Nổi bật hơnhết, đáng phải nhắc đến chính là cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1953-1954cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, lòng dũng cảm từ những người lính xôngpha nơi chiến tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TÊN ĐỀ TÀI : Vai trò của đại đoàn kết dân tộc thể hiện trong cuộc chiến chống Pháp giai đoạn 1953-1954 Liên hệ trách nhiệm bản thân đối với vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay.
Giáo viên giảng dạy: Cô Nguyễn Thị Lan Chiên
Họ và tên SV: Huỳnh Trúc Anh Lớp học phần: 000014008
Mã số sinh viên: 20510100269
TP.HCM, ngày 8 tháng 3 năm 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN:Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Họ và tên sinh viên:………Huỳnh Trúc Anh………
Mã số sinh viên:………20510100269………
Mã lớp học phần:………000014008 ………
ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN
Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1
Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2 Ghi bằng số Ghi bằng chữ
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày…8… tháng…3…năm 2022
Sinh viên nộp bài
Ký tên
Huỳnh Trúc Anh
Trang 3MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU – KHÁI QUÁT CHUNG 3
II NỘI DUNG – TÌM HIỂU CHI TIẾT 4
Chương 1 Cuộc kháng chiến giai đoạn 1953 – 1954 4
1.1 Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 4
1.2 Chiến dịch Điện Biên Phủ 4
Chương 2 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc giai đoạn 1953-1954 6
2.1 Thể hiện trong việc đồng thời tấn công tại nhiều cứ điểm 6
2.2 Thể hiện trong việc tiếp tế hàng hóa, nhu yếu phẩm 6
2.3 Thể hiện ở việc đóng góp lực lượng từ nhân dân Việt Nam 6
Chương 3 Vai trò của đại đoàn kết ngày nay 7
3.1 Đối với sự phát triển chung của đất nước 7
3.2 Bản thân sinh viên góp phần vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc 8
III KẾT LUẬN – TỔNG KẾT 10
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4I MỞ ĐẦU – KHÁI QUÁT CHUNG
Trong tất cả chúng ta, chắc hẳn đa số mọi người đều biết rằng để có được một nền độc lập tự chủ như hiện nay, đất nước Việt Nam ta đã phải trải qua không biết bao nhiêu là khó khăn, gian khổ từ thời kì mới dựng nước còn hoang sơ đến công cuộc giữ nước qua mấy nghìn năm chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc Không những thế, theo dòng thời gian sự xâm lăng của kẻ thù còn đến từ các đất nước phương Tây hay cường quốc trên thế giới lúc bấy giờ như Đế Quốc Pháp, Thực Dân Mỹ,… Việt Nam dường như trở thành “ món mồi béo bở” dành cho những kẻ mạnh thay nhau xâm chiếm, xâu xé để có được những lợi ích mang lại Tuy nhiên, có thù địch độc ác ắt sẽ có anh hùng dũng mãnh đứng lên chống lại những cuộc chiến tranh theo từng thời kì, những kẻ bắt đầu chiến tranh – đặc biệt là xâm lược một nước khác thì không bao giờ là đúng với bất cứ lí do gì vì trong cuộc chiến tranh chắc hẳn không thoát được cảnh những người dân vô tội phải đánh mất cuộc sống, những điều vô cùng tồi tệ sẽ diễn ra Trong từng ngày dân nhân Việt Nam đứng lên giành lại nền độc lập vốn có của mình, chúng ta cũng sẽ không tránh khỏi tổn thất nặng nề cả về tính thần, thể chất, nền kinh tế,… từng người từng người một hi sinh vì một lí tưởng to lớn chung là phải giành lại tự do dân tộc và đến cuối cùng, ta đã thành công với những chiến thắng vẻ vang và xây dựng nên đất nước tươi đẹp như hiện nay Nổi bật hơn hết, đáng phải nhắc đến chính là cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1953-1954 cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, lòng dũng cảm từ những người lính xông pha nơi chiến trường và tinh thần đoàn kết một lòng hướng về lòng yêu tổ quốc, cùng sát cánh chiến đấu để đạt được kết quả mong đợi
Thắng lợi của cuộc chiến chống thực dân Pháp nói chung, của trận chiến năm 53 –
54 nói riêng, là kết tinh của sức mạnh thể hiện vai trò đoàn kết dân tộc được hun đúc nên từ lòng yêu nước nồng nàn đã trở thành nhân tố quyết định giúp dân tộc ta, nhân dân ta vượt qua biết bao thử thách khắc nghiệt
Vậy, những biểu hiện của tinh thần đoàn kết trong thời kì ấy được hành động như thế nào và liệu cho đến hôm nay – khi đất nước đã bình yên thì đại đoàn kết có ý nghĩa như thế nào đối vối Đảng – Nhà nước và nhân dân ta ?
Trang 5II NỘI DUNG – TÌM HIỂU CHI TIẾT
Chương 1 :Cuộc kháng chiến giai đoạn 1953 – 1954
1.1 Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954
- Bối cảnh lịch sử
+ Trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiệt hại ngày càng nặng nề Trước sự sa lầy của Pháp, Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp
- Diễn biến
+Tháng 12/1953, quân chủ lực của ta đã tấn công và loại khỏi vòng chiến nhiều tên địch ở Lai Châu giải phóng thị xã Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động tăng cường Điện Biên Phủ
+ Tháng 12/1953, liên quân Lào – Việt tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt,
uy hiếp Xa-van-na-khet và Xê-nô Na-va buộc phải tăng viện cho Xê-nô
+ Tháng 1/1954, liên quân Lào – Việt tiến công Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và toàn tỉnh Phong Xa-lì Na-va đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luông Phabang và Mường Sài
+ Tháng 2/1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kom Tum, bao vây Plâyku Pháp buộc phải tăng cường lực lượng cho Plâyku
- Ở Nam Bộ, quân chủ lực tiến công vào vùng địch chiếm đóng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân kết hợp với địch vận
- Ở các khu vực khác, quân ta cũng giành thế chủ động và giải phóng được nhiều nơi
=> Thắng lợi trong Đông - Xuân năm 1953-1954 đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho quân và dân ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ
1.2 Chiến dịch Điện Biên Phủ
- Bối cảnh lịch sử
+ Về phía địch, Nava xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, gồm 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm
+ Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Nava
Trang 6+ Về phía ta, đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, vùng giải phóng đã mở rộng, hậu phương đã lớn mạnh, quân đội ta đã trưởng thành, có
đủ tinh thần và lực lượng đảm bảo cho việc giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ
- Diễn biến : Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13 - 3 - 1954 đến ngày 7 - 5 - 1954 và được chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1: ( từ 13-3 đến 17-3-1954): tiến công địch ở phân khu Bắc, tiêu diệt cứ điểm Him Lam, Độc Lập, buộc địch ở Bản Kéo phải ra hàng
+ Đợt 2: ( từ 30-3 đến 26-4-1954): liên tiếp mở nhiều cuộc tiến công đánh vào các
vị trí phòng thủ phía Đông phân khu trung tâm cứ điểm , gồm hệ thống phòng thủ trên các dãy đồi A1, D1, C1,E1, Mỹ phải tăng cường viện trợ khẩn cấp cho Pháp ở Đông Dương
+ Đợt 3: (từ 1-5 đến 7-5-1954): đồng loạt tiến công tiêu diệt các điểm dễ kháng của địch Chiều 7-5-1954 , quân ta đánh vào sở chỉ huy của địch, 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954 tướng Đờcátxtơri cùng toàn bộ ban tham mưu của địch bị bắt
=> Tại mặt trận Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự
Thắng lợi của cuộc tiến công Đông – Xuân năm 1953-1954, và chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp, Pháp bị giáng đòn nặng
nề không dám xâm lược Việt Nam lần nữa, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở thực lực về quân sự, chính trị cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến
Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại năm 1954 để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng trong giai đoạn hiện nay Một trong những bài học sâu sắc, to lớn nhất, đó là: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, “cả nước đồng lòng, toàn dân chung sức”, “tất
cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”
Trang 7Chương 2 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc giai đoạn 1953-1954
2.1 Thể hiện trong việc đồng thời tấn công tại nhiều cứ điểm
- Với sự quyết tâm, quân và dân ta ở khắp các địa phương trong cả nước, từ Tây Bắc, Liên khu 3, Tả ngạn, đến Bình - Trị Thiên, Liên khu 5, Bắc Tây Nguyên, Sài Gòn - Gia Định, Nam Bộ…đều đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và nhân dân
- Buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó, tạo điều kiện cho quân và dân ta làm công tác chuẩn bị cho trận chiến quyết định trong chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954: chiến dịch Điện Biên Phủ
2.2 Thể hiện trong việc tiếp tế hàng hóa, nhu yếu phẩm
- Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, tất cả đều dồn sức cho Điện Biên Phủ, kể cả sức người, sức của Để chuẩn bị cho chiến dịch, ta đã huy động gồm
• Dân công hỏa tuyến gồm 260.000 người, tính chung trong chiến dịch nhân dân ta
đã “đóng góp 25.560 tấn gạo, 226 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 20.991 xe đạp thồ, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền”
• Ở hậu phương, thực hiện chủ trương của Đảng là đem lại ruộng đất cho dân cày,
từ tháng 4/1953 đến tháng 7/1954, các địa phương đã tiến hành 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất Với việc làm đó đã động viên được các tầng lớp nhân dân
ở vùng tự do, chiến sĩ ở tiền tuyến tin tưởng vào đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo thành khối đại đoàn kết, dồn sức người, sức của cho Chiến dịch
2.3 Thể hiện ở việc đóng góp lực lượng từ nhân dân Việt Nam
- Không những tham gia làm công tác chuẩn bị cho chiến dịch, nhân dân còn trực tiếp tham gia chiến đấu cùng các đơn vị quân đội Có 18.200 cán bộ, đội viên, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia phục vụ chiến dịch
- 4 đại đoàn bộ binh (308, 316, 312, 304), một đại đoàn công pháo (351) và nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải, quân y…với tổng khoảng 55.000 quân; hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dược
Ngoài thực hiện nhiệm vụ trên mặt trận giao thông vận tải, thanh niên xung phong
đã dồn hết sức lực, không ngại hy sinh bản thân mình rất nhiều : Cao Văn Ty thồ bằng xe đạp 320 kg, Ma Văn Thắng tới 352 kg một chuyến; Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo
Chương 3 Vai trò của đại đoàn kết ngày nay
Trang 83.1 Đối với sự phát triển chung của đất nước
- Mục tiêu chung của đại đoàn kết hiện nay là, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
- Đại đoàn kết hiện nay đã được dân tộc Việt Nam thể hiện nổi bật ở những mặt như :
+ Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong công tác dân vận tiếp tục được khẳng định và nâng cao trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước Các tầng lớp nhân dân chung sức, chung lòng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Đại đoàn kết góp phần to lớn tạo nên sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân; các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội rộng lớn do Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động ngày càng
đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực
+ Ðặc biệt, các phong trào, cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa
ở cơ sở’’; “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh’’;
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’’; hoạt động bảo vệ biên giới, chủ quyền, biển đảo, phòng chống thiên tai, bão lũ và đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, lá lành đùm lá rách, các hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư có tác dụng thiết thực, tạo nên
sự gắn kết cộng đồng xây dựng quê hương, đất nước
+ Hơn hết là nguồn sức mạnh to lớn để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt là trong nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh
COVID-19
Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới và khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh thì Đảng, nhà nước đã biết phát huy khối đại đoàn kết toàn dân để đối phó với dịch bệnh và bước đầu đã ổn định được tình hình Hiện nay Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng về bức tranh toàn cầu khi vừa kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội
- Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, chúng ta có thể thấy rõ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ, có lúc, có nơi chưa phát huy được vai trò, quyền làm chủ thực sự của nhân dân Chưa đánh giá và dự báo chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có chủ trương phù hợp Do đó, ta phải càng ngày càng cải thiện để có thể đạt được sự thống nhất đúng đắn nhất có thể
3.2 Bản thân sinh viên góp phần vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
- Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Tôi luôn luôn gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách, không ngừng nhắc nhở bản thân mình phải học tập
và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không sa vào các thói hư tật xấu
Trang 9- Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đến sau này ra ngoài làm việc, phải luôn tránh xa những tư tưởng chống phá Đảng và Nhà nước, làm tổn hại đến tinh thần đoàn kết toàn dân tộc của mình Nếu bản thân bị lôi kéo, phát hiện ra những tổ chức đi ngược với đường lối và tổ chức của Đảng sẽ không bao giờ đồng ý đồng thời báo cho các cấp chính quyền để ngăn chặn, hạn chế sự ảnh hưởng của những hành vi tuyên truyền sai pháp luật đó đến với nhân dân
- Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc nghề nghiệp, tôi luôn không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân cả về mặt chuyên môn, những kiến thức cơ bản phần cứng - làm tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này và cũng không quên mất đi những kỹ năng mềm như thuyết trình nói trước đám đông, học ngôn ngữ giao tiếp với bạn bè trên thế giới, những phần mềm văn phòng cơ bản hay chuyên sâu để hỗ trợ nghề nghiệp làm việc sau này,
- Trên hết, tôi sẽ tích cực tham gia những hoạt động xã hội, những trường hợp cần đến sự giúp sức vô cùng mạnh mẽ hay các chương trình quyên góp từ thiện như : chương trình hiến máu nhân đạo để giúp cung cấp nguồn máu kịp thời cho bệnh nhân nguy kịch; những hoạt động tổ chức giao lưu với các mái ấm tình thương, viện dưỡng lão để có thể phần nào chia sẻ cảm xúc với những con người nơi đó; ủng hộ hết sức các hoạt động cứu trợ bão lũ thiên tai ở những vùng bị ảnh hưởng, đóng góp sách vở cho trẻ em miền cao có thể đến trường tiếp xúc với con chữ, tặng các vật phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho các chiến sĩ ngoài đảo xa đang ngày đêm quên mình mà bảo vệ, canh giữ nền độc lập cho tổ quốc thân yêu của mọi người
- Về phần thể chất của bản thân, tôi sẽ không vì quá bận rộn vào các việc làm thường ngày của mình mà lấy đó làm lý do để không rèn luyện sức khỏe bởi vì không có sức mạnh thì dù có cố gắng thế nào thì vẫn sẽ đến lúc nào đó bản thân bị kiệt quệ, vừa không còn có thể giúp đỡ mọi người lại vừa không may trở thành nỗi
lo lắng, gánh nặng cho những người xung quanh tôi Phát triển về bản thân cả thể chất lẫn tinh thần, ý chí, kiến thức chính là nguồn sức mạnh để phần nào tôi có thể góp chút sức lực nhỏ của mình đến công cuộc khối đại đoàn kết xây dựng nên đất nước ngày càng giàu mạnh
- Nếu sau này có cơ hội phát triển vươn ra tầm thế giới, tôi cũng sẽ không bao giờ quên đi dòng máu dân tộc Việt Nam đang chảy trong người mình, sẵn sàng làm mọi việc mà quốc gia cần đến, không ngừng học hỏi những điều tốt đẹp nơi đất nước bạn xa xôi để hy vọng phần nào cống hiến cho nước nhà Song song với sự ham học hỏi đó, tôi chắc chắn sẽ không phải bất cú điều gì cũng tiếp thu mà làm lu
mờ đi giá trị tốt đẹp truyền thống, học tập có chọn lọc, hòa nhập nhưng không hòa tan Tất cả đều thể hiện một tinh thần yêu nước, một sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, hay nói chính xác hơn là trách nhiệm của một người sinh viên hiện nay và một công dân tốt cho mai sau tôi có thể làm được
- Tuy nhiên, bây giờ tôi vẫn đang là một sinh viên ngành kiến trúc của Trường Đại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh, vẫn đang trên con đường không ngừng làm mới, hoàn thiện bản thân tốt lên từng ngày, do đó cũng sẽ có những lúc tôi không tránh được những sai lầm của mình Đối với những điều đó, tôi sẽ không bao giờ trốn chạy đi mà phải nhìn nhận thẳng thắn vấn đề, học hỏi từ những sai
Trang 10lầm đó của mình để hạn chế đến mức thấp nhất việc lập lại mắc phải nó Đồng thời khi có người khuyên bảo, chỉ ra lỗi sai của mình, tôi sẽ lắng nghe, tự kiểm điểm lại bản thân xem đâu mới là điều đúng đắn nhất và đi theo, không để cái tôi bản thân làm mờ mắt mình và vội vàng phủ bỏ lời nhận xét của người khác, luôn cho mình
là đúng
Tôi sẽ cố gắng hết sức nhất có thể để mình góp chút sức lực nhỏ vào đại đoàn kết công cuộc xây dựng đất nước hiện nay
III KẾT LUẬN – TỔNG KẾT
Nói tóm lại, bài học về tinh thần đại đoàn kết dân tộc ngay cả thời kì chiến đấu kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1953 - 1954 hay là trong giai đoạn hòa bình, đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa toàn đất nước dân tộc như hiện nay là luôn được Đảng và Nhà nước, toàn thể nhân dân áp dụng một cách chân thật, rõ ràng chính xác nhất Tinh thần đại đoàn kết toàn dân đó không thể thiếu đi sự có mặt của bất cứ bên nào dù là các cấp lãnh đạo hay là người dân, điều đó phải được xây