1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường thpt quảng xương ii

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Quảng Xương II
Tác giả Vương Huy Giáp
Trường học Trường THPT Quảng Xương II
Chuyên ngành Giáo dục hướng nghiệp
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây xác định tầm quan trọngcủa GDHN cho HS phổ thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,Đảng và Nhà nước ta đ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II

SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

2 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 32.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 32.1.1 2.1.1 Khái niệm hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp 3

2.1.2 Tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp trong nhà

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

2.2.2 Kết quả giáo dục hướng nghiệp trong những năm qua

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 62.3.1 Giáo dục hướng nghiệp thông qua công tác tuyên

2.3.2 Giáo dục hướng nghiệp thông qua tích hợp, lồng ghép

2.3.3 Giáo dục hướng nghiệp thông qua các sân chơi, các

2.3.4 Giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động trải

Trang 3

GDPT Giáo dục phổ thông

Trang 4

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây xác định tầm quan trọngcủa GDHN cho HS phổ thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, những định hướngquan trọng về mặt quan điểm, mục tiêu và giải pháp đối với nhiệm vụ GDHN,đồng thời đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể giúp các địaphương, nhà trường phổ thông các cấp có cơ sở để triển khai hoạt động này một

cách có hiệu quả Nghị quyết số 29/NQ-TW đặt ra yêu cầu: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh… Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông

có chất lượng".

Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ xác định: "Triển khai phân luồng

và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông" Luật Giáo dục 2019 quy định: “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong

và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân

với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội

Nhằm triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về GDHN

và phân luồng HS phổ thông, ngày 14/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban

hành Quyết định số 522/QĐ-TTg Phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong GDPT giai đoạn 2018 – 2025” trong đó

xác định mục tiêu chung của công tác GDHN và định hướng phân luồng HS là:

“Tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế”.

Chương trình GDPT 2018 xác định: “Giáo dục hướng nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh,

từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội Giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông” Do vậy công tác hướng

nghiệp trong trường phổ thông có ý nghĩa vô cùng quan trọng và nhận được sựquan tâm của những người làm công tác giáo dục Vì thế ngành Giáo dục đã cónhững định hướng chiến lược để phát triển nghề nghiệp cho HS với sự gắn kếtgia đình, nhà trường và xã hội thông qua các hoạt động TNHN

Trang 5

Trường THPT Quảng Xương II là một trong bốn trường THPT công lậptrên địa bàn huyện Quảng Xương với bề dày lịch sử 57 năm xây dựng và trưởngthành Nhà trường đã đạt được nhiều thành tích rất đáng ghi nhận trong tất cảcác lĩnh vực hoạt động giáo dục Trường chúng tôi luôn xác định những nhiệm

vụ có tính chiến lược để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục, thực hiện tốtcác định hướng có tính chiến lược của ngành Bên cạnh những nhiệm vụ nângcao chất lượng giáo dục văn hóa, rèn luyện đạo đức cho HS thì công tác GDHNluôn được nhà trường coi là một trọng những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.Trong những năm qua nhà trường đã có những hoạt động thiết thực, cụ thể đểnâng cao chất lượng hoạt động GDHN và phân luồng HS cho cả 3 khối lớp10,11,12 Đặc biệt là đối với HS lớp 12 cuối cấp việc GDHN sẽ rất quan trọngkhi các em phải đưa ra quyết định lựa chọn con đường nghề nghiệp cho tươnglai gần Bản thân tôi là một GV đã nhiều năm công tác trong ngành giáo dục,nhiều năm công tác ở THPT Quảng Xương II (20 năm), nhiều năm làm công tácchủ nhiệm và giảng dạy 3 khối 10,11,12 mong muốn chia sẻ một số kinh nghiệm

về công tác GDHN qua đề tài “Một số phương pháp nâng cao hiệu quả giáo

dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Quảng Xương II”

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Đề tài nhằm mục đích đưa ra một số phương pháp nâng cao chất lượng GDHNcho HS để các em có định hướng nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai Từ đó tạonên một lực lượng lao động có chất lượng cho sự phát triển bền vững của xã hội

- Với kiến thức đề tài này, tôi mong muốn giúp bản thân và đồng nghiệp, HStham khảo, vận dụng để nâng cao chất lượng dạy học hướng nghiệp trong nhàtrường trước yêu cầu mới của ngành Giáo dục nước nhà vốn đang thực hiệnchương trình GDPT 2018

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Các kiến thức về “Phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Quảng Xương II”, các kinh nghiệm giúp GV dạy tốt

nội dung này trong công tác GDHN

- Kiến thức đề tài này áp dụng cho GV THPT làm công tác giảng dạy bộ môn và

GV làm công tác chủ nhiệp lớp khi tiến hành hướng nghiệp cho HS

- Chương trình giáo dục hướng nghiệp THPT

- Chương trình GDHN trường THPT Quảng Xương II

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích thực tiễn

- Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết, Chỉ thị của Đảng các cấp về Giáo dục vàĐào tạo

- Nghiên cứu về Chương trình GDPT 2018

- Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác GDHN trong nhàtrường

Trang 6

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Khái niệm hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp

* Khái niệm hướng nghiệp

Theo lối mòn suy nghĩ, lâu nay chúng ta thường hiểu hướng nghiệp là sựlựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợpvới mình, tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong

số rất nhiều các hoạt động của hướng nghiệp Thuật ngữ hướng nghiệp (careermentoring) nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như:đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lý nghề nghiệp (careermanagement), phát triển nghề nghiệp (career development) Trong đó lựa chọnnghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗingười Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn học

ở bậc phổ thông, qua quá trình trau dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm đượcnơi lao động phù hợp Theo đó, khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghềnghiệp vững vàng phù hợp, họ sẽ có nhiều cơ hội để có một nghề nghiệp ổnđịnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân Ở một góc độ khác, hướng nghiệp

có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ cónăng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự pháttriển về kinh tế xã hội

Như vậy hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp giúp HS chọn nghềphù hợp với năng lực, sở trường và điều kiện tâm lí cá nhân , nhằm mục đíchphân bố hợp lí và sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng lao động dự trữ sẵn có củađất nước

* Khái niệm về giáo dục định hướng nghề nghiệp

Hiểu như thế nào là giáo dục định hướng nghề nghiệp? Định hướng nghềnghiệp là việc thông tin cho HS biết về đặc điểm hoạt động và yêu cầu về pháttriển của các ngành nghề trong xã hội, đặc biệt là với nghề đang cần nhiều laođộng trẻ có văn hóa, có trình độ Đồng thời cũng thông tin cho HS về những yêucầu của mỗi nghề, về tình hình phân công, yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộngđồng dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo của nhà nước, tập thể và tư nhân.Mục tiêu của hoạt động GDHN là phát triển và bồi dưỡng phẩm chất nhâncách nghề nghiệp cho HS giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, hiểu

xu hướng phát triển nghề trong xã hội Thông qua GDHN, GV giúp HS điềuchỉnh động cơ học nghề, trên cơ sở đó các em xác định được hướng đi vào việcsản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực vì vậy GDHN ở trường phổ thôngphải làm các công việc sau:

- Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp ở trườngTHPT vì giáo dục lao động nhằm hình thành mục đích, quan điểm, thái độ đúngđắn với lao động, có tri thức lao động, có kĩ năng nghề nhất định ở HS chuẩn bịtâm thế cho thế hệ trẻ là những công dân tương lai sẵn sàng hội nhập với sự đadạng việc làm Đây chính là nền tảng để nhà trường làm tốt công tác hướngnghiệp Lao động là cầu nối định hướng nghề với việc tham gia học nghề, giữa líthuyết và thực hành

Trang 7

- GDHN giúp HS có sự hiểu biết khái quát về sự phân công xã hội, cơ cấukinh tế quốc dân.

- GDHN giúp tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng

HS để khuyến khích, hướng dẫn, và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợpnhất

- GDHN hướng dẫn động viên HS đi vào những ngành nghề mà các địaphương đang cần phát triển

2.1.2 Tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THPT

Đối với mỗi nhà trường THPT, bên cạnh nhiệm vụ trang bị kiến thức vănhóa, rèn kĩ năng, giáo dục đạo đức, nhân cách thì việc hướng nghiệp đúng đắnkhông những có ý nghĩa quan trọng với mỗi HS, mỗi gia đình mà còn góp phầntích cực vào sự phát triển của xã hội Một người có chuyên môn nghề nghiệp ổnđịnh, vững vàng, chất lượng cuộc sống của cá nhân đó sẽ được nâng cao hơn.Việc hướng nghiệp hiệu quả cũng giúp đào tạo nguồn nhân lực có năng lực nghềnghiệp tốt, qua đó giúp tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội

Cụ thể, với mỗi cá nhân HS, việc hướng nghiệp sẽ giúp hiểu biết hơn vềcác khối ngành, các ngành nghề trong xã hội Qua đó, HS có thể cân nhắc kĩcàng, chọn lựa được ngành nghề phù hợp với cả bản thân và nhu cầu của xã hội.Hướng nghiệp cũng góp phần vào việc hình thành nhân cách nghề nghiệp cho

HS và tạo tâm lí ổn định, vững vàng cho các em trước khi bắt đầu bước vào môitrường đào tạo mới Qua hướng nghiệp, người học cũng có thái độ và nhìn nhậnđúng đắn hơn về lao động Với xã hội, hướng nghiệp cũng có vai trò đặc biệtquan trọng Khi bạn chọn nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp giảm bớt lãng phínguồn nhân lực và chi phí đào tạo do chuyển đổi ngành nghề Sẽ rất lãng phíthời gian và tiền bạc, công sức nếu như chúng ta chọn sai nghề nghiệp Vậy nênvấn đề hướng nghiệp, chọn nghề luôn được phụ huynh và HS quan tâm Hướngnghiệp góp phần phân bổ hợp lí về nguồn lao động, giảm sự thay đổi trong cácngành nghề Điều này cũng giúp làm giảm tỉ lệ thất nghiệp và giảm bớt tệ nạn xãhội

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Đặc điểm tình hình của nhà trường

Năm học 2023-2024 trường THPT Quảng Xương II có 30 lớp (mỗi khối 10lớp) với tổng số 1231 HS Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm về mọi mặtcủa ngành GD, của các cấp chính quyền, các ban ngành và Hội Cha mẹ HS Với đội ngũ GV đoàn kết, có nhiều kinh nghiệm, luôn có tinh thần xây dựng nênnhà trường ngày càng vững mạnh về mọi mặt Trường đóng trên địa bàn nôngthôn, HS phần lớn là con em nông dân, đa số chăm ngoan, có ý thức trong họctập và rèn luyện Chất lượng giáo dục của nhà trường nhiều năm qua luôn đượcduy trì ổn định và bền vững

Bên cạnh những thuận lợi như trên, nhà trường còn gặp phải một số khókhăn nhất định như cơ sở vật chất một phần còn thiếu hoặc chưa đồng bộ khiếnviệc triển khai các hoạt động ngoài giờ lên lớp gặp một số trở ngại Hoàn cảnhkinh tế của một bộ phận gia đình HS chưa tốt, các em chủ yếu là con gia đìnhnông nghiệp hoặc lao động tự do Tuy nhiên, trong những năm qua nhà trường

Trang 8

đã nâng cao chất lượng GDHN bằng nhiều hình thức như hướng nghiệp thôngqua các môn khoa học cơ bản, hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa, tưvấn hướng nghiệp… Song dù bằng hình thức nào cũng đều hướng tới mục đíchchung là hình thành sự hứng thú, khuynh hướng và năng lực nghề nghiệp cho

HS Trên cơ sở đó mà thực hiện kế hoạch, định hướng phân luồng HS ngay tạibậc học THPT Có thể nói, hướng nghiệp để phân luồng HS sau trung học làchìa khóa quan trọng đưa nước ta ngày càng phát triển vững mạnh Đó là mụctiêu của nhà trường hướng tới

2.2.2 Kết quả giáo dục hướng nghiệp trong những năm qua của nhà trường.

Trường THPT Quảng Xương II chúng tôi luôn xác định rõ mục tiêu đổi

mới GDPT là kết hợp “dạy chữ, dạy người” và định hướng nghề nghiệp góp

phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục pháttriển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huytốt nhất tiềm năng của mỗi HS Vì vậy, trong những năm qua nhà trường đã rấtquan tâm công tác GDHN đối với tất cả các lớp, các khối thông qua các hoạtđộng trải nghiệm thực tiễn, hoạt động ngoại khóa, qua sản xuất, lao động cùnggia đình… Chính những điều này đã giúp các em có những kiến thức, kĩ năngtốt hơn trong lựa chọn nghề nghiệp Một số HS đã có ý chí vươn lên, có nhữnglựa chọn cho nghề nghiệp tương lai của bản thân, hiểu được lợi thế cũng như áplực nghề nghiệp mà mình đang lựa chọn Trách nhiệm của nhà trường, của tập

thể sư phạm nói chung và GVCN lớp nói riêng luôn “là cha là mẹ” trong công

tác GDHN không chỉ dừng lại ở mức nâng cao nhận thức và sự hiểu biết kĩ càng

về nghề mà còn là quá trình xác lập những điều kiện kiến thức để các em có thểđáp ứng được các yếu tố như hoàn cảnh kinh tế gia đình, nguyện vọng sở thíchcủa bản thân, và xu hướng của xã hội trong tương lai Nhiều em vẫn còn quan

niệm “Vào đại học là con đường lập thân duy nhất” Chính bởi vậy thầy cô giáo

phải định hướng, phải chứng minh cho các em thấy được trên thế giới đã cónhiều người thành công mà không sở hữu tấm bằng đại học nào như: HenryFord, Bill Gates, Steven Spielberg, Mark Zuckerberg Các em vẫn hoàn toàn cóthể thành công bằng việc đi theo những con đường khác nhau, miễn là các em cóđam mê, có sự cố gắng và nỗ lực hết mình Có như thế mới khắc phục được tình

trạng “thừa thầy thiếu thợ” trong hoàn cảnh xã hội hiện nay Trong những năm

qua công tác GDHN của trường chúng tôi đã thu được kết quả rất khả quan

Ví như, năm học 2021-2022 có 231/458 (50,43%) HS lựa chọn xét tuyển

và trúng tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, số còn lại chọn đihọc nghề Năm học 2022-2023 có 230/465 (49,46%) HS lựa chọn xét tuyển vàtrúng tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, số còn lại chọn đi họcnghề Năm học 2023-2024 tại thời điểm sáng kiến này hoàn thành kì thi TN

2024 chưa diễn ra nhưng theo thông tin bộ phận văn phòng nhà trường cung cấpthì con số đăng kí nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp cũngkhông cao hơn 2 năm trước

Từ kết quả trên chúng ta thấy công tác GDHN của nhà trường đã có nhiềuchuyển biến tích cực

Trang 9

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Giáo dục hướng nghiệp thông qua công tác tuyên truyền

cơ sở GDPT, cha mẹ HS và HS cũng như các tầng lớp nhân dân về chủ trươngGDHN và định hướng phân luồng HS trong GDPT Các địa phương cần đưanhiệm vụ GDHN và định hướng phân luồng HS phổ thông vào chủ trương, kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội GDHN và định hướng phân luồng HS phổthông trên hệ thống thông tin quản lí nhằm cung cấp dữ liệu chính xác về nghềnghiệp, thị trường lao động; mô tả ngành nghề và thông tin tuyển dụng, sử dụnglao động của từng ngành nghề, phù hợp với từng vùng miền, khu vực, kết nốigiữa các trường phổ thông với cơ quan dự báo nhu cầu nhân lực, tổ chức hộinghề nghiệp, hội doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghềnghiệp và các doanh nghiệp

Bản thân tôi rất tâm đắc với 7 bước hướng nghiệp cho học sinh THPT chọnđúng ngành nghề và đã vận dụng vào công tác hướng nghiệp cho HS như sau:Bước 1: Thầy cô, gia đình định hướng để giúp HS hiểu bản thân mình

Bước 2: Xác định thế mạnh và sở thích, đam mê của bản thân

Bước 3: Xác định tính cách, năng lực, điều kiện bản thân, gia đình có phù hợpvới ngành nghề không

Bước 4: Tìm hiểu nhu cầu thị trường, về ngành nghề mình sẽ chọn

Bước 5: Xây dựng hồ sơ học tập nổi bật, đáp ứng yêu cầu của trường/ngànhnghề ứng tuyển

Bước 6: Tự trải nghiệm hoặc làm một số việc liên quan đến ngành nghề mìnhchọn

Bước 7: Chuẩn bị sẵn phương án 2 khi sự lựa chọn nghề không theo ý muốn

- Cách thức tiến hành:

+ Tổ chức quán triệt các nghị quyết của Đảng về mục tiêu đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao cho xã hội, về giáo dục kĩ thuật tổng hợp - hướngnghiệp - dạy nghề phổ thông ngay từ đầu năm học thông qua các tiết chào cờ,các buổi họp phụ huynh HS, các tiết sinh hoạt đầu giờ, đầu tuần Thông quahoạt động của các câu lạc bộ: Câu lạc bộ âm nhạc; Câu lạc bộ văn học; Câu lạc

bộ nhảy hiện đại; Câu lạc bộ múa để nâng cao sự hiểu biết và phát huy năngkhiếu nghề nghiệp của HS

+ Tuyên truyền cho cán bộ quản lí, GV, HS và các lực lượng khác về tầmquan trọng của hoạt động GDHN GV và cán bộ phụ trách công tác hướngnghiệp phải làm cho mọi người nhận thức rõ bản chất của hoạt động này, làmcho họ hiểu rõ, hướng nghiệp không phải chỉ là nhiệm vụ của những người cótrách nhiệm mà là nhiệm vụ chung của tất cả GV trong nhà trường Dù ở mọi

Trang 10

cương vị khác nhau, người GV đều có thể tận dụng thời gian, điều kiện, sự hiểubiết của mình để giúp đỡ HS và làm tốt công tác hướng nghiệp Trong các giờsinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khóa, cần lồng ghép các nội dung tuyên truyền để

HS thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề, tạo động lực cũng như

cơ hội cho các em tham gia vào các hình thức hướng nghiệp một cách tựnguyện

+ Đặc biệt tuyên truyền đến cha mẹ HS để tạo điều kiện cho con lựa chọnnghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở trường Phụ huynh và bảnthân HS là những người quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn nghề nên nhậnthức của họ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của quá trình hướng nghiệp.Thông qua các buổi họp Ban đại diện Hội Cha mẹ HS, các phương tiện thông tinđại chúng, cần làm cho phụ huynh HS nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc hướngnghiệp đối với sự thành đạt trong tương lai của con em mình Đặc biệt, trong cơchế thị trường hiện nay, khi nhận thức của không ít người còn lệch lạc, không có

sự hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, dẫn đến không tư vấn được cho con trong

quá trình chọn nghề dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” phải tư vấn để cha

mẹ HS xóa dần tư tưởng “phải vào đại học” Bên cạnh đó cũng xóa bỏ tư tưởng

của phụ huynh cho con học nghề phổ thông chỉ để có điểm cộng vào kết quả thitốt nghiệp mà không cho đó là con đường hướng nghiệp cần thiết cho con emmình

(Chào cờ đầu tuần VNPT phối hợp với Ngân hàng Bản Việt Thanh Hóa hướng nghiệp ngành Bưu chính viễn thông; ngành Tài chính-Ngân hàng, đồng thời tặng quà HS và nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học)

2.3.2 Giáo dục hướng nghiệp thông qua tích hợp, lồng ghép nội dung trong các môn học

- Mục đích của phương pháp:

Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học, trong đó GV tổ chức, hướngdẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khácnhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống Thông qua đó hình thành

và phát triển ở HS những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những nănglực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễncuộc sống Thông qua dạy học tích hợp, HS có thể vận dụng kiến thức để giảiquyết các nhiệm vụ học tập hoặc có thể vận dụng để giải quyết những tìnhhuống có ý nghĩa trong cuộc sống Do vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt độngGDHN, cùng với việc hình thành các định hướng, biện pháp nhằm tích hợpGDHN vào môn học là rất cần thiết Tùy theo đặc điểm môn học, nội dung từngbài, từng chủ đề môn học mà GV có thể tích hợp ở các mức độ khác nhau nhưmức độ liên hệ, mức độ bộ phận hay mức độ toàn phần để nâng cao hiệu quảGDHN cho HS được lồng ghép trong từng môn học và trong từng tiết học, cảtrong toàn bộ chương trình học

- Cách tổ chức thực hiện:

Trang 11

+ Đầu tiên cần tham mưu cho nhà trường chỉ đạo GV tích hợp, lồng ghépnội dung GDHN thông qua các hình thức dạy học theo đặc trưng bộ môn Mỗimôn sẽ có một thế mạnh nhất định để tiến hành trong quá trình thực hiện kếhoạch bài dạy với những mục tiêu riêng Môn học nào cũng có khả năng hướngnghiệp, điều quan trọng là GV phải biết kết nối những nội dung giảng dạy vớimột số ngành nghề cụ thể giúp HS có cái nhìn tổng quát về nghề, ươm mầmđam mê nghề nghiệp cho bản thân Quá trình giảng dạy các môn GV sẽ pháthiện và bồi dưỡng năng khiếu, từ đó có thể định hướng cho HS những lờikhuyên chọn nghề Chẳng hạn, lợi thế thông qua môn học Địa lí HS sẽ tìm hiểu,phân tích nguồn lực, cơ cấu lao động và trình bày nhu cầu nhân lực của ViệtNam… Thông qua môn Tin học rèn luyện năng lực sử dụng và quản lí cácphương tiện, công cụ và các hệ thống tự động hóa của CNTT và truyền thông.Năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh

tế tri thức Năng lực học tập và tự học tập với sự hỗ trợ của các hệ thống ứngdụng CNTT và truyền thông… Đối với môn Ngữ văn thế mạnh là GV có thểvun đắp cho các em tình yêu lao động, thái độ ứng xử trong công việc thông qua

kế hoạch triển khai trong từng bài dạy

(HS lớp 12A7 trường THPT Quảng Xương II TNHN nghề Sư phạm làm một GV đứng trên bục giảng trong một giờ dạy)

+ Sau đó GVCN phải có vai trò chủ trì phối hợp với GV bộ môn và GVhướng nghiệp lựa chọn chủ đề, vấn đề và xác định nội dung dạy học trongGDHN để chuyển tải chủ đề và nội dung này, cần sử dụng phương pháp dạy họctrải nghiệm hoặc phương pháp dạy học giải quyết vấn đề thông qua các hìnhthức GDHN môn học

+ Tiếp đến GVCN chủ trì lựa chọn chủ đề hướng nghiệp, cho HS làm quenvới nghề nghiệp theo chương trình hướng nghiệp tổng quát GV bộ môn cungcấp cho HS những hiểu biết, ý nghĩa của kiến thức các môn học liên quan tớinghề nghiệp trong thực tế

+ Sau cùng GV hướng nghiệp định hướng học tập trải nghiệm cho HS vàliên hệ với các doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh để giúp HS thamquan Qua đó cho HS làm quen với các nghề cơ bản tại các doanh nghiệp và cơ

sở sản xuất kinh doanh, từ đó tiến hành tư vấn nghề cho các em

(HS 11B7 THPT Quảng Xương II trải nghiệm tìm hiểu kinh doanh dịch vụ đồ uống – ngành nghề kinh doanh thương mại)

2.3.3 Giáo dục hướng nghiệp thông qua các sân chơi, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Mục đích của phương pháp:

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong các bộ phận của quá trình giáodục ở nhà trường THPT Đó là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoàigiờ học các môn văn hóa ở trên lớp Hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối,

bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp Là con đường gắn lí thuyết với thựctiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w