Luật tục dân tộc Êđê và M'nông tại Đăk Lăk

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 94 - 98)

- Thực trạng về chủ thể:

1.Luật tục dân tộc Êđê và M'nông tại Đăk Lăk

"Luật tục Tây Nguyên tồn tại dưới dạng lời nói vần, tập hợp nhiều điều luật (Bộ luật Êđê có 236 điều, Bộ luật M'nông có 214 điều), mỗi điều luật tập hợp nhiều câu văn vần (ít nhất cũng 15 - 20 câu, nhiều nhất tới 40 câu). Như vậy mỗi bộ luật tục có tới hàng ngàn câu văn vần" - Ngô Đức Thịnh, Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế 23-25/11/1999 tại Buôn Ma Thuật, Đăk Lăk.

1.1. Luật tục Êđê

"Chúng ta ai ai cũng có quyền đất rừng, bắt cá ở bất cứ nơi nào".

Ai ai cũng có quyền trèo lên cây lấy mật ở bất cứ rừng thấp, bụi bờ.

Cây le, cây lồ ô, tranh tre để làm nhà, ai ai cũng có quyền lấy, không phải trả gì cho ai.

Ai ai cũng có quyền đất rừng, săn thú, bắt cá, không phải kiêng cữ gì".

+ Luật tục Êđê nghiêm cấm bất cứ ai đem đất đai, tài nguyên bán hay đổi chác:

"Tài sản ông bà hưởng hết cả làng, hưởng đến cả con cả cháu. Nếu đem bán và đổi chác. Ai làm người đó chịu tội".

+ Dân tộc Êđê quan niệm rừng là tài sản của chung mọi người, không phải của riêng ai.

"Khu rừng sâu đâu phải của nai Chỉ dệt vải đâu phải tơ nhện. Khu rừng đó là của tổ tiên Khu rừng đó là của con cháu Khu rừng đó là của ông bà Khu rừng đó là của chúng ta...

... Không ai dám chiếm lấy cho riêng mình

Không ai dám giành lấy mà chia cắt, mà chiếm lấy bằng được".

Nếu ai làm cháy rừng, làm ô nhiễm nguồn nước bị coi là trọng tội. Khi có cháy rừng mọi người đều phải có nhiệm vụ dập tắt.

"... Rừng bị cháy ta phải giúp dập Rừng bị cháy mà không dập tắt Mọi người sẽ không có rừng Mọi người sẽ không có đất...".

Nếu ai làm cháy rừng thì đồng bào sẽ có phản ứng: "... Làm nhà đừng dùng cây nữa

Làm chòi đừng dùng cây nữa ... Bảo nó cất chòi ở trên ngôi sao ...".

+ Luật tục khuyên răn mọi người hãy bảo vệ rừng:

"Người hút thuốc phải giữ lấy lửa Người đốt than phải giữ lấy lửa Người đốt rẫy phải giữ lấy lửa Nếu để cháy chòi tội ấy phải xử Nếu để cháy buôn tội ấy rất nặng Nếu để cháy rừng tội ấy càng nặng".

+ Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, luật tục Êđê có câu:

"Trai chưa vợ, gái chưa chồng Hai người tự ý thương nhau

Phải mời cô bác, chú dì chứng kiến Để hai bên trao vòng cho nhau Để hai người giữ lấy lời hứa Như chim đã có bạn

Nếu mai sau người nào đổi ý Thì bị phạt bằng heo, bằng bò...".

+ Luật tục Êđê truyền thống là xã hội mẫu hệ khá điển hình với sự thống trị của dòng họ mẹ (dòng họ nữ), luật tục bảo vệ chế độ mẫu hệ và khẳng định vai trò của dòng họ mẹ.

"Con gái như hạt giống cây lúa, chính con gái là người khoác áo quàng chăn, là người giữ gìn cái nong, cái nia, cái lưng của tổ tiên, ông bà".

"Các vật lớn hay nhỏ, quý hay không quý, các nồi hoặc chén bát... đều do chị cả trông coi và giao lại".

+ Vấn đề kết hôn, luật tục Êđê cấm việc kết hôn giữa những người cùng dòng họ:

"Nó phạm tội trong nhà, nó mê người trong họ

Nó mê chị em ruột cùng một nơi sinh ra, cùng một mẹ cha đẻ ra... Nó phải lấy rượu, heo để cúng, bồi đề cho chủ đất

Máu ngón tay cúng cho thầy đất... Đất phải cúng, suối phải cúng. Lưng ông bà tổ tiên nó phải cúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu chúng nó cố tình thành vợ, thành chồng thì chiêng người ta treo chúng nó phải ăn trong máng, như con chó, như con heo, vì đã không biết đến họ hàng anh em".

+ Về quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình:

Trách nhiệm của cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con cái gây ra. "Người dại khờ như con ngựa khùng, con voi điên

Đi lang thang không sợ một ai

Vào nhà người ta thấy trẻ con thì đánh, thấy người già thì mắng chửi Con cháu người ta máu chảy, dập xương thì phải thương

Do cha mẹ không răn dạy nên phải chịu vạ Việc phạt này có từ ông bà xưa".

* Các biện pháp xử phạt trong luật tục Êđê

1. Cảnh cáo. 2. Bồi thường. 3. Cúng tạ thần linh. 4. Phạt làm nô lệ. 5. Đuổi khỏi buôn. 6. Tử hình.

1.2. Luật tục M'nông

+ Trong luật tục M'nông, lòng mong ước có cuộc sống yên bình vui tươi được thể hiện rất rõ

"Sạch nước suối cho đàn cá lên Sạch bãi cỏ cho đàn nai đến Sạch sân làng cho lũ trẻ đi

Sạch bầu trời cho ánh trăng sáng". Để: "Anh và em mới đoàn kết

Cha và con mới thuận hòa Bà con buôn làng mới thân ái".

+ Luật tục đối với việc bảo vệ thú rừng

"Bò rừng, trâu rừng thần nuôi Tê giác, voi rừng thần chăn ... Bắn trâu rừng, voi, tê giác Phải làm đủ lễ cúng

Trầu cau, xôi nếp, bánh Rượu, lợn, đâm trâu

+ Luật tục với việc bảo vệ môi trường

"... Bắt con ếch phải chừa con mẹ, Bắt con cá phải chừa con mẹ Chặt cây tre phải chừa cây con Đất tổ ong phải chừa ong chúa. ... Thuốc cá làm suối nghèo

Muốn ăn ếch phải dùng ná bắn Muốn ăn cá dùng rổ mà vớt

Không thuốc cá bằng cây Kuanrle. Làm chết sạch cả tép, cả cua Buôn làng có quyền khiếu nại Ai thuốc cá có tội với làng Tội thuốc cá không ai đền nổi".

+ Biện pháp xử phạt trong luật tục M'nông

"Làm chết chị trả bằng chum Chết anh rể trả bằng ché Chết già làng trả bằng voi

Chết người đẹp trả bằng hai chân, hay tay".

+ Luật tục khuyên răn con người:

"Con nai chớ có húc nhau Con hổ chớ có cắn nhau Con người chớ có đánh nhau".

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 94 - 98)