CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Các khái niệm liên quan
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2004 thì “chính sách” là “sách lƣợc và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” Tuy nhiên, trên thực tế chính sách đƣợc tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau Mỗi góc tiếp cận giúp ta nhìn nhận chính sách theo một hướng cụ thể để có thể đưa ra các quyết định cũng như quyết sách hợp theo hướng tư duy Chính sách có thể được tiếp cận theo các hướng: Tiếp cận chính trị học; tiếp cận xã hội học; tiếp cận tâm lý học, đạo đức học, kinh tế học; tiếp cận hệ thống, tiếp cận lý thuyết trò chơi, tiếp cận khoa học pháp lý và tiếp cận tổng hợp…Ví dụ với tiếp cận xã hội học, chính sách là tập hợp biện pháp do chủ thể quản lý đưa ra, nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhóm xã hội, giảm lợi thế của một nhóm xã hội hoặc một số nhóm xã hội khác, để thúc đẩy việc thực hiện một hoặc một số mục tiêu xã hội mà chủ thể quyền lực đang hướng tới Dưới góc độ Tâm lý học thì chính sách là tập hợp biện pháp đối xử ưu đãi đối với một nhóm xã hội, nhằm kích thích hoạt động của nhóm này hướng theo việc thực hiện một hoặc một số mục tiêu của chủ thể quyền lực
Còn dưới cách tiếp cận tổng hợp thì Giáo sư Vũ Cao Đàm đã đưa ra khái niệm sau “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”
Chính sách trên thực tế là một thiết chế rất phức tạp Chính sách đúng đắn hay sai lệch sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của một kế hoạch nhất định Chính sách được tồn tại dưới dạng các văn bản, các quy định, các thông tƣ, nghị định, quyết định… Và các vật mang chính sách đó chính là các văn bản quy phạm pháp luật Chính sách được thể chế hóa dưới các văn bản, các quy định để thực hiện mục đích của một chủ thể áp dụng lên một, một nhóm đối tƣợng, một bộ phận xã hội… nào đó Có những chính sách mang tầm quốc gia, hay còn gọi là chính sách vĩ mô, ví dụ: chính sách đối nội, chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách công nghiệp hóa Có những chính sách mang tính vi mô là các chính sách của các đơn vị cơ sở, ví dụ: chính sách khuyến mại của một doanh nghiệp, chính sách ƣu đãi thuế, chính sách ƣu tiên ứng dụng các công nghệ sạch, công nghệ xanh của một huyện, tỉnh, thành phố …
Nhƣ vậy hiểu một cách bản chất nhất thì chính sách chính là những biện pháp, quyết sách mà chủ thể quyền lực hay chủ thể quản lý đƣa ra Nó được tồn tại dưới hình thức như một cơ sở pháp lý Và căn cứ vào đó, chủ thể quản lý đó mong muốn sẽ đạt đƣợc những điều đã đề ra Trên thực tế, một chính sách đúng đắn sẽ dẫn đến thành công của những mong muốn đó
Tương tự nhiều chính sách mang tầm vĩ mô và chiến lược khác, chính sách tài chính rất đa dạng Khi nói đến chính sách tài chính, có thể nhắc đến từ chính sách đầu tƣ, chính sách tín dụng, chính sách tiền tệ đến các chính sách cụ thể, chi tiết nhƣ chính sách thuế, chính sách giá Theo khái niệm chung nhất về chính sách, là tập hợp biện pháp thể chế hóa mà chủ thể quyền lực, chủ thể quản lý đưa ra, thì chính sách tài chính ở đây có thể gọi là chính sách công cụ đặc thù nhằm phục vụ sự phát triển của một lĩnh vực (mục tiêu) nào đó Ví dụ: chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp hay chính sách môi trường, chính sách khoa học và công nghệ Chính sách tài chính có mục tiêu chung, phục vụ và vì mục đích chung Vì trên thực tế, khó có chính sách tài chính nào có mục tiêu tự thân của nó Ví dụ chính sách ƣu đãi tín dụng, không có nghĩa là muốn ƣu đãi nhiều đƣợc nhiều, ƣu đãi ít được ít Ví dụ: Trong chính sách ưu đãi về vay tín dụng, người vay thì muốn ƣu đãi thật nhiều, phần trăm lãi xuất càng thấp càng tốt, còn các tổ chức tín dụng thì muốn ngƣợc lại Do vậy, không thể ƣu đãi với phần trăm lãi xuất thật cao nhƣ bản thân cá nhân mong muốn mà nó còn phải phụ thuộc vào các yếu tố xã hội, vào sự cân bằng mà mục tiêu là ƣu đãi để tạo động lực cho một sự phát triển nhất định nào đó
Trong Kinh tế học vĩ mô, chính sách tài khóa (fiscal policy) là một bộ phận quan trọng của chính sách tài chính, đƣợc định nghĩa một cách khái quát đó là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế Chính sách tài cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế
( http://vi.wikipedia.org/wik/Chính_ sách _tài _chính ) Ví dụ: Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để kích thích tiêu dùng Chính sách tài chính nhƣ vậy gọi là chính sách tài khóa nới lỏng Ngƣợc lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ Chính sách tài khóa nhƣ thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt
Chính sách tài chính có thể bao gồm các chính sách ƣu đãi vốn cho khoa học và công nghệ, chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp KH&CN, chính sách ƣu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong xử lý chất thải, chính sách trọng dụng nhân lực KH&CN chất lƣợng cao, v v Tùy vào các loại hoạt động, hình thức hoạt động để đƣa ra các chính sách thành phần trong chính sách tài chính nói chung Theo một số tác giả thì trong lĩnh vực KH&CN, chính sách tài chính quan trọng chính là chính sách vốn và thuế
Nhƣ vậy có thể nói, chính sách tài chính là chính sách kinh tế mang tính vĩ mô nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế Tương tự các chính sách nói chung, chính sách tài chính cũng được thể chế hóa dưới hình thức cơ sở pháp lý thông qua các văn bản quy phạp pháp luật nhƣ Luật, Nghị định, Thông tƣ…
Theo Luật KH&CN năm 2013 thì công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm
Trên thực tế có rất nhiều khái niệm về công nghệ, và đến nay thì các khái niệm này vẫn chƣa thể thống nhất, có lẽ bởi mỗi khái niệm nhìn nhận công nghệ theo một phương diện, một góc nhìn khác nhau Khái niệm về công nghệ trong Luật KH&CN năm 2013 đƣợc sử dụng khái niệm công nghệ trong Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 Theo một số tác giả, bản chất của khái niệm công nghệ trong Luật Chuyển giao công nghệ chỉ là những công nghệ có thể đƣợc chuyển giao, còn công nghệ nói chung (bao gồm cả các công nghệ có thể chuyển giao và không thể chuyển giao) thì chƣa đƣợc thể hiện Trong lịch sử, có nhiều tác giả cũng đã nêu các khái niệm về công nghệ khác nhau nhƣ:
Theo tác giả R.Jones, năm 1970: công nghệ là cách thức mà qua đó các nguồn lực đƣợc chuyển thành hàng hóa
Theo tác giả J.R Dunning, năm 1982, công nghệ là nguồn lực bao gồm kiến thức đƣợc áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và việc nghiên cứu tiếp cận thị trường cho những sản phẩm và dịch vụ và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới Với khái niệm của tác giả J.R Dunning, năm 1982 gần giống với tác giả giả R.Jones khi mà mục tiêu vẫn xoay quanh sản phẩm và dịch vụ mà công nghệ đó tạo ra
Theo công cụ tìm kiếm Wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/cong-nghe) thì Công nghệ còn đƣợc định nghĩa là sự tạo ra, sự biến đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể
Công nghệ cũng có thể là tập hợp những công cụ bao gồm máy móc, sự sắp xếp, hay những quy trình Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình Thuật ngữ có thể được dùng theo nghĩa chung hay cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ nhƣ "công nghệ xây dựng", "công nghệ thông tin”
Theo quan điểm của UNIDO: Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp
TỔNG QUAN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ XANH HIỆN NAY
Các chiến lược phát triển công nghệ thân thiện với môi trường của Chính phủ
Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ngày 25 tháng 9 năm 2012 đã nêu rõ định nghĩa về Công nghệ xanh và các định nghĩa liên quan Trong mục 6.III nêu: “Các ngành kinh tế phải xây dựng và thực hiện chương trình hành động theo hướng tăng trưởng xanh, chú trọng ứng dụng công nghệ xanh…”, “Khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, nhập khẩu, sử dụng và nội địa hóa công nghệ xanh.”
Quyết định số 2612/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn
2030, quyết định trên đã nêu rất cụ thể các chiến lƣợc phát triển công nghệ sạch trong từ giai đoạn và mục tiêu sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường Đặc biệt trong Quyết định còn nêu rõ nhiệm vụ Đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch và việc nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng, trình diễn công nghệ sạch trong các công đoạn sản xuất tại khoản 2,3 mục III của Quyết định
Theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 (có hiệu lực ngày 20/10/2011) về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, các dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo sẽ đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi từ ngân hàng phát triển Việt Nam
Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/9/2007 của Thủ tướng chính phủ về một số cơ chế chính sách đầu tƣ theo cơ chế phát triển sạch có nêu: dự án đầu tư sản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến thân thiện với môi trường, có kết quả giảm phát thải khí nhà kính được miễn thuế; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; khấu hao tài sản cố định; tín dụng đầu tư của nhà nước theo quy định Đồng thời đƣợc xem xét trợ giá đối với sản phẩm của dự án thuộc lĩnh vực ƣu tiên; Đƣợc xem xét hỗ trợ tài chính trong việc lập, xây dựng dự án theo quy định của pháp luật hiện hành
Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng
9 năm 2012 là quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Đây là quyết định quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường hiện nay Quyết định đã nêu lên nhiệm vụ cũng như giải pháp để phát triển kinh tế xanh trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, đồng thời cũng nêu rõ từng giai đoạn thực hiện các nhiệm vụ chiến lƣợc trên Theo quyết định trên thì giai đoạn 2011 - 2020 tập trung vào công tác đào tạo nhân lực, tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng cơ chế chính sách, bộ máy quản lý, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, và xác định các dự án trọng điểm để đầu tƣ Đặc biệt một trong những giải pháp mà Chính phủ đƣa ra để phát triển nền kinh tế xanh là việc huy động các nguồn đầu tƣ tài chính, tín dụng, ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và các loại hình Quỹ, vốn đầu tư nước ngoài ; đồng thời là việc chú trọng hoạt động đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ mới.
Chính sách ưu tiên phát triển công nghệ xanh, công nghệ thân thiện với môi trường trong các văn bản thuộc lĩnh vực KH&CN
Luật Chuyển giao công nghệ 2006, đã đƣa ra nội dung về các công nghệ thân thiện với môi trường Khoản 7, điều 9 đã nêu các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường là những công nghệ đƣợc khuyến khích chuyển giao
Luật Công nghệ cao 2008, Định nghĩa về Công nghệ cao có ghi: công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường Trong luật Công nghệ cao còn nêu rõ, muốn trở thành doanh nghiệp công nghệ cao cũng cần phải đáp ứng điều kiện: Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành
Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/4/2012 về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, trong Điểm C, Khoản 3, Mục III về các công nghệ ƣu tiên có nêu “Phát triển công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải với tính năng, giá thành phù hợp với điều kiện của Việt Nam Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
Phát triển công nghệ tái chế chất thải.” Đồng thời trong việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ về năng lƣợng thì công nghệ xanh cũng đƣợc ƣu tiên phát triển gồm “Nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo như: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, sinh khối, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học.”
Như vậy, các công nghệ thân thiện với môi trường đã được nêu ra trong Luật, Quyết định trong lĩnh vực KH&CN Trong Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 9 năm 2012, có 03
Bộ đƣợc giao thực hiện chiến lƣợc trên gồm Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ; ộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ ngành khách phối hợp thực hiện Tuy nhiên trong chiến lược tăng trưởng xanh đặt ra câu hỏi làm sao để có nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, phát triển xanh ? Phần nhiều chính là vai trò quan trọng của công nghệ Nền khoa học và công nghệ tiên tiến, khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ để phát triển nền công nghệ sạch, công nghệ xanh chính là một trong những chìa khóa quan trọng để thực hiện một nền kinh tế xanh Nhƣ vậy, trong xu thế tăng trưởng xanh thì vai trò của các nhà nghiên cứu khoa học, của cơ quan chủ quản là Bộ KH&CN rất quan trọng Định hướng tư tưởng, tuyên truyền cổ động, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chuẩn bị các tiềm lực về tài chính, cơ chế chính sách còn cần có sự đi tiên phong của các nhà khoa học, các kỹ sƣ công nghệ đầu ngành Việc hệ thống hóa các văn bản liên quan trên, tác giả muốn có một cái nhìn bao quát nhất về các cơ chế chính sách cho sự định hướng và phát triển Theo thống kê của tác giả, hiện nay trong
Bộ KH&CN có Viện Năng lƣợng nguyên tử đã thành lập các nhóm nghiên cứu, các đề tài liên quan đến công nghệ xanh, công nghệ thân thiện với môi trường Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN cũng đã thành lập những nhóm nghiên cứu về chiến lược phát triển tăng trưởng xanh, công nghệ xanh
Trong năm 2014, Viện đã tổ chức nhiều Hội thảo về chiến lƣợc phát triển công nghệ xanh, cũng nhƣ đổi mới công nghệ cho nền kinh tế xanh Tuy nhiên, với những hệ thống chính sách nói trên, cũng nhƣ các ví dụ mà tác giả đƣa ra, có lẽ cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của các nhà khoa học, những người đi tiên phong cho một nền công nghệ bền vững.
Văn bản về các chính sách tài chính, thuế liên quan đến việc công nghệ xanh, công nghệ thân thiện với môi trường
Quyết định số 4227/QĐ- VHTTDL về việc Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030 của ộ Văn hóa Thể thao và du lịch tại Điểm b, mục 3.3 về định hướng nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ ngành Thể thao và Du lịch nêu “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ “xanh” trong phát triển sản phẩm, xây dựng, vận hành các công trình dịch vụ và hoạt động bảo vệ môi trường du lịch” Đối với các chính sách tài trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho công nghệ xanh đƣợc thực hiện thông qua hạng mục thu chi ngân sách hàng năm và chi đầu tƣ xây dựng khoa học cơ bản dành cho khoa học công nghệ và môi trường Các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế cho việc phát triển công nghệ xanh còn đƣợc thể chế hóa trong các Nghị định, Quyết định nhƣ:
Về chính sách thuế: Hiện nay ở Việt Nam, việc ƣu đãi cho công nghệ xanh chƣa đƣợc cụ thể hóa bằng Luật nhƣng đã có những điều khoản quy định chính sách ƣu đãi thuế đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực ƣu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp Ví dụ: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ công nghệ xanh thực hiện tại các địa bàn ƣu đãi thuế kèm theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 hoặc doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao theo quy định của pháp luật Với các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì các doanh nghiệp này đƣợc ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: đƣợc hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa trong 4 năm và giảm thuế tối đa trong 9 năm tiếp theo Còn với các nhà máy, các cơ sở sản xuất đang hoạt động nếu muốn đầu tƣ để đổi mới công nghệ hoặc một số trang thiết bị trong sản xuất nhằm mục đích hạn chế mức tối đa ô nhiễm môi trường, thì tùy loại, tùy quy mô sẽ được áp dụng những chính sách ưu đãi và hỗ trợ khác nhau
Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định ƣu đãi thuế với các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ thân thiện với môi trường Nghị định trên quy định miễn thuế trong thời gian 5 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với: Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu của các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tƣ sử dụng công nghệ mới, công nghệ sạch
Theo Luật bảo vệ môi trường, nghị định số 04/NĐ-CP quy định các ưu đãi về đất đai, miễn giảm thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trường và các ưu đãi khác về hoạt động và sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường
Trên thực tế còn nhiều các văn bản quy phạm khác có liên quan đến việc đầu tƣ, phát triển, ƣu tiên và ứng dụng công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường Quan việc thống kê trên chúng ta phần nào thấy được các chính sách ưu tiên của nhà nước trong việc phát triển các lĩnh vực công nghệ môi trường nói trên Đặc biệt là trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây Tuy nhiên, các chính sách cụ thể cho việc phát triển các công nghệ thân thiện môi trường nói chung và công nghệ xanh nói riêng hiện chưa cụ thể và đi vào thực tế Chiến lƣợc phát triển quốc gia, Chiến lƣợc phát triển KH&CN hầu hết mới chỉ dùng lại ở việc nêu ra và hướng tới sự phát triển Các chính sách về tài chính đi kèm chƣa thực sự hấp dẫn Với các Nghị định và Quyết định về tài chính, ƣu đãi về việc giảm thuế, ƣu đãi về sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, vay vốn lãi xuất thấp tuy nhiên, việc chƣa thực sự hấp dẫn trong các chính sách tài chính chính là ở phương thức thực hiện để được hưởng các mức ưu đãi đó Ví dụ: Trong một Hội thảo về Công nghệ xanh tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2011, các câu hỏi đƣợc đặt ra với
Các chính sách tài chính, các chính sách ƣu tiên cho việc ứng dụng công nghệ xanh ở nước ta hiện nay
có chứng minh đó là “công nghệ xanh” thì lúc đó mới đƣợc hỗ trợ về mặt thuế và tài chính Để có chứng nhận xanh thì doanh nghiệp phải làm hồ sơ trình lên Bộ KH&CN để xét duyệt; trong hồ sơ cần chứng minh đƣợc công nghệ đó do chính doanh nghiệp mình phát minh ra, thân thiện với môi trường ” Tuy nhiên có thể thấy đây là yêu cầu khó, vì các tiêu chuẩn, quy chuẩn để đánh giá công nghệ thể đƣa vào mục là công nghệ xanh hiện còn gặp nhiều khó khăn Đó chính là thực trạng về các chính sách tài chính cho ứng dụng công nghệ xanh ở nước ta hiện nay được bàn ở phần tiếp theo
Tóm lại, việc hệ thống các văn bản liên quan đến ứng dụng phát triển công nghệ xanh, giúp luận văn có cái nhìn bao quát nhất về các cơ chế, chính sách hiện tại của Chính phủ, các Bộ ngành và đặc biệt của Bộ KH&CN trong xu thế phát triển trên Tuy đã có sự quan tâm của Nhà nước, nhƣng phát triển công nghệ xanh là nền công nghiệp bền vững, cần sự hội tụ của nhiều yếu tố Trong đó vai trò tiên phong của Bộ KH&CN là rất quan trọng
2.2 Các chính sách tài chính, các chính sách ƣu tiên cho việc ứng dụng công nghệ xanh ở nước ta hiện nay
2.2.1 Các chính sách đầu tư
Theo thống kê từ Bộ Tài chính, chính sách tài trợ từ ngân sách nhà nước dành cho công nghệ xanh tăng lên hàng năm Cụ thể, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 11%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 32,6%; năm 2010 tăng 21% so với năm 2009 và năm 2011 tăng so với năm 2010 là 22% Các dự án đầu tƣ xây dựng chỉ sử dụng nguồn năng lƣợng gió, mặt trời, điện nhiệt, sinh học và các năng lƣợng khác có khả năng tái tạo sẽ đƣợc vay vốn ƣu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hàng năm, Chính phủ đã sử dụng các nguồn vốn ngân sách trung ương, địa phương và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư cho các chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực tăng trưởng “xanh” Chương trình Mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015, theo quyết định số 1427/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/10/2012 (tổng số vốn đầu tư là 930 tỉ đồng); Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2011-
2015, Quyết định số 1205/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/9/2012 là 5.863 tỉ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 là 1.771 tỉ đồng… (theo Tiến sĩ Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
2.2.2 Các chính sách ưu đãi về thuế
Hiện nay ở Việt Nam, việc ƣu đãi cho công nghệ xanh chƣa đƣợc cụ thể hóa bằng Luật nhƣng đã có những điều khoản quy định chính sách ƣu đãi thuế đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực ƣu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp Ví dụ: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ công nghệ xanh thực hiện tại các địa bàn ƣu đãi thuế kèm theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 hoặc doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao theo quy định của pháp luật Với các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì các doanh nghiệp này được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: được hưởng thuế suất 10% trong
15 năm, miễn thuế tối đa trong 4 năm và giảm thuế tối đa trong 9 năm tiếp theo Còn với các nhà máy, các cơ sở sản xuất đang hoạt động nếu muốn đầu tƣ để đổi mới công nghệ hoặc một số trang thiết bị trong sản xuất nhằm mục đích hạn chế mức tối đa ô nhiễm môi trường, thì tùy loại, tùy quy mô sẽ đƣợc áp dụng những chính sách ƣu đãi và hỗ trợ khác nhau
Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định ƣu đãi thuế với các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ thân thiện với môi trường Nghị định trên quy định miễn thuế trong thời gian 5 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với: Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu của các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tƣ sử dụng công nghệ mới, công nghệ sạch
Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2009 về ƣu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường đã nêu rõ các mức ưu đãi về thuế, phí, vốn đầu tư, đất
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường, tính cả các công ty tư nhân hoạt động nhỏ lẻ trong lĩnh vực trên, hiện đều đƣợc miễn các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc có đóng góp chỉ là một phần nhỏ
2.2.3 Chính sách ưu đãi về tín dụng
Với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động Đổi mới công nghệ, Ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường hay thực hiện các dự án đầu tƣ, phát triển Công nghệ xanh… thì việc sử dụng nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng là rất quan trọng Tuy nhiên, nguồn vốn vay tín dụng ở nước ta hiện nay theo phản ánh của các doanh nghiệp thì thời hạn vay là khá ngắn gây khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tƣ các công nghệ hiện đại trong quá trình quay vòng vốn
Hơn nữa, tín dụng cho vay để đổi mới hoặc chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trường hiện còn nhiều hạn chế Hạn chế thể hiện ở lƣợng vốn cho vay khá thấp, các vấn đề về thủ tục hành chính liên quan phức tạp gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Ở các địa phương, tiếp cận nguồn vốn vay cho các hoạt động đổi mới công nghệ lãi suất chƣa thực sự hấp dẫn Nguồn vốn vay tín dụng rất quan trọng và nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm Chính vì vậy, tín dụng cho vay ƣu đãi với các chính sách ƣu tiên, phát triển sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới và ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường
2.2.4 Ưu đãi từ các nguồn đầu tư nước ngoài và từ các Quỹ trong nước
Việt Nam là một trong số những nước đang phát triển, và là những nước đang đứng trước nguy cơ lớn về ô nhiễm môi trường Bên cạnh các Quỹ về môi trường, các Quỹ KH&CN hiện nay như quỹ phát triển KH&CN Quốc gia Nafoted, Quỹ đổi mới công nghệ cũng có ƣu tiên cho các công nghệ thân thiện với môi trường
Tóm lại, trên đây là những chính sách ƣu tiên về tài chính, những chính sách ƣu đãi cụ thể cho việc phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ xanh ở nước ta Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi trên chƣa thực sự mạnh mẽ, chƣa tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa việc một trên áp dụng các công nghệ xanh, công nghệ thân thiện với môi trường và một bên vẫn sử dụng các công nghệ cũ, lạc hậu Việc thương mại hóa sản phẩm được tạo ra từ các công nghệ xanh cũng chƣa có những chế tài phù hợp và chƣa có sự khác biệt Do vậy theo tác giả, các chính sách tài chính là động lực và nhân tố quan trọng để phát triển ngành công nghệ xanh, tuy nhiên với Việt Nam thì những yếu tố về tài chính hiện có thực sự chƣa đủ mạnh và còn nhiều hạn chế nhất định.
Nhận diện về khó khăn, rào cản trong đầu tƣ tài chính cho phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại
2.3.1 Nhận diện về những khó khăn trong cơ chế, chính sách
- Mới và chưa phổ biến
Khó khăn đầu tiên khi nhắc đến việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh ở nước ta hiện nay chính là điểm mới của công nghệ này Công nghệ xanh, hay các công nghệ thân thiện với môi trường là một lĩnh vực mới với Việt Nam và hầu hết các nước đang phát triển Còn với các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan , công nghệ xanh đã quen thuộc, và ứng dụng rộng rãi Ở các nước công nghiệp phát triển, công nghệ xanh hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống Trong xu thế toàn cầu hiện nay, phát triển bền vững là xu thế quan trọng và sẽ là tất yếu Ở Châu Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc là những nước đang có những “tính toán” nhất định để đầu cơ và phát triển
“công nghệ xanh” trong tương lai gần Nội dung này sẽ được tác giả làm rõ trong phần tiếp theo khi nhắc đến nhận định của giới truyền thông và các nhà khoa học trong xu thế phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam Tính mới ở đây là mới với các nước đang phát triển như Việt Nam, không phải là mới có, mới phát hiện mà mới là sự chƣa phổ biến và chƣa đƣợc đánh giá đúng tầm Yếu tố “công nghệ” là thấp hay cao trong “công nghệ xanh” chƣa phải là việc bàn đến ở nội dung luận văn này, nhƣng nghiên cứu và ứng dụng đƣợc công nghệ xanh lại thuộc lĩnh vực của các nhà khoa học, nhà công nghệ Đối chiếu theo các Luật, Nghị định, trong lĩnh vực về KH&CN ở nước ta hiện nay thì Công nghệ xanh chưa được nhắc đến, mà nếu có thì chỉ là các khái niệm rộng “Công nghệ thân thiện với môi trường” ản thân các nhà khoa học, những nhà nghiên cứu có thể hiểu, nhƣng khi chƣa đƣợc hiện thực hóa bằng các văn bản quy phạm trong ngành thì việc đề xuất các chính sách tài chính hay bất kỳ một chính sách gì để phát triển ngành công nghệ này sẽ gặp rất nhiều khó khăn Khi đề cập đến nội dung về các chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh, thì đây là yếu tố khó khăn đầu tiên trong việc hoạch định chính sách cũng nhƣ những ƣu tiên trong lĩnh vực tài chính của công nghệ này
- Khó khăn về cơ chế chính sách
Khó khăn tiếp theo chính là ƣu tiên dành cho công nghệ xanh chƣa xứng tầm Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, các nhà máy đổi mới công nghệ để giảm thiểu khí thải và ô nhiễm môi trường Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành công cuộc đổi mới trên nhƣng gặp vô số những khó khăn: Nhập các công nghệ mới cần có nguồn vốn lớn, sản phẩm từ các công nghệ mới trên cũng không đƣợc đánh giá cao và có sự khác biệt Việc áp dụng công nghệ xanh còn đang thiếu một cơ chế, chính sách khuyến khích công bằng và bình đẳng đối với các doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù có vốn đầu tư song không mấy mặn mà với sản xuất sạch, công nghệ xanh bởi họ không đƣợc trích lợi nhuận để tái đâu tư cũng như thu nhập của người lao động không đƣợc cải thiện Đôi khi đó còn là sự bất công trong khâu quản lý Ví dụ cá biệt có doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tƣ cho các công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh, nhƣng một số doanh nghiệp khác lại vô tƣ xả các chất ô nhiễm ra môi trường Các biện pháp phạt hành chính với số tiền quá nhỏ, các hình thức phần lớn dừng ở mức cảnh cáo điều đó đã gây nhiều tâm lý không tốt đối với các doanh nghiệp có ý định đầu tƣ và áp dụng công nghệ xanh
Bức xúc của các doanh nghiệp, các tổ chức chính là một bên thì cố gắng để giảm thiểu mức thấp nhất ô nhiễm môi trường, nhưng còn rất nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vô tư xả nước thải, khí thải ô nhiễm vào môi trường và sử dụng các công nghiệp lạc hậu Một số doanh nghiệp trong nước đã ứng dụng thành công trong việc tạo ra năng lƣợng từ năng lƣợng gió, mặt trời…, họ đã giao bán năng lƣợng từ chính việc ứng dụng công nghệ xanh trên Tuy nhiên sự khác biệt trong sản phẩm tạo ra từ công nghệ xanh trên không có, do vậy không ít doanh nghiệp ở nước ta đã từ bỏ ý tưởng kinh doanh và phát triển công nghệ xanh trên Nhƣ vậy, sự quản lý của các cơ quan chức năng, cũng nhƣ chế tài chƣa phù hợp, rất khó cho việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong thời điểm hiện tại Và cũng chính bởi các chế tài chƣa rõ ràng, phân minh nên việc phân biệt và nhận định đơn vị có ứng dụng các công nghệ xanh để được hưởng các chính sách ưu đãi về tài chính cũng chƣa rõ ràng Để kêu gọi sự đầu tƣ tài chính thỏa đáng, để có sự đồng thuận và đồng ý chi của Bộ Tài chính là việc làm rất khó khăn Với kinh phí cho các đề tài nghiên cứu, đề án khoa học của Bộ KH&CN trong thời gian qua cũng đã gặp nhiều bất cập trong vấn đề mà nhiều nhà khoa học quan tâm “cơ chế xin - cho” Vậy kinh phí đầu tƣ cho công nghệ xanh, mà với Việt Nam đó là công nghệ của “thời tương lai” thì có lẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa Trong các hội thảo, các hội nghị bàn về công nghệ xanh đƣợc tổ chức, có rất nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra về chính sách tài chính đầu tƣ cho việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh hiện nay ở Việt nam Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg vào năm 2012, chính vì mới ra đời trong một thời gian ngắn nên hiện nay chưa có chương trình hành động và chưa có tiêu chí cụ thể cho đầu tư tài chính vào phát triển hướng tăng trưởng xanh Việc các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nhận đƣợc những ƣu đãi về tài chính cũng nhƣ về thuế thì theo ông Nguyễn Văn Phụng, phó Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế,
Bộ Tài chính “Khi phát minh ra công nghệ thì đòi hỏi người phát minh cần biết cách đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và phải có chứng minh đó là “công nghệ xanh” thì lúc đó mới đƣợc hỗ trợ về mặt thuế và tài chính Để có chứng nhận xanh thì doanh nghiệp phải làm hồ sơ trình lên ộ KH&CN để xét duyệt; trong hồ sơ cần chứng minh đƣợc công nghệ đố do chính doanh nghiệp mình phát minh ra, thân thiện với môi trường ” Tuy nhiên có thể thấy đây là yêu cầu khó, vì các tiêu chuẩn, quy chuẩn để đánh giá công nghệ nào có thể đƣa vào mục là công nghệ xanh để nhận các ƣu đãi về tài chính trên hiện còn gặp nhiều khó khăn Theo tác giả Luận văn, Chính phủ cũng nhƣ ộ KH&CN cần có sự quan tâm mạnh mẽ hơn, cụ thể hóa hơn các văn bản quy phạm về hoạt động phát triển công nghệ xanh trước khi hướng đến sự đầu tư mạnh mẽ về tài chính từ nguồn ngân sách Nhà nước
- Hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao
Một thực trạng cản trở nhiều việc ứng dụng các công nghệ xanh, sạch và thân thiện với môi trường ở Việt Nam đó chính là hạn chế về nguồn nhân lực KH&CN chất lƣợng cao Ở đây là nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu, hoặc là các chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ xanh, sạch, thân thiện môi trường có được giảng dạy trong giáo trình tại một số Trường đại học nhƣ Đại học Bách Khoa Hà Nội, TP Hồ chí minh, Đại học KHTN-Đại học quốc gia Hà nội; Đại học Tài nguyên - Môi trường nhưng chưa có cơ sở đào tạo chuyên sâu thành một chuyên ngành lĩnh vực công nghệ trên Với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực KH&CN thì đây lại là một lĩnh vực liên ngành, ngoài các Trường đại học thì ở các Viện nghiên cứu ví dụ Viện chiến lược - Chính sách Bộ KH&CN, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ công thương hầu hết chỉ có một hoặc một nhóm nghiên cứu về vấn đề này nhƣng chƣa thật mạnh
- Hạn chế về hiểu biết chung và ý thức xã hội
Những hiểu biết về công nghệ xanh ở Việt Nam có lẽ chƣa đƣợc rộng rãi Nếu lấy một ví dụ cụ thể về sản phẩm ình nước nóng Năng lượng mặt trời … thì có lẽ rất nhiều người biết đến và hiện đang sử dụng Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM vào năm 2012 thì TPHCM có khoảng hơn 3.400 hộ với sản lƣợng điện tiết kiệm thay thế khoảng 11 triệu kWh/năm Như vậy, so với nhu cầu và tiềm năng sử dụng bình nước nóng năng lƣợng mặt trời nêu trên, có khả năng đến 2015 số lƣợng sử dụng có thể tăng đến 15% so với hiện nay Thành phố đã đƣa ra chỉ tiêu số lƣợng sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời trong hộ gia đình, cơ quan; đơn vị thụ hưởng ngân sách, nhà hàng, khách sạn, tòa nhà… tăng 3%/năm Một con số rất đáng mừng, khi việc ứng dụng Công nghệ xanh đã và đang đi vào đời sống và sinh hoạt của các gia đình, các tổ chức ở Việt Nam
Nhƣng nhắc đến “công nghệ xanh” là gì? ứng dụng “công nghệ xanh” nhƣ thế nào? thì không hẳn ai cũng trả lời đƣợc Năm 2010, một nhóm sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Đà N ng đã ứng dụng thành công việc xử lý ô nhiễm nước thải ở hồ công viên 29/3 bằng phương pháp đất ướt, xử lý nước ô nhiễm và lọc nước qua hệ thống bể lọc trồng cây chuối hoa Nhóm sinh viên trên có mong muốn nhân rộng mô hình xử lý nước thải trên trong các ao, hồ… bị ô nhiễm, tuy nhiên hiện còn nhiều khó khăn trong nguồn kinh phí Hay hiện nay các gia đình vẫn sử dụng các loại đèn tiết kiệm điện nhƣ đèn Compact (loại đèn sáng nhờ huỳnh quan phốt pho trộn đất hiếm…), hay hệ thống đèn LED Ở một số nước phát triển như Đan Mạch, Thụy Điển… đã có những đại lộ đƣợc thắp sáng theo Công nghệ xanh, đó là việc sử dụng hệ thống đèn LED cấp điện bằng pin mặt trời… Tuy nhiên ở Việt Nam hệ thống chiếu sáng trên mới áp dụng ở những quy mô nhỏ, phổ biến là trong các hộ gia đình
Nhƣ vậy Công nghệ xanh đã đƣợc áp dụng và đi vào đời sống ở quanh ta Đó là những công nghệ đƣợc nghiên cứu và đƣa vào ứng dụng tại Việt Nam, hoặc các công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài Tuy nhiên, những hiểu biết của đại đa số người dân Việt Nam là chưa nhiều về công nghệ xanh Đôi khi đó còn là sự mơ hồ, nói đến công nghệ xanh có thể chỉ là việc sử dụng năng lượng gió, nước, mặt trời… một cách chung chung Và chính điều đó trở thành những cản trở và khó khăn lớn trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ trên ở Việt Nam Theo tác giả Luận văn, chúng ta cần nhiều hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến và đặc biệt là vai trò và nhìn nhận của chính các nhà khoa học, các nhà công nghệ trong định hướng phát triển công nghệ xanh trong nền KH&CN nước nhà
2.3.3 Phát triển công nghệ xanh trong tương quan của giới truyền thông và các nhà khoa học
Trong khoảng thời gian gần đây, có rất nhiều bài báo, các tài liệu của giới truyền thông viết về công nghệ xanh, từ báo viết đến báo hình Đặc biệt sau Hội nghị thƣợng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) đã kết thúc thành công tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, với các tuyên bố về triết lý “phát triển phải đi đôi với bảo vệ” Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 90 nguyên thủ và đại diện 191 trong tổng số 193 thành viên Liên hợp quốc với trọng tâm chính là thảo luận các biện pháp thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Giới truyền thông trong nước đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề phát triển bền vững cũng nhƣ việc ứng dụng công nghệ xanh trong các lĩnh vực của đời sống
Truyền thông chính là một kênh quan trọng trong việc tuyên truyền và góp phần thay đổi suy nghĩ của xã hội trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước
Trong mục Phản biện trên báo Khoa học và Đời sống số 129 (2014), tác giả Hương Nguyên đã dẫn ý kiến của GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp TP
HCM “ Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất nước ta đang đi theo con đường
“ô nhiễm trước, xử lý sau”, là trạng thái của nền kinh tế “nâu” Các ngành kinh tế “nâu” chiếm tỷ trọng lớn trong ngành kinh tế của chúng ta…” Cũng theo GS.TSKH Lê Huy á thì “ý thức xanh” trong cộng đồng là điều nên thực hiện đầu tiên cho quá trình phát triển kinh tế xanh của đất nước
Theo tác giả Kim Ngân, trong bài viết Công nghệ xanh cho ngành xi măng Việt Nam đăng trên báo Tự động hóa ngày nay vào tháng 7/2011 thì việc ứng dụng công nghệ xanh trong ngành sản xuất xi măng đƣợc tác giả ví nhƣ một mũi tên trúng hai đích Công nghệ mới đƣợc tác giả giới thiệu chính là hệ thống thu hồi nhiệt thừa và đốt rác thải, tiết kiệm từ 20 – 25% lƣợng điện tiêu thụ Nhà máy xi măng Kiên Lương, Nhà máy xi măng Holcim Việt Nam hay Nhà máy xi măng Hòn Chòng… chính là những ví dụ cụ thể mà tác giả đƣa ra trong hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ xanh vào sản xuất
Trong bài viết “Doanh nghiệp chú trọng hơn vào công nghệ xanh” đăng trên báo Thương mại số 13/2012, tác giả bài báo có viết “Việt nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến đổi khí hậu và nước biển dâng Các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được những tác động đó và đang hướng nhiều hơn đến việc sản xuất các sản phẩm công nghệ xanh” Khi nhắc đến Chiến lƣợc phát triển xanh của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, ông Phạm Hoàng Mai – Vụ trưởng Vụ Khoa học Giáo dục tài nguyên và môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) có nói “Những doanh nghiệp không thân thiện với môi trường sẽ bị loại bỏ” Theo ông Mai thì những quy định của Chính phủ sẽ tạo ra những thách thức, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, nhưng đồng thời cũng tạo ra những cơ hội để họ áp dụng những công nghệ hiện đại đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển xanh Mặt khác, chiến lƣợc phát triển xanh cũng khuyến khích các doanh nghiệp sớm áp dụng công nghệ xanh
GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH KHUYẾN KHÍCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XANH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GÂY Ô NHIỄM, TẠI KHU DU LỊCH NƯỚC KHOÁNG NÓNG THANH THỦY – PHÚ THỌ
Tổng quan về Khu du lịch Nước khoáng nóng Thanh Thủy - Phú Thọ
Huyện Thanh Thủy (trước đây là huyện Tam Thanh, sau được tách ra làm hai huyện là Tam Nông và Thanh Thủy), là huyện có diện tích lớn đồi núi thuộc tỉnh Phú Thọ Cách trung tâm thành phố Hà nội khoảng 65 km, Thanh Thủy là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm khi các tuyến đường cao tốc Hòa Lạc hay Quốc lộ 32 đã hoàn thành và đi vào sử dụng
Nằm vị trí một bên là núi, đồi bao quanh, một bên là dòng sông Đà uốn lƣợn, Thanh Thủy là huyện có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với các điểm du lịch lớn như: Vườn Quốc gia Xuân Sơn và Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy
3.1.2 Đặc điểm của khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy
Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, nằm trên địa bàn các xã Bảo Yên, Đoan Hạ, Sơn Thủy, thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ Khu nước khoáng nóng Thanh Thủy được UBND tỉnh Phú Thọ công bố quy hoạch với quy mô diện tích 4.770 ha, với trữ lượng nước khoáng nóng khoảng 45 triệu m 2 , với nhiều khoáng chất vi lƣợng nhƣ: Natri, Canxi, Magie Được phát hiện từ khoảng 25 năm trước, mỏ nước khoáng nóng Thanh Thuỷ được tạo thành và vận động theo các khe đứt gãy sâu dưới lòng đất tạo thành nước khoáng sunphát nóng dọc theo sông Đà với diện tích trên 1km² Khu nước khoáng nóng huyện Thanh Thủy có diện tích 4.772 ha tại các xã: Bảo Yên hơn 503 ha, Sơn Thủy trên 1.242 ha, Đoan Hạ gần 430 ha, thị trấn Thanh Thủy hơn 924 ha và xã Thạch Khoán gần 1.680 ha Theo đánh giá, nguồn nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thủy là loại nước quý hiếm, đặc biệt rất thích hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khỏe và chữa bệnh Nhiệt độ trung bình của nước khoáng nóng từ 37 0 C đến 43 0 C, tổng trữ lƣợng là 19.710.000 m3 Đƣợc phát hiện và đƣa vào khai thác, sử dụng hơn
20 năm Lúc đầu, việc khai thác và sử dụng tập trung tại các hộ kinh doanh gia đình, nước được khoan trực tiếp, đổ vào các bể để sử dụng Tuy nhiên, trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều công ty du lịch đã đƣợc mở với quy mô lớn Dựa trên nguồn nước khoáng có s n, các khu du lịch trên địa bàn huyện đã đƣợc mở rộng thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng lớn Với vị trí địa lý thuận lợi, cùng lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên nước, hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực Thanh Thủy, Phú Thọ ngày càng phát triển mạnh Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch sinh thái đã trở thành hoạt động chính và trở thành ƣu thế phát triển của huyện Tại xã Bảo Yên và thị trấn Thanh Thủy hiện có 10 dự án của 10 Công ty đầu tƣ du lịch sinh thái nước khoáng nóng; trong đó, 7 dự án đang hoạt động, bao gồm: dự án khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng của Công ty trách nhiện hữu hạn Sông Thao; dự án nhà nghỉ, ăn uống của Công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hƣng; dự án khu du lịch sinh thái cao cấp bãi nổi La Phù của Công ty cổ phần Ao Vua; dự án du lịch sinh thái tắm bùn của Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ Sơn Hải thuộc địa bàn thị trấn Thanh Thủy; dự án Trung tâm điều dưỡng người có công số 1 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội; dự án khu nghỉ dƣỡng của Công an tỉnh Phú Thọ thuộc địa bàn xã Bảo Yên; dự án tắm nước khoáng nóng của Công ty trách nhiện hữu hạn Tre Nguồn tại thị trấn Thanh Thủy và xã Bảo Yên
Huyện Thanh Thủy trước đây là một huyện thuần nông Kinh tế chủ yếu 90% là sản xuất nông nghiệp với các loại cây thế mạnh là: cây Lúa, Ngô và Sắn Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây Thanh Thủy đã có nhiều thay đổi đặc biệt là về mặt kinh tế, xã hội Xu hướng phát triển du lịch sinh thái đang trở thành định hướng phát triển mới của huyện Đây là những đối mới của huyện dựa vào các chính sách ƣu tiên phát triển thế mạnh về du lịch của Tỉnh trong thời gian qua Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng nguồn nước khoáng nóng để phục vụ các hoạt động kinh doanh, các hoạt động phục vụ nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái kết hợp đã đƣợc hình thành rất nhanh trong 5 năm gần đây
3.1.4 Những khó khăn gặp phải và các vấn đề cần giải quyết
- Phát triển du lịch ồ ạt
Trong hai năm trở lại đây, du lịch Thanh Thủy phát triển khá mạnh
So với các điểm du lịch lân cận nhƣ Ao Vua, a Vì, các khu du lịch sinh thái, thì khu du lịch Thanh Thủy là điểm du lịch có nhiều yếu tố mới mẻ
Khu du lịch sinh thái kết hợp với các hoạt động du lịch khám phá Vườn quốc gia đã tạo nhiều điểm nhấn cho Thanh Thủy Các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… khai trương dồn dập vào hai năm gần đây
Kéo theo nó là hệ thống các nhà hàng, khách sạn cũng gồng mình để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Theo thống kê, tuy mới đi vào hoạt động nhƣng vào mùa cao điểm, mỗi ngày khu du lịch Thanh Thủy đón gần 1000 lượt khách đến tắm nước khoáng, thăm quan và nghỉ dưỡng Chính sự phát triển mạnh mẽ đó đã kéo theo nhiều hệ lụy đặc biệt là vấn đề về môi trường nước
- Ô nhiễm nước và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao
Trên một địa bàn huyện có đến 7 công ty du lịch đầu tƣ khai thác, và nhiều hộ gia đình khai thác nước khoáng truyền thống hơn 10 năm nay đã cảnh báo tiềm ẩn về nguy cơ ô nhiễm lớn đặc biệt là nguồn nước Theo số liệu thống kê của tác giả, chỉ tính riêng thị trấn Thanh Thủy, hiện có khoảng
250 giếng với độ sâu từ 32-35m do người dân tự khoan lấy nước phục vụ mục đích sinh hoạt hàng ngày, tưới cây, tắm cho gia súc Trong đó nhiều hộ gia đình khoan nước để thực hiện dịch vụ kinh doanh Trong bài viêt của mình, tác giả Lâm Đào An có viết: (Thông tin trên trang web www.vietnamplus.vn ngày 15/11/2013) “Việc khoan giếng tự phát đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước Hàng trăm lỗ khoan, khai thác không có giới hạn định mức đã làm áp lực mỏ khoáng tụt xuống, ranh giới mỏ thu hẹp, độ nóng nước khoáng giảm theo Qua số liệu điều tra tại lỗ khoan 101 năm 1982 đạt độ nóng 41 0 C, đến năm 2000 chỉ còn 37 0 C Vấn đề đáng quan ngại hiện nay là nước thải từ các dịch vụ kinh doanh nước khoáng nóng đã xả trực tiếp ra môi trường, không qua hệ thống xử lý Một số nơi do địa hình trũng nên nước thải tích tụ thẩm thấu xuống đất, gây nhiễm bẩn tầng nước ngầm.” Như vậy, vấn đề giảm độ nóng của nguồn nước khoảng đã được chứng minh Đó là kết quả của việc khai thác nước một cách ồ ạt, không có sự quản lý sát sao của cơ quan chức năng Tuy nhiên, một vấn đề lớn hiện nay với khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy chính là nguy cơ về ô nhiễm môi trường và ở đây chính là ô nhiễm nguồn nước Nguồn nước đầu tiên chính là nhiễm bẩn tầng nước ngầm Theo đánh giá, nguồn nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) là loại nước quý hiếm, đặc biệt rất thích hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khỏe và chữa bệnh Đây chính là nguồn tài nguyên vô giá, có giá trị lớn và đóng vai trò chính trong việc hình thành, phát triển và tồn tại của một khu du lịch sinh thái gần thủ đô Hà Nội này Việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ để xử lý nước thải tại khu vực này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Ở Việt Nam, một thói quen xấu của các doanh nghiệp chính là “ô nhiễm trước, giải quyết sau” Đó là một thực trạng để đến nay, các sông hồ ở Việt Nam gần thành phố lớn và các khu công nghiệp bị ô nhiễm nặng Những tít bài, tít phóng sự nhƣ “Vê-đan bức tử sông Thị Vải”;
“Ô nhiễm sông Tô lịch” hay “Không có sông nào ở Hà nội là không ô nhiễm” Khẩu ngữ “giật tít” mà giới báo chí hay dùng có phần nào thể hiện trong những tên bài nói hơi quá, tuy nhiên riêng về vấn đề ô nhiễm môi trường thì khó có ngôn ngữ để diễn tả được Vì hiện tại, ô nhiễm nguồn nước ở các sông, suối, hồ ở gần các khu công nghiệp và các thành phố lớn ở Hà Nội là quá lớn Vậy với các khu du lịch mà lại là du lịch nghỉ dƣỡng thì sao?
Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước là không thể xảy ra Nếu xảy ra thì khu du lịch đó sẽ không còn tồn tại nữa Khách du lịch không thể đi nghỉ dưỡng trên một môi trường ô nhiễm và nhìn thấy nguy cơ ô nhiễm Chất lƣợng du lịch giảm, giá trị kinh tế thấp và kéo theo nhiều hệ lụy khác
Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy là khu du lịch mới khai thác mạnh mẽ trong khoảng 5 năm trở lại đây Là điểm du lịch mới, hấp dẫn va thu hút lƣợng khách lớn Đặc biệt du lịch ở đây không theo mùa mà là cả năm Với sự phát triển mạnh mẽ để phục vụ nhu cầu của khách tham quan, ô nhiễm về rác thải cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ở đây Hơn nữa, Thanh Thủy có vị trí quan trọng là nằm dọc theo sông Đà Nước thải tại các nhà hàng, khách sạn và các khu du lịch sẽ có điểm xả nước lý tưởng nếu không có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng Mới đây Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ vừa yêu cầu các tổ chức và hộ gia đình đang khai thác, kinh doanh nước khoáng nóng trên địa bàn huyện Thành Thủy dừng ngay việc khai thác nước khoáng nóng và xả nước thải vào nguồn nước Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ cũng yêu cầu tiến hành trám lấp giếng nhằm bảo vệ nguồn nước khoáng nóng xong trước ngày 31/12/2013 Đây chỉ là giải pháp tức thời Còn về lâu dài, Khu du lịch nước khoáng Thanh Thủy rất cần công nghệ xử lý nước thải phù hợp, bền vững
- Thực trạng giải quyết vấn đề ô nhiễm nước tại địa bàn
Vấn đề giải quyết ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy nói riêng còn gặp nhiều khó khăn
Thanh Thủy là huyện mới đƣợc tách ra từ huyện Tam Thanh cũ Trung tâm hành chính cũ ở huyện nằm trên địa bàn huyện Tam Nông hiện nay Sau khi tách tỉnh trên phương diện hành chính, huyện Thanh Thủy đã và đang trong quá trình xây dựng và phát triển rất mạnh mẽ Cùng với các khu vực ô nhiễm nguồn nước và môi trường hiện nay như Khu công nghiệp Thụy Vân, Khu nhà máy Hóa chất Lâm Thảo, Thành phố Việt Trì, Mỏ khoáng sản khu vực Thanh Sơn thì Khu nước khoáng nóng Thanh Thủy cũng đang là điểm được quan tâm trong vấn đề xử lý nước thải của Tỉnh Lý do chính bởi đây là khu du lịch sinh thái, mọi vấn đề về ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sẽ có những tác động xấu đến sự phát triển của huyện Trước đây, với việc khai thác nước bừa bãi, không có sự quản lý chặt chẽ, vấn đề về môi trường nước đã được cảnh báo Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Phú Thọ thì hơn 90% các hộ gia đình khai thác nước khoáng để kinh doanh ở khu nước khoáng Thanh Thủy, Phú Thọ không có các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo đúng quy định Ngày 24/10/2013 khi Chính phủ ban hành Nghị định số 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoảng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã có quyết định phạt hành chính tất cả các hộ kinh doanh khai thác nước khoáng trái phép trên khu du lịch Thanh Thủy - Phú Thọ Theo kết luận mới nhất của các nhà địa chất vào cuối năm 2012 thì chất lƣợng nước khoáng, độ nóng nước khoáng ở khu du lịch trên đã giảm xuống 2-4 0 C
Nguyên nhân chính là vấn đề khai thác, sử dụng nguồn nước và ô nhiễm tầng nước ngầm do chính nước thải sinh hoạt không qua xử lý Theo tính toán của các doanh nghiệp và hộ gia đình tại hai địa phương xã ảo Yên và thị trấn Thanh Thủy thì lượng nước khoáng đã khai thác với công suất 2.500 m3/ngày, gấp 4 lần trữ lƣợng đã thăm dò cho phép Ƣớc tính từ năm 2009 đến năm 2013, mất hàng triệu m3 nước khoáng nóng Trên thực tế, tỉnh có
Vai trò của việc ứng dụng công nghệ xanh ở các khu du lịch sinh thái nói
3.2.1 Vai trò của công nghệ xanh ở các khu du lịch sinh thái
Trong thời kỳ biến đổi khí hậu việc lựa chọn phát triển công nghệ xanh đã đƣợc xác định là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp du lịch Tuy nhiên không phải bất kỳ một doanh nghiệp quản lý cơ sở lưu trú nào cũng chú tâm đến yếu tố này, vẫn còn đó sự đầu tư nửa vời, chưa triệt để trong công tác bảo vệ môi trường Đó chính là một trong những thực trạng của ngành du lịch Việt Nam đã đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam chỉ ra
Công nghệ xanh bao gồm các tiêu chuẩn nhƣ phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường, không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên hay ảnh hưởng nguy hại đến những thế hệ tương lai; tạo dựng một chu trình kín trong sản xuất, nghĩa là phế phẩm của một quy trình sẽ là nguyên liệu của một quy trình sản xuất khác; giảm thiểu tối đa phế thải độc hại và tăng cường khả năng tái tạo sản phẩm cũ thành nguyên liệu mới Công nghệ xanh đòi hỏi cần phải sử dụng năng lƣợng hợp lý để bảo vệ môi trường và thiên nhiên
TS Nguyễn Công Phú, Trưởng Văn phòng đại diện Afnor Certification (Viện tiêu chuẩn Pháp) tại Việt Nam cho biết: “Du khách đến từ các nước phương tây rất quan tâm đến các biện pháp bảo vệ môi trường của các khách sạn Việc các khách sạn đạt những tiêu chuẩn về môi trường sẽ tăng thêm tiêu chí cạnh tranh mạnh so với các đơn vị khác cùng hoạt động trong ngành du lịch dịch vụ Điều này đã đƣợc các khách sạn cao sao, khu resort trong cả nước lựa chọn Cụ thể như tại địa phương nổi tiếng về du lịch như Thừa Thiên Huế, khách sạn 4 sao Saigon Morin có hẳn hệ thống quản lý môi trường của khách sạn gồm 1 sổ tay, 12 quy trình và 21 quy định hướng dẫn đã đưa ra thực hiện các biện pháp môi trường như quản lý điện năng, quản lý nguồn cấp nước, quản lý nước thải sinh hoạt, quản lý rác thải, quản lý hóa chất, các biện pháp giám sát, đo lường, công tác an toàn phòng cháy chữa cháy… Khách sạn Hương Giang Resort & Spa thì ngoài các chính sách về môi trường đã được đề ra, đơn vị này còn lấy ngày 15 hàng tháng là ngày môi trường của khách sạn để toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên và khuyến khích du khách đang dùng dịch vụ tại khách sạn tham gia công tác bảo vệ môi trường
Thực tế tại các cơ sở lưu trú cũng chứng minh rằng việc lựa chọn sự phát triển công nghệ xanh, hướng tới sự bảo vệ môi trường đang là lựa chọn tối ƣu cho nhiều doanh nghiệp khách sạn, resort bởi không những tăng khả năng cạnh tranh, thu hút du khách mà còn tiết kiệm đƣợc chi phí trong quá trình vận hành Ông Đào Hoàng Liên, Phó giám đốc Khách sạn Continental (Huế) cho biết sau khi khách sạn này xây dựng hệ thống quản lý môi trường, hệ thống quản lý năng lƣợng thì từ năm 2008-2011, các bộ phận bàn, buồng, bếp của khách sạn đã tiết kiệm đƣợc hơn 274 triệu đồng, thực hiện công tác tiết kiệm năng lượng, khách sạn đã tiết kiệm được 2,2 triệu Kwh, tương đương 1,8 tỷ đồng Hay như tại khách sạn Majestic Sài Gòn, Giám đốc Nguyễn Anh Vũ cho biết từ năm 2011 thực hiện các chính sách giảm thiểu tiêu hao năng lƣợng, khách sạn này đã tiết kiệm đƣợc 66 triệu đồng tiền dầu
DO sử dụng hàng tháng
Việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong các cơ sở lưu trú du lịch đang trở thành yêu cầu chung của thế giới cũng nhƣ Việt Nam Điều này đã đƣợc thể hiện trong hội nghị liên hiệp quốc về phát triển bền vững Rio+20 và Quyết định số 2139/QĐ-TT ngày 5/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu Vấn đề này càng đƣợc khẳng định với ộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững ông sen xanh mà Tổng cục Du lịch Việt Nam đề xuất cấp cho các cơ sở lưu trú du lịch được thể hiện qua số lượng ông sen xanh cấp cho các cơ sở lưu trú du lịch ghi nhận mức độ nỗ lực trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của cơ sở lưu trú du lịch, không phụ thuộc vào loại, hạng mà cơ sở lưu trú du lịch đó đã đƣợc công nhận
Nhƣ vậy, vai trò của công nghệ xanh với các khu du lịch nghỉ dƣỡng là rất quan trọng Trước mắt đó là tiêu chí chung của ngành du lịch và các khu du lịch lớn trong cả nước Với ngành du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng thì yếu tố
“xanh” lại càng quan trọng Công nghệ xanh là ngành công nghệ mới, áp dụng công nghệ trên trong ngành du lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực
Hơn nữa, việc đổi mới công nghệ, ứng dụng các công nghệ xanh tiên tiến cho việc tiết kiệm năng lượng hay bảo vệ môi trường nước sẽ dễ dàng ứng dụng và chi tiết không cao với ngành du lịch Do yêu cầu về kỹ thuật và tính phức tạp của công nghệ không quá cao Nhƣng làm sao đề các công nghệ xanh đơn giản: Như hệ thống xử lý nước trồng cây thực vật tạo thành các khu onsai đẹp; các hệ thống đền Led chiếu sáng tự động tiết kiệm điện; Hệ thống tự đốt rác thải tạo ra năng lƣợng để sử dụng trong khu du lịch; Hệ thống xe điện, xe thăm quan đƣợc chế tạo bằng Công nghệ xanh sẽ là điểm nhấn quan trọng cho khu du lịch bền vững Tuy nhiên để có đƣợc những yếu tố trên cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của các nhà khoa học
3.2.2 Sự cần thiết ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải tại khu nước khoáng nóng Thanh Thủy
Là một khu du lịch mới đƣợc đƣa vào khai thác trong một vài năm gần đây Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy có nhiều lợi thế trong việc có thể ứng dụng và phát triển công nghệ xanh ở đây
- Về vị trí: Thanh Thủy có thế mạnh hơn các khu du lịch khác chính là ở vị trí và vị thế Vị trí gần trung tâm Hà nội và các tỉnh miền núi phía Bắc, giao thông thuận lợi, tiện trung chuyển Là địa bàn có đủ các loại hình du lịch, từ địa hình đồi núi với vườn quốc gia lớn, đến việc bao quan của dòng sông Đà chạy dọc khắp địa bàn Huyện Thế mạnh hơn nữa chính là thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này lượng nước khoáng nóng được đánh giá có chữ lƣợng lớn và chất lƣợng tốt Về địa hình rộng rất phù hợp để ứng dụng các công nghệ xanh ở đây
- Về các chính sách của Tỉnh: Trong danh sách các khu du lịch cần phát triển mạnh và tập trung hướng đầu tư của Tỉnh trong thời gian tới, Thanh Thủy có
02 điểm du lịch đứng đầu danh sách ƣu tiên chỉ sau Khu di tích đền Hùng
Nhƣ vậy có thể thấy đây là tỉnh có thế mạnh về du lịch và thế mạnh để Tỉnh có các chính sách ƣu tiên đầu tƣ trọng điểm Hiện Tỉnh cũng đã và đang thực hiện chính sách ƣu đãi về giảm thuế, miễn thuế, áp dụng mức vay tín dụng ƣu đãi, thực hiện theo Nghị định số 04/NĐ-CP quy định các ƣu đãi về đất đai, miễn giảm thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trường
- Về vấn nạn ô nhiễm môi trường: Đây là khu vực rất nguy hiểm nếu ô nhiễm môi trường xảy ra đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước Đó là việc thải nước đã qua sử dụng trực tiếp ra môi trường, nước thải thấp xuống tầng dưới và gây ô nhiễm, giảm chất lượng nước khoáng nóng Nếu môi trường không đƣợc quản lý và kiểm soát kỹ trong thời gian hiện tại, thì 5 - 10 năm nữa, chất lƣợng và hình ảnh khu du lịch Thanh Thủy sẽ bị giảm Chất lƣợng nguồn nước nóng suy giảm, ô nhiễm môi trường sẽ là điều khó khăn với một khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng nhƣ Thanh Thủy đang phát triển.
Giải pháp ứng dụng công nghệ xanh ở khu vực trên
- Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải
Xử lý nước thải bằng công nghệ xanh TFR TFR là công nghệ được phát triển từ bồn phản ứng sinh học dòng chảy nhỏ giọt (DCNG), sử dụng hạt vật liệu mang rất nhẹ đƣợc bao phủ bởi một lớp vi sinh vật hoạt tính cao Đây là công nghệ xanh xử lý nước thải của Đức, đang được giới thiệu nhiều ở Việt nam; Công nghệ xử lý nước thải MBR (Membrane Bio Reactor ), Công nghệ xử lý nước thải MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học; Công nghệ xử lý nước thải Biochip MBBR (Moving Bed Bio Reactor) Công nghệ MBBR là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong quá trình xử lý nước thải Công nghệ xử lý nước thải MBBR kết hợp ƣu điểm của các quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và quá trình sinh trưởng dính bám sinh học dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển ; Công nghệ xử lý nước thải AOP (Advance Oxidation Process); công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt theo mô-đun của công ty Hofmann Projekt Đây là hệ thống xử lý nước thải được sản xuất tại CHL Đức, làm sạch nước thải sinh hoạt cho khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, văn phòng tại hơn 25 quốc gia Hệ thống xử lý nước thải công nghệ phản ứng mẻ làm sạch 98% nước thải trong vòng 6 tiếng đồng hồ, tiết kiệm 75% năng lƣợng so với các công nghệ khác, chi phí vận hành và bảo dƣỡng rất thấp, ít tiếng ồn, không chứa hóa chất, bơm, cơ học và điện trong bể, rất linh hoạt nhờ thiết kế mô-đun Đây là hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ xanh đang được nhiều nước ứng dụng hiện nay Tuy nhiên, để nhập các công nghệ trên và áp dụng cần khoản kinh phí cao Nếu không có các dự án đầu tƣ lớn của Chính phủ, của các tổ chức Phi chính phủ hoặc nguồn vốn ODA thì hầu hết các khu du lịch sẽ khó thực hiện Vậy công nghệ xanh nào ứng dụng phù hợp trong thời điểm hiện tại với các khu du lịch có diện tích lớn, ƣu thế trong việc phát triển công nghệ xanh trong xử lý nước thải hiện nay sẽ được đề cập ở phần tiếp theo
- Xử lý nước thải bằng mô hình cây thực vật
Tuy nhiên, theo đề xuất của tác giả, nước thải chủ yếu của khu du lịch Thanh Thủy, Phú Thọ nói riêng và các khu du lịch sinh thái nói chugn chính là nước sinh hoạt Với công nghệ sinh học, ít tốn kém về kinh phí đồng thời tạo cảnh quan với môi trường Đó chính là phương pháp sử dụng Thảm thực vật phối hợp với Bể lọc nhân tạo để hạn chế ô nhiễm nước mà vẫn đảm bảo nguồn nước sạch nếu cần tái sử dụng Trên thế giới nhiều nước thành công ở mô hình này Nhờ công nghệ xanh, nhiều nhà học đã nghiên cứu thành công các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt mà đầu ra lại là nguồn nước sạch có thể tái xử dụng Chính sách tài chính cần phải đƣợc đề xuất, bởi đây là một tỉnh miền Núi, kinh tế còn nhiều khó khăn Hơn nữa, hoạt động du lịch không chỉ tập trung tại các khu du lịch lớn mà còn tồn tại việc khai thác và kinh doanh ở các hộ gia đình
Ví dụ: Phương pháp sử dụng cây chuối hoa (tên khoa học là cannan geniralis bail) Đây là loại cây bụi có hoa mọc thành chùm ở ngọn gồm nhiều hoa to xếp sát nhau, phù hợp với mô hình đất ƣớt, với các đặc điểm nổi bật so với các loại thực vật khác, có tiềm năng trong việc hấp thụ và xử lý các chất gây ô nhiễm nguồn nước Các cây chuối hoa được nuôi bằng nước thải từ cống đều cho hoa, sinh chồi mới và cây non rất nhiều
Theo tác giả Lê Văn Sơn, Đại học Đà N ng giải thích: “Trong thành phần nguồn nước bị ô nhiễm, có hàm lượng ni-tơ, phốt-pho cao, cây chuối hoa đã phát triển trong nguồn nước đó, chứng tỏ cây có khả năng hấp thụ chất ô nhiễm” Hoặc theo Viện Môi trường Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu, thử nghiệm, thu thập, đánh giá, chọn lọc đƣợc 19 loài thực vật thủy sinh ở Việt Nam có khả năng làm sạch trở lại cho nguồn nước mặt bị ô nhiễm Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các thực vật thủy sinh bao gồm 3 loại cây thực vật sống chìm (rong), sống trôi nổi (bèo tây) và sống nổi (hoa súng) cho các mức độ ô nhiễm khác nhau Các loài cây này có thể đƣợc sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, bằng các hệ thống chứa nước tĩnh như ao, hồ, bể hoặc các hệ thống bãi lọc có trồng các loại thực vật khác nhau TS Lê Văn Nhạ, Viện Môi trường nông nghiệp cho biết, việc áp dụng công nghệ sinh thái xử lý ô nhiễm nguồn nước mặt ở nông thôn có ƣu điểm nhƣ chi phí đầu tƣ thấp, tận dụng điều kiện tự nhiên của loại thực vật sống trong nước để xử lý ô nhiễm nên không tốn kém chi phí vận hành nào khác Bản thân các loài thuỷ sinh là thực vật làm sạch, không gây ra hiện tƣợng tái nhiễm hay thôi nhiễm Từ đầu năm 2010 tới nay, mô hình áp dụng công nghệ xử lý nguồn nước mặt bị ô nhiễm ở vùng nông thôn bằng công nghệ sinh thái của Viện đã đƣợc đƣa vào thử nghiệm tại xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Để xử lý ô nhiễm, các nhà khoa học chia ao thành từng ngăn rồi tiến hành trồng các loại cây thuỷ sinh có khả năng xử lý chất thải độc như cây lau sậy, bèo tây, rong, và cây hoa súng Kết quả bước đầu cho thấy, hiệu suất xử lý nước thải của của bèo tây và lau sậy có hiệu suất xử lý nước thải cao: làm giảm độc đụ của nước; giảm các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
Trên thực tế có rất nhiều giải pháp công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học trong xử lý nước gây ô nhiễm môi trường Nước thải sinh hoạt là nước dễ xử lý Tuy nhiên cần phải có sự nghiên cứu và góp sức của các nhà khoa học trong vấn đề trên
+ Vai trò của việc áp dụng mô hình xử lý nước thải bằng cây thực vật:
Với khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, nước thải chủ yếu là nước sinh hoạt Do vậy, việc áp dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải tại khu vực trên không khó Với diện tích đất rộng, việc xây dựng các bể, bồn chứa và các vườn cây thực vật xử lý nước là hoàn toàn có thể áp dụng với các hộ gia đình và với cả các khu du lịch lớn Hơn nữa, đây là khu du lịch sinh thái, do vậy yếu tố “xanh” luôn là lựa chọn và ƣu tiên hàng đầu
Yếu tố “xanh” mà tác giả muốn hướng đến chính là “xanh” trong cảnh quan thiên nhiên và “xanh” trong công nghệ xử lý nước thải Có lẽ không thể đề xuất một phương án xử lý nước thải bằng hóa chất hay các công nghệ đơn thuần ở đây ởi nó chỉ xử lý được nước, nhưng thiếu đi yếu tố về cảnh quan Các bồn cây thực vật trong các bể xử lý nước sẽ được thiết kế trở thành không gian xanh, thành các vườn bonsai lý tưởng cho các khu du lịch
Tuy nhiên, quy trình và giải pháp ứng dụng loại cây gì, mô hình, cách thiết kế và vận hành sẽ phụ thuộc vào việc nghiên cứu của các nhà khoa học
Nhiều mô hình xử lý nước thải trên thành công, nhưng vấn đề vẫn nằm ở kinh phí thực hiện Ứng dụng công nghệ xanh trong các khu du lịch, nghỉ dƣỡng là một chủ đề lớn, với rất nhiều công nghệ hiện đãi đã đƣợc ứng dụng và những công nghệ đang cần sự đầu tƣ và nghiên cứu của các nhà khoa học Ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải có lẽ chỉ là một phần rất nhỏ, rất cần thiết hiện nay, nhƣng cần nhiều hơn vẫn là sự nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ trên.
Đề xuất các giải pháp về tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải tại khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, Phú Thọ
3.4.1 Giải pháp tài chính chung Chính sách thuế
- Chính sách miễn và giảm thuế
Việc ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường đạt được hai điểm quan trọng trong chính sách ưu tiên miễn giảm thuế hiện nay Thứ nhất đó là việc phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường Thứ hai là hoạt động bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý nước thải gây ô nhiễm Tuy nhiên, bên cạnh các ưu đãi thực hiện theo Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2009 về ƣu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường, cần thực hiện triệt để các ưu đãi trong Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao, Luật KH&CN, Khi tiến hành đổi mới, cải tiến công nghệ theo hướng công nghệ xanh cần miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp có khoản đầu tƣ trên, đặc biệt trong các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo
Công nghệ xanh hiện nay phần lớn được nhập từ nước ngoài như Hàn Quốc, Thụy Điển, Đan Mạch, Nhật Bản Cần thực hiện chính sách miễn, giảm thuế đến mức thấp nhất với việc nhập khẩu công nghệ hoàn chỉnh, cũng nhƣ các linh kiện, máy móc, thiết bị tài sản cố định đi kèm các công nghệ trên
Khuyến khích các cá nhân, tổ chức có những đổi mới trong công nghệ nhằm hướng đến các công nghệ thân thiện với môi trường, miễn giảm các loại thuế, cũng nhƣ ƣu tiên thực hiện các ƣu đãi trong quá trình nghiên cứu và đưa vào ứng dụng Bên cạnh đó các địa phương cũng cần chủ động hơn trong việc giải quyết các chính sách miễn thuế, giảm thuế phù hợp cho từng đối tƣợng trong việc ứng dụng công nghệ xanh nói chung và các công nghệ xử lý nước thải nói riêng
- Cải cách các thủ tục hành chính
Cải cách các thủ tục hành chính thêm ngắn gọn, cụ thể, bớt rườm rà, mang tính hình thức đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong xã hội Cải cách các thủ tục hành chính để hướng tới việc tiếp cận của các doanh nghiệp với các chính sách miễn, giảm thuế đƣợc ngắn gọn, đơn giản, dễ làm và mang lại hiệu quả cao Bởi nếu theo quy trình muốn đƣợc ƣu đãi và miễn giảm thuế, cần có chứng nhận xanh của Bộ KH&CN, cần trình các thủ tục hồ sơ để được xét duyệt thì với nhiều địa phương trong cả nước công việc trên sẽ gây nhiều khó khăn, phiền phức và lâu dần sẽ không hiệu quả Mặt khác cải cách các thủ tục hành chính để giảm bớt các rào cản pháp lý để việc chuyển giao công nghệ đƣợc diễn ra dễ dàng hơn Công nghệ xanh là công nghệ mới, với các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc tiếp nhận các công nghệ từ nước ngoài là việc tất yếu Tiếp nhận những công nghệ thân thiện với môi trường cần có chính sách ưu tiên riêng trong Luật chuyển giao công nghệ để khuyến khích quá trình chuyển giao cũng nhƣ tiếp nhận các công nghệ hiện đại
Tín dụng là nguồn vốn quan trọng thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ, phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ xanh Rất nhiều doanh nghiệp tìm đến nguồn vốn từ chính sách tín dụng, đặc biệt là ở các địa phương có chính sách tín dụng ưu đãi Tuy nhiên, cần ưu tiên hơn với lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ xanh bằng việc vay nguồn vốn ƣu đãi có tính dài hơi hơn
Chính sách đầu tư và tăng cường vốn ngân sách Nhà nước
Chính sách đầu tư vào việc phát triển công nghệ xanh cần tăng cường nhiều hơn trong thời gian tới Bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh hay phát triển bền vững là vấn đề dài hơi Nhƣng không vì vậy mà đầu tƣ dàn trải, thiếu trọng điểm Cần tập hơn đầu tƣ vào lĩnh vực đổi mới công nghệ và phát triển công nghệ xanh trong thời gian tới
Phát triển các Quỹ môi trường, Quỹ KH&CN Quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ và các Quỹ KH&CN địa phương
Các nguồn đầu tƣ từ Quỹ có vai trò rất quan trọng Đặc biệt trong thời gian gần đây, ộ KH&CN có 02 quỹ đã đi vào hoạt động Các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ nhận đƣợc tài trợ từ Quỹ khi đƣợc hội đồng khoa học đánh giá các đề tài nghiên cứu có tính khả thi cao Tuy nhiên các Quỹ cần có cơ chế ƣu tiên riêng với việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường
Nhà nước cần mở rộng hơn các chính sách để kêu gọi nguồn đầu tư từ nước ngoài Với các nước đang phát triển là các nước thường có vấn nạn lớn về vấn đề môi trường Nhiều tổ chức quốc tế rất quan tâm đến vấn đề trên và các nguồn vốn phi chính phủ thường tài trợ để thực hiện các dự án về môi trường
Hình thành Luật thuế về Môi trường
Hạn chế hiện nay trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ xanh nằm ở quan điểm: chƣa có sự đối xử khác biệt trong sản phẩm có và không áp dụng công nghệ xanh Vì vậy nên nhiều doanh nghiệp, tổ chức với hệ thống máy móc cũ, nguy cơ ô nhiễm cao nhƣng vẫn ngang nhiên hoạt động Đề xuất việc hình thành Luật thuế về Môi trường, theo tác giả đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp, các tổ chức mạnh mẽ hơn trong việc tiến hành đổi mới công nghệ và hướng đến các công nghệ thân thiện với môi trường
Bởi khi Luật thuế về Môi trường đã ban hành, nó trở thành cơ sở pháp lý buộc các doanh nghiệp, các tổ chức phải ứng dụng công nghệ xanh, hay các công nghệ thân thiện với môi trường Nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đánh thuế ở mức rất cao
3.4.2 Một số giải pháp cụ thể về chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh cho Khu du lịch Suối nước khoáng nóng Thanh Thủy, Phú Thọ
Chính sách ưu tiên của Tỉnh: Để tiến hành phát triển và ứng dụng công nghệ xanh, cũng nhƣ thu hút các nhà khoa học về Tỉnh nghiên cứu và xây dựng mô hình công nghệ phù hợp, cần những chính sách chú trọng của Tỉnh Phát triển bền vững là chiến lƣợc lâu dài của quốc gia, nhƣng mỗi địa phương dựa trên chiến lược chung đó để cho ra đời những chính sách, sách lược cụ thể ở địa phương Việc ứng dụng công nghệ xanh có thể thực hiện tại một số khu du lịch trọng điểm Trong các điểm du lịch nằm trong dự án đầu tƣ phát triển của Tỉnh, về khu du lịch nghỉ dƣỡng, sinh thái thì Khu suối nước nóng Thanh Thủy xếp đầu tiên (Theo Nghị quyết số 30/2012/NQ- HĐND ngày 17/12/2012 của Tỉnh Phú Thọ về quy hoạch phát triển du lịch tỉnh phú thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030) Như vậy vấn đề đầu tiên là cần phải có định hướng đầu tư ưu tiên của Tỉnh
Xây dựng các danh mục công nghệ tiềm năng để có thể đƣợc sử dụng một cách hữu ích trong trường hợp cần thiết cũng cần phải được đặt ra Mục tiêu chính là nhằm xây dựng một danh mục các công nghệ tiềm năng để lựa chọn phát triển Việc lựa chọn công nghệ xanh nào, giải quyết lĩnh vực cụ thể nào, ví dụ: công nghệ xanh để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước cần phải đƣợc lựa chọn và đầu tƣ có trọng điểm Có nhƣ vậy hiệu quả mang lại mới có tính thiết thực Đầu tƣ dàn trải, với quan điểm tất cả đều quan trọng sẽ rất khó khăn khi tính đến yếu tố thành công của công nghệ Đây là một chiến lƣợc quan trọng trong xây dựng công nghệ trọng điểm vùng miền Với vai trò hoạch định và đƣa ra các chính sách về ứng dụng và phát triển công nghệ, các chính sách đúng đắn và đầu tƣ trọng điểm của Tỉnh sẽ có những tác động cụ thể trên các phương diện khác như chính sách Thuế, Tín dụng và các nguồn đâu tƣ tài chính
Chính sách tài chính: Tỉnh cần có những chính sách ƣu đãi về Thuế và
Tín dụng cụ thể Ví dụ: Đƣa ra các chính sách khuyến khích các điểm du lịch, các hộ kinh doanh ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải Với các hộ ứng dụng công nghệ trên sẽ đƣợc giảm và miễn thuế trong 5-10 năm sử dụng và vận hành Mọi chi phí đầu tƣ cho công nghệ trên sẽ đƣợc hỗ trợ từ nguồn Ngân sách, từ chính các doanh nghiệp đóng góp và từ các nguồn vốn đầu tư bên ngoài, hay các quỹ phát triển KH&CN địa phương Mặt khác, nếu không có sự hỗ trợ trên, Tỉnh sẽ hỗ trợ việc vay tín dụng với lãi xuất thấp, dài hạn cho các doanh nghiệp trong quá trình áp dụng công nghệ
Trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ các đơn vị thực hiện chức năng thu gom rác thải, xử lý rác thải hoặc các nguồn ô nhiễm hiện đều đƣợc miễn và giảm thuế đến mức tối đa theo quy định chung của Tỉnh Nhƣ vậy, việc các điểm du lịch đƣợc khuyến khích ứng dụng công nghệ xanh, và thực hiện quá trình ứng dụng các công nghệ trên trực tiếp xử lý và quản lý nước thải ra môi trường có hiệu quả cũng cần được hưởng các chính sách ưu tiên giống nhƣ chính các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trên Hiểu đƣợc lợi ích trước mắt và lâu dài, được hưởng các ưu đãi trong quá trình lắp đặt, vận hành cũng nhƣ miễn giảm một phần thuế trong toàn bộ quá trình kinh doanh, sẽ là những điểm nhấn quan trọng để các doanh nghiệp, các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng và các hộ gia đình có hoạt động kinh doanh khóng nóng trên địa bàn huyện Thanh Thủy hưởng ứng
Kết luận
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thông qua việc sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tác giả luận văn đã làm rõ cũng nhƣ có sự phân tích, phân biệt đƣợc khái niệm công nghệ xanh và các khái niệm liên quan như: Công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường Giải thích đƣợc các khía niệm liên quan về tài chính, về công nghệ, về môi trường và lý giải mối tương quan trong sự phát triển giữa các yếu tố trên
Luận văn cũng đã tổng quan đƣợc hệ thống các văn bản chính sách pháp luật của Nhà nước, các Bộ ngành có liên quan đặc biệt là của Bộ KH&CN Đường lối chính sách chính, cụ thể là các văn bản hiện hành là bức tranh cho sự phát triển của một chiến lược cụ thể Bằng phương pháp thống kê, cũng như phân tích trên thực tế phát triển công nghệ xanh hiện nay trong tương quan giới truyền thông và các nhà khoa học đầu ngành, tác giả phân tích thấy rõ được những thuận lợi, những hạn chế, vướng mắc và việc cấp thiết trong việc chú trọng và đầu tƣ phát triển công nghệ xanh trong thời gian tới Đồng thời tác giả đƣa ra bức tranh về chinh sách tài chính hiện nay về công nghệ xanh, đề xuất các giải pháp về tài chính chung và cụ thể để thúc đẩy ứng dụng công nghệ nói trên Với khu du lịch suối khoáng nóng Thanh Thủy, Phú Thọ nói riêng và nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng nói chung tác giả đề xuất việc ứng dụng công nghệ xanh cho sự phát triển ngành du lịch bền vững Đây là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới và cũng là yếu tố cần thiết làm nên chất lƣợng và giá trị du lịch sinh thái vùng, miền ở nước ta hiện nay.
Khuyến nghị
2.1 Các nhà làm công tác xã hội, xây dựng cơ chế chính sách, phát triển công nghệ cần quan tâm hơn đến các chính sách hỗ trợ, phát triển công nghệ xanh
Môi trường sống của con người hiện nay ngày càng bị ô nhiễm Cùng với sự khai thác các tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tài nguyên không hợp lý gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường sống của con người đặc biệt là nguồn nước Việc ứng dụng các công nghệ xanh trong xử lý nguồn nước thải giúp giảm thiểu ô nhiễm, tạo môi trường phát triển bền vững và thân thiện với con người Công nghệ xanh được nhiều nước trên thế giới ưu tiên phát triển đặc biệt là các nước như Hà Lan, Mỹ, Pháp, Đức… Ở Việt Nam tuy việc ứng dụng công nghệ xanh còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên ứng dụng công nghệ đó vào các mô hình nhỏ nhƣ các khu du lịch sinh thái, các nhà hàng, khu chung cƣ, khách sạn… là hoàn toàn có thể làm đƣợc Các chính sách hỗ trợ về tài chính, các chính sách xã hội, chính sách về khoa học và công nghệ phù hợp chính là cơ sở để công nghệ xanh đƣợc ứng dụng Do vậy, các nhà làm công tác xã hội, xây dựng cơ chế chính sách, phát triển công nghệ cần thực sự quan tâm và chú trọng đến nội dung trên
2.2 Việc đưa ra các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghệ xanh cần được tiến hành tuần tự và theo trình tự hợp lý, phù hợp với xã hội Đƣa ra các chính sách hỗ trợ tài chính và phát triển công nghệ xanh cần có lộ trình phù hợp và tiến hành một cách quy củ Có nhƣ vậy, chính sách đƣa ra mới đạt hiệu quả và công nghệ đƣợc ứng dụng sẽ có sức sống lâu dài và mang lại hiệu quả cao cho khu du lịch trong thời gian tới
2.3 Cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của ngành KH&CN, các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học và tiếng nói của các nhà khoa học đầu ngành trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ xanh
Các Viện nghiên cứu, Trường Đại học có vai trò quan trọng trong sự thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xanh Phần lớn các nghiên cứu về công nghệ xanh trong nước hiện nay đều xuất phát từ chính các Trường Đại học và các Viện nghiên cứu Các nhà khoa học chính là những người hiểu về công nghệ xanh và khả năng ứng dụng và hiệu quả của công nghệ trên Việt Nam là nước đang phát triển, nhưng việc hướng tới những công nghệ tiên tiến, đổi mới công nghệ và đón đầu công nghệ là việc hoàn toàn có thể làm được Với công nghệ xanh - công nghệ tương lai, thì vai trò của ngành KH&CN cũng nhƣ các nhà khoa học là vô cùng quan trọng Tuy nhiên, đổi mới với công nghệ hiện đại chƣa chắc đã ứng dụng thành công, nhƣng công nghệ mang tính “phù hợp” lại quyết định đến sức sống của công nghệ Ứng dụng công nghệ xanh phù hợp với môi trường, với tính chất vùng miền ở Việt Nam cần có sự nghiên cứu của các nhà khoa học đầu ngành
Công nghệ xanh là công nghệ của tương lai, là sự hội tụ của yếu tố công nghệ, kết quả của quá trình đổi mới sáng tạo, tiếp nhận và phát triển công nghệ mới Để tạo ra một công nghệ đƣợc gọi là “công nghệ xanh” là việc làm không dễ dàng Do vậy vai trò của các nhà khoa học đầu ngành là rất quan trọng
2.4 Cần có chính sách ưu tiên đặc biệt của Tỉnh nhằm đẩy mạnh các chính sách tài chính và thu hút nguồn vốn đầu tư ứng dụng công nghệ xanh trong khu du lịch trên
Với các tỉnh trong cả nước nói chung và Phú Thọ nói riêng có rất nhiều công nghệ cần đầu tƣ và phát triển Nhƣng để đẩy mạnh thế mạnh du lịch của Tỉnh, nâng cao vị thế và vai trò của khu du lịch nghỉ dƣỡng (bao gồm tổng thể các Khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, nhà hàng, khách sạn, du lịch khám phá vườn Quốc Gia Xuân Sơn ), Phú Thọ cần có chính sách ưu tiên đặc biệt cho Công nghệ xanh và phát triển nền du lịch bền vững Khi có ƣu tiên trọng điểm và có chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn, việc phát triển ngành du lịch bền vững với điểm nhấn là ứng dụng công nghệ xanh không chỉ trong giải quyết vấn nạn về môi trường mà trong tổng thể các vấn đề về tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng năng lƣợng tái sinh sẽ mang đến nhiều lợi ích lâu dài và hình ảnh du lịch thế mạnh của Tỉnh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tuấn Anh (2012), “Doanh nghiệp chú trọng hơn vào công nghệ xanh”, áo Thương Mại
2 Nguyễn Vân Anh (2012) “Bàn về một số vấn đề trích lập Quỹ và sử dụng Quỹ KH&CN”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam
3 Trần Ngọc Ca (2000) “Quản lý đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, NXB Chính trị quốc gia
4 Nguyễn Xuân Chánh (2009) “Đất hiếm và công nghệ xanh”, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc
5 Lan Chi (2012) “ Những xu hướng cơ bản của khoa học và công nghệ thế giới 10 năm qua và 10 năm tới”, Tạp chí Chính sách và quản lý khoa học và công nghệ
6 Cổng thông tin điện tử Phú Thọ: http://www.phutho.gov.vn
7 PGS.TS Vũ Cao Đàm (2011): Giáo trình Khoa học chính sách, NXB Khoa học kỹ thuật
8 PGS.TS Vũ Cao Đàm (2010), TS Đào Thanh Trường “Tranh chấp môi trường” Sách chuyên khảo nghiên cứu xã hội và môi trường
9 PGS.TS Vũ Cao Đàm (1997) Xã hội học KH&CN, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội
10 TS Trần Thu Hà (2009), “Hoàn thiện cơ chế quản lý cấp phát tài chính trong khoa học và công nghệ”, Bộ Tài chính
11 TS Nguyễn Quốc Hùng (2010), “Một số vấn đề về ô nhiễm môi trường và suy thoái đất đai ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội
12 Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng trung ƣơng (2003), “Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường Một số vấn đề lý luận thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.