Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
771 KB
Nội dung
LUẬNVĂN:GiáodụcphápluậtchonhândâncácdântộcítngườiởtỉnhĐăkLăk-Thựctrạngvàgiảipháp Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới ở nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo trong 15 năm qua "đã đạt được những thành tựu quan trọng", tạo tiền đề vững chắc đưa đất nước ta bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn đổi mới đất nước đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng rằng: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi tất yếu phải xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dânvà vì dân. Nhà nước quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật, phát huy dân chủ và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) là phương thức không chỉ là để xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền mà còn là phương thức phổ biến, chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội có hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy "Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế" đã trở thành một trong mười nội dung lớn trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII trình Đại hội Đảng lần thứ IX. Tăng cường pháp chế XHCN là một nguyên tắc hiến định thể hiện trong Hiến pháp của Nhà nước ta. Để thiết lập một nền pháp chế thống nhất và vững chắc trên phạm vi cả nước; để thiết lập trật tự pháp luật, kỷ cương phép nước được nghiêm minh, dân chủ và công bằng, có rất nhiều con đường với nhiều giảipháp phong phú. Trong đó, phải kể đến giảipháp trước mắt và lâu dài đảm bảo việc thực hiện phápluật trở thành lối sống, thói quen của Nhà nước vànhândân- đó là đẩy mạnh tuyên truyền giáodụcphápluật (GDPL), nâng cao ý thứcphápluậtchonhân dân. Chính vì vậy, Chính phủ đã ra Chỉ thị số 02/CT-TTg năm 1998 và Quyết định số 03/QĐ-TTg ngày 7/1/1998 về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến GDPL. Trong Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phan Văn Khải trình bày tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X ngày 20/11/2001 nêu rõ: Trong xã hội, việc tạo lập nếp sống và làm việc theo phápluật phải được đặt thành một yêu cầu cơ bản và cấp bách của đời sống văn hóa ởcác gia đình, các cụm dân cư, các đơn vị cơ sở và phải coi đó là sự nghiệp của toàn dân, đòi hỏi nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc phổ biến tuyên truyền pháp luật, đẩy mạnh đấu tranh chống các hành vi trái pháp luật, xử lý nghiêm minh các vi phạm [8, tr. 2]. Với nhậnthức trên có thể khẳng định rằng: nếu sự nghiệp giáodục là quốc sách hàng đầu thì GDPL có vị trí đặc biệt quan trọng ở nước ta hiện nay. Với lôgic ấy, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị số 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế xã hội miền núi, trong đó có Tây Nguyên "với vị trí chiến lược và ưu thế về đất đai tài nguyên, xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng an ninh, tiến tới có vùng kinh tế động lực" (như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã xác định). Nhà nước ta phải tăng cường GDPL chonhândâncácdântộcítngườiở Tây Nguyên nói chung vàởĐăkLăk nói riêng theo quy định của Điều 36 Hiến pháp 1992: " Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáodụcở miền núi, các vùng dântộc thiểu số vàcác vùng đặc biệt khó khăn". Thực tiễn vừa qua, công tác GDPL chonhândânởtỉnhĐăkLăk chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. ý thứcphápluậtvàtình hình thực hiện phápluật của một bộ phận không nhỏ cán bộ vànhândân nói chung còn rất hạn chế nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều nhândâncácdântộcítngười đang sinh sống. Các điều kiện để tiếp nhận thông tin pháp lý nhất là các văn bản phápluật của Nhà nước đối với đồng bào dântộc vùng sâu, vùng xa bị hạn chế so với nhândânở thành thị và nông thôn đồng bằng. Vì vậy, hệ thống luật tục (cả tích cực và lạc hậu) của ngườidântộc vốn đã được các buôn làng sử dụng từ xưa đến nay càng có điều kiện chi phối, điều chỉnh các quan hệ xã hội ở buôn làng. Bối cảnh đó càng cho thấy việc tuyên truyền và GDPL Nhà nước, đưa phápluật vào cuộc sống ở đây là vấn đề lớn đòi hỏi cần được đáp ứng kịp thời. Trong thời gian gần đây ởcáctỉnh Tây Nguyên nói chung vàĐăkLăk nói riêng có những vấn đề chính trị phức tạp và nhạy cảm. Để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững cho vùng Tây Nguyên, Nhà nước ta phải có kế hoạch, chính sách đồng bộ, nhiều giảipháp thiết thực hữu hiệu, trong đó công tác GDPL cần được coi trọng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn mới. Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: "Giáo dụcphápluậtchonhândâncácdântộcítngườiởtỉnhĐăkLăk-Thựctrạngvàgiải pháp" là rất cấp thiết, có ý nghĩa lý luậnvà ý nghĩa thực tiễn thiết thực. 2. Tình hình và phạm vi nghiên cứu của luận văn 2.1. Tình hình nghiên cứu GDPL với tư cách là một phạm trù pháp lý là một dạng hoạt động của Nhà nước trong tổ chức thực hiện pháp luật, biện pháp tăng cường pháp chế, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều cơ quan vàcác nhà khoa học từ trước đến nay đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đất nước, đổi mới xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. + Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước như: - "Giáo dục ý thứcphápluật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa", Luận án tiến sĩ luật của Trần Ngọc Đường. - "ý thứcphápluật xã hội chủ nghĩa và GDPL chonhândân lao động ở Việt Nam", Luận án phó tiến sĩ luật của Nguyễn Đình Lộc. + ở trong nước việc nghiên cứu GDPL được nhiều tác giả đề cập đến những khía cạnh và mức độ khác nhau, thể hiện trong các công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên các báo, tạp chí và GDPL đã là đề tài của nhiều luận án, luận văn luật học, các công trình nghiên cứu đó có thể kể đến như: - "Giáo dụcphápluậtchonhân dân" của tác giả Nguyễn Ngọc Minh (Tạp chí Cộng sản, số 10, tr.34-38, năm 1983) . - "Giáo dục ý thứcphápluật để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng con người mới" của Phùng Văn Tửu (Tạp chí Giáodục lý luận, số 4, tr. 18-22, năm 1985) ; - "Giáo dục ý thứcpháp luật" của Nguyễn Trọng Bích (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4, tr. 34-35, năm 1989) ; - "Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thứcvà lối sống theo pháp luật" (Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số 07-17 do Viện Nhà nước -phápluật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội vànhân văn chủ trì) ; - "Một số vấn đề lý luậnvàthực tiến trong công cuộc đổi mới", đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 92-98, 223 ĐT của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - của Bộ tư pháp; - "Tìm kiếm mô hình phổ biến giáodụcphápluật có hiệu quả trong một số dântộcít người", đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý; - "Giáo dụcphápluật trong các trường Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề không chuyên luậtở nước ta hiện nay", Luận án Phó tiến sĩ của Đinh Xuân Thắng; - "Giáo dụcphápluật qua hoạt động tư phápở Việt Nam", Luận án phó tiến sĩ của Dương Thị Thanh Mai; - "Giáo dụcphápluậtchodântộc Khơme Nam Bộ (qua thực tiễn An Giang)", Luận văn thạc sĩ của Lê Văn Bền; - "Bàn về giáodụcpháp luật" của phó tiến sĩ Trần Ngọc Đường - Dương Thị Thanh Mai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. - "Một số vấn đề về phổ biến giáodụcphápluật trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Đặng Ngọc Hoàng. + Một số bài viết của các tác giả đã đăng trên Tạp chí thời gian gần đây: - "Nhìn lại một năm công tác phổ biến, giáodụcphápluậtở Gia Lai" của Trần Xuân Thiệp, (Tạp chí Dân chủ vàpháp luật, số 2/2000). - "Xã hội hóa công tác phổ biến giáodụcphápluật trong tình hình mới" của Hồ Viết Hiệp (Tạp chí Dân chủ vàpháp luật, số 9/2000). - "Xây dựng lối sống theo phápluậtvà vấn đề giáodụcphápluật trong nhà trường", Tạp chí Dân chủ vàpháp luật, số 11/2001, v.v Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học của tập thể và cá nhân, các bài viết từ trước đến nay về GDPL đã có những đóng góp quan trọng về lý luậnvàthực tiễn. Tuy nhiên, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình luận án, luận văn nào nghiên cứu về GDPL chonhândâncácdântộcítngười tại tỉnhĐăk Lăk. Với tính cách là một xã hội thu nhỏ của nhiều dântộc thiểu số cùng sinh sống ở miền núi. trong giai đoạn hiện nay cần phải chú trọng đúng mức và cấp thiết của việc GDPL và coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng để góp phần vào việc ổn định tình hình và phát triển kinh tế - xã hội ở một tỉnh miền núi như Đăk Lăk. 2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài -Luận văn nghiên cứu vấn đề GDPL cho đồng báo cácdântộcítngười trong tỉnhĐăkLăk nói chung, đặc biệt là nhândâncácdântộc Êđê và M'nông. -Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu kể từ khi có đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đến nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Nghiên cứu thực trạng, đề xuất những giảipháp nhằm tăng cường giáodụcphápluậtchonhândâncácdântộcítngườiởtỉnhĐăkLăk 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây: Một là: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận GDPL chonhândâncácdântộcít người. Hai là: Đánh giá, phân tích thựctrạng GDPL chonhândâncácdântộcítngườiởtỉnhĐăk Lăk. Ba là: Đề xuất phương hướng vàgiảipháp nhằm tăng cường ý thức GDPL chonhândâncácdântộcítngườiởtỉnhĐăk Lăk. 4. Phương phápluậnvà phương pháp nghiên cứu Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương phápluận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng vàphápluật Nhà nước ta về GDPL nói chung vàchonhândâncácdântộcítngười nói riêng. -Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử - cụ thể, phân tích tổng hợp, thống kê so sánh, điều tra xã hội học v.v 5. Những đóng góp mới của luận văn - Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên, nghiên cứu tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận về GDPL chonhândâncácdântộcítngườiở một địa phương miền núi. - Phân tích đánh giá thựctrạng GDPL, đồng thời rút ra những kinh nghiệm về GDPL chonhândâncácdântộcítngười tại Đăk Lăk. - Đề xuất những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường giáodụcphápluậtchonhândâncácdântộcítngườiởĐăk Lăk. 6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn -Luận văn góp phần vào việc nhậnthức rõ tính đặc thù vàthựctrạng GDPL hiện nay chongườidântộc tại tỉnhĐăk Lăk, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức hoạt động thực tiễn của các cơ quan Đảng và nhà nước trong việc GDPL đối với ngườidântộc thiểu số tại tỉnhĐăk Lăk. -Cácgiảipháp được đề ra trong luận văn có thể được áp dụng trong việc xây dựng chương trình GDPL vàthực tiễn GDPL cho đồng bào dântộc thiểu số nói chung vàngườidântộc tại tỉnhĐăkLăk nói riêng. -Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tại các trường, lớp, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lý cho vùng dântộc thiểu số nói chung vàngườidântộc tại tỉnhĐăkLăk nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn được chia thành ba chương, 7 tiết. Chương 1 Những Vấn Đề Lý Luận CƠ Bản Về GiáoDụcPhápLuật nói chung VàGiáoDụcPhápLuậtCHONHÂNDÂNCácDÂNTộc Miền Núi Của Nước TA Hiện NAY 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về giáodụcphápluật 1.1.1. Khái niệm giáodụcphápluật GDPL là vấn đề lý luận cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong khoa học giáodục cũng như trong sự nghiệp giáodụcở nước ta. Khái niệm GDPL thường được quan niệm là một dạng hoạt động gắn liền với việc triển khai thực hiện phápluật cũng như trong hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật. Với tư cách là một dạng giáodục thì GDPL ở nước ta hình thành vàthực hiện muộn hơn so với giáodục chính trị, vàgiáodục đạo đức. Với tư cách là một khái niệm pháp lý - GDPL được hình thành trong khoa học pháp lý cũng như được tiến hành trong thực tế ở nước ta rất muộn mằn so với nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, quan niệm về GDPL ở nước ta vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, đó là lẽ bình thường. Song để có một cách nhìn nhận đúng đắn khoa học về GDPL, trước hết cần xem xét một số các quan niệm về GDPL cơ bản sau đây: - Quan niệm thứ nhất cho rằng: GDPL là một bộ phận của giáodục chính trị tư tưởng, đạo đức. Theo quan niệm này khi tiến hành giáodục chính trị tư tưởng, các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng chonhândân thì tự nó sẽ hình thành nên ý thứcpháp luật. Điều đó có ý nghĩa làm tốt công tác giáodục chính trị tư tưởng, giáodục đạo đức sẽ đạt được sự tôn trọng phápluật của công dân. Hay nói cách khác sự hình thành ý thứcphápluật là hệ quả tất yếu của việc giáodục chính trị tư tưởng hay giáodục đạo đức. - Quan niệm thứ hai: Xem GDPL chỉ đơn thuần là hoạt động phổ biến tuyên truyền, giải thích phápluật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và sách báo. Chỉ cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền phápluật như vậy là có thể làm tốt công tác GDPL. - Quan niệm thứ ba cho rằng: GDPL là lấy "trừng trị" để giáodụcngười vi phạm và răn đe giáodụcngười khác. Thông qua việc xử lý những hành vi vi phạm phápluật như áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, xử phạt vi phạm hành chính hay áp dụng các chế độ trách nhiệm dân sự sẽ có tác dụng GDPL cho mọi người; không cần phải tuyên truyền hay giải thích pháp luật. - Quan niệm thứ tư: đồng nghĩa GDPL với dạy và học phápluậtởcác trường học, còn việc tuyên truyền phổ biến phápluậtở ngoài xã hội thì không phải là GDPL. Tất cả các quan niệm trên, mặc dù ở những góc độ khác nhau nhưng đều có sự nhìn nhận GDPL ở những khía cạnh và mức độ hợp lý nhất định. Song ởcác quan niệm đó đều bộc lộ ít nhiều sự phiến diện, hoặc đơn giản đến mức tầm thường hóa vai trò của GDPL; chưa thấy được đặc thù và giá trị vốn có của GDPL. Vì vậy, những quan niệm đó đã hạ thấp vai trò, vị trí xã hội của GDPL. Mặt khác trong thực tiễn các quan niệm trên đây đã không tạo ra khả năng hoặc thậm chí cản trở việc triển khai hoạt động có tổ chức cũng như quy mô việc thực hiện pháp luật; làm cho hiệu lực, hiệu quả của phápluật trong thực tế không cao. Nhận định trên thể hiện trong quan niệm thứ nhất; việc hình thành nên ý thứcphápluật của con người được xem như là sản phẩm của quá trình giáodục chính trị tư tưởng hay giáodục đạo đức. Nếu quan niệm như vậy thì vấn đề GDPL sẽ không được coi trọng đúng mức, do vậy không được đặt ra như một hoạt động độc lập. Chính quan niệm này trong thực tiễn đã gây ra một hậu quả tai hại kéo dài trong nhiều năm ở nước ta dẫn đến không có nội dung, chương trình GDPL; phápluật không đến với ngườidân nên ý thứcphápluật trong xã hội thấp kém. Quan niệm thứ hai coi GDPL thực chất là những đợt tuyên truyền, cổ động không mang tính thường xuyên, liên tục với nội dung, chương trình cụ thể mà theo mùa vụ, mỗi khi có văn bản phápluật mới được ban hành. Ví dụ: Khi sửa đổi Hiến pháp, sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luậtDân sự v.v thì tổ chức tuyên truyền theo đợt. Quan niệm GDPL như vậy là phiến diện, thiếu đồng bộ và liên tục nên hiệu quả giáodục không cao. Các quan niệm thứ ba, thứ tư cũng đều bộc lộ những khiếm khuyết, phiến diện nên trong thực tiễn đã không tạo ra khả năng triển khai hoạt động GDPL một cách rộng rãi. Sự nhậnthức không đầy đủ về GDPL nên khó có thể khái quát được nội hàm của khái niệm này. Để có quan niệm đúng đắn về GDPL, con đường duy nhất cần tiếp cận là những thành tựu của khoa học giáodục học. Giáodục là một hiện tượng xã hội và chỉ có trong xã hội loài người thể hiện nền văn minh nhân loại. Giáodục luôn luôn là nhu cầu của xã hội, nó có vai trò tác động trở lại xã hội. Vì thế mà các nhà nước của giai cấp cầm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình đều thông qua giáo dục. Trong khoa học sư phạm, giáodục được hiểu theo hai nghĩa đó là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. - Theo nghĩa rộng: giáodục là sự ảnh hưởng, tác động của những điều kiện khách quan (như chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế, môi trường sống ) và của cả những nhân tố chủ quan (tác động tự giác, có chủ định và định hướng của nhân tố con người) nhằm hình thành những phẩm chất, kỹ năng nhất định của đối tượng giáo dục. - Theo nghĩa hẹp: giáodục là quá trình tác động định hướng của nhân tố chủ quan lên khách thể giáo dục, nhằm truyền bá những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, để họ có đầy đủ khả năng tham gia vào lao động và đời sống xã hội. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, các nhà lý luận cũng đã thừa nhận những yếu tố ảnh hưởng của các điều kiện khách quan tác động đến sự hình thành ý thức cá nhân của con người. Song các nhà lý luận khoa học sư phạm đã nhấn mạnh đến yếu tố tác động hàng đầu cực kỳ quan trọng và thậm chí quyết định của nhân tố chủ quan trong giáo dục. Vì vậy khái niệm giáodục hiện nay chúng ta thường được hiểu theo nghĩa hẹp. Như vậy quan niệm về giáodục theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp như trên thì GDPL trước hết cũng là một hoạt động mang đầy đủ những tính chất chung của giáodục nhưng nó có những đặc điểm riêng biệt, phạm vi riêng cả nội dung, hình thứcvà phương pháp riêng biệt. Theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của giáo dục, GDPL được hiểu một cách khái quát nhất: con người với tư cách là một thực thể xã hội là một khách [...]... mới sâu sắc, mới hấp dẫnvà có cơ sở khoa học Đó cũng có nghĩa là tránh tìnhtrạng nói suông, giáo điều không tạo được niềm tin vào phápluật một cách sâu sắc và nhanh nhất 1.2 Quan điểm của Đảng và cơ sở pháp lý về giáo dụcphápluậtcho nhân dâncácdântộcítngườiởtỉnhĐăkLăk 1.2.1 Đặc điểm giáo dụcphápluậtcho nhân dâncácdântộcítngườiởtỉnh miền núi ĐăkLăkGiáodục là "quốc sách hàng... 54 dântộc anh em Dântộc thiểu số chiếm 34% của 1.761.830 ngườidânCácdântộc thiểu số ở đây là: cácdântộc "bản địa" như Êđê, M’nông và nhiều dântộcítngười di cư từ ngoài bắc vào như Tày, Nùng, Dao, Thái Vì vậy đặc điểm tâm lý dântộc bản sắc từng dân tộc, hoàn toàn khác nhau Trình độ học vấn nói chung của đa số cácdântộcítngườiởtỉnhĐăkLăk là thấp Đa số nhândâncácdântộcít người. .. ThựcTrạng Giáo DụcPhápLuậtCHO NHÂN DÂNCácDÂNTộcítNgười Tại TỉnhĐĂKLĂK 2.1 Đặc điểm điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của nó đến giáo dụcphápluậtcho nhân dâncácdântộcítngười tại ĐăkLăk Đặc điểm chính trị - kinh tế xã hội của Tây Nguyên nói chung Đảng ta đã xác định: ĐăkLăk là một tỉnh có vị trí hết sức quan trọng trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, đất đai rộng và. .. học phápluậtCác thông tin hướng dẫn hành vi phápluật cụ thể của công dân như thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật, các quy định và thủ tục để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân Đối với nhândâncácdântộcítngườiởcáctỉnh Tây Nguyên nói chung vàởtỉnhĐăkLăk nói riêng theo chúng tôi nội dung GDPL cụ thể là: - Nghĩa vụ công dân. .. nhândâncácdântộcítngười tại tỉnhĐăkLăk Chủ thể GDPL là người dạy phápluậtchonhândân Nếu GDPL là một dạng tổ chức thực hiện pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN thì trách nhiệm về tình hình thực hiện phápluật trước hết thuộc về các cơ quan nhà nước GDPL chonhândân vì thế là nhiệm vụ của nhà nước ở địa phương: "Hội đồng nhândân quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật" ... nhiều dântộc thiểu số sinh sống ở nước ta Đặc điểm thứ nhất: Đối tượng GDPL là nhândâncácdântộcítngười sinh sống trong tỉnhĐăkLăk Đối tượng của GDPL là nhândân GDPL chonhândân là chủ yếu chứ không phải là GDPL cho CBCC Nhândânở đây là những người đủ 6 tuổi trở lên, có hộ khẩu tạm trú hoặc thường trú ởtỉnhĐăkLăk Họ là học sinh, họ là nông dân, công nhân, là người lao động khác ởcác lĩnh... và chủ thể GDPL chonhândâncácdântộcítngười quy định mức độ nội dung, truyền tải Nói một cách khác là nội dung GDPL phải tương ứng với khả năng tiếp nhận tri thứcphápluật của đồng bào dântộc thiểu số Có thể khái quát những đặc điểm nội dung GDPL chonhândâncácdântộcítngườiởtỉnhĐăkLăk như sau: - Một là: Nội dung GDPL đan xen gắn kết với nội dung giáodục chính trị tư tưởng, giáo dục. .. sau đây: -Giáodụcphápluật thông qua công tác hòa giải- Giáo dụcphápluật thông qua hoạt động báo chí tuyên truyền -Giáodụcphápluật thông qua một số loại hình trường học - Giáodụcphápluật thông qua các sinh hoạt truyền thống [31, tr 23, 54, 87, 113] Các hình thức GDPL kể trên mang tính phổ biến có thể áp dụng rộng rãi ởcác vùng miền, cácdântộcở miền xuôi cũng như ở miền ngược Các hình... chữa cácluật gia, luật sư đã góp phần hết sức quan trọng vào công tác GDPL Những người được nhà nước giaocho nhiệm vụ GDPL ởtỉnhĐăkLăk cũng giống như ởcáctỉnh miền núi và vùng dântộcítngười Sự khác biệt cơ bản đối với cáctỉnh thành khác là đội ngũ các già làng trưởng bản Với lợi thế là uy tín của họ đối với nhân dân, họ là những người đi giáodục cần được GDPL trước hết trong nhândân Đặc... ởcáctỉnh Tây Nguyên sẽ phù hợp và có hiệu quả cao ở mỗi một hình thứcgiáodục việc sử dụng các phương phápgiáodụcở từng nơi đối với từng loại đối tượng sẽ khác nhau Những phương pháp sử dụng có tính riêng biệt ởĐăkLăk cũng như ởcáctỉnhở vùng núi, dântộc thiểu số cho thấy những đặc điểm khác biệt với việc giáodụcở nơi khác Đặc điểm nổi bật là việc dùng tiếng nói, chữ viết của cácdântộc . nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk. Ba là: Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường ý thức GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk. 4. Phương pháp luận và phương. LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới ở. dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp& quot; là rất cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn thiết thực. 2. Tình hình và phạm vi