1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tìm hiểu tổng quan ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng từ đó xây dựng kế hoạch phát triển bản thân để phù hợp yêu cầu nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Nhóm chúng tôi cam đoan những nội dung bài tiểu luận với đề tài “ Tìm hiểu tổng quan ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển bản thân đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

NHẬP MÔN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Giảng viên hướng dẫn ThS Vũ Nhật Phương

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Yến Nhi

Nguyễn Phạm Thanh Thảo Võ Thị Tuyết Ngân

Nguyễn Ngọc Thuỳ Dương Đồng Vương Thế

Lớp: 23DLG1C

TP HCM, tháng 1 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

NHẬP MÔN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Giảng viên hướng dẫn ThS Vũ Nhật Phương

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Yến Nhi

Nguyễn Phạm Thanh Thảo Võ Thị Tuyết Ngân

Nguyễn Ngọc Thuỳ Dương Đồng Vương Thế

Lớp: 23DLG1C

TP HCM, tháng 1 năm 2024

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

TRUNG TÂM KHẢO THÍ

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC KỲ I…NĂM HỌC …2023… - …2024…

PHIẾU CHẤM THI TIỂU LUẬN/BÁO CÁO

Môn thi: Nhập môn Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng Lớp học phần: 23DLG1C

Ngày thi: 25/01/2024 Phòng thi: L.612

Nhóm sinh viên thực hiện: 1 Hoàng Thị Yến Nhi MSSV: 2311556818

2 .Nguyễn Phạm Thanh Thảo MSSV: 2311556757

Giảng viên chấm thi

(ký, ghi rõ họ tên)

Trang 4

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN

HIỆN

CHỮ KÝ SINH VIÊN

1 Hoàng Thị Yến Nhi 2311556818

Lời cam đoan Lời mở đầu

1.3 3.5

Gom bài, kiểm tra bài

2 Nguyễn Phạm Thanh Thảo 2311556757

Làm sườn bài chi tiết 1.2

2.3 Kết luận Lời cảm ơn

3 Võ Thị Tuyến Ngân 2311557357

3.2 3.3

Trích dẫn tài liệu tham khảo

4 Nguyễn Ngọc Thuỳ Dương 2311556284

2.1 3.4

Danh mục hình ảnh

5 Đồng Vương Thế 2311557261

1.1 3.1 Kết luận

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng tôi cam đoan những nội dung bài tiểu luận với đề tài “ Tìm hiểu tổng quan ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển bản thân để phù hợp yêu cầu nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay” của học phần nhập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng là những kiến thức chúng tôi tiếp thu và đúc kết được trong quá trình học tập, học hỏi và từ sự hướng dẫn của Thầy Vũ Nhật Phương Trong bài luận có những thông tin chúng tôi tham khảo từ các nguồn tài liệu tham khảo khác nhau và được chúng tôi trích rõ ràng nguồn gốc Chúng tôi khẳng định đây là bài luận do nhóm tôi tự thực hiện , không phải mua trên mạng hay sao chép bài tiểu luận của một người khác

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 1

1.1Bối cảnh lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong thời đại 4.0 1

1.1.1 Bối cảnh 1

1.1.2 Khái niệm logistics và quản lí chuỗi cung ứng 2

1.1.3 Đặc điểm ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng 3

1.2Vị trí công việc liên quan đến lĩnh vực logistics và quản lí chuỗi cung ứng 4

1.3Những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có khi làm việc trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng 6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN 8

2.1.Nghề nghiệp mong muốn trong tương lai 8

2.2.Những kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và chịu trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp 9

3.2.3 Vận tải đa phương thức 15

3.2.4 Quản trị Chuỗi cung ứng toàn cầu 15

3.3Những phương pháp học hiệu quả 15

3.3.1 Tự học 15

3.3.2 Phân chia thời gian, xây dựng thời gian biểu 16

3.3.3 Tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá, các phong trào, 16

3.3.4 Học nhóm, làm việc nhóm 16

3.3.5 Lắng nghe và ghi chép bài học 16

3.4Chủ đề sách nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ 16

3.4.1 Sách kiến thức chuyên ngành 17

3.4.2 Sách phát triển bản thân 17

3.5Mục tiêu và kế hoạch học tập 18

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics 1

Hình 1.2: Bảng xếp hạng của Agility 2

Hình 1.3: Mô hình khái quát hoạt động logistics 2

Hình 1.4: Mô hình chuỗi cung ứng 3

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói, hiện nay toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang là một xu thế tất yếu trên thế giới, nó phát triển rất mạnh mẽ và chi phối đời sống kinh tế của hầu hết các quốc gia Chính vì vậy, để có thể đứng vững trên thị trường thế giới thì đòi hỏi nền kinh tế của từng quốc gia sẽ không ngừng phát triển và thay đổi để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác Bà Caroline Freud( Giám đốc phụ trách Kinh tế vĩ mô, các tập quán Thương mại và Đầu tư toàn cầu của World Bank Group) đã nhận định rằng: “Logistics là xương sống của thương mại toàn cầu” và “khi các chuỗi cung ứng ngày càng được phân tán rộng rãi trên khắp thế giới, thì chất lượng dịch vụ logistics ở một quốc gia có thể quyết định liệu nước đó có thể tham gia vào nền kinh tế toàn cầu hay không” Quả thực vậy, khi thị trường thế giới ngày càng phát triển, vị thế của logistics ngày càng cao Nói cách khác, để thúc đẩy kinh tế phát triển ở các quốc gia khác nói chung, ở Việt Nam nói riêng thì hoạt động logistics và quản lí chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng Những năm gần đây, “logistics và quản lí chuỗi cung ứng” luôn là đề tài nóng hổi được rất nhiều người quan tâm và đây còn là một trong những ngành có tốc độ phát triển khá nhanh ở Việt Nam Đặc biệt, ngành “logistics và quản lí chuỗi cung ứng” đang trở nên quen thuộc và thu hút đông đảo bạn trẻ quan tâm và lựa chọn theo đuổi Vậy “logistics và quản lí chuỗi cung ứng” là ngành như thể nào , làm những công việc gì, có phù hợp với mình hay không mà được nhiều bạn trẻ lựa chọn như vậy? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều học sinh khi quan tâm đến ngành “logistics và quản lí chuỗi cung ứng” Bài luận sau đây sẽ cho chúng tôi thấy được tổng quan về ngành “logistics và quản lí chuỗi cung ứng”, những kiến thức, kĩ năng và phẩm chất cần thiết từ đó xây dựng kế hoạch học tập hợp lí để thực hiện những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn mà bản thân chúng tôi muốn đạt được

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

1.1 Bối cảnh lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong thời đại 4.0 1.1.1 Bối cảnh

Thời đại 4.0 là thời đại của cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin Đây là thời đại làm thay đổi mạnh mẽ và toàn diện bộ mặt của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có “logistics và quản lí chuỗi cung ứng” Nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin mà “logistics và quản lí chuỗi cung ứng” đã phát triển lên một tầm cao mới, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.Không chỉ vậy ở thời đại 4.0, với sự kết hợp giữa công nghệ thông tin với “logistics và quản lí chuỗi cung ứng” mà các hoạt động của logistics và quản lí chuỗi cung ứng như quá trình sản xuất, lưu kho hàng hoá, tiêu thụ, với các hoạt động vận tải có hiểu quả hơn và người vận tải nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng Ở Việt Nam ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng đã bắt đầu được nhìn nhận như một công cụ “sắc bén” đem lại thành công cho doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế

“Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới công bố năm 2023 ghi nhận, Việt Nam đứng vị trí thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI- Logistics Performance Index), thuộc nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN, sau Singapore,

Malaysia, Thái Lan và cùng vị trí với Philippines.” (Yến, 2023)

“Còn theo bảng xếp hạng của Agility 2013, thị trường logistics Việt Nam xếp

hạng 10 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu.” (Yến, 2023)

Hình 1.1: Bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics

Trang 11

Ở Việt Nam hiện nay đã có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và quản lí chuỗi cung ứng , trong đó có hơn 5.000 doanh nghiệp hoạt động thế giới quốc tế Điều đó cho thấy, Việt Nam trong lĩnh vực logistics và quản lí chuỗi cung ứng đang ngày càng phát triển mạnh trong thời đại 4.0 hiện nay cũng như trong tương lai

 Logistics là gì?

Là quá trình lập kế hoạch thực hiện việc vận chuyển và lưu trữ hàng hoá một

cách hiệu quả từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ với mục tiêu đáp ứng các yêu

cầu của khách hàng một cách kịp thời, hiệu quả về chi phí (Tín, 2023)

 Quản lí chuỗi cung ứng là gì?

Là một sự kết hợp các quy trình, các phòng ban chức năng, các hoạt động, các mối tương quan và các bước vận hành mà theo đó sản phẩm, dịch vụ, thông tin và các giao dịch tài chính chuyển đến và đi giữa các bên liên quan từ nhà sản

xuất ban đầu đến người dùng cuối cùng (Tín, 2023)

Hình 1.2: Bảng xếp hạng của Agility

Hình 1.3: Mô hình khái quát hoạt động logistics

Trang 12

 Logistics và quản lí chuỗi cung ứng?

Là những thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng thực sự đề cập đến 2 khía cạnh của quy trình

Logistics đề cập những gì xảy ra trong một công ty, bao gồm cả việc mua và giao nguyên liệu, đóng gói, vận chuyển hoặc vận chuyển hàng hoá đến các nhà phân phối, chẳng hạn Trong khi quản lí chuỗi cung ứng đề cập đến một mạng lưới lớn hơn các tổ chức bên ngoài làm việc cùng nhau để cung cấp dịch vụ vận

chuyển, trung tâm cuộc gọi, nhà cung cấp kho hàng và những người khác (Pace, 2023)

1.1.3 Đặc điểm ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng

Logistics và quản lí chuỗi cung ứng là một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội Hiệu quả của hoạt động logistics và quản lí chuỗi cung ứng tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế của các quốc gia Ở góc độ tổng thể ta thấy logistics và quản lí chuỗi cung ứng là mối liên kết xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá Mỗi hoạt động trong chuỗi các hoạt động của logistics và quản lí chuỗi cung ứng đều có vị trí, vai trò riêng và chiếm một khoảng chi phí nhất định Hiện nay, Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng nhờ có vị trí nằm ở trung tâm Đông Nam Á, dễ dàng giao thương với các thị trường lớn Mặc dù có rất nhiều cơ hội phát triển nhưng bên cạnh đó nước Việt Nam cũng gặp rất nhiều thách thức trong sự phát triển ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng

 Ưu điểm

Hình 1.4: Mô hình chuỗi cung ứng

Trang 13

- Mở rộng ngoại giao với các nước trong khu vực, trên thế giới

- Logistics và quàn lí chuỗi cung ứng góp phần phát triển kinh tế- xã hội, nâng

cao chất lượng đời sống của con người

- Tối ưu hoá trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hoàng hoá, dịch vụ,…giúp giải quyết đầu ra, đầu vào của các doanh nghiệp một cách hiệu

quả, giải quyết tối đa các nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thấp nhất

- Khoa học công nghệ được áp dụng vào nhiều dịch vụ của logistics và quản lí

chuỗi cung ứng

- Góp phần nâng cao khả năng quản lí hiệu quả của các doanh nghiệp rồi đưa

các quyết định đúng đắn trong các hoạt động kinh doanh

- Giúp các nhà quản lí, doanh nghiệp chủ động lên các kế hoạch sản xuất, quản lí các hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời hạn, đúng địa điểm với tổng

chi phí thấp nhất

- Góp phần liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, cùng nhau hợp tác, cùng

nhau phát triển bền vững và lâu dài

- Giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hoá chứng từ  Nhược điểm

- Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế nên hoạt động logistics bị suy thoái sẽ kéo theo sự tăng trưởng

kinh tế của quốc gia đi xuống

- Làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp ,các quốc gia trên thị trường

quốc tế

- Cần có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, cảng biển tốt,… mới thu hút được

các đầu tư từ các công ty, các tập đoàn lớn trong khu vực và trên thế giới - Thiếu thốn nguồn nhân lực, phương tiện vận chuyển thô sơ,…

- Các chất lượng dịch vụ chưa được đảm bảo, còn nhiều hạn chế

- Tối ưu hoá trong sản xuất nhưng làm tăng chi phí trong lưu thông hàng hoá

do tăng tồn kho

1.2 Vị trí công việc liên quan đến lĩnh vực logistics và quản lí chuỗi cung ứng

Trong những năm gần đây ngành Logistic và quản lí chuỗi cung ứng chiếm xu thế lớn trong lĩnh vực kinh tế Chúng ta muốn phát triển đất nước thì trước

Trang 14

nhất chúng ta cần tập trung vào phát triển kinh tế- xã hội “Logistic và Quản lí

chuỗi cung ứng” chiếm vị trí then chốt thúc đẩy nền kinh tế đất nước đi lên

Chuyên ngành “ Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng” bao gồm 9 vị trí công việc phổ biến như:

 Nhân viên vận hành kho ( Warehouse Staff) : chủ yếu các nhân viên sẽ

làm công việc quản lí, thống kê số lượng hàng hóa nhập – xuất kho, biết rõ nguồn gốc hàng hóa được nhập – xuất đến địa điểm giao hàng – nhận hàng, tham gia vào hoạt động bảo quản và lưu trữ hàng hóa lưu kho đảm bảo cho hàng hóa không bị hư hỏng, được sắp xếp một cách hợp lí để thuận tiện cho việc thống kê và xuất – nhập hàng

 Nhân viên kinh doanh ( Logistics Staff) : chủ yếu nhân viên sẽ thực hiện

nhiệm vụ tìm kiếm những khách hàng tiềm năng và tìm cách giữ chân khách hàng của mình, giải đáp cho khác hàng những thắc mắc cũng như là những khiếu nại hay phản hồi từ khách hàng để khắc phục;lên kế hoạch để khách hàng tiếp cận tin tưởng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của công ty; Làm báo cáo kết quả của công việc cho cấp trên để họ có thể nắm được tình hình công việc và cải tiến, khắc phục những thiếu sót để công việc đạt được hiệu suất cao hơn

 Nhân viên cảng/ điều phối container: Nhân viên sẽ chịu trách nhiệm về

việc đảm bảo công cụ nâng đỡ, vận chuyển hàng hóa được diễn ra một cách an toàn; lập biên bản khi hàng hóa gặp sự cố khác xảy ra hoặc tai nạn; sắp xếp các thùng hàng container sao cho hợp lí để thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hóa; trực tiếp điều động và chỉ huy nhân lực bốc xếp hàng hóa lên xuống

 Nhân viên chứng từ: là người chịu trách nhiệm soạn thảo và xem xét các

giấy tờ chứng từ hàng hóa ( hóa đơn, hợp đồng, giấy giao hàng,…), chuẩn bị các giấy tờ chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn được chất lượng sản phẩm, phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan để làm thủ tục thông quan hàng hóa

 Nhân viên thu mua (Purchasing staff) : sẽ xác định các mặt hàng hóa

cần mua sau đó sẽ lập nên kế hoạch đưa sản phẩm về kho, để làm được thì

Trang 15

cần nắm được nhu cầu của khách hàng theo dõi đơn hàng để xử lí kịp thời khi có sự cố bất ngờ xảy ra Tuân theo các yêu cầu của hợp đồng đề ra khi mua sản phẩm

 Nhân viên thu nhận ( Forwarder) : sẽ trực tiếp quản lí các hoạt động

vận chuyển hàng hóa, xử lí các thông tin giao nhận hàng hóa Nhận lệnh phí giao hàng do các hãng tàu ủy thác, đem đến cho khách hàng những phương án giao hàng nhanh và tiết kiệm chi phí giao hàng Họ sẽ là người trực tiếp liên hệ với đơn vị vận chuyển để sắp xếp thời gian giao nhận hàng thực hiện điều phối quá trình vận chuyển

 Nhân viên hải quan ( Custom Cleck): họ sẽ là người chịu trách nhiệm

đảm bảo đúng với danh mục hàng hóa được nhập khẩu, ngoài ra các nhân viên cần phải thực hiện công việc kiểm tra giấy tờ chứng từ đảm bảo hợp lệ, sắp xếp phân luồng hàng hóa Họ giúp đỡ , hướng dẫn trực tiếp cho khách hàng khai báo hải quan và làm thủ tục thông quan hàng hóa

 Nhân viên thanh toán quốc tế: chịu trách nhiệm hỗ trợ khách hàng dịch

vụ thanh toán, thực hiện giải quyết các khiếu nại, khó khăn của khách hàng (trong phạm vi giao dịch); giúp đỡ khách hàng hoàn thiện hồ sơ thanh toán; lưu trữ các hồ sơ thanh toán của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng

 Nhân viên chăm sóc khách hàng: đảm nhiệm công việc giải đáp các thắc

mắc của khách hàng, giải quyết các yêu cầu của khách hàng, thông báo tình trạng đơn hàng và theo dõi các đơn hàng lớn do khách hàng bàn giao Nhân viên cần tạo dựng sự tin tưởng với khách hàng nhằm duy trì được mối quan hệ trong công việc

1.3 Những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có khi làm việc trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng đang được rất nhều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi nên sức tranh cạnh vô cùng cao Để có thể cạnh tranh được với mọi người thì bản thân mỗi chúng ta cần được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến sâu rộng liên quan đến ngành Bên cạnh đó, thái độ và các kỹ năng cần thiết cũng góp phần quan trọng không kém khi làm việc trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng nói riêng

Trang 16

 Kiến thức:

Hiện nay, có rất nhiều trường đại học lớn, trung tâm đào tạo ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng ở Việt Nam và cả nước ngoài Vậy nên, sinh viên theo ngành này sẽ được trường, trung tâm đào tạo trang bị cũng như truyền tải kiến thức cơ bản đến chuyên môn trong quá trình học Nên học một vài ngôn ngữ khác như : tiếng anh, tiếng trung, sẽ là lợi thế lớn khi làm việc trong lĩnh vực logistics và quản lí chuỗi cung ứng

Đặc biệt dưới đây là các kiến thức cần có khi làm việc trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng:

- Incoterms

- Bộ chứng từ xuất - nhập khẩu - Bảo hiểm hàng hoá

- Khai báo hải quan qua VN accs - Thủ tục giao nhận hàng hoá

- Harmonized sysem codes, tính thuế, làm kiểm tra chuyên ngành,…

 Kĩ năng:

Để đạt được thành công trong lĩnh vực logistics và quản lí chuỗi cung ứng hay các lĩnh vực khác, ngoài có đầy đủ kiến thức chuyên môn thì thì chúng ta không thể thiếu các kĩ năng mềm, kĩ năng cứng Các kỹ năng chính là chìa khoá then chốt giúp chúng ta vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế nhằm đạt được hiệu quả trong công việc Ở Việt Nam, logistics và quản lí chuỗi cung ứng đang phát triển, được các bạn trẻ quan tâm và do tính chất công việc trong ngành đa dạng nên đòi hỏi rất nhiều kĩ năng, sau đây là một số kĩ năng cần thiết nhất: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định đi kèm với kĩ năng giải quyết vấn đề hiệu quả, kỹ năng quản lí và sắp xếp thời gian một cách hợp lý, kĩ năng tin học,…Không chỉ vậy, môi trường trong lĩnh vực logistics và quản lí chuỗi cung ứng vô cùng đa dạng, phức tạp với nhịp độ nhanh đòi hỏi chúng ta cần có

khả năng chịu áp lực cao, thích ứng, linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo và tư duy logic tốt  Thái độ:

Dù làm việc lâu dài hay ngắn hạn trong môi trường logistics và quản lí chuỗi cung ứng thì yếu tố thái độ đều rất cần thiết Nó giúp chúng ta có nhiều mối quan

Ngày đăng: 06/08/2024, 18:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w