1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề quản lý dược hội đồng thuốc và điều trị

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội Đồng Thuốc Và Điều Trị
Tác giả Nguyễn Phương Hà, Lê Thị Phương Ngân, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Trần Thu Thịnh, Vũ Minh Trâm
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Xuân Liễu
Trường học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Quản Lý Dược
Thể loại Chuyên đề
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 708,43 KB

Nội dung

Vai trò, trách nhiệm của Hội đồng thuốc và điều trị...9Bảng 2: Các bước xây dựng danh mục thuốc...15 DANH MỤC HÌN... Phân tích VEN: Phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC



CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ DƯỢC

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

Nhóm thực hiện: 02

Giảng viên: Nguyễn Thị Xuân Liễu

1 Nguyễn Phương Hà 1900007360 Các bước xây dựng danh mục thuốc

Phân tích VEN

2 Lê Thị Phương Ngân 1911548599 Tổ chức và hoạt động của hội đồng

Chức năng nhiệm vụ của hội đồng

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC

CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ DƯỢC

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

Nhóm thực hiện: 02

Giảng viên: Nguyễn Thị Xuân Liễu

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

LỜI GIỚI THIỆU vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vii

1 GIẢI THÍCH TỪ NGỮ 1

2 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG 2

2.1 Tổ chức của hội đồng: 2

2.2 Hoạt động của Hội đồng: 2

2.3 Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và thành lập các tiểu ban: 3

2.4 Mối quan hệ giữa Hội đồng Thuốc và điều trị với Hội đồng Khoa học, Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn: 3

3 CHỨC NĂNG CỦA HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ 5

3.1 Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện: 5

3.2 Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện: 6

3.2.1 Nguyên tắc xây dựng danh mục: 6

3.2.2 Tiêu chí lựa chọn thuốc: 6

3.2.3 Các bước xây dựng danh mục thuốc: 8

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

DANH MỤC BẢN

Bảng 1 Vai trò, trách nhiệm của Hội đồng thuốc và điều trị 9Bảng 2: Các bước xây dựng danh mục thuốc 15

DANH MỤC HÌN

Trang 5

Hình 1 Tháp bằng chứng 12

Hình 2 Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại ABC 16

Hình 3: Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại VEN 18

Hình 4 Ma trận ABC/VEN 18

Hình 5 Ưu, nhược điểm của từng loại phân tích 20

Trang 6

LỜI GIỚI THIỆU

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồngThuốc và điều trị trong bệnh viện

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa

HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị

ADR Adverse Drug Reaction: Phản ứng có hại của thuốc

Trang 8

1 GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Phân tích ABC: Phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàngnăm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỉ lệ lớn trong ngân sáchcho thuốc của Bệnh viện

Phân tích VEN: Phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữthuốc trong Bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốcnhư mong muốn, trong đó:

 Thuốc V(Vital drugs): thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốcquan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám, chữa bệnh của Bệnhviện

 Thuốc E(Essential drugs): thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêmtrọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật củaBệnh viện

 Thuốc N(Non Essential drugs): thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ,bệnh có thể tự khỏi, bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa đượckhẳng định rõ ràng hay giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàngcủa thuốc

Liều xác định trong ngày (DDD – Defined Dose Daily) là liều trung bình duy trì hàngngày với chỉ định chính của một thuốc

Trang 9

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG

- Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dược lâm sàng;

- Trưởng phòng Tài chính - Kế toán

2.2 Hoạt động của Hội đồng:

1 Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định

4 Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốcbệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

5 Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục 9 (Chỉ số đánh giá hoạt động và ảnh hưởng của Hội đồng thuốc vàđiều trị: Chỉ số quá trình, chỉ số ảnh hưởng, chỉ số hiệu quả)

Trang 10

Vai trò Trách nhiệm

Chủ tịch HĐ Điều hành các buổi họp định kỳ, đột xuất

Xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họpđịnh kỳ trong một năm

Thẩm định, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện các ý kiến được thốngnhất của Hội đồng tại cuộc họp

Phó chủ tịch

Chuẩn bị chương trình hoạt động, tài liệu bổ sung và phân phátđến thành viên hội đồng trước cuộc họp chính thức

Thư ký HĐ Chuẩn bị chương trình hoạt động, tài liệu bổ sung phân phát đến

các thành viên Hội đồng trước cuộc họp chính thứcGhi biên bản và đọc nội dung biên bản cuộc họp để các thànhviên thông qua

Trưởng các

tiểu ban

Báo cáo tình hình hoạt động của tiểu ban với chủ tịch hội đồngPhân công nhiệm vụ cho các thành viên của tiểu ban

Các ủy viên Thực hiện các công việc được phân công

Bảng 1 Vai trò, trách nhiệm của Hội đồng thuốc và điều trị

2.3 Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và thành lập các tiểu ban:

Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Tùy vào quy mô củaHội đồng, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập một trong các nhóm (tổ) hoặctiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tiểu ban:

1 Tiểu ban xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong bệnh viện;

2 Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gâybệnh thường gặp;

3 Tiểu ban xây dựng hướng dẫn điều trị;

4 Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị;

5 Tiểu ban giám sát thông tin thuốc

2.4 Mối quan hệ giữa Hội đồng Thuốc và điều trị với Hội đồng Khoa học, Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn:

Hội đồng Thuốc và điều trị đề xuất, chỉ đạo, phân công các thành viên trong Hội đồngxây dựng Hướng dẫn điều trị dùng trong bệnh viện

Hội đồng Khoa học tiến hành thẩm định và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt, chỉđạo thực hiện

Trang 11

Hội đồng Thuốc và điều trị phối hợp với Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng kếhoạch chống kháng thuốc, giám sát sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thườnggặp và triển khai hoạt động này trong bệnh viện.

Trang 12

3 CHỨC NĂNG CỦA HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đếnthuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia vềthuốc trong bệnh viện

NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

1 Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện

2 Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện

3 Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị

4 Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

5 Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị

6 Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc

3.1 Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện:

1 Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện;

2 Lựa chọn các hướng dẫn điều trị làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục thuốc;

3 Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc bệnhviện;

4 Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc;

5 Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến người bệnh nhằm bảo đảm thuốcđược sử dụng đúng, an toàn;

6 Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trongtrường hợp phát sinh do nhu cầu điều trị;

7 Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hạinghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị hoặc độ antoàn;

8 Sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị;

9 Quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng;

10 Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công ty dược

và các tài liệu quảng cáo thuốc

Trang 13

3.2 Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện:

3.2.1 Nguyên tắc xây dựng danh mục:

a) Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trongbệnh viện;

b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;

c) Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tạibệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;

đ) Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;

e) Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế banhành (Thông tư số 19/2018/TT-BYT ngày 30/8/2018 Ban hành Danh mục thuốc thiếtyếu);

g) Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước

3.2.2 Tiêu chí lựa chọn thuốc:

a) Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kếtquả thử nghiệm lâm sàng

→ Mức độ tin cậy của các bằng chứng được thể hiện tại Phụ lục 1 (Mức độ tin cậycủa các thông tin tra cứu hay còn gọi là tháp bằng chứng)

Hình 1 Tháp bằng chứng

Trang 14

Ví dụ: Quyết định 2767/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 04/07/2023 về việc ban hành tài liệuchuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính"

b) Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chấtlượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;

c) Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí thì phải lựa chọn trên

cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khảnăng cung ứng;

d) Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tácdụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánhtổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vịcủa từng thuốc;

đ) Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất Đối với những thuốc ở dạng phối hợpnhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đápứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thếvượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất;e) Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tênbiệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể

g) Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tínhdược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất,cung ứng;

Trang 15

3.2.3 Các bước xây dựng danh mục thuốc:

HĐT&ĐT Thu thập phân tích thông tin:

 Phác đồ điều trị

 Số liệu năm trước

 ABC-VEN

 Thông tin thuốc

Định kỳ hàng năm có đánh giá, sửađổi, bổ sung danh mục thuốc Bệnhviện

có hại của thuốc, sai sót trong điềutrị

HĐT&ĐT Đánh giá danh mục thuốc Các khoa phòng góp ý bổ sung hay

loại bỏ thuốc khỏi danh HĐT&ĐT đánh giá các đề nghị

mục-Khoa Dược Xây dựng danh mục thuốc Xây dựng danh mục thuốc và phân

loại các thuốc theo nhóm điều trị

và theo phân loại VENĐính kèm biên bản họp kết luậncủa HĐT&ĐT

Trang 16

Quy định bổ sung hay loại bỏ thuốc

ra khỏi danh mụcQuy định sử dụng thuốc khôngnằm trong danh mục thuốc trongtrường hợp bất thường hay trườnghợp khẩn cấp

Quy định các thuốc hạn chế sửdụng, thuốc cần hội chẩn, thuốcgây nghiện-hướng tâm thần

tạo cho nhân viên y tế về danhmục thuốc Bệnh viện và các chínhsách quy định liên quan

Bảng 2: Các bước xây dựng danh mục thuốc

Bước 1: Thu thập, phân tích thông tin

Tổng hợp toàn bộ dữ liệu thu thập được về DMT sử dụng năm trước theo: Tên thuốc,hoạt chất, nồng độ/hàm lượng, đường dùng, đơn vị tính, số lượng sử dụng, đơn giá,quốc gia sản xuất, nhà cung cấp…

Tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu cần nghiên cứu: Xếp theo thuốc hóa dược, thuốcdược liệu, thuốc cổ truyền và vị thuốc cổ truyền; theo nhóm tác dụng; theo nguồngốc, xuất xứ; theo thuốc biệt dược gốc và thuốc generic; theo thành phần; theođường dùng

Phân tích ABC:

Mục đích:

 Lựa chọn các thuốc có thể thay thế với chi phí thấp hơn trong DMT

 Đo lường mức độ tiêu thụ thuốc thực tế, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏecủa cộng đồng và từ đó phát hiện được các vấn đề sử dụng thuốc không hợplý

Ưu điểm lớn nhất của phân tích ABC là giúp xác định những thuốc chiếm phần lớnngân sách, tuy nhiên nhược điểm là không cung cấp đủ thông tin để so sánh cácthuốc có hiệu lực khác nhau

Trang 17

Các bước phân tích ABC:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm

Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm: đơn giá của từng sản phẩm và sốlượng các sản phẩm

Bước 3: Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng

Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm

Bước 4: Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sảnphẩm chia cho tổng số tiền

Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần

Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt

đầu với sản phẩm đầu tiên, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sáchBước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:

+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền;

+ Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền;

+ Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền

Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10– 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%

Ví dụ: Kết quả phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC tại Bệnh việnTrung ương Quân đội 108 năm 2021

Hình 2 Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại ABC

Các nhóm A,B,C chiếm GTSD lần lượt là 76,86%, 14,24% và 8,91% Theo đó, nhóm A

có 211 khoản chiếm 15,17% Nhóm B có 214 khoản chiếm 15,38% Nhóm C có 966

Trang 18

khoản với 69,45% Từ đó cho thấy, việc sử dụng thuốc tại Bệnh viện là tương đối phùhợp với khuyến cáo theo thông tư 21

Phân tích VEN:

Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồntrữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốcnhư mong muốn Theo đó HĐT&ĐT có trách nhiệm xem xét và thống nhất phânnhóm DMT vào nhóm V, nhóm E và nhóm N dựa trên hướng dẫn của Tổ chức y tế thếgiới, hướng dẫn của Bộ Y tế tại Thông tư số 21/2013, Danh mục thuốc thiết yếu năm

 Thuốc E(Essential drugs): thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêmtrọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật củaBệnh viện

 Thuốc N(Non Essential drugs): thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ,bệnh có thể tự khỏi, bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa đượckhẳng định rõ ràng hay giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàngcủa thuốc

Các bước phân tích VEN:

Bước 1: Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N

Bước 2: Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó,Hội đồng sẽ:

Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp

Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ nhữngthuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị

Bước 5: Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N vàbảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn

Trang 19

Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhómN.

Ví dụ: Kết quả phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp VEN tại Bệnhviện Trung ương Quân đội 108 năm 2021

Hình 3: Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại VEN

Nhóm thuốc V chiếm 15,89% SKM và chiếm 21,48% GTSD Nhóm E có SKM (chiếm63,84%) và GTSD lớn nhất (68,72%) Nhóm N chiếm 20,27% SKM và có GTSD thấpnhất với 9,80%

Phương pháp ma trận ABC/VEN

Kết hợp chéo phân tích ABC và phân tích VEN tạo ra 9 tiểu nhóm và được phân vào 3 nhóm lớn: nhóm I, nhóm II, nhóm III

Hình 4 Ma trận ABC/VEN

Sau đó tính tổng số và tỷ lệ % về số lượng và giá trị sử dụng theo 3 nhóm lớn:

 nhóm I (AV, AE, AN, BV, CV)  quan trọng nhất

 nhóm II (BE, CE, BN)  quan trọng

 nhóm III (CN)  ít quan trọng

Ngày đăng: 06/08/2024, 09:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w