Việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do FTAgiữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày01/08/2020 đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nâng cao kim ngạch xuất khẩ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-o0o -TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ
DO EVFTA ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU
VIỆT NAM – ĐỨC
Lớp tín chỉ: TMA301(2324-2)1.3 Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Thành Toàn Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Trang 2bỏ trong vòng 7-10 năm Hiệp định Thương mại tự do EVFTA được ký kết trên tinh thầnhợp tác toàn diện, cân bằng lợi ích giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU), Hiệpđịnh hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích chiến lược cho Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩucác mặt hàng chế biến từ hạt điều, góp phần đưa vị thế ngành chế biến xuất khẩu hạt điềucủa Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hạt điềulớn nhất sang EU, trong đó có Đức Thông qua việc phân tích thực trạng, phân tích sốliệu việc xuất khẩu hạt điều sang Đức từ đó nhằm đưa ra các biện pháp khuyến nghị xúctiến mặt hàng nông sản này cho Việt Nam trong thời gian tới.
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hội nhập khu vực và toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi kinh tế toàncầu Quá trình này được thể hiện thông qua các hiệp định thương mại tự do, cả songphương và đa phương, được thảo luận, ký kết và thực thi Những lý luận về tự do hóathương mại và hiệp định thương mại tự do đã được chứng minh thông qua việc tham giacác thỏa thuận này Điều này mở ra không gian phát triển mới giữa các quốc gia thànhviên, thúc đẩy đa dạng hóa, hợp lý hóa và hiện đại hóa cấu trúc nhập khẩu, srna xuất vàtiêu dùng Thông qua hiệp định thương mại tự do, không gian sản xuất và thị trường tiêuthụ được mở rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội khu vực của hiệp định mà khônggian còn được mở rộng đến các đối tác của các quốc gia là thành viên của hiệp địnhthương mại đó
Trong bối cảnh đó, Việt Nam, với sức mạnh nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp, đãtăng cường xuất khẩu nông sản để ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giớiqua việc vận dụng các Hiệp định thương mại tự do Theo Bộ Công thương, cho đến nay,Việt Nam đã ký kết và thực thi 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) Trong đó, việc kýkết Hiệp định thương mại Việt Nam - EU mở ra cơ hội mới vô cùng to lớn cho các ngànhhàng xuất khẩu từ Việt Nam sang các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu - EU Trong đó,hạt điều là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang EU Thịtrường EU là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 13% tổnggiá trị xuất khẩu, tương đương 402 triệu USD trong năm 2022 Trong đó, Đức, là một đốitác thương mại quan trọng thuộc Liên minh Châu Âu, luôn nằm trong top đầu về giá trịxuất khẩu hạt điều của Việt Nam
Với bối cảnh như trên, nhóm đã lựa chọn đề tài “Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Đức” với mong muốn phân tích rõ thực trạng, tìm hiểu rõ hơn các tác động của Hiệp định
cũng như đề xuất phương hướng để cải thiện hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Namsang thị trường Đức
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Bài tiểu luận nhằm đưa ra thực trạng của ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thịtrường Đức trong bối cảnh sau 2 năm Hiệp định EVFTA đi vào thực thi Đồng thời, phântích và đánh giá những tác động của EVFTA đến xuất khẩu hạt điều Việt sang Đức trêncác phương diện thị trường, cơ hội và khó khăn
2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu và phân tích ý nghĩa kinh tế và vị thế của ngành xuất khẩu hạt điều trongnền kinh tế quốc dân
Trang 4 Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu hạt điều trong bối cảnh thực thi EVFTA.
Đánh giá các tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam
2.3 Đối tượng nghiên cứu
Thị trường xuất khẩu Việt Nam sang Đức
EVFTA và các tác động của hiệp định này đến thị trường xuất khẩu hạt điều củaViệt Nam sang Đức
Phạm vi không gian: bài tiểu luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam
Phạm vi thời gian: số liệu phục vụ cho các phân tích của bài tiểu luận từ năm 2015đến năm 2023
2.5 Vấn đề nghiên cứu
Giá trị kinh tế và vị thế của thị trường hạt điều xuất khẩu đối với nền kinh tế quốcdân
Thực trạng xuất khẩu hạt điều sang thị trường Đức trước và sau EVFTA
EVFTA có tác động như thế nào đến hoạt động xuất khẩu hạt điều Việt Nam sangĐức?
2.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp: bài tiểu luận tham khảo nguồn tài liệu từ các trang uy tínnhư ITC, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan … và các tạp chí kinh tế, luậnvăn, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu thông tin và dữ liệu: Thôngtin và số liệu về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu được lấy từ nhiều nguồn khácnhau Xây dựng bảng biểu, sơ đồ để đưa ra những đánh giá về quy mô, xu hướngbiến thiên của đối tượng nghiên cứu theo thời gian
Trang 5CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI EVFTA 1.1 Lịch sử, bối cảnh sự hình thành hiệp định EVFTA
Hiệp định thương mại tự do EVFTA là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam
và các nước thành viên của Liên minh châu Âu - EU Hiệp định EVFTA có nội dung phùhợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Đây được xem là mộtHiệp định mang tính toàn diện nhất, đồng thời đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả phíaViệt Nam và phía các nước EU EVFTA được kết thúc đàm phán vào ngày 01/12/2015 và
có hiệu lực chính thức từ ngày 01/08/2020
a, Lịch sử hình thành
Tháng 10 năm 2010, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đồng ý tiến hànhnghiên cứu khả thi việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước.Tháng 6 năm 2012, căn cứ vào kết quả nghiên cứu khả thi, hai bên đã chính thức khởiđộng đàm phán EVFTA
Trải qua nhiều cuộc họp cấp Bộ trưởng, các phiên họp cấp Trưởng đoàn đàm phán
và các phiên họp cấp kỹ thuật chính thức và không chính thức, hai bên đã tuyên bố kếtthúc đàm phán EVFTA vào ngày 02 tháng 12 năm 2015 và bắt đầu khởi động tiến trình
rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết
Tháng 6 năm 2017, việc rà soát pháp lý EVFTA được hoàn thành ở cấp kỹ thuật.Tuy nhiên, sau đó nội bộ EU phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến phân định thẩmquyền phê chuẩn các FTA giữa EU và từng nước thành viên Cụ thể, theo phán quyết củaTòa án Công lý Châu Âu về FTA giữa EU và Xinh-ga-po, các nội dung về đầu tư giántiếp của nước ngoài và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư (ISDS)
sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của cả cấp EU và cấp quốc gia các nước thành viên (tức
là phải được cả EU và quốc gia thành viên phê chuẩn mới có hiệu lực)
Sau phán quyết trên, tương tự với các đối tác khác, EU để xuất tách Hiệp địnhthương mại tự do giữa Việt Nam - EU thành 2 Hiệp định riêng biệt, bao gồm:
- Hiệp định Thương mại tự do chính là toàn bộ nội dung đã được thống nhất trướcđây nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài (gọi tắt làEVFTA) Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi
- Hiệp định Bảo hộ đầu tư bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranhchấp đầu tư (gọi tắt là EVIPA) Hiệp định này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị việnchâu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi
Trang 6EVFTA sau đó đã được hai bên thống nhất và hoàn tất toàn bộ quá trình rà soátpháp lý lời văn vào tháng 6 năm 2018 Ngày 25 tháng 6 năm 2019, Hội đồng châu Âu đãthông qua nội dung của EVFTA, mở đường cho việc ký kết Hiệp định.
Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngày 30 tháng 6năm 2019 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Hiệp định thương mại tự dogiữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) cùng Bộtrưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp của Ru-ma-ni (nước làChủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu tại thời điểm ký Hiệp định) tefan-RaduȘOprea và Cao ủy thương mại của Liên minh châu Âu Cecilia Malmström
Việc kết thúc đàm phán thành công và từ đó tiến tới ký kết Hiệp định là một chặngđường dài với sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Quốc hội vàChính phủ với mục tiêu nâng mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Liênminh châu Âu lên một tầm cao mới nói riêng và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam nói chung, góp phần vào công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước
b, Bối cảnh của hiệp định
Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc đàm phán trong các điều kiện sau:
Thứ nhất, thế giới đang trong quá trình quá độ chuyển sang một trật tự mới với xu
thế đa cực hóa, toàn cầu hóa Trong thế giới đang chuyển đổi, hầu hết các quốc gia đềutìm kiếm vị trí tối ưu cho mình, tránh bị lệ thuộc quá mức vào một hay số ít các đối tác
Thứ hai, EU-được coi là một trong những khu vực hội nhập sâu rộng nhất đang
phải đối mặt với các vấn đề như việc nước Anh rời EU (Brexit), vấn đề nhập cư, tăngtrưởng kinh tế chậm lại, đòi hỏi EU phải tiếp tục củng cố nội khối, đồng thời mở rộngquan hệ hợp tác thực chất với bên ngoài Trong khi đó, khu vực Đông Nam Á và rộnghơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang ngày càng phát triển năng động, trở thànhtrung tâm liên kết kinh tế và động lực tăng trưởng của thế giới
Thứ ba, nhiều nước thành viên EU thấy rõ lợi ích của tự do hóa thương mại và
thuận lợi hóa đầu tư, cũng như tiềm năng lớn của Việt Nam Trong những năm qua, ViệtNam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong việc thúc đẩy các FTA thế hệ mới,kiên định chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế Bên cạnh đó, quan hệ song phươngViệt Nam - EU ngày càng phát triển tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thươngmại EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châuÂu
Thứ tư, trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết và rủi ro
địa chính trị ở Biển Đông ngày càng gia tăng, việc Việt Nam tăng cường quan hệ kinh tế
và thương mại với EU không những giúp Việt Nam bảo vệ an ninh kinh tế và tăng cường
Trang 7vị thế của chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa, mà còn cóthể thúc đẩy chính trị cũng như đặt nền tảng vững chắc cho việc tăng cường hợp tác chínhtrị và quân sự với EU.
Đặc biệt, Hiệp định EVFTA chính thức đi vào thực thi trong bối cảnh hết sức đặcbiệt khi Việt Nam và EU phải đối mặt với thách thức từ dịch COVID-19 mang lại DịchCOVID-19 đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu của không chỉViệt Nam mà trên toàn thế giới Do vậy, việc Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thimang ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế trong và sau giai đoạndịch bệnh Từ phía doanh nghiệp, EVFTA còn mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn,giúp doanh nghiệp lấy lại đã phục hồi trong giai đoạn khó khăn này
1.2 Tổng quan nội dung chính của hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA được tách ra thành 2 phần, một là phần Thương mại (FTA) quy định những vấn đề về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ và hai là phần Bảo
-hộ Đầu tư (IPA) quy định những vấn đề liên quan đến đầu tư Phần FTA gồm 17 chươngcùng 8 phụ lục, 2 văn bản giải thích và 4 tuyên bố chung Phần IPA gồm 4 chương và 13phụ lục
EVFTA là một FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết caohơn các FTA truyền thống Các nội dung chính trong hiệp định gồm có: thương mại hànghóa, quy tắc xuất xứ, hải quan, hàng rào kỹ thuật, Với mức độ cam kết đạt được,EVFTA được coi là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợiích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp vs các quy định của Tổ chức thương mạiThế giới (WTO), cũng như đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên
1.3 Tác động của kỳ vọng EVFTA vào Việt Nam
Thứ nhất EVFTA mang lại lợi ích cho cả hai bên thông qua tăng cường quan hệ
về kinh tế, thương mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trao đổi thương mại 2chiều
Thứ hai, thị trường EU rộng lớn, có sức lan tỏa rộng với các nước thành viên trongkhối; nhờ thể giúp tăng cường đan xen lợi ích chiến lược, nâng cao vị thế Việt Nam.Thứ ba, nền kinh tế Việt Nam có ưu đãi hơn về thuế quan và hàng rào phi thuế(SPS, TBT) minh bạch hơn, hoàn thiện môi trường kinh doanh, tăng cường bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ, thúc đẩy hoạt động sáng tạo và thu hút công nghệ cao nước ngoài.Thứ tư, mang đến cơ hội nhập khẩu các sản phẩm có chất lượng cao từ EU
1.4 Cam kết và những quy chuẩn liên quan đến mặt hàng hạt điều
Trang 81.4.1 Cam kết về thuế quan
Trong EVFTA, EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hànghóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kimngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực,
EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam vào EU Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm:một số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đườngcao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạchthuế quan (TRQs) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% Đối với mặt hàng hạt điều,cam kết về thuế quan được thể hiện qua bảng sau:
3 08135010 Hỗn hợp hạt điều chiếm đa số (khô, bột,
Trang 9Lộ trình B5 A
4 20081910 Hạt điều đã qua sơ chế biến bằng cách
khác
Thuếquan
Bảng 1 Cam kết về thuế quan đối với mặt hàng hạt điều
1.4.2 Cam kết về quy tắc xuất xứ
Toàn bộ mặt hàng hạt điều có một quy tắc xuất xứ duy nhất là Xuất xứ thuần túy(các công đoạn từ trồng và thu hoạch sản phẩm phải ở Việt Nam, nhưng giống (hạt giống,cây giống) thì có thể nhập khẩu
Trọng lượng đường được sử dụng không vượt quá 20% trọng lượng của sản phẩmcuối cùng
1.4.3 Tiêu chuẩn chất lượng
Các tiêu chí quan trọng nhất được sử dụng để xác định chất lượng của hạt điềunhư sau:
- Phân loại: EU không có tiêu chuẩn chính thức về phân loại hạt điều Tuy nhiên,phân loại UNECE được sử dụng rộng rãi trên thị trường Trong cách phân loại này, hạtđiều được chia thành ba loại chính: Extra Class, Class I và Class II, theo các khuyết tậtcho phép và màu sắc của vỏ nhân
- Xếp hạng: EU chưa chính thức xác định các loại xếp hạng cho hạt điều Xếphạng được sử dụng thường xuyên nhất, cũng từ UNECE, tương ứng với các tiêu chuẩnhạt điều của Hoa Kỳ Theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, toàn bộ nhân được xếp hạng dựa trên
số lượng hạt điều trong một pound (0,454 kg) hoặc trong một kg - ví dụ: 210 hạt trên mộtpound tương đương với 465 hạt trên một kg Hạt vỡ được xếp hạng theo đường kính củamiếng
- Kiểu dáng và màu da: Trên thực tế, chất lượng và giá cả thường được xác địnhdựa trên các đặc tính của hạt điều, từ đó kết hợp kiểu dáng (nguyên hạt, tách hoặc mảnh)với cấp và hình dáng của da Da có thể trắng, hoặc bị cháy xém hoặc sẫm màu ở một mức
độ nào đó trong quá trình chế biển
1.4.4 Quy định vệ sinh và an toàn thực phẩm
Trang 10Tất cả các sản phẩm hạt điều lưu hành tại thị trường EU phải tuân theo các quyđịnh pháp luật của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm Các quy định của EU về vệ sinhthực phẩm bao trùm tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và đưa ra thịtrường đối với tất cả thực phẩm dùng cho người.
EU có quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm như sau:
- Quy định EC số 178/20024 bao gồm các quy trình chung liên quan đến truy xuấtnguồn gốc thực phẩm, các quy định liên quan đến vệ sinh và chất gây ô nhiễm trong thựcphẩm
- Quy định EC số 852/20045 về vệ sinh thực phẩm không có nguồn gốc động vật
1.4.5 Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL)
EU đã đặt ra mức dư lượng tối đa (MRLs) đối với thuốc trừ sâu có trong và trêncác sản phẩm thực phẩm, nếu các sản phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao hơn mứccho phép sẽ không được lưu hành trên thị trường Tuy nhiên, do các chất cặn bã hay đượctích tụ ở các lớp vỏ của hạt điều, nên trước khi được nhập khẩu vào châu Âu sẽ được loại
bỏ Do đó, tình trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức trong việc buôn bán hạtđiều khá hiểm gặp phải
Tên thuốc bảo vệ thực vật Giới hạn tồn dư Ngày áp dụng
Triasulfuron 0.01 ppm 18.05.2020
Prochloraz 0.01 ppm 04.09.2020
Bảng 2: Giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu đối với hạt điều của EU
1.4.6 Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm
Để tránh tác động tiêu cực đến chất lượng thực phẩm và nguy cơ đối với sức khỏecon người, EU đã đặt ra giới hạn cho một số chất gây ô nhiễm
- Quy định EC số 1881/200612, ngày 19 tháng 12 năm 2006 cập nhật năm 2022 vềthiết lập nồng độ tối đa cho các chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để đượcphép nhập khẩu vào thị trường EU
- Các quy định về nồng độ độc tố, kim loại nặng, PCBs, PAH, 3-MCPD,melamine, erucic acid, và nitrates được xác định theo từng mặt hàng và mùa vụ
Trang 11- Quy định EC số 315/9313, ngày 08 tháng 02 năm 1993 cập nhật năm 2009 đặt racác thủ tục cộng đồng về chất gây ô nhiễm trong thực phẩm.
1.4.7 Quy định đóng gói, ghi nhận
EU không có quy định chung về kích thước bao bì cho hạt điều xuất khẩu, nhưngloại bao bì xuất khẩu phổ biến nhất là bao polybag từ 10kg đến 25kg và tủi thường đượchút chân không bằng cách hút không khí và bơm khí cacbonic và nitơ
Quy định EU số 1169/201118 ngày 25 tháng 10 năm 2011 cập nhật ngày 01 tháng
01 năm 2018 đặt ra các quy tắc ghi nhận chung, yêu cầu tên sản phẩm, trọng lượng tỉnhcủa sản phẩm đóng gói sẵn, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản sử dụng, tên doanh nghiệp,địa chỉ nhà sản xuất, đánh dấu lô của sản phẩm Giá trị năng lượng, lượng chất béo, chấtbéo hóa, carbohydrate, đường, protein và muối cũng cần phải ghi trên bao bì
Trong trường hợp đóng gói bán lẻ, việc ghi nhận sản phẩm phải tuân theo Quyđịnh của EU về việc cung cấp thông tin thực phẩm cho người tiêu dùng nhăn dinh dưỡng,ghi nhận xuất xứ, ghi nhận chất gây dị ứng để đọc rõ ràng (cỡ chữ tối thiểu cho thông tinbắt buộc)
Trang 12CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU
VIỆT NAM –ĐỨC
2.1 Tình hình sản xuất cung ứng hạt điều tại Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất hạt điều Việt Nam
Ở Việt Nam, cây điều thường được trồng chủ yếu tại các vùng phía Nam, đặc biệt là ởĐông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bình Phước, BìnhDương, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh và Đồng Nai Nhờ thổ nhưỡng tốt, hạt điều ViệtNam nổi tiếng với hương vị thơm ngon và được nhiều thị trường nước ngoài đánh giá cao
về tiềm năng
Theo Cục Trồng trọt, diện tích trồng điều ở Việt Nam trong 30-40 năm qua duy trì ở mứckhoảng 320.000 hecta Trong số này, Bình Phước là địa phương hàng đầu với gần 50%tổng sản lượng và diện tích trồng cây điều trên toàn quốc
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), sản lượng điều vẫn chưa đáp ứng đủnhu cầu cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nhân điều xuất khẩu Do
đó, các doanh nghiệp này vẫn phải đối mặt với khó khăn về nguồn cung hạt điều thô đểsản xuất Điều này dẫn đến việc phải nhập khẩu hạt điều thô từ Campuchia và các quốcgia châu Phi khác hàng năm, để đảm bảo nguyên liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh
Thời gian (năm) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha)
Bảng 3 Diện tích, sản lượng, năng suất trồng điều của Việt Nam giai đoạn 2017-2023
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Trang 132.1.2 Tình hình xuất khẩu hạt điều Việt Nam:
Trên thị trường thế giới, Việt Nam là một quốc gia giữ vị trí dẫn đầu về giá trị cũng nhưsản lượng điều xuất khẩu Nước ta chiếm hơn 34% sản lượng điều xuất khẩu của toàn thếgiới
Tình hình chung 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều Việt Nam đạt xấp xỉ 516.87nghìn tấn, trị giá 2.95 tỷ USD, tăng 21.8% về lượng và tăng 15.9% về trị giá so với cùng
kỳ năm 2022
Biểu đồ 1: Lượng hạt điều xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2021-2023
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Đáng chú ý, hai tháng đầu 2023, thị trường Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu hạt điềuViệt Nam so với năm 2022 Điều này khiến cho thị trường Trung Quốc, vượt qua Hoa
Kỳ, trở thành thị trường nhập khẩu hạt điều Việt Nam lớn nhất trong 10 tháng năm 2023,với mức tăng trưởng 43.1% về lượng và tăng 47.2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 9 đạt 73.2 triệu USD, tăng 107.6% so vớitháng 9 năm ngoái
Về thị trường, tháng 10/2023, xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường truyền thống
và tiền năng tăng đáng kể Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hà Lan, Đức, Anh, CácTiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất tăng rất mạnh
Trang 14Về giá cả, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam trong tháng 10/2023 đạt mức5.569 USD/tấn, tăng 2% so với tháng 9/2023, nhưng giảm 7.2% so với tháng 10/2022.Tính chung 10 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạtmức 5.703 USD/tấn, giả, 4.8% so với cùng kỳ năm 2022.
Biểu đồ 2: Diễn biến giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam qua các tháng
giai đoạn 2021-2023
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
2.2 Tổng quan thị trường nhập khẩu hạt điều tại Đức
2.2.1 Giới thiệu chung về thị trường hạt điều Đức
Hạt điều đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực của người Đức, cách sửdụng hạt điều của người Đức rất phong phú khi họ sử dụng chúng trong nhiều món ănkhác nhau như món ăn nhẹ rang muối, bánh quy hoặc kèm với ngũ cốc Với lượng chấtbéo dồi dào, hạt điều đã trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn cho kem sữa béo, có thểthêm vào nhiều món ngọt hoặc mặn, được xem như một sự lựa chọn lành mạnh hơn chokem tươi
Nhu cầu tiêu thụ hạt điều ở Đức ngày càng tăng lên, đặc biệt là do sự khác biệt về giá cả
so với các loại hạt khác như hạnh nhân Theo Hội đồng Hạt và Trái cây sấy khô quốc tế,trong năm năm gần đây, mức tiêu thụ tăng với tốc độ hàng năm 7% về khối lượng tạiĐức
Trong thị trường này, hạt điều thường được nhập khẩu trực tiếp bởi các công ty đồ ănnhanh lớn như Intersnack, không thông qua các thương nhân trung gian Còn đối với cáccông ty thực phẩm và đồ ăn nhanh nhỏ, các nhà nhập khẩu mua và phân phối cho các đối
Trang 15tác trong ngành rang xay, đóng gói hoặc chế biến thực phẩm Phụ thuộc vào chiến lượctìm nguồn cung ứng, hạt điều được phân phối trên khắp nước Đức theo nhiều cách khácnhau Do sản xuất hạt điều trong nước không đáp ứng được nhu cầu, Đức hoàn toàn phụthuộc vào nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Ngoài việc tiêu thụ, Đức cũng tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu của thị trường hạtđiều Đất nước này nhập khẩu hạt điều từ nhiều quốc gia trên thế giới để đáp ứng nhu cầutiêu dùng và sản xuất nội địa, đồng thời xuất khẩu một phần sản phẩm sang các thị trườngkhác Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế, năm 2022, Đức đã nhập khẩu gần 60 nghìntấn hạt điều, trị giá hơn 528 triệu USD, tăng 3% so với năm 2019
2.2.2 Nhu cầu nhập khẩu hạt điều tại Đức
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Đức là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất ở Liên minhchâu Âu (EU) Theo văn phòng thống kê châu Âu (Eurostat), lượng hạt điều nhập khẩucủa Đức chiếm khoảng 29% tổng lượng và kim ngạch của toàn khu vực EU do nhu cầucao trong ngành chế biến thực phẩm, song song với đó là nhu cầu tiêu thụ hạt điều củaĐức ngày càng tăng Ngoài ra, Đức còn chiếm 53% lượng hạt điều nhập khẩu lưu thôngtrong khu vực Nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại Đức liên tục tăng do nhu cầu cao từ cácngành công nghiệp chế biến thực phẩm và nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của người dân
Biểu đồ 3: Giá trị nhập khẩu hạt điều của Đức từ 2013-2022
Nguồn: UN Comtrade
Trang 16Hạt điều tươi hoặc khô, đã tách vỏ (HS
080132)
Đức nhập khẩu trên thế giới
Bảng 4 Sản lượng nhập khẩu hạt điều của thế giới sang Đức
Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) – Trademap.org
Đại dịch COVID-19 gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng lên toàn bộ nền kinh tế thế giới nóichung và Đức nói riêng Đối với các thị trường xuất khẩu như hạt điều, đại dịch COVID-
19 đã khiến ngành này đóng băng khi mà tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh buộcphải tạm dừng lại Theo số liệu thống kê từ UN Comtrade cho thấy tổng giá trị nhập khẩuđiều của Đức đã giảm 13,5% từ 491,080 triệu USD năm 2020 xuống 425,682 triệu USDvào năm 2021
Bước sang năm 2022, trong khi tình hình dịch bệnh đã trở nên ổn định hơn, nhưng tìnhhình kinh tế chính trị của thế giới lại không ngừng biến động cũng khiến ngành này khóhồi phục hoàn toàn trở lại mức trước đại dịch Trước tình hình chiến sự căng thẳng giữaNga- Ukraine khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy, lượng hàng nông sản
bị ùn ứ thông qua biên giới, lạm phát tăng cao cũng như đồng USD tăng giá khiến choviệc nhập khẩu điều của Đức trở nên khó khăn hơn, chỉ tăng 0,7% từ 425,682 triệu USDnăm 2021 lên 428,848 triệu USD vào năm 2022
Theo báo cáo của Mordor Intelligence, năm 2023 với kỳ vọng thị trưởng điều Đức dựkiến đạt tốc độ CAGR là 4.1% trong giai đoạn 2023 - 2028 sẽ mang tới nhiều khởi sắchơn cho các nhà xuất khẩu điều vào Đức
2.2.3 Các nguồn cung ứng hạt điều.
Đức là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất ở Liên minh châu Âu (EU) Theo vănphòng Thống kê châu Âu (Eurostat), lượng hạt điều nhập khẩu của Đức chiếm khoảng29% tổng lượng và kim ngạch của toàn khu vực EU Do nhu cầu cao trong ngành chếbiến thực phẩm, song song với đó là nhu cầu tiêu thụ hạt điều của Đức ngày càng tăng
Trang 17Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) (*) Ghi chú HS 080132 Hạt điều tươi hoặc khô,
đã tách vỏ.
Dựa vào số liệu ở bảng trên, xét về cơ cấu nguồn cung, Việt Nam vẫn là nguồn cung cấphạt điều số 1 tại thị trường Đức nhờ nguồn hàng ổn định và chất lượng đảm bảo Đứcnhập khẩu hạt điều từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 28,23 nghìn tấn, trị giá201,21 triệu USD, giảm 1,7% về lượng và giảm 7,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.Mặc dù vậy, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Đứcvẫn tăng từ 57,51% trong 9 tháng đầu năm 2020 lên 62,46% trong 9 tháng đầu năm 2021.Ngoài ra, trong 2 tháng đầu năm 2022, ghi nhận sản lượng hạt điều Đức nhập khẩu từViệt Nam tăng lên nhanh chóng sau sự phục hồi nền kinh tế từ đại dịch cùng với việc kýkết hiệp định EVFTA đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Ngoài ra, Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia sản xuất hàng đầu hạt điều và xuấtkhẩu sang Đức lớn, tuy nhiên, trong năm 2022, sản lượng nhập khẩu sang Đức có sự suygiảm lớn do ảnh hưởng của chính sách xuất khẩu của Chính phủ Ấn Độ Hà Lan,Indonesia, Bờ Biển Ngà lần lượt nằm trong top 5 các quốc gia xuất khẩu hạt điều sangĐức nhiều nhất Nhưng có thể nhận thấy có sự chênh lệch về giá cả, cụ thể là về giá nhậpkhẩu 9 tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu bình quân hạt điều của Đức đạt mức 7.177USD/tấn, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2020 Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạtđiều của Đức giảm từ các thị trường Việt Nam, Ấn Độ, Hà Lan, nhưng tăng từ Indonesia
và Bờ Biển Ngà dưới tác động của đại dịch Covid-19
Nhưng với nhu cầu tăng cao liên tục ở thị trường Đức cùng với nền kinh tế đang trên đàhồi phục kết hợp những lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam EU (EVFTA),triển vọng xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Đức trong những năm tới sẽ rấthứa hẹn