. b Nguyên tắc các thành viên phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương. c Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc phải giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. d Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc phải từ bỏ đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. e Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc giúp đỡ Liên Hợp Quốc trong mọi hành động của Liên Hợp Quốc mà tổ chức này áp dụng theo đúng quy định của Hiến chương. f Nguyên tắc Liên Hợp Quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng hành động theo các nguyên tắc này nếu điều đó cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. g Nguyên tắc Liên Hợp Quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào.

Trong đó các nguyên tắc a, f, g được xem là những nguyên tắc hoạt động cơ bản của ICJ.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý quốc tế ICJ

Tòa án Công lý quốc tế ICJ đã và đang hoạt động với vai trò là một tòa án thường trực và là một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc Chính vì vậy, mâu thuẫn giữa các quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc đương nhiên sẽ có những quyền được đưa ra những tranh chấp của mình ra ICJ để giải quyết, ICJ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia mà Đại hội đồng, Hội đồng bảo an cũng như các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc yêu cầu… Tòa đã có những khởi đầu tốt đẹp qua các vụ Eo biển Corfu năm 1949, Quyền tị nạn năm 1950 Tuy nhiên, chiến tranh lạnh đã kìm hãm hoạt động của ICJ và những năm 60-70 của thế kỉ XX niềm tin vào hoạt động cũng như số lượng các vụ tranh chấp và các tư vấn tại Tòa giảm sút một cách đáng kể Tuy nhiên những năm tiếp theo của Tòa đã tiến hành điều chỉnh lại cơ chế làm việc và mở rộng tầm hoạt động của mình, từ sau những năm 1992 ICJ đã thực sự hồi phục Tòa mở rộng việc áp dụng Tòa rút gọn (rút gọn chỉ còn 5 thẩm phán) và thời gian thủ tục tranh chấp cũng được rút gọn.

Từ ngày 18 tháng 4 năm 1946 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, Tòa án được triệu tập để giải quyết 148 vụ việc gây tranh cãi, trong đó Tòa án đã đưa ra 129 Phán quyết và đưa ra 527 Lệnh Trong cùng thời gian đó, Tòa đã giải quyết 27 thủ tục tư vấn, trong đó Tòa đưa ra 27 Ý kiến tư vấn và đưa ra 37 Lệnh 1 Trung bình tòa có 2 đến 2.5 vụ việc một năm, riêng năm 1999 có tới năm lần các nước tìm tới sự giúp đỡ của Tòa Chỉ riêng ở Libya đã bốn lần xuất hiện trước Tòa trong các vụ việc: Thềm lục địa Tunisia/ Libya; Thềm lục địa Libya/ Malta; Tranh chấp lãnh thổ Libya/ Chad Năm

1998, Indonesia và Malaysia cũng đồng ý đưa vụ tranh chấp chủ quyền trên các đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan ra Tòa Bỉ, Canada, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Mỹ đã trở thành bên bị đơn trong vụ Nam Tư kiện lên Tòa án năm 1999 về tính hợp pháp của việc sử dụng vũ khí trong việc sử dụng vũ lực trong chiến dịch các nước phương Tây đã tấn công quân sự Nam Tư Các phán quyết của Tòa thể hiện tính khách quan hơn trước Trong vụ các hành động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua và chống lại Nicaragua, Tòa án đã xử Nicaragua thắng và yêu cầu Mỹ phải chấm dứt mọi hoạt động đe dọa và sử dụng vũ khí chống lại Nicaragua, vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế…

Các trường hợp đưa ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế bao gồm nhiều lĩnh vực như: quyền về lãnh thổ (vụ tranh chấp giữa Pháp và Anh năm 1953, giữa Bỉ và Hà Lan năm 1959, giữa Ấn Độ và Bồ Đào Nha năm 1960, giữa Burkina Faso và Cộng hòa Mali năm 1986, giữa Libya và Chad năm 1990), liên quan đến luật biển (trường hợp Albania phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do thuỷ lôi trong vùng lãnh hải của mình gây ra cho tàu của Anh năm 1949, tranh chấp giữa Anh và Nauy về đánh cá), các cuộc tranh chấp liên quan đến nguyên tắc và luật lệ quốc tế trong việc

1 Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) (2019), Handbook, trang 109, https://www.icj- cij.org/sites/default/files/documents/handbook-of-the-court-en.pdf, ngày truy cập: 20/05/2023. phân định ranh giới thềm lục địa, trên biển và trên bộ (vụ giữa Libya và Malta năm

1985, Canada và Mỹ năm 1984, Đan Mạch và Nauy năm 1993, giữa El Salvador và Honduras năm 1992 ), về bảo vệ ngoại giao, bảo vệ môi trường, thực hiện các nghĩa vụ của lực lượng uỷ thác tại lãnh thổ Tây Nam châu Phi, các vấn đề liên quan đến xung đột khu vực, việc thực hiện các công ước quốc tế của các nước Các trường hợp liên quan đến quan hệ giữa Liên Hợp Quốc và các nước thành viên như việc phái viên của Liên Hợp Quốc bị sát hại, đóng góp của các nước vào ngân sách hoạt động gìn giữ hòa bình cũng được các bên liên quan đưa ra tại Tòa án Công lý Quốc tế để nhận được ý kiến tham khảo Các thành quả trên đã thể hiện sự hoạt động có hiệu quả cao của Tòa ICJ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia, trong việc bảo vệ và duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý quốc tế

Thẩm quyền

Tòa án Công lý quốc tế có 02 thẩm quyền chính là thẩm quyền giải quyết tranh chấp, và thẩm quyền tư vấn Ngoài ra Tòa còn có một số thẩm quyền phái sinh mang tính thủ tục như thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 41 Quy chế tòa) Dưới đây, bài viết sẽ tập trung phân tích căn cứ xác định và tính chất của hai thẩm quyền chính: giải quyết tranh chấp và cho ý kiến tư vấn của ICJ.

1.1 Căn cứ thẩm quyền của Tòa án

Cơ sở thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý quốc tế dựa trên sự đồng ý của các Quốc gia Điều 38, khoản 5, Nội quy Tòa án hiện hành, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1978, quy định rằng: “Khi một Quốc gia nộp đơn đề xuất Tòa án giải quyết tranh chấp mà chưa có sự đồng ý tham gia của Quốc gia kia thì đơn đề nghị sẽ được chuyển đến Quốc gia đó Vụ việc sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cũng như không có bất kỳ hành động nào được thực hiện trong quá trình tố tụng cho đến khi Quốc gia nơi đơn đề xuất được gửi đến đến đồng ý với quyền tài phán của Tòa án khi tham gia giải quyết vụ việc.”

Như vậy, Tòa chỉ áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia khi các quốc gia đó đồng ý với thẩm quyền của Tòa Điều này phù hợp với một trong những nguyên tắc quan trọng của luật pháp quốc tế: “không một quốc gia nào bị buộc phải mang tranh chấp của mình với quốc gia khác ra cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết khi không có sự đồng ý của quốc gia đó.”

Căn cứ xác định thẩm quyền tư vấn của Tòa ICJ, về cơ bản, Tòa vẫn áp dụng nguyên tắc trên, tuy nhiên trong một số trường hợp thẩm quyền tư vấn của Tòa vẫn được xác định khi chưa có sự chấp thuận của quốc gia, khi Tòa nhận thấy những vấn đề sau: (1) Vấn đề tư vấn không động chạm tới nội dung tranh chấp giữa các quốc gia, ví dụ như trong vụ Peace Treaties, Bulgaria, Hungary and Romania cũng không phải là thành viên của LHQ tại thời điểm yêu cầu tư vấn và đều từ chối thẩm quyền tư vấn của Tòa ICJ Tòa vẫn tuyên bố có thẩm quyền và đưa ra ý kiến tư vấn với lý do là câu hỏi tư vấn chỉ động chạm tới vấn đề thủ tục, chứ không liên quan tới nội dung tranh chấp; (2) Vấn đề tư vấn có liên quan tới tranh chấp có tác động tới an ninh và hòa bình quốc tế, can dự tới hoạt động, chức năng của các cơ quan trong LHQ Như trong vụ Palestinian Wall, Tòa vẫn đưa ra ý kiến tư vấn khi nhận thấy đây không chỉ đơn thuần là vấn đề xung đột giữa hai bên Israel và Palestine, mà còn ảnh hưởng tới an ninh và hòa bình thế giới Xét cho cùng, đối tượng tư vấn của ICJ chủ yếu là các cơ quan của LHQ, chứ không phải các quốc gia Vì vậy, với tư cách là cơ quan tư pháp thiết yếu của LHQ, Tòa ICJ có trách nhiệm phải tham gia hoạt động vào tổ chức này nhằm hướng dẫn các cơ quan thực hiện các hoạt động chuyên môn của mình sao cho phù hợp với pháp luật quốc tế, mà cụ thể là thông qua phương thức đưa ra ý kiến tư vấn. 1.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của ICJ

Tòa án Công lý Quốc tế sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp pháp lý khi có sự đồng ý của các quốc gia Sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp có thể được thể hiện bằng nhiều cách như các quy định ở khoản 1 của Điều 36 Quy chế Tòa án: (a) Các quốc gia có ký kết thỏa thuận đặc biệt (special agreement) để chấp nhận thẩm quyền của Tòa đối với một tranh chấp cụ thể sau khi tranh chấp phát sinh. Điều 36, khoản 1, Quy chế Tòa án quy định rằng: “Tòa án tiến hành xét tất cả các vụ tranh chấp mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong hiến chương Liên hợp quốc hay các điều ước quốc tế hiện hành.”

Như vậy, thẩm quyền của Tòa án bao gồm tất cả các trường hợp xảy ra tranh chấp mà các bên đề cập đến trong hiến chương LHQ hoặc các ĐƯQT hiện hành.Những trường hợp này thường được đưa ra trước Tòa án bằng cách thông báo cho Cơ quan đăng ký về một thỏa thuận đặc biệt, do các bên ký kết cho nhằm mục đích giải quyết các tranh chấp phát sinh này.

Ví dụ cụ thể: Tranh chấp đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan giữa Malaysia - Indonesia Đảo Ligitan là hòn đảo nằm trong biển Celebes, ngoài khơi bờ biển Đông Bắc của đảo Borneo và nằm cách nhau xấp xỉ 15,5 hải lý.

Sipadan là một đảo nhỏ có một khu vực rộng xấp xỉ 0,3km2 Đảo này không có người ở cho đến thập niên 1980, nó được phát triển thành một khu du lịch nghỉ mát phục vụ cho hoạt động lặn dưới biển.

Sau khi giành được độc lập, cả Indonesia và Malaysia đều cấp các giấy phép thăm dò dầu trong các vùng nước ngoài khơi phía Đông Borneo trong thập niên 1960. Giấy phép đầu tiên được Indonesia cấp cho công ty TNHH Thăm dò Dầu mỏ Nhật Bản Japex dưới dạng một thỏa thuận chia sẻ sản xuất ký kết vào ngày 6-10-1966 Năm

1968 tới lượt Malaysia đã cấp nhiều giấy phép thăm dò dầu cho Công ty Dầu Sabah Teiseki.

Tranh chấp bắt đầu từ năm 1969 trong bối cảnh của các cuộc thảo luận liên quan tới việc hoạch định các vùng thềm lục địa của hai nước Một thỏa thuận hoạch định thềm lục địa đã đạt được vào ngày 27-10-1969 và có hiệu lực vào ngày 7-11-1969. Tuy nhiên, thỏa thuận này không bao gồm khu vực nằm ở phía Đông Borneo.

Vào tháng 10-1991, hai bên đã lập một nhóm chuyên gia để nghiên cứu về tình hình các đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan Tuy nhiên họ đã không đi đến được một kết quả chung nào ngoài một thỏa thuận chung vào tháng 6-1996 rằng tranh chấp nên được cầu viện tới ICJ.

Có 19 trường hợp sau đây đã được đệ trình lên Tòa án bằng các thỏa thuận đặc biệt (tính đến ngày bổ sung vào Danh sách chung): Tị nạn (Colombia/Peru) ;Minquiers và Ecrehos (Pháp/Vương quốc Anh) ; Chủ quyền đối với Vùng đất biên giới nhất định (Bỉ/Hà Lan) ; Thềm lục địa Biển Bắc (Cộng hòa Liên bang Đức/Đan Mạch;Cộng hòa Liên bang Đức/Hà Lan); Thềm lục địa (Tunisia/Libya Arab Jamahiriya) ;Phân định Ranh giới Hàng hải trong Khu vực Vịnh Maine (Canada/Hoa Kỳ) (trường hợp gọi là Phòng); Thềm lục địa (Libyan Arab Jamahiriya/Malta) ;Tranh chấp biên giới (Burkina Faso/Cộng hòa Mali) (trường hợp được gọi là Phòng); Tranh chấp về Đất đai, Đảo và Biên giới Hàng hải (El Salvador/Honduras) (trường hợp được gọi làPhòng); Tranh chấp lãnh thổ (Libya Arab Jamahiriya/Chad) ; Dự án Gabcíkovo-

Nagymaros (Hungary/Slovakia) ; Kasikili/Đảo Sedudu (Botswana/Namibia) ; Chủ quyền đối với Pulau Ligitan và Pulau Sipadan (Indonesia/Malaysia) ; Tranh chấp biên giới (Benin/Niger) (trường hợp gọi là Phòng); Chủ quyền đối với Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge (Malaysia/Singapore) ; Tranh chấp Biên giới (Burkina Faso/Niger) ;Yêu sách Lãnh thổ, Quần đảo và Hàng hải của Guatemala (Guatemala/Belize) ; và Phân định trên đất liền và trên biển và Chủ quyền đối với các đảo (Gabon/Guinea Xích đạo).

(b) Các quốc gia tham gia vào các điều ước quốc tế có quy định phải chấp nhận thẩm quyền của Tòa án.

Một số hiệp ước hoặc công ước quốc tế trao quyền tài phán cho Tòa án Nó đã trở thành một thông lệ phổ biến đối với các thỏa thuận quốc tế - dù là song phương hay đa phương - bao gồm các điều khoản, được gọi là các điều khoản về quyền tài phán, quy định rằng một số loại tranh chấp nhất định sẽ hoặc có thể phải tuân theo phương pháp giải quyết tranh chấp của ICJ Điều 37 của Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế quy cho thấy “Trong tất cả các trường hợp khi điều ước quốc tế hiện hành dự kiến chuyển vụ tranh chấp cho một Tòa án được Hội quốc liên hay Thường trực pháp viện quốc tế thiết lập thì vụ tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của quy chế này phải được chuyển đến Tòa án quốc tế” Như vậy, ICJ sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia nếu các điều ước quốc tế mà họ tham gia quy định vụ tranh chấp phải được chuyển đến Tòa án Công lý Quốc tế.

Từ năm 1933 đến nay, đã có rất nhiều các điều ước, công ước quốc tế quy định các quốc gia khi gia nhập sẽ phải chấp nhận thẩm quyền của ICJ trong một số tranh chấp cụ thể.

Thủ tục tố tụng

2.1 Tiếp nhận và xem xét thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Căn cứ quy định và thực tiễn giải quyết tranh chấp của ICJ, tranh chấp được đệ trình đến Tòa theo một trong 03 phương thức sau:

⎻ Phương thức 1: Trường hợp các bên phát sinh tranh chấp và không thể giải quyết bằng con đường hòa giải, các bên trong tranh chấp sẽ nộp đơn kiện lên Tòa và cử đại diện của mình Sau khi phát sinh tranh chấp, các bên tiến hành ký kết một Hiệp định đặc biệt đệ trình vụ việc đến Tòa để giải quyết Tòa án Công lý Quốc tế - ICJ sẽ tiến hành những thủ tục bổ trợ, cụ thể là Tòa sẽ xem xét xác định thẩm quyền của mình trong vụ án và trong một số trường hợp sẽ áp dụng biện pháp tạm thời khi được yêu cầu.

⎻ Phương thức 2: Khoản 1 Điều 36 Hiến chương LHQ quy định, Hội đồng Bảo an LHQ có quyền kiến nghị: “Trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ tranh chấp nói ở điều 33 hoặc một tình huống tương tự, Hội đồng bảo an có thẩm quyền kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thích đáng”, khoản 3 Điều 36 Hiến chương LHQ quy định: “Khi đưa ra kiến nghị trên cơ sở Điều này, Hội đồng Bảo an phải lưu ý đối với những tranh chấp có tính chất pháp lý, thông thường, các đương sự phải đưa các tranh chấp ấy ra ICJ theo đúng Quy chế của Tòa

⎻ Phương thức 3: Khoản 2 Điều 36 Quy chế của Tòa đề cập đến việc các quốc gia có thể đồng ý ràng buộc mình bằng một hoặc nhiều phương thức để thừa nhận thẩm quyền của Tòa ICJ Điều này có thể bao gồm việc chấp thuận ràng buộc toàn bộ hoặc chấp thuận ràng buộc trong một trường hợp cụ thể.

- Chấp thuận ràng buộc toàn bộ: Quốc gia này chấp nhận thẩm quyền của Tòa ICJ trong tất cả các vụ án có liên quan đến tranh chấp quốc tế mà nó có thể có với các quốc gia khác.

- Chấp thuận ràng buộc trong một trường hợp cụ thể: Quốc gia này chấp nhận thẩm quyền của Tòa ICJ trong một trường hợp cụ thể hoặc trong một số trường hợp nhất định được quy định trước.

⎻ Hiện nay có quan điểm khác về phương thứ 4 có tên gọi là Thách kiện - Forum prorogatum Theo đó quốc gia có thể đơn phương đệ đơn đến ICJ khởi kiện một quốc gia khác đối với một tranh chấp cụ thể mà không hoặc chưa có sự đồng ý về thẩm quyền của bên kia.

Tòa án Công lý Quốc tế - ICJ tiến hành giải quyết tranh chấp theo trình tự đầy đủ hoặc rút gọn Thành phần của một phiên tòa có thể là toàn bộ các thẩm phán (có thể bao gồm cả thẩm phán ad hoc), có thể ít hơn nhưng tối thiểu là 9 vị thẩm phán Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa có thể thành lập các Tòa đặc thù như:

⎻ Tòa rút gọn trình tự tố tụng, gồm năm thẩm phán (Chánh án, Phó Chánh án và ba thẩm phán khác);

⎻ Tòa đặc biệt, gồm ba thẩm phán hoặc nhiều hơn;

⎻ Tòa rút gọn thành phần hay Toà ad hoc đối với từng vụ việc, thành phần theo sự chấp thuận của các bên.

Các bước thuộc trình tự xét xử của Tòa thường gồm hai giai đoạn là giai đoạn xem xét về hình thức, tức giai đoạn xem xét thẩm quyền của Tòa và giai đoạn thứ hai là xét xử về nội dung vụ việc, theo hai thủ tục viết và nói.

Các bên đệ trình và trao đổi các giấy tờ, tài liệu trình bày chi tiết về vụ việc thực tế và các cơ sở pháp lý mà mỗi bên dựa vào để luận tội hay bào chữa Các văn bản không được cung cấp cho báo chí và công chúng cho đến khi bắt đầu tiến hành thủ tục nối, nếu các bên không phải đối Thủ tục viết được thực hiện thông qua việc các bên đệ trình hồ sơ pháp lý có chứa đựng các lập luận, chứng cứ đến Tòa dưới hình thức bị vong lục và phản bị vong lục Ngoài bị vong lục và phản bị vong lục, theo yêu cầu củaTòa hoặc đề nghị của các bên được Tòa chấp thuận, các bên có quyền đệ trình hồ sơ pháp lý dưới hình thức Bản phản hồi và Bản kháng biện để bổ sung cho lập luận, yêu cầu của mình hoặc phản bác lập luận, yêu cầu của bên còn lại Trình tự của giai đoạn này:

⁺ Bên nguyên đơn gửi văn kiện đệ trình cho Tòa án

⁺ Sau đó Tòa án tống đạt giấy tờ cho bên bị đơn, bên bị đơn sẽ gửi lại bản tự bảo vệ

⁺ Bên bị đơn cho Tòa án những giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc này nếu thấy cần thiết

⁺ Tòa án có thể cho phép hoặc yêu cầu bên nguyên đơn phải trả lời bản phản bị vong lục của Bên bị đơn nếu các bên có thỏa thuận như vậy hoặc nếu Tòa án quyết định hoặc theo yêu cầu của một trong các bên

Thủ tục tố tụng thực hiện tại ICJ được quy định từ Điều 45 đến Điều 54 Quy chế của Tòa và từ Điều 54 đến Điều 72 Bộ quy tắc của Tòa, ngoài ra thủ tục nói tại Tòa còn được quy định tại Các hướng dẫn thực tiễn của Tòa và nghị quyết Liên quan đến Thực tiễn xét xử của Tòa thông qua ngày 05/7/1968, được sửa đổi ngày 12/4/1976 cụ thể hóa Điều 19 Bộ quy tắc của Tòa.

Sau khi kết thúc thủ tục viết, Tòa án ấn định thời gian và địa điểm bắt đầu thủ tục tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 54 Quy tắc của Tòa án ICJ Tiếp đến, các bên sẽ tiến hành thông báo các thông tin về bất kỳ bằng chứng nào mà họ dự định xuất trình hoặc có ý định yêu cầu Tòa án để có được.

Từ đó, tòa án sẽ xác định xem liệu các bên nên trình bày các luận cứ trước hoặc sau khi xuất trình chứng cứ; tuy nhiên, các bên vẫn có quyền giữ nguyên quan điểm của mình về các bằng chứng đưa ra Trình tự giải quyết tranh chấp, cách xử lý bằng chứng, kiểm tra nhân chứng, chuyên gia hay số lượng luật sư và người bào chữa của mỗi bên sẽ được Tòa án ấn định sau khi quan điểm của các bên đã được xác định đúng theo Điều 31 của các Quy tắc của Tòa án ICJ Các bên có thể gọi cho bất kỳ nhân chứng hoặc chuyên gia nào xuất hiện trong danh sách được thông báo cho Toà án Nếu tại bất kỳ thời điểm nào trong buổi điều trần, một bên muốn gọi một nhân chứng hoặc chuyên gia không có tên trong danh sách đó, thì phải thông báo cho Toà án và bên kia, và phải cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

Trong thủ tục tố tụng sẽ có các phiên điều trần công khai, tại đây các đại diện và luật sư của các bên sẽ trình bày quan điểm với Toà án Các bên sẽ hướng tới trình bày các lập luận đối với những vấn đề mà các bên vẫn chưa thống nhất được Khi kết thúc tuyên bố cuối cùng của một bên tại buổi điều trần, người đại diện của bên đó sẽ đọc các bản đệ trình cuối cùng mà không cần tổng kết lại các lập luận đã đưa ra Sau khi kết thúc thủ tục tố tụng, Tòa sẽ thông báo cho bên kia để có cơ hội bình luận về nó. Nếu cần thiết thủ tục tố tụng tố tụng có thể được mở lại vì mục đích này.

Ngoài thủ tục chung gồm hai giai đoạn này cho bất kỳ một vụ tranh chấp nào đưa ra trước tòa, thủ tục xét xử của tòa theo từng trường hợp sẽ được tiến hành theo những bước sau:

Các bên nộp đơn kiện lên Tòa và cử đại diện liên lạc của mình;

Giá trị pháp lý các phán quyết của Tòa

3.1 Một số vấn đề về Cơ sở pháp lý liên quan đến phán quyết của ICJ Đầu tiên là liên quan đến ngôn ngữ của phán quyết Theo điều 39 điều lệ Tòa án Công lý Quốc tế và điều 96 Quy tắc tòa án, ngôn ngữ chính của phán quyết là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp Ngôn ngữ tùy thuộc vào sự đồng thuận của các bên tham gia. Tuy nhiên, nếu không đạt được sự đồng thuận thì các bên có thể tranh tụng ngôn ngữ nào mà thuận tiện hơn cho mình Trong trường hợp này, Tòa sẽ sử dụng cả 2 ngôn ngữ để đưa ra kết luận và lựa chọn ra một phiên bản có thẩm quyền thi hành Toà cũng có thể cho phép các bên sử dụng ngôn ngữ khác ngoài 2 ngoại ngữ đã kể trên.

Thứ hai, về hình thức công bố phán quyết Theo điều 58 điều lệ Tòa án Công lýQuốc tế và điều 94 Quy tắc tòa án, phán quyết sẽ được ký bởi Chủ tịch và Thư ký toà.Sau đó, tòa phải gửi thông báo cho các bên Sau đó, bản án sẽ được đọc tại một phiên công khai của phòng xử án Phán quyết có thể được đọc trực tiếp với sự tham gia của công chúng và các bên hoặc bằng link video tùy vào quyết định của toà Phán quyết sẽ có giá trị ràng buộc với các bên vào ngày được đọc.

Thứ ba, về giá trị của phán quyết Điều 60 điều lệ Tòa án Công lý Quốc tế và 98 điều 96 Quy tắc tòa án quy định về giá trị chung thẩm của phán quyết Điều này có nghĩa là khi Tòa án đã đưa ra một phán quyết, nó trở thành quyết định cuối cùng và không thể kháng cáo Vì vậy không có bất kỳ thủ tục pháp lý nào để xem xét phán quyết đó Tuy nhiên, nếu có tranh chấp liên quan đến các giải thích hoặc phạm vi của phán quyết, một bên có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án giải thích Bên kia sẽ được phép nộp ý kiến bằng văn bản về các lập luận trong đơn yêu cầu trong một khoảng thời gian được quy định bởi Tòa án hoặc bởi Chủ tịch nếu Tòa án không có phiên xử Toà án có thể cho phép các bên cung cấp thêm các thông tin bằng miệng hoặc văn bản Sau đó, Tòa án sẽ xem xét yêu cầu này và cung cấp một giải thích về ý nghĩa hoặc phạm vi của phán quyết.

Toà cũng sẽ xem xét trong trường hợp nhận được thông báo về một hiệp định đặc biệt giữa các bên Hiệp định đặc biệt ở đây có thể được hiểu là bất cứ thỏa thuận nào giữa hai quốc gia thống nhất được về nội dung tranh chấp Hiệp định đặc biệt có thể được đạt được qua đàm phán trực tiếp giữa các bên hoặc thông qua trung gian hoặc tổ chức quốc tế Nội dung của hiệp định đặc biệt thường xác định các vấn đề cụ thể cần được giải quyết và các quy tắc và quy trình mà Tòa án sẽ tuân thủ trong việc xem xét vụ án. Thông báo về một hiệp định đặc biệt thường xảy ra khi các bên quyết định chấm dứt tranh chấp thông qua việc đưa vụ án lên trước Tòa án để nhận được một phán quyết cuối cùng.

Thứ tư là các nội dung pháp định trong phán quyết Điều 95 Quy tắc tòa án quy định nội dung trong phán quyết bao gồm:

- Tên các thẩm phán tham gia,

- Tên các bên tham gia,

- Bản tóm tắt quá trình tố tụng,

- Bản đệ trình của các bên,

- Một bản tuyên bố về các sự thật,

- Tên người đại diện và luật sự của các bên,

- Các cơ sở pháp lý,

- Các điều khoản thi hành phán quyết,

- Quyết định liên quan đến các chi phí phát sinh trong vụ án nếu có,

- Số lượng và tên của các thẩm phán chiếm đa số trong quyết định,

- Một tuyên bố về văn bản của phán quyết được coi là có tính chất quyết định. Thứ năm là quyền của (các) thẩm phán không tán thành với phán quyết Theo điều 57 điều lệ Tòa án Công lý Quốc tế và điều 95-2 Quy tắc tòa án, nếu phán quyết không đại diện cho toàn bộ hoặc một phần ý kiến nhất trí của các thẩm phán, bất kì thẩm phán nào cũng được đưa ra ý kiến riêng biệt mà không cần nêu rõ lý do Thẩm phán đó có thể đính kèm ý kiến của mình vào Phán quyết hoặc đưa ra lời tuyên bố. Thứ sáu là về thủ tục xin xem xét lại khi có phát hiện mới quan trọng ảnh hưởng đến nội dung phán quyết Điều 61 điều lệ Tòa án Công lý Quốc tế quy định: Một đơn xin xem xét lại một phán quyết chỉ có thể được đệ trình khi nó dựa trên việc phát hiện ra một sự thật mới có tính quyết định trong vòng 10 năm sau khi bản án được đưa ra Tức là phải có một sự thật mới được phát hiện ra sau khi phán quyết được đưa ra, và sự thật đó phải có khả năng là yếu tố quyết định, ảnh hưởng lớn đến phán quyết trong vụ án Thêm vào đó, yêu cầu xem xét lại phải được gửi trong vòng 6 tháng sau khi phát hiện sự thực mới Sự thật đó, vào thời điểm phán quyết được đưa ra, phải là không được biết đến bởi Tòa án và cũng không được biết đến bởi bên yêu cầu xem xét lại Tuy nhiên, điều kiện là sự không biết đến sự thật đó không phải do sơ suất hay cẩu thả của bên đưa ra yêu cầu Sau khi xem xét yêu cầu, nếu như chấp thuận, Toà sẽ phải ra một phán quyết để chứng nhận và ghi lại rằng có một sự thật mới đã được tìm thấy.

Sự thật đó có ảnh hưởng lớn đến giải quyết vụ tranh chấp Trong thời gian chờ xem xét lại, Toà vẫn có thể yêu cầu các bên thi hành nội dung của bản án trước đó.

Thứ bảy là hiệu lực đối với các bên liên quan Các quốc gia thứ ba có thể bị ràng buộc bởi phán quyết Tại điều 63 điều lệ Tòa án Công lý Quốc tế quy định, khi tranh chấp liên quan đến một điều ước quốc tế, Thư ký Tòa án sẽ gửi thông báo ngay lập tức cho tất cả các quốc gia thành viên điều ước đó Điều này đảm bảo rằng tất cả các quốc gia có quyền được biết về việc xem xét và tranh luận về nội dung của một hiệp định trong quá trình tố tụng tại Tòa án Nếu một quốc gia đồng ý và tham gia vào quá trình tố tụng, quốc gia đó sẽ phải chấp nhận và tuân thủ cách hiểu và áp dụng của phán quyết Điều này đảm bảo mọi quốc gia phải tuân thủ cách hiểu và áp dụng được đưa ra trong phán quyết.

Thứ tám là phương hướng giải quyết khi một bên không thi hành phán quyết. Theo điều 94-2 Hiến chương LHQ, nếu một bên không thi hành phán quyết, bên còn lại có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ hỗ trợ thực thi phán quyết Ngoài ra, Toà án có thể kết hợp với một số phương thức khác Ví dụ như đưa ra thêm các biện pháp bổ sung trong trường hợp Namibia: Trong năm 1971, Tòa án đã ra phán quyết rằng việc Namibia kiểm soát và quản lý trên lãnh thổ Namibia là bất hợp pháp và yêu cầu Namibia chấm dứt hành vi đó Tuy nhiên, Namibia không tuân thủ phán quyết và tiếp tục việc chiếm đóng Do đó, Tòa án đã sử dụng giải pháp yêu cầu các biện pháp bổ sung bằng cách yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tiếp tục giám sát và đưa ra các biện pháp để đảm bảo tuân thủ phán quyết Hay vụ tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Nicaragua Nicaragua đã kiện Hoa Kỳ về việc can thiệp quân sự trái phép và hỗ trợ các nhóm phiến quân chống lại chính phủ Nicaragua trong thập kỷ 1980 Nicaragua tuyên bố rằng các hành động của Hoa Kỳ vi phạm chủ quyền và quyền tự determination của họ ICJ đã ra phán quyết vào ngày 27 tháng 6 năm 1986 Tòa án đã tuyên bố rằng Hoa

Kỳ đã vi phạm chủ quyền Nicaragua và các nguyên tắc của luật quốc tế liên quan đến không can thiệp quân sự và hỗ trợ khủng bố ICJ yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt can thiệp và bồi thường thiệt hại cho Nicaragua Mặc dù ICJ đã ra phán quyết, Hoa Kỳ từ chối chấp thuận và không tuân thủ Hoa Kỳ lập luận rằng ICJ không có thẩm quyền giải quyết vụ việc và từ chối tham gia vào quá trình Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng không chấp thuận bất kỳ biện pháp thi hành nào được đề xuất bởi Hội đồng Bảo an LHQ Tuy nhiên, không có thêm động thái nào từ Hội đồng Bảo an LHQ do 1 trong 5 thành viên thường trực là Hoa Kỳ Và với quyền phủ quyết của mình thì Hoa Kỳ đã ngăn cản Hội đồng Bảo an LHQ đưa ra thêm các hành động để thi hành phán quyết nói trên. Cuối cùng là quy định về việc lưu trữ phán quyết Điều 95-3 Quy tắc tòa án quy định về việc lưu trữ Theo đó, một bản sao của bản án được ký hợp lệ và niêm phong, đặt trong kho lưu trữ của tòa án và một bản khác sẽ được truyền đến mỗi bên Bản sao sẽ được gửi bởi Thư ký toà tới: (a) Tổng thư ký Liên Hợp Quốc; (b) các thành viên củaLiên Hợp Quốc; (c) Các quốc gia khác tham gia tố tụng.

3.2 Giá trị các phán quyết của Tòa án quốc tế

Vụ việc các hoạt động vũ trang trên lãnh thổ Congo (Cộng hòa dân chủ Congo và Uganda):

Ngày 16/05/1997, phiến quân của Laurent-Désiré Kabila được sự ủng hộ của các nước như Uganda, Rwanda, Burundi đã lật đổ được chính quyền của Joseph Mobutu Đến ngày 17/05/1997, Laurent-Désiré Kabila tự xưng tổng thống.

Ngày 20/05/1997, Laurent-Désiré Kabila đưa quân tiến vào Kinshasa và bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống của mình.

Năm 1998, cựu đồng minh của Kabila ở Uganda và Rwanda đã quay lưng lại với ông và ủng hộ một cuộc nổi loạn mới của Rally cho Dân chủ Congo (RCD), Chiến tranh Congo lần thứ hai Kabila tìm thấy đồng minh mới ở Angola, Namibia, Zimbabwe, và chế ngự ở phía nam và phía tây của đất nước và đến năm 1999, các cuộc đàm phán hòa bình đã dẫn đến sự rút lui của hầu hết các lực lượng nước ngoài. Ngày 23/06/1999, Công hòa dân chủ Congo đã đệ trình đơn khởi kiện lên Cơ quan đăng ký của Tòa án quốc tế về việc Uganda đã có những hành động xâm lược vũ trang trên lãnh thổ Cộng hòa dân chủ Congo và vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên Hợp Quốc và Hiến chương của Tổ chức thống nhất Châu Phi Để tìm ra thẩm quyền của Tòa án, đơn đã dựa vào các tuyên bố được lập bởi hai Bên chấp nhận thẩm quyền bắt buộc của Tòa án theo Điều 36, khoản 2 của Quy chế Tòa án Quốc tế.

○ Về vấn đề tranh chấp và các bên tham gia

Vấn đề tranh chấp: Đối với các hoạt động vũ trang của Uganda gây ra thiệt hại trên lãnh thổ Cộng hòa dân chủ Congo, việc bồi thường thiệt hại được 2 quốc gia yêu cầu như sau:

- Đối với Chính phủ Cộng hòa dân chủ Congo:

Cộng hòa dân chủ Congo yêu cầu Uganda bồi thường thiệt hại được gây ra bởi những hành vi bạo lực được quy định trong Luật quốc tế công bố bởi Tòa án công lý quốc tế trong phán quyết ngày 19/12/2005

Bồi thường không ít hơn US$4,350,421,800 cho những thương vong.

Bồi thường không ít hơn US$239,971,970 cho những khoản thiệt hại về tài sản.Bồi thường không ít hơn US$1,043,563,809 cho những khoản thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên.

Bồi thường không ít hơn US$5,714,000,775 cho những thiệt hại về nền kinh tế vĩ mô.

Mức lãi suất đền bù sẽ đến hạn trước với những chủ thể khác được yêu cầu đền bù cho những khoản do Tòa án yêu cầu, dựa trên đánh giá tổng thể, tính đến thời gian đã trôi qua, mức lãi suất là 4%, được tính từ thời điểm bản cáo buộc được hoàn thành. Uganda được yêu cầu trả lại tiền cho Đảng Dân chủ, số tiền được yêu cầu là 25 triệu USD nhằm thành lập quỹ để thúc đẩy sự hòa giải giữa Hema và Lendu ở Ituri, và tổng cộng 100 triệu USD cho những thiệt hại phi vật chất mà Nhà nước Cộng hòa dân chủ Congo phải gánh chịu cho những hành vi bạo lực được quy định trong Luật quốc tế công bố bởi Tòa án công lý quốc tế vào 19/12/2005.

Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng Tòa án công lý Quốc tế, giải pháp cho Việt Nam sử dụng hiệu quả bằng ICJ

Các hạn chế và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật quốc tế bằng giải quyết

1.1 Ảnh hưởng của chính trị đối với hoạt động của Tòa án công lý quốc tế Mặc dù đã có những cơ chế cụ thể để đảm bảo tính khách quan, minh bạch và công bằng trong giải quyết tranh chấp, tuy nhiên, thực tế hoạt động của Tòa án công lý quốc tế vẫn ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của chính trị tại nhiều quốc gia khác nhau. Hiện nay, với sự phát triển kinh tế, sức mạnh vũ trang và cường hoá quyền lực của một

4 Person (2022) Uganda says paid first instalment in Congo War reparations, Reuters Available at: https://www.reuters.com/world/africa/uganda-says-paid-first-instalment-congo-war-reparations-2022-09-12/(Accessed: 10 June 2023). số quốc gia nhất định như Trung Quốc, Mỹ, Liên Bang Nga,… thì hoạt động giải quyết tranh chấp quốc tế bằng Toà án công lý quốc tế cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của phe phái chính trị cũng như quan điểm lập pháp của các quốc gia kể trên Một mặt khác, theo quy định của pháp luật quốc tế hiện hành thì thẩm phán ICJ có nhiệm kỳ 9 năm và cứ 3 năm lại được bầu lại một lần, được phép tái cử (không hạn chế việc tái đắc cử miễn là đảm bảo quy tắc không có hai thẩm phán cùng quốc tịch), bên cạnh đó, số lượng thẩm phán đến từ các quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an của ICJ không bị giới hạn cũng dẫn đến việc các quốc gia này lợi dụng tính ảnh hưởng về chính trị của mình để gây ảnh hưởng đến việc bầu thẩm phán cho ICJ, khiến cho hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Tòa án Công lý quốc tế bị ảnh hưởng về mặt chính trị.

Xuất phát từ lý do kể trên, sinh viên đề xuất giải pháp, đó là thực hiện kéo dài thêm nhiệm kỳ thẩm phán ICJ lên 15 năm, cứ 5 năm thì bầu lại 1 lần và không tái cử, thay vì nhiệm kỳ 9 năm, cứ 3 năm bầu lại 1 lần và được tái cử như hiện nay, quy định này một mặt sẽ hạn chế được những tác động của yếu tố chính trị, mặt khác nhiệm kỳ thẩm phán ICJ cần đủ dài để có thể giải quyết vụ việc được tốt hơn, hạn chế quyền tham gia vào các hoạt động luật sư, tư vấn, cố vấn sau khi đã kết thúc nhiệm kỳ thẩm phán từ 5 đến 10 năm.

1.2 Thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế

Pháp luật quốc tế hiện hành đã đặt ra một số giới hạn đối với hoạt động xét xử của Tòa án công lý quốc tế, trong đó có giới hạn về hoạt động của Hội đồng bảo an. Giới hạn này theo quan điểm của người viết là không phù hợp với chức năng và thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế bởi trên thực tế, thiết chế về Hội đồng bảo an cũng tồn tại không ít bất cập (chủ yếu xuất phát từ sự khác biệt về quan điểm cơ bản, xung đột lợi ích cốt lõi và cạnh tranh ảnh hưởng giữa 5 nước ủy viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc), ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều quốc gia khác nhau Bên cạnh đó, Hội đồng bảo an có quyền hỗ trợ Tòa án công lý quốc tế thi hành án, tuy nhiên quá trình thi hành này có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các quốc gia khác trên thế giới Vì vậy, tác giả cho rằng, cần trao cho ICJ quyền đề xuất Đại hội đồng xem xét và khuyến nghị đối với hoạt động của Hội đồng bảo an có liên quan đến vụ việc ICJ đang xét xử.

1.3 Tính độc lập của thẩm phán

Theo quy định pháp luật hiện hành, thẩm phán của Tòa án công lý Quốc tế được bầu ra bởi các thiết chế khác nhau, bao gồm Đại hội đồng và Hội đồng bảo an Đây là một quy định có những hạn chế và bất cập, việc thẩm phán do Hội đồng bảo an bầu ra không đảm bảo được tính độc lập của Thẩm phán, tiềm ẩn rủi ro quyết định của thẩm phán chịu ảnh hưởng từ phía Hội đồng bảo an.

Vì vậy, tác giả kiến nghị quy định các thẩm phán chỉ được bầu duy nhất ở Đại hội đồng, không bầu ở Hội đồng bảo an Điều này sẽ hạn chế tính ảnh hưởng từ phíaHội đồng bảo an đối với thẩm phán trong quá trình xét xử, đảm bảo hoạt động xét xử công bằng, minh bạch.

Kinh nghiệm và giải pháp cho nước ta sử dụng Tòa án công lý Quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế

2.1 Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án công lý quốc tế

Thứ nhất, nhận định của Đảng ta tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về tình hình thế giới hiện nay là “hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn”, xu thế này là đặt ra yêu cầu mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế phải hành xử văn minh, hoà bình và tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các vấn đề quốc tế.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng thiết chế tài phán quốc tế luôn nhận được sự ủng hộ của LHQ, các quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ và dư luận tiến bộ trên thế giới.

Thứ nhất, đến này công dân nước ta chưa từng được bầu làm thẩm phán ICJ Các chuyên gia pháp lý của nước ta chưa từng tham gia giải quyết tranh chấp tại ICJ với vai trò luật sư, người biện hộ hay cố vấn pháp lý, chuyên gia Điều này gây nên bất lợi cho Việt Nam bởi vì thiếu những cán bộ có kinh nghiệm và tường tận về ICJ để có thể tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án công lý quốc tế trên thực tế.

Thứ hai, hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông trong nửa thế kỷ qua cho thấy chính sách mở rộng khu vực kiểm soát trên Biển Đông của Trung Quốc dựa trên thế nước lớn, sử dụng nhiều chiến thuật để đạt được yêu sách của mình Sự lạm dụng quyền lực của Trung Quốc đã ít nhiều gây bất lợi cho Việt Nam nếu như nước ta muốn giải quyết tranh chấp về Biển Đông tại ICJ.

2.2 Kinh nghiệm và giải pháp cho nước ta sử dụng Tòa án công lý quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế

Việc nghiên cứu giải quyết tranh chấp bằng ICJ đặt trong điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay chủ yếu tranh chấp về biển, đảo, ngoài ra có một số vấn đề an ninh phi truyền thống như vấn đề ô nhiễm môi trường, quản lý sông quốc tế, thương mại quốc tế, nhân đạo quốc tế, nhân quyền Điều 36 Quy chế cho phép ICJ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia rất rộng và gần như không có giới hạn

“tất cả các vụ việc mà các bên viện dẫn đến Toà” Việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về ICJ là rất cần thiết, nhất là nghiên cứu theo định hướng áp dụng đối với các tranh chấp của Việt Nam hiện nay Những khó khăn, thách thức Việt Nam sẽ đối mặt khi giải quyết tranh chấp tại ICJ như đến nay Việt Nam chưa có kinh nghiệm tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế tại Tòa án công lý quốc tế, trong khi một số quốc gia trong khu vực có tranh chấp với Việt Nam đã từng tham gia, như Trung Quốc, Thái Lan, Nguồn nhân lực cũng là một vấn đề cần lưu ý khi chưa có công dân Việt Nam được bầu làm thẩm phán tại các thiết chế tài phán quan trọng như ICJ, ITLOS, Toà trọng tài tại Phụ lục VII UNCLOS 1982 Một thách thức rất lớn đối với Việt Nam là đang tồn tại một số tranh chấp trên biển với Trung Quốc với tham vọng bành trướng từ lâu đời, sử dụng nhiều chiến thuật vừa tinh vi vừa cưỡng bức, áp đặt Bên cạnh đó Việt Nam cũng có thuận lợi nhất định khi tham gia giải quyết tranh chấp tại ICJ phù hợp với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, các công trình khoa học pháp lý và khoa học khác phục vụ công cuộc giải quyết tranh chấp hiện không ngừng được bổ hoàn thiện qua các năm.

2.2.1 Sử dụng thẩm quyền giải quyết tranh chấp a Giải quyết yêu sách tranh chấp về chủ quyền tại 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Giải pháp cho nước ta cần tiếp tục kiên trì đàm phán với các quốc gia liên quan(bao gồm cả Trung Quốc) đưa yêu sách tranh chấp tại 02 quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa ra ICJ phân xử.

Một giải pháp khác, nước ta cũng có thể áp dụng tương tự cơ chế “thách kiện” được quy định tại Khoản 1 Điều 36 Quy chế Tòa án quốc tế, theo đó nước ta đưa vấn đề ra chương trình nghị sự của Đại hội đồng đề nghị Hội đồng bảo an ra nghị quyết khuyến nghị các bên đưa tranh chấp ra ICJ phân xử theo quy định Điều 36 Hiến chương LHQ. b Đối với khu vực biển nước ta đang đàm phán phân định

Trường hợp các tranh chấp trên đưa ra ICJ phân xử, các bên phải ký kết một ĐƯQT đưa tranh chấp giải quyết thông qua một trong hai phương thức sau:

Phương thức 1: Các bên tiến hành ký kết với nhau ĐƯQT quy định quy trình giải quyết tranh chấp có thời hạn với các bước cụ thể gồm:

Bước 1, thành lập nhóm chuyên gia với đại diện của các bên để khảo sát thực địa và thảo luận cách thức giải quyết.

Bước 2, trên cơ sở kết quả làm việc của nhóm chuyên gia, tiến hành đàm phán thống nhất kết quả giải quyết, trường hợp thông qua đàm phán thống nhất được kết quả thì kết thúc giải quyết tranh chấp.

Trường hợp không thống nhất được kết quả chuyển qua bước 3, một trong các bên (bằng Đơn khởi kiện) hoặc các bên cùng nhau (bằng Hiệp định đặc biệt) đệ trình tranh chấp ra ICJ giải quyết.

Phương thức 2: Các bên bỏ qua các Bước 1 và 2 tại Phương thức 1, tiến hành ký kết với nhau ĐƯQT (hiệp định đặc biệt ) đệ trình tranh chấp ra ICJ giải quyết. 2.2.2 Sử dụng thẩm quyền kết luận tư vấn Đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa quan điểm nhất quán của nước ta khẳng định rằng, nước ta có đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở lịch sử chứng minh có chủ quyền đối với 02 quần đảo này Tuy nhiên, với các sự kiện Hải chiến tháng 01/1974 Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa đang do Việt Nam Cộng hòa quản lý, sau sự kiện 30/4/1975 nước ta có quyền kế thừa chủ quyền đối với quần đảo này (tư cách thành viên LHQ là một ví dụ); Hải chiến tháng 3/1988, Trung Quốc đã cho tàu hải quân đánh chiếm một số thực thể tại quần đảo Trường Sa của nước ta Để vạch rõ hành vi dùng vũ lực chiếm đóng lãnh thổ của quốc gia khác đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế của Trung Quốc tại 02 quần đảo này, đồng thời ngăn chặn Trung Quốc không tiếp tục cải tạo 02 quần đảo này làm thay đổi hiện trạng tự nhiên, nước ta cần gửi công hàm đến Đại hội đồng đưa ra chương trình nghị sự, đề nghị ICJ đưa ra kết luận tư vấn. Đối với các tranh chấp liên quan đến thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông, bên cạnh tiếp tục đưa ra tuyên bố phản đối ngoại giao, nước ta cần nhanh chóng thu thập các chứng cứ, tài liệu liên quan, gửi công hàm đến Đại hội đồng đề nghị đưa vào chương trình nghị sự tại phiên họp gần nhất để thảo luận, quyết định cần đưa ra kết luận tư vấn của ICJ.

Ngày đăng: 08/08/2024, 15:53

w