Chương 2 phương pháp học tập hiệu quả ở bậc đại học

42 1 0
Chương 2  phương pháp học tập hiệu quả ở bậc đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ Ở BẬC ĐẠI HỌC GIỚI THIỆU Mục tiêu quan trọng của mỗi sinh viên là trong giờ lên lớp học phải tiếp thu được kiến thức một cách hiệu quả nhất. Điều này được thực hiện như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân mỗi sinh viên, phong cách, tính khí và thế mạnh của sinh viên đó. Chương này trình bày các phương pháp đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giúp sinh viên thành công trong học tập. Hầu hết sinh viên thường không muốn thử thách và đối mặt với những điều mới. Sinh viên có thể đã rất thành công ở trường trung học phổ thông với các phương pháp học tập của mình và tự hỏi lý do tại sao cần phải phát triển các phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật khác nữa. Câu trả lời là môi trường học tập của sinh viên đã thay đổi. Học ở đại học rất khác với thời trung học. Các môn học được cấu trúc khác nhau và đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều hơn, không chỉ trên lớp học mà còn ở nhà. Thay đổi thói quen học tập theo hướng tích cực là một chìa khóa dẫn đến thành công trong việc học tập và nghiên cứu khoa học. Học cách thích ứng để đáp ứng những thách thức mới là một kỹ năng sẽ phục vụ sinh viên tốt hơn, không chỉ ở trường đại học mà còn đối với cuộc sống. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Giúp cho sinh viên: Nhận thức được các đặc điểm học tập ở đại học và các phương pháp học tập hiệu quả. Lập kế hoạch và thực hành các phương pháp học tập và tự tạo động lực học tập hiệu quả. Tin tưởng và tích cực học tập hiệu quả. 2.1. HỌC TẬP Ở BẬC ĐẠI HỌC 2.1.1. Bối cảnh và những thách thức đối với sinh viên Việt Nam Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, giao thương kinh tế với nhiều nước trên thế giới; công nghệ, khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng cao, đặc biệt là công nghệ thông tin. Vì vậy, có rất nhiều kiến thức và kỹ năng mà con người cần phải tiếp thu để có thể sống và làm việc tốt trong môi trường năng động này. Bên cạnh đó, quá trình phân công lao động, cơ cấu và thị trường lao động đang biến động rất lớn. Vì thế, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cũng đang thay đổi sao cho phù hợp với thị trường lao động. 2.1.2. Những quan niệm mới về học tập ở đại học Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc đại học vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông. Vì vậy, sinh viên cần có phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu được hết khối lượng kiến thức đồ sộ đó. Bước vào đại học, không ít các tân sinh viên bỡ ngỡ vì cách học, cách dạy mới. Sinh viên được coi là những con người đã trưởng thành, việc học và dạy ở đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân. Do đó, năng lực cơ bản của người được đào tạo ở trình độ đại học là: Sáng tạo; Thích nghi, đáp ứng với những biến động và sự thay đổi của hoàn cảnh; Làm việc tập thể, đồng đội, nhóm; Tự học, tự rèn luyện, tự đánh giá để chủ động tự phát triển; Học tập suốt đời trong một xã hội học tập. 2.1.3. Bốn trụ cột của học tập đại học Với các thách thức và các quan niệm mới về học tập, tổ chức Giáo dục và Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã xác định bốn trụ cột của học tập đại học như sau: Học để biết (Learning to know). Học để làm (Learning to do). Học để làm người, để tồn tại (Learning to be). Học để chung sống, hoà nhập (Learning to live together). 2.1.4. Mười sáu khó khăn thường gặp của sinh viên trên thế giới Nhiều sinh viên cho rằng có rất nhiều khó khăn khiến họ thất bại trong việc học và họ nghĩ những sinh viên giỏi không bao giờ gặp phải những vấn đề như thế. Một kết quả nghiên cứu cho tháy một sự thật, hầu hết tất cả học sinh, sinh viên ở các nước trên thế giới đều có chung 16 vấn đề khó khăn phổ biến sau đây: Trí nhớ kém; Thích trì hoãn công việc; Lười biếng; Nghiện trò chơi điện tử, xem ti vi, internet; Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng; Dễ dàng bị xao lãng; Khả năng tập trung kém; Ngủ gật trong lớp; Sợ thi cử; Hay phạm lỗi do bất cẩn; Chịu áp lực từ gia đình; Có quá nhiều thứ để học và quá ít thời gian; Thiếu kiên trì, dễ dàng bỏ cuộc; Thầy cô dạy không lôi cuốn; Không có hứng thú đối với môn học. 2.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên Trong giai đoạn chuyển tiếp, sinh viên năm thứ nhất thường mang theo một số đặc tính và quan niệm có thể tác động đến việc học tập. Một sổ đặc tính và quan niệm điển hình đó là: Tập quán thụ động của hầu hết sinh viên: sinh viên Việt Nam thường thụ động. So sánh với sinh viên các nước, sinh viên Việt Nam thua họ ở sự chủ động, tích cực, năng động. Hầu hết sinh viên chưa có khả năng tự học tốt: khả năng tự học tốt quyết định việc tiếp thu kiến thức bền chắc, sâu sắc nhất. Phải đúc kết, rèn luyện, tìm ra phương pháp tự học tốt nhất cho mình. Kỹ năng làm việc nhóm yếu: kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng đứng hàng đầu trong 20 kỹ năng quan trọng nhất, cần thiết nhất, mà người kỹ sư, cử nhân mới ra trường cần có để làm việc. Do nhiều nguyên nhân khác nhau về kinh tế, văn hoá, tập quán xã hội, sinh viên Việt Nam ít có khả năng làm việc nhóm. Tiêu cực, thiếu trung thực trong mọi công việc và học tập. Sự bận tâm về việc làm thêm, kiếm sống. Ngại khó, ngại khổ và thái độ trung bình chủ nghĩa. Ngoài ra, xã hội hiện nay còn coi trọng bằng cấp hơn là thực học, coi trọng thầy hơn thợ, coi trọng danh vị hơn thực tài. Do đó, người học thường chỉ học để đi thi lấy điểm, lấy bằng cấp, mà ít chú trọng tích lũy kiến thức, nhất là không có thói quen quan sát tìm hiểu, đánh giá, học hỏi, vận dụng kiến thức kinh nghiệm thực tiễn. 2.1.6. Một số đặc điểm khác biệt giữa học ở đại học so với học ở phổ thông Sinh viên nên hiểu rằng môi trường học tập cũng như sinh hoạt ở đại học không còn giống như ở phổ thông nữa. Sinh viên cần hiểu và thích ứng với những khác biệt để sớm thích nghi và học tập hiệu quả. Khối lượng kiến thức ở bậc đại học rất đồ sộ, có rất nhiều môn học, mỗi môn là một ngành khoa học, một lĩnh vực kiến thức hoàn chinh. Khi học đại học, ngoài những môn học bắt buộc, bạn có thể lựa chọn một số môn học mà thậm chí bạn chưa nghe đến trước đó. Tuy nhiên, hãy khám phá những điều chưa biết qua các môn học mới và tận dụng những bài học thực hành, chúng sẽ rất có ích cho cuộc sống sau này của mỗi người. Ở đại học, có nhiều hoạt động học tập mà ở bậc phổ thông sinh viên còn xa lạ như: nghe giảng, thảo luận, làm bài tập, làm thí nghiệm, thực hành, làm đồ án, thuyết trinh, nghiên cứu khoa học, ...Có nhiều nguồn thông tin, tài liệu cần phải tham khảo. Trước hết, sinh viên nên tìm nguồn tài liệu, giáo trình theo sự hướng dẫn của thầy cô, rồi sắp xếp tài liệu theo thứ tự ưu tiên. Ngoài ra, sinh viên nên tìm hiểu thêm kiến thức từ Internet, sách báo, tạp chí,... Chất lượng học tập phụ thuộc vào năng lực, cảm xúc, phương pháp, thái độ học tập và sự nỗ lực của từng cá nhân. 2.1.7. Học tập theo hệ thống tín chỉ Tín chỉ là đại lượng đo khối lượng học tập trung bình của người học, tức là toàn bộ thời gian mà một người học bình thường phải sử dụng để học tập. Bao gồm: Thời gian học tập trung trên lớp. Thời gian học trong phòng thí nghiệm, thực hành, thời gian làm việc dưới sự hướng dẫn của giảng viên hoặc làm các phần việc khác đã được quy định ở đề cương môn học. Thời gian tự học, nghiên cứu, chuẩn bị bài,... Phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ bắt nguồn từ hai triết lý đối lập tồn tại song song: triết lý lấy người dạy làm trung tâm vầ triết lý lấy người học làm trung tâm. Phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ theo triết lý: lấy người học làm trung tâm, giúp người học có thói quen tự học, tự khám phá, lập thói quen tự giải quyết vấn đề, chủ động thời gian, tự chọn thời khóa biểu và chương trình học. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hầu như môn học nào cũng bao gồm ít nhất hai trong ba hình thức tổ chức giảng dạy: Bài giảng của giáo viên. Thực tập, thực hành, làm bài tập, tiểu luận, thảo luận, làm việc theo nhóm. Tự hoc, tự nghiên cứu. Đặc điểm khác biệt của dạy theo học chế tín chỉ so với kiểu dạy truyền thống: Dạy học bằng chính những hoạt động học tập của người học. Dạy học thông qua việc phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học. Dạy học thông qua việc đánh giá và tự đánh giá của người dạy và người học. Ở phương thức đào tạo truyền thống, người dạy có hai vai trò: Vai trò thầy: là nguồn kiến thức duy nhất, đầy đủ và toàn vẹn. Vai trò thống trị độc quyền: là người có toàn quyền quyết định về nội dung, phương pháp dạy, khối lượng và thòi lượng môn học mà người học phải hoàn toàn phục tùng. Trong học chế tín chỉ, người dạy có thêm ba vai trò: Cố vấn cho quá trình học tập của sinh viên. Tham gia vào quá trình dạy học. Cũng là người học và là nhà nghiên cứu. Vai trò của người học: Trong phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ, người học phải được tạo điều kiện để thực sự trở thành người quyết định và là người thương lượng đối với chính mình, đối với mục tiêu học tập, đối với các thành viên trong nhóm, lớp và đối với người dạy. 2.1.8. Học tập chủ động Nếu học tập không có khoa học thì năng suất học tập thấp, kiến thức tiếp thu không vững chắc và khó ứng dụng kiến thức trong thực tế. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập, sinh viên phải học có phương pháp trong tất cả các khâu: nghe giảng, ghi chép, làm bài và chú tâm tự học. Trong lớp học, sinh viên chú tâm nghe giảng thì hiệu suất tiếp thu kiến thức được truyền đạt đạt tới 50%. Trong đời sống hàng ngày, quá trình thông tin chiếm tới hai phần ba thời gian hoạt động của con người, trong đó viết chỉ chiếm 9%, đọc 16%, nói 30% và nghe 45%. Hiện nay, nhiều sinh viên nghe giảng một cách không khoa học còn phổ biến. Người nghe, hoặc cặm cụi ghi chép mà không hiểu người giảng nói gì, hoặc không suy nghĩ về bài giảng, hoặc nghĩ đến việc khác. Kết quả là sau đó, đầu óc người nghe không có ý niệm rõ ràng về bài giảng. Đây quả là sự lăng phí lớn về thời gian và sức lực của cả người giảng lẫn người nghe. Không ai có thể tự tin vào trí nhớ của mình mà không cần ghi chép. Khi một ý niệm được trực tiếp ghi trên giấy là hình ảnh của ý niệm này được đậm nét thêm trong trí não. Có ghi chép bài, kiến thức càng dễ được tiếp thu và nhớ lâu. Nhiều sinh viên thích ghi chép nhưng ghi chép không đúng cách, không khoa học. Cách ghi như vậy chỉ làm mệt nhọc cho cơ thể và trí não một cách vô ích. Học đi đôi với thực hành, lý thuyết cần gắn với thực hành. Học không chỉ là lưu trữ kiến thức rồi để đó, mà chỉ có thực hành, làm bài nhiều thì mới có thể nhớ kỹ, nhớ lâu. Ở bậc học cao hơn, thực hành, thực tập là hình thức học tập không thể thiếu ở các trường, nhất là ở trường đại học. Thực tập có thể tiến hành ở phòng thí nghiệm, trên thực địa, hay ở các cơ sở nghiên cứu, sản xuất... với mục đích rèn luyện các thao tác kỹ thuật nhằm củng cố, kiểm tra kiến thức lý thuyết đã học và để tập dượt ứng dụng kiến thức khoa học trong thực tế. Sinh viên cần rèn luyện khả năng tự học bởi không thể chỉ học thuộc các công thức, quy luật, nguyên lý nêu trong tài liệu, mà phải tự tìm hiểu sâu thêm về những điều đã học. Phải tập luyện kết hợp ba khả năng: nghe, xem và ghi. Trí nhớ âm thanh sẽ được kết họp với trí nhớ hình ảnh, ấn tượng của kiến thức dễ ăn sâu vào trong vỏ não. Thoạt đầu, hai loại trí nhớ này hoạt động tách rời, chú ý nghe thì quên ghi hoặc ngược lại. Nhưng chỉ sau một thời gian chú tâm tập luyện, ai cũng có thể kết hợp các khả năng này. Việc tự học đòi hỏi sinh viên phải rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và khả năng tập trung chú ý. Sinh viên cũng rèn luyện sự chú tâm học với những môn không thích, rèn luyện nghị lực, sự chủ động tập trung khi cần thiết. Đây là khả năng quý giá giúp các sinh viên thành công, không chỉ trong học tập mà còn trong tất cả mọi việc. Một trong những nguyên nhân khiến hầu hết sinh viên gặp khó khăn trong học tập và làm việc là do thiếu tập trung. Sự hứng thứ và sự tập trung luôn đi cùng với nhau. Sự hứng thú giúp dễ dàng tập trung, còn sự tập trung tốt sẽ giúp có thêm hứng thú, chúng sẽ nâng cao năng suất học tập và làm việc cho mỗi cá nhân. Vì vậy các sinh viên cần rèn luyện khả năng này để có thể tiếp thu được kiến thức một cách hiệu quả. 2.1.9. Học tập theo tiếp cận CDIO CDIO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Conceive – Design – Implement – Operate, nghĩa là: Hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành. CDIO là một đề xướng của các khối ngành kỹ thuật thuộc ĐH Kỹ thuật Massachusetts, Mỹ, phối hợp với các trường đại học Thụy Điển. Đây là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học. CDIO được xây dựng một cách hợp lý, logic và về phương pháp tổng thể mang tính chung hóa có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành kỹ sư (với những sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết), trong đó có khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Tầm nhìn của CDIO hướng tới việc: Tích hợp các kỹ năng nghề nghiệp như làm việc nhóm và giao tiếp; Đề cao việc học tập tích cực và qua trải nghiệm; Liên tục cải tiến thông qua quy trình đảm bảo chất lượng với mục tiêu cao; Làm phong phú khóa học với các dự án do sinh viên tự thiết kế – xây dựng và kiểm thử. Có thể hiểu, cách tiếp cận CDIO hướng tới đào tạo sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực tiễn (năng lực CDIO) và có ý thức trách nhiệm với xã hội. Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO sẽ đem lại các lợi ích sau: Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực; Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi; Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ; Cách tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học lên một tầm cao mới. Cho đến nay mạng lưới các trường đại học áp dụng CDIO trên thế giới đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là ở Mỹ. Tính đến mốc thời điểm này, đã có tới hơn 140 trường trên thế giới áp dụng CDIO. Ở châu Á, Singapore là nước đầu tiên triển khai CDIO. Quốc gia này đã áp dụng thành công tại 5 trường và 15 chuyên ngành (diplomas) từ năm 2007. Năm 2010, Singapore được tổ chức IchemE (S’pore) trao tặng giải thưởng Đào tạo xuất sắc các môn kỹ thuật hóa học (Excellence in Education and Training in Chemical Engineering) nhờ thành tích áp dụng quy trình CDIO. Hiện nay, ở Việt nam mới có 04 trường đại học là thành viên của tổ chức CDIO, đó là Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Duy Tân, Đại học Đà Lạt, Đại học FPT. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ 2.2.1. Để học tập hiệu quả Học nhanh hay học chậm ở cùng một bộ não chỉ khác nhau ở cách học. Vấn đề chỉ là ở phương pháp. Phương pháp khác nhau mang lại kết quả khác nhau. Một số sinh viên học chỉ với: Hai bước: Họ xem qua sách và các ghi chú (bước 1) rồi đi thi (bước 2). Những sinh viên này luôn nằm ở ranh giới giữa đậu và trượt. Hoặc là họ thi trượt hoặc là họ đậu ở ngưỡng thấp nhất. Ba bước: Họ xem qua sách và các ghi chú (bước 1), cố gắng nhớ bài (bước 2) rồi đi thi (bước 3). Những sinh viên này thường đạt kết quả trung bình. Bốn bước: Họ xem qua sách và các ghi chú (bước 1), cố gắng nhớ bài (bước 2), làm bài tập thực hành (bước 3) rồi đi thi (bước 4). Những sinh viên này thường đạt kết quả khá hoặc thỉnh thoảng giỏi. Vậy làm thế nào để đảm bảo một kết quả học tập xuất sắc? Quá trình học thành công cần có chín bước và phải bắt đầu từ ngày đầu tiên của học kỳ. Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng; Bước 2: Lập kế hoạch và sắp xếp thời gian hợp lý; Bước 3: Hành động kiên định; Bước 4: Áp dụng phương pháp đọc hiệu quả; Bước 5: Áp dụng phương pháp ghi chú hiệu quả bằng sơ đồ tư duy; Bước 6: Áp dụng mô hình trí nhớ hiệu quả; Bước 7: Áp dụng lý thuyết vào thực hành hiệu quả; Bước 8: Tăng tốc cho kỳ thi; Bước 9: Đi thi. Có một số sinh viên thông minh hơn những sinh viên khác. Những sinh viên thông minh hơn học nhanh hơn và đạt kết quả tốt hơn. Trí thông minh của một người có thể được rèn luyện và bất kỳ ai cũng có thể trở nên thông minh hơn. Nếu sinh viên không thành thạo việc gì, hãy thực hiện việc đó nhiều hơn. Nếu kém Toán đại số, hãy làm Toán đại số thật nhiều. Bộ não sẽ quen thuộc với Toán đại số khi nó tạo ra được nhiều liên kết nơron mới dành cho môn học này. Thực hành một việc càng nhiều iần thì sẽ làm việc đó càng tốt hơn. Càng tận dụng bộ não bao nhiêu, bộ não càng thông minh bấy nhiêu. Giáo sư tâm lý Steven Pinker, Đại học Harvard nhận định:“Không có bí quyết gì cả Nếu bạn muốn biết thật nhiều từ sách thì phải đọc thật nhiều sách; nếu bạn muốn nhớ tốt mọi thứ, phải tập nhớ mọi thứ. Không có con đường tắt nào cả Bộ não cũng giống như cơ bắp vậy, phải biết cách tận dụng nó hoặc sẽ mất nó. Cách duy nhất để phát triển cơ bắp là tập luyện thường xuyên, bằng cách nâng những vật nặng hơn những gì bạn có thể nâng được lúc bình thường. Bộ não cũng thế. Cách duy nhất để thông minh hơn là làm những việc khiến cho bộ não cảm thấy rất khó khăn, gay go. Mỗi ngày, hãy tìm một vấn đề nào đó mà phải động não mới hiểu rõ hoặc thành thạo. Hãy thử thách bản thân bằng việc khám phá hay tìm hiểu vấn đề đó. Để tăng cường trí thông minh, có thể áp dụng một số cách như sau: Đọc tiểu thuyết, xem kịch hoặc nghe nhạc cổ điển; Liên tục đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong lớp học; Thử thách bản thân bằng việc cố gắng giải đáp các câu hỏi hay những vấn đề mới mẻ, phức tạp mỗi ngày; Khám phá thông tin bên ngoài sách giáo khoa bằng việc học hỏi kiến thức mới trong sách tham khảo; Không bao giờ bỏ qua các chủ đề và chương sách khó hiểu, hào hứng bắt tay vào tìm lời giải đáp; Hiểu rõ rằng: cách duy nhất để trở nên thông minh hơn là càm thấy khó hiểu và phạm sai lầm trong quá trình rèn luyện,từ đó mà cải thiện không ngừng; Chơi trò chơi ô chữ; Thăm các hiệu sách và hội chợ sách; Tìm cách liên hệ những gì muốn nhớ với một hình ảnh sinh động; Thường xuyên viết lên giấy, vẽ sơ đồ tư duy; Thư giãn; Biết cách trì hoãn sự mãn nguyện, ... Sinh viên cần phải tận dụng hiệu quả cả não trái và não phải, 90% các môn học trong trường là những môn học thiên về não trái. Trong khi não trái phải liên tục làm việc hầu hết thời gian, não phải hầu như chẳng làm gì nhiều. Nghĩa là não phải không được tận dụng đúng công suất. Não phải cảm thấy rất “nhàm chán”, nên phải “kiếm việc để làm” và kết quả là nó làm sao nhãng sự tập trung. Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là phải sử dụng cả não trái và não phải trong lúc học. Việc này không những tạo “công ăn việc làm” cho não phải, mà nó còn giúp tăng gấp nhiều lần (chứ không chỉ gấp đôi) sức mạnh não bộ. 2.2.2. Phương pháp đọc hiệu quả Mục đích của việc đọc sách hiệu quả là để nắm bắt và hiểu thông tin. Đọc sách có thể giúp tiết kiệm 80% thời gian học nhưng vẫn nhớ và hiểu bài nhiều hơn. Phương pháp đọc hiệu quả là biết cách tập hợp những từ khóa. Phương pháp đọc hiệu quả giúp tăng tốc độ đọc, khả năng tập trung và hăng lực lĩnh hội kiến thức khi đọc. Sinh viên thường đọc ở tốc độ chậm hơn nhiều so với khả năng đọc thật sự của mỗi người. Thông qua phương pháp đọc hiệu quả này, sinh viên có thể đọc nhanh gấp ba lần tốc độ đọc hiện tại. Điều này mang lại nhiều lợi thế cho chính bản thân mình so với mọi người xung quanh. Sinh viên sẽ có nhiều thời gian hơn để thư giãn, hoặc chuyển sang việc ghi chép, làm bài tập, ôn bài. Đọc nhanh hơn giúp tăng khả năng tập trang và tiếp thu thông tin. Khai thác tối đa tiềm năng của đôi mắt. Thông qua việc đọc sách, sinh viên có thể kiểm tra được tốc độ đọc. Những thói quen làm giảm tốc độ đọc: đọc bằng môi, đọc đi đọc lại, đọc từng chữ một, tầm mắt hẹp. Phương pháp giúp đọc hiệu quả: Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường; tìm kiếm những ý chính và đánh dấu các từ khóa. Mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 57 từ một lúc; tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc; đọc phần tóm tắt cuối chương trước; liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của chính bản thân. Ngoài ra, sinh viên có thể tham khảo một phương pháp đọc hiệu quả khác là phương pháp đọc SQ3R. Phương pháp SQ3R hay SQRRR được Francis Pleasant Robinson giới thiệu vào năm 1946 trong quyển sách Học tập hiệu quả (Effective Study). Đây là một phương pháp hữu hiệu nhằm giúp sinh viên nắm hết toàn bộ nội dung thông tin của một tài liệu, một quyển sách, ... thông qua việc phải chú tâm đọc tài liệu một cách tích cực. Phương pháp này được nhiều trường đại học trên thế giới khuyến khích các sinh viên sử dụng để nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu. Các chữ cái SQ3R là từ viết tắt của các kỹ thuật sẽ sử dụng liên tiép để đạt đến mục đích cuối cùng là nắm toàn bộ nội dung của tài liệu: Khảo sát (S Survey) Đặt câu hỏi (Q Question) Đọc (R Read) Thuật lại (R Recite) Xem lại (R Review). Khảo sát: Thu thập các thông tin cần thiết để tập trang và hình thành các mục đích khi đọc. Trước khi đọc bất kỳ tài liệu nào, hãy dành vài phút ban đầu để xem xét tổng quát tài liệu bằng cách xem qua mục lục, các tiêu đề của chương, các tựa đề, phần tóm tắt, phần mở đầu, phần kết luận... Chú ý những bảng biểu, đồ thị, hình vẽ trong sách. Hãy cố gắng đưa ra ý kiến liệu rằng tài liệu hay cuốn sách này có giúp ích gì không? Néu cảm thấy rằng nó không có ích lợi gì, hãy lựa chọn một cuốn sách khác. Việc xem xét tổng quát tài liệu sẽ giúp sinh viên có một khái niệm ban đầu và quen thuộc với nội dung sắp đọc, cho phép ước lượng thời gian cần thiết để đọc tài liệu. Đặt câu hỏi: Làm cho não bắt đầu hoạt động và tập trung bằng cách dựng lên một loạt câu hỏi làm “khung sườn” cho nội dung. Sinh viên có thể sử dụng kỹ thuật 5W3H (What Where When Why Who How How long How many) để đặt các câu hỏi hoặc sử dụng ngay các câu hỏi do giáo viên đưa ra, câu hỏi ở đầu chương của sách. Đặt các câu hỏi trước khi bắt đầu đọc thật sự, sẽ giúp các sinh viên có chủ đích khi tiến hành đọc tài liệu. Đọc: Tiến hành đọc tài liệu. Trong quá trình đọc, hãy cố gắng tập trung tìm kiếm các chi tiết nhằm giúp trả lời những câu hỏi đã đặt ra. Thuật lại: Thuật lại giúp não bộ tập trung ghi nhớ về nội dung vừa xem bằng cách thuật lại, diễn giải nội dung đã đọc bằng chính ngôn ngữ của bản thân. Nếu cần thiết, hãy viết ra các diễn giải hay các câu trả lời bằng chính suy nghĩ, diễn đạt của mình. Điều quan trọng ở bước này là phải dùng chính ngôn ngữ của mình để thuật lại hay diễn tả lại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có xu hướng quên đến 80% nội dung mà mình đã đọc sau hai tuần lễ, nhưng nếu tiến hành bước thuật lại, thì chỉ quên có 20% với cùng thời gian hai tuần. Xem lại: Bước cuối cùng này theo đúng tinh thần “văn ôn, võ luyện”. Vào ngày hôm sau, tuần sau, hãy thử quay lại quyển sách đã đọc và xem thử nhớ được và có thể thuật lại bằng chính từ ngữ của mình bao nhiêu về nội dung. Ở bước này, sinh viên chỉ nhìn lướt lại quyển sách đã đọc, các câu trả lời đã hoàn thành, các câu hỏi đã đặt ra và thử xem có thể trả lời chúng một cách trôi chảy hay không. Nếu không, hãy làm lại các bước trên. Bước cuối cùng này giúp cho nội dung được làm mới và ghi nhớ lâu hơn trong trí óc. 2.2.3. Phương pháp ghi chú hiệu quả bằng sơ đồ tư duy Tìm hiểu hàng ngàn học sinh giỏi cho thấy, có một kỹ năng chung mà họ sử dụng trong học tập là họ luôn ghi chú theo nhiều cách phù họp với từng cá nhân. Ghi chú giúp họ sắp xếp kiến thức theo một cách riêng, dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Ghi chú cũng giúp họ giảm thời gian ôn bài vì trong đó chỉ chứa đựng những thông tin quan trọng họ cần phải nhớ. Có ba lý do chính tại sao phải ghi chú: Ghi chú giúp tiết kiệm thời gian; Ghi chú giúp tăng khả năng nhớ bài; Ghi chú giúp hiểu bài tốt hơn; Theo khảo sát, có đến 95% sinh viên ghi chú theo kiểu truyền thống. Ghi chú theo kiểu truyền thống là ghi chú thành từng câu, thường là từ trái sang phải. Có hai dạng ghi chú kiểu truyền thống cơ bản: Dạng 1: Dạng đầu tiên của ghi chú kiểu truyền thống được tạo ra từ các đoạn văn trong sách. Dạng ghi chú này giống như một quyển sách thứ hai nhưng khác một chỗ là nó chỉ tổng hợp các khái niệm quan trọng. Dạng 2: Viết dưới dạng nhiều phần, trong mỗi phần có một số mục. Các đoạn văn hoặc các câu văn ngắn được đánh số và sắp xếp theo trình tự. Mỗi câu văn chứa một ý chính cần được học. Ghi chú kiểu truyền thống có một số bất lợi: không giúp tiết kiệm thời gian, không giúp nhớ bài. tốt nhất và không giúp tối ưu hóa sức mạnh bộ não. Một công cụ ghi chú hiệu quả phải tận dụng được những từ khóa và làm cho cả não trái lẫn não phải, hay phần lớn công suất của não bộ được huy động triệt để nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Sơ đồ tư dụy (Mind Map, được phát minh bởi Tony Buzan) chính là công cụ ghi chú tuyệt vời giúp đạt được tất cả các yếu tố trên. Những lợi ích của sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy giúp tiết kiệm thời gian vì chỉ tận dụng các từ khóa; Sơ đồ tư duy tăng khả năng tiếp thu và giúp nhớ bài nhanh: hình dung, liên tường, làm nổi bật sự việc; Sơ đồ tư duy sử dụng hai bán cầu não cùng một lúc; Hình 2.1. Sơ sồ tư duy Có 3 loại sơ đồ tư duy giúp sắp xếp thông tin và học tập có hiệu quả: Sơ đồ tư duy theo đề cương, Sơ đồ tư duy theo chương, Sơ đồ tư duy theo đoạn văn. 2.2.4. Phương pháp ghi nhớ hiệu quả dùng từ khóa Trí nhớ giống như một thư viện đồ sộ, chứa đựng một khối lượng thông tin khổng lồ trong hàng trăm ngàn quyển sách. Hầu hết thời gian, mỗi người thu nhận thông tin một cách có ý thức và không có ý thức. Thế nhưng, những thông tin ấy không được lưu trữ theo thứ tự ngăn nắp để dễ dàng tìm lại sau này. Một trong những bí quyết để phát huy trí nhớ là phát triển một hệ thống mục lục thông tin trong não bộ. Hệ thống này giúp nhớ lại kiến thức một cách nhanh chóng khi cần. Việc ghi nhớ một thông tin mới chỉ đơn giản là liên kết thông tin mới đó với một thông tin khác đã biết trước đó. Đối với đa số những người chưa được rèn luyện trí nhớ, quá trình liên kết thông tin này chỉ đơn thuần thuộc về tiềm thức. Tiềm thức của mỗi người đôi khi tạo ra những liên kết bền vững, nhưng thường thì nó chi tạo ra những liên kết yếu ớt. Khi có sự liên kết bền vững sẽ dễ dàng nhớ lại thông tin. Các khái niệm cơ bản liên quan đến trí nhớ: Hình dung; Liên tưởng; Làm nổi bật sự việc; Tưởng tượng; Màu sắc; Âm điệu; Tổng quát hóa; Hệ thống trí nhớ; Hệ thống liên kết: hình dung và liên tưởng; Tưởng tượng những từ trừu tượng; Kỹ thuật gợi nhớ; Áp dụng hệ thống liên kết. Năm bước để ghi nhớ hiệu quả: Bước 1: Xác định từ khóa giúp nhớ từng ý chính, thậm chí nhớ cả chủ đề; Bước 2: Chuyển từng từ khóa thành hình ảnh tượng trưng; Bước 3: Kết hợp tất cả các hình ảnh thành một câu chuyện hết sức nghịch lý và hài hước; Bước 4: Vẽ lại diễn biến của câu chuyện ra giấy; Bước 5: Ôn lại các hình ảnh của câu chuyện ít nhất ba lần. 2.2.5. Phương pháp ghi nhớ hiệu quả dành cho số Hệ thống số: Không giống như từ ngữ, số rất trừu tượng. Mỗi người không thể hình dung số và do đó không thể liên tưởng kết hợp các số lại với nhau hoặc với những thông tin khác. Hệ thống khắc phục trở ngại này bằng việc gán một chữ cái có thể hình dung được vào mỗi chữ số. Một khi hình dung được số sẽ có thể nhớ chúng dễ dàng. Kỹ năng này đặc biệt hiệu quả trong việc nhớ ngày tháng năm và các phương trình hóa học. Trí nhớ có một mô hình hoạt động nhất định. Nếu hiểu được điều này, mỗi người sẽ hiểu tại sao có những lúc có thể học dễ dàng, hiệu quả, trong khi có những lúc lại cảm thấy đầu óc như bị bão hòa không thể tiếp thu thêm nữa. Để học tập hiệu quả, sinh viên cần tối ưu hóa thời gian trong mỗi lần học. Học nhồi nhét không hiệu quả vì sẽ quên 80% thông tin mới trong vòng 24 giờ. Ôn bài là cách sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhiều hơn. Tăng cường trí nhớ theo phương thức nhìn: ngồi nơi có thể thấy thầy cô và màn hình rõ ràng. Viết, ghi chú trong bài giảng với nhiều hình ảnh có ý nghĩa, dùng sơ đồ tư duy. Vẽ và viết lại những ghi chú có tổ chức hơn và cố làm nổi bật ý tưởng chính. Viết ra các ý cần hỏi thầy cô. Đánh dấu và ghi chép trong tập vở, cuốn sách của bạn. Tăng cường trí nhớ theo phương thức nghe: có thể dùng máy ghi âm để thu âm các bài giảng; ngồi nơi có thể nghe rõ các thầy cô giảng bài; tập trung vào những gì được nói, trao đổi trong lớp và ghi chép từ máy ghi âm sau đó (nếu có); hãy đặt câu hỏi cho thầy cô; hãy đọc to cho chính mình nghe và ghi nhớ; liên kết với những gì đã biết. Tăng cường trí nhớ theo phương thức chủ động bằng cách: tham gia hoạt động ở phòng thực hành hay thí nghiệm; liên hệ giữa những điều đã được nói với những gì đã làm trong quá khứ; xin tham gia vào nhóm nghiên cứu của thầy cô để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm; luôn thực hiện các bài tập, bài thí nghiệm ở nhà. 2.2.6. Chiến lược, phương pháp học tập qua hình ảnh không gian Việc học thường gắn với khối lượng thông tin lớn và quá trình tiếp thu từ những thông tin rời rạc này. Đẻ tiếp thu nhanh chống một lượng lớn thông tin, cần có chiến lược và thói quen học tập đúng đắn, đồng thời có thể dùng những bảng biểu để dễ ghi nhớ thay vì các mẫu thông tin đơn lẻ. Chiến lược trong học tập: Tập trung vào mục tiêu của khóa học. Hãy nói chuyện với giáo viên để hiểu rõ và áp dụng những điều đó vào hoàn cảnh của bản thân. Tìm sự trợ giúp của những người có kinh nghiệm để liên hệ những điều đã học và những kiến thức mới. Tìm kiếm các cơ hội sử dụng kiến thức mới: cách tiếp cận trực tiếp, sử dụng cách lưu ý tưởng bằng hình ảnh thay vì giải thích bằng lời văn. Chú trọng vào những phần kiến thức liên quan đến không gian, có hình vẽ minh họa. Ví dụ: trong toán học, môn hình học có nhiều hình ảnh hơn là môn đại số. Vật lý có nhiều hình ảnh hơn hóa học. Nên thể hiện bằng hình ảnh càng nhiều càng tốt trong các môn học về máy tính, vẽ kỹ thuật, sức bền vật liệu, nguyên lý máy, ... Tìm tòi những nghiên cứu mang tính độc lập hoặc mở để có thể đào sâu suy nghĩ. Cách học kiểu giải quyết từng vấn đề, học từ các ví dụ cụ thể có thể giúp linh hoạt với kiến thức sẵn có và có nhiều phương án lựa chọn để đánh giá, trình bày thông tin. Thói quen học tập: Hãy luôn hình dung tổng thể vấn đề khi học, nhất là khi đang học những phần nhỏ hoặc những phần chi tiết. Khi muốn nhớ điều gì đó, hãy nhắm mắt để hình dung các thông tin để tiện cho việc gợi nhớ lại các thông tin. Sinh viên cũng có thể sừ dụng những mảnh giấy nhỏ, mặt trước ghi định nghĩa, mặt sau giải thích tương ứng. Chú ý đừng ghi quá nhiều, ghi chủ yếu dễ hình dung các định nghĩa hoặc ý nhỏ. Một khi bạn đã nắm được định nghĩa, tập áp dụng các thông tin đó vào các tình huống, ví dụ mới, hoặc dần dần nâng cao mức độ khó khi học thêm được nhiều điều mới, thay vì lặp lại các ví dụ quen thuộc. Sử dụng sơ đồ tư duy để sắp xếp các nội dung trong mối quan hệ với nhau. Dùng nhiều các hình minh họa, bảng biểu, hình ảnh. Tìm các nguồn dữ liệu có hình ảnh, minh họa khác nhau như: video, các chương trình PowerPoint, bảng biểu, bản đồ và các chương trình nghe nhìn khác. Sử dụng các thiết bị hiện đại: Tận dụng các chương trình có hình vẽ của máy vi tính trong khi học hoặc xác định thông tin. Tận dụng các nút Stop, Start, Replay trong các chương trình nghe nhìn trên máy vi tính. Tạo một chương trình sử dụng phần mềm hình ảnh hoặc âm thanh riêng để thay thế những bản viết tay. Phát triển và ứng dụng đồ họa hoặc mẫu vật ba chiều để hiểu được các kiến thức mới. Nghe giảng trong lớp: Tránh chỗ ngồi dễ bị phân tán trong lớp học (gần cửa sổ, cạnh cửa ra vào,...). Luôn tìm cơ hội tạo hứng thú cho bài giảng bằng các hoạt động như: bài tập nhỏ, hỏi đáp, hai người suy nghĩ và trả lời... Minh họa các ghi chép bằng hình ảnh và bảng biểu. Xem lại, sắp xếp các ghi chép sau giờ học với sơ đồ định nghĩa. Giữ và sắp xếp các tài liệu thầy cô phát thành một tập. Trong các tài liệu này, chú ý những tờ có ghi chép, có hướng dẫn hoặc những bài tập cần hoàn thành đầy đủ. Khi đọc sách giáo khoa: Lướt qua tiêu đề, biểu đồ, hình vỗ để có được hình dung sơ bộ nội dung một chương trước khi bắt đầu đọc. Sử dụng bút dạ quang để làm nổi bật các đoạn quan trọng. Có thể dùng bút chì viết hoặc minh họa ra lề sách để làm nổi bật ý quan trọng. Làm bài kiểm tra đánh giá: Viết ra giấy hoặc vẽ ra các bước cần làm như một danh sách kiểm ưa những việc cần làm để theo dõi. Nghĩ đến các liên tưởng hình ảnh nếu muốn ghi nhớ thông tin. Nếu gặp khó khăn với những bài kiểm ưa tính giờ, hãy gặp giáo viên và ưao đổi liệu có cách kiểm tra nào khác không. Bài luận hoặc bài kiểm ưa ngắn, hoặc diễn thuyết trước lớp cố thể là những cách kiểm ưa khác. 2.2.7. Phương pháp nghe chủ động Nghe chủ động và hiệu quả là một thói quen, cũng giống như là nền tảng của việc giao tiếp. Nghe chủ động có nghĩa là tập trung vào người đang đối thoại, cho dù đó là cuộc nói chuyện trong nhóm hay là chỉ có hai người, để hiểu được họ đang nói điều gì. Người nghe nên tự mình nhắc lại bằng từ ngữ của mình những gì vừa nói. Điều đó không có nghĩa là đồng ý với tất cả những gì họ nói, mà chỉ có nghĩa là người nghe thực sự hiểu họ đang nói gì. Những câu hỏi liên quan đến việc lắng nghe: Sinh viên nghĩ thế nào về vấn đề đang thảo luận? vấn đề này mới hay không? vấn đề này là khó hiểu hay rất đơn giản? Vấn đề này có quan trọng không hay chỉ là thảo luận cho vui? Người nói có kinh nghiệm hay là lúng túng? Có “tín hiệu” không lời nào từ phía người nói hay không? Họ hay suy nghĩ theo kiểu gì? Lời nói có thể hiện sự cá tính, thông minh... hay đáng sợ không? Thông tin có được minh họa bởi hình ảnh hay ví dụ gì không? Có dùng phương tiện kỹ thuật để minh họa không? Các khái niệm có được trình bày kèm ví dụ không? Không gian có thuận lợi cho việc nghe họ nói không? Có sự phân tán làm mất tập trung không? Những yếu tố ở trên là tác động ngoại cảnh. Bản thân sinh viên mới là yếu tố quan trọng, là trung tâm, và là người nghe, sinh viên cần chuẩn bị một thái độ tích cực như: Tập trung sự chú ý vào nội dung câu chuyện, ngừng tất cả các hoạt động không liên quan để hướng sự chú ý vào người nói hoặc chủ đề đang được thảo luận. Theo dõi và cố gắng hiểu, tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ, lắng nghe với đôi tai, và kể cả với đôi mắt và các giác quan khác. Nhẩm lại trong đầu những gì đã biết về vấn đề này. Sắp xếp trước những kiến thức liên quan để sau đó có thể phát triển thêm sau (ví dụ: bài giảng lần trước, một chương trình ti vi đã xem, trang web, kinh nghiệm thực tế...). Để tránh sự mất tập trung, sinh viên nên chọn chỗ ngồi gần người nói, tránh các nguồn gây mất tập trung (vị trí cửa sổ, tiếng ồn,...). Tham gia: sinh viên cần chủ động trước các câu hỏi, sừ dụng các động tác (ví dụ: ngả người về phía trước) để khích lệ và ra dấu sự chú ý với người nói. Lưu ý những ngôn ngữ không cần lời. Hãy để cuộc tranh luận đi theo diễn biến của nó. Đừng đồng ý hay bất đồng vội, mà hãy cho dòng suy nghĩ liên tục. Cảnh giác với sự xúc động quá, cần biết làm chủ cảm xúc. Bỏ những định kiến sang một bên vì mình cần học hỏi từ những gì người khác nói, chứ không phải ngược lại. 2.2.8. Phương pháp học dùng thẻ ghi chú Đây là một cách học giúp sinh viên hiểu biết chính xác về việc nắm vững các vấn đề đến đâu, và buộc phải nghĩ về chuyện này, chứ không đơn thuần là bỏ qua nó. Với phương pháp này, sinh viên cần làm những việc sau: Thường xuyên xem lại sách và những ghi chép để những kiến thức ấy luôn mới mẻ. Trong khi đọc sách hoặc xem lại các ghi chép, hãy tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó. Tưởng tượng chính mình là giáo viên của khóa học đổ để đặt ra những câu hỏi như thế nào ữong bài kiểm tra? Luôn cập nhật thông tin về những gì cần phải biết. Hãy viết những câu hỏi hay một thuật ngữ nào đó vào một mặt của tấm thẻ ghi chú. Ở mặt sau của tấm thẻ ấy, viết câu trả lời hay định nghĩa cho câu hỏi hay thuật ngữ ở mặt trước. Tráo đổi vị trí cùa những tấm thẻ để không thể nhở các từ ấy theo vị trí của nó. Nhìn vào tấm thẻ đặt trên cùng, cố gắng trả lồi câu hỏi hay nêu định nghĩa của thuật ngữ. Chuyển tấm thẻ xuống dưới cùng của cả tập thẻ. Nếu không có câu trả lời, hãy nhìn vào mặt sau của tấm thẻ, rồi lại cất nó xuống sau một vài tấm thẻ khác để lát nữa sẽ xem lại nó và tự kiểm tra lần này đã nhớ chưa. Đi qua tất cả các tấm thẻ cho tới khi đã nắm được hết các dữ liệu. Một vài mẹo nhỏ: Tận dụng các túi trên quần áo để luôn mang theo mình những tấm thẻ này. Tự kiểm tra bản thân khi đang làm bất kỳ việc nào khác như: đang xếp hàng, đang ngồi trên xe buýt, v.v... Nếu biết câu trả lời nhưng không biết diễn đạt chúng ra sao có nghĩa là chưa nắm thật chắc vấn đề đó. Cách duy nhất để có thể chắc chắn rằng đã biết rõ một vấn đề nào đó là phải giải thích được điều đó. Đó cũng là cách tốt nhất để tránh cảm giác hồi hộp trong lúc kiểm tra. Học với một người bạn cùng lớp: bạn học chung có thể cùng nhau chia sẻ ý tưởng và giúp đỡ nhau nắm chắc các khái niệm mới, và có thể kiểm tra xem cách giải thích của bản thân như vậy đã họp lí chưa. 2.2.9. Phương pháp áp dụng lí thuyết vào thực hành hiệu quả Một yếu tố quan trọng để đạt thành tích xuất sắc là khả năng nhớ lại thông tin và số liệu trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, khả năng nắm vững lý thuyết chưa đủ đảm bảo cho điểm 10. Yếu tố thứ hai cũng quan trọng không kém, đó là khả năng ứng dụng lý thuyết để trả lời câu hỏi thực hành trong kỳ thi. Để tinh thông khả năng ứng dụng những gì được học, phải phát huy một loạt kỹ năng suy nghĩ bao gồm sáng tạo, phân tích, lập luận, bao gồm: So sánh các dữ liệu để tìm ra sự khác nhau và giống nhau. Phân tích thông tin và mối liên hệ giữa các thông tin với nhau. Xác định nguyên nhân và hệ quả. Lựa chọn và sắp xếp các thông tin có liên quan. Biết cách lập luận. Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Giải thích và phát triển ý cụ thể. Đánh giá độ tin cậy và tính đúng đắn của thông tin. Phân biệt giữa các dữ kiện, các thông tin không phải dữ kiện, và các ý kiến cá nhân. Đưa ra kết luận từ những bằng chứng cụ thể. Áp dụng lý thuyết vào thực hành gồm ba bước: Bước 1 : Xác định các dạng câu hỏi thường gặp. Bước 2: Xác định các kỹ năng tương ứng. Bước 3: Áp dụng phương pháp đạt điểm tối đa cho mỗi dạng câu hỏi. 2.2.10.Phương pháp học tập theo nhóm Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của mỗi thành viên, nhờ học hỏi từ bạn bè thông qua quá trình trao đổi và chia sẻ kiến thức cùng nhau, do đó có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Những ưu điểm của phương pháp học nhóm là: Góp phần xây dựng tinh thần đòng đội và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một “cộng đồng” bởi trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh, từ đó yêu cầu phải giải quyết, và để giải quyết được, cần sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ của cả tập thể. Tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng nghe người khác thông qua phần trình bày của bản thân và sự phản hồi của mọi người xung quanh. Tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ sung một ý, từ đó sản phẩm của học tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể. Rèn luyện khả năng thuyết trình trước tập thể, kỹ năng giao tiếp và tính tự giác của mỗi cá nhân, khả năng làm cho người khác hiểu điều mình hiểu đây là điểm yếu của đa số sinh viên chúng ta hiện nay. Những kỹ năng được rèn luyện trong khi làm việc nhóm rất quan trọng cho môi trường làm việc mới sau này, đây sẽ là tiền đề để sinh viên biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Với những nhóm là nhóm học tập, nhóm được thành lập như sau: số lượng thành viên của mỗi nhóm trong khoảng năm đến tám thành viên, với số lượng này nhóm sẽ hoạt động đạt hiệu quả hơn. Nhóm hình thành trên sự cộng tác kết hợp của các sinh viên cùng có chí hướng thực hiện một vấn dề nào đó cùng với nhau; tuy nhiên, để dễ dàng cho việc hoạt động và trao đổi, tốt nhất là nên thành lập nhóm từ những thành viên có cùng điều kiện về hoạt động (thời gian, vị trí, công việc...). Các thành viên được kết nạp vào nhóm không có bất đồng riêng tư từ trước, nếu có hãy giải quyết bất đồng hoặc tham gia vào một nhóm khác nếu có thể. Sau khi đã tập hợp đủ số thành viên, nhóm tiến hành bầu nhóm trường. Bầu nhóm trưởng trên cở sở tự thỏa thuận với nhau. Tiêu chí để bầu nhóm trưởng là: Nhóm trưởng là người có khả năng giao tiếp tốt, tạo được mối quan hệ thân thiện với các thành viên trong nhóm. Có khả năng đánh giá, tổng hợp một vấn đề. Có khả năng nhân sự: phân chia nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cho các thành viên, đánh giá vấn đề..., ngoài khả năng chuyên môn, khả năng này cũng rất quan trọng, nó đảm bảo công việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất. Thống nhất mục tiêu chiến lược cho nhóm. Chủ trì các cuộc họp. Đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc, nhiệm vụ đã đề ra. Kiểm tra, phân tích, khắc phục sai sót. Là đại diện chính thức của nhóm. Phân nhiệm vụ thực hiện cho từng thành viên. Xây dựng mục tiêu cho nhóm Đề ra mục tiêu là vổ cùng quan trọng để hoạt động nhóm được thành công. Những mục tiêu được xác định đúng là kim chỉ nam cho hoạt động của nhóm. Vì vậy, sau khi thành lập, các nhóm cần xây dựng mục tiêu tổng quát riêng cho nhóm của mình dựa trên những mục tiêu chiến lược đã được đề ra. Sau khi xây dựng mục tiêu tổng quát xong, chia các mục tiêu đó thành nhiều dự án ngắn hạn. Xây dựng các dự án cụ thể dựa trên các dự án ngắn hạn đó. Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cần thực hiện. Xây dựng các quy tắc, quy định riêng cho nhóm, thực hiện trong nhóm và mọi thành viên trong nhóm phải thực hiện nghiêm túc các quy định đó. Tiến hành họp nhóm Nhóm cùng thống nhất ý tưởng và đưa ra phương án hành động. Nếu có nhiều ý tưởng và phương án có khả năng thực hiện như nhau, nhóm tién hành lấy ý kiến bằng hình thức biểu quyết để thống nhất ý tưởng và phương án hành động. Các vấn đề, các công việc đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và tư duy ưu tiên giải quyết trước. Sử dụng kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy, chìa khóa giải quyết xung đột ý kiến. Kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy do tiến sĩ Edward de Bono đưa ra vào năm 1980 và được mô tả chi tiết trong quyển sách “Six Thinking Hats” của ông. Nguyên tắc của kỹ thuật này là hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, để rồi sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau. 2.3. PHƯƠNG PHÁP THI HIỆU QUẢ Khi ngày thi đến gần, sinh viên cần phải đảm bảo hoàn tất các công việc sau: Đã chuẩn bị đầy đủ sơ đồ tư duy của tất cả bài vở. Tổng hợp được một danh sách những dạng câu hỏi ứng dụng khác nhau và các bước giải quyết chúng. Hoàn tất các bài tập, đồ án, các bài kiểm tra được giao và phân tích những lỗi đã từng phạm phải, tham khảo các kinh nghiệm học thi tốt từ các sinh viên khóa trước. Lập thời gian biểu học thi. Tạo ra một môi trường học tối ưu: phải có đèn đủ sáng, nhiệt độ phòng phù hợp, phải tránh những thứ làm mất tập trung, chế độ ăn uống hợp lý, có thể dùng nhạc không lời phù hợp, học riêng và thỉnh thoảng học nhóm. Lập kế hoạch học từ sớm: nên chuẩn bị học thi sớm với vài ngày dự phòng, mỗi môn học cần được dành thời gian thích hợp, phân bổ việc ôn bài cho mỗi môn học, lập kế hoạch cho các lần học mỗi ngày và lập kế hoạch cho lần ôn bài thứ ba và thứ tư. Cách học trong mỗi lần: ôn lại bài ngày hôm trước, ghi nhớ thông tin, tập trả lời các câu hỏi liên quan và tổng ôn lại kiên thức trong ngày. Đi thi: đến nơi thi sớm để thư giãn, dứt bỏ lo lắng về việc thi ra khỏi tâm trí, liên tục nói với bản thân những từ ngữ tích cực, hãy tự đặt mình vào trạng thái quyết tâm mạnh mẽ. Trong khi thi: đọc lướt qua đề thi, phân bổ thời gian làm bài hợp lý, có thời gian dự phòng, tiếp cận và làm các câu hỏi dễ trước, khó sau, luôn đọc kỹ câu hỏi, trả lời vừa đủ, đừng đi quá đà làm lãng phí thời gian, với câu hỏi trắc nghiệm cần đọc kỹ, đồng thời đưa ra câu trả lời trước rồi đọc hết tất cả các lựa chọn, sau cùng áp dụng phương pháp loại trừ. cần phân chia thời gian một cách hợp lý để có thể đảm bảo hoàn thành hết tất cả các câu hỏi. Đừng bao giờ bỏ cuộc: đây là điều quan trọng khi gặp phải những câu hỏi khó ngay từ đầu đề thi. Những câu hỏi này sẽ làm các sinh viên mất tinh thần và sẽ bỏ qua những câu hỏi dễ phía sau. Khi gặp phải thất bại, thông thường sẽ có ba nhóm có cách phản ứng sau: Cách phản ứng của nhóm người thất bại: “Tôi thật tệ. Việc này quá khó”. Cách phản ứng của nhóm người tầm thường: “Tôi đã không cố gắng hết sức”. Cách phản ứng của nhóm người thành công: “Thay đổi phương pháp và hành động cho đến khi thành công”. Những gì xảy ra cho bản thân không quyết định được thành công mà chính cách phản ứng của bản thân với những việc này mới là yếu tố quyết định. Vậy nên sinh viên cần thư giãn và bình tĩnh hơn để giải quyết tình huống này. Hãy bỏ qua những câu hỏi khó và làm những câu dễ hơn, sau đó có thể quay lại để trả lời những câu hỏi khó đó. Sinh viên không nên để trống giấy khi không thể trả lời câu hỏi, mà hãy viết ra những gì mà bản thân cho là hợp lý. Cách này có thể giúp sinh viên không bị điểm rớt mà còn có thể có thêm một ít điểm nữa. Thành công luôn có bí quyết riêng của nó. Nếu nắm được bí quyết đó, sinh viên có thể đạt được kết quả tổt. Có một số công thức bí mật giúp tất cả các học sinh, sinh viên giỏi giảm tối thiểu thời gian học mà vẫn đạt kết quả tối đa. Sau đây là những công thức giúp sinh viên vượt qua kỳ thi và đạt điểm tuyệt đối: Công thức 1: Kiên định Những hành động nhỏ trong một khoảng thời gian nào đó có thể tạo ra kết quả lớn. Để duy trì sự kiên định, sinh viên cần làm tốt các bước sau: Đọc bài trước khi nghe giảng: tìm hiểu về chương sách mà thầy cô sẽ giảng trước khi đến lớp, sau đó đọc sách trước khi nghe giảng và ghi chú bằng Sơ đồ tư duy. Tập trung và đặt câu hỏi: tận dụng bài giảng của thầy cô để làm sáng tỏ những vấn đề còn lấn cấn, cũng như giúp não ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Ôn bài nhanh trong vòng hai tư giờ: trên đường từ trường về nhà, hãy nhẩm ôn lại nhanh bài vừa học, việc này giúp trí nhớ lưu giữ kiến thức lâu hơn nhiều. Luôn hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp. Tìm hiểu lỗi trong bài tập về nhà. Công thức 2: Rút kinh nghiệm ngay khi phạm lỗi Phạm lỗi là cách giúp kiểm tra kiến thức tốt nhất, hãy biến những lỗi đó thành thứ có ích hơn là để chúng làm hại bản thân. Việc phạm lỗi là dấu hiệu cho biết rằng phương pháp học hiện tại không hợp lý. Không có thất bại, chỉ có bỏ cuộc, điều quan trọng là sinh viên cần phải biết rút kinh nghiệm từ thất bại và việc phạm lỗi, điều chỉnh phương pháp học tập thì cuối cùng sẽ gặt hái được thành công. Công thức 3: Tận dụng triệt để các bài tập thực hành và bài kiểm tra Hãy cố gắng làm bài kiểm ưa thật tốt và rút kinh nghiệm sau mỗi bài kiểm ưa. Xác định dạng lỗi đã phạm như: không chuẩn bị bài, quên bài, không thể áp dụng kiến thức, bất cẩn,... Khi đã xác định được dạng lỗi hãy tìm cách khắc phục lỗi đó bằng cách: đánh dấu lỗi, phân loại lỗi, khắc phục lỗi. Công thức 4: Công thức thành công trong học tệp và luôn đạt điểm tuyệt đối. Tất cả các công thức ưên có thể tóm tắt thành một công thức tối ưu để thành công ưong học tập và đạt điểm tuyệt đối như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng. Bước 2: Đề ra kế hoạch hành động để đạt mục tiêu. Bước 3: Hành động kiên định theo kế hoạch. 2.4. TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP 2.4.1. Xác định mục tiêu học tập Xác định mục tiêu là bước đầu tiên quan trọng nhất cần phải thực hiện trong quá trình vươn tới thành công trong học vấn và cuộc sống. Cuộc khảo sát thực hiện tại Trường Đại học Yale (một trong những đại học hàng đầu ở Mỹ) đã cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa những người biết rõ mục tiêu của đời mình và những người không biết mình muốn gì. Năm 1980, khi được hỏi về mục tiêu đặt ra cho cuộc đời, chỉ có 3% số sinh viên tham gia khảo sát viết ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện cụ thể, 13% sinh viên có mục tiêu, nhưng không viết ra giấy, 84% còn lại hoàn toàn không biết (hoặc không có) mục tiêu hay kế hoạch nào. Năm 1995, sự khác biệt giữa nhóm có mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình và 2 nhóm còn lại thật sự gây bất ngờ: số 13% sinh viên có mục tiêu nhưng khồng viết ra giấy có thu nhập cao gấp 2 lần những sinh viên không biết mình muốn gì trong đời. Điều gây ngạc nhiên lớn nhất nằm ở nhóm 3% sinh viên có mục tiêu và kế hoạch thực hiện chi tiết: họ có thu nhập cao gấp 10 lần tổng thu nhập của 97% sinh viên còn lại. Cần chủ động thiết kế những mục tiêu thúc đẩy và hướng dẫn đi đến thành công. Mục tiêu mà sinh viên đã xác định sẽ luôn dẫn dắt cuộc sống của họ từng giây từng phút, mục tiêu dẫn đường cho những lựa chọn và hành động. Xác định mục tiêu rõ ràng từ sớm là một chìa khóa để thành công trong học tập, trong kỹ năng nghề nghiệp hay trong cuộc sống sau này. Không có sinh viên lười, chỉ có sinh viên không có mục tiêu. Bí quyết nằm ở những mục tiêu đã được xác định, mục tiêu tiếp thếm năng lượng và sức mạnh. Lười biếng, mệt mỏi là những cảm giác thường gặp khi không có mục tiêu để đạt đến. Khi học bài, đa số sinh viên không có mục tiêu rõ ràng là đạt điểm 10 hay vươn lên đứng nhất, do đó não bộ tự ngưng hoạt động và làm cơ thể mất đi năng lượng đang có. Ngay khi đã xác định những mục tiêu hào hứng trong vi

CHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ Ở BẬC ĐẠI HỌC GIỚI THIỆU Mục tiêu quan trọng sinh viên lên lớp học phải tiếp thu kiến thức cách hiệu Điều thực phụ thuộc nhiều vào cá nhân sinh viên, phong cách, tính khí mạnh sinh viên Chương trình bày phương pháp chứng minh có hiệu việc giúp sinh viên thành cơng học tập Hầu hết sinh viên thường không muốn thử thách đối mặt với điều Sinh viên thành cơng trường trung học phổ thông với phương pháp học tập tự hỏi lý cần phải phát triển phương pháp nghiên cứu kỹ thuật khác Câu trả lời môi trường học tập sinh viên thay đổi Học đại học khác với thời trung học Các môn học cấu trúc khác đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều hơn, khơng lớp học mà cịn nhà Thay đổi thói quen học tập theo hướng tích cực chìa khóa dẫn đến thành cơng việc học tập nghiên cứu khoa học Học cách thích ứng để đáp ứng thách thức kỹ phục vụ sinh viên tốt hơn, khơng trường đại học mà cịn sống MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Giúp cho sinh viên: - Nhận thức đặc điểm học tập đại học phương pháp học tập hiệu - Lập kế hoạch thực hành phương pháp học tập tự tạo động lực học tập hiệu - Tin tưởng tích cực học tập hiệu 2.1 HỌC TẬP Ở BẬC ĐẠI HỌC 2.1.1 Bối cảnh thách thức sinh viên Việt Nam Việt Nam trình hội nhập, giao thương kinh tế với nhiều nước giới; công nghệ, khoa học kỹ thuật phát triển ngày cao, đặc biệt cơng nghệ thơng tin Vì vậy, có nhiều kiến thức kỹ mà người cần phải tiếp thu để sống làm việc tốt môi trường động Bên cạnh đó, q trình phân cơng lao động, cấu thị trường lao động biến động lớn Vì thế, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực thay đổi cho phù hợp với thị trường lao động 2.1.2 Những quan niệm học tập đại học Khối lượng kiến thức giảng dạy bậc đại học vô lớn, phương pháp giảng dạy môi trường học tập khác xa bậc học phổ thơng Vì vậy, sinh viên cần có phương pháp học tập thích hợp để tiếp thu hết khối lượng kiến thức đồ sộ Bước vào đại học, khơng tân sinh viên bỡ ngỡ cách học, cách dạy Sinh viên coi người trưởng thành, việc học dạy đại học nhấn mạnh đến tự giác tự chịu trách nhiệm kết học tập cá nhân Do đó, lực người đào tạo trình độ đại học là: - Sáng tạo; - Thích nghi, đáp ứng với biến động thay đổi hoàn cảnh; - Làm việc tập thể, đồng đội, nhóm; - Tự học, tự rèn luyện, tự đánh giá để chủ động tự phát triển; - Học tập suốt đời xã hội học tập 2.1.3 Bốn trụ cột học tập đại học Với thách thức quan niệm học tập, tổ chức Giáo dục Khoa học Liên hiệp quốc (UNESCO) xác định bốn trụ cột học tập đại học sau: - Học để biết (Learning to know) - Học để làm (Learning to do) - Học để làm người, để tồn (Learning to be) - Học để chung sống, hồ nhập (Learning to live together) 2.1.4 Mười sáu khó khăn thường gặp sinh viên giới Nhiều sinh viên cho có nhiều khó khăn khiến họ thất bại việc học họ nghĩ sinh viên giỏi không gặp phải vấn đề Một kết nghiên cứu cho tháy thật, hầu hết tất học sinh, sinh viên nước giới có chung 16 vấn đề khó khăn phổ biến sau đây: - Trí nhớ kém; - Thích trì hỗn cơng việc; - Lười biếng; - Nghiện trò chơi điện tử, xem ti vi, internet; - Gặp khó khăn việc hiểu giảng; - Dễ dàng bị xao lãng; - Khả tập trung kém; - Ngủ gật lớp; - Sợ thi cử; - Hay phạm lỗi bất cẩn; - Chịu áp lực từ gia đình; - Có q nhiều thứ để học thời gian; - Thiếu kiên trì, dễ dàng bỏ cuộc; - Thầy dạy khơng lơi cuốn; - Khơng có hứng thú môn học 2.1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập sinh viên Trong giai đoạn chuyển tiếp, sinh viên năm thứ thường mang theo số đặc tính quan niệm tác động đến việc học tập Một sổ đặc tính quan niệm điển hình là: - Tập qn thụ động hầu hết sinh viên: sinh viên Việt Nam thường thụ động So sánh với sinh viên nước, sinh viên Việt Nam thua họ chủ động, tích cực, động - Hầu hết sinh viên chưa có khả tự học tốt: khả tự học tốt định việc tiếp thu kiến thức bền chắc, sâu sắc Phải đúc kết, rèn luyện, tìm phương pháp tự học tốt cho - Kỹ làm việc nhóm yếu: kỹ làm việc nhóm kỹ quan trọng đứng hàng đầu 20 kỹ quan trọng nhất, cần thiết nhất, mà người kỹ sư, cử nhân trường cần có để làm việc Do nhiều nguyên nhân khác kinh tế, văn hoá, tập quán xã hội, sinh viên Việt Nam có khả làm việc nhóm - Tiêu cực, thiếu trung thực công việc học tập - Sự bận tâm việc làm thêm, kiếm sống - Ngại khó, ngại khổ thái độ trung bình chủ nghĩa Ngồi ra, xã hội cịn coi trọng cấp thực học, coi trọng thầy thợ, coi trọng danh vị thực tài Do đó, người học thường học để thi lấy điểm, lấy cấp, mà trọng tích lũy kiến thức, khơng có thói quen quan sát tìm hiểu, đánh giá, học hỏi, vận dụng kiến thức kinh nghiệm thực tiễn 2.1.6 Một số đặc điểm khác biệt học đại học so với học phổ thông Sinh viên nên hiểu môi trường học tập sinh hoạt đại học khơng cịn giống phổ thông Sinh viên cần hiểu thích ứng với khác biệt để sớm thích nghi học tập hiệu Khối lượng kiến thức bậc đại học đồ sộ, có nhiều môn học, môn ngành khoa học, lĩnh vực kiến thức hoàn chinh Khi học đại học, ngồi mơn học bắt buộc, bạn lựa chọn số mơn học mà chí bạn chưa nghe đến trước Tuy nhiên, khám phá điều chưa biết qua môn học tận dụng học thực hành, chúng có ích cho sống sau người Ở đại học, có nhiều hoạt động học tập mà bậc phổ thơng sinh viên cịn xa lạ như: nghe giảng, thảo luận, làm tập, làm thí nghiệm, thực hành, làm đồ án, thuyết trinh, nghiên cứu khoa học, Có nhiều nguồn thơng tin, tài liệu cần phải tham khảo Trước hết, sinh viên nên tìm nguồn tài liệu, giáo trình theo hướng dẫn thầy cơ, xếp tài liệu theo thứ tự ưu tiên Ngoài ra, sinh viên nên tìm hiểu thêm kiến thức từ Internet, sách báo, tạp chí, Chất lượng học tập phụ thuộc vào lực, cảm xúc, phương pháp, thái độ học tập nỗ lực cá nhân 2.1.7 Học tập theo hệ thống tín Tín đại lượng đo khối lượng học tập trung bình người học, tức tồn thời gian mà người học bình thường phải sử dụng để học tập Bao gồm: - Thời gian học tập trung lớp - Thời gian học phịng thí nghiệm, thực hành, thời gian làm việc hướng dẫn giảng viên làm phần việc khác quy định đề cương môn học - Thời gian tự học, nghiên cứu, chuẩn bị bài, Phương pháp dạy học theo học chế tín bắt nguồn từ hai triết lý đối lập tồn song song: triết lý lấy người dạy làm trung tâm vầ triết lý lấy người học làm trung tâm Phương pháp đào tạo theo học chế tín theo triết lý: lấy người học làm trung tâm, giúp người học có thói quen tự học, tự khám phá, lập thói quen tự giải vấn đề, chủ động thời gian, tự chọn thời khóa biểu chương trình học Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, mơn học bao gồm hai ba hình thức tổ chức giảng dạy: - Bài giảng giáo viên - Thực tập, thực hành, làm tập, tiểu luận, thảo luận, làm việc theo nhóm - Tự hoc, tự nghiên cứu Đặc điểm khác biệt dạy theo học chế tín so với kiểu dạy truyền thống: - Dạy học hoạt động học tập người học - Dạy học thông qua việc phát huy khả tự học, tự nghiên cứu người học - Dạy học thông qua việc đánh giá tự đánh giá người dạy người học Ở phương thức đào tạo truyền thống, người dạy có hai vai trò: - Vai trò thầy: nguồn kiến thức nhất, đầy đủ toàn vẹn - Vai trị thống trị - độc quyền: người có tồn quyền định nội dung, phương pháp dạy, khối lượng thịi lượng mơn học mà người học phải hồn tồn phục tùng Trong học chế tín chỉ, người dạy có thêm ba vai trị: - Cố vấn cho trình học tập sinh viên - Tham gia vào trình dạy - học - Cũng người học nhà nghiên cứu Vai trò người học: Trong phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ, người học phải tạo điều kiện để thực trở thành người định người thương lượng mình, mục tiêu học tập, thành viên nhóm, lớp người dạy 2.1.8 Học tập chủ động Nếu học tập khơng có khoa học suất học tập thấp, kiến thức tiếp thu không vững khó ứng dụng kiến thức thực tế Muốn nâng cao chất lượng hiệu học tập, sinh viên phải học có phương pháp tất khâu: nghe giảng, ghi chép, làm tâm tự học Trong lớp học, sinh viên tâm nghe giảng hiệu suất tiếp thu kiến thức truyền đạt đạt tới 50% Trong đời sống hàng ngày, trình thơng tin chiếm tới hai phần ba thời gian hoạt động người, viết chiếm 9%, đọc 16%, nói 30% nghe 45% Hiện nay, nhiều sinh viên nghe giảng cách không khoa học phổ biến Người nghe, cặm cụi ghi chép mà khơng hiểu người giảng nói gì, khơng suy nghĩ giảng, nghĩ đến việc khác Kết sau đó, đầu óc người nghe khơng có ý niệm rõ ràng giảng Đây lăng phí lớn thời gian sức lực người giảng lẫn người nghe Khơng tự tin vào trí nhớ mà khơng cần ghi chép Khi ý niệm trực tiếp ghi giấy hình ảnh ý niệm đậm nét thêm trí não Có ghi chép bài, kiến thức dễ tiếp thu nhớ lâu Nhiều sinh viên thích ghi chép ghi chép không cách, không khoa học Cách ghi làm mệt nhọc cho thể trí não cách vơ ích Học đơi với thực hành, lý thuyết cần gắn với thực hành Học không lưu trữ kiến thức để đó, mà có thực hành, làm nhiều nhớ kỹ, nhớ lâu Ở bậc học cao hơn, thực hành, thực tập hình thức học tập khơng thể thiếu trường, trường đại học Thực tập tiến hành phịng thí nghiệm, thực địa, hay sở nghiên cứu, sản xuất với mục đích rèn luyện thao tác kỹ thuật nhằm củng cố, kiểm tra kiến thức lý thuyết học để tập dượt ứng dụng kiến thức khoa học thực tế Sinh viên cần rèn luyện khả tự học học thuộc công thức, quy luật, nguyên lý nêu tài liệu, mà phải tự tìm hiểu sâu thêm điều học Phải tập luyện kết hợp ba khả năng: nghe, xem ghi Trí nhớ âm kết họp với trí nhớ hình ảnh, ấn tượng kiến thức dễ ăn sâu vào vỏ não Thoạt đầu, hai loại trí nhớ hoạt động tách rời, ý nghe quên ghi ngược lại Nhưng sau thời gian tâm tập luyện, kết hợp khả Việc tự học đòi hỏi sinh viên phải rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, xác khả tập trung ý Sinh viên rèn luyện tâm học với mơn khơng thích, rèn luyện nghị lực, chủ động tập trung cần thiết Đây khả quý giá giúp sinh viên thành công, không học tập mà tất việc Một nguyên nhân khiến hầu hết sinh viên gặp khó khăn học tập làm việc thiếu tập trung Sự hứng thứ tập trung với Sự hứng thú giúp dễ dàng tập trung, cịn tập trung tốt giúp có thêm hứng thú, chúng nâng cao suất học tập làm việc cho cá nhân Vì sinh viên cần rèn luyện khả để tiếp thu kiến thức cách hiệu 2.1.9 Học tập theo tiếp cận CDIO CDIO viết tắt cụm từ tiếng Anh Conceive – Design – Implement – Operate, nghĩa là: Hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực vận hành CDIO đề xướng khối ngành kỹ thuật thuộc ĐH Kỹ thuật Massachusetts, Mỹ, phối hợp với trường đại học Thụy Điển Đây giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội sở xác định chuẩn đầu để thiết kế chương trình phương pháp đào tạo theo quy trình khoa học CDIO xây dựng cách hợp lý, logic phương pháp tổng thể mang tính chung hóa áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác ngành kỹ sư (với điều chỉnh, bổ sung cần thiết), có khối ngành kinh tế quản trị kinh doanh Tầm nhìn CDIO hướng tới việc: Tích hợp kỹ nghề nghiệp làm việc nhóm giao tiếp; Đề cao việc học tập tích cực qua trải nghiệm; Liên tục cải tiến thơng qua quy trình đảm bảo chất lượng với mục tiêu cao; Làm phong phú khóa học với dự án sinh viên tự thiết kế – xây dựng kiểm thử Có thể hiểu, cách tiếp cận CDIO hướng tới đào tạo sinh viên phát triển toàn diện kiến thức, kỹ năng, thái độ, lực thực tiễn (năng lực C-D-I-O) có ý thức trách nhiệm với xã hội Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO đem lại lợi ích sau: - Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu người tuyển dụng, từ giúp thu hẹp khoảng cách đào tạo nhà trường yêu cầu nhà sử dụng nguồn nhân lực; - Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO giúp người học phát triển toàn diện với “kỹ cứng” “kỹ mềm” để nhanh chóng thích ứng với mơi trường làm việc thay đổi; - Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO giúp chương trình đào tạo xây dựng thiết kế theo quy trình chuẩn Các cơng đoạn q trình đào tạo có tính liên thơng gắn kết chặt chẽ; - Cách tiếp cận CDIO cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với chuyển tải đánh giá hiệu giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học lên tầm cao Cho đến mạng lưới trường đại học áp dụng CDIO giới ngày tăng lên, đặc biệt Mỹ Tính đến mốc thời điểm này, có tới 140 trường giới áp dụng CDIO Ở châu Á, Singapore nước triển khai CDIO Quốc gia áp dụng thành công trường 15 chuyên ngành (diplomas) từ năm 2007 Năm 2010, Singapore tổ chức IchemE (S’pore) trao tặng giải thưởng Đào tạo xuất sắc mơn kỹ thuật hóa học (Excellence in Education and Training in Chemical Engineering) nhờ thành tích áp dụng quy trình CDIO Hiện nay, Việt nam có 04 trường đại học thành viên tổ chức CDIO, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Duy Tân, Đại học Đà Lạt, Đại học FPT 2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ 2.2.1 Để học tập hiệu Học nhanh hay học chậm não khác cách học Vấn đề phương pháp Phương pháp khác mang lại kết khác Một số sinh viên học với: - Hai bước: Họ xem qua sách ghi (bước 1) thi (bước 2) Những sinh viên nằm ranh giới đậu trượt Hoặc họ thi trượt họ đậu ngưỡng thấp - Ba bước: Họ xem qua sách ghi (bước 1), cố gắng nhớ (bước 2) thi (bước 3) Những sinh viên thường đạt kết trung bình - Bốn bước: Họ xem qua sách ghi (bước 1), cố gắng nhớ (bước 2), làm tập thực hành (bước 3) thi (bước 4) Những sinh viên thường đạt kết giỏi Vậy làm để đảm bảo kết học tập xuất sắc? Q trình học thành cơng cần có chín bước phải ngày học kỳ - Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng; - Bước 2: Lập kế hoạch xếp thời gian hợp lý; - Bước 3: Hành động kiên định; - Bước 4: Áp dụng phương pháp đọc hiệu quả; - Bước 5: Áp dụng phương pháp ghi hiệu sơ đồ tư duy; - Bước 6: Áp dụng mơ hình trí nhớ hiệu quả; - Bước 7: Áp dụng lý thuyết vào thực hành hiệu quả; - Bước 8: Tăng tốc cho kỳ thi; - Bước 9: Đi thi Có số sinh viên thơng minh sinh viên khác Những sinh viên thông minh học nhanh đạt kết tốt Trí thơng minh người rèn luyện trở nên thơng minh Nếu sinh viên khơng thành thạo việc gì, thực việc nhiều Nếu Tốn đại số, làm Toán đại số thật nhiều Bộ não quen thuộc với Tốn đại số tạo nhiều liên kết nơron dành cho môn học Thực hành việc nhiều iần làm việc tốt Càng tận dụng não bao nhiêu, não thông minh nhiêu Giáo sư tâm lý Steven Pinker, Đại học Harvard nhận định:“Khơng có bí cả! Nếu bạn muốn biết thật nhiều từ sách phải đọc thật nhiều sách; bạn muốn nhớ tốt thứ, phải tập nhớ thứ Khơng có đường tắt cả! Bộ não giống bắp vậy, phải biết cách tận dụng Cách để phát triển bắp tập luyện thường xuyên, cách nâng vật nặng bạn nâng lúc bình thường Bộ não Cách để thông minh làm việc khiến cho não cảm thấy khó khăn, gay go Mỗi ngày, tìm vấn đề mà phải động não hiểu rõ thành thạo Hãy thử thách thân việc khám phá hay tìm hiểu vấn đề Để tăng cường trí thơng minh, áp dụng số cách sau: - Đọc tiểu thuyết, xem kịch nghe nhạc cổ điển; - Liên tục đặt câu hỏi trả lời câu hỏi lớp học; - Thử thách thân việc cố gắng giải đáp câu hỏi hay vấn đề mẻ, phức tạp ngày; - Khám phá thơng tin bên ngồi sách giáo khoa việc học hỏi kiến thức sách tham khảo; - Không bỏ qua chủ đề chương sách khó hiểu, hào hứng bắt tay vào tìm lời giải đáp; - Hiểu rõ rằng: cách để trở nên thông minh càm thấy khó hiểu phạm sai lầm q trình rèn luyện,từ mà cải thiện khơng ngừng; - Chơi trị chơi chữ; - Thăm hiệu sách hội chợ sách; - Tìm cách liên hệ muốn nhớ với hình ảnh sinh động; - Thường xuyên viết lên giấy, vẽ sơ đồ tư duy; - Thư giãn; - Biết cách trì hỗn mãn nguyện, Sinh viên cần phải tận dụng hiệu não trái não phải, 90% môn học trường môn học thiên não trái Trong não trái phải liên tục làm việc hầu hết thời gian, não phải chẳng làm nhiều Nghĩa não phải khơng tận dụng công suất Não phải cảm thấy “nhàm chán”, nên phải “kiếm việc để làm” kết nhãng tập trung Cách giải tốt cho vấn đề phải sử dụng não trái não phải lúc học Việc tạo “công ăn kết sau - Có thể đạt (Achievable): đạt với nguồn lực sẵn có - Phù hợp (Relevant): phải phù hợp với mơi trường hồn cảnh có thực tế - Có thời hạn (Time bound): phải có thời gian hồn thành theo dõi tiến độ thường xuyên Mục tiêu thứ xác định bỏ qua bên xem lại sau năm Mục tiêu việc cần phải thường xuyên xem xét, ghi nhớ hành động hướng đến chúng hàng ngày Một thói quen tốt sinh viên cần có bắt đầu ngày việc đọc lại mục tiêu ghi lại sổ Một phương pháp tốt khác sinh viên nên tóm tắt mục tiêu học tập vào tờ giấy lớn, bìa cứng dán lên tường Cách giúp sinh viên nhắc nhở mục tiêu phải đạt vào buổi sáng thức dậy Bên cạnh việc xác định mục tiêu lĩnh vực trọng yếu ừong sống, sinh viên cần xác định mục tiêu dài hạn mục tiêu ngắn hạn Viết muốn đạt cách cụ thể, viết thời hạn đạt mục tiêu, viết số tuổi thân giai đoạn Vạch kế hoạch chi tiết hành động cụ thể để tiến gần đến mụctiêu đề Một sổ xếp thông tin lịch giúp lên kế hoạch hiệu Hãy bắt đầu thực hành lập kế hoạch cho sống: - Thiết kế sống cho thân - Xác định mục tiêu cá nhân - Thiết kế poster mục tiêu - Xác định mục tiêu não tìm cách thực 2.4.2 Vượt qua lười biếng Lười biếng nhân tố phá hoại thành cơng Để vượt qua thói quen lười biếng, sinh viên phải học cách làm chủ thay để làm chủ thân Hai động lực thúc đẩy hành động nỗi khổ niềm vui Hãy tận dụng động lực để thúc đẩy thân hành động như: kiên trì học bài, ơn hồn tất tập trước thời hạn Lập trình lại não để hành động với năm bước sau: Bước 1: Viết tất hậu phải gánh chịu tiếp tục lười biếng Bước 2: Tận dụng trí tưởng tượng để cảm nhận thật rõ nỗi khổ phải hứng chịu tiếp tục lười biéng Hãy tưởng tượng thấy, nghe cảm nhận gánh chịu nỗi khổ Bước 3: Tưởng tượng nhiều niềm vui có thói quen tốt Viết cảm giác vui sướng kết tốt đẹp nhận néu chăm học tập Bước 4: Hãy tưởng tượng thể cảm nhận trải nghiệm niềm vui đỉnh mang lại từ việc chăm học tập Hãy tưởng tượng đến phiếu điểm với điểm số ao ước Hãy cảm nhận thỏa mãn niềm hạnh phúc nhận kết học tập mà thân xứng đáng có Hình dung cảnh tượng ngày tốt nghiệp đại học ngợi khen gia đình nhà trường Bước 5: Phá vỡ thối quen hành động cũ lập trình thân theo thói quen Thực hành động mà bình thường khơng làm thay đổi cách làm Một vài bí qut sau giứp sinh viên thúc đẩy hành động lập tức: - Tự cam kết với thân - Giới thiệu cam kết với người thân, bạn bè thầy cô - Thường xuyên xem lại mục tiêu - Tự thưởng cho thân 2.4.3 Xả stress phương pháp học Có thể xả stress số phương pháp sau đây: Tìm góc học tập: Nhiều sính viên có thói quen học tập giường Thói quen khơng tốt, làm cho người học dễ dàng quên kiến thức ngủ gật, không tập trung Vì vậy, sinh viên cần phải có góc học tập riêng, n tĩnh tập trung Bài trí góc học tập: Sách đồ dùng học tập nên để nơi Bàn học nên đặt cách xa nơi sinh hoạt gia đình tổt nhất, cần đèn đủ sáng ghế vừa tư để tránh đau lưng hay gù vai Bài tập nhà: Sinh viên nên ghi chép lại tập học lớp Nếu thầy viết lên bảng viết vào Chú ý phải hiểu rõ tập nhà mà thầy cô giáo ra, chưa rõ hỏi lại Khơng nên chưa thực hiểu yêu cầu cô thầy đặt Sắp xếp tài liệu: Sử dụng bìa rời (có bán cửa hàng văn phịng phẩm) xếp túi đựng tài liệu đó, túi môn học, ghi nhãn môn học cho túi Mỗi tài liệu nhận từ thầy cô xếp vào túi tài liệu Cách hạn chế việc làm thất lạc tài liệu Học phần nhỏ: Chia trang cần học thành phần nhỏ, sau lấy lịch tuần ghi ngày có kiểm tra Tiếp đến chia tất sổ trang phải học học ngày ít, có ghi chú, cho đêm trước ngày kiểm tra dành cho việc ôn lại Như vậy, cách học phần với chút phương pháp có tổ chức, sinh viên không cần phải lo lắng thầy cô giáo báo ngày kiểm tra thứ sẵn sàng 2.4.4 Quản lý thời gian hiệu Những người thành công sống biết cách quản lý thời gian họ Thời gian thay đổi kiểm sốt cách sử dụng chúng Sinh viên làm chủ thời gian làm chủ sống Những người thành cơng có nhiều thời gian để đạt mục tiêu họ biết cách sừ dụng thời gian Những người bình thường ngày lãng phí nhiều thời gian quý báu mà không hay biết Thời gian tiền bạc, phút trôi qua phút tiêu pha hoang phí Thời gian khơng sử dụng cách khơn ngoan khơng nhận Sinh viên cần xác định thời gian lãng phí để có kế hoạch quản lý hiệu Lập thời gian biểu cộng lại thời gian lãng phí ngày Neu trung bình ngày lãng phí sáu (rất phổ biến sinh viên trung bình khá), nghĩa chiếm 1/4 ngày sống 80 năm lãng phí 20 năm đời Hãy suy nghĩ thành công to lớn tốt đẹp có tận dụng thêm 20 năm đó, đặc biệt lúc cịn trẻ, cịn nhiều hội để phát triển nghề nghiệp Việc quản lý thời gian có hiệu hay khơng phụ thuộc vào việc xếp công việc ưu tiên để đạt đến mục tiêu Sinh viên tham khảo bảng xếp ưu tiên công việc sau: Khấn cấp Hướng đến mục tiêu Không Không khẩn cấp UT1 UT2 - Làm tập nhà - Đọc sách trước học - Chuẩn bị cho bàl kiểm tra - Lập sơ đồ tư - Hoàn thành công việc - Chuẩn bị thi từ sớm hướng đến mục tiêu khẩn cấp - Tập thể dục ngậy UT3 UT4 - Các công việc gián đoạn nửa - Lướt mạng Internet chừng - Nói chuyện điện thoại - Trả lời tin nhắn, email - Đi chơi - Xem ti vi - UT1: Hành động khẩn cấp hướng đến mục tiêu Những người thành công làm chủ thời gian cách xếp ưu tiên công việc Những việc cần phải ưu tiên việc giúp tiến gần đến mục tiêu Những việc quan trọng cần hành động tức khắc Chúng bao gồm: làm tập nhà cho ngày hôm sau, gấp rút hồn thành thuyết trình lớp, chuẩn bị cho kiểm tra, V.V Tuy nhiên, nhiều công việc khẩn cấp hướng đến mục tiêu lại tạo lười biếng Khi việc làm tập liên tục bị trì hỗn, khơng chuẩn bị thuyết trình, lười biếng khơng ơn đến cận ngày thi, bắt buộc sinh viên phải hành động khẩn cấp khơng cịn thời gian Nếu việc làm sớm đâu phải làm gấp rút vào cuối Những việc khẩn cấp hướng đến mục tiêu gây áp lực căng thẳng dẫn đến kết khơng ý Ơn gấp rút cho kiểm tra khiến điểm số tệ nhiều so với việc chuẩn bị từ sớm, không nên để “nước đến chân nhảy” Nên cố gắng giảm thời gian cho việc UT1 cách lên kế hoạch xếp công việc hợp lý Dành nhiều thời gian làm việc hướng đến mục tiêu chúng chưa khẩn cấp (UT2) -UT2: Hành động không khẩn cấp hướng đến mục tiêu Mặc dù cách sử dụng hầu hết thời gian người thành cơng phần lớn người khác lại không sử dụng thời gian theo cách Những việc không khẩn cấp hướng đến mục tiêu việc quan trọng để đạt đến mục tiêu không cần phải hành động tức Những việc bao gồm: ôn thi sớm, bắt tay vào làm tập giao lập tức, lập sơ đồ tư trước nghe thầy giảng, lập thời gian biểu, tập thể dục buổi sáng, V.V Khi hoàn tất việc UT1 cần phải dành thời gian làm việc UT2 Mặc dù việc không khẩn cấp phải làm để đạt hiệu cao thành công Đa số sinh viên bỏ qua việc chúng khơng khẩn cấp Thay vào đó, họ lại dành thời gian làm việc UT3 Những việc UT3 khẩn cấp thật chi làm lãng phí thời gian Những sinh viên dành hầu hết thời gian làm việc UT2 sinh viên biết cách đầu tư thời gian lên kế hoạch trước Tương tự nhà đầu tư nhạy bén, sinh viên đầu tư thời gian vào việc quan trọng họ lâu dài Kêt họ gặt hái thành tốt đẹp tương lai Vì vậy, sinh viên cần phải lên kế hoạch dành nhiều thời gian cho việc UT2 -UT3: Hành động khẩn cấp không hướng đến mục tiêu Những việc khẩn cấp không hướng đến mục tiêu việc quan trọng cần hồn tất tức khắc Những việc thật khơng quan trọng chúng khơng giúp cho thành cơng Chúng bao gồm trả lời tin nhắn, nói chuyện điện thoại, xem phim mới, xem chương trình ti vi ưa thích, Những việc UT3 nên làm hoàn tất tất việc UT1 UT2 Nhiều sinh viên nhận thấy làm nhiều việc UT3 Bởi thế, họ cảm thấy bận rộn mà không đạt kết tốt Những người dành nhiều thời gian cho việc UT3 người dễ bị phân tâm thứ xung quanh Sinh viên cần phải hướng tới việc giảm thiểu thời gian vào việc UT3 cách học cách né tránh áp lực từ bạn bè từ chối hoạt động không giúp đạt mục tiêu -UT4: Hành động không khan cấp không hướng đen mục tiêu Loại việc dành cho người lười biếng Những việc bao gồm ngủ nhiều, xem ti vi mức, lướt mạng không cổ thời gian ngưng nghỉ, Mặc dù làm số việc YT4 thú vị, việc phải xếp cuối bảng xếp ưu tiên công việc Chỉ nên nghĩ đến chúng sau hoàn tất việc UT1, UT2 UT3 Khi nhận thấy dành nhiều thời gian cho việc UT4, sinh viên cần phải bắt đầu thay đổi cách sống để khơng lãng phí thời gian q giá Vậy làm thể để ưu tiên thời gian? Hầu hết sinh viên trung bình có khuynh hướng tập trung vào việc khẩn cấp nhiều họ có q nhiều việc loại tính lười biếng thích trì hỗn Họ làm việc UT1 UT3 Thời gian lại, thường ít, dành cho việc khẩn cấp UT2 UT4 Kết họ cảm thấy q bận rộn, đầu óc ln căng thẳng, làm việc hiệu nhận kết tệ hại Nên ưu tiên thời gian sau: Trước hết lập kế hoạch thực tất việc UT1 Sau đó, có kế hoạch hợp lý, giảm thiểu tối đa thời gian vào việc Kế tiếp, lên kế hoạch dành thật nhiều thời gian vào việc UT2 Mặc dù việc không khẩn cấp, phải tự động viên thân làm việc ngày Thời gian lại dành cho việc khơng hướng đến mục tiêu UT3 UT4 Sinh viên cần học cách lập kế hoạch thực công việc hàng ngày Bản chất người không lập kế hoạch cho việc quan trọng (UT2) ln trì hỗn khơng bắt đầu làm cần có sổ tay có phần xếp cơng việc theo tháng theo tuần Phần xếp công việc theo tháng để lập kế hoạch tháng cho năm Phần xếp công việc theo tuần để lập kế hoạch theo tuần theo ngày -Lập kế hoạch cho tháng năm Vào đầu năm học, nên đành ngày lên kế hoạch cho năm Để làm điều này, dùng phần xếp cồng việc theo tháng sổ tay Phần chứa đựng,tất ngày tháng vào hai trang - Bước 1: Đánh dấu kiện quan trọng năm Những kiện bao gồm lịch thi, lịch kiểm tra, thời hạn nộp đồ án, - Bước 2: Xác định thời gian biểu, xác định số chương sách cần học cho môn học năm Ví dụ, phải học 24 chương tốn học, 18 chương vật lý, Cộng tất lại để biết tổng số chương cần học năm Ví dụ, trung bình có 20 chương cho mơn học có bảy mơn học, có tổng cộng 140 chương để học - Bước 3: Đặt thời hạn học tất chương năm Lập kế hoạch cần học chương suốt năm Lý tưởng nên lập kế hoạch hoàn tất tất chương khoảng tháng trước kỳ thi cuối học kỳ Mỗi lần học, nên dùng sơ đồ tư phương pháp học khác biết để đạt hiệu cao Xác định kế hoạch năm tức lập kế hoạch cho việc UT2 Đây việc không khẩn cấp hướng đến mục tiêu bạn Một hồn tất kế hoạch năm, nên có kế hoạch hàng tuần chi tiết Kế hoạch hàng tháng đưa việc UT2, phải thêm việc UT1 vào kế hoạch hàng tuần Cuối cùng, thêm việc UT3 UT4 Cần nhớ hầu hết thời gian nên dành cho việc UT1 (20%) UT2 (60%) Thời gian lại dành cho việc UT3 UT4 không quan trọng -Lập kế hoạch hàng tuần Mỗi chủ nhật hàng tuần, nên dành thời gian lên kế hoạch cho tuần tới (bảy ngày) phần xếp công việc theo tuần sổ tay Phần hiển thị tuần đến hai trang Kế hoạch hàng tuần cụ thể nhiều so với kế hoạch hàng tháng cho năm Kế hoạch hàng tuần nên bao gồm tất việc cần làm ngày bảy ngày tuần -Kiểm tra kế hoạch ngày mai vào buổi tối - Định thời gian cụ thể cho việc: Mỗi tối, xem xét việc cần làm cho ngày mai phân phối thời gian cụ thể cho việc Xác định hệ thống thời gian chi tiết nhằm tránh việc lười biếng nói “Tôi làm việc sau” - Bám sát thời gian biểu: Cho dù chuyện xảy phải kỷ luật với thân để hoàn tất việc lên kế hoạch trước ngủ Thậm chí cho dù có phải bỏ lỡ chương trình ti vi u thích ngủ chút Sự tự trừng phạt thân giúp thân nhận giá phải trả cho việc lãng phí thời gian trì hỗn cơng việc - Điều chỉnh lại kế hoạch làm việc: Sẽ có việc UT1 bất ngờ xảy khiến cho kế hoạch khơng thể hồn tất theo dự định Chỉ khơng cịn lựa chọn khác nên điều chỉnh lại kế hoạch làm việc cho ngày mai ngày hôm sau Tuy nhiên, không nên điều chỉnh kế hoạch thường xuyên Lưu ý: - Luôn lập kế hoạch bút chì để điều chỉnh lại cần thiết - Tuyệt đối đẩy lùi kế hoạch trường hợp bất khả kháng Hãy xem việc đẩy lùi kế hoạch thường xuyên bước lùi khỏi thành công bước tiến đến thất bại - Gạch bỏ việc hoàn tất Việc mang lại cảm giác thỏa mãn hồn tất cơng việc dự định 2.4.5 Rèn luyện kỷ luật thân Đầu tiên rèn luyện ý thức tự giác Có thể nói ý thức tự giác hình thức rèn luyện thân có chọn lọc, tạo nên thói quen cách nghĩ, cách hành động diễn thuyết nhằm mục đích nâng cao thân hướng đến thành công Rèn luyện ý thức tự giác nhiệm vụ định hướng chọn lọc Nó kết nỗ lực hết mình, khơng phải dễ dãi Mỗi ngày, sinh viên cần lên kế hoạch thực nhiệm vụ nhỏ với thời gian định trước: - Tập cách cân nhắc việc chần chừ: lên kế hoạch thực nhiệm vụ cụ thể vào buổi sáng lần vào buổi tối, nhiệm vụ khơng nên dài 15 phút, chờ xác đến thời gian định đến thời gian phải bắt đầu thực nhiệm vụ - Cố trì thời khóa biểu hai tháng Việc lển kế hoạch giúp tập trung vào thứ cần ưu tiên Bằng cách trọng bắt đầu thực nhiệm vụ hồn thành chúng tránh chần chừ khơng đáng có - Lên kế hoạch nhiệm vụ giữ giờ, ứánh hành động cách bốc đồng - Theo dõi trình thực hiện: vào cuối ngày, ghi chép lại việc hoàn thành với thời gian nhiều định Việc lập bảng ghi chép giúp theo dõi xem thân thời gian để làm cơng việc đó, từ điều chỉnh lại cho thích hợp - Nếu bắt đầu có thời gian dư, lấp vài cơng việc nhỏ, ghi lại cho thân, lên kế hoạch cho nhiệm vụ khác chẳng hạn Khai thác súc mạnh cân Thay làm việc liên tục nhiều ngày, để không vào ngày khác, làm vài tiếng ngày khác nữa, định rõ quãng thời gian cụ thể ngày tuần để làm cơng việc Hãy kiên định, đừng đặt nặng mục tiêu, phân bổ lại thời gian, đơn giản tập lập nên thói quen làm việc đặn ngày Áp dụng kỹ thuật cho tập nhà, dự án thứ bắt đầu vào quỹ đạo, từ từ tiến tới đích Làm trên, sinh viên giải phần công việc chia nhỏ, tất lúc Biến thành thói quen trước, thói quen giúp hồn thành cơng việc, tránh tình trạng “đuối” làm chủ thời gian Từ việc rèn luyện ý thức tự giác, nghiệm cách quản lý quỹ thời gian Quản lý quỹ thời gian cơng việc vất vả khơng quản lý thời gian thân quản lý thân Sinh viên nên bắt đầu với việc “định hướng ý thức tự giác” Khi kiểm sốt cơng việc xây dựng ý thức tự giác Khi sinh viên xây dựng ý thức tự giác hình thành cách quản lý thời gian tạo tự tin thân Duy trì việc ghi nhện trình rèn luyện ý thức tự giác Ghi nhận thời gian bắt đầu kết thúc công việc, xem lại thông tin phản hồi từ trình thực Dạng nhật ký rèn luyện công cụ quý giá để giúp họat động sinh viên đạt kết tốt Nó giúp phân lọai cơng việc ưu tiên, nhận quan trọng, không, ước lượng thời gian thích hợp cho Lên kế hoạch cho việc học tập Khi chuẩn bị bắt đầu ngày học mới, sinh viên dành vài phút để ghi giấy cơng việc cần phải hồn thành ngày hôm Lên danh sách thứ cần ưu tiên, bắt đầu làm công việc quan trọng trước Hãycố thử trì vài ngày, để thấy thói quen giúp ích Thói quen hình thành theo thời gian, cịn việc tùy thuộc vào thân thói quen Nêu hình dung rõ muốn đạt ngày, khả hồn thành cơng việc cao Viết phác thảo ngày làm việc giúp ích nhiều Sự ngã lịng - Cố gắng đừng nản chí, đừng để thử thách làm chùn bước - Nếu thất bại, xem chuyện bình thường - Nghỉ ngơi chút lại đối đầu với thử thách Đánh dấu trình học tệp Trên lịch để bàn, trang Word máy tính, bàn ăn sáng, đâu thuận tiện Hãy đánh dấu ngày thực kế hoạch thành cơng, q trình bị phá vỡ cần bắt đầu lại Điều giúp sinh viên mường tượng để củng cố q trình thực Điển hình Quan sát người xung quanh để xem ý thức tự giác thói quen giúp họ hoàn thành mục tiêu Xin lời khuyên họ, xem thực có tác dụng, khơng 2.4.6 Tạo tâm mạnh mẽ tức Đa số sinh viên biết phải bắt đầu lên kế hoạch học tập, tận dụng phương pháp đọc sách hiệu quả, lập sơ đồ tư duy, V.V không cảm thấy có động lực để hành động Là người, hầu hết thường hành động theo cảm xúc lý trí Cảm xúc ln vượt lên lý trí Rất nhiều việc biết nên làm, lại cảm thấy không muốn làm không làm Khi cảm thấy chán nản, lười biếng hay bất lực, có nhiều khả người ta khơng muốn làm Tuy nhiên, cảm thấy có động lực phấn chấn, chắn người ta hoàn tất công việc Cảm xúc tạo thể nào? Cảm xúc định cách điều chỉnh thể suy nghĩ Cảm xúc ảnh hưởng đến hành động ảnh hưởng đến kết đạt Khi có cảm xúc tích cực hưng phấn, vui vẻ người hành động tích cực đạt kết tích cực Ngược lại, có cảm xúc tiêu cực thất vọng, chán nản, lười biếng, người hành động tiêu cực nhận lãnh hậu tiêu cực Vậy, để thay đổi hành động kết người cần phải học cách làm chủ cảm xúc thông qua việc làm chủ suy nghĩ điều chỉnh thể hợp lý Một nghiên cứu tiến hành Đại học California vào đầu năm 1980 liên quan đến nhóm người bị trầm uất Khơng liệu pháp điều trị giúp họ khỏi tình trạng Tuy nhiên, nhà nghiên cứu buộc người phải mỉm cười thở sâu hơn, nhiều người số họ sau năm sống u uất bắt đầu cảm thấy trạng thái tinh thần cải thiện Điều chỉnh thể ảnh hưởng đến cảm xúc thân Đây phương pháp đơn giản hiệu Hãy thực tập việc chuyển đổi thân vào trạng thái đầy lượng cách thay đổi thể lúc cảm thấy chán nản, lười biếng Nếu thực tập nhiều thành thạo giúp thân tự thay đổi dễ dàng Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến cảm xúc chính, suy nghĩ Nếu học cách điều khiển suy nghĩ, người làm chủ cảm xúc thân Sinh viên tập cách điều khiển suy nghĩ thơng qua từ ngữ tích cực tiêu cực, thơng qua hình ảnh, tự đặt câu hỏi hợp lý, chọn cách đối thoại với thân theo hướng thúc đẩy hành động tích cực Thật tuyệt vời cường độ cảm xúc kiểm sốt Vì giúp thân tăng cường cảm xúc tích cực vui vẻ, phấn chấn, đồng thời giảm thiểu cảm xúc tiêu cực Những việc làm sau giúp ích cho sinh viên có tâm mạnh mẽ tức cảm thấy thiếu động lực: - Tạo hình ảnh: nghĩ đến hình ảnh hay kiện giúp thân cảm thấy phấn chấn mạnh mẽ - Tăng cường độ cảm xúc: cách nhập tâm vào hình ảnh nghĩ đến thêm vào âm thanh, màu sắc sống động làm thân cảm nhận tuyệt vời - Thay đổi tư thế: để hồn tồn phù hợp với cảm xúc phấn chấn, mạnh mẽ, tâm - Thay đổi từ ngữ: thay đổi từ ngữ để tự đối thoại với thân giọng điệu phấn khởi - Áp dụng phương pháp neo (neo tàu thuyền): neo cảm xúc thấy, nghe, làm, cảm nhận, khiến thân cảm nhận 2.4.7 Sức mạnh niềm tin Niềm tin có sức mạnh phi thường, người gặt hái thành cơng họ tin vào khả Hãy bắt đầu thành công việc thay đổỉ niềm tin Niềm tin người với người Sự khác biệt người thành cơng kẻ thất bại niềm tin họ Các bước trang bị cho thân niềm tin hữu ích - Bước 1: Hãy viết tất niềm tin làm giới hạn khả - Bước 2: Trong niềm tin tiêu cực tìm tất lý khiến người khơng tin vào nó, liệt kê lý có niềm tin lúc đầu, xác định lý khác khiến người có niềm tin - Bước 3: Viết hậu phải trả giá tiếp tục có niềm tin giới hạn - Bước 4: Viết niềm tin đầy lạc quan, mạnh mẽ Mỗi người phải có để thay niềm tin giới hạn trước Năm niềm tìn mạnh mẽ cửa người thành công - Để thay đổi cho sống tốt hơn, tơi phải thay đổi - Khơng có thất bại, có kinh nghiệm - Nếu người làm được, làm - Để học tốt, cần yêu thích việc học - Linh hoạt giúp tơi làm chủ sống 2.4.8 Mười bước giúp trì động lực học tập Động lực giúp sinh viên học tập hiệu hơn, mạnh mẽ vượt qua trở ngại, khó khăn Tuy nhiên, để trì động lực học tập sinh viên làm Vì vậy, muốn trì động lực học tập lâu dài sinh viên thực theo mười bước sau: Bước 1: Xác định mục đích rõ ràng thực tế làm được, phải đố thực mục đích thân khơng phải mục đích bố mẹ, người xung quanh hay số đơng Có thái độ suy nghĩ tích cực để theo đuổi mục tiêu đề việc học, thực kế hoạch Bước 2: Lên danh sách yếu tố thúc đẩy học hành: khách quan (nhận lời khen bố mẹ, quà thưởng, học bổng ), chủ quan (đạt trình độ cao cấp lĩnh vực học, thoả mãn ham mê tìm hiểu thân ) Bước 3: Tạo áp lực thời gian cho thân làm tập, khơng có áp lực thời gian dễ lãng quên nhiệm vụ minh hứng thú bắt tay vào làm Tốt dán tờ stick note (tờ giấy dán, thường để ghi lên đó) ghi thời hạn chốt nộp lên lịch, sau đố đánh dấu ngày bắt đầu tiến hành làm tờ lịch Bước 4: Nếu thấy tập nhiều nặng, chia nhỏ làm nhiều phần Mỗi ngày làm chút, phải chắn phải làm xong không để dồn sang hôm sau Bước 5: Nếu muốn hồn thành sớm tập chọn phần dễ trước, khó sau, chọn làm phần cảm thấy hứng thú đề mục nhỏ trước Việc hồn thành cách nhanh chóng phần khiến thân tự tin khả Bước 6: Nếu cảm thấy khó khăn khó hiểu điểm tập, đừng ngại hỏi giáo viên người hướng dẫn Sự giảng giải ngắn gọn họ giúp tập trở nên dễ hiểu hơn, làm tiếp tục phát triển hướng, hạn chế sai sót q trình thực Bước 7: Tìm mối liên hệ học làm với thực tương lai Bước 8: cố gắng giải vấn đề cá nhân làm ảnh hưởng đến tập trung, néu không, điều tiết cho khơng can thiệp sâu vào việc học Bước 9: Hạn chế suy nghĩ thái độ thiếu tích cực học như: chần chừ, chờ đợi may mắn, tự ti Hãy nhìn vào thành công kết đạt được, nhỏ thôi, thay đổi thái độ thân Bước 10: Mỗi hoàn thành xong phần tập đề ra, tự thưởng cho quà Có thể que kem, kẹo, nghe nhạc xem phim vừa khiến đầu óc thoải mái hơn, vừa trì nhiệt tình việc thực mục tiêu học tập TÓM TẮT Chương giới thiệu nội dung liên quan đến việc học tập đại học (bối cảnh thách thức, quan điểm học tập, trụ cột học tập đại học, 16 khó khăn thường gặp, số yếu tố ảnh hưởng đến việc học, số đặc điểm khác biệt học đại học phổ thông, học tập chủ động); chiến lược, thói quen, phương pháp học tập, đọc, ghỉ chép, thi hiệu quả; số lời khuyên để học tập tốt, có sức khỏe tốt sống tốt CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP 2.1 Bạn nêu khái quát vấn đề học tập bậc đại học sinh viên Việt Nam? 2.2 Những khó khăn sinh viên thường gặp yếu tố ảnh hưởng đến trình học tập sinh viên? 2.3 Bạn cho biết việc học tập học chế tín chỉ? 2.4 Cho biết số phưoug pháp học tập sinh viên áp dụng hiệu quả? 2.5 Bạn áp dụng phương pháp học tập hiệu quả? 2.6 Trình bày nội dung phương pháp đọc sách có hiệu quả? 2.7 Bạn cho biết số phương pháp để rèn luyện trí nhớ tư hiệu quả? 2.8 Để vượt qua kỳ thi đạt điểm cao sinh viên cần phải làm gì? 2.9 Vai trị việc xác định mục tiêu học tập? Làm để xác định mục tiêu hiệu quả? 2.10 Bạn cần xác định mức độ ưu tiên xếp công việc để đạt mục tiêu cách hiệu nhanh nhất? TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Oakes, W.C., Leone, L.L., Gunn, C.J., Engineering Your Future - A Comprehensive Introduction to Engineering, Great Lakes Press, 2011 [2] Quỳnh Thư, Luyện trí thơng minh khơng?, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, SỔ 10 - 2012, ngày 01-3-2012 [3] Khoo, A., Dịch giả: Trần Đăng Khoa, Uông Xuân Vy, Tôi tài giỏi, bạn thế, Nhà xuất Phụ nữ, 2009

Ngày đăng: 28/08/2023, 15:29

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan