Cam sanh Là giống cam được các nhà vườn ưa chuộng, cây có phẩm chất trái thơm ngon, trồng được ở nhiều loại đất, màu sắc trái xanh vàng, bề mặt vỏ sân, trái hình cầu, hơi dẹp hai đầu, t
Trang 1ông
Trang 2PHAN A
KY THUAT TRONG CAM ~ ^
Trang 3BÀI 1 GIỚI THIEU CAC GIONG CAM
thể đạt tới 1.000 - 1.200 trái/cây/năm Trọng lượng
trái trung bình 217 - 259g Khi chín vỏ trái màu vàng,
thịt trái vàng đậm, ngọt, ít chua, nhiều hạt, 20 - 23
hạt/trái
2 Cam mật
Cây 5 tuổi cao trung bình 5 m, tán hình cầu, cây phân cành nhiều, ít gai Lá có màu xanh đậm, eo lá nhỏ, tán cây thoáng Cây ra 2 - 3 vụ trái/năm Số trái
đạt từ 1.000 - 1.200 trái, trọng lượng trung bình 240 -
250 g Vo trai day 3 - 4 mm, trái mọng nước, khi chín
có màu vàng, thơm, ngọt, ít chua, nhiều hạt Cam mật
là một giống có năng suất cao
Trang 43 Cam sanh
Là giống cam được các nhà vườn ưa chuộng, cây có
phẩm chất trái thơm ngon, trồng được ở nhiều loại đất,
màu sắc trái xanh vàng, bề mặt vỏ sân, trái hình cầu,
hơi dẹp hai đầu, thịt trái màu cam, mềm, nhiều nước
Lá hình trứng màu xanh đậm, trọng lượng trung bình
250g, ít hạt
Trang 5BAI 2
KY THUAT TRONG CAM
I LAM DAT, BON LOT, MAT DO TRONG
1 Lam dat
Đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kỹ, chia lô,
rạch hàng, đào hố (hoặc làm mô trồng) và bón phân
lót trước khi trồng khoảng 30 ngày Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, người ta thường làm mô để trồng cam Để đắp thành mô, tốt nhất dùng đất ao, nương, đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông, phơi khô
Mô có kích thước rộng 60-80cm, cao 20-30cm Hoặc
có thể trồng bằng hố với kích thước hố đào 40cm x
40cm x 40cm hoặc 60cm x 60cm x 60cm Ở vùng đồi
núi cao cần đào hố sâu hơn, rộng hơn: 70cm x 70cm x
70cm
2 Bon lót
- Phân chuồng hoai: 20kg/hố
- Phan hữu cơ sinh học HVP 401B: 1kg/hố
- Phân hữu cơ vi lượng HVP ORGANIC: 200g/hố
Trang 6- Phân Super Lân: 200g/hố
- Phan Kali: 100g/hé
Tất cả các loại phân trên trộn chung với đất mặt
rồi lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày
1 Loại phân, liều lượng
Tùy vào tuổi của cây, điều kiện tự nhiên, khí hậu
mà tiến hành bón phân cho vườn cam có khác nhau
Ở các tỉnh đông bằng sông Cửu Long các nhà trồng
cây ăn quả thường bón như sau:
* Cây 1-3 tuổi, bón như sau:
- Phân chuồng hoai: 10kg/cây
- Phân hữu cơ sinh học HVP 401B: 0,5kg/cây
- Phân hữu cơ vi lượng HVP ORGANIC: 100g/cây
- Urê: 70-300g/cây
Trang 7- DAP: 100-300g/cây
- Clorua kali (KCl): 100g/cay
* Cây 4-6 tuổi, bón như sau:
- Phân chuồng hoai: 15kg/cây
- Phân hữu cơ sinh học HVP 401B: 0,5kg/cay
- Phân hữu cơ vi lượng HVP ORGANIC: 100g/cây -Urê: 350-450g/cây
- DAP: 450-550g/cây
- Clorua kali (KCl): 250g/cay
* Cay 7-9 tuổi, bón như sau:
- Phân chuồng hoai: 20kg/cây
- Phân hữu cơ sinh học HVP 401B: 1kg/cây
- Phân hữu cơ vi lượng HVP ORGANIC: 150g/cây
- Urê: 600-750g/cây
- DAP: 650-850g/cây
- Clorua kali (KCl): 350g/cay
* Cây 10 tuổi, bón như sau:
- Phân chuồng hoai: 20kg/cây
- Phân hữu cơ sinh học HVP 401B: 1,5kg/cây
Trang 8- Phân hữu cơ vi lượng HVP ORGANIC: 200g/cây
- Urê: 800-1700g/cây
- DẠP: 900-1100g/cây
- Clorua kali (KCl): 450g/cay
2 Cách bón
a) Đối với cây 1-2 năm tuổi: pha phân hóa học vào
nước tưới cho cây
b) Đối với cây đã cho quả: chia làm 4 lần để bón
như sau:
* Lần 1: Trước khi ra hoa, bón 1⁄3 lượng phân
đạm
Phun phân bón lá HVP 10015 (200-200-150) 1 tháng trước khi ra hoa, phun định kỳ 7 ngày 1 lần
* Lần 2: sau khi đậu quả 6-8 tuần, bón 1⁄3 đạm và
1/2 kali
Phun phân bón lá HVP 10015(60-200-200) DƯỠNG TRAI CAY CÓ MÚI, cần phun vào giai đoạn 1-2 tuân
sau khi đậu quả trở đi, phun định kỳ 7 ngày 1 lần
* Lần 3: trước khi thu hoạch 1-2 tháng, bón 1⁄2
kali còn lại
Phun phân bón lá HVP 1001S (60-200-200) DƯỠNG TRÁI CÂY CÓ MÚI, phun định kỳ 7 ngày 1
Trang 9lần Trước khi thu hoạch 20 ngày, nên phun phân bón l4 HVP 1001S (0-25-25)
* Lần 4: sau khi thu hoạch xong, bón toàn bộ phân
chuồng + phân hữu cơ sinh học HVP 401B + phân hữu
cơ vI lượng HVP ORGANIC + phân lan (hodc DAP) va
1⁄3 phân đạm Đây là lần bón phân quan trọng nhằm phục hồi sức cho cây để cho sản lượng cao trong vụ kế tiếp Kết hợp tỉa cành tạo tán và phun phân bón lá HVP 10018 (160-160-80) để kích thích ra chồi mới, lá
mới
Ill XU LY RA HOA VA CHAM SOC
- Xử lý ra hoa: Ngưng tưới và rút nước mương
(nếu có) khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa "xào lá" (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi
lại hoàn toàn) Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liên,
ngày tưới hai lần Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày 1 lần
Bau khi tưới nước lại bộ lá tươi trở lại, phun thuốc
kích thích ra hoa HVP-AUXIN ORGANIC, phun sương
đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngay/lan)
thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai
ngày/lần
- Phun thuốc tăng đậu quả:
Trang 10Hoa cây cam thường rất nhiều, nhưng tỉ lệ đậu quả thường thấp, chỉ vào khoảng 2-8%, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, chăm bón và đặc điểm giống, loài Do
đó thời kì nụ, hoa, quả non người ta thường tỉa bớt các hoa dị hình, nhưng hoa quả non ra muộn và ở các vị
trí không thích hợp cho việc hình thành và phát triển quả Công việc này có thể được thực hiện bằng cách
phun các chất điều hòa sinh trưởng như HVP-TĐT
TĂNG ĐẬU QUÁ TRONG giai đoạn chuẩn bị trổ hoa
và giai đoạn sau khi đã đậu trái non
- Bón bổ sung phân vi lượng:
Ở thời kì quả khoảng 1-9 tuần lễ cần tiến hành sử
dụng các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp với bón
phân bổ sung và các nguyên tố vi lượng để tăng tỷ lệ đậu quả và thúc đẩy nhanh quá trình lớn của quả,
giảm lượng hạt và làm đẹp mã quả Biện pháp này đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng dạng chelat có trong
phân bón lá HVP 10015(60-200-200) DƯỠNG TRÁI CÂY CÓ MÚI
- Phòng ngừa hiện tượng nứt trái cam:
Nứt trái thường do nguyên nhân thiếu Canxi, do đó cần bổ sung Canxi bằng cách phun qua lá sản phẩm
HVP-GIÀU CANXI, GIÀU BO vào giai đoạn sau khi
đậu trái, lúc trái đang trong quá trình lớn nhanh
- Tủ gốc giữ ẩm: Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, nông dân thường thực hiện trong những năm
Trang 11đầu khi cây còn nhỏ, giữ cho xung quanh mô trồng
cam thật sạch và phủ ở mô bằng rơm rạ, cỏ khô để
giữ ẩm
- Tỉa cành, tạo tán:
Việc tỉa cành, tạo tán cũng cần được tiến hành thường xuyên hàng năm sau mỗi mùa thu hoạch Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu
và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo tán cây
thông thoáng, loại bỏ một phần sâu bệnh hại
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường ởi chung với bệnh loét gây nên
Phòng trừ bằng cách tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chổi đồng loạt để hạn chế sự lây nhiễm liên tục trong năm và phun thuốc sớm ngay từ
giai đoạn cây ra lộc non Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin
và Dimilin có hiệu quả phòng trị tốt sâu vẽ bùa Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu
khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định
+ Sâu đục thân, cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết Sâu đùn mạt cưa ra ngoài
Trang 12miệng hang Phòng trừ bằng cách cắt bỏ cành bị hại nặng, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (dùng thuốc
cypermap 25EC, Map permethrin 50EC ), c6 thé rải ít
Basudin 10 H, dùng móc sắt bắt sâu
+ Nhện đỏ, nhện trắng: Có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số nhện đạt 3 con thành trùng/lá hoặc trái Sử dụng các loại thuốc đặc trị nhện, các loại thuốc trừ sâu gốc cúc hoặc lân hữu cơ kết hợp với dầu khoáng Để ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc,
khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên các loại
thuốc có gốc hóa học khác nhau Có thể sử dụng các
loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Kelthane, Danitol, Ortus 5SC, Selecron 500EC/ND
(theo liều lượng khuyến cáo) và dầu khoáng DC-Tron
Có thể hạn chế sự phát triển của nhóm côn trùng
họ chích hút bằng các loại thuốc đặc trị cho từng
nhóm côn trùng chích hút ấy Dùng máy phun nước
lên tán cây để rửa trôi các chất thải của côn trùng họ chích hút thải ra
Trang 13Hạn chế sử dụng phân bón qua lá, nếu phun phân
bón qua lá nhiều thì bệnh gây hại ngày càng nặng
hơn Phun thuốc trị khi bệnh nang: Copper B 75 WP,
Derosal 60 WP, Kumulus 80 DF, Champion 77 WP véi
nồng dd 0,2-0,5% ho&c Chlorine 0,04%, phun 7-10 ngay/lan
Trang 14BAI 3
KY THUAT TRONG CAM SANH
I ĐẶC TÍNH GIỐNG
Cam sành được nhân giống từ nguồn sạch bệnh,
trái dạng tròn dẹp, màu vàng sậm, thịt trái nhiều nước, dẻo, hương vị chua ngọt, trọng lượng trung bình
275 gram/trái Chu kỳ khai thác 10 - 15 năm Phù hợp
ăn tươi, chế biến và tiêu thụ nội địa
Chọn cây giống ghép, đảm bảo tiêu chuẩn trồng và đúng giống, qui cách 60-80 cm, cây xanh tốt, không
- Bón phân vào hố: Bón lót 30 - 40 kg phân chuồng
hoai mục + 0,3 - 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột
0,ð - 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H ) 0,1kg) Trộn đều lượng phân trên (không có vôi và thuốc) với lớp
Trang 15đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng) Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2-3 cm Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được Nếu không có phân chuồng có thể
sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 10 - 15 kg/hố
Dùng phân xanh thì phải úủ trước 2-3 tháng với vôi
cho đến khi hoai mục
2 Bón phân cho cam sành
2 Phân chuồng Kg/cây
30% dam; Lan 2: vào tháng 4-5: 40% đạm + 100% kali; Lần 3: tháng 8 - 9: 30% đạm (thời gian bón còn tùy thuộc vào khí hậu từng vùng)
Trang 16- Năm thứ 4 trở đi: phân chuồng + lân, vãi sau khi
thu hoạch quả (qua thang 12 sang thang 1)
Thúc lần 1 (Bón đón lộc xuân): Khoảng từ 15/2- 15/3: 40% dam + 40% kali;
Thúc lần 2: vào tháng 4-5: 30% đạm + 30% kali; Thúc lần 3 (bón thúc cành thu và nuôi quả): vào
thang 6-7: 30% dam + 30% kali
Cách bón: Sau khi thu hoạch: bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm Các loại phân
trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm Bón thúc vào Lần 1, lan 2 va 3: trộn đều các loại
phân hóa học, rải đều trong vòng tán cây, đào sâu 4- ðcm, vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm
3 Tưới nước
Sau trồng tưới ướt đẩm đất, sau trồng hai ngày tưới
1 lần, khi cây xanh tốt trở lại 5 - 7 ngày tưới 1 lần
Thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3 - ð ngày 1 lần Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước kịp thời khi bị
úng Tiến hành tủ gốc cam
4 Các biện pháp chăm sóc khác
- Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng cây xen che phủ đất, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại theo phương châm lấy ngắn nuôi dài (có thể trồng chuối trong 2-3 năm đầu)
Trang 17- Tạo tán: đối với cây ghép được tiến hành như sau: Khi chồi mắt ghép cao khoảng 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 1 Khi cành cấp 1 dài khoảng 30-
40 cm thì bấm ngọn để tạo cành cấp 2, từ các cành này mọc ra cành cấp 3 Nên để 3-4 cành cấp 1; 6-8 cành cấp 2 và 12-16 cành cấp 3 để tạo cho cây có tán hình mâm xôi, thấp cây dễ chăm sóc
- Thời kỳ nụ hoa, quả non: tỉa hoa dị hình, quả ra
muộn Thời kỳ đậu quả 1-2 tuân: phun bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng
5 Chăm sóc cam sau thu hoạch
Cam, quýt sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ
sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau
- Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 2ð - 30 ngày thu
hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng
- Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh
- Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật
tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách
Trang 186 Xử lý ra hoa
Ngưng tưới và rút nước mương (nếu có) khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa "xào lá" (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn) Sau
đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày/lần
Đau khi tưới nước lại bộ lá tươi trở lại, pha 35ml
RA HOA C.A.T + 15g F.Bo/8 lít hoặc kích phát tố hoa
trái Thiên Nông 7g + lðg F.Bo/8 lít, phun sương đều
tán cây và trong thân cây hai lần (ð ngày/lần) thúc ra
hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai
ngày/lần
7 Thu hái và bảo quản
Khi quả có màu đỏ da cam và vàng lá cam 1/3 - 1/4 diện tích vỏ quả thì thu hoạch, thu hoạch vào ngày
nắng ráo, dùng kéo cắt, hạn chế rụng lá gãy cành
Trang 19PHAN B
KY THUAT TRONG QUYT
Trang 20
BAI 1
DAC DIEM VA CONG DUNG CUA CAY,
QUA QUYT
Cây quýt (Citrus reticulata Blanco.) la mét loai cay
an qua thuộc chỉ Cam (Citrus), Họ Cam (Rutaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc, được trồng khắp nơi để lấy quả Ở nước ta, Quýt có mặt hầu khắp từ
Bắc chí Nam với nhiều giống và chủng loại khác
nhau
1 Các giống quýt
- Quýt đường: Tán cây trung bình, trái hơi dẹp hai
đầu, vỏ mỏng dễ bóc, múi rời dễ tách, vỏ trái màu vàng xanh, láng, thịt trái màu cam, mềm: có nhiều
nước, vị ngọt, thơm, trọng lượng trái trung bình 170 g
- Quýt tiểu: Vỏ màu cam đậm, bề mặt vỏ láng, nổi múi khá rõ Trái hình cầu, dẹp hai đầu, vỏ rất dễ bóc, thịt trái màu cam đậm, mềm, vị hơi chua hơn quít
đường, khá nhiều nước, ít hạt Trọng lượng trái trung
Cây gỗ nhỏ có dáng chắc và đều, thân và cành có
gai Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình ngọn giáo, hẹp
có khớp, trên cuống lá có viền mép Hoa nhỏ, màu
Trang 21cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hoi san sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm; hạt
xanh Hoa tháng 3-4, quả tháng 10-12
3 Công dụng của quả quýt
- Ăn tươi, làm đồ hộp, làm mứt, nước giải khát,
làm rượu
- Một số giống quýt ngọt rất thích hợp cho trẻ sơ sinh, người già yếu, người bị bệnh dạ dày, bệnh đường ruột
- Vỏ quýt có tác dụng kiện vị (khoẻ dạ dày), long
đờm, trị ho, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị, phòng
xuất huyết, điều trị huyết áp cao, nhồi máu cơ tim,
chướng bụng, rối loạn tiêu hoá, kém ăn, buồn nôn
- Quả Quýt (chủ yếu là dịch); vị chua ngọt, tính mát; có tác dụng giải khát, mát phổi, khai uất, trừ
đờm, khoan khoái
- V6 quả Quýt và lá Quýt đều có tinh dầu, có tác
dụng chữa ho đờm và giúp tiêu hoá
- Vỏ Quýt xanh vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau và
tăng tiêu hoá
Trang 22- Vỏ Quýt chín vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp
- Lá và hạt Quýt có vị đắng the, mùi thơm, tính
bình; có tác dụng hành khí, tiêu viêm
4 Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ
cơ thể, giải khát, thêm vitamin Vỏ và lá để chế tỉnh đầu
- Trần bì (vỏ Quýt chín) dùng chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, nôn mửa, ỉa lỏng; còn dùng trừ thấp, lợi tiểu, giải độc cá tanh Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc
- Thanh bì dùng chữa đau gan, tức ngực, đau mạng
sườn, sốt rét
- Hạt Quýt dùng chữa sa ruột, hòn dái sưng đau,
viêm tuyến vú, tắc tia sữa
- Ta còn dùng lá chữa tức ngực, ho, đau bụng, sưng
vú, núm vú nứt lở (sao nóng đắp, có khi phơi khô, sắc uống như vỏ Quýt)
5 Một số bài thuốc từ quýt
1 Chữa nôn mửa, ợ hơi, đau bụng, kém tiêu hoặc buồn nôn: Trần bì, Hoắc hương đều 8g, Gừng sống 3 miếng,
sắc uống (nam dược thần hiệu)
Trang 232 Chita ho suyén: Tran bi, Nam tinh, Dinh lịch, vỏ rễ
Dâu, mỗi vị 12g sắc uống (nam dược thần hiệu)
3 Chữa ho mất tiếng: Trần bì 12g sắc với 200ml nước,
còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong
ngày (dược liệu Việt Nam)
4 Chữa ăn không tiêu, đây bụng, ợ hơi, đi lỏng: củ Sả
12g, Trần bì 16g, Sơn tra (sao cháy) 12g, sắc với 500ml nước, còn 200ml Người lớn chia 2 lần uống trong ngày, trẻ em tuỳ tuổi chia 3-4 lần uống (dược liệu Việt Nam)
5 Chữa đau sưng tỉnh hoàn: Hột Quýt 12-20g sắc lên, pha thêm chút rượu vào uống (nam dược thần hiệu)
6 Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Hột Quýt 16g sắc uống
7 Chữa hông sườn đau tức hay vú sưng đau: Thanh bì
tán nhỏ, uống mỗi lần 4g, ngày uống 2-3 lần, hoặc sắc
lá Quýt 20g, dùng uống
8 Sốt rét: Vỏ Quýt đốt thành than tán nhỏ, uống với rượu hâm nóng mỗi lần 4g, uống trong 5-7 ngày (Sổ tay cây thuốc)
Trang 24BAI 2
KY THUAT TRONG QUYT
I KY THUAT NHAN GIONG
1 Chiét canh
Chọn các cành khoẻ của cây ưu tú và chiết vào
tháng 3 - 4 và tháng 8 - 9
2 Ghép
Chọn giống chống chịu làm gốc ghép, cây năng
suất cao chất lượng tốt làm mắt ghép
3 Đất
Đất phù sa ven sông, xốp, nhiều màu, thoát nước tốt hoặc đất bazan, phù sa cổ, phiến trạch có tầng dày trên 1 m; đất thịt nhẹ, đất cát pha, pH = 4 - 8 (tốt nhất 5,5 - 6,5)