1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phương pháp học tập hiệu quả đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế ngoại thương

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp học tập hiệu quả đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế Ngoại thương
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 45,91 KB

Nội dung

Chuẩn đầu ra chung cho các chuyên ngành khoa kinh tế1.1.1.Tiêu chuẩn chung Nắm vững các Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lốicách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưở

Trang 1

MỤC LỤC 2 LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THUỘC NHÓM NGÀNH KINH TẾ 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG 14 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 3

CHƯƠNG 1 CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO THUỘC NHÓM NGÀNH KINH TẾ.

1.1 Chuẩn đầu ra chung cho các chuyên ngành khoa kinh tế

1.1.1.Tiêu chuẩn chung

 Nắm vững các Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học Xã hội & Nhân văn

 Nắm vững kiến thức cơ bản, cơ sở để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và học tập ở trình độ cao hơn

 Tích lũy đủ số tín chỉ quy định của chương trình đào tạo

 Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,0 trở lên

 Điểm bảo vệ tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp từ C trở lên

 Có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng an ninh và Giáo dục thể chất

1.1.2 Ngoại ngữ

 Đạt TOEIC 450 hoặc IELTS 4.0 trở lên

 Có khả năng giao tiếp thành thạo trong công việc

 Có khả năng xây dựng các hợp đồng kinh tế bằng tiếng Anh

1.1.3 Tin học

 Thành thạo tin học văn phòng

 Phải có chứng chỉ tin học văn phòng MOS

 Có khả năng ứng dụng tin học trong công việc

 Có khả năng tìm kiếm, tra cứu thông tin trên internet.

1.1.4 Thái độ và hành vi

 Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập

 Trong quá trình học tập phải chấp hành mọi nội quy, quy chế của Nhà trường và pháp luật của Nhà nước

 Điểm rèn luyện đạt từ 70 trở lên (loại Khá trở lên), ứng xử văn minh, lịch thiệp

 Có khả năng phân tích, tư duy hệ thống, có tính năng động và sáng tạo; Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

 Có kỹ năng làm việc theo nhóm và giao tiếp thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại

1.1.5 Về sức khỏe

Có đủ sức khỏe để phục vụ nhu cầu công tác, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 4

1.2 Chuẩn đầu ra riêng của từng chuyên ngành

1.2.1 Ngành kinh tế vận tải biển

1.2.1.1 Kiến thức chuyên môn

 Nắm vững kiến thức về các yếu tố thị trường vận tải biển, đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như các chỉ tiêu khai thác và hiệu quả kinh doanh trong vận tải biển

 Nắm vững kiến thức về những vấn đề chung của cảng biển, hoạt động của cảng, quản lý cảng,

 Nắm vững kiến thức về thương vụ vận tải biển, chứng từ trong vận tải biển,

 Nắm vững những kiến thức cơ bản liên quan đến chế độ pháp lý các vùng biển, những nguyên tắc cơ bản về hoạt động hàng hải

 Nắm vững những qui định về tàu biển và thuyền bộ và hoạt động hàng hải liên quan

 Nắm vững cơ sở pháp lý về hợp đồng, khiếu nại, bảo hiểm liên quan đến hoạt động hàng hải

 Nắm vững kiến thức cơ bản về bảo hiểm: Bảo hiểm hàng hải; Nắm vững kiến thức về Bảo hiểm hàng hoá trong vận tải biển; Bảo hiểm P&I, Logistics và vận tải đa phương thức

1.2.1.2 Kỹ năng

 Có khả năng ký kết hợp đồng vận chuyển, tổ chức vận chuyển và quản lý công tác đội tàu vận tải biển

 Có khả năng lập luận chứng kinh tế kỹ thuật để tổ chức vận chuyển đường biển và lựa chọn loại tàu vận tải biển

 Có khả năng tổ chức cơ giới hoá công tác xếp dỡ hàng ở cảng cũng như tính toán, lựa chọn phương án có lợi, lập kế hoạch công tác xếp dỡ ở cảng

 Có khả năng tổ chức lao động trong doanh nghiệp

 Có khả năng lập kế hoạch lao động và tiền lương

1.2.2 Ngành kinh tế vận tải thủy

Nắm vững kiến thức về các yếu tố thị trường thủy nội địa, đặc điểm sản

xuất kinh doanh cũng như các chỉ tiêu khai thác và hiệu quả kinh doanh trong vận tải thủy

 Nắm vững kiến thức về những vấn đề chung của cảng biển, hoạt động của cảng, quản lý cảng,

 Nắm vững cơ sở pháp lý về hợp đồng, khiếu nại, bảo hiểm liên quan đến hoạt động thủy nội địa

 Nắm vững kiến thức cơ bản về bảo hiểm: Bảo hiểm hàng hải; Nắm vững kiến thức về Bảo hiểm hàng hoá trong vận tải thủy; Bảo hiểm P&I, Logistics và vận tải đa phương thức

Trang 5

1.2.2.2 Kỹ năng

 Có khả năng ký kết hợp đồng vận chuyển, tổ chức vận chuyển và quản lý công tác đội tàu vận tải thủy nội địa

 Có khả năng lập luận chứng kinh tế kỹ thuật để tổ chức vận chuyển đường biển và lựa chọn loại tàu vận tải thủy

 Có khả năng tổ chức cơ giới hoá công tác xếp dỡ hàng ở cảng cũng như tính toán, lựa chọn phương án có lợi, lập kế hoạch công tác xếp dỡ ở cảng

 Có khả năng tổ chức lao động trong doanh nghiệp

 Có khả năng lập kế hoạch lao động và tiền lương

1.2.3 Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

 Có hiểu biết một cách hệ thống bối cảnh của logistics toàn cầu

 Hiểu và giải thích mối quan hệ giữa các hoạt động logistics và chiến lược marketing

 Có thể hiểu và giải thích một cách hệ thống về cấu trúc thành phần, hạ tầng trang thiết bị, chức năng và hoạt động cảng biển

 Có hiểu biết về các phương thức vận tải và vai trò của hoạt động vận tải trong chuỗi logistics

 Hiểu và giải thích được các nguyên tắc đặc điểm của các chiến lược quản trị chuỗi cung ứng

 Hiểu vị trí vai trò của hoạt động thiết kế hệ thống logistics trong việc tổ chức điều hành các chuỗi và hệ thống logistics, chuỗi cung ứng

 Hiểu biết về các bộ phận cấu trúc và các loại kho hàng cũng như hệ thống trang thiết bị trong kho hàng

 Có khả năng triển khai tình huống tổ chức hoạt động logistics cảng biển, vận tải

 Sử dụng phần mềm để thiết kế hệ thống logistics, phân tích kết quả từ phần mềm

 Có khả năng thiết kế kho hàng và vận dụng quy trình dịch vụ cho các tình huống cụ thể

 Có khả năng tổ chức lao động trong doanh nghiệp

1.2.4 Ngành kinh tế ngoại thương

 Biết các khái niệm thuật ngữ hệ thống, các chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả, tình hình thực tiễn, xu hướng phát triển… của hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam cũng như trên thế giới

 Nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động đầu tư quốc tế và một số vấn đề liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI

Trang 6

 Có hiểu biết tổng quát về hoạt động tín dụng và phân loại tín dụng; Hiểu rõ

và phân tích được vai trò, tác động của hoạt động tín dụng đối với xuất nhập khẩu

 Có kiến thức cơ bản về hệ thống chính sách thương mại quốc tế và các công cụ để thực hiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam và các nước trên thế giới

 Có được những kiến thức liên quan đến các cơ sở pháp quy chủ yếu của nghiệp vụ hải quan

 Hiểu được các nội dung về quản trị sản xuất, marketing, quản trị nguồn nhân lực và quản trị tài chính quốc tế

 Hiểu được các khái niệm về tỉ giá hối đoái, thị trường ngoại hối

 Hiểu được khái niệm các bên tham gia, các tập quán quốc tế trong các phương thức thanh toán đang được sử dụng phổ biến hiện nay

 Đánh giá được các quy trình giao nhận trong vận tải quốc tế

 Lập được dự án khả thi đơn giản; Nắm được sơ bộ cách triển khai thực hiện dự án FDI

 Có khả năng chuẩn bị hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai hải quan điện tử trên phần mềm, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu

 Biết lập một đề án phát triển sản phẩm ở một thị trường nước ngoài và phân tích các yếu tố có liên quan để đảm bảo tính khả thi của đề án đó

 Lập được séc và hối phiếu sử dụng trong thương mại quốc tế

 Viết được yêu cầu chuyển tiền, yêu cầu nhờ thu và yêu cầu mở thư tín dụng; chuẩn bị được các giấy tờ để tiến hành thanh toán theo các phương thức thanh toán, lập được bộ chứng từ thanh toán Kiểm tra các chứng từ thanh toán trên phương diện ngân hàng

Trang 7

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI SINH VIÊN

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

Khi lên đại học thì môi trường học tập cũng như sinh hoạt không còn giống như

ở phổ thông nữa Các sinh viên từ năm nhất cần hiểu và thích ứng với những khác biệt để sớm thích nghi và học tập hiệu quả

Khối lượng kiến thức ở bậc đại học rất đồ sộ, có rất nhiều môn học, mỗi môn là một ngành khoa học, một lĩnh vực kiến thức hoàn chỉnh Khi học đại học, ngoài những môn học bắt buộc, các sinh viên có thể lựa chọn một số môn học mà thậm chí còn chưa nghe đến trước đó Ở đại học, có rất nhiều hoạt động học tập mà ở bậc phổ thông sinh viên còn xa lạ như: thảo luận, làm thí nghiệm, làm đồ án, thuyết trình, nghiên cứu khoa học…Tuy nhiên, hãy khám phá những điều chưa biết thông qua các môn học mới và tận dụng những bài học thực hành, chúng sẽ rất có ích cho cuộc sống sau này của mỗi người

Sau đây em xin trình bày một số phương pháp học tập hiệu quả đối với sinh viên nói chung và sinh viên chuyên ngành kinh tế ngoại thương nói riêng

2.1 Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu là bước đầu tiên quan trọng nhất cần phải thực hiện trong quá trình vươn tới thành công trong học vấn và cuộc sống

Cuộc khảo sát thực hiện tại trường đại học Yale (Một trong những đại học hàng đầu ở Mỹ) đã cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa những người biết rõ mục tiêu của đời mình và những người không biết mình muốn gì Năm 1980, khi được hỏi về mục tiêu đặt ra cho cuộc đời, chỉ có 3% số sinh viên tham gia khảo sát viết ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện cụ thể, 13% sinh viên có mục tiêu, nhưng không viết ra giấy, 84% còn lại hoàn toàn không biết (hoặc không có) mục tiêu hay kế hoạch nào Năm 1995, sự khác biệt giữa nhóm có mục tiêu rõ ràng cho đời mình và hai nhóm còn lại thật sự gây bất ngờ: số 13% sinh viên có mục tiêu nhưng không viết ra giấy có thu nhập cao gấp 2 lần những sinh viên không biết mình muốn gì trong đời Điều gây ngạc nhiên nhất nằm ở nhóm 3% sinh viên có mục tiêu và kế hoạch thực hiện chi tiết: họ có thu nhập cao gấp 10 lần tổng thu nhập của 97% số sinh viên còn lại

Cần chủ động thiết kế những mục tiêu thúc đẩy và hướng dẫn đi đến thành công Mục tiêu mà sinh viên đã xác định sẽ luôn dẫn dắt cuộc sống của họ từng giây từng phút, mục tiêu dẫn đường cho những lựa chọn và hành động Xác định mục tiêu rõ ràng từ sớm là một chìa khóa để thành công trong học tập, trong kĩ năng nghề nghiệp hay trong cuộc sống sau này

Sáu bước sau có thể giúp sinh viên xác định mục tiêu một cách hiệu quả:

 Viết ra những gì mình muốn một cách cụ thể

 Liệt kê tất cả những lợi ích và lý do cho việc đạt mục tiêu

Trang 8

 Lên kế hoạch hành động.

 Đảm bảo các đặc tính SMART của mục tiêu

 Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu

 Lấy đà bằng cách hành động ngay tức khắc

Mục tiêu được xác định cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau (SMART):

 Cụ thể (Specific): Phải rõ ràng để có thể hướng tới một cách dễ dàng

 Có thể đo lường được (Measurable): Để so sánh và xác định mức độ đạt được với những kết quả sau này

 Có thể đạt được (Achievable): Đạt được với những nguồn lực sẵn có

 Phù hợp (Relevant): Phải phù hợp với môi trường và hoàn cảnh hiện có trong thực tế

 Có thời hạn (Time bound): Phải có thời gian hoàn thành và được theo dõi tiến

độ thường xuyên

3.2.Lập kế hoạch học tập

3.2.1 Các bước thực hiện một bảng kế hoạch học tập hiệu quả

 Bước 1: Chuẩn bị

Đây là bước ta cần hiểu được khả năng bản thân có thể làm được là gì

và đặt ra những mục tiêu cụ thể Vì thế, ta cần thực hiện một số việc:

o Phân tích khả năng

Trước hết, hãy phân tích khả năng của bản thân cho từng môn học và từng kỹ năng, để đặt ra những mục tiêu phù hợp nhất Chẳng hạn, ta cần điểm 450 điểm Toeic để hoàn thành điều kiện tốt nghiệp đại học Vậy ta cần biết được khả năng hiện tại sẽ đạt bao nhiêu điểm, và những kỹ năng cần trau dồi thêm

o Phân tích thói quen và thời gian thực hiện

Sau khi phân tích khả năng học tập, ta cần tiếp tục phân tích thói quen cũng như thời gian thực hiện các công việc khác Bản thân là người sẽ học bài tốt vào buổi sáng hay buổi tối? Có thể học nhiều thứ cùng lúc, hay chỉ có khả năng tập trung vào một chủ đề hay một môn ở một thời điểm cụ thể? Cố gắng phân tích nó càng cụ thể càng tốt để có đủ dữ liệu lập bảng kế hoạch học tập hiệu quả

 Bước 2: Bắt đầu lập kế hoạch học tập cụ thể

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết của bước 1, ta sẽ cần thiết kế một bảng kế hoạch cá nhân cho việc học tập Ta có thể thực hiện trên giấy hoặc các ứng dụng của các thiết bị điện tử Về template hay những thành phần của bảng kế hoạch, mỗi người sẽ có những ý tưởng và thời gian hoàn thành khác nhau

Tuy nhiên nhìn chung, một bảng kế hoạch học tập hiệu quả sẽ bao gồm:

 Tên môn học/kỹ năng

Trang 9

 Mục tiêu của bản thân là gì?

 Thời gian hoàn thành mục tiêu đề ra

 Các nhiệm vụ nhỏ cần thực hiện, kèm theo thời gian của từng nhiệm vụ

 Ghi chú lại những điểm cần lưu ý, nhất là những việc nhỏ nhặt bạn hay quên

Một lời khuyên rằng nếu có thời gian, ta nên đầu tư thiết kế một kế hoạch học tập cá nhân thật đẹp và bắt mắt Ta có thể trang trí theo sở thích của mình, nó sẽ giúp bản thân được truyền cảm hứng và vui hơn khi xem

Tuy nhiên, nếu là người thích sự đơn giản, không muốn đầu tư quá nhiều vào hình thức của bảng kế hoạch Điều này vẫn ổn, ta chỉ cần trình bày các nội dung của kế hoạch gọn gàng và dễ hiểu

Nếu cảm thấy khó khăn trong việc sắp xếp và phân chia bố cục của bảng kế hoạch này, chỉ cần search trên các công cụ tìm kiếm, ta sẽ tìm được rất nhiều ý tưởng thực hiện và bản thân nên tham khảo nhiều template khác nhau

 Bước 3: Thực hiện, theo dõi và chỉnh sửa

Sau khi đã hoàn thành việc thiết kế bảng kế hoạch học tập, ta chỉ cần thực hiện và bám sát theo những nhiệm vụ đã đặt ra Trong thời gian áp dụng, nếu thấy nội dung nào chưa thật sự hợp lý, quá khả năng hoặc thời gian học tại tại trường thay đổi, ta nên điều chỉnh lại cho phù hợp Tuy nhiên, đừng thay đổi kế hoạch chỉ vì lười biếng và dành thời gian cho những thứ vô bổ

Ngoài ra, cũng đừng quên đánh giá tiến độ học tập và kết quả đạt được từ thời gian bắt đầu đến lúc hoàn thành mục tiêu Bởi đây chính

là cơ sở quan trọng để bản thân có thể thực hiện việc lập kế hoạch học tập tiếp theo hiệu quả hơn

3.2.2 Những điều bạn nên nhớ khi thực hiện bảng kế hoạch học tập

 Duy trì trách nhiệm của bản thân với bảng kế hoạch

Khi tạo ra một bảng kế hoạch học tập, ta nên thực hiện tốt những nhiệm vụ đã đạt ra và luôn theo dõi kết quả đạt được Và cải thiện bảng kế hoạch được tối ưu và phù hợp với bản thân hơn

 Cần có quyết tâm cao

Đây là yếu tố quan trọng và mang tính chất quyết định nhất liệu ta có thành công với bảng kế hoạch học đã vạch ra hay không Bởi lẽ, một bảng kế hoạch chỉ vẽ ra trên giấy mà không nhận được bất kỳ hành động nào từ chủ nhân của nó thì làm sao có thể đạt được mục tiêu Sự quyết tâm và tạo động lực cho chính mình sẽ giúp bản thân đạt được kết quả đề ra

Trang 10

 Dành thời gian giải tỏa đầu óc

Nếu lịch trình của bản thân bao gồm các buổi học kéo dài, hay là sinh viên đang cần làm thêm để có thêm thu nhập… Bên cạnh việc tuân thủ bảng kế hoạch học tập, hãy nhớ thường xuyên nghỉ giải lao để thư giãn Đồng thời có chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo được sức khỏe

và trí não Điều này sẽ giúp não của bạn luôn thoải mái và không cảm thấy quá tải dẫn đến stress

3.3 Một số phương pháp học tập

Có rất nhiều những phương pháp học tập hiệu quả và bổ ích mà chũng ta

có thể lựa chọn một phương pháp phù hợp cho bản thân Sau đây em xin liệt

kê một số phương pháp phổ biến:

3.3.1 Phương pháp A.S.P.I.R.E

Phương pháp A.S.P.I.R.E (J.R Hayes, 1989) là một phương pháp học tập hiệu quả, ứng dụng các kỹ năng cần thiết, bao gồm:

 A (Approach): Tiếp cận với vấn đề Sinh viên có thể sắp xếp một lịch học phù hợp nhất với năng lực bản thân, vì mỗi người có một giới hạn riêng Tránh để bị tác động bởi những yếu tố gây nhiễu như: tivi, máy tính, điện thoại, các cuộc hẹn…

 S (Select): Lựa chọn công cụ học tập Sinh viên không nên để quá nhiều sách vở hay tài liệu tham khảo trên bàn mà chỉ nên để những tài liệu mà bản thân có thể đọc xong trong một khoảng thời gian nhất định Tự tập cho mình thói quen đọc trước mục lục, những ghi chú và đặt câu hỏi trước khi đọc, việc này giúp ích trong quá trình tìm kiếm thông tin, tránh việc đọc mà không hiểu mình đang làm gì

 P (Put together): Tổng hợp Sinh viên tự đánh giá bản thân đã hiểu và ghi nhớ được tới đâu trong suốt quá trình học Học thuộc không phải là cách tốt nhất, sinh viên có thể sử dụng một cách tóm tắt mà mình thấy dễ nhớ nhất để lưu kiến thức một cách hiệu quả: vẽ sơ đồ tư duy, lập bảng so sánh, vẽ hình minh họa, sơ đồ…

 I (Inspect): Kiểm tra Kiểm tra những phần chưa hiểu và nghiên cứu sâu hơn về phần đó bằng cách xem những tài liệu khác hoặc hỏi ý kiến giáo viên hay người hướng dẫn Nếu có thể, sinh viên cũng nên hỏi những cá nhân hoặc nhóm người có kiến thức sâu rộng về vấn đề đang thắc mắc đó Nên nhớ: muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

 R (Reconsider): Xem xét lại Xem xét và so sánh lại những gì đã tiếp thu với các câu hỏi, các lời bình và những ứng dụng đang tìm kiếm Cố gắng biến đổi những kiến

Ngày đăng: 05/08/2024, 19:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w