ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn quận sơn trà thành phố đà nẵng

77 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn quận sơn trà thành phố đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

PHÂN HIỆU HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI QUẢNG NAM

Trang 2

PHÂN HIỆU HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI QUẢNG NAM

Chủ nhiệm đề tài: Trần Vũ Việt Hưng

Thành viên tham gia: Huỳnh Trương Kim Khánh Lớp: 2205TTRB

Khoa: Hành chính và Pháp luật

QUẢNG NAM, 05/2024

Trang 3

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 5

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Giả thuyết nghiên cứu 7

7 Cấu trúc đề tài nghiên cứu 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 8

1.1 Khái niệm ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục Pháp luật 8

1.2 Sự cần thiết ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật 10

1.3 Nội dung ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật 12

1.3.1 Ứng dụng công nghệ số trong biên soạn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật 12

1.3.2 Ứng dụng công nghệ số trong trình chiếu nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật 16

1.3.3 Ứng dụng công nghệ số trong khảo sát đánh giá chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật 18

1 4 Những yếu tố đảm bảo ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật 22

1.4.1 Yếu tố con người 22

1.4.2 Yếu tố hạ tầng 24

Trang 4

1.4.4 Nguồn lực tài chính 25

Tiểu kết chương 1 26

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI QUẬN SƠN TRÀ, TP ĐÀ NẴNG 28

2.1 Sự cần thiết ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng 28

2.2 Thực trạng nội dung ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố đà nẵng 30

2.2.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong biên soạn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật 32

2.2.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong trình chiếu nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật 37

2.2.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong khảo sát đánh giá chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật 39

2.3 Thực trạng những yếu tố đảm bảo ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố đà nẵng 40

2.3.1 Yếu tố con người 40

3.1 Các quan điểm ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến giáo, dục pháp luật trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố đà nẵng 48

Trang 5

động, phổ biến và giáo dục pháp luật 48

3.1.2 Quan điểm của quận Sơn Trà về ứng dụng công nghệ số trong hoạt động, phổ biến và giáo dục pháp luật 49

3.2 Các giải pháp ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố đà nẵng 50

3.2.1 Nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về ứng dụng công nghệ số trong thực hiện nhiệm vụ 50

3.2.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin 51

3.2.3 Phát triển ứng dụng công nghệ số vào phổ biến, giáo dục pháp luật theo xu hướng tích hợp 53

3.2.4 Tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ số trong phổ biến, giáo dục pháp luật 54

3.2.5 Đầu tư có trọng điểm để tạo sự đột phá trong việc ứng dụng công nghệ số trong phổ biến, giáo dục pháp luật 55

Tiểu kết chương 3 55

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC 61

Trang 6

Bảng 2 1 Tình hình ứng dụng công nghệ số trong biên soạn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức quận Sơn Trà 33 Bảng 2 2 Kết quả kiển tra tốc dộ soạn thảo của báo cáo viên 35 Bảng 2 3 Kết quả kiển tra tốc dộ soạn thảo của báo cáo viên khi sử dụng các ứng dụng hỗ trợ 36 Bảng 2 4 Các ứng dụng trình chiếu được sử dụng trong phổ biến, giáo dục pháp luật tại quận Sơn Trà 37 Bảng 2 5 Mức độ thành thạo ứng dụng trình chiếu của báo cáo viên 38

Trang 7

Ủy ban nhân dân UBND

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay là thời cơ mà Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển công nghệ số, phát triển ứng dụng công nghệ số trong một số lĩnh vực cụ thể, tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ số đối với người dân, từ đó vứt phá vươn lên trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp mọi nơi Để thực hiện được đòi hỏi Việt Nam phải có sự đổi mới trong tất cả các lĩnh vực đời sống đặc biệt trong công tác xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền trong đó việc phổ biến giáo dục pháp luật cần phải được nâng cao, đổi mới trong cách thực triển khai, thực hiện dựa nền tảng công nghệ số Công nghệ số chính là công cụ hữu hiệu vừa để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vừa góp phần vào việc nắm bắt nguồn thông tin dư luận và quá trình tổ chức và quản lý thực hiện hoạt động cung cấp thông tin, giáo dục ý thức pháp luật được thực hiện triệt để hơn từ việc xây dựng dữ liệu đến kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin pháp luật chính thống, đầy đủ, kịp thời, thuận lợi trên môi trường internet

Việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật giúp người dân dễ dàng khai thác sử dụng các cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật; Cổng thông tin điện tử/ Trang thông tin điện tử; giải đáp được các vướng mắc trực tuyến; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; sử dụng các trang mạng xã hội, các phần mềm học tập trực tuyến [02.tr14] Từ đó sẽ mang lại nhiều thuận lợi, hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, thúc đẩy phát triển năng lực số cho người dân và cán bộ phụ trách, tạo được hiệu ứng lan toả lớn đến đông đảo người dân trong xã hội và sự đồng thuận trong xã hội trong thực thi các chính sách pháp luật Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là một hình thực hiện đại, nhằm truyền tải những thông tin, yêu cầu, nội dung của các quy định pháp luật đến người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt kịp thời, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu Khai thác được thế mạnh của công nghệ số giúp Việt Nam chủ động hơn,

Trang 9

bảo đảm cung cấp dữ liệu, thông tin chính sát và có thể triển khai trên diện rộng một các thường xuyên và liên tục

Trong xã hội ngày nay đa số người dân, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước đã tham gia quá trình ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số: sử dụng smartphone, mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay có tổng số trên 93,5 triệu thuê bao di động sử dụng smartphone và ước tính tỷ lệ người trưởng thành sử dụng smartphone đạt khoảng 73,5% [06] Số người dùng mạng xã hội khoảng 78% nằm trong top cao của thế giới, Như vậy việc phổ biến giáo dục pháp luật thông qua công nghệ số dễ dàng tiếp cận được với người dân, tổ chức, doanh nghiệp Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt vì vậy chính quyền là đầu tàu của Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số

Thành phố Đà Nẵng là một trong những thành phố trực thuộc trung ương có những bước ngoặc đột phá trong công tác ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong đa lĩnh vực trong đó thành phố Đà Nẵng xác định lấy người dân và doanh nghiệm làm trung tâm để đánh giá được hiệu quả hoạt động Thành phố Đà nẵng đã triển khai nhiều ứng dụng số tiện ích và nhiều kênh để người dân, doanh nghiệp tiếp cận sử dụng Qua đó tạo được mối liên kết giữa chính quyền và nhân dân dễ dàng tiếp cận, tuyên truyền phổ biến các thông tin chính sách, pháp luật đến người dân một cách hiệu quả

Quận Sơn Trà là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc thành phố Đà Nẵng, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên UBND quận Sơn Trà có các phòng chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương Trong hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật được các cấp chính quyền quận Sơn Trà đặc biệt quan tâm vì công tác này nhằm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân góp phần ngăn

Trang 10

ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu kiến thức về pháp luật đặc biệt trong bối cảnh xã hội số việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật là quan trọng phù hợp với thực tiễn hiện nay và tiến trình đẩy mạnh phát triển công nghệ số của Việt Nam Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực pháp luật, đặc biệt trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài

“Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” nhằm mục đích khái quát các vấn đề

lý luận thông qua đó đánh giá, phân tích thực tiễn quá trình ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; từ đó tìm ra những hạn chế còn bất cập trong việc thực hiện công nghệ số, kiến nghị một số giải pháp đảm bảo thực hiện ứng dụng công nghệ trong việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam, trong những năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học mang tính chất chuyên sâu, làm rõ các thực trạng về hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật nhưng việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật còn hạn chế đặc biệt trong thời đại kỷ nguyên số việc nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học, các học giả nghiên cứu về vấn đề này là

cấp thiết Trước tình hình đó Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng

công nghệ thông tin trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 – 2021” với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp trong việc ứng dụng công

nghệ thông tin trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật Bên cạnh đó cũng có một số bài viết như:

- Đầu tiên phải kể đến đề tài “Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” của tác giả Trần Thị Liên Đề tài này đã chỉ ra sự phát triển và cách thức hoạt động của mô hình chính phủ điện tử ở một số nước phát triển như Mĩ, Singapo, Autralia và chỉ ra thực trạng, đưa ra định hướng trong ứng dụng chính phủ điện tử ở Việt Nam Mặc dù, có phân tích và đưa ra hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lí hành chính tại

Trang 11

các cơ quan nhà nước nhưng đề tài mang tính vĩ mô, chưa đi sâu vào công việc cụ thể của các hoạt động hành chính

- Để tài “Ứng dụng tin học trong quản trị văn phòng tại văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” của tác giả Nguyễn Thị Lan trong Khóa luận tốt nghiệp 2012-2016 đã chỉ ra thực trạng và giải pháp sử dụng tin học trong hoạt động quản trị văn phòng

- Đề tài “Ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lí và điều hành văn phòng tại Sở Nội vụ thành phố Đà Nằng” của tác giả Nguyễn Thị Mơ trong khóa luận tốt nghiệp 2012-2016 đã chỉ ra hiện trạng ứng dụng CNTT trong công tác văn phòng, tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực của tổ chức

- Bài viết “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, phổ biến giao dục pháp luật trong công an thành phố Hồ Chí Minh” do tác giả Võ Thị giang, Nguyễn Lam viết đã khái quát được tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, phổ biến giao dục pháp luật, đưa ra được những thành tựu cụ thể và các giải pháp nâng cao hiệu quả việc Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, phổ biến giao dục pháp luật

Một số tài liệu khác như:

- Halold Koontz, Cyril O’ Donnel và Heinz Weihrich, 1992, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

- Phan Đình Diệu, 2001, Tổng quan về CNTT và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

- Nguyễn Văn Chiêu, 2009, Khoa học quản lý đại cương, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

- Trương Vũ Bằng Giang, 2014, Tài liệu bài giảng Chuyển giao công nghệ quốc tế

- Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học Việt Nam, 2014, Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam năm 2014 - Lưu Đan Thọ, 2014, Quản trị học trong xu thế hội nhập, Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính

Trang 12

- Nguyễn Bá Hiến, 2006, Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

- Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- Bùi Quang Thụy, 2010, “Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành kinh doanh điện thoại tại Công ty TM&XNK Viettel”, Luận văn thạc sỹ quản lý, Học viện Kỹ thuật quân sự, Hà Nội

Trong năm vừa qua Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Tọa đàm “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật” để trao đổi, bàn ra giải pháp tiếp tục thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này Đồng thời triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng Cổng/Trang thông tin điện tử phổ biến và giáo dục pháp luật cấp tỉnh thuộc phạm vi đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021”, trong đó có một số địa phương đã hoàn thành xây dựng Trang thông tin điện tử phổ biến và giáo dục pháp luật (Yên Bái, Lai Châu, Khánh Hòa, Thừa Thiên - Huế…) Kết quả của Tọa đàm sẽ là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan trọng để Bộ Tư pháp triển khai thực hiện các giải pháp, lộ trình thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật phù hợp với bối cảnh và yêu cầu công tác phổ biến và giáo dục pháp luật trong tình hình mới Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng phổ biến và giáo dục pháp luật Trung ương và các địa phương

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu có mục đích khai thác những vấn đề lý luận về phổ biến và giáo dục pháp luật trong việc ứng dụng công nghệ số từ thực tiễn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng; qua đó xây dựng các nguồn tài liệu khoa học, đồng thời kiến

Trang 13

nghị một số giải pháp đảm bảo thực hiện việc ứng dụng công nghệ số trong việc thực hiện việc phổ biến và giáo dục pháp luật

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích những lý luận, pháp lý về việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật từ thực tiễn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng; - Phân tích, đánh giá thực trạng về việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật từ thực tiễn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng;

- Kiến nghị một số giải pháp thực hiện việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phố biến, giáo dục pháp luật

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn về ứng dụng công nghệ số trong phổ biến và giáo dục pháp luật tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu tập trung khai thác nghiên cứu về

lý luận, pháp lý, thực tiễn về việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung khai thác, tìm hiểu

và đánh giá về việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật từ thực tiễn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu khai thác, tìm hiểu và đánh giá về

thực tiễn việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Chúng tôi tiến hành tìm hiểu,

tổng hợp, phân tích các kiến thức nền tảng, cơ sở lý thuyết, các quy định của pháp

Trang 14

luật về hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật và việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

+ Phương pháp khảo sát, đánh giá, phỏng vấn: chúng tôi sử dụng các

phương pháp này ở chương 2 nhằm đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biển và giáo dục pháp luật hiện nay từ thực tiễn quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng

Ngoài các phương pháp nêu trên chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và thống kê…

6 Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động giáo dục, phổ biến pháp luật đang được thực hiện theo các phương pháp cũ, chưa được kết hợp ứng dụng các công nghệ số Việc thực hiện ứng dụng công nghệ số giúp nâng cao hiệu quả làm việc của báo cáo viên trong

hoạt động giáo dục, phổ biến pháp luật 7 Cấu trúc đề tài nghiên cứu

Ngoài Phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của BCKT được bổ cục thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

Chương 2 Thực tiễn ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Chương 3 Các quan điểm và giải pháp ứng dụng công nghệ số trong hoạt

động phổ biến, giáo dục pháp luật tại quận Sơn Trà, thành phố Đà nẵng

Trang 15

1.1.1 Phổ biến, giáo dục pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng các hình thức thích hợp nhằm nâng cao tri thức, tính cảm, niềm tin pháp luật, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiên chỉnh chấp hành pháp luật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được phổ biến, giáo dục pháp luật Nhưng hiện nay cụm từ “Phổ biến, giáo dục pháp luật”các nhà làm luật vẫn còn những ý kiến chưa thống nhất khi đề nghị phân biệt rõ hai khái niệm “phổ biến pháp luật” và “giáo dục pháp luật” vì cho rằng đây là tập hợp từ ghép giữa hai từ “phổ biến” và “giáo dục” mà xét về bản chất thì có ngữ nghĩa khác nhau, đồng thời hai hoạt động này có chủ thể thực hiện, đối tượng điều chỉnh cũng như cách thức thực hiện khác nhau Việc cụm từ “phổ biến, giáo dục pháp luật” không thể phân tách theo định nghĩa vì xuất phát từ mối liên hệ giữa phổ biến, giáo dục pháp luật, trong phổ biến có giáo dục và trong giáo dục có phổ biến pháp luật [30]

Theo sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật thì định nghĩa riêng biệt hai từ phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật trong đó:

Phổ biến pháp luật có hai nghĩa trong đó nghĩa hẹp là giới thiệu tinh thần

văn bản pháp luật cho đối tượng của nó, nghĩa rộng là truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước [30]

Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao

tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng mọi cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị…) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng [30]

Từ hai định nghĩa trên có thể hiểu thống nhất về cả cụm từ phổ biến, giáo dục pháp luật có hai nghĩa như sau:

Trang 16

Nghĩa hẹp: Là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri

thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng [30]

Nghĩa rộng: Là công tác, lĩnh vực, ngạch (theo nghĩa thông thường mà

không phải nghĩa trong pháp luật về cán bộ, công chức) phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; lập chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; áp dụng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; Triển khai chương trình kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ lý luận…về phổ biến, giáo dục pháp luật [30]

1.1.2 Ứng dụng công nghệ số

Sự phát triển đột phá của công nghệ số là làn sóng chuyển đổi đưa toàn bộ các hoạt động từ xã hội thực lên không gian mạng, từ môi trường truyền thống lên môi trường số trong đó có cả chuyển đổi các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật từ môi trường truyền thống lên môi trường số Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phố biển giáo dục pháp luật là việc thay đổi toàn diện quá trình tổ chức quản lý và thực hiện hoạt động cung cấp thông tin pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật mà trong đó người dân được đặt vào vị trí trung tâm thông qua nền tảng, công nghệ số từ việc xây dựng dữ liệu đến kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin pháp luật chính thống, đầy đủ, kịp thời, thuận lợi trên môi trường internet

Ứng dụng công nghệ số là việc áp dụng các công nghệ thông tin vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm tăng cường năng suất, cải thiện chất lượng và tăng hiệu quả của các hoạt động này Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số cũng bao gồm việc số hóa quy trình trong hoạt động, giúp quản lý tài liệu và hồ sơ trở nên dễ dàng, an toàn và tiện lợi, hướng đến "văn phòng không giấy" [21]

Trang 17

1.1.3 Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục Pháp luật

Từ những kiến thức trên, nhóm nghiên cứu khái quát khái niệm ứng dụng

công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là “Hoạt động ứng

dụng các phần mềm ứng dụng, nền tảng số, kể cả việc sử dụng mạng xã hội vào các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật”

Ngoài ra ứng dụng công nghệ số để có thể đánh giá, đo lường mức độ quan tâm, tương tác thông tin pháp luật của các nhóm chủ thể khác nhau đối với các nội dung pháp luật khác nhau; đào tạo tập huấn nguồn nhân lực phục vụ thực hiện chuyển đổi số, tạo thói quen cho người dân khi khai thác, tìm hiểu pháp luật trên cơ sở ứng dụng công nghệ số

1.2 Sự cần thiết ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

Công nghệ số đang nổi lên như một trong những công nghệ hiện đại với khả năng tạo ra bước ngoặt, nó đóng vai trò trọng yếu trong quá trình chuyển đổi số Quá trình này là sự thay đổi toàn diện và sâu rộng trong lối sống, cách thức làm việc và các phương pháp sản xuất, dựa trên nền tảng của công nghệ số của cá nhân và tổ chức Việc tích hợp công nghệ số vào các hoạt động như phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ cải thiện đáng kể hiệu quả của những hoạt động này mà còn là sự phát triển của hệ thống tư pháp Việt Nam, qua đó góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Ứng dụng công nghệ số mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể như nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật Ngày nay, các công nghệ số đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực, trong đó lượt tiếp cận của người dân thông qua công nghệ số ngày càng tăng đặc biệt trong việc tiếp cận pháp luật, công nghệ số cho phép người dân tiếp cận thông tin pháp luật một cách nhanh chóng và lính hoạt với sự hỗ trợ của internet, các văn bản pháp luật, hướng dẫn và tài liệu liên quan có thể được truy cập từ bất kỳ đâu, miễn là có kết nối mạng internet Điều này giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào

Trang 18

các nguồn thông tin truyền thông như thư viện, sách báo hoặc đến các văn phòng tư vấn pháp luật

Trong những năm qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thường tổ chức theo chuyên đề, theo từng đợt trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm của từng địa phương Tuy nhiên nếu ứng dụng công nghệ số trong hoạt động này có thể thường xuyên phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mạng internet sẽ giúp người dân dễ dàng học hỏi và cập nhật kiến thực pháp luật mà không cần đợi đến lúc gặp mặt trực tiếp Công nghệ số cho phép tương tác hai chiều giữa người dân và cơ quan, tổ chức pháp luật Người dân có thể đặt câu hỏi, nhạn phản hồi và tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến, tạo điều kiện cho việc học hỏi và chia sẻ thông tin hiệu quả hơn

Sự phát triển của công nghệ số trong đời sống ngày nay mang lại nhiều sự tiện lợi nhất định trong đời sống xã hội, với các ứng dụng số hiện đại có thể dạy học trực tuyến giúp giảm được kính phí tổ chức các lớp phổ biến, giáo dục pháp luật Nếu ứng dụng được công nghệ học trực tuyến này sẽ giảm được nhiều chi phí trang bị cơ sở vật chất, giảm chi phí in ấn và phân phối tài liệu, cũng như giảm thời gian và công sức cần thiết cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật Điều này làm tăng hiệu quả tổng thể của các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giúp mọi người dễ dàng hiểu biết và cập nhật được kiến thực pháp luật Dữ liệu các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu liên quan đến lĩnh vực pháp luật vô cùng khủng lồ nếu để công nghệ số xử lý các dữ liệu, tạo ra nguồn dữ liệu lớn về pháp luật thì việc này không chỉ đơn thuần là lưu trữ thông tin mà còn bao gồm việc phân tích, sắp xếp và tối ưu hóa dữ liệu để tạo ra nguồn thông tin hữu ích, dễ truy cập và sử dụng cho người dân, tận dụng công nghệ số để xử lý và quản lý dữ liệu pháp luật, chúng ta có thể tạo ra một hệ thống thông tin pháp luật toàn diện, minh bạch và dễ tiếp cận, hỗ trợ đắc lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời góp phần vào việc xây dựng một nhà nước pháp quyền hiện đại và công bằng Ứng dụng mạng xã hội không chỉ là nơi chia sẻ thông tin cá nhân hay giải trí, mà còn có thể trở thành công cụ mạnh mẽ để phổ biến, giáo dục thông tin

Trang 19

pháp luật Việc sử dụng mạng xã hội để phổ biến, giáo dục pháp luật là việc làm khá thường xuyên trong thời gian gần đây nó giúp tăng cường sự nhận thức về các vấn đề pháp luật thông qua việc chia sẻ các bài viết, video, hình ảnh và infographic Thông tin pháp luật được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu và thu hút có thể tiếp cận được với số lượng lớn người dùng Mạng xã hội là phương tiện cập nhật thông tin nhanh chóng và kịp thời Những thay đổi hoặc cập nhật trong luật pháp có thể được lan tỏa đến cộng đồng một cách tức thì

Tóm lại, việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là cần thiết để đáp ứng được với nhu cầu thực tiễn hiện nay cũng như tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam Trong thời đại thông tin và công nghệ bùng nổ, việc tích hợp công nghệ số không chỉ giúp cải thiện hiệu quả, mở rộng tầm vóc và tăng cường tính tương tác trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, mà còn đáp ứng được xu hướng phát triển toàn cầu và nhu cầu ngày càng tăng của người dân về việc tiếp cận thông tin nhanh chóng và chính xác Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi số và hội nhập sâu rộng với thế giới, việc áp dụng công nghệ số trong lĩnh vực này không chỉ là bước tiến quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và hiện đại trong quản lý và phổ biến pháp luật, mà còn là phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng một nhà nước pháp quyền và tăng cường quyền lực cho người dân

1.3 Nội dung ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

1.3.1 Ứng dụng công nghệ số trong biên soạn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

Trước khi thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, việc chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung là bước quan trọng, giúp đảm bảo nội dung truyền đạt một cách chính xác, dễ hiểu và có hiệu quả tới quần chúng nhân dân Trong bối cảnh thông tin lan truyền nhanh chóng như hiện nay quy trình biên soạn nội dung cần có sự đầu tư cẩn thận và đúng đắn trước khi diễn ra hoạt động phổ biến, giáo dục pháp

Trang 20

luật, nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế những nội dung không chính xác hoặc phản hồi đúng các thắc mắc liên quan đến pháp luật

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số, để tăng độ chính xác và cập nhập chính xác nội dung trước khi hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật diễn ra thì các báo cáo viên tận dụng những công nghệ hiện đại có sẵn có để tra cứu và cập nhật các thông tin pháp luật qua internet đồng thời họ cũng sẽ ứng dụng một số công nghệ mới trong việc biên soạn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật để tăng khả năng cập nhập nội dung một cách nhanh chóng và linh hoạt, đảm bảo thông tin luôn chính xác, kịp thời và tiết kiệm được chi phí, thời gian của báo cáo viên

Ứng dụng công nghệ số trong biên soạn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là quá trình sử dụng các công nghệ số và nền tảng kỹ thuật số để lưu trữ dữ liệu, biên soạn nội dung đa dạng, phân tíchvà tối ưu hóa nội dung liên quan đến pháp luật Việc ứng dụng này nhằm mục đích cải thiện nội dung phổ biến, giáo dục tăng khả năng tiếp cận, độ chính xác cao

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số vào biên soạn nội dung là việc áp dụng các công vụ tin học hiện đại để soạn thảo nội dung, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ yêu cầu quản lý các tài liệu lưu trữ, tra tìm thông tin trong các văn bản, tài liệu được nhanh chóng, chính xác, nâng cao năng suất, hiệu quả trong công việc và tạo môi trường thuận lợi trao đổi thông tin giữa các cơ quan, tổ chức thông qua mạng Internet

Có thể thấy ứng dụng công nghệ số trong biên soạn, soạn thảo nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu rất quan trọng Công tác soạn thảo nội dung sẽ được tiến hành theo sự hướng dẫn chuyên môn của cơ quan cấp trên và các văn bản của pháp luật quy định về thể thức và quy trình ban hành Các khâu nghiệp vụ biên soạn nội dung đều được tiến hành trên máy tính, sau đó thông qua mạng nội bộ chuyển cho lãnh đạo cơ quan xem xét và ý kiến chỉnh sửa luôn qua hệ thống quản lý của cơ quan và tiến hành việc ban hành nội dung chuyên đề cần phổ biến, giáo dục pháp luật

Trang 21

Để biên soạn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật báo cáo viên sử dụng phần mềm microsoft word là phổ biến nhất, vì trong quá trình biên soạn, người biên soạn có thể sửa chữa, bổ sung câu chữ hoặc thay đổi phần đoạn khác nhau trong văn bản, tạo một văn bản sạch sẽ mà không phải tốn kém nhiều thời gian Hiện nay phần mềm microsoft word đã tích hợp những công nghệ hiện đại, nâng câo giúp người sử dụng dễ dàng hơn trong việc soạn thảo văn bản đặc biệt hơn như việc soạn thảo văn bản bằng giọng nói giúp cải thiện năng suất công việc và học tập Thay vì sử dụng bàn phím để nhập từng chữ trên văn bản Word, người soạn thảo có thể chuyển chuyển từ giọng nói có sẵn thành văn bản hiển thị Việc nhập văn bản bằng giọng nói trên phần mềm microsoft word khá đơn giản, có thể thao tác nhanh chóng bằng cách sử dụng tổ hợp phím Windows + H thay cho công cụ Dictate hoặc có thể qua các bước sau:

Bước 1: Mở Word, ở tab Home chọn biểu tượng hình micro Dictate Bước 2: Thiết lập ngôn ngữ cần sử dụng để nhập văn bản

Bước 3: Nhấp vào micro và bắt đầu đọc văn bản để nhập văn bản bằng giọng nói

Ngoài phần mềm microsoft word có thể soạn thảo bằng giọng nói thì người soạn thảo có thể sử dụng phần mềm Google Docs đó cũng là một trong những công cụ xử lý văn bản miễn phí trên nền tảng trực tuyến hay Google Dịch là một công cụ miễn phí, với mục đích hỗ trợ thao tác dịch ngôn ngữ Tuy nhiên, nó cũng cho phép người dùng nhập văn bản bằng giọng nói

Khi biên soạn nội dung việc kiểm tra chính tả cũng quan trọng không kém, nên việc ứng dụng các công nghệ vào biên soạn nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là cần thiết vì nó giúp người soạn thảo giảm được các lỗi sai mà người soạn thảo không nhận ra Hiện nay việc dò lỗi chính tả có nhiều phần mềm, công nghệ mới để phục vụ nhu cầu của người soạn thảo như: Google Docs, Web Vspell, VcatSpall, Tummo Spell, TinySpell mỗi phần mềm, công nghệ đều có những ưu nhược điểm riêng nhưng chung quy lại vẫn có thể ứng dụng trong công tác biên soạn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

Trang 22

Ứng dụng của công nghệ nhận dạng ký tự quang học trong quá trình soạn thảo văn bản giúp tăng tốc độ biên soạn nội dung, giảm thiểu thời gian cần thiết cho việc ghi chép hoặc đọc lại văn bản Điều này không những cải thiện hiệu suất làm việc mà còn đảm bảo tính chính xác cao trong việc nhập liệu và xử lý thông tin.Công nghệ chuyển hình ảnh thành văn bản, còn được gọi là nhận dạng ký tự quang học là một công nghệ tiên tiến giúp chuyển đổi các loại hình ảnh chứa văn bản - từ tài liệu giấy scan, ảnh chụp màn hình, đến ảnh chụp văn bản - thành dữ liệu văn bản có thể chỉnh sửa và tìm kiếm được Sử dụng các thuật toán phức tạp và học máy, nó không chỉ nhận diện ký tự và từ một cách chính xác, mà còn có khả năng hiểu được cấu trúc và định dạng của văn bản trong hình ảnh, bao gồm cả việc phân biệt tiêu đề, đoạn văn, và thông tin khác Điều này mở ra nhiều ứng dụng thực tiễn, từ việc tự động nhập liệu, quản lý tài liệu, cho đến việc hỗ trợ người khiếm thị đọc sách và tài liệu Công nghệ này không ngừng được cải tiến, với việc áp dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để tăng độ chính xác và khả năng nhận diện văn bản trong các điều kiện ánh sáng và định dạng khác nhau

Ngày nay, sự phát triển của các phần mềm chuyển đổi hình ảnh sang văn bản đã nhận được sự chấp nhận rộng rãi và đạt được nhiều thành công nhất định, nhờ vào sự tiện lợi và hiệu quả mà chúng mang lại điển như các phần mềm: Google Keep, CamScanner, Google Office Lens, Text Scanner, Text Fairy, OCR Text Scanner…Các phần mềm đã chứng minh rằng sự phát triển của công nghệ chuyển đổi hình ảnh sang văn bản không chỉ được chấp nhận rộng rãi mà còn đạt được nhiều thành tựu đáng kể Sự tiện lợi và hiệu quả mà những ứng dụng này mang lại đã tạo ra một bước tiến lớn trong việc xử lý và quản lý thông tin, làm cho việc chuyển đổi văn bản từ hình ảnh không chỉ nhanh chóng mà còn chính xác, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất công việc

Tóm lại, chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung là bước quan trọng trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo truyền đạt chính xác, dễ hiểu và hiệu quả Trong thời đại thông tin lan truyền nhanh chóng, quy trình biên soạn cần sự đầu tư cẩn thận, giúp hạn chế nội dung không chính xác và phản hồi đúng các thắc mắc pháp luật Công nghệ số, như việc sử dụng internet và các công nghệ mới, đóng vai trò

Trang 23

quan trọng trong việc cập nhật thông tin pháp luật, tăng cường độ chính xác và tiết kiệm thời gian, chi phí cho báo cáo viên Công nghệ như dạng ký tự quang học giúp tăng tốc độ biên soạn và đảm bảo tính chính xác của thông tin Các phần mềm như Microsoft Word, Google Docs và các công cụ kiểm tra chính tả hỗ trợ trong quá trình biên soạn, cải thiện năng suất và hiệu quả công việc

1.3.2 Ứng dụng công nghệ số trong trình chiếu nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

Trình chiếu nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ là việc truyền đạt các nội dung pháp luậy và quy định pháp luật một cách đơn thuần mà còn là quá trình tạo dựng và phát triển ý thức pháp luật trong cộng đồng Quá trình này bao gồm việc sử dụng các phương tiện trực quan như slide trình chiếu, video, infographics, và thậm chí là các thiết bị di động để làm cho nội dung pháp luật trở nên sinh động và dễ hiểu hơn Khi phổ biến, giáo dục pháp luật trình chiếu nội dung có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại vì khi trình chiếu nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật giúp người dân hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật hiện hành, cập nhập được những kiến thức mới, hiểu biết cụ thể về chính sách của nhà nước từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân Với công nghệ hiện nay việc trình chiếu các nội dung về pháp luật rất sinh động giúp cho thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu hơn

Sự tích hợp của công nghệ số vào việc trình bày nội dung giáo dục pháp luật đề cập đến việc sử dụng các công cụ và phần mềm hiện đại như Microsoft PowerPoint, Canva, Adobe Photoshop, và Adobe After Effects Những công cụ này giúp tạo ra các hình ảnh, video, poster tuyên truyền và infographics, làm cho việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật trở nên hấp dẫn và sinh động hơn Qua đó, nâng cao hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin pháp luật đến công chúng, góp phần vào việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tuân thủ pháp luật trong xã hội[22]

Trước kỷ nguyên công nghệ số, việc phổ biến và giáo dục pháp luật thường đòi hỏi nhiều chi phí cho việc in ấn và phát hành tài liệu tuyên truyền, dẫn đến sự

Trang 24

lãng phí đáng kể Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngày nay, việc truyền bá thông tin đã trở nên linh hoạt và đa dạng hơn bao giờ hết Các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giờ đây có thể tận dụng các kênh mạng xã hội và màn hình quảng cáo số để trình chiếu nội dung, làm cho việc truyền đạt thông tin không chỉ hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí, đồng thời đạt được sự phủ sóng rộng rãi trên nhiều nền tảng khác nhau Ứng dụng công nghệ số trong trình chiếu nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ làm mới mẻ phương pháp truyền đạt mà còn thúc đẩy một cách tiếp cận hiện đại, hiệu quả, và rộng rãi hơn đến việc giáo dục pháp luật, góp phần tạo dựng một xã hội công bằng, văn minh và tuân thủ pháp luật

Hiện nay, trong việc trình chiếu nội dung pháp luật để tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật các báo cáo viên, cơ quan chủ trì phổ biến, giáo dục pháp luật sử dụng chủ yếu các các cộng cụ hỗ trợ như màn hình chiều, máy chiếu, Tivi, màn hình kỹ thuật số với sự phát triển của công nghệ đã tích hợp các tình năng nâng cao vào trong các công cụ hỗ trợ giúp việc trình chiếu dễ dàng hơn điển hình như: Kết nối không dây và truyền dữ liệu qua Bluetooth hoặc Wi-Fi Cho phép báo cáo viên trình chiếu từ máy tính, tablet, hoặc điện thoại mà không cần dùng đến dây cáp, làm cho việc thiết lập trở nên nhanh chóng và linh hoạt, một số màn hình kỹ thuật số và máy chiếu tích hợp tính năng tương tác, cho phép người dùng tương tác trực tiếp trên màn hình, tạo điều kiện cho việc thảo luận và trao đổi thông tin một cách sinh động Chia sẻ màn hình và trình chiếu đa màn hình hỗ trợ việc chia sẻ nội dung từ nhiều nguồn cùng lúc, giúp trình bày thông tin đa dạng hơn Nhờ vào sự phát triển của công nghệ số, việc trình chiếu nội dụng pháp luật để phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ được thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn mà còn tạo ra một không gian tương tác và thú vị, khuyến khích sự tham gia và hỗ trợ việc hiểu biết sâu sắc về pháp luật từ phía người nghe và người xem

Tóm lại, trình chiếu nội dung pháp luật để phổ biến, giáo dục pháp luật ngày nay không chỉ đơn thuần truyền đạt thông tin về luật pháp mà còn phát triển tư duy sáng tạo, ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng thông qua sử dụng

Trang 25

công nghệ số và các phương tiện trực quan như slide, video, infographics, và thiết bị di động để cho thông tin dễ tiếp cận và hiểu hơn Công nghệ hiện đại như Microsoft PowerPoint, Canva, và Adobe Photoshop giúp làm cho nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật sinh động và hấp dẫn, góp phần nâng cao hiệu quả truyền đạt và thúc đẩy tuân thủ pháp luật Sự phát triển của công nghệ đã giảm chi phí và mở rộng phạm vi tiếp cận thông qua mạng xã hội và màn hình quảng cáo số, làm mới mẻ phương pháp giáo dục và tạo dựng một xã hội công bằng và tuân thủ pháp luật Các công cụ hỗ trợ như màn hình chiếu, máy chiếu, và Tivi, với tính năng kết nối không dây và tương tác, đã làm cho việc trình chiếu nội dung pháp luật không chỉ chuyên nghiệp và hiệu quả hơn mà còn tạo ra không gian tương tác, khuyến khích sự tham gia và hiểu biết sâu sắc về pháp luật

1.3.3 Ứng dụng công nghệ số trong khảo sát đánh giá chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật

Vào năm 2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BTP, trong đó quy định bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đặc biệt là trong bối cảnh yêu cầu thực tiễn ngày càng cao đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ đáp ứng được nhu cầu thông tin pháp luật mà còn phản ánh cuộc sống hàng ngày và mong muốn được hiểu biết, được bảo vệ bởi pháp luật của người dân

Khảo sát đánh giá chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm định, đánh giá và nâng cao hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tăng cường nhận thức pháp luật trong xã hội Qua quá trình này, cơ quan thực hiện có thể thu thập dữ liệu, phản hồi từ người dân và các bên liên quan để đánh giá mức độ hiểu biết, sự hài lòng và tác động thực tế của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đến đời sống xã hội Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng và phương pháp triển khai các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật một cách hiệu quả hơn, mà còn đảm bảo rằng nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật luôn phản ánh đúng nhu cầu và thực tiễn cuộc

Trang 26

sống Việc khảo sát và đánh giá chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ là một công cụ đo lường hiệu quả của các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, mà còn là cơ sở để phát triển chiến lược, kế hoạch cụ thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tương lai Qua đó, các nhà hoạch định chính sách và người thực hiện có thể xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình triển khai, từ đó điều chỉnh và tối ưu hóa các kế hoạch và chương trình sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi địa phương và nhóm đối tượng Đặc biệt, việc này cũng hỗ trợ trong việc xây dựng một nền tảng kiến thức pháp luật vững chắc cho mọi tầng lớp xã hội, giảm thiểu vi phạm pháp luật và tăng cường sự tin tưởng của công dân vào nhà nước Bằng cách đánh giá kỹ lưỡng và liên tục, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội mà còn góp phần xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền và một xã hội minh bạch và công bằng cho mỗi cá nhân

Việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động khảo sát và đánh giá chất lượng trong phổ biến, giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả cao bằng cách tận dụng các công cụ công nghệ hiện đại có sẵn để thực hiện việc khảo sát đánh giá, điều này không chỉ làm tăng tốc độ và mở rộng khả năng tiếp cận của người dân vào quá trình khảo sát mà còn giúp người thực hiện tiết kiệm thời gian đáng kể Các công nghệ số còn hỗ trợ trong việc tổng hợp và phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giảm bớt nhu cầu về nhân sự cần thiết cho việc thu thập và xử lý thông tin Nhờ vậy, quy trình khảo sát và đánh giá trở nên thuận tiện và linh hoạt hơn, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động khảo sát, đánh giá chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật

Các phần mềm ứng dụng khảo sát trực tuyến như Google Forms và SurveyMonkey trong đánh giá chất lượng các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả đáng kể Các nền tảng này cho phép tạo và phân phối bảng khảo sát một cách dễ dàng, hỗ trợ việc thu thập phản hồi từ một lượng lớn người tham gia ở nhiều địa phương khác nhau một cách nhanh chóng và tiện lợi Sự tiện lợi này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và công sức mà còn giảm bớt nhu cầu về nhân lực cho các công tác thu thập và xử lý thông tin Thêm vào đó, khả năng

Trang 27

tự động hóa trong việc tổng hợp và phân tích dữ liệu cung cấp cái nhìn sâu sắc và nhanh chóng về kết quả khảo sát, giúp người thực hiện dễ dàng nhận diện xu hướng và mẫu dữ liệu Bên cạnh đó, các biện pháp bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư được tích hợp sẵn trong các nền tảng khảo sát trực tuyến cũng tăng cường sự tin tưởng và sẵn lòng tham gia của người dân, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu thu thập được Nhờ vậy, công cụ khảo sát trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình đánh giá và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục pháp luật, hướng tới việc phát triển các chương trình pháp luật phản ánh chính xác nhu cầu và thực tiễn cuộc sống của người dân

Để phù hợp với thực tế hiện nay các cơ quan tổ chức đều có những trang mạng xã hội như Facebook, zalo…Vì vậy để tận dụng triệt để mạng xã hội làm công cụ để tiến hành khảo sát mang lại nhiều lợi ích trong việc thu thập dữ liệu và ý kiến phản hồi từ công chúng Bằng cách tạo và chia sẻ các cuộc khảo sát thông qua các nền tảng như Facebook,Zalo.Người thực hiện có thể dễ dàng tiếp cận một lượng lớn người tham gia từ đa dạng địa phương, tăng cơ hội thu thập phản hồi đa chiều và phong phú Các tính năng bình chọn trực tiếp trên mạng xã hội cũng thúc đẩy sự tương tác và tham gia, giúp quá trình khảo sát trở nên sinh động và hấp dẫn hơn Hơn nữa, việc phân tích dữ liệu trở nên thuận tiện hơn với các công cụ phân tích tích hợp, cho phép đánh giá nhanh chóng hiệu quả và độ phủ của cuộc khảo sát Sự tiện lợi và tiết kiệm chi phí là những ưu điểm nổi bật khi sử dụng mạng xã hội trong các hoạt động khảo sát, đồng thời cũng tăng cường sự minh bạch và dân chủ trong quá trình thu thập ý kiến đóng góp từ cộng đồng Qua đó, mạng xã hội không chỉ là một kênh thông tin mà còn trở thành một phần quan trọng trong việc phát triển chính sách và chương trình giáo dục pháp luật, hướng tới việc tạo dựng một xã hội thông tin, cởi mở và tích cực tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến đời sống xã hội

Trong quá trình khảo sát, đánh giá việc tổng hợp, thống kê kết quả rất quan trọng nếu việc thống kê, tổng hợp có sai sót có thể ảnh hưởng đến kết quả khảo sát đánh giá chất lượng, vì vậy hiện nay cũng có nhiều phần mềm, công nghệ hỗ trợ người thực hiện khảo sát tổng kết, thống kê, phân tích kết quả từ các cuộc khảo

Trang 28

sát như SPSS, Excel và các công cụ chuyên sâu khác, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuyển hóa dữ liệu thô từ các cuộc khảo sát thành thông tin có giá trị, giúp tiết lộ các xu hướng và hiểu biết sâu sắc Các phần mềm này được thiết kế để xử lý một lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả, từ việc tự động hóa quá trình nhập và sắp xếp dữ liệu đến thực hiện các phân tích thống kê phức tạp Điều này không chỉ giúp giảm thiểu khả năng sai sót và tiết kiệm thời gian mà còn cung cấp khả năng phân tích mạnh mẽ, từ phân tích tần suất, tương quan, hồi quy đến kiểm định giả thuyết, làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các biến và nhận diện xu hướng Bằng cách sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu, người thực hiện khảo sát có thể dễ dàng tổng hợp và đánh giá kết quả khảo sát, đưa ra những quyết định và chính sách dựa trên dữ liệu chính xác và có cơ sở, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

Tóm lại, Quá trình khảo sát và đánh giá chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm định và nâng cao hiệu quả của các hoạt động, qua đó tăng cường nhận thức pháp luật trong xã hội Các cơ quan thực hiện có thể thu thập dữ liệu và phản hồi từ người dân để cải thiện chất lượng và phương pháp triển khai, đảm bảo các chương trình phản ánh chính xác nhu cầu và thực tiễn cuộc sống Việc ứng dụng công nghệ số, bao gồm phần mềm khảo sát trực tuyến như Google Forms và SurveyMonkey, trong các hoạt động khảo sát và đánh giá chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật đã làm tăng tốc độ và mở rộng khả năng tiếp cận, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực Công nghệ số cũng hỗ trợ trong việc tổng hợp và phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả Bên cạnh đó, sự phát triển của mạng xã hội như Facebook và Zalo đã trở thành công cụ hữu ích trong việc thu thập dữ liệu và ý kiến phản hồi, mang lại lợi ích trong việc tiếp cận và tương tác với đông đảo người dân

Ngoài ra, sự hỗ trợ từ các phần mềm phân tích dữ liệu như SPSS và Excel cũng rất quan trọng, giúp chuyển dữ liệu thô thành thông tin có giá trị, phát hiện xu hướng và hiểu biết sâu sắc Điều này cho phép người thực hiện đưa ra các quyết định chính sách dựa trên dữ liệu chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của phổ biến, giáo dục pháp luật Qua đó, việc khảo sát và đánh giá

Trang 29

không chỉ là công cụ đo lường hiệu quả mà còn là cơ sở để phát triển chiến lược và kế hoạch cụ thể cho tương lai, góp phần xây dựng một xã hội pháp luật vững chắc, công bằng và minh bạch

1 4 Những yếu tố đảm bảo ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

Việc tích hợp công nghệ số vào các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng và phát triển toàn diện các yếu tố cốt lõi, nhằm đảm bảo quá trình triển khai được thành công và mang lại hiệu quả cao Trong số đó, vai trò của con người được coi là trọng tâm, vì chính họ là người khởi xướng, đưa ra quyết định và hình thành nên hướng đi cho sự phát triển của công nghệ số trong mọi lĩnh vực Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng công nghệ đóng vai trò nền tảng với các thành phần chính bao gồm kết nối mạng, trang thiết bị, quản lý dữ liệu, ứng dụng và phát triển công nghệ, cần phải được xây dựng và duy trì một cách vững chắc Sự nhận thức và chấp nhận của cộng đồng đối với việc ứng dụng công nghệ số trong phổ biến, giáo dục pháp luật cũng cần được quan tâm thông qua các hoạt động truyền thông trong cộng đồng Đồng thời, nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng để hỗ trợ phát triển bền vững các chương trình số ở Việt Nam Việc kết hợp linh hoạt các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), và Internet vạn vật (IoT) có thể mở ra những phương thức tiếp cận mới, cá nhân hóa và nâng cao khả năng quản lý, phân tích dữ liệu Tất cả những yếu tố này cùng nhau tạo nên một hệ thống quản lý số hiệu quả, đáp ứng được mong muốn và nhu cầu hiểu biết pháp luật của người dân, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện một nhà nước pháp quyền hiện đại

1.4.1 Yếu tố con người

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng trở nên quan trọng và tất yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại Việt Nam không chỉ là bước đi cần thiết mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực Trong quá trình ứng dụng công nghệ số vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật yếu tố con người nổi bật lên như một nhân tố quan

Trang 30

trọng nhất, quyết định sự thành công của việc triển khai ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng và các lĩnh vực đời sống khác

Con người là yếu tố đầu tiên cũng như là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật bởi lẽ, mọi sáng kiến và quyết định liên quan đến chuyển đổi số đều xuất phát từ ý chí và trí tuệ của con người Việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải có những người xác định nhu cầu, đề ra mục tiêu, lập kế hoạch và triển khai các giải pháp công nghệ Trong quá trình này, con người không chỉ là người thực hiện mà còn là người hưởng lợi, họ là những người định hình và định hướng cho sự phát triển của công nghệ số Đồng thời, con người phải không ngừng thích nghi và học hỏi để nâng cao khả năng và trình độ hiểu biết về chuyển đổi số để giúp họ có đủ năng lực vận hành, duy trì và phát triển các công nghệ mới mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội

Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật yếu tố con người chính sẽ là chìa khóa quan trọng nhất Sự thành công của việc ứng dụn g công nghệ số không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mà còn ở chính con người, những người thực hiện, vận hành và duy trì tiếp nhận sự thay đổi mới Do đó, việc đầu tư vào phát triển con người cả về kỹ năng, tư duy và phát triển năng lực số là yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng một xã hội số từ đó đảm báo được việc ứng dụng công nghệ số trong mọi lĩnh vực trong đó có hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

Tóm lại, con người đóng vai trò trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật Sự sáng kiến, quyết định và triển khai mọi giải pháp công nghệ đều bắt nguồn từ con người, từ đó tạo nên sự thay đổi tích cực trong cách thức hoạt động của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật Để đạt được điều này, cần có những cá nhân không ngừng thích nghi và học hỏi, nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ số, giúp họ có đủ năng lực để vận hành và phát triển

Trang 31

các công nghệ mới Phát triển kỹ năng và năng lực số của con người, là chìa khóa để xây dựng một xã hội số hiệu quả và bền vững, đáp ứng nhu cầu và đóng góp vào sự phát triển của xã hội

1.4.2 Yếu tố hạ tầng

Hạ tầng là nền tảng, đường ray cho sự phát triển kinh tế xã hội Chỉ khi hạ tầng phát triển thì nên kinh tế mới có đà để phát triển và thu hút đầu tư Hạ tầng cứng của một công trình chính là giao thông, điện, cấp thoát nước, điện thoại và kết nối internet Ngày nay, công nghệ số đã xâm nhập và đóng một vai trò vô cùng quan trọng tạo điều kiện phát triển về chất lượng trong tất cả các ngành lĩnh vực vì thế người ta có thể nói công nghệ số là hạ tầng số Hạ tầng số là yếu tố quan trọng không thể thiếu để việc chuyển đổi từ môi trường truyền thống sang môi trường số trong đó kể cả việc đảm bảo ứng dụng các công nghệ số hiện đại vào các lĩnh vực cụ thể như phổ biến, giáo dục pháp luật [22]

Hạ tầng số có thể bao gồm như hạ tầng kết nối, hạ tầng thiết bị, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng ứng dụng và hạ tầng phát triển công nghệ tạo điều kiện cho việc truyền dẫn, trao đổi và xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả Các hạ tầng mạnh mẽ và ổn định sẽ là yếu tố then chốt để đảm bảo các dữ liệu có thể dễ dàng được tiếp cận Sự phát triển của hạ tầng số không chỉ góp phần vào việc cải thiện và mở rộng quy mô tiếp cận thông tin, dữ liệu trên môi trường số mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực khác của xã hội trong đó có hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vì vậy có thể nói yếu tố hạ tầng hay hạ tầng số sẽ đảm bảo được việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

1.4.3 Nhận thức và chấp nhận của xã hội

Việc chuyển từ môi trường thực tế sang môi trường số đối với con người thường gặp nhiều khó khăn bởi lẻ từ trước đến nay con người đã quen thuộc với lối sống và làm việc truyền thống Việc thay đổi thói quen không phải là điều có thể thực hiện ngay lập tức mà đòi hỏi một quá trình lâu dài Trong bất kỳ tổ chức, cơ quan nào, sự thay đổi này chủ yếu phụ thuộc vào quyết tâm và sự lãnh đạo của

Trang 32

người đứng đầu, người sẽ định hướng và thúc đẩy quá trình chuyển đổi một cách mạnh mẽ và quyết liệt

Hiện nay, chuyển đổi số chỉ có thể thành công khi chúng ta có nhận thức đúng đắn về chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cũng vậy chúng ta phải nhận thức đúng đắn về việc ứng dụng công nghệ số cũng như có kiến thức, kỹ năng, sẵn sàng tiếp thu và nắm bắt cơ hội để Việc nhận thức được tầm quan trọng của phát triển năng lực số cho người dân là một việc hết sức là quan trọng để ứng dụng các kỹ năng số vào cuộc sống hằng ngày và dễ dàng tiếp cận, theo dõi xu hướng của các công nghệ số mới và dần tiếp thu, chấp nhận việc ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực trong đó có phổ biến, giáo dục pháp luật Phải hiểu rằng ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực không chỉ xuất phát từ vấn đề công nghệ mà còn là vấn đề nhận thức và thói quen

Nếu nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số Chính phủ số nhờ dữ liệu số và công nghệ số thấu hiểu người dân hơn, vì vậy, cung cấp dịch vụ số tốt hơn, chăm sóc người dân tốt hơn Việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nếu được sự chấp thuận của người dân thì sẽ đảm bảo rằng người dân đã sẵn sàn trang bị kỹ năng số cần thiết để phục vụ cho nhu cầu chuyển đội số, thay đổi thói quen sử dụng từ môi trường thực vào môi trường số, nâng cao năng lực số của bản thân từ đó dễ dàng tiếp cẩn các ứng dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại mà không bị lạc hậu so với thời đại

1.4.4 Nguồn lực tài chính

Ngoài các yếu tố về con người, hạ tầng hay nhận thức và sự chấp thuận của xã hội thì nguồn lực tài chính đóng góp một phần trong việc thực hiện chuyển đổi số Chuyển đổi số thành công cần phải có sự đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng số, hay các công nghệ tiên tiến phục vụ chuyển đổi số Ngoài ra, để phục vụ chuyển đổi số phải có đủ nguồn tài chính để đào tạo, phát triển năng lực số cho lực lượng lao

Trang 33

động có trình độ chuyên môn cao, thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới là các yếu tố cốt lõi tạo nền tảng cho một xã hội kỹ thuật số vững mạnh Chuyển đổi số hay việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đều phải cần đáp ứng đủ về nguồn lực tài chính bởi lẻ khi nguồn lực tài chính vững chắc sẽ là hàng rào kiên cố để đảm bảo đầu tư vào các hạ tầng số, máy móc điện tử, công nghệ mới giúp việc ứng dụng công nghệ số đạt được những kết quả tốt

Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật làm giảm thiểu các chi phí trong quá trình thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng phạm vi tiếp cận của người dân, tuy nhiên để muốn thực hiện thành công thì cần phải đòi hỏi sự đầu tư lâu dài và phát triển, thường xuyên thay đổi, ứng dụng các công nghệ mới phù hợp với xu thế chính vì thế nguồn lực tài chính đóng một vai trò cốt yếu trong chuyển đổi số và đảm bảo thực hiện được ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật

Tóm lại, để ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đạt nhiều thành tựu thì cần phải có một sự đầu tư mạnh mẽ vào các thiết bị công nghệ hiện đại và tiên tiến Hơn nữa, nguồn tài chính dồi dào cần thiết cho việc đào tạo và phát triển năng lực số cho lực lượng thực thi phổ biến, giáo dục pháp luật thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới là những yếu tố tạo dựng nền tảng vững chắc cho một xã hội số mạnh mẽ Do đó, nguồn lực tài chính không chỉ là yếu tố hỗ trợ mà còn là điều kiện tiên quyết, đóng vai trò cốt lõi trong việc triển khai và bảo đảm hiệu quả của chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, đặt nền móng cho sự tiến bộ và phát triển bền vững của nền tư pháp nói riêng và xã hội nói chung

Tiểu kết chương 1

Trong nội dung chương 1, tác giả đã trình bày và hệ thống hoá cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật Qua đó cho thấy được rõ ràng khái niệm và sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật Việc ứng dụng công nghệ số trong phổ biến, giáo dục pháp luật được nhấn mạnh trong các nội dung chính như ứng

Trang 34

dụng công nghệ số trong biên soạn nội dung, trình chiếu nội dung pháp luật, khảo sát đánh giá chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật được tác giả đề cập trong chương 1 qua đó sẽ thực hiện phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ số trong biên soạn, trình chiếu, đánh giá chất lượng của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật từ thực tiễn quận Sơn Trà tại chương 2

Trang 35

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI QUẬN SƠN TRÀ, TP ĐÀ NẴNG 2.1 Sự cần thiết ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

Những năm vừa qua, thế giới không ngừng thay đổi trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Với quan điểm “Khoa học công nghệ là động lực cho sự phát triển”, Đảng và Nhà nước ra đã có những hành động thực tế nhằm chủ động tiếp cận, tham gia vào cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư Đó những chỉ đạo trong công tác đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mưới sang tạo Ngày 27 tháng 9 năm 2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác định chuyển đổi số là “chìa khóa” để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Với sự định hướng sâu sắc của Đảng và Nhà Nước, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Đà Nẵng ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/4/2019 về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông tiếp cận xu hướng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình số 37-CTr/TU ngày 31/01/2020 triển khai chuyên đề Tập trung đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp xu hướng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh; Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Đề án xây dựng Chính quyền điện tử, Đề án xây dựng Thành phố thông minh[22]…

Ứng dụng công nghệ số tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới là tất yếu nếu chúng ta muốn có những bứt phá trong phát triển kinh tế xã hội, không bị bỏ lại trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Trên cơ sở đó, các quận, huyện tại thành phố Đà Nẵng đã chủ động triển khai, tích cực thực hiện chuyển đổi số trong đó có việc ứng dụng các công nghệ số trong từng lĩnh vực cụ thể Trong lĩnh vực pháp luật việc chuyển đổi số mang lại rất nhiều sự tiện ích nhất là trong công

Trang 36

tác phổ biến, giáo dục pháp luật việc ứng dụng được cộng nghệ số trong phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay nếu còn áp dụng các hình thức cũ như phổ biến bằng miệng, tổ chức các lớp tập huấn, tuyền truyền thì chưa phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vì vậy ứng dụng công nghệ số trong hoạt động này là thiết thực và cần thiết trong thời gian tới

Hằng năm, UBND quận Sơn Trà chỉ đạo Phòng Tư pháp tham mưu UBND quận xây dựng kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật triển khai đến các cơ quan, đơn vị, địa phương; biên soạn, in và phát hành Trang tin pháp luật, tờ gấp pháp luật phát hành đến các thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL và các địa phương trong khi hiện nay mỗi người đều sử dụng điện thoại thông minh nếu ứng dụng các phần mềm, ứng dụng để thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ tăng năng suất tiếp cận thông tin pháp luật của các cá nhân có thể giảm thiểu, tiết kiệm được thời gian, kinh phí in ấn phát hành như hiện nay Để thực hiện, quận Sơn Trà ban hành kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2021 về triển khai chuyển đổi số trên địa bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2021 – 2025 trong đó UBND quận Sơn Trà nhận định sử dụng nền tảng số sẵn có của các doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy chuyển đổi số tại địa phương Qua đó, việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ được triển khai mạnh mẽ tạo được nhiều tiện ích trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật[26]

Cán bộ phụ trách lĩnh vực tư pháp, báo cáo viên luôn tận tình hỗ trợ, trợ giúp pháp lý giúp người dân hiểu rõ hơn về pháp luật nhưng để hỗ trợ được người bắt buộc phải gặp trực tiếp sẽ gây ra tốn thời gian tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số mở ra cơ hội mới để giải quyết vấn đề này Nếu công nghệ số được áp dụng một cách hiệu quả, người dân có thể truy cập các nền tảng và ứng dụng pháp luật ngay trên thiết bị điện thoại của mình, cho phép họ đặt câu hỏi và nhận được trợ giúp pháp lý mà không cần phải gặp trực tiếp Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tăng cường khả năng tiếp cận thông tin pháp lý một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn cho mọi người Qua đó, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực tư pháp không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà còn mở rộng

Trang 37

khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày càng phụ thuộc vào công nghệ thông tin

Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng là một bước ngoặc quan trọng, phản ánh sự quyết tâm của địa phương trong việc đón đầu xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật việc chuyển đổi số không chỉ là việc thích ứng với xu hướng mà còn mang lại lợi ích thiết thực giúp cải thiện khả năng tiếp cận thông tin pháp luật cho người dân Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mà việc phổ biến và giáo dục pháp luật còn đối mặt với nhiều hạn chế như chi phí cao và thời gian tiêu tốn nếu sử dụng các phương pháp truyền thống như in ấn và phát hành tài liệu Kế hoạch số 225/KH-UBND về triển khai chuyển đổi số của quận Sơn Trà cho thấy, việc sử dụng các nền tảng số của doanh nghiệp công nghệ số không chỉ thúc đẩy chuyển đổi số tại địa phương mà còn tạo ra nhiều tiện ích trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả công việc, mở rộng khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân, thực hiện sứ mệnh giáo dục pháp luật một cách hiệu quả hơn trong xã hội số

2.2 Thực trạng nội dung ứng dụng công nghệ số trong hoạt động phổ biến, giáo dục trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố đà nẵng

Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các quận, huyện phải tập trung vào công tác chuyển đổi số Trong đó, các đơn vị cần đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Các địa phương cần chú trọng vào khai thác triệt để các ứng dụng, phần mềm có tính năng trực tuyến, tương tác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội để thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật Công tác lựa chọn, biên tập các tài liệu, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng vừa phù hợp đối tượng, vừa chuyển đổi thành nội dung số để thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật qua các ứng dụng (zalo, Fanpage ) và đáp ứng yêu cầu dữ liệu hóa tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật Cập nhật thông tin trên Cổng

Trang 38

Thông tin điện tử của quận, huyện theo quy chế cập nhật, quản lý, vận hành Cổng Thông tin điện tử

Trong năm 2021, UBND quận đã ban hành kế hoạch triển khai Chuyển đổi số trên địa bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2021-2025 và các văn bản chỉ đạo các phòng, ban, ngành, địa phương trên địa bàn quận triển khai thực hiện nhiệm vụ, tăng cường hoạt động chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và cải cách hành chính; thực hiện tốt công tác thông tin báo cáo, đề xuất kiến nghị thành phố xử lý các lỗi, sự cố phát sinh trong quá trình vận hành tại quận Đồng thời, tham mưu UBND quận ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo mật, an toàn thông tin, phòng chống tin tặc và triển khai một số biện pháp tăng cường công tác ứng dụng công nghệ số hiện đại tại các đơn vị, địa phương

Trong công cuộc chuyển đổi số, lãnh đạo UBND quận thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nhà nước trong điều kiện tinh giảm bộ máy, tinh giảm biên chế, xác định công nghệ số là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên triển khai trên địa bàn quận

Hạ tầng kỹ thuật số tại UBND quận Sơn Trà về cơ bản đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số của cơ quan điển hình như tổng số máy chủ 01 cái; máy vi tính để bàn 217 máy; máy xách tay 20 máy; máy in 167 máy; máy photocopy 20 máy; máy quét 15 máy; máy chiếu 06 bộ Thiết bị mạng LAN tại 04 dãy nhà làm việc thuộc UBND quận, bao gồm chuyển mạch Switch (Hub) 11 cái; định tuyến 01 cái Mạng truyền thông số liệu chuyên dùng là mạng MAN Mô hình mạng Client/Server Hệ thống an ninh tường lửa sử dụng phần mềm Firewall WatchGuard M200 (có bản quyền) Phần mềm diệt virus Kaspersky có bản quyền cài đặt cho máy chủ và máy trạm, chỉ đạo cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền tại UBND các phường trên địa bàn quận Đảm bảo tỷ lệ cán bộ công chức, người lao động/máy tính là 1/1

Hầu như, quận Sơn Trà đã sẵn sàng đối đầu với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật nhưng thực tế cho thấy nguồn nhân lực để thực hiện vẫn còn hạn chế Trong công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật để

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:22