1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quản trị ngoại thương zara ứng dụng công nghệ rfid trong quản lý chuỗi cung ứng

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Zara Ứng dụng Công nghệ RFID trong Quản lý Chuỗi Cung Ứng
Tác giả Phan Ngọc Đăng Châu, Phan Khánh Hà, Nguyễn Phụng Tường
Người hướng dẫn TS. Trần Nguyễn Khánh Hải
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Bài Tiểu Luận Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 265,19 KB

Nội dung

Để tồn tại và phát triển trongmôi trường cạnh tranh khốc liệt này, các công ty cần tìm kiếm những giải pháp hiệuquả nhằm tối ưu hóa mọi khâu trong chuỗi cung ứng, từ khâu thiết kế, sản x

Trang 1

TP.HCM, ngày 8 tháng 8 năm 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

ZARA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG

QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Sinh viên NHÓM 01: 1 PHAN NGỌC ĐĂNG CHÂU MSSV:2121012998

3 NGUYỄN PHỤNG TƯỜNG MSSV:2121013053

Lớp học phần: 2421702049102 Giảng viên: TS Trần Nguyễn Khánh Hải

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG

Trang 4

A GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Trong ngành thời trang, nơi xu hướng thay đổi chóng mặt và nhu cầu của khách hàng luôn đòi hỏi sự đáp ứng nhanh chóng, quản lý chuỗi cung ứng trở thành một thử thách đầy cam go đối với các doanh nghiệp Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này, các công ty cần tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhằm tối ưu hóa mọi khâu trong chuỗi cung ứng, từ khâu thiết kế, sản xuất đến phân phối và bán hàng

ZARA, một trong những thương hiệu thời trang nhanh hàng đầu thế giới, đã chứng minh được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ để giải quyết bài toán quản lý chuỗi cung ứng Nhận thức rõ những thách thức mà ngành thời trang đang đối mặt, ZARA đã tiên phong trong việc áp dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) vào toàn bộ quy trình kinh doanh của mình

Công nghệ RFID hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng sóng radio để xác

định và theo dõi các vật thể được gắn thẻ Công nghệ RFID, với khả năng nhận dạng

và theo dõi các đối tượng một cách tự động, đã mang đến một cuộc cách mạng trong quản lý hàng tồn kho, logistics và các hoạt động khác trong chuỗi cung ứng của ZARA

B CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CÔNG NGHỆ

RFID ĐƯỢC LỰA CHỌN Ở TRÊN

- Cơ sở lý thuyết về quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng là một khái niệm rộng lớn và phức tạp, bao gồm các hoạt động tích hợp từ khâu đầu vào của nguyên liệu thô đến khi sản phẩm cuối cùng được giao đến tay khách hàng Hệ thống này liên quan đến việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động logistics, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, và phân phối Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là tối ưu hóa quá trình này để đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ đúng thời gian, đúng địa điểm, và với chi phí tối thiểu

mà vẫn duy trì chất lượng cao và sự hài lòng của khách hàng

Trang 5

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản lý chuỗi cung ứng không chỉ là việc quản lý các hoạt động riêng lẻ mà còn đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các đối tác trong toàn bộ chuỗi Doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải đối mặt với sự cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng Vì vậy, sự phát triển của quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Những doanh nghiệp nắm bắt và triển khai hiệu quả các chiến lược quản lý chuỗi cung ứng thường có lợi thế cạnh tranh rõ rệt, từ việc tối ưu hóa chi phí, cải thiện dịch vụ khách hàng đến khả năng phản ứng nhanh với những biến động của thị trường

- Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification)

Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) có lịch sử từ những năm

1930, nhưng thực tế có nguồn gốc từ năm 1897 khi Guglielmo Marconi phát hiện ra sóng radio RFID ứng dụng các nguyên tắc vật lý cơ bản của truyền phát sóng radio, một dạng năng lượng điện từ Công nghệ này cho phép truyền và nhận thông tin giữa các thiết bị mà không cần tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi chúng không nhìn thấy nhau

RFID sử dụng truyền thông không dây trong dải tần sóng vô tuyến để truyền

dữ liệu từ các tag (thẻ) đến các reader (bộ đọc) Các tag có thể được gắn vào các đối tượng như sản phẩm, hộp, hoặc pallet Khi reader quét dữ liệu từ tag, thông tin sẽ được gửi đến cơ sở dữ liệu lưu trữ Ví dụ, các tag có thể được đặt trên kính chắn gió của xe hơi để hệ thống thu phí đường nhận dạng và thu tiền một cách nhanh chóng

Hệ thống RFID đơn giản nhất là hệ thống RFID bị động, hoạt động theo cách sau: reader truyền tín hiệu tần số vô tuyến qua anten đến một con chip Chip này không cần nguồn điện riêng mà sử dụng năng lượng từ tín hiệu reader gửi tới để hoạt động Sau khi nhận tín hiệu, chip phản hồi lại thông tin cho reader, từ đó dữ liệu được gửi đến máy tính để xử lý

Để dễ hiểu hơn, có thể so sánh RFID với hệ thống phát sóng radio Một trạm radio phát âm thanh hoặc âm nhạc qua bộ phát sóng, mã hóa dữ liệu thành sóng radio

ở tần số nhất định Ở các vị trí khác nhau, người nghe sử dụng máy radio để giải mã

dữ liệu này Chất lượng sóng radio phụ thuộc vào khoảng cách và điều kiện môi trường, giống như khi di chuyển càng xa bộ phát thì tín hiệu càng yếu

Trang 6

Trong thuật ngữ RFID, thiết bị có chức năng truyền tín hiệu được gọi là transponder (tag), được kết hợp từ "transmitter" (bộ phát) và "responder" (bộ đáp) Thiết bị có chức năng đọc tín hiệu được gọi là reader (bộ đọc) hoặc interrogator Anten là thành phần xác định phạm vi đọc của hệ thống Ba thành phần chính của hệ thống RFID gồm tag, reader và anten Sự thay đổi về năng lượng, kích thước, thiết

kế anten, tần số hoạt động, và phần mềm quản lý dữ liệu tạo ra nhiều ứng dụng khác nhau trong thực tế kinh doanh

Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu hiện nay, việc áp dụng các phương pháp quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ như RFID trở nên vô cùng cần thiết Các doanh nghiệp cần nắm bắt và triển khai các công nghệ và quy trình quản lý hiện đại để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh Điều này không chỉ giúp họ tối ưu hóa quy trình vận hành mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Do đó, quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ RFID là hai yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện đại

C GIỚI THIỆU CÔNG TY ĐƯỢC LỰA CHỌN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG

QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY 1.GIỚI THIỆU CÔNG TY ZARA

ZARA là công ty lớn nhất trong tập đoàn Inditex, một nhà bán lẻ hàng may mặc lớn nhất thế giới với chuyên về “thời trang nhanh” về các sản phẩm bao gồm quần áo, phụ kiện, giày dép, hồ bơi, đồ làm đẹp, nước hoa ZARA được thành lập năm 1975 bởi Amancio Ortega and Rosalía Mera Trước đó Ortega thành lập một nhà máy sản xuất váy Inditex vào năm 1963 10 năm sau đó, ông bắt đầu một cửa hàng nhỏ được đặt tên là Zorba ở La Coruna, Tây Ban Nha với một ngân sách khiêm tốn chỉ 30 Euro Sau đó ông đã đổi tên cửa hàng thành ZARA mà không hề có một mục đích cụ thể nào ZARA từ từ mở rộng phạm vi hoạt động từ một thị trấn ra toàn bộ phần còn lại của đất nước Tây Ban Nha và sau đó đến Bồ Đào Nha Vào những năm

90 các cửa hàng đã mở rộng sang thị trường Hoa Kỳ, Pháp và hầu hết các nước Châu

Âu Ngày nay, ZARA đã có gần 6500 cửa hàng trên 88 quốc gia trên toàn thế giới Ngày 8/9/2016, ZARA chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam

Trang 7

Với mô hình kinh doanh độc đáo, Zara luôn nhanh chóng cập nhật những xu hướng mới nhất trên sàn diễn thời trang vào các cửa hàng của mình, giúp khách hàng

dễ dàng tiếp cận những thiết kế thời thượng Không chỉ nổi bật với mẫu mã đa dạng, Zara còn chinh phục khách hàng bởi chất lượng sản phẩm tốt, giá cả phải chăng và chuỗi cung ứng siêu hiệu quả Sự thành công của Zara không chỉ đến từ việc nắm bắt

xu hướng mà còn nhờ vào việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, tạo ra trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng

2.CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY

Quản lý chuỗi cung ứng của ZARA được tích hợp theo chiều dọc Tất cả các sản phẩm đều được sản xuất và xử lý tập trung tại 22 nhà máy ở Tây Ban Nha thay vì các thị trường nhân công giá rẻ Trong quy trình sản xuất, chỉ duy nhất phân đoạn may gia công sử dụng nhiều lao động nhất Các sản phẩm bán thời trang được sản xuất ở Châu Âu và Bắc Phi, chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ và Maroc Chính điều này đã giúp nhãn hàng tận dụng chi phí lao động thấp, thời gian bán hàng hiệu suất đáng kể

(Nguồn: Website của Zara)

Hình 2 1 Sơ đồ chuỗi cung ứng của ZARA 2.1 Cung cấp nguyên liệu đầu vào

Trụ sở thiết kế chính của ZARA đặt tại Tây Ban Nha và được kết nối chặt chẽ với các văn phòng/hệ thống mua hàng của công ty tại Hồng Kông, Bắc Kinh, Barcelona và những nơi khác Công ty thu mua nguyên liệu từ nhiều nước với giá rẻ

và đủ số lượng, tỷ lệ nhuộm/không nhuộm thích hợp Hơn 70% nguyên liệu thô của ZARA đến từ các nhà cung cấp Châu Âu (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp), 30% còn lại đến từ các nước Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc)

Trang 8

Các nhà cung cấp châu Âu có thể giảm thiểu rủi ro về chất lượng và nhanh chóng cung cấp cho chuỗi cung ứng ZARA Các nhà cung cấp châu Âu chủ yếu cung cấp vải, còn các nhà cung cấp châu Á cung cấp nút và khóa Khi lựa chọn nhà cung cấp, ZARA đánh giá họ dựa trên tiêu chí 3T: thời gian, sự tin cậy và tính minh bạch ZARA hợp tác với hơn 1.900 nhà cung cấp tại hơn 8.000 nhà máy

2.2 Thiết kế & sản xuất

2.2.1 Thiết kế

ZARA chỉ cho phép trưng bày thiết kế của mình tại cửa hàng từ 3 đến 4 tuần Cách làm này sẽ khuyến khích người tiêu dùng quay lại cửa hàng ZARA vì nếu họ

“chậm lại” chỉ trong một tuần, tất cả sản phẩm quần áo mới trong bộ sưu tập hoặc xu hướng mới sẽ biến mất và được thay thế bằng xu hướng khác Đồng thời, việc cửa hàng được làm mới liên tục cũng thu hút khách hàng ghé thăm thường xuyên hơn

Một việc góp phần tạo nên sự thành công của ZARA: Nhà thiết kế chính của ZARA là khách hàng, ZARA cùng những khách hàng của mình tạo nên những mẫu thiết kế độc đáo, sáng tạo và hợp thời đại Sự tập trung không ngừng nghỉ của Zara vào khách hàng là cốt lõi tạo nên thành công của thương hiệu và những đỉnh cao thành công mà thương hiệu đã có được ngày nay Có một câu chuyện hấp dẫn xung quanh cách Zara đồng tạo ra các sản phẩm của mình thông qua việc khai thác ý kiến của khách hàng

2.2.2 Sản xuất

Trong khi nhiều nhà bán lẻ khác cố gắng dự đoán những gì khách hàng có khả năng mua trong tương lai thì ZARA lại thu hút khách hàng bằng cách cung cấp cho

họ những mặt hàng họ muốn mua vào một thời điểm cụ thể

Giảm số lượng (thông qua nguồn cung khan hiếm): Bằng cách giảm số lượng sản xuất của một kiểu dáng cụ thể, ZARA không chỉ giảm khả năng xuất hiện của một sản phẩm mà còn tạo ra sự khan hiếm giả tạo Tương tự như nguyên tắc áp dụng cho mọi món đồ thời trang, số lượng càng thấp thì sản phẩm càng được ưa chuộng và mong muốn

Trang 9

Nhiều kiểu dáng hơn: Thay vì sản xuất hàng loạt từng kiểu dáng, ZARA sản xuất nhiều kiểu dáng hơn, khoảng 12.000 chiếc mỗi năm Ngay cả khi các mặt hàng thời trang mới bán hết nhanh chóng thì vẫn có những phong cách mới đang chờ đợi

để thay thế chúng ZARA cung cấp nhiều phong cách hơn và sự lựa chọn đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng từ mọi tầng lớp xã hội

2.3 Hệ thống lưu trữ và phân phối sản phẩm

ZARA sở hữu một hệ thống cung ứng thời trang nhanh độc đáo Tất cả sản phẩm, dù được sản xuất ở đâu, đều tập trung về Tây Ban Nha để kiểm soát chất lượng

và phân phối nhanh chóng đến các cửa hàng trên toàn thế giới Với thời gian lưu kho trung bình dưới 3 ngày, ZARA luôn đảm bảo hàng hóa luôn tươi mới và phù hợp với

xu hướng

Khả năng đáp ứng hơn 450 triệu sản phẩm mỗi năm và tung ra mẫu mới 2 lần/tuần đã giúp ZARA trở thành ông lớn trong ngành thời trang nhanh Mỗi nhân viên, từ thiết kế đến bán hàng, đều đóng góp vào việc rút ngắn vòng đời sản phẩm,giúp ZARA nhanh chóng nắm bắt sở thích của khách hàng ZARA có những sản phẩm cơ bản ở trên kệ từ năm này sang năm khác,nhưng những sản phẩm đặc biệt

có thể chỉ ở trên kệ trong ít hơn 4 tuần, điều này khiến cho khách hàng phải đến thăm cửa hàng nhiều lần Chính điều này đã khiến khách hàng trung bình đến ZARA 17

lần/năm, gấp nhiều lần so với các thương hiệu thời trang khác

2.4 Hệ thống bán lẻ

Về hình thức bán lẻ, các cửa hàng ZARA xác định vị trí cửa hàng, chủ yếu là ở những vị trí đắc địa Cửa hàng ZARA có những sản phẩm thời thượng di chuyển vào

và ra khỏi cửa hàng một cách nhanh chóng Chiến lược của ZARA không tập trung nhiều vào các hoạt động PR, quảng cáo, hãng tập trung vào việc xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng, các địa điểm trưng bày mang tính biểu tượng, khác biệt ZARA

có hơn 2,100 cửa hàng ZARA nằm trên 88 nước

Trang 10

ZARA thường đặt những cửa hàng của mình bên cạnh các thương hiệu xa xỉ

và nổi tiếng khác như Prada hay Gucci Nhờ đó, hình ảnh thương hiệu ZARA được tăng cường và có được sự nhận biết rất cao cho dù không mấy khi quảng cáo Các cửa hàng ZARA có thể do ZARA trực tiếp sở hữu, ZARA đồng sở hữu cùng đối tác hoặc nhượng quyền (như trường hợp 2 cửa hàng ở Việt Nam) ZARA sẽ có các bộ sưu tập ở trong cửa hàng khoảng 2 tuần trước khi thay đổi sang mẫu mới Điều này khuyến khích khách không trì hoãn việc mua hàng và thường

2.5 Người tiêu dùng

Sau khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, những thông tin về bán hàng như

sự yêu thích, lời nhận xét phản hồi của khách hàng, cùng số lượng hàng tồn kho, hàng

bị hoàn trả, tất cả đều được số hóa và phân tích, chọn lọc

D MÔ TẢ CHI TIẾT CÔNG NGHỆ RFID ĐƯỢC LỰA CHỌN ÁP DỤNG TẠI

CÔNG TY 1.GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ RFID

RFID là viết tắt của từ Radio Frequency Identification là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến Khi đó cả hai thiết bị hoạt động thu phát sóng trong cùng tần số và tần số đó thường được sử dụng trong RFID là 125Khz hoặc 900Mhz

Một thiết bị RFID được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là thiết bị đọc và thiết

bị phát mã có gắn chip Trong đó thiết bị đọc được gắn antenna thu phát sóng điện từ, còn thiết bị phát mã RFID được gắn với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bị RFID có chứa một mã số nhất định sao cho không trùng lặp với nhau

2.NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ RFID

Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số cụ thể nào đó và thiết bị phát mã RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng được điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID biết mã số của mình Ngay lúc

đó RFID reader biết được tag nào đang hoạt động trong vùng sóng điện từ

Trang 11

3.CÔNG NGHÊ RFID ỨNG DỤNG TRONG CHUỖI QUẢN LÝ CUNG ỨNG CỦA ZARA

ZARA hiện nay được gọi là "thương hiệu thời trang nhanh" trong ngành bán lẻ quần áo, vì họ luôn cập nhật xu hướng mới nhất với tốc độ nhanh chóng mặt Đó là lý

do ZARA thành công trong ngành thời trang, nhưng một lý do quan trọng khác của

sự thành công của ZARA chính là việc áp dụng công nghệ RFID Từ năm 2014, Zara

đã bắt đầu ứng dụng công nghệ RFID vào thẻ cứng EAS (nhãn chống trộm cắp được gắn trên các sản phẩm quần áo) Nhờ đó, họ có thể kiểm tra nhiều thùng hàng mà không cần mở Thông qua công nghệ này, thời gian kiểm kê toàn cửa hàng đã giảm đáng kể từ 24 giờ xuống chỉ còn 2 giờ, do đó, tần suất kiểm kê trước đây từ 6 tháng một lần cũng được tối ưu xuống còn 6 tuần một lần Có thể thấy, công nghệ RFID như một công cụ đắc lực giúp Zara có thể dễ dàng kiểm soát tỷ lệ bán các mặt hàng ở

cả cửa hàng vật lý lẫn cửa hàng trực tuyến

Trong trường hợp một cửa hàng ZARA gặp phải tình trạng hết hàng, nhân viên

có thể nhanh chóng xác định sự hiện diện của sản phẩm trong các cửa hàng lân cận thông qua ID sản phẩm và lập tức bổ sung Thêm vào đó, khi một mặt hàng được bán, kho hàng sẽ được thông báo tức thì để có thể nhanh chóng thay thế chính xác mặt hàng đó Tất cả những điều trên đều nhằm làm đảm bảo hàng hóa tại ZARA luôn có mặt đúng lúc và công sức của khách hàng không bị lãng phí

Cùng với việc chèn thẻ RFID vào bên trong cảm biến chống trộm, vỏ nhựa của cảm biến sẽ bảo vệ chip, cho phép tháo ra ở quầy thanh toán và tái sử dụng nhiều lần bằng cách gửi trả chúng về nơi sản xuất để đặt lại mã hóa

Việc lắp đặt máy quét RFID tại quầy cũng đảm bảo rằng không có sản phẩm nào có thể rời khỏi cửa hàng mà không có thẻ RFID Từ đó, ghép nối với dữ liệu bán hàng và dữ liệu video để so sánh xem số mặt hàng rời cửa hàng có khác với số lượng

đã mua tại một thời điểm cụ thể hay không Những thông tin này sẽ được sử dụng để theo dõi các xu hướng chung hoặc làm bằng chứng nhằm đối phó với trộm cắp

RFID là yếu tố quyết định trong ngành công nghiệp thời trang của ZARA Bởi

vì RFID giúp các cửa hàng bán lẻ có cái nhìn rõ ràng và sẵn có về sản phẩm trên kệ Bằng cách chọn sản phẩm trực tuyến, từ cửa hàng hoặc vận chuyển từ các trung tâm

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w