Đạo Mẫu trong mối tương quan với hình thức tương tự Cụ thể, nhóm sẽ so sánh khái quát hai nghi lễ đặc trưng, đó là nghi lễ hầu đồng trong Đạo Mẫu và nghi lễ Then của người Tày.2 Về điểm
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI
BÁO CÁO BÀI THI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ HỌC PHẦN: VĂN HOÁ VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: ĐẠO MẪU – ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn : TS Lương Thị Thu Hường
Phạm Trâm Anh Tăng Thị Bích Diệp Nguyễn Minh Đức
Lê Thị Thanh Lan Phạm Thuỳ Linh
Lê Quang Minh Bùi Lê Thảo Nguyên Ngô Quỳnh Trâm
HÀ NỘI – 2024
Trang 2MỤC LỤC
2.3 Đạo Mẫu trong mối tương quan với hình thức tương tự 2
1 Xây dựng thế giới quan về Mẹ Tự Nhiên và Mẹ Con Người 2 1.1 Nguồn gốc Mẹ Tự Nhiên, Mẹ Con Người 2
2 Tạo dựng quan niệm nhân sinh hướng về trần thế 5 2.1 Trọng tâm vào cuộc sống hiện tại và hạnh phúc của con người 5 2.2 Tôn thờ người mẹ và giá trị mẫu tính trong nhân sinh 8 2.3 Gắn kết cộng đồng và tăng cường sự đoàn kết 9
3 Hướng về tính dân tộc, xây dựng chủ nghĩa yêu nước 10
4 Đạo Mẫu hướng con người tới giá trị tích cực, hoà hợp 11
5.1 Hiện tượng văn học dân gian trong Đạo Mẫu 12
5.3 Trường hợp nghiên cứu (case study) 15
Trang 34 Phản đề 22
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Một trang trong truyện chữ Nôm “Vân Cát thần nữ truyện” về Mẫu Liễu
Hạnh (Đoàn Thị Điểm) 12
Hình 3.2 Một trang trong truyện thơ Nôm “Tiên phả dịch lục” (Kiều Oanh Mậu) 13
Hình 3.3 Hình ảnh đại diện cho MV Tứ Phủ 15
Hình 3.4 Hình ảnh đại diện cho MV Cô Đôi Thượng Ngàn 17
Hình 4.1 Thực trạng bỏ tiền tỷ may khăn áo 19
Hình 4.2 Choáng với đàn ngựa giấy khổng lồ ở đền Bảo Hà, Lào Cai 19
Hình 4.3 Cô đồng bát nước đọc sai tích Ông Hoàng Bảy 21
Hình 4.4 Cô đồng Trương Kim Anh sang khăn sẻ bóng cho đồng con ở giá hầu Cô Chín 21
Hình 4.5 Cô đồng “Cô Chiến xinh đẹp” gây bão TikTok 22
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại vì đã đưa học phần Văn hoá Việt Nam và hội nhập quốc tế vào chương trình giảng dạy Học phần này đã giúp cho chúng em hiểu thêm về văn hoá Việt Nam nói chung, đặc biệt là xây dựng nhận thức về nguồn gốc, bản chất
và sự tiếp biến của nền văn hoá Việt Nam với các nền văn hoá khác trên thế giới
Chúng em cũng muốn lời cảm ơn chân thành đến cô Lương Thị Thu Hường,
cô Trần Minh Ngọc và chị Hồ Thị Khánh Linh đã tận tâm hướng dẫn và đồng hành cùng chúng em trong suốt học phần, và đặc biệt trong quá trình thực hiện bài báo cáo này Những kiến thức chúng em đã tiếp nhận được, cùng với định hướng đã giúp chúng em hoàn thành được bài báo cáo lần này
Tuy chúng em đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài báo cáo nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Chúng em mong sẽ nhận được những góp ý
để có thể hoàn thiện hơn nữa bài báo cáo, cũng như hoàn thiện hơn kiến thức của chúng em về văn hoá Việt Nam nói chung và Đạo Mẫu nói riêng Chúng em tin rằng những kinh nghiệm này có thể giúp chúng em không chỉ trong quá trình học tập tại Học viện Ngoại giao mà còn xa hơn nữa trong hành trình làm truyền thông sau này
Một lần nữa, chúng em rất cảm ơn cô vì cơ hội được thực hiện bài báo cáo
về Đạo Mẫu – một tín ngưỡng góp phần xây dựng nền văn hoá bản địa, cũng như cho thấy tính hỗn dung, sự giao lưu, tiếp biến của văn hoá Việt Nam
Trang 6
Trong quá trình tìm hiểu, nhóm chúng em rút ra được rằng bản chất Đạo Mẫu là một hình thức Shaman giáo (Shamanism) và có sự tương quan với các hình thức tương tự ở Việt Nam
2 Đạo Mẫu – một hình thức Shaman giáo
2.1 Định nghĩa Shaman giáo
Shaman giáo có thể hiểu là Shaman – một người được cho là có nhiều quyền năng khác nhau Mặc dù Shaman có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo từng nền văn hoá, nhưng nhìn chung họ thường được cho là có khả năng chữa lành bệnh tật, giao tiếp với thế giới bên kia và đưa linh hồn người chết đến thế giới bên kia.1
2.2 Lý giải
Bản chất của Đạo Mẫu là thờ những Thánh Mẫu để cầu cho bình an, tài lộc, sức khoẻ,… Vì vậy, có thể nói bản chất của Đạo Mẫu khá giống với Shaman giáo: thờ phụng các lực lượng tự nhiên nhằm cầu sức khoẻ, bình an,… thông qua các thầy đồng hay Shaman
1 Mircea Eliade, Vilmos Diószegi, Shamanism, Encyclopedia Britannica, 2024 Truy cập tại:
Trang 72.3 Đạo Mẫu trong mối tương quan với hình thức tương tự
Cụ thể, nhóm sẽ so sánh khái quát hai nghi lễ đặc trưng, đó là nghi lễ hầu đồng trong Đạo Mẫu và nghi lễ Then của người Tày.2
Về điểm chung, cả hai đều chứa đựng yếu tố Shaman giáo, đều là nghi lễ diễn xướng nghệ thuật tổng hợp như là hát, nhạc, nhảy múa, trang phục cùng hướng tới mục đích là chữa bệnh, giải hạn, trừ hiểm hoạ, cầu tự, ban phúc lộc,… Hầu đồng và Then đều đảm nhận chức năng kết nối giữa trần gian và thế giới thần thành, giữa người sống và người chết thông qua những ông Đồng, bà Đồng hay ông Then, bà Then – những người có khả năng giao tiếp với thần linh
Về điểm riêng, trạng thái của hầu đồng là “nhập hồn về” – trái ngược với Shaman giáo – tái hiện lại hình ảnh các vị thánh nhằm phán truyền chữa bệnh, ban phúc lộc cho tín đồ đạo Mẫu Đối với Then của người Tày thì là “thoát hồn đi” – tương đương với Shaman giáo – thầy Then cùng với âm binh đến các cửa Then để giao tiếp với thế giới thần linh nhằm mục đích chữa bệnh, gọi vía, giải hạn, xin thần thánh phù trợ,… Có thể nói Then và hầu đồng đều chứa đựng yếu
tố Shaman giáo tuy nhiên trong Then có phần rõ hơn, đậm đặc hơn
Ngoài ra, nếu trong Then của người Tày, thầy Then là nghệ nhân một mình độc diễn, tự ngân nga, đánh nhạc cụ thì trong hầu đồng, người hầu đồng rất thụ động với âm nhạc, cần có sự giúp đỡ của cung văn phụ giúp đánh nhạc, hát chầu văn với đa dạng loại nhạc cụ hơn Chính vì thế mà dàn nhạc trong nghi lễ hầu đồng có phần phong phú, chuyên nghiệp và bài bản hơn so với Then
II Các giá trị cơ bản của Đạo Mẫu
1 Xây dựng thế giới quan về Mẹ Tự Nhiên và Mẹ Con Người
1.1 Nguồn gốc Mẹ Tự Nhiên, Mẹ Con Người
Nguồn gốc của quan niệm này bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng bản địa đã tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam Ngay từ thời kỳ nguyên thủy, khi con người còn thờ cúng các lực lượng tự nhiên, hình ảnh Bà Mẹ quyền năng đã xuất hiện
2 Võ Quang Trọng, Bước đầu so sánh nghi lễ hầu đồng của người Việt và nghi lễ Then của người Tày,
Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á, 2004
Trang 8Theo thời gian, khái niệm “Thánh Mẫu” được mở rộng, bao gồm cả các nữ anh hùng dân gian có công bảo vệ đất nước hoặc chữa bệnh cứu người Những nhân vật lịch sử này được tôn kính và dần được thần thánh hoá, trở thành hiện thân của Thánh Mẫu
1.2 Ý nghĩa
1.2.1 Ý nghĩa của Mẹ Tự Nhiên
Trong Đạo Mẫu, Mẹ Tự Nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện
sự kết nối thiêng liêng giữa con người và thế giới tự nhiên Trước tiên, mẹ tự nhiên mang lại sự kết nối và cân bằng giữa con người và thiên nhiên Việc tôn thờ Mẹ
Tự Nhiên giúp con người ý thức được vai trò và vị trí của mình trong vũ trụ, từ
đó sống hài hoà và tôn trọng thiên nhiên hơn Chính nhận thức đó đã khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường rằng khi coi Mẹ Tự Nhiên là đấng thiêng liêng, con người
sẽ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ và tránh làm tổn hại đến thiên nhiên
Ngoài ra, Mẹ Tự Nhiên còn giúp con người bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng Con người nhận thức được rằng mọi phúc lợi mà họ được hưởng đều đến
từ thiên nhiên, từ đó nảy sinh lòng biết ơn và sự kính trọng đối với Mẹ Tự Nhiên.31.2.2 Ý nghĩa của Mẹ Con Người
Trong Đạo Mẫu, Mẹ Con Người đóng vai trò mang lại sự sống cho con người và duy trì sự tồn tại của xã hội loài người Trong xã hội, kể cả xã hội mẫu
hệ hay xã hội phụ quyền, người mẹ đều giữ chức năng sinh sản và duy trì nòi giống, từ đó tạo ra lực lượng sản xuất chủ yếu cho xã hội tương lai Đặc biệt, trong
xã hội mẫu hệ, người phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong gia đình và cộng đồng,
từ việc đồng áng, chăn nuôi đến quản lý kinh tế gia đình Điều này dẫn đến sự tôn kính người phụ nữ – người mẹ – không chỉ trong gia đình mà còn trong cả thị tộc Khi xã hội dần chuyển qua chế độ phụ quyền, với ảnh hưởng của Nho giáo đã khiến vai trò của người phụ nữ trong xã hội bị hạn chế Tuy nhiên, trong đời sống làng xã, người phụ nữ vẫn giữ vai trò quan trọng trong gia đình và cộng đồng
3 Viện nghiên cứu và phát triển Đạo Mẫu Việt Nam, 2019 Truy cập tại: tuc/tim-hieu-sau-hon-ve-dao-mau-viet-nam
Trang 9https://viendaomau.vn/tin-Bên cạnh đó, trong giai đoạn này những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ lại càng được tôn vinh: tần tảo, hy sinh, giàu đức hạnh, yêu thương và bất khuất
Việt Nam là quốc gia có một nền văn hoá nông nghiệp lâu đời (điển hình
là nền văn hoá lúa nước), vì vậy, yếu tố “âm dương hoà hợp” được người dân vô cùng coi trọng Ở đây, “âm” đại diện cho “tạo ra sự sống” và “dương” đại diện cho “phát triển” Do đó, người mẹ mang yếu tố “âm” thường được đi kèm với những hình ảnh như: dòng sông, dòng nước,…Từ những thói quen trong cuộc sống và văn hoá của đất nước Việt Nam, vai trò của người mẹ rất được tôn vinh.4
Như vậy có thể nói, bản chất của việc thờ Mẫu là thờ các nhân tố, chủ thể sản sinh ra vật chất, của cải để nuôi sống con người Tất cả những yếu tố này đều được tôn vinh là “Mẹ” một cách thiêng liêng
1.2.3 Thế giới quan nhất thể hoá
Dù có thể phân tách thành hai yếu tố Mẹ Tự Nhiên và Mẹ Con Người, nhưng trong Đạo Mẫu và trong sự vận hành của vũ trụ, thế giới tự nhiên và con người được xem là một thực thể đồng nhất Quan niệm này thể hiện rõ nét qua việc Mẹ của con người cũng đồng thời là hiện thân của Mẹ Tự Nhiên Việc tôn thờ Mẫu, do đó, mang ý nghĩa là con người đang tôn kính bản thể tự nhiên, với niềm tin rằng Mẫu sẽ che chở và ban những điều tốt lành cho họ
Tính nhất thể hoá giữa Mẹ Tự Nhiên và Mẹ Con Người được thể hiện qua các mối quan hệ khác nhau Trước hết, đó là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Người Việt từ xa xưa đã nhận thức được sự phụ thuộc của mình vào tự nhiên Họ tôn thờ đất, nước, cây cối như những vị thần linh, đồng thời cũng ví von chúng như những người mẹ hiền từ, bao dung, nuôi dưỡng và che chở con người Quan niệm này thể hiện rõ nét trong triết lý âm dương, nơi đất và mẹ đều mang thuộc tính âm, là nguồn gốc của sự sống
Tiếp theo, đó là mối quan hệ giữa mẹ và thần linh Hình tượng người mẹ, với tình yêu thương vô bờ bến và sức mạnh bảo bọc con cái, đã được thần thánh hoá trong Đạo Mẫu Các nữ thần thuộc Thiên phủ (cõi trời), Nhạc phủ (cõi rừng
4 Vu Hong Van, Origin of Worshipping the Mother Goddess in Vietnam, Asian Research Journal of Arts
& Social Sciences, 2020
Trang 10núi), Thoải phủ (cõi nước), Địa phủ (cõi đất) hay những nhân vật lịch sử được tôn vinh như Mẫu (Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Bà Chúa Xứ, ) đều là biểu hiện cho sự kết hợp giữa yếu tố con người và thần linh
2 Tạo dựng quan niệm nhân sinh hướng về trần thế
2.1 Trọng tâm vào cuộc sống hiện tại và hạnh phúc của con người
Đạo Mẫu tập trung vào cuộc sống hiện tại, khuyến khích niềm vui, may mắn và sự đủ đầy Những người thờ Mẫu cầu xin bảo vệ, may mắn, phúc lộc cho bản thân, và họ có thể tham dự những buổi hầu đồng như một cách thể hiện lòng thành và sự tin tưởng vào Đạo Mẫu
Hầu đồng là nghi lễ trong Đạo Mẫu, khi người tham gia (thường là đồng cốt) tái hiện lại hình ảnh các vị Mẫu để truyền đạt thông điệp và ban phước lành Nghi lễ này giúp kết nối với thần linh, giải toả căng thẳng, tái tạo niềm tin vào cuộc sống và tạo không gian văn hoá cho cộng đồng Ví dụ như “Nghi lễ hầu đồng tại lễ hội Mẫu Liễu Hạnh” có mục đích giúp người tham gia kết nối với thần linh Người tham gia nghi lễ mong muốn nhận được sự bảo vệ, sự may mắn, và lời khuyên từ các vị thần linh, đặc biệt là Mẫu Liễu Hạnh – vị thần biểu trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng Ngoài ra còn giúp giải toả tinh thần cho họ, khi việc nhập hồn và diễn lại các nghi lễ giúp cả người tham gia và tín đồ giải toả những muộn phiền, lo âu trong cuộc sống, làm dịu đi những căng thẳng trong công việc và cuộc sống thường nhật Đồng thời, nghi lễ còn thoả mãn nhu cầu tâm linh và tinh thần khi các nghi lễ của đạo Mẫu thường giúp người dân thoát khỏi cảm giác bất an, mệt mỏi và tìm lại cân bằng Đối với người tham gia, đây không chỉ là một tín ngưỡng mà còn là một liệu pháp tâm lý, giúp họ tiếp tục sống lạc quan và vui vẻ trong cuộc sống thường nhật
Đi sâu hơn vào lý do tại sao Đạo Mẫu lại giúp tín đồ xua tan nỗi bất an và
sự mệt mỏi trong cuộc sống, đầu tiên, Đạo Mẫu tạo không gian tâm linh an lành
và giàu tính cộng đồng Nghi lễ hầu đồng, một nghi thức quan trọng trong Đạo Mẫu, được tổ chức tại các đền phủ, nơi người dân có thể cảm nhận sự bình yên trong không gian thiêng liêng Không gian lễ hội và nghi thức này tạo ra một môi trường gắn kết cộng đồng, giúp người tham gia cảm thấy không cô độc, được hoà mình cùng những người cùng tín ngưỡng Sự đồng cảm và sự hiện diện của cộng đồng cũng là một yếu tố quan trọng làm giảm bớt cảm giác bất an
Trang 11Thứ hai, họ được tương tác trực tiếp với các vị thần linh và nhận phước lành Đạo Mẫu tạo điều kiện để người tham gia tiếp xúc với các vị thần qua người đồng cốt Trong hầu đồng, đồng cốt hoá thân thành các vị Thánh Mẫu, Thánh Ông, giúp người tham gia tin rằng họ được thần linh bảo hộ, được phù trợ sức khoẻ, may mắn và tài lộc Niềm tin này giúp giảm bớt lo âu, và mang đến sự yên tâm, giúp người tham gia cảm thấy được che chở và bớt căng thẳng trước những khó khăn trong cuộc sống
Thứ ba, Đạo Mẫu còn giúp người tham gia hoà mình vào lễ hội với âm nhạc
và văn nghệ truyền thống: Các yếu tố như hát văn, âm nhạc, trang phục sặc sỡ trong nghi lễ hầu đồng đều mang lại không khí vui tươi, giúp giải toả căng thẳng
và mệt mỏi Âm nhạc và sự thăng hoa cảm xúc trong nghi lễ hầu đồng giúp người tham gia có thể giải toả tâm lý, đắm mình trong các giá trị văn hoá truyền thống
và cảm nhận sự hân hoan, lạc quan
Cuối cùng, Đạo Mẫu thoả mãn nhu cầu tâm linh trong đời sống của tín đồ Khác với một số tín ngưỡng hướng đến sự giải thoát ở kiếp sau, Đạo Mẫu tập trung vào việc mang lại phúc lộc và sự đủ đầy trong cuộc sống hiện tại Qua các nghi lễ và cầu nguyện, người dân tìm thấy cảm giác yên bình và hạnh phúc khi tin rằng cuộc sống của họ sẽ được cải thiện Điều này cung cấp một liệu pháp tâm lý hiệu quả, giúp họ cảm thấy vững tin và giảm bớt lo âu trước các thử thách
Khi gặp biến cố trong cuộc sống, áp lực công việc, tín đồ Công giáo tìm đến nhà thờ để nghe Kinh thánh, các Phật tử tìm đến cửa Phật (chùa) để nghe Pháp, những tín đồ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thường tìm về với Mẫu để tìm được sự che chở và bình an trong cuộc sống
Ví dụ thanh đồng H.T.Đ., 45 tuổi tại Hà Đông, Hà Nội cho biết: “công việc của tôi tại công ty nước ngoài rất áp lực, số lượng công việc phải thực hiện rất nhiều nhưng thời hạn hoàn thành thì rất ngắn nên tôi thường xuyên bị áp lực, cảm thấy căng thẳng, lúc nào cũng muốn nghỉ ngơi Sau một thời gian tìm đến với đạo
Trang 12Mẫu, thực hiện nghi lễ hầu đồng, tôi cảm thấy thanh thản nhẹ nhõm, không còn căng thẳng, không hay cáu gắt” 5
2.1.1 Phân tích về mối liên hệ giữa quan niệm nhân sinh hướng về trần thế với tư duy hiện sinh của người hiện đại và tính thực tế của người Việt
Đầu tiên là sự so sánh quan niệm trên với tư duy hiện sinh của người hiện đại Cả tư duy hiện sinh và Đạo Mẫu đều nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc sống hiện tại Tư duy hiện sinh, theo Sartre và Camus, tập trung vào việc con người tự tạo
ra ý nghĩa trong cuộc sống, bất chấp những khó khăn và nỗi đau Trong Đạo Mẫu, việc cầu phúc, cầu may mắn, và tìm kiếm sự an lành trong hiện tại cũng phản ánh một cách tiếp cận thực tế tương tự, nơi người thờ Mẫu tìm kiếm sự bảo vệ và may mắn trong cuộc sống trần thế, thay vì chú trọng vào một cõi cực lạc hay thế giới sau cái chết
Tuy nhiên, tư duy hiện sinh chủ yếu là triết lý nhân văn mang tính cá nhân
và có chiều sâu phân tích về sự tồn tại và cái chết Còn Đạo Mẫu, dù cũng chú trọng đến cuộc sống hiện tại, nhưng lại có yếu tố tâm linh và văn hoá dân gian đậm đặc, kết hợp với các nghi lễ tâm linh để cầu nguyện cho cuộc sống hạnh phúc
và đủ đầy Tư duy hiện sinh không nhấn mạnh yếu tố tín ngưỡng hay nghi lễ mà chỉ dựa vào khả năng tự do và lựa chọn của con người6.7
Tiếp đến là sự so sánh quan niệm hướng về trần thế với tính thực tế của người Việt Tính thực tế của người Việt thể hiện trong việc chú trọng vào những điều có thể đạt được ngay trong cuộc sống này Đạo Mẫu, với các nghi lễ thờ cúng, hầu đồng, và cầu xin phúc lành, cũng phản ánh nhu cầu về sự bảo vệ và may mắn trong công việc, gia đình, tài lộc, tình duyên Người thờ Mẫu tìm kiếm những lợi ích cụ thể, như sự bảo vệ khỏi thiên tai, bệnh tật và sự thuận lợi trong đời sống
Mặc dù cả hai đều hướng về lợi ích thực tế trong cuộc sống, Đạo Mẫu mang tính cộng đồng và tập thể cao hơn Các nghi lễ không chỉ mang lại lợi ích cá nhân
mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng và gia đình, thông qua việc tham gia vào các
5 Đỗ Duy Hưng, Trần Anh Châu, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua hình thức lên đồng dưới
góc độ tâm lý học trị liệu, Tạp chí Tâm lý học, 2021
6 Jean-Paul Sartre, Existentialism is Humanism, 1946
7 Albert Camus, The Myth of Sisyphus, 1942
Trang 13lễ hội, tôn vinh các giá trị truyền thống Trong khi đó, tính thực dụng của người Việt hiện đại (theo hướng tư duy lý trí và công việc) có thể ít mang tính cộng đồng hơn mà chủ yếu tập trung vào sự thành công cá nhân
2.1.2 So sánh sự giải toả tinh thần trong Đạo Mẫu với triết lý giải thoát của Phật giáo
Về phương diện mục tiêu, triết lý giải thoát trong Phật giáo nhằm giúp con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi và khổ đau, hướng tới trạng thái giải thoát
và giác ngộ, vượt qua ham muốn, ái dục và thoát khỏi vô minh để đạt đến Niết Bàn Đây là một hành trình dài để giải phóng tâm trí khỏi mọi đau khổ và đạt đến
sự thanh tịnh tuyệt đối Còn đối với Đạo Mẫu, cụ thể hơn là nghi lễ hầu đồng, tập trung vào sự thoải mái trong cuộc sống hiện tại Các nghi lễ như hầu đồng giúp người tham gia xua tan bất an, mệt mỏi, tìm lại cân bằng và niềm vui trong cuộc sống Mục tiêu là đạt được sự may mắn, sức khoẻ, phúc lộc, giúp họ cảm thấy lạc quan và vui vẻ hơn trong đời sống hàng ngày
Về phương diện hướng đến hạnh phúc, hạnh phúc trong Phật giáo là một trạng thái vắng bóng khổ đau, đạt được qua từ bỏ ham muốn và nhận ra bản chất
vô thường của mọi thứ Hạnh phúc này có tính chất siêu thoát, ít phụ thuộc vào các yếu tố vật chất hoặc cảm giác nhất thời Còn hạnh phúc trong Đạo Mẫu có xu hướng trần tục và gần gũi hơn, liên quan đến niềm vui, may mắn, và sự đủ đầy trong cuộc sống hiện tại Những người thờ Mẫu tin rằng nghi lễ sẽ mang lại lợi ích cụ thể cho cuộc sống của họ, như phúc lộc, tài lộc và bình an, đáp ứng nhu cầu tinh thần một cách trực tiếp và thiết thực
Về phương thức, Phật giáo thường sử dụng thiền định, quán chiếu nội tâm
và tu tập theo con đường Bát Chánh Đạo để tự giác ngộ Còn Đạo Mẫu thì sử dụng các nghi lễ như hầu đồng, với sự tham gia của đồng cốt và “con nhang đệ tử”, như một hình thức thăng hoa cảm xúc và giải toả tâm lý Các nghi lễ tạo không gian văn hoá cộng đồng, nơi người tham gia được tiếp xúc với thần linh qua đồng cốt, từ đó giúp họ cảm thấy yên tâm hơn
2.2 Tôn thờ người mẹ và giá trị mẫu tính trong nhân sinh
Bản chất của giá trị mẫu tính trong Đạo Mẫu là sự bao dung và bảo vệ Giá trị mẫu tính trong Đạo Mẫu đại diện cho sự bao dung của các vị Thánh Mẫu khi
Trang 14luôn sẵn sàng bảo vệ con người khỏi rủi ro, nguy hiểm Điều này phản ánh bản năng che chở, bảo vệ của người mẹ, mang lại cảm giác an toàn và bình an cho người dân Thế nên, vai trò bảo hộ của các vị Thánh Mẫu là một trong những yếu
tố giúp người dân tìm thấy sự an ủi và yên tâm, tạo ra một mạng lưới bảo vệ tâm linh rộng lớn trong cộng đồng.8
Mẫu tính trong Đạo Mẫu không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ mà còn thể hiện
ở sự chu cấp và nuôi dưỡng, như hình tượng người mẹ luôn cung cấp, ban phát phúc lộc cho con cháu Các nghi lễ hầu đồng thường cầu xin tài lộc, sức khoẻ và bình an, điều này phản ánh sự kỳ vọng vào các vị Thánh Mẫu như những người
mẹ luôn sẵn sàng chăm lo và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng
Các nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến Đạo Mẫu tạo ra sự gắn kết cộng đồng qua các lễ hội và nghi thức, là nơi để mọi người cùng nhau thể hiện lòng kính ngưỡng, truyền tải các giá trị mẫu tính và đạo đức gia đình Tính mẫu tính cũng phản ánh qua sự gắn kết, chia sẻ và hoà nhập của mọi người, tạo nên một tinh thần cộng đồng bền chặt9
Đạo Mẫu tôn vinh hình ảnh người mẹ, với các Mẫu đại diện cho lòng từ bi,
sự che chở, và hy sinh Hình tượng các Mẫu trong Đạo Mẫu không chỉ là những
vị thần linh quyền uy mà còn là biểu tượng của sự yêu thương, bao dung
Các Mẫu không chỉ bảo vệ và phù hộ người dân mà còn là nơi người dân tìm đến khi gặp khó khăn, cầu mong được giúp đỡ trong sức khoẻ, tài lộc, tình duyên, và mọi khía cạnh khác của cuộc sống Điều này thể hiện sự gần gũi của đạo Mẫu đối với đời sống con người, tôn vinh mối quan hệ giữa mẹ và con, tạo nên một mối gắn kết tâm linh sâu sắc
2.3 Gắn kết cộng đồng và tăng cường sự đoàn kết
Đạo Mẫu không chỉ là tín ngưỡng cá nhân mà còn là một tập tục văn hoá
có tính cộng đồng cao, giúp tăng cường sự đoàn kết, tình cảm thân ái giữa các thành viên trong cộng đồng thông qua các lễ hội và nghi lễ tập thể
8 Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2009
9 Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2009.
Trang 15Các lễ hội về Đạo Mẫu thường thu hút sự tham gia của đông đảo người dân Đây là dịp để các cá nhân và gia đình cùng nhau thực hiện nghi lễ, chia sẻ niềm vui và khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng Lễ hội không chỉ là nghi
lễ tâm linh mà còn là không gian văn hoá sinh động, giúp gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống của người Việt
Đạo Mẫu không chỉ chú trọng đến nghi lễ mà còn quan tâm đến việc xây dựng lối sống có đạo đức, tạo điều kiện để mọi người học hỏi, rèn luyện nhân cách, và phát triển lòng từ bi Lòng từ bi, một trong những giá trị cốt lõi trong Đạo Mẫu, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tính cách của người Việt Đạo Mẫu dạy con người không chỉ thương yêu bản thân mà còn phải biết chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ người khác Lòng từ bi này không chỉ được thể hiện qua những hành động cụ thể mà còn in đậm trong tâm thức của người Việt, tạo nên một xã hội có tình yêu thương, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau Trong văn hoá Việt, tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ người khó khăn, và sự quan tâm đến người khác là những đặc điểm nổi bật, có thể thấy rõ qua việc người dân tham gia các lễ hội, cúng bái, hoặc chỉ đơn giản là việc chăm sóc, quan tâm đến những người trong gia đình và cộng đồng Điều đó cho thấy Đạo Mẫu cũng góp phần làm bền chặt hơn mối đoàn kết sẵn có trong dân tộc Việt Nam
3 Hướng về tính dân tộc, xây dựng chủ nghĩa yêu nước
Trước hết đến với các khái niệm làm rõ hơn cho giá trị này Tính dân tộc là khái niệm nói về đặc điểm văn hoá, tâm lý, truyền thống, và bản sắc riêng biệt của một dân tộc hay quốc gia Nó bao gồm những yếu tố về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lối sống, lịch sử, và những giá trị tinh thần tạo nên sự thống nhất và đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Tính dân tộc thể hiện ở cách mà một dân tộc nhận thức về mình, xây dựng bản sắc riêng, và duy trì, phát triển những giá trị cốt lõi của mình qua các thế hệ
Chủ nghĩa yêu nước đóng vai trò quan trọng trong việc định hình khung xã hội Việt Nam, góp phần lớn vào việc xây dựng các giá trị văn hoá, đoàn kết, và ý thức cộng đồng Chủ nghĩa yêu nước đã khơi dậy tinh thần đoàn kết trong mọi giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong các cuộc chiến tranh giành độc lập, gắn liền với việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc Trong thời kỳ hội nhập quốc
tế, chủ nghĩa yêu nước là một công cụ giúp duy trì bản sắc văn hoá và bảo vệ lợi