Giáo dục pháp luật thông qua công tác hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 72 - 74)

- Thực trạng về chủ thể:

3.3.2.Giáo dục pháp luật thông qua công tác hòa giải ở cơ sở

Hòa giải những xích mích, mâu thuẫn trong dân làng vốn đã có từ lâu mang tính truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Khi có những mâu thuẫn phát sinh trong gia đình, làng xóm cần phải có những người có uy tín, có trách nhiệm trong cộng động đứng ra làm trung gian hòa giải với nguyên tắc "Khẩu phân, khẩu xử" thì tránh được những hậu quả lớn xảy ra và vẫn giữ được tình cảm xóm làng. Vì vậy hòa giải tốt các vụ việc sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giữ vững kỷ cương phép nước và tình làng nghĩa xóm.

Hòa giải có thể được tiến hành nhờ vào uy tín của cá nhân trong cộng đồng hay nhờ vào tổ chức hòa giải ở những nơi đã được thành lập.

Hiến pháp 1992 đã quy định: "ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm luật, và tránh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật" [10, Điều 127].

Hòa giải những tranh chấp, xích mích, mâu thuẫn nhỏ trong quần chúng nhân dân muốn đạt hiệu quả thì trước hết hòa giải phải trên cơ sở của pháp luật và đạo lý xã hội vì thế giữa hòa giải và GDPL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua công tác hòa giải để giải thích pháp luật Nhà nước và đạo đức xã hội, tuyên truyền giải thích pháp luật tốt thông qua công tác hòa giải có thể ngăn ngừa được hậu quả xấu xảy ra. Phương châm của công tác hòa giải là: "Phải trái phân minh nghĩa tình trọn vẹn" hoặc "thấu tình đạt lý".

+ Hiện nay ở một số vùng nhân dân các dân tộc ít người các già làng, trưởng bản đã dùng uy tín và quyền uy của mình để hòa giải, trường hợp hòa giải không thành công thì dùng quyền uy để phân xử, tuy nhiên cũng có trường hợp phân xử không đúng pháp luật và trái với đạo đức hoặc thuần phong mỹ tục, đó là những hiện tượng cần phải khắc phục.

+ Về hình thức phổ biến, GDPL là một hình thức sử dụng người thực việc thực để đưa pháp luật đi vào lòng dân, vào cuộc sống nên sâu sắc và có tính nhân văn cao. Người cán bộ hòa giải bằng vụ việc cụ thể đã vận dụng các quy định của pháp luật để khuyên bảo, thuyết phục, phân tích ai đúng ai sai làm cho hai bên đang có mâu thuẫn, xích mích hiểu biết được pháp luật để nhận ra sự sai trái của mình.

+ Công tác hòa giải cần phải có sự am hiểu pháp luật, người tiến hành hòa giải biết vận dụng kiến thức của nhiều văn bản pháp luật khá nhau thì tính thuyết phục càng sâu sắc và nhân dân sẽ chấp nhận. Khi trình độ kiến thức pháp luật của nhân dân được nâng lên thông qua công tác hòa giải thì tác dụng của nó là "lan tỏa" người này sẽ trao đổi với người khác về sự quy định của pháp luật (trao đổi trong gia đình, trong buôn làng, trong cơ quan...) cứ thế qua nhiều lần thì nhân dân trong cộng động đó sẽ được nâng lên một bước về sự hiểu biết pháp luật.

Phổ biến GDPL thông qua công tác hòa giải có ưu thế ở chỗ nhân dân tiếp thu một cách tự nguyện và cách thức giải quyết vụ việc nhẹ nhàng, ít tốn kém lại ngăn ngừa được hành vi vi phạm pháp luật khác.

Phạm vi phổ biến GDPL thông qua công tác hòa giải rộng, có liên quan đến nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực đời sống của nhân dân như: hôn nhân gia đình, đất đai, nhà cửa, hoặc đánh nhau gây thương tích.

- Nội dung phổ biến GDPL thông qua công tác hòa giải rất sâu sắc, qua mỗi vụ việc hòa giải, các bên hòa giải được giải thích pháp luật sâu và tỉ mỉ về một việc cụ thể nên hiệu quả giáo dục cao.

- Chủ thể tiến hành hòa giải đa dạng, tạo ra một đội ngũ đông đảo về vận động nhân dân tôn trọng pháp luật. Các chủ thể này bao gồm: thành viên Hội người cao tuổi, hội viên Hội cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên, các hội viên phụ nữ.

Đối tượng (người được hòa giải) cũng đa dạng có thể theo lứa tuổi, theo giới tính, theo nghề nghiệp. Do đó vận dụng pháp luật để phổ biến, GDPL khác nhau phù hợp với từng loại đối tượng. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác hòa giải, kiến nghị các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương phải chỉ đạo, lãnh đạo sát sao kịp thời công tác hòa giải. Các cơ quan quản lý nhà nước phải quản lý và giúp đỡ các tổ chức hòa giải ở cơ sở. Tạo điều kiện cung cấp tài liệu kịp thời, hướng dẫn nghiệp vụ cho các tổ hòa giải cơ sở. Nghiên cứu bảo đảm chế độ chính sách để các thành viên tổ hòa giải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cơ cấu thành phần các tổ hòa giải một cách hợp lý, trong đó các già làng, đại diện phụ nữ, đại diện Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và Mặt trận Tổ quốc.

- Cần mở các lớp học ngắn hạn cho già làng để củng cố kiến thức pháp luật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp doc (Trang 72 - 74)