1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận 3 phân tích tình hình tài chính của ngân hàng tmcp bản việt giai đoạn 2019 2021

60 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quá trình phát triển của ngân hàng Bản Việt từ năm 1992 đến nay:− 1992-2010: Phát triển có định hướng và duy trì tăng trưởng ổn định + Vốn điều lệ: 2.000 tỷ đồng+ Mạng lưới hoạt động: 28

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TR唃 NG ĐẠI H伃⌀C TH䄃؀NG LONG -o0o -

BÀI TIỂU LUẬN MÔN THỊ TR唃 NG CHỨNG KHOÁN

GIẢNG VIÊN: TS Ngô Khánh HuyềnNHÓM THỰC HIỆN:A38604 - Lê Thị Minh Thái

A38625 - Vũ Trang Nhung A39813 - Ngô Thu Hường A40275 - Nguyễn Thu Thảo

HÀ NỘI – 2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT5

1.1.1 Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank) là ngân hàng gì?61.1.2 Ngân hàng Bản Việt là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?6

2.1 Phân tích môi trường vĩ mô14

2.2 Phân tích tình hình kinh tế ngành ngân hàng182.3 Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng TMCP Bản Việt giai đoạn

2.3.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh272.3.3 Phân tích bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ32

Trang 3

3.1.1 Khái quát về biểu đồ nến46

3.2 Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence)48

3.4 Dự báo tiềm năng mã BVB57

PHẦN 5 TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CỔ PHIẾU CỦA THÀNH VIÊN60

3

Trang 4

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT 1.1 Thông tin chung

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Bản Việt

Tên tiếng Anh: Viet Capital Commercial Joint Stock BankTên viết tắt: VietCapital Bank

Trụ sở chính: Tòa nhà HM Town số 412 Nguyễn Thị Minh Khai - P 05 - Q 3, Tp HCMLoại hình: thương mại cổ phần

Chủ tịch HĐQT: Ông Lê Anh TàiTổng giám đốc: Ông Ngô Quang Trung

Trang 5

1.1.1 Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank) là ngân hàng gì?

Ngân hàng BẢn Việt (VietCapital Commerical Joint Stock Bank) là ngân hàng TMCP thành lập từ năm 1992 VietCapital Bank tiền thân là ngân hàng TMCP Gia Định Đến thời điểm hiện tại, VietCapital Bank đã có kinh nghiệm gần 30 năm và trải rộng khắp 30 tỉnh/ thành phố lớn Với hơn 110 điểm giao dịch và hơn 1.500 nhân sự, ngân hàng đã đem tới cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ chất lượng.

1.1.2 Ngân hàng Bản Việt là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?

Khi nhìn thấy cái tên VietCapital Bank nhiều khách hàng tưởng đây là ngân hàng tư nhân với vốn nước ngoài Thế nhưng thực sự thì ngân hàng Bản Việt là ngân hàng hoàn toàn 100% vốn trong nước Đây cũng là lý do khiến cho các khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng lựa chọn dịch vụ VietCapital Bank,

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) được thành lập từ năm 1992 Quá trình phát triển của ngân hàng Bản Việt từ năm 1992 đến nay:

− 1992-2010: Phát triển có định hướng và duy trì tăng trưởng ổn định + Vốn điều lệ: 2.000 tỷ đồng

+ Mạng lưới hoạt động: 28 điểm giao dịch gồm: 01 Trụ sở chính, 07 Chi nhánh và 20 Phong giao dịch

+ Ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp tác chiến lược với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2007

− 2011-2015: Hoàn thành các bước phát triển cơ bản, nâng cao năng lực cạnh tranh và đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc đổi tên gọi thành Ngân hàng Bản Việt

+ Vốn điều lệ: 3.000 tỷ đồng

+ Mạng lưới hoạt động: 39 điểm giao dịch gồm: 01 Trụ sở chính, 17 Chi nhánh, 20 phòng giao dịch và 01 Quỹ tiết kiệm

+ Triển khai Dự án ngân hàng lõi (Corebanking) + Ra mắt dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking) + Ra mắt ứng dụng ngân hàng di động (Mobile Banking)

+ Ký kết hợp tác phát triển giải pháp Phòng chống rửa tiền cùng Công ty Cổ phần Komtek và FircoSoft

5

Trang 6

− 2016-2020: Triển khai chiến lược hoạt động giai đoạn 2016 – 2020 trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hướng đến khách hàng Cá nhân và khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Vốn điều lệ: 3.000 tỷ đồng

+ Mạng lưới hoạt động: 70 điểm giao dịch bao gồm 1 trụ sở chính, 25 chi nhánh, 44 phòng giao dịch

+ Hợp tác với tổ chức thẻ quốc tế Visa và JCB

+ Là một trong 10 ngân hàng đầu tiên đạt chứng chỉ quốc tế về bảo mật thẻ PCI- DSS (Payment Card Industry Data Security Standard)

+ Xây dựng mới Mobile Banking và Internet Banking KHCN và KHDN, Tích hợp Smart OTP, mở tài khoản online

+ Mở rộng hệ sinh thái với các đối tác Fintech: Zalo Pay, AirPay, GrabPay by Moca,…

+ Hợp tác bảo hiểm phi nhân thọ cùng Bảo hiểm Bảo Long và bảo hiểm nhân thọ cùng AIA Việt Nam

+ Là 1 trong các ngân hàng đầu tiên hoàn thành sớm cả 3 trụ cột Basel II + Trở thành đối tác chiến lược cung cấp nền tảng cho ngân hàng số Timo Plus + Chính thức lên sàn chứng khoán UPCoM (mã chứng khoán: BVB) vào tháng 09/2020

− 2021-2023: Tiếp tục bám sát định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại, hướng đến khách hàng, đồng thời tiến nhanh trên lộ trình số hóa

+ Ra mắt ngân hàng số Digimi với nhiều tính năng, tiện ích: Ngân hàng đầu tiên thực hiện mở tài khoản thanh toán bằng thiết bị di động eKYC, miễn mọi loại phí, chuyển tiền nhanh chóng, đa dạng tiết kiệm online, mở thẻ tín dụng trực tuyến…

1.3 Ban lãnh đạo

Trang 7

+ Ông Lê Anh Tài: Chủ tịch HĐQT

+ Bà Nguyễn Thanh Phượng: Thành viên HĐQT + Ông Nguyễn Nhất Nam: Thành viên HĐQT + Ông Ngô Quang Trung: Thành viên HĐQT + Ông Phạm Quang Khánh: Thành viên HĐQT độc lập − Ban tổng giám đốc

+ Ông Ngô Quang Trung: Tổng Giám đốc + Ông Phạm Anh Tú: Phó Tổng Giám đốc + Ông Lê Văn Bé Mười: Phó Tổng Giám đốc − Ban kiểm soát

+ Bà Phan Thị Hồng Lan: Trưởng Ban kiểm soát + Ông Lê Hoàng Nam: Thành viên Ban kiểm soát độc lập

+ Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy: Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách

1.4 Cổ đông lớn

TÊN CỔ ĐÔNG TỶ LỆ

CTCP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn 4.96%

Nguyễn Thanh Phượng 4.45%

Ngô Quang Trung 3.05%

Lê Anh Tài 2.8%

7

Trang 8

1.5 Cơ cấu sở hữu

1.6 Thống kê giao dịch

◦ Nguồn:Vietstock.vn

KLGD: cp, GTGD: Triệu đồng +/- giá và +/-% giá tính theo Giá đóng cửa và Giá tham chiếu

BQ mua là Tổng khối lượng đặt mua/ Số lệnh đặt mua BQ bán là Tổng khối lượng đặt bán/ Số lệnh đặt bán

Trang 10

◦ Nguồn:Vietstock.vn

KLGD: cp, GTGD: Triệu đồng

◦ Nguồn:Vietstock.vn

Trang 12

− Niêm yết

Ngày giao dịch đầu tiên 09/07/2020 Giá ngày GD đầu tiên 14,000 KL Niêm yết lần đầu 317,100,000 KL Niêm yết hiện tại 367,090,000 KL Cổ phiếu đang lưu hành 367,090,000

Trang 13

PHẦN 2: PHÂN TÍCH CƠ BẢN◦ 2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

▪ 2.1.1 Kinh tế toàn cầu

− Kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi nhưng tăng trưởng không đồng đều giữa các khu vực.

Đại dịch COVID-19 kéo dài đã đẩy kinh tế thế giới rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ năm 1930, kéo tăng trưởng xuống mức âm 3,1% năm 2020 do gián đoạn chuỗi cung ứng, các biện pháp phòng vệ trước dịch bệnh và ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế trên quy mô toàn cầu Đứng trước bối cảnh đó, các quốc gia đã có những nỗ lực để phục hồi nền kinh tế và bảo đảm sức khỏe, an sinh xã hội đối với người dân Hiệu quả của các nỗ lực này được thể hiện khi năm 2021 kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng trở lại Tuy nhiên, giữa các khu vực trên thế giới sự phục hồi không đồng đều Các quốc gia phát triển trên thế giới được dự báo có mức tăng trở lại cao, như Mỹ với 5,9%, Trung Quốc với mức 8,0% Khu vực Liên minh châu Âu (EU) cũng được dự báo tăng trưởng trở lại Trong khi đó các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á chỉ được dự báo tăng trưởng ở mức 3,0% Quỹ đạo tăng trưởng quay trở lại nhờ các biện pháp can thiệp khác nhau vào nền kinh tế của từng khu vực Tính đến hết tháng 10-2021, các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ toàn cầu là 18.272 tỷ USD, tương đương với 16,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, trong đó các nước phát triển có quy mô hỗ trợ trung bình đạt 19,4% GDP; các nước đang phát triển và mới nổi là 7,51% GDP, trong khi các nước thu nhập thấp quy mô các gói chỉ trung bình là 4,3% GDP Việc can thiệp với quy mô khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia là nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng không đồng đều giữa các khu vực và điều này tạo ra những lo ngại về việc các quốc gia thu nhập thấp có khả năng “lỡ nhịp” so với sự phục hồi của thế giới.

− Lạm phát toàn cầu tiếp tục gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn.

− Đại dịch COVID-19 gây ra nhiều lo ngại đối với tỷ lệ lạm phát tăng cao bởi các nguyên nhân chính sau:

+ Các biện pháp can thiệp của chính phủ các quốc gia trong chính sách tài khóa và tiền tệ làm gia tăng các hoạt động kinh tế hoặc thu hẹp các khoảng cách đối với các sản phẩm đầu ra nhằm giải phóng nhu cầu bị dồn nén và tiết kiệm tích lũy trong thời gian bị ngưng trệ bởi đại dịch;

13

Trang 14

• Giá hàng hóa thế giới tăng nhanh đối với một số mặt hàng thiết yếu và nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc do chi phí vận tải gia tăng;

• Sự thiếu hụt cả đầu vào và đầu ra trong chuỗi cung ứng khi các quốc gia thực hiện các biện pháp giãn cách, hạn chế các hoạt động kinh tế Theo đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo nền kinh tế toàn cầu năm 2021 nhiều khả năng sẽ chịu mức lạm phát 3,5% (cao hơn 2% so với lạm phát năm 2020).

▪ 2.1.2 Kinh tế Việt Nam

Bảng GDP trong giai đoạn 2019-2021 ◦ Nguồn:Vietstock.vn

− Tăng trưởng GDP: Khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực chủ đạo.

Trang 15

◦ Nguồn:Vietstock.vn

◦ Nguồn:Vietstock.vn

15

Trang 16

Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23% Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

− Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.

◦ Nguồn:Vietstock.vn

Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định; thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so với cuối năm 2020 Tính đến ngày 24-12-2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,93% so với cuối năm 2020; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,44%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,97%

Trang 17

Năm 2019 lạm phát là 2,79%, sang đến năm 2020 tỷ lệ lạm phát lên đến 3,23%, tăng 0,44% so với năm trước Năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm soát lạm phát thành công.

Để đạt được kết quả trên trong khi đất nước đang hết sức khó khăn bởi tác động của dịch Covid-19 là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành, các cấp đã tích cực triển khai thực hiện những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định giá cả thị trường.

2.2 Phân tích tình hình kinh tế ngành ngân hàng

− Năm 2019:

• Tăng trưởng tín dụng luôn được NHNN duy trì quanh mức 14-15%, trong bối cảnh tỷ lệ tín dụng/GDP của VN ở mức khá cao so với các nước trong khu vực • Cạnh tranh về huy động tiền gửi ngày càng gay gắt do yêu cầu nghiêm ngặt hơn về cơ cấu vốn của ngân hàng, cuộc đua về CASA đã được khởi động Tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn giảm từ 45% năm 2018 xuống 40% từ 01/2019 Nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh tăng vốn trung và dài hạn bằng cách tăng lãi suất tiền gửi dài hạn và phát hành thêm trái phiếu cũng như chứng chỉ tiền gửi.

17

Trang 18

• Nhà nước có xu hướng giữ tiền mặt bằng lãi suất ổn định để hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp SME và duy trì tốc độ phát triển của nền kinh tế nói chung, ngân hàng đã gặp khó khăn trong việc chuyển hết phần tăng của chi phí vốn sang lãi suất cho vay

− Năm 2020:

• Giãn cách xã hội do dịch Covid-19 đã làm giảm chi tiêu của người dân và gián đoạn hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu Bản thân các doanh nghiệp SME là lực lượng bị ảnh hưởng lớn nhất của dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh và bán hàng khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động.

• Các NHTM thận trọng hơn và giảm tỷ trọng cho vay phân khúc KHCN và SME, tập trung vào cho vay các doanh nghiệp lớn Nhu cầu tín dụng suy giảm, mặc dù nhiều gói hỗ trợ tín dụng với gói lãi suất được ưu đãi đưa ra, do nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh bị hạn chế trong thời điểm dịch Để đề phòng rủi ro, các ngân hàng không hạ tiêu chuẩn cho vay, siết chặt việc cung ứng vốn ra thị trường để giữ chất lượng tài sản không giảm sút trong thời kỳ khó khăn Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh được kiểm soát khá tốt, không dẫn đến giãn cách kéo dài, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức khả quan Lãi suất huy động ở mức thấp khiến NIM các ngân hàng được cải thiện.

• Theo chủ trương của nhà nước, hết năm 2020, tất cả các NHTM sẽ phải đưa cổ phiếu lên niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM Xu hướng chuyển sàn được đánh giá là xu hướng tích cực nhằm minh bạch hóa thông tin của NHTM, tạo thanh khoản cho cổ phiếu giúp giá trị cổ phiếu đến gần với định giá hơn, cũng như thu hút dòng tiền từ các quỹ đầu tư nước ngoài.

• NHNN thắt chặt việc trả cổ tức bằng tiền mặt, khuyến khích trả cổ tức cổ phiếu, trừ nhóm ngân hàng quốc doanh Năm 2020 cũng là năm ghi dấu cho thu nhập lãi lớn từ hoạt động bancassurance của các ngân hàng, có những ngân hàng như VIB, TPB, SHB, bancassurance chiếm xấp xỉ khoảng trên 50% lãi thuần từ hoạt động dịch vụ Những hoạt động ký kết hợp tác diễn ra liên tiếp giữa các ngân hàng và công ty bảo hiểm nhân thọ, tiêu biểu phải kể đến VIB và Prudential, ACB và Sun Life, VCB và FWD, VPB và AIA…

Trang 19

(Nguồn: bao-cao-nganh-ngan-hang-2022-vuot-qua-thu-thach-MBB)

− Năm 2021:

• Để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm dịch bệnh, NHNN đã chỉ đạo các NHTM về tổ chức tín dụng cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, và giữ nguyên nhóm nợ Thông tư cũng cho phép các NHTM phân bổ chi phí trích lập dự phòng trong vòng ba năm, thay vì trích lập luôn sau khi tái cơ cấu, giãn áp lực dự phòng và tỷ lệ nợ xấu cho cả giai đoạn 2021-2024.

• Ngành ngân hàng có xu hướng tăng vốn trong năm 2021 để cải thiện các chỉ tiêu an toàn vốn, vẫn đạt được biên độ an toàn vốn lớn bên cạnh duy trì đà tăng trưởng Theo ước tính, khoảng 75% của hoạt động tăng vốn đến từ chia tách cổ phiếu, 22% thông qua hoạt động phát hành riêng lẻ và phát hành quyền chọn mua cổ phiếu, và khoảng 3% đến từ phát hành ESOP.

• Cơ cấu cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro đến từ các ngành như hàng không và du lịch, khách sạn do ảnh hưởng nặng nề từ đợt bùng dịch Covid-19 bắt đầu từ cuối quý 2/2021.

• NIM tăng mạnh trong nửa đầu 2021, tuy nhiên đã giảm bớt trong nửa cuối 2021 do các NHTM thực hiện giảm lãi suất vay để hỗ trợ khách hàng trong

19

Trang 20

thời điểm đại dịch Vào đầu 2021 NHNN dự báo khá tích cực về mức tăng trưởng tín dụng của năm 2021 với ước tính lên đến 12%, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng thực tế có thể sẽ cao hơn.

• Phát triển ngân hàng số, đẩy mạnh số hóa là ưu tiên ở phần lớn các NHTM trong thời kỳ dịch bệnh kéo dài, trong khi hoạt động tại các phòng giao dịch bị hạn chế hơn do nguy cơ bùng phát dịch bệnh diện rộng.

(Nguồn: bao-cao-nganh-ngan-hang-2022-vuot-qua-thu-thach-MBB)

Nhận xét:

Nhìn chung, kinh tế thế giới phục hồi khá mạnh trong năm 2021, với mức tăng trưởng ước khoảng 5,3 - 5,6% (từ mức -3,1% năm 2020) Và trong bối cảnh giá cả, lạm phát thế giới gia tăng, chính sách tiền tệ tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành linh hoạt và chủ động, góp phần duy trì ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, hoạt động tín dụng vẫn đạt được mức tăng trưởng tích cực, huy động vốn có phần chậm lại, nhưng an toàn vốn được đảm bảo Cổ phiếu ngành Ngân hàng diễn biến tích cực trong năm 2021.

Trang 21

Tăng trưởng huy động lũy kế (%)

Trang 22

Ngân hàng Thương mại Bản Việt năm 2019, tổng tài sản của ngân hàng này là khoảng 51,8 triệu đồng Trong đó, khoản tài sản ngắn hạn như tiền, tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính… chiếm khoảng 65% tổng tài sản của Ngân hàng Các khoản tài sản dài hạn như cho vay khách hàng, đầu tư dài hạn, tài sản cố định chiếm khoảng 35% tổng tài sản của Ngân hàng Điều này cho thấy trong năm 2019, Ngân hàng Thương mại Bản Việt có sự tập trung tài sản vào các khoản ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh khoản và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động Ngoài ra, việc có mức tài sản khá lớn trong năm 2019 cũng cho thấy ngân hàng này đang hoạt động và phát triển tốt trong thị trường tài chính Việt Nam.

Ngân hàng Thương mại Bản Việt năm 2020, tổng tài sản của ngân hàng này đạt khoảng 61,1 triệu đồng, tăng khoảng 17,9% so với năm trước Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm khoảng 62% tổng tài sản, còn khoản tài sản dài hạn chiếm khoảng 38% tổng tài

Trang 23

sản Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các khoản đầu tư tài chính và các khoản phải thu, còn tài sản dài hạn bao gồm cho vay khách hàng, đầu tư dài hạn và tài sản cố định

Còn theo báo cáo tài chính của Ngân hàng Thương mại Bản Việt năm 2021, tổng tài sản của ngân hàng này đạt khoảng 76,5 triệu đồng, tăng khoảng 25,2% so với năm 2020 Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm khoảng 60% tổng tài sản, còn khoản tài sản dài hạn chiếm khoảng 40% tổng tài sản Tài sản ngắn hạn và dài hạn của Ngân hàng Thương mại Bản Việt năm 2021 tăng đáng kể so với năm trước, đặc biệt là tài sản ngắn hạn.

Kết luận: Tổng tài sản của Ngân hàng Thương mại Bản Việt trong cả ba năm 2019, 2020 và 2021 đều tăng, cho thấy ngân hàng đang phát triển tốt trong thị trường tài chính Việt Nam Tuy nhiên, việc tăng tài sản ngắn hạn quá nhanh có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng trong tương lai nếu không quản lý tốt khả năng thanh khoản và rủi ro tín dụng, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng trong trường hợp lãi suất ngắn hạn giảm mạnh hoặc xảy ra tình trạng khách hàng rút tiền gửi đột ngột Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Thương mại Bản Việt có thể đầu tư tài sản vào các khoản dài hạn an toàn hơn như bất động sản, chứng khoán để đảm bảo sinh lời trong dài hạn và đồng thời giảm thiểu rủi ro Do đó, Ngân hàng Thương mại Bản Việt cần phải có kế hoạch quản lý tài sản và rủi ro hợp lý để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

2 Nguồn vốn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021Chênh lệch giữa năm2020 với 2019Chênh lệch giữa năm2021 với 2020Số tiềnSố tiềnSố tiềnTuyệt đối(+/-)Tương đối(%)Tuyệt đối(+/-)đối (%)Tương

Trang 24

− Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại Bản Việt trong năm 2019 chủ yếu bao gồm các khoản tiền gửi từ khách hàng và các khoản vay từ các tổ chức tài chính khác.

− Theo bảng cân đối kế toán của ngân hàng năm 2019, tổng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng là khoảng 48 triệu đồng, chiếm đến hơn 90% trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng Ngoài ra, ngân hàng cũng có các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tài chính khác, chiếm khoảng 4,4% và 4,3% trong tổng số nguồn vốn tương ứng.

− Về phía các khoản vay, năm 2019, ngân hàng có tổng số các khoản vay và các khoản nợ phải trả tại các tổ chức tài chính khác là khoảng 9,4 triệu đồng, chiếm khoảng 9,1% trong tổng số nguồn vốn Ngoài ra, ngân hàng còn có các khoản nợ phải trả khác như tiền vàng và nợ phải trả khác, chiếm khoảng 1,1% trong tổng số nguồn vốn.

− Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại Bản Việt năm 2019 chủ yếu là tiền gửi từ khách hàng, chiếm hơn 91% trong tổng số nguồn vốn Các khoản vay từ các tổ chức tài chính khác và các khoản nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi theo thời gian và tình hình kinh tế chung, ảnh hưởng đến sự cân đối nguồn vốn của ngân hàng − Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại Bản Việt từ năm 2020 đến năm 2021 vẫn

chủ yếu là các khoản tiền gửi từ khách hàng, tuy nhiên cũng có một số sự thay đổi.

− Theo bảng cân đối kế toán của ngân hàng, tổng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng Bản Việt trong năm 2020 là khoảng 41,4 triệu đồng, tăng khoảng 17,4% so

Trang 25

giảm xuống còn khoảng 88,2% Điều này có thể cho thấy ngân hàng đã tìm cách huy động được nhiều nguồn vốn từ các kênh khác nhau hơn.

− Về phía các khoản vay, trong năm 2020, ngân hàng Bản Việt đã huy động được khoảng 9,3 triệu đồng từ các tổ chức tài chính khác, giảm nhẹ khoảng 0,94% so với năm 2019 Ngoài ra, ngân hàng cũng có tăng một số khoản nợ phải trả khác, từ 0,8% trong năm 2019 lên khoảng 3,3% trong năm 2020.

− Trong năm 2021, tình hình nguồn vốn của ngân hàng Bản Việt vẫn tiếp tục được cân bằng đúng mức Tổng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng trong năm 2021 là khoảng 45,3 triệu đồng, tăng khoảng 9,36% so với năm 2020 Các khoản vay từ các tổ chức tài chính khác và các khoản nợ phải trả tăng lần lượt khoảng 57,71% và 25,63% so với năm 2020.

− Vậy ngân hàng Thương mại Bản Việt vẫn chủ yếu tập trung vào việc huy động các khoản tiền gửi từ khách hàng để làm nguồn vốn Tuy nhiên, ngân hàng cũng tìm cách huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài chính khác và các khoản nợ phải trả để tăng cường cân đối nguồn vốn và phát triển hoạt động kinh doanh Tóm lại: Phân tích bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Thương mại Bản Việt từ năm 2019 đến năm 2021 cho thấy Ngân hàng đang phát triển tốt và có khả năng tăng trưởng trong tương lai Tuy nhiên, Ngân hàng cần tăng cường quản lý rủi ro và tăng vốn để giảm sự phụ thuộc vào vay ngoài và tăng cường khả năng tài chính của mình.

Tổng kết:

1 Tài sản: Từ năm 2019 đến 2021, tài sản của Ngân hàng Thương mại Bản Việt đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là tài sản ngắn hạn như tiền và các khoản đầu tư tài chính Điều này cho thấy Ngân hàng đang tăng cường sự liên kết với các đối tác và cải thiện khả năng thanh khoản.

2 Nợ phải trả: Nợ phải trả của Ngân hàng cũng tăng lên, chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn và trái phiếu Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng vẫn ở mức thấp, cho thấy Ngân hàng đang quản lý rủi ro một cách tốt.

3 Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ dư nợ vay ngoài vẫn ở mức cao Điều này cho thấy Ngân hàng cần phải tăng cường việc tăng vốn và quản lý dư nợ vay ngoài một cách hiệu quả để giảm rủi ro.

4 Thu nhập và lợi nhuận: Thu nhập và lợi nhuận của Ngân hàng trong giai đoạn này đều tăng đáng kể Điều này cho thấy Ngân hàng đang hoạt động hiệu quả và có khả năng tăng trưởng trong tương lai.

25

Trang 26

▪ 2.3.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Trang 27

Báo cáo kết quả kinh doanh của Bản Việt (BVB) cho thấy sự cải thiện từ năm 2019 đến năm 2021 Dưới đây là phân tích chi tiết:

1 Lợi nhuận:

− Năm 2019: Lợi nhuận sau thuế đạt 126,1 triệu đồng.

27

Trang 28

− Năm 2020: Lợi nhuận sau thuế đạt 160,8 triệu đồng, tăng 27,61% so với năm trước.

− Năm 2021: Lợi nhuận sau thuế đạt 248,9 triệu đồng, tăng 54,7% so với năm trước.

Lợi nhuận của BVB có sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2019-2021 Đặc biệt là trong năm 2021, lợi nhuận tăng gấp đôi so với năm 2020 Sự tăng trưởng mạnh mẽ này cho thấy BVB đã đạt được các mục tiêu kinh doanh và đã phát triển tốt trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự tăng trưởng này có thể không duy trì được trong các năm tiếp theo nếu không có các chiến lược kinh doanh hiệu quả và sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

2 Thu nhập lãi ròng cũng là một chỉ số quan trọng thể hiện sức khỏe kinh doanh của ngân hàng.

− Năm 2020, thu nhập lãi ròng của Bản Việt đạt 1.104.675 triệu đồng, tăng 18.48% so với năm 2019 Trong khi đó, năm 2021, thu nhập lãi ròng đạt 1.434.862 triệu đồng, tăng 29.89% so với năm 2020 Đây cũng là một tín hiệu tích cực cho thấy hoạt động cho vay và các hoạt động tài chính khác của ngân hàng đã tăng trưởng tốt trong năm 2021.

− Điều này cũng được phản ánh qua tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu, tức là lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí sản xuất kinh doanh (bao gồm cả chi phí lãi vay) trên tổng doanh thu thuần Năm 2020, tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu của Bản Việt là 36%, tăng so với năm 2019 (33%) Năm 2021, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 39%, cho thấy ngân hàng đã tăng cường được khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh.

− Tổng hợp lại, những chỉ số trên cho thấy Bản Việt đang có sự cải thiện về tình hình kinh doanh Tuy nhiên, để đảm bảo sự bền vững và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, ngân hàng cần tiếp tục nỗ lực cải thiện hoạt động và quản lý rủi ro tài chính, đồng thời cập nhật và áp dụng các công nghệ mới trong hoạt động của mình để nâng cao hiệu quả và cạnh tranh.

=> Từ những chỉ số trên, ta có thể nhận thấy rằng năm 2020 là một năm khó khăn với nhiều doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, ngân hàng Bản

Trang 29

có sự cải thiện rõ rệt về doanh thu và lợi nhuận, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình hình kinh doanh và tài chính vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

“Kết thúc năm 2020, Ngân hàng Bản Việt ghi nhận hơn 201 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 27,4% so với năm trước; tổng tài sản đạt 61.102 tỷ đồng, tăng 17,9%; tổng huy động đạt gần 47.000 tỷ đồng, tăng 24%; dư nợ tín dụng khách hàng đạt hơn 40.000 tỷ đồng, tăng hơn 16%; tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,8%.

Hoạt động bán lẻ tiếp tục duy trì sự tăng trưởng với doanh thu ngoài lãi chiếm 22% tổng doanh thu, tăng 58% so với năm 2019, trong đó thu nhập lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng hơn 100%

Đặc biệt năm qua ngân hàng đã đẩy mạnh chuyển đổi số và ghi nhận nhiều kết quả ấn tượng, trong đó có việc trở thành ngân hàng đầu tiên triển khai thí điểm định danh tài khoản khách hàng điện tử (ekYC), đồng thời hợp tác với Timo để ra mắt ngân hàng số Timoplus

Về quản trị rủi ro, Ngân hàng Bản Việt là ngân hàng thứ 7 trong hệ thống hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II trước hạn và thuộc nhóm các ngân hàng đầu tiên triển khai dự án IFRS 9 (chuẩn mực tiên tiến trong báo cáo tài chính và hỗ trợ hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro).

Trên thị trường UPCoM, giá cổ phiếu BVB của Ngân hàng Bản Việt đang giao dịch

tại mức 14.200 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên ngày 20/4).

Kết thúc năm tài chính 2021, tổng thu nhập của Bản Việt đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 20% so với 2020 Trong đó thu nhập từ lãi thuần đạt hơn 1.400 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ việc giảm chi phí vốn; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 28% nhờ đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ, dịch vụ bảo hiểm và thanh toán.

Lợi nhuận ngân hàng đạt 311 tỷ đồng, vượt 7% so với kế hoạch Đóng góp chính vào việc hoàn thành lợi nhuận đến từ sự tăng trưởng về quy mô tài sản và tăng trưởng quy mô tín dụng, thu nhập từ xử lý nợ và quản lý chặt chẽ chi phí hoạt động của ngân hàng.

“Năm 2021 là một năm có nhiều thách thức vì những ảnh hưởng nặng nề không lường trước của dịch bệnh và những thay đổi của thị trường Bên cạnh những định hướng chung đã được đưa ra đầu năm, chúng tôi đã nhanh chóng và linh hoạt điều chỉnh kịp thời các chương trình, chính sách để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng phù hợp.

Không chỉ mở rộng được hệ khách hàng mới, tỷ lệ khách hàng gắn bó với Bản Việt trong năm 2021 cũng rất cao”, ông Ngô Quang Trung, Tổng Giám Đốc Bản Việt chia sẻ.

29

Trang 30

Năm qua, Bản Việt là một trong các ngân hàng đưa vào các tính năng giao dịch mới phục vụ khách hàng không cần phải đến ngân hàng như mở thẻ tín dụng online, chuyển và nhận tiền 247 bằng QR hoặc số điện thoại, vay cầm cố sổ tiết kiệm, nhiều hình thức gửi tiết kiệm để chọn lựa…trên ngân hàng số Digimi Điều này đã giúp lượng khách hàng tăng gần 60% so với 2020 Riêng về khách hàng mới trên kênh số tăng trưởng gần gấp đôi so với năm trước, trong đó số lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều tăng lần lượt gấp ba.

Ngoài ra, Bản Việt cũng hoàn thành các dự án trọng điểm phục vụ cho việc quản trị chất lượng và hiệu quả hoạt động như dự án phân tích lợi nhuận đa chiều, lợi nhuận điều chỉnh rủi ro trên vốn RAROC; đồng thời Ngân hàng cũng bắt đầu triển khai các dự án hiện đại hóa và nâng cao minh bạch theo chuẩn mực quốc tế như dự án Chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS9, hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng CRM trên nền điện toán đám

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w