1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận học phần đặc tính hoá tài nguyên tên đề tài tài nguyên đất việt nam

31 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài nguyên đất Việt Nam
Tác giả Cao Tuấn Anh, Lê Đức Hiếu, Phạm Nhật Minh, Nguyễn Anh Tuấn
Người hướng dẫn TS. Trần Phương Hà
Trường học ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Chuyên ngành Đặc tính hóa tài nguyên
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố HÀ NỘI
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 11,47 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN ĐẤT (5)
    • A. Đất (6)
      • 1. Khái niệm đất (6)
      • 2. Nguồn gốc (7)
      • 3. Thành phần (8)
  • CHƯƠNG II:ĐẶC TÍNH,VAI TRÒ ĐẤT (13)
    • B. Đặc tính ,vai trò của đất (13)
      • I) Thành phần (13)
    • C) Đặc tính đất (15)
      • III) Vai trò đất (19)
  • CHƯƠNG III:VẤN ĐỀ SUY THOÁI (19)
    • A. Vấn đề thoái hóa và ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lí (19)
    • B. Các nguồn và các dạng ô nhiễm đất (22)
      • 3. Ô nhiễm môi trường đất do rác thải sinh hoạt (23)
    • C. Tương tác ô nhiễm đất (25)
  • CHƯƠNG IV: HẬU QUẢ,BIỆN PHÁP (26)
    • I. Hậu quả (26)
  • Tài liệu tham khảo .............................................................................. 32 (31)

Nội dung

Khái niệm đất Đất hay thổ, thổ nhưỡng là tập hợp của các vật chất bao gồm chất hữu cơ, khoáng chất, chất lỏng, chất khí và sinh vật nằm bao phủ trên bề mặt của Trái Đất; có khả năng hỗ t

KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN ĐẤT

Đất

1 Khái ni ệ m đấ t Đất hay thổ, thổ nhưỡng là tập hợp của các vật chất bao gồm chất hữu cơ, khoáng chất, chất lỏng, chất khí và sinh vật nằm bao phủ trên bề mặt của Trái Đất; có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật cũng như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ

V.V.Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng: Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển khác nhau, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó Đất được coi là khác biệt với đá Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết.[1] Đất vô cùng quan trọng cho mọi loại hình sự sống trên Trái Đất, vì nó hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, các loài thực vật lại cung cấp thức ăn và oxy (O2) cũng như hấp thụ dioxide cacbon (CO2) đồng thời tạo ra thức ăn cho con người.)

Các loại đất được hình thành thông qua quá trình phong hóa của các loại đá và sự phân hủy của các chất hữu cơ Phong hóa là tác động của gió, mưa, băng, ánh nắng và các tiến trình sinh học trên các loại đá theo thời gian, các tác động này làm đá vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ

Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người

Các loại đất dao động trong khoảng rộng về thành phần và cấu trúc theo từng khu vực Các loại đất được hình thành thông qua quá trình phong hóa của các loại đá và sự phân hủy của các chất hữu cơ Phong hóa là tác động của gió, mưa, băng, ánh nắng và các tiến trình sinh học trên các loại đá theo thời gian, các tác động này làm đá vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc và các thuộc tính khác của các loại đất Đất có thể chia ra thành hai lớp tổng quát hay tầng: tầng đất bề mặt, là lớp trên cùng nhất, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình sự sống động vật khác cư trú và tầng đất cái, tầng này nằm sâu hơn và thông thường dày đặc và chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn

Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất Không khí, nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước, nằm trong các khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa thể tích của đất Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống khác trong thiết diện đứng của đất trong một hệ sinh thái cụ thể

Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm ba loại chính[cần dẫn nguồn]: đất cát, đất thịt và đất sét Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau: Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét Đất thịt:45% cát, 40% limon và 15% sét Đất sét:25% cát, 30% limon và 45% sét

Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian Ví dụ: Đất cát pha, đất thịt nhẹ

Các loại đất nguyên thủy bị chôn vùi dưới các hiệu ứng của các sinh vật được gọi là đất cổ

Các loại đất tiến hóa tự nhiên theo thời gian bởi các hoạt động của thực vật, động vật và phong hóa Đất cũng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động sống của con người Con người có thể cải tạo đất để làm cho nó thích hợp hơn đối với sự sinh trưởng của thực vật thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ và phân bón tự nhiên hay tổng hợp, cũng như cải tạo tưới tiêu hay khả năng giữ nước của đất Tuy nhiên, các hoạt động của con người cũng có thể làm thoái hóa đất bởi sự làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng, ô nhiễm cũng như làm tăng sự xói mòn đất

Phân loại theo vị trí địa lý, theo tính chất của đất, theo mục đích sử dụng,… Nước ta có ba nhóm đất chính:

* Nhóm đất feralit vùng núi thấp:

- Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên

- Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al

- Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…)

- Thích hợp trồng cây công nghiệp

* Nhóm đất mùn núi cao:

- Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, chiếm 11%

- Phân bố: dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

- Thích hợp trồng rừng đầu nguồn

* Nhóm đất phù sa sông và biển:

- Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên

- Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn

- Tập trung tại các vùng đồng bằng

- Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,… Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam Vị trí và địa hình làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm và cũng rất đa dạng và phân hóa rõ rệt từ vùng đồng bằng lên núi cao, từ Bắc chí Nam và cả từ Ðông sang Tây Các nhóm đất bao gồm: Cồn cát và các loại cát ven biển Đất mặn, đất phèn, đất phù sa

6.Các nhóm đấ t chính ở Vi ệ t Nam Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam Vị trí và địa hình làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm và cũng rất đa dạng và phân hóa rõ rệt từ vùng đồng bằng lên núi cao, từ Bắc chí Nam và cả từ Ðông sang Tây Các nhóm đất bao gồm: Cồn cát và các loại cát ven biển Đất mặn, đất phèn, đất phù sa

Nước ta có ba nhóm đất chính gồm:Nhóm đất feralit hình thành ở vùng núi cao, chiếm diện tích lớn nhất nước ta với 65% diện tích đất tự nhiên Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên và nhóm đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích đất tự nhiên,…

*)Nhóm đất feralit vùng núi thấp:

- Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên

- Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al

- Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…)

- Thích hợp trồng cây công nghiệp

*)Nhóm đất mùn núi cao:

+ nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên

+ phân bố dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới núi cao

- Thích hợp trồng rừng đầu nguồn

*) Nhóm đất phù sa sông và biển

+ chiếm 24% diện tích đất tự nhiên

+ phân bố ở các đồng bằng

+ tính chất đất: phì nhiêu, đất tới xốp, ít chua, dễ canh tác và làm thủy lợi Thích hợp

+ Bao gồm: đất phù sa ngọt, đất chua, đất phèn và đất mặn

Tập trung tại các vùng đồng bằng

- Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau Trong đó : + Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung bộ

+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông

Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung

- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng

TÍNH,VAI TRÒ ĐẤT

Đặc tính ,vai trò của đất

Thành phần trong cấu tạo đất bao gồm:

1) Các thành phần hữu cơ: mùn, keo đất,…(Thành phần chính quyết định đặc tính của của toàn bộ hệ đất là mùn, phân bố chủ yếu ở lớp bề mặt trên của đất)

• Là những hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp, màu nâu tối, khối lượng phân tử >> Có cấu trúc phân tử không xác định.

• Mùn được tạo ra từ sinh khối thực vật, trong đó 1 số thành phần như cellulose và hemicellulose đã bị các VSV trong đất phân giải Các thành phần không bị phân giải trong mùn gồm có protein và lignin

• Chủ yếu là các hợp chất thơm đa điện ly

• Có tính acid do các chuỗi polyme chứa gốc -COOH.

• Ảnh hưởng quyết định đến thành phần dinh dưỡng hữu cơ của đất

• Mùn được phân loại theo độ tan

Các thành phần hữu cơ tự nhiên (mùn)

• Humin: Là các hợp chất cao phân tử không tan trong môi trường kiềm, màu đen và sinh ra do quá trình già hoá các acid humic và acid fulvic.

Phần tan trong kiềm là phần có chứa gốc acid -COOH

• Acid humic: Các hợp chất cao phân tử có khối lượng phân tử từ 20.000 đến

100.000 đơn vị Tan trong kiềm, kết tủa trong môi trường acid do khối lượng phân tử lớn và tỷ lệ O trong phân tử thấp dẫn đến ít hơn số gốc -OH có thể tạo liên kết hydro với nước.

• Acid fulvic: tan trong kiềm và trong acid Là các hợp chất cao phân tủ có khối lượng riêng nhỏ và chứa nhiều nhóm chức acid.

Các thành phần hữu cơ khác

• Các hợp chất cacbua hydro có khối lượng phân tử thấp, chiếm từ 5- 20% tổng chất hữu cơ trong đất Là sản phẩm của quá trình phân huỷ các động, thực vật

• Các acid hữu cơ bậc thấp

• Các amin, protein, đường hữu cơ

• Các hữu cơ tổng hợp, hữu cơ nhân tạo, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các phân bón hữu cơ

• Các loại chất thải rắn: dầu, mỡ thải, plastic, cao su

• Các loại chất thải rắn sinh hoạt

2) Nước và khí trong đất: hơi nước, N2, NOx,H2,CH4,

Tuỳ theo độ rỗng (mật độ hạt) và độ xốp của đất, trong đất sẽ tồn tại cả nước và khí Nước lưu thông qua đất nhờ những lỗ nhỏ D>10 m, bị giữ lại tại những lỗ rỗng trong khí quyển, giúp hoà tan các chất hữu cơ, thúc đẩy quá trình dinh dưỡng, ảnh hưởng đến pH và thành phần một số chất

• N2 - do thẩm thấu từ khí quyển vào trong lòng đất, N2 tham gia vào quá trình cố định đạm.

• NOx, H2, CH4, CnH2n-2 sinh ra khi quá trình trao đổi chất giữa địa quyển và thuỷ quyển và là sản phẩm của các quá trình phân hủy chất hữu cơ trong lòng đất

3) Các thành phần sinh vật sống trong đất

 Động vật: Giun đất, côn trùng, các động vật bậc cao sinh sống và làm tổ

 Thực vật: các thực vật từ bậc thấp như tảo đơn bào, nấm, địa y đến các thực vật bậc cao

 Vi sinh vật: Bao gồm vi khuẩn, vi nấm và vi sinh vật bậc cao Chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tiêu thành chất dễ tiêu cho cây trồng dễ hấp thụ Các nhóm vi sinh vật quan trọng:

-Vi sinh vật tham gia quá trình chuyển hóa các hợp chất ni tơ trong đất:

VK cố định đạm, vi khuẩn amon hóa protein, vi khuẩn nitrat hóa

-Vi sinh vật phân hủy xelluloza, vi khuẩn chuyển hóa photphat,vi khuẩn chuyển hóa lưu huỳnh Đất càng nhiều dinh dưỡng => hàm lượng hữu cơ cao, độ ẩm lớn => vi sinh vật tảo, nấm đơn bào, đa bào, động vật không xương sống phát triển mạnh (giun, bọ, ruồi, nhặng)

VSV thường tập trung xung quanh vùng rễ của cây trồng ở lớp đất mặt

Đặc tính đất

a) Các đặc tính vật lý

 Kích thước và tổ chức của các hạt (đất < 2mm, đá, sỏi)

 Phân loại tùy thuộc vào tỷ lệ cát: đất sét: phù sa

 Sự kết hợp hoặc sắp xếp các hạt đất

 Gồm các cụm tách rời nhau, tạo ra khoảng trống

(tương ứng mức kết dính yếu, vừa phải, mạnh)

 dấu hiệu về thành phần của đất

 Khả năng chống va chạm cơ học điều kiện độ ẩm khác nhau

 Giảm dần theo thứ tự đất ướt/ đất ẩm/đất khô cứng

 Canxi cacbonat, silicat, và oxit, hoặc muối sắt,Al củng cố độ chắc của đất

 Đại lượng đặc trưng cho tỷ lệ phần trăm của thể tích lỗ đối với tổng thể tích đất

 Được xác định trực tiếp bằng thể tích nước chứa trong một phần ổn định của một thể tích đất bão hòa nhất định (chênh lệch khối lượng ướt và khô)

 Thể hiện sự phân bố các lỗ trống, liên quan trực tiếp đến việc giữ nước và các đặc trưng liên quan về thoát nước và thông khí của đất b) Các đặc tính hóa học

 pH đất, thường được đo thông qua pH của dung dịch hòa tan đất tỷ lệ 1g/2.5l trong nước cất hoặc CaCl2 0.01M

 Độ kiềm - do quá trình thuỷ phân các muối carbonate tan (Na, K)

 Độ acid - Rễ cây giải phóng các ion H+,

 các quá trình trao đổi chất liên quan đến rễ cây và

 các VSV trong đất tạo ra H2CO3 và các acid hữu cơ yếu

 Acid hữu cơ do phân hủy các thành phần hữu cơ

 Ô nhiễm do chất thải công nghiệp và đô thị

 Ở vùng đất khô cằn, khoáng là muối của các acid yếu và bazơ mạnh chiếm ưu thế làm tăng pH ≥ 9, 10

 Đất vùng sa mạc có độ pH đặc biệt cao do hòa tan một số đá kiềm

• pH chi phối hàm lượng các chất trong đất pH Hấp thụ sinh học: Là quá trình các VSV tham gia tiêu thụ hay liên kết các vật chất

=> Hấp thụ lý học: giữ lại các phần tử nhờ E tự do trên bề mặt

=> Hấp thụ hoá học: biến đổi các chất không tan thành chất tan thông qua các PƯHH

• Hấp thụ do trao đổi ion như Cation hay anion trên bề mặt hạt keo

• Do khả năng hấp thụ - làm thay đổi độ pH, thay đổi cơ chế hoà tan → thay đổi thành phần cấu trúc đất c) Tương tác giữa các thành phần hữu cơ của đất với các khoáng

• Tạo thành các muối kim loại: Kim loại tách ra từ khoáng kết hợp với các acid hữu cơ hay thành phần mùn hình thành humates hay fulvates

• Hình thành các hợp chất chelate: Các kim loại chuyển tiếp (hóa trị II hay III) có thể phản ứng với các vòng hữu cơ trong đất, thường có các nhóm chức năng như amine –NH2; azo –N=N–; carboxylate –COO– or ether – O–, có dung lượng vòng giảm dần từ amine đến ether

• Hấp phụ lý, hóa học trên khoáng sét: Hấp phụ nhờ lực Van der Waal: là cơ chế gắn kết các thành phần hữu cơ lên bề mặt khoáng sét Có thể hấp phụ cả phân tử phân cực và không phân cực

• Gắn kết trên cầu cation: Bề mặt sét có điện tích (-), có xu thế đẩy các anion hữu cơ mang điện tích âm d) Thế oxy hóa-khử

 Chỉ số về mức độ thông khí của đất/lượng oxy trong đất

 Đo bằng cách đưa một điện cực thích hợp vào đất

 Trong đất hiếu khí, điện tử tạo thành kết hợp với oxy (chất nhận điện tử)

 Trong điều kiện yếm khí, vì không có oxy, các hợp chất hóa học khác phải đóng vai trò chất nhận điện tử

 Các hợp chất sắt III thường đảm nhận vai trò này tạo thành sắt II

C) Đặc tính sinh học và hóa sinh của đất

Các quá trình có sự tham gia của vi sinh vật trong đất:

• Phân hủy chất hữu cơ: chúng phân hủy và tiêu hóa các tàn dư thực vật và các chất hữu cơ khác qua hoạt động hóa học với sự trợ giúp của các enzym Nhóm này tham gia mạnh mẽ vào các quá trình chuyển hóa vật chất trong đất, góp phần khép kín các vòng tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên (chu trình nitơ, cacbon, photpho, lưu huỳnh).

• Khoáng hóa các chất hữu cơ: qua quá trình này các chất dinh dưỡng nằm trong cấu trúc sinh hóa của các chất hữu cơ bị phân giải và chuyển sang dạng hữu dụng mà cây trồng có thể hấp thụ được Ví dụ chất hữu cơ chứa N (protein, axit amin) thông qua các quá trình amôn hóa, quá trình nitrat hóa đều có sự tham gia của các vi khuẩn

• Cố định đạm (tiến trình chuyển hóa nitrogen trong khí quyển thành dạng cây có thể hấp thụ): vi khuẩn cố định đạm Rhizobium sống trong nốt sần rễ cây họ đậu, có khả năng hút và chuyển hóa nitơ tự nhiên trong không khí thành N cung cấp cho cây, sau khi cây chết và bị phân giải, sẽ cung cấp và làm gia tăng hàm lượng nitơ trong đất

• Yểm trợ cho sự hữu dụng và hấp thụ của chất phospho (lân) và các dưỡng chất khác (N, Zn) Một loại nấm tên là Mycorrhiza có thể xâm nhập vào mô vỏ của rễ cây, sử dụng các loại thức ăn do rễ tạo ra, nhưng đồng thời cũng tạo ra một dạng lưới sợi nấm kết dính với keo đất bao quanh rễ, các nguyên tố dinh dưỡng như phospho bám lên màng này ở dạng hữu dụng và rễ cây có thể hấp thụ dễ dàng

Là nơi sinh sống của con người và sinh vật trên cạn Là nền móng địa bàn cho mọi hoạt động sống,là nơi thiết đặt các hệ thống nông,lâm nghiệp sản xuất liên thực nuôi sống sinh vật

Là nơi tạo ra môi trường sống cho con người và mọi sinh vật sống trên trái đất.Thông qua cơ chế điều hoà đất-nước-rừng-khí quyển tạo ra điều kiện môi trường khác nhau

ĐỀ SUY THOÁI

Vấn đề thoái hóa và ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lí

Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn

Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người

Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị lấy cho thủy lợi,

63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha cho các khu công nghiệp

Suy giảm tài nguyên đất

• Theo số liệu của Viện tài nguyên thế giới năm 1993 quỹ đất của toàn thế giới khoảng 13 tỉ ha

• Mật độ dân số 43 người/km2

• Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Nhật, Hàn

Quốc, Ấn Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/người)

• Diện tích nước ta là trên 33 triệu ha đứng thứ 55 trên

200 nước, diện tích bình quân đầu người khoảng 0,4ha

• Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm

• Đất ngày càng bị sa mạc hóa, bạc màu do sự khai thác của con người Đô thị hoá mạnh mẽ

• Dân số đô thị thế giới tăng 3%/năm, Châu Á tăng 3- 6,5%/năm

• Dân số đô thị trên thế giới chiếm khoảng 30%

• Dân số đô thị Việt Nam năm 1980 là 19%, hiện nay khoảng 30%

• Hình thành các siêu đô thị, hiện nay trên thế giới đã có khoảng 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người

• Sự hình thành siêu đô thị gây khó khăn cho giao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu, xử lý chất thải

Gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc BVTV

Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên thế giới ngày càng được sử dụng nhiều

Thuốc trừ sâu gây hại nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe con người

Tổ chức WHO ước lượng mỗi năm 3% lao động trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu Thập niên 90 ở Châu Phi mỗi năm 11 triệu người bị nhiễm độc

Malayxia 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm và 15 % bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời Ở Việt Nam trên 300 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng (có cả các loại thuốc bị cấm như Wolfatox, Monitor, DDT)

Liều lượng thuốc phun 2-3lit/ha

Số lần phun vùng chè khoảng 30 lần/năm, vùng rau khoảng 20-60lần/vụ

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép:

30% số mẫu đất có dư lương thuốc bảo vệ thực vật vuợt quá tiêu chuẩn

55% mẫu không khí có nồng độ thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn 2-10 lần

• Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ ha rừng Hàng năm mất đi khoảng trên 15 triệu ha

• Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm

• Châu Á mỗi năm mất khoảng 5 triệu ha rừng

• Việt Nam trước 1945 rừng chiếm 43% diện tích, hiện nay chỉ còn khoảng 33%, mặc dù có nhiều nỗ lực trồng và bảo vệ rừng

• Chất lượng đất: Khả năng của đất tạo ra sản phẩm dinh dưỡng an toàn một cách bền vững trong một thời gian dài, nâng cao sức khỏe của của con người và quần xã sinh vật mà không làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên nền cũng như gây ảnh hưởng xấu đến môi trường

• Ô nhiễm đất: là sự mất cân bằng của quá trình làm sạch tự nhiên do việc thải ra nhiều CTR, khí thải nước thải mà những chất thải này tích tụ và tham gia chuyển hoá làm ảnh hưởng tới chất lượng đất và thành phần đất

• Đất bị suy giảm thành phần, chất lượng do lượng chất thải trong đất quá nhiều gọi là đất ô nhiễm

Các nguồn và các dạng ô nhiễm đất

Phương tiện giao thông là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chính trong nhiều khu

1.Ô nhi ễm môi trường đấ t do bi ến đổ i t ự nhiên

Hàm lượng các chất tự nhiên xuất hiện trong đất sẽ gia tăng theo chiều hướng các chất độc hại được bổ sung vượt ngưỡng tiêu chuẩn Một trong số đó, có thể kể đến tình trạng đất nhiễm mặn , nhiễm phèn Tình trạng đất nhiễm mặn chủ yếu xảy ra ở các khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong nhiều năm nay mà nguyên nhân cơ bản là do biến đổi khí hậu gây ra sự xâm nhập mặn

2.Ô nhi ễ m đấ t do ho ạ t độ ng nông nghi ệ p a/ Phân bón hữu cơ

• Nếu phân chưa ải -> đưa vào đất các vi trùng gây bệnh ->bám vào thực vật -> đi vào dây chuyền thực phẩm -> gây hại Các vi trùng ở lại trong đất tạo thành ổ dịch bệnh, vào nguồn nước và gây dịch

• Phân đã ải, bị bón quá nhiều -> tăng cường quá trình phân huỷ yếm khí làm chua đất b/ Do thuốc bảo vệ thực vật Được phun rải trên cây, 1 phần bị bay hơi, 1 phần bị nước mưa cuốn trôi, 1 phần bị hấp thụ vào đất gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất gây bởi bị hấp thụ vào cơ thể sống nên gây ô nhiễm sinh quyển

Phần lớn là các chất có độc tính cao gây tiêu diệt cả các sinh vật và động vật sống trong đất

– Pyrethroids tự nhiên và nhân tạo Quá trình lan truyền chất độc hại rất quan trọng

3 Ô nhi ễm môi trường đấ t do rác th ả i sinh ho ạ t

 Mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt của con người thải ra ngoài môi trường là vô cùng lớn và đa dạng, từ những chai nhựa, túi nilon cho đến nước thải sinh hoạt, đồ ăn thừa, Tất cả đều được xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường tự nhiên

 Theo Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất hiện nay ở các khu vực đông dân cư sinh sống đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng Quan sát ở dọc các con đường, góc phố hằng ngày chúng ta đi có thể dễ dàng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt bị vứt một cách bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như chất lượng đất đai xung quanh Ngay cả những vùng nông thôn thì tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt bừa bãi cũng không được kiểm soát triệt để

4 Ô nhiễm môi trường đất do hoạt động sản xuất công nghiệp

Chất ô nhiễm ở cả 3 dạng đều có thể gây ô nhiễm môi trường đất

Dạng khí: Khí SO2, NOX, COX, H2S - do quá trình vận chuyển và tích tụ -> ngưng tụ ->các giọt HSO, HNO, HCO -> acid ->mưa acid -> làm giảm pH trong đất -> hòa tan KL nặng, tăng độ linh động các ion -> thay đổi tính chất đất

Dạng lỏng: nước thải sinh hoạt, nước thải CN chứa nhiều chất vô cơ

 lắng xuống sâu -> tồn tại ở dạng trầm tích, kết tủa gây ON đất

• KL nặng, Hg, Cd, As, Pb, Cr…

• Các loại dầu mỡ ->thay đổi keo đất -> thay đổi tính chất đất

Dầu mỡ gây ON đất do các phụ gia được đưa vào

• Các chất khó phân huỷ như PCB (PolyChlorinate Bivinyl), có thời gian tồn lưu lớn -> đi vào dây chuyền thực phẩm

Dạng rắn: Chất thải rắn đô thị, chất thải rắn công nghiệp (nhựa, chất hữu cơ tổng hợp, KL màu, cao su), thuỷ tinh, giấy, xỉ, quặng, các s/f dư thừa

5 Suy thoái đất do xói mòn và hoang mạc hóa

Quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa ở Việt Nam là kết quả của sự xói phèn Các vấn đề cơ bản của hoang mạc hóa ở Việt Nam là hạn hán, thoái hóa đất và cồn cát di động theo mùa gió trong năm

Hiện, Việt Nam có khoảng 7,6 triệu ha đất đang chịu tác động của thoái hóa, hoang hóa dẫn tới sa mạc hóa Miền Trung cũng có khu vực đất đai bị thoái hóa trên tiến trình trở thành hoang địa cằn cỗi Tình trạng sa mạc hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng đến mức báo động Tây Bắc, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là 3 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thực trạng này Quá trình sa mạc hóa tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống của người dân.

Tương tác ô nhiễm đất

Hình thái và tương tác của chất ô nhiễm với đất bao gồm các quá trình lý, hóa sinh học diễn ra ở cả 3 thành phần của đất (rắn, khí và lỏng)

Bao gồm 3 nhóm quá trình:

1 Lưu trữ ở trong lòng và trên bề mặt đất

2 Xâm nhập, phân tán và vận chuyển do dịch đất

Xâm nhập, chuyển hóa và các biến đổi hoá học ban đầu trong môi trường đất

Sơ đồ biểu diễn tương tác đất – chất ô nhiễm

Các quá trình vật lí và cơ chế ô nhiễm

• Sau khi xâm nhập vào trong lòng đất, chất ô nhiễm được giữ lại nhờ hấp phụ trên bề mặt hạt đất hay tích tụ trong các không gian rỗng, tạo liên kết với các thành phần hóa học gốc của đất hay với các hợp chất lạ trong đất

• Chất ô nhiễm có thể là chất vô cơ, chất hữu cơ hoặc hỗn hợp hay phức chất của cả hai

• Chất ô nhiễm tồn tại trong đất ở nhiều trạng thái như hòa tan, dung dịch không trộn lẫn với nước, chất huyền phù

• Cơ chế tương tác của chất ô nhiễm với đất phụ thuộc:

 các thông số vật lý của đất như nhiệt độ, độ ẩm, độ muối của dịch đất

 các đặc tính vật lý và hóa học của chất ô nhiễm

HẬU QUẢ,BIỆN PHÁP

Hậu quả

+)Khi bị ô nhiễm, cấu tạo của đất sẽ thay đổi, dễ xói mòn và bị mất đi các chất dinh dưỡng vốn có, đặc biệt là khi có mưa lớn Nếu quá trình này cứ tiếp diễn trong thời gian dài, đất có thể sẽ mất hết khả năng khai thác

+)Đá ong là nơi giúp loại bỏ các chất độc tự nhiên như asen,floura nên ô nhiễm đất có thể làm mất tác dụng

– Đối với con người: Con người khi tiếp xúc với môi trường đất bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể mắc bệnh Độc tố thường xâm nhập vào cơ thể con người qua ba đường chính là: nước, thực phẩm trong đó gián tiếp qua đất Trong đó nước là con đường đưa độc tố vào dễ nhất, nhanh nhất, trực tiếp và nhiều nhất Các độc tố nguy hiểm như: các kim loại nặng, amoni, flour, thuốc sâu… hoà tan trong nước, có thể xâm nhập sâu vào cơ thể, chui sâu vào các tế bào, gây ra các rối loạn, làm biến đổi tế bào…

– Đối với nguồn nước: Theo cơ chế thẩm thấu thì đất bị ô nhiễm sẽ khiến mạch nước ngầm bị ô nhiễm theo Theo khảo sát tại các làng ung thư hay tại các vùng có nhiều người ung thư, người ta đều thấy sự có mặt của nhiều kim loại nặng với nồng độ cao

– Đối với các loài động vật: Khi đất bị ô nhiễm, nhiều loài động vật phải rời nơi ở hiện tại để đến nơi khác sinh sống Việc phải thích nghi với môi trường mới hoặc thiếu thức ăn đã khiến nhiều loài không thể thích nghi được và bị chết

2.Giải pháp bảo vệ ô nhiễm đất

Cũng giống như các môi trường khác, nguồn đất bị ô nhiễm sẽ xuất hiện những thành phần lạ, ảnh hưởng tiêu cực đến con người và tất cả các loài sinh vật đang sinh sống và canh tác trên phần đất ô nhiễm đó mà nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe Môi trường đất bị ô nhiễm có thể do tác động của một số yếu tố tự nhiên nhưng chỉ chiếm phần nhỏ Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do các hoạt động của con người Để bảo vệ môi trường đất thì pháp luật cũng đưa ra các quy định về việc bảo vệ môi trường đất Ngày 17/11/2020 Quốc hội Khóa XIV đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 Điều 15 Quy định chung về bảo vệ môi trường đất

1 Quy hoạch, kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm

2 Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra

3 Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm

4 Chính phủ quy định chi tiết việc bảo vệ môi trường đất

Khoản 3 Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí

Và các QCVN 03/2023 BTNMT về chất lượng đất cũng như các tiêu chuẩn Việt Nam

2.2.Giáo dục,tuyên truyền Đồng thời, trong việc tuyên truyền này thì chúng ta cần phải tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đất của mọi người xung quanh bằng những hành động

 Hoàn thiện và thực hiện tốt các bộ luật hiện nay

 Hoàn thiện hệ thống quản lý tài nguyên đất

 Bảo vệ và khai thác hợp lý rừng

 Nhanh chóng phủ xanh đất trồng đồi trọc

 Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sinh thái

 Khai thác và sử dụng hợp lý các vùng đất ôi nhiễm

 Khôi phục mảnh đất suy thoái

Ngoài ra còn cần các biện pháp quy định rõ ràng hơn

Một là, cần xác định: huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường là nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước

Hai là, tăng cường sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Ba là,qua các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn, tổ chức để nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực bảo vệ môi trường, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường

Bốn là, lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các phong trào, các cuộc vận động như cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tôn vinh, nhân rộng các mô hình, các gương điển hình bảo vệ môi trường; đồng thời, phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại đến môi trường

Năm là, đẩy mạnh hơn nữa phong trào: “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”

Cách bảo vệ môi trường đất là các biện pháp chủ yếu giúp giảm thiểu rác thải và tăng năng suất nông nghiệp, đồng thời cải thiện môi trường sống và áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn Điều này giúp tái chế các tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường đất, tuy nhiên để đảm bảo một môi trường sống lành mạnh cho chúng ta và các thế hệ tương lai cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật-khoa học công nghệ để bảo vệ môi trường đất.Lấy ví dụ như hình sau cần áp dụng nhuần nhuyễn các biện pháp khoa học-kỹ thuật để đảm bảo an toàn môi trường đất.

Ngoài ra có thể áp dụng biện pháp tăng cường sau:

 Trồng cây ngập nước các cửa biển để giữ đất

 Xây các đê chắn song để tránh mất đất

 Tích cực chiến dịch trồng cây chống xói mòn đất

Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường (BVMT) bao gồm thuế, phí, lệ phí, đặt cọc, kí quỹ, quỹ BVMT, trợ cấp môi trường Không giống như công cụ hành chính mang tính chất mệnh lệnh, công cụ kinh tế mang tính mềm dẻo, linh hoạt, khiến cho người gây ô nhiễm và người hưởng thụ môi trường có các hành vi xử sự có lợi cho môi trường Áp dụng công cụ kinh tế trong môi trường là cách tiếp cận đúng đắn nhằm hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường Nội dung bài viết tập trung vào việc phân tích làm rõ đặc điểm, kinh nghiệm áp dụng của một số quốc gia và đánh giá thực trạng các công cụ kinh tế đang triển khai ở Việt Nam, từ đó khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

Bao gồm các loại sau:

1 Thuế; phí và lệ phí

3.Quy chế đóng góp có bồi hoàn

Giúp bảo vệ đất tránh tác động xấu khỏi ô nhiễm

Ngày đăng: 06/08/2024, 18:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thái và tương tác của chất ô nhiễm với đất bao gồm các quá - tiểu luận học phần đặc tính hoá tài nguyên tên đề tài tài nguyên đất việt nam
Hình th ái và tương tác của chất ô nhiễm với đất bao gồm các quá (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w