Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật ở Đăk Lăk trong thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 54 - 58)

- Thực trạng về chủ thể:

2.2.2. Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật ở Đăk Lăk trong thời gian qua

Đăk Lăk trong thời gian qua

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương tại Đăk Lăk đã nhận thức đúng đắn về công tác GDPL đối với cán bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà.

Đối với đồng bào ở miền núi cần được phổ biến thêm về kiến thức pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; phòng chống ma túy; chống hủ tục lạc hậu; phát huy tập quán tốt đẹp; giao lưu dân sự trong sinh hoạt cộng đồng kết hợp với tập quán tốt đẹp; pháp luật về hôn nhân - gia đình, đăng ký hộ tịch [13, tr.9].

Các cơ quan của tỉnh đã hình thành một đội ngũ báo cáo viên pháp luật để triển khai phổ biến GDPL ở cơ sở theo kế hoạch của Chính phủ và của tỉnh. Hoạt động này đã được tiến hành khá thường xuyên. Trên cơ sở quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác phổ biến công tác GDPL. Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có kế hoạch phổ biến GDPL 1998 - 2002 và kế hoạch hàng năm đồng thời đề ra nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh, tổ chức thực hiện bước đầu đã có những chuyển biến tích cực đó là: Tỉnh đã mở các hội nghị tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, kiểm tra nhắc nhở việc triển khai tuyên truyền xuống tận cơ sở xã, thôn, bản.

Các cơ quan thông tin đại chúng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, GDPL trên các loại hình như: Báo nói, báo hình và báo viết, để thông tin kịp thời đến mọi công dân những chủ trương chính sách của Đảng và những văn bản pháp luật mới

ban hành nhằm tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân nắm bắt và tiếp thu những quy định mới của pháp luật.

- Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng những tủ sách pháp luật ở các cơ quan đơn vị và các địa phương, trọng tâm là xây dựng tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn. Đến nay phần lớn các cơ quan đơn vị đều có tủ sách pháp luật và có 164/206 xã, số xã còn lại đang tiếp tục xây dựng tủ sách pháp luật.

- Những kết quả nêu trên cho thấy công tác tuyên truyền phổ biến GDPL ở tỉnh đã thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân tương đối tốt. Từng bước nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân, phục vụ kịp thời những nhiệm vụ chính trị ở địa phương, qua đó đã mang lại một số kết quả thiết thực trên nhiều lĩnh vực góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở tỉnh Đăk Lăk trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được yếu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật. Mặc dù tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác này, tuy nhiên tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành đơn vị ở địa phương vẫn chưa thường xuyên liên tục rộng khắp chưa có trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ và chưa huy động được sức mạnh của các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể vào công tác này... [24, tr. 3].

Như đánh giá trên, nhu cầu thông tin pháp luật cho CBCC và nhân dân các dân tộc trong tỉnh chưa đáp ứng được đầy đủ kịp thời, vì vậy mà pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình nên dẫn đến những vi phạm pháp luật trong cán bộ và nhân dân vẫn còn nhiều, đó là tình trạng phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm đất đai, khai thác lâm sản trái phép không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước và các vi phạm pháp luật khác. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên trong công tác phổ biến GDPL ở tỉnh Đăk Lăk trong những năm qua là:

1. Các cơ quan, tổ chức chưa coi trọng đúng mức trách nhiệm của mình về công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL cho CBCC viên chức cơ quan trong đơn vị và nhân

dân ở địa phương mình, chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác GDPL, đưa pháp luật đi vào cuộc sống còn kém hiệu quả.

2. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đoàn thể trong việc triển khai công tác tuyên truyền phổ biến GDPL thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ nhất quán, một số ngành địa phương vẫn cho rằng phổ biến GDPL là trách nhiệm của ngành tư pháp, không phải trách nhiệm của ngành địa phương mình. Đối với nhân dân các dân tộc ít người thì chưa có nội dung, chương trình để GDPL và thực tế là chưa được quan tâm.

3. Hoạt động của hội đồng phối hợp công tác phổ biến GDPL còn nhiều hạn chế như chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của hội đồng và từng thành viên và chưa thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thực hiện của các ngành địa phương trong công tác phổ biến GDPL.

4. Nội dung tuyên truyền phổ biến GDPL còn nặng về hình thức, rập khuôn, đơn điệu, chưa có phương pháp tuyên truyền nào hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn được đối tượng GDPL.

5. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật vừa thiếu, vừa yếu về trình độ, nhất là ở cơ sở chưa có được đội ngũ tuyên truyền viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ từng cá nhân báo cáo viên pháp luật chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác tuyên truyền phổ biến luật ở từng địa bàn phụ trách.

6. Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền phổ biến GDPL còn quá ít, thậm chí có địa phương không có ngân sách để chi cho công tác này nhất là các xã vùng sâu vùng xa.

7. Một bộ phận CBCC và nhân dân các dân tộc trong tỉnh chưa ý thức được quyền lợi trách nhiệm của mình trong việc tham gia học tập pháp luật để nâng cao kiến thức pháp lý, ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật.

Kết luận chương 2

Sự phân tích đánh giá thực trạng GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk trong thời gian qua và hiện nay cho thấy:

- Đặc điểm, điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của nó đến GDPL nói chung và nhân dân các dân tộc nói riêng là một thực tế khách quan, thực tế điều kiện tự nhiên xã hội đó cần phải được nghiên cứu đánh giá đúng đắn những khó khăn và thuận lợi để từ đó tìm biện pháp khắc phục trong khi tiến hành GDPL.

- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, cơ cấu xã hội, thành phần dân tộc và tình hình chính trị ở Đăk Lăk là những đặc điểm riêng của địa phương. những đặc điểm đó có những thuận lợi và khó khăn nhất định, vì thế Đăk Lăk cần có sự nỗ lực khắc phục khó khăn vươn lên mọi mặt, đồng thời tỉnh Đăk Lăk rất cần sự hỗ trợ giúp đỡ, chỉ đạo, lãnh đạo của Trung ương để thực hiện tốt công tác giáo dục, trong đó có GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người.

- Đánh giá thực trạng GDPL cho nhân dân các dân tộc ở Đăk Lăk trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải hết sức khách quan và chính xác tìm ra những nguyên nhân tồn tại, từ đó có cơ sở cho việc tìm ra phương hướng và giải pháp cơ bản để tăng cường GDPL cho nhân dân các dân tộc được trình bày ở chương 3.

Chương 3

Phương hướng và các Giải Pháp CƠ Bản của việc tăng cường Giáo Dục Pháp Luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)