TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ quan điểm về khả năng thay thế trí tuệ nhân tạo cho người trí tuệ

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ quan điểm về khả năng thay thế trí tuệ nhân tạo cho người trí tuệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ

HỌ VÀ TÊN: BÙI NGUYỄN ANH THƯ MÃ SỐ SINH VIÊN: 49.01.616.161

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2321EDUC280104

GIẢNG VIÊN: TH.S ĐẶNG ÁNH HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024

Trang 2

1 Những cơ hội được AI mang tới trong giáo dục 4

1.1 Tự động hóa các hoạt động giáo dục, giúp giảm tải cho giáo viên tronghoạt động giảng dạy 4

1.2 AI tạo ra trải nghiệm học hiện đại 4

1.3 Cung cấp các giáo viên “ảo” 5

1.4 Đánh giá và cải tiến liên tục trong thời gian dài 5

2 Những thách thức mà AI mang đến cho giáo dục 5

2.1 Chính sách chưa theo kịp diễn biến của thực tiễn 6

2.2 Tạo sự bất bình đẳng do thiếu điện kiện hạ tầng cơ bản 6

2.3 Thế hệ giảng viên hiện đang chưa theo kịp được thời cuộc, chưa đáp ứngđược yêu cầu sử dụng công cụ AI 6

2.4 Những thách thức trong phát triển dữ liệu khi ứng dụng AI 7

3 Vai trò của người giáo viên đối với ngành giáo dục 7

3.1 Giáo viên có thể xây dựng mối quan hệ với học sinh của mình bắt nguồn từsự đồng cảm và thấu hiểu 7

Trang 3

3.2 AI còn hạn chế về khả năng tư duy sáng tạo và phản biện 83.3 Chìa khóa để sử dụng AI trong lớp học là tìm cách tích hợp nó với hướngdẫn do giáo viên hướng dẫn 9Kết luận 10Tài liệu tham khảo 11

Trang 4

Phần mở đầu

Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence - AI) đang phát triển nhanh chóng vàtừng bước khẳng định là công nghệ trụ cột, đột phá trong cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư Thực tế cho thấy, giáo dục là đối tượng thụ hưởng thành quả củaAI AI cũng góp phần trực tiếp đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dụchướng đến sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới Đồng thời, giáo dục là lĩnhvực then chốt cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy AI.

AI trong giáo dục, chủ yếu tập trung vào việc học và theo dõi cá nhân, giúpngười học hiểu chủ đề theo tốc độ tiếp thu của riêng mình AI sẽ cung cấp các côngcụ phần mềm tương tác và tùy chỉnh được tích hợp với thực tế ảo và thực tế tăngcường, từ đó mang đến cho người học những truy xuất thông tin, dữ liệu một cáchnhanh nhất, chính xác nhất Đồng thời, giúp nâng cấp môi trường học tập với sự tậptrung đặc biệt vào việc thực hiện bài học của học sinh.

Và với việc AI ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, giáodục cũng phải đối mặt với các thách thức và cơ hội mới, đòi hỏi sự trang bị vềnhững kỹ năng, kiến thức và hiểu biết mới liên quan tới AI Trí tuệ nhân tạo đã cáchmạng hóa lĩnh vực giáo dục, mở ra một kỷ nguyên mới về trải nghiệm học tập sángtạo và cá nhân hóa Với các thuật toán tiên tiến và thông tin chuyên sâu dựa trên dữliệu, AI đã biến đổi các phương pháp giảng dạy truyền thống, trao quyền cho ngườihọc và các nhà giáo dục Nó có thể mang lại nhiều lợi ích và cải tiến trong lĩnh vựcgiáo dục, nhưng hiện tại AI vẫn khó có thể thay thế hoàn toàn vai trò của giáo viêntrong quá trình giảng dạy

1 Đặt vấn đề

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây,khiến một số người đặt câu hỏi liệu nó có thể thay thế vai trò của giáo viên trongtrường học hay không Mặc dù AI có tiềm năng cải thiện giáo dục theo nhiều cáchnhưng nó không thể thay thế tầm quan trọng của sự tương tác giữa con người vớiquá trình học tập Trong bài luận này, chúng ta sẽ xem xét những hạn chế của AItrong giáo dục và vai trò quan trọng của giáo viên trong việc hỗ trợ tinh thần, tạo ra

Trang 5

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Nhận xét và đưa ra những quan điểm về khả năng thay thế trí tuệnhân tạo cho người trí tuệ

Khách hàng: Trí tuệ nhân tạo, con người ( Trí tuệ con người )

4 Phạm vi nghiên cứu

Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu về năng lực trí tuệ vận hành vào các mô hìnhtính toán Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu để máy tính có khả năng nhận thức, nhậnđịnh và hành động Trí tuệ nhân tạo là nghệ thuật tạo ra các cỗ máy có thể thực hiệnnhững chức năng yêu cầu trí tuệ khi thực hiện bởi con người.

5 Lịch sử nghiên cứu

Thực ra trí tuệ nhân tạo AI được ra đời không hề sớm như đã nói, nhưng nólà thành quả tất yếu của sự phát triển khoa học và công nghệ, là giải pháp giải quyếtnhững bài toán khó của sự phát triển loài người trong tương lai Dưới đây chúng tacùng điểm lại những cột mốc của lịch sử phát triển trí tuệ nhân tạo AI Ngày nay,việc tiếp tục nghiên cứu và cải tiến trí tuệ nhân tạo AI về các công nghệ nền tảng đãthể hiện rõ trong các kỹ năng tự động hóa và lý luận có thể được tích hợp trong điệnthoại, máy tính và máy móc… Trí tuệ nhân tạo AI theo cách nào đang trở thànhmột thực tế nền tảng của thế giới hiện nay.

Trong khi các bộ phim khoa học viễn tưởng và tiểu thuyết Hollywood mô tảAI là những robot giống như con người chiếm lĩnh thế giới, thì sự phát triển hiện tại

Trang 6

của công nghệ AI không đáng sợ – hay hoàn toàn thông minh Thay vào đó, trí tuệnhân tạo AI đã phát triển để cung cấp nhiều lợi ích cụ thể trong mọi ngành côngnghiệp, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ…

Nghiên cứu AI sớm vào những năm thập niên 60 đã khám phá các vấn đề màcông nghệ này có thể giải quyết Vào những năm 1960, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đãquan tâm đến loại công việc này và bắt đầu đào tạo máy tính để bắt chước lý luậncơ bản của con người Ví dụ, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến(DARPA) đã hoàn thành các dự án lập bản đồ đường phố vào những năm 1970 VàDARPA đã sản xuất trợ lý cá nhân thông minh vào năm 2003…

Công việc ban đầu này đã mở đường cho tự động hóa và lý luận chính thứcmà chúng ta thấy trong các máy tính ngày nay, bao gồm các hệ thống hỗ trợ quyếtđịnh và hệ thống tìm kiếm thông minh có thể được thiết kế để bổ sung và tăngcường khả năng của con người.

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết- Phương pháp lịch sử

Trang 7

Phần nội dung

1 Những cơ hội được AI mang tới trong giáo dục

AI đang thay đổi ngành giáo dục và mang lại nhiều cơ hội trải nghiệm mớicho ngành giáo dục, cụ thể là:

1.1 Tự động hóa các hoạt động giáo dục, giúp giảm tải cho giáo viên trong hoạtđộng giảng dạy

Theo cách thức giáo dục truyền thống, giảng viên thường mất nhiều thời gianđể thực hiện các công việc “lặp đi lặp lại” như: phân loại bài tập về nhà, đánh giátiểu luận, chấm bài cho sinh viên… Không những vậy, những công việc này còngây ra cảm giác nhàm chán, mệt mỏi cho giảng viên AI góp phần tự động hóa vàthực hiện các hoạt động quản trị, chuyên môn nói trên cho các giảng viên AI cungcấp các công cụ phần mềm tương tác và tùy chỉnh được tích hợp với thực tế ảo,triển khai trên các thiết bị kỹ thuật số AI giúp giảm thời gian và công sức của giảngviên trong việc hành chính, giao bài, chấm bài…

1.2 AI tạo ra trải nghiệm học hiện đại

Việc sử dụng các ứng dụng AI trong giảng dạy có thể nâng cao trải nghiệmhọc tập theo nhiều cách như bài tập học tập được cá nhân hóa nhờ các thuật toán AIhay phản hồi và giao tiếp tức thời nhờ xử lý ngôn ngữ tự nhiên của AI Trí tuệ nhântạo cũng có thể được sử dụng để tăng cường học tập qua trò chơi hóa, điều này cóthể làm cho việc học trở nên thú vị, hấp dẫn và bổ ích hơn nữa Việc sử dụng cáccông cụ AI có thể hướng dẫn các nhà giáo dục sử dụng phương pháp giảng dạytương tác hơn, điều này có thể dẫn đến tăng mức độ tương tác và động lực trong lớpcũng như mục tiêu học tập được cải thiện:

- Tương tác đa chiều: Tài liệu, giáo án, bài kiểm tra và những trò chơi tương tácđược áp dụng để học viên hiểu, nhớ bài, tra cứu dễ dàng hơn Người học không chỉnhìn, chép mà còn nghe, chạm, phản xạ cùng những kiến thức mới Từ đây, quátrình tiếp thu, ghi nhớ và ôn tập trở nên hiệu quả hơn.

- Trực quan hóa thông tin: AI có thể hình ảnh hóa, mô phỏng, sử dụng văn bản tùybiến theo tính chất thông tin, vì AI biết đánh giá và chọn cách truyền tải nội dungdưới hình thức nào là dễ hiểu nhất Thông qua dữ liệu và công cụ sẵn có, công thức

Trang 8

toán học hay thí nghiệm hóa học cũng được minh họa một cách đơn giản, thực tếhơn.

- Cập nhật kiến thức liên tục: Không những sở hữu kho dữ liệu gốc khổng lồ, AIcòn nhanh chóng cập nhật liên tục kiến thức mới Ví dụ như AI có thể truy cậpnhững công trình nghiên cứu khoa học với đầy đủ thông tin, quá trình, kết luận cùngnhững quan điểm của chuyên gia trong ngành.

1.3 Cung cấp các giáo viên “ảo”

Một lớp học được tích hợp AI đồng nghĩa với việc cung cấp cho người họcmột “giáo viên ảo” “Giáo viên ảo” ứng dụng học máy (Mearchine Learning) và AIsẽ mang lại một phương pháp học trực tuyến hiệu quả, thiết thực nhất đến với ngườidùng Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tận dụng sử hỗ trợ của AI bằng cách “nhúng”AI vào các ứng dụng, website dạy học, qua đó thu thập, phân tích các “thói quen,hành vi” của sinh viên trong quá trình học tập Dữ liệu sau đó được sử dụng để xâydựng một mô hình tự do có thể cung cấp thông tin trong thời gian thực về sự hiểubiết và sự tham gia của sinh viên với chủ đề cụ thể Bên cạnh đó, AI sẽ “dự giờ” đểphản hồi, đưa ra lời khuyên trước những thiếu sót như học sinh không theo kịp, mộtkiến thức mà học viên mắc lỗi liên tục… Nhờ đó, giáo viên được giảm tải, chấtlượng giảng dạy được nâng cao và có nhiều thời gian để chiêm nghiệm kiến thức,nghiệp vụ sư phạm.

1.4 Đánh giá và cải tiến liên tục trong thời gian dài

Các công cụ do AI cung cấp có thể dễ dàng thu thập, phân tích và cung cấpdữ liệu báo cáo cho giáo viên về kết quả học tập và mẫu hành vi của học sinh Bằngcách sử dụng các phân tích dự đoán, AI có thể cung cấp cho các nhà giáo dục nhữnghiểu biết có giá trị từ việc dự đoán hiệu suất trong tương lai, cung cấp các biện phápcan thiệp được cá nhân hóa, xác định sớm những học sinh có nguy cơ và tinh chỉnhcác chiến lược giảng dạy.

2 Những thách thức mà AI mang đến cho giáo dục

Cùng với những cơ hội mang tới những trải nghiệm hoàn toàn mới chongành giáo dục, AI cũng cho thấy nhiều thách thức trong quá trình áp dụng

Trang 9

2.1 Chính sách chưa theo kịp diễn biến của thực tiễn

Sự phát triển của các chính sách công liên quan đến AI trong giáo dục vẫncòn sơ khai, trong khi đây là một lĩnh vực rất có thể sẽ phát triển theo cấp số nhântrong mười năm tới.

2.2 Tạo sự bất bình đẳng do thiếu điện kiện hạ tầng cơ bản

Bên cạnh những cơ hội, AI cũng có thể góp phần tạo ra sự bất bình đẳnggiữa các nhóm dân số thiệt thòi và yếu thế có nhiều khả năng bị loại khỏi giáo dụcđược hỗ trợ bởi AI Theo Hilbert (2015), việc thiếu các điều kiện hạ tầng cơ bảnthiếu cơ sở hạ tầng cơ bản cũng tạo ra một khoảng cách kỹ thuật số mới trong việcsử dụng kiến thức dựa trên dữ liệu để đưa ra quyết định thông minh.

2.3 Thế hệ giảng viên hiện đang chưa theo kịp được thời cuộc, chưa đáp ứngđược yêu cầu sử dụng công cụ AI

Theo Björn Sjödén (2015), vấn đề cốt lõi chính là công nghệ không được sửdụng với mục đích để mô hình hóa một cách “hoàn hảo” các đặc điểm của conngười như khả năng giao tiếp hoặc trí thông minh, mà chỉ đủ để gợi ra các lược đồxã hội thu hút sinh viên vào các tương tác hiệu quả để học tập AI không thể thaythế hoàn toàn giảng viên Giảng dạy không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức màbỏ qua tầm quan trọng của yếu tố sáng tạo, cảm xúc xã hội và giảng viên là ngườiquyết định thời điểm thích hợp để sử dụng các công cụ có hỗ trợ của AI Các côngcụ đó được phát triển và tích hợp vào quá trình dạy học nhằm mục đích hỗ trợnhững điều mà nhà giáo dục cần, chứ không phải những người làm công nghệ nghĩrằng giáo dục cần (Luckin và cộng sự, 2016).

Cũng theo Luckin và cộng sự (2016), để có thể sử dụng các công cụ có sự hỗtrợ của AI một cách hiệu quả, giáo viên phải có được các kỹ năng mới sau:

- Hiểu rõ về cách mà các hệ thống với sự hỗ trợ AI có thể tạo điều kiện và làm choquá trình dạy học trở nên hiệu quả hơn.

- Có các kỹ năng về nghiên cứu, phân tích dữ liệu; kỹ năng quản lý mới để có thểquản lý được nguồn nhân lực và AI theo ý muốn chủ quan.

- Giúp người học có được những kỹ năng và năng lực mà máy móc không thể thaythế được.

Trang 10

2.4 Những thách thức trong phát triển dữ liệu khi ứng dụng AI

Dữ liệu là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo tính chính xác củacác thuật toán máy học và khả năng dự đoán của AI Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫngặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu giáo dục Dữ liệu giáo dục phải mở vàđược sử dụng ở cấp trường Ngoài ra, khi thu thập dữ liệu phải đảm bảo được tínhđại diện về nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nền tảng xã hội - UNESCO, 2018)nhằm cho ra những kết quả phân tích đầy đủ về các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương.Đây là một thách thức lớn trong ứng dụng AI vào giáo dục

Điều đáng lưu ý là, AI có thể thay thế hoạt động của con người trong một sốcông việc, tuy nhiên AI không thể thay thế được con người về mặt đạo đức Bởi AIlà những công cụ không có khả năng đánh giá một tình huống hay đưa ra quyết địnhnhư con người, trong khi đạo đức là một khía cạnh của con người yêu cầu năng lựcphán đoán và khả năng chịu trách nhiệm Việc thu thập dữ liệu trái phép đang trởthành vấn đề đạo đức và pháp lý nghiêm trọng, có thể xâm phạm sự riêng tư củangười dùng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng Ngoài ra, việc thu thập dữ liệutrái phép có thể gây ra sự mất cân bằng trong quyền lợi giữa người dùng và nhữngtổ chức thu thập dữ liệu, có thể dẫn đến việc lạm dụng thông tin cá nhân của ngườidùng để đạt được lợi ích khác.

3 Vai trò của người giáo viên đối với ngành giáo dục

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việcthay đổi cách học sinh học và cách giáo viên hướng dẫn, giảng dạy Tuy nhiên, nhưvới bất kỳ sự đổi mới nào, có cả ưu và nhược điểm của AI khi kết hợp nó vào giảngdạy và khi có quá nhiều thách thức xảy ra trong quá trình giảng dạy, đây là lúc conngười cần can thiệp.

3.1 Giáo viên có thể xây dựng mối quan hệ với học sinh của mình bắt nguồn từsự đồng cảm và thấu hiểu

Giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ về mặt cảmxúc và xã hội cho học sinh Họ thường là điểm liên lạc đầu tiên của những sinh viênđang gặp khó khăn với các vấn đề cá nhân hoặc học tập Giáo viên cũng tạo ra trảinghiệm học tập được cá nhân hóa để đáp ứng nhu cầu cá nhân của từng học sinh.Họ

Trang 11

có thể điều chỉnh phong cách giảng dạy và chương trình giảng dạy để đáp ứng nhucầu riêng của từng học sinh, mang đến mức độ cá nhân hóa mà AI không thể saochép được Ngoài ra, giáo viên đóng vai trò là tấm gương và người cố vấn cho họcsinh, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ vượt ra ngoài lớp học.

3.2 AI còn hạn chế về khả năng tư duy sáng tạo và phản biện

Mặc dù AI chắc chắn có thể xử lý và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ,nhanh hơn nhiều so với giáo viên là con người, nhưng nó không thể tạo ra ý tưởngmới hoặc tiếp cận vấn đề từ các quan điểm khác nhau theo cùng một cách mà chúngta có thể Chúng tôi là những người sáng tạo và giải quyết vấn đề, và giáo viên rấtcần thiết trong việc giúp học sinh phát triển những kỹ năng quan trọng này Thay vìthay thế giáo viên, AI có thể được sử dụng trong giáo dục để bổ sung cho công việccủa giáo viên và nâng cao vai trò của giáo viên trong lớp học Ví dụ, AI có thể đượcsử dụng để chấm điểm các bài báo và cung cấp phản hồi bằng văn bản cho học sinhnhanh chóng và hiệu quả hơn so với giáo viên AI thậm chí có thể được sử dụng đểxác định các lĩnh vực mà học sinh có thể cần trợ giúp thêm và cung cấp các tàinguyên và hoạt động được nhắm mục tiêu, cá nhân hóa Nếu tận dụng được tiềmnăng của nó, AI có thể trở thành một trợ lý giáo viên đáng kinh ngạc và đảm nhậnmột số khối lượng công việc của họ.

Mặc dù AI có tiềm năng cải thiện giáo dục theo nhiều cách nhưng vẫn cónhững hạn chế về khả năng của nó AI thiếu sự đồng cảm và trí tuệ cảm xúc, gâykhó khăn cho việc cung cấp sự hỗ trợ về mặt tinh thần mà giáo viên có thể đưa ra.AI cũng không thể thay thế được khả năng sáng tạo và kỹ năng tư duy phản biện màgiáo viên mang đến cho lớp học Giáo viên thường có thể suy nghĩ sáng tạo và đưara các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề mà AI không thể tái tạo Ngoài ra, AI cóthể duy trì những thành kiến và bất bình đẳng trong giáo dục nếu không được lậptrình chính xác Nó có thể vô tình củng cố những thành kiến và khuôn mẫu hiện có,dẫn đến sự bất bình đẳng hơn nữa trong lớp học.

Ngày đăng: 25/05/2024, 12:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan