Đối tượng và phạm vi đề tàiĐối tượng ở đây bài tiểu luận hướng tới chủ yếu là học sinh - độ tuổi đang hìnhthành và phát triển về mọi mặt, có bắt nạt trực tuyến và đang bị bắt nạt trực tu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ OANH
MÃ SỐ SINH VIÊN: 48.01.601.032
MÃ LỚP HỌC PHẦN: EDUC280104
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2023 MỤC LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tên đề tài: Bắt nạt trực tuyến.
2 Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài)
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, mạng truyền thông được sử dụng rộng rãi, mọi người tiếp xúc nhiều với internet và các thiết bị điện tử Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, mạng xã hội còn mang lại những tác động tiêu cực, trong số đó phải kể đến nhiều hiện trạng về bắt nạt trực tuyến đang gây xôn xao dư luận Và đáng chú ý là bắt nạt trực tuyến đã và đang xảy ra nhiều nhất ở học sinh - lứa tuổi tiếp xúc nhiều với mạng internet nhưng chưa đủ kinh nghiệm và suy nghĩ chín chắn để ứng phó khi gặp phải những tình huống khó khăn xảy ra Hiện trạng này ngày càng diễn ra phổ biến, nghiêm trọng, rung lên nhiều hồi chuông báo động và đã có nhiều nghiên cứu trước đó về vấn đề này Việc triển khai thêm về đề tài này cần có một hướng đi cụ thể, hỗ trợ phòng ngừa, hạn chế tình trạng tiếp tục
diễn biến phức tạp hơn Vì vậy, việc lựa chọn vấn đề bắt nạt trực tuyến là một vấn
đề cấp bách và ngày càng trở nên cấp thiết hơn để tìm hiểu về vấn đề bắt nạt trực tuyến, góp phần tìm ra thêm giải pháp cho hiện tại, đối với học sinh, sức khỏe tâm thần học sinh giai đoạn này
3 Mục đích bài tiểu luận
Tìm hiểu thực trạng và tìm ra giải pháp mới cho vấn đề Từ đó, hướng tới việc đảm bảo an toàn cho học sinh trên không gian mạng; giáo dục và giúp đỡ các em trước những vấn nạn xã hội thông qua một khía cạnh là bắt nạt trực tuyến Qua đó, nhằm giảm thiểu tỉ lệ bắt nạt này trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện đang diễn
ra và hỗ trợ xây dựng các chương trình phòng ngừa và can thiệp bắt nạt trực tuyến
4 Đối tượng và phạm vi đề tài
Đối tượng ở đây bài tiểu luận hướng tới chủ yếu là học sinh - độ tuổi đang hình thành và phát triển về mọi mặt, có bắt nạt trực tuyến và đang bị bắt nạt trực tuyến Phạm vi đề tài chỉ đề cập về vấn nạn bắt nạt trực tuyến trên không gian mạng ở học sinh trong các trường Việt Nam hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 35.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
5.1.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Tìm hiểu, tra cứu, thu thập tài liệu có sẵn qua một số giáo trình, tạp chí, bài báo, luận văn… sau đó thực hiện phân tích và lựa chọn tài liệu phù hợp để xây dựng nền tảng cơ sở lý luận, có thêm kiến thức nhằm đi sâu khai thác đề tài trên nhiều phương diện, khía cạnh ngắn gọn, rõ ràng
5.1.2 Phương pháp giả thuyết
Dựa trên những nguồn thông tin thu thập được, xây dựng cơ sở luận cứ, đặt ra giả thuyết giải quyết vấn đề và chứng minh cho giả thuyết được đặt ra, cung cấp cái nhìn về vấn đề dưới góc nhìn khoa học, dự đoán về bản chất của vấn đề, đối tượng nghiên cứu và tìm cách chứng minh các dự đoán đó Những giả thuyết nêu lên sẽ giúp định hướng sâu sắc về hướng đi toàn bài, làm nổi bật các vấn đề (khái niệm, hình thức, nguyên nhân, ), đề ra cơ sở để đề xuất phương hướng giải pháp nhằm hạn chế bắt nạt trực tuyến, qua đó rút ra bài học, kinh nghiệm góp phần phát triển đề tài bắt nạt trực tuyến
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1 Phương pháp quan sát khoa học
Quan sát các tài khoản cá nhân, bình luận của một số học sinh trên mạng xã hội Tiến hành chụp ảnh dòng trạng thái, bình luận của học sinh nhằm thu thập các thông tin thực tiễn, góp phần làm căn cứ xây dựng, bổ sung tính xác thực của đề tài, đối chiếu với số liệu các nghiên cứu trước đó
5.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập, tổng hợp lại những số liệu thứ cấp từ những bài nghiên cứu uy tín đã có sẵn để có thể phân tích và thực hiện lại trong tình hình hiện tại
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN
1.1 Định nghĩa
1.1.1 Khái niệm bắt nạt và trực tuyến
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, thì bắt nạt được hiểu là cậy thế, cậy quyền dọa dẫm để làm cho phải sợ (Hoàng Phê, 2000)
Trang 4Thuật ngữ “bắt nạt” được sử dụng nhiều để nói đến các hành vi cơ thể và lời nói theo cách gây hấn hoặc chống đối xã hội Bắt nạt bao gồm sỉ nhục, trêu chọc, lạm dụng về từ ngữ hay cơ thể, đe dọa, làm nhục, quấy rầy và tấn công lặp đi lặp lại cố tình gây tổn thương đến cơ thể hoặc tâm lý của người khác.(Nguyễn Thị Nga, 2011) Như vậy, bắt nạt nghĩa là dùng những hành động, lời nói tác động tới người khác về thể chất và tinh thần, tạo nên tổn thương về nhiều mặt Bắt nạt thường là kẻ mạnh cậy thế ức hiếp kẻ yếu hơn mình
Còn trực tuyến có thể hiểu như là sự kết nối với các thiết bị như máy tính, điện thoại… là trạng thái liên kết với internet, đây là khái niệm chuyên dụng, dùng nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin Mọi hoạt động trực tuyến đều diễn ra dưới sự hoạt động, phát triển của công nghệ
1.1.2 Khái niệm bắt nạt trực tuyến
Đây là một khái niệm đã được quan tâm nhiều, định nghĩa ở trong nước và nước ngoài Trong nghiên cứu của Zych thì bắt nạt trực tuyến nghĩa là khi một người hoặc một nhóm người sử dụng các công cụ giao tiếp điện tử và văn bản điện tử để
cố ý và liên tục thực hiện các hành vi ác ý nhằm đe dọa và làm hại người khác(Zych
et al., 2017)
Trong nghiên cứu của Trần Văn Công và cộng sự “Bắt nạt trực tuyến nằm trong hình thức bắt nạt gián tiếp xảy ra khi một người hoặc một nhóm người thủ phạm thực hiện hành vi bắt nạt thông qua các tiện ích và ứng dụng trên internet hướng tới việc làm tổn thương tinh thần tâm lý của người khác nạn nhân một cách có chủ đích lặp đi lặp lại và có thái độ đe dọa thù địch”(Trần Văn Công et al., 2015)
Ngoài ra, trong một số nghiên cứu đưa ra định nghĩa rõ ràng như “Bắt nạt trực tuyến
là một hình thức bắt nạt thông qua việc sử dụng thông tin và sự kết nối công nghệ thông tin như là thư điện tử, điện thoại di động hay tin nhắn văn bản, trang mạng cá nhân để đăng gửi hoặc chia sẻ truyền đạt liên tục những nội dung tiêu cực sai sự thật đe dọa thù địch với mục đích gây thương tổn cho người khác.” (Hồ Thị Thanh Tâm et al., 2022); hay khái niệm theo Mai Mỹ Hạnh đã đưa ra rằng hành vi bắt nạt trực tuyến là hành vi sử dụng các hình thức bắt nạt gián tiếp, xảy ra khi thủ phạm sử dụng hành vi bắt nạt thông qua các tiện ích và ứng dụng trên internet hướng tới việc
Trang 5làm tổn thương tâm lí của nạn nhân một cách có chủ ý, lặp đi lặp lại và có thái độ đe dọa, thù địch (Mai Mỹ Hạnh et al.,2023)
Qua những định nghĩa nêu trên, có thể thấy bắt nạt trực tuyến là kiểu bắt nạt gián tiếp, với hình thức quấy rối, gây hấn được thực hiện thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các tiện ích và ứng dụng internet Bắt nạt trực tuyến là cố ý làm tổn thương tinh thần, tâm lý nạn nhân một có chủ đích, lặp đi lặp lại và có thái độ thù địch, gây ra những tác động và hậu quả khôn lường
1.2 Cơ sở lý luận và giới thiệu tổng quan về vấn đề
1.2.1 Cơ sở lí luận
Vấn đề bắt nạt trực tuyến đã trở thành trung tâm của nhiều nghiên cứu muốn khai thác, tìm tòi Vấn đề bắt nạt trực tuyến đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới
và ở Việt Nam quan tâm và đề cập đến Dựa trên những lí thuyết về những nghiên cứu đã có như Mối quan hệ giữa chất lượng tình bạn với bắt nạt trực tuyến (Trần Văn Công và Nguyễn Thị Hoài Phương, 2018); Chiến lược ứng phó của học sinh với bắt nạt trực tuyến (Trần Văn Công et al., 2015); Mối tương quan giữa lo âu -trầm cảm với bắt nạt của học sinh trung học cơ sở (Nguyễn Thị Thu Sương, 2015) hay những nghiên cứu khác nữa, xây dựng nên nền tảng cơ sở kiến thức vững chắc để triển khai các định nghĩ, tìm hiểu chuyên sâu hơn về vấn đề bắt nạt trực tuyến dưới nhiều góc nhìn, trên các phương diện khác nhau Cơ sở lí luận này trở thành khung sườn để định hình những vấn đề tiếp theo và sự tiến triển của đề tài
1.2.2 Giới thiệu tổng quan
Mạng internet và các thiết bị điện tử ra đời cùng với sự phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người, tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể kết nối, liên hệ với nhau một cách nhanh chóng, dễ dàng, xóa bỏ khoảng cách địa lí, đến gần nhau hơn Các nền tảng mạng xã hội được sử dụng cho những mục đích khác nhau Đó là không gian ảo để tương tác và kết nối; thị trường cho hàng hóa và dịch vụ; mạng lưới tuyển dụng; nguồn tin và nền tảng học tập tin cậy; nền tảng giải trí; một nơi mà giới trẻ có thể được lắng nghe… Dường như có thể thấy học sinh có xu hướng sử dụng công nghệ trong tất
cả khía cạnh của cuộc sống hằng ngày Bên cạnh những mặt tích cực như thế, công
Trang 6nghệ thông tin còn có những mặt trái, những nguy hiểm tiềm ẩn khó có thể phát hiện được chẳng hạn như sự lan tràn của thông tin sai lệch; sự tương tác ảo giữa người với người quá nhiều dẫn đến việc tách rời thế giới thực, vấn đề về sức khỏe tâm thần, thiếu sự tương tác thực tế Mà nổi trội trong số đó là hiện tượng bắt nạt trực tuyến - hình thức bắt nạt mới, gây ra nhiều lo ngại
Bắt nạt trực tuyến diễn ra ngay trên các trang mạng, đối với mọi cá nhân Không giống như bạo lực học đường, thay vào đó là sử dụng điện thoại qua các trang mạng
xã hội để bắt nạt Bắt nạt trực tiếp là hiện tượng mới với nhiều biểu hiện khác nhau
Ở học sinh, hiện tượng bắt nạt trực tuyến xảy ra khi các em lên không gian mạng để tương tác ảo, tham gia mạng xã hội Biểu hiện rõ ở việc các em có thể dùng lời nói của mình bình luận sau các tài khoản ẩn danh để xúc phạm, nhục mạ, chế giễu, cô lập, quấy rối, phán tán người khác Hay các em bị bạo lực ngôn từ trên các nền tảng Facebook, Zalo… khi đăng tải ảnh của mình, bị nhắn tin, gọi điện liên tục, làm phiền và đe dọa Hình thức bắt nạt trực tuyến chính là cách thông qua mạng điện
tử để bắt nạt hoặc phải chịu sự bắt nạt từ cộng đồng, những ác ý dưới lớp vỏ ngôn
từ bằng cách gửi tin nhắn, tung tin đồn, đăng hình ảnh… tác động tiêu cực đến nạn nhân trên Facebook, Instagram… mà không có sự đồng ý Vấn đề này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu và “không hạn chế số lượng người tham gia bắt nạt, do những nội dung gây tổn thương có thể được gửi tới nhiều người trong khoảng thời gian rất ngắn” (Phạm Thị Thu Ba và Trần Quỳnh Anh, 2016), phát tán nhanh với quy mô rộng Nạn nhân bị bắt nạt thường khó để xác định
Bắt nạt trực tuyến xảy ra do rất nhiều nguyên nhân Trước hết, do lối giáo dục của gia đình, phương pháp giáo dục của bố mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến hành vi bắt nạt và bị bắt nạt Do môi trường học đường áp lực, không cảm nhận được sự quan tâm Và do đặc điểm tâm lí cá nhân, học sinh là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành, đây là giai đoạn phát triển về tâm-sinh lý và xã hội nhưng lại có những biến chuyển phức tạp và chưa hoàn thiện Có thể thấy, về những học sinh bắt nạt, tổ chức bắt nạt, thì gia đình các em đó thường không đủ quan tâm đến các em hoặc nuông chiều quá mức, ít bị người lớn quản lí Trong việc học, học sinh thường chịu nhiều áp lực, gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, các em muốn giải tỏa
Trang 7những cảm xúc của mình nên các em tìm tới mạng xã hội, trên đó các em có thể tùy
ý làm những gì mình thích mà không lo sợ người khác phát hiện như nói xấu, body shaming, phỉ báng… Ngoài ra, ở các em tồn tại loại tâm lí muốn bắt nạt người yếu hơn, những người không thể phản kháng mình mình từ bạo lực học đường tới bạo lực mạng, nhằm khoe mẽ, tạo quyền trong lớp học để các bạn phải làm theo ý mình Thêm vào đó, là vì ác ý nhằm vào người khác, hay chỉ là vì thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng, bình đẳng, chứng tỏ bản thân dẫn đến các em thường bị khủng hoảng về tâm lý, có nhận thức và hành vi sai lệch so với yêu cầu và chuẩn mực xã hội Về người bị bắt nạt, khi lên trang xã hội có thể do các em học sinh - lứa tuổi mới lớn, còn chưa đủ trưởng thành, chưa kiểm soát được lời nói, suy nghĩ của mình, tạo nên những cuộc xung đột không đáng có Do bị người khác, từ cộng đồng mạng chỉ trích gay gắt, bị miệt thị, mỉa mai, cô lập vì lí do như bị trả thù, thù ghét, ganh tị Và từ phía những đối tượng tham gia mạng khác - cộng đồng “cư dân mạng”, còn chưa nghiêm túc hiểu và thực hiện đúng luật an ninh mạng Luật pháp còn nhiều hạn chế trong việc quản lí không gian mạng trở nên lành mạnh, những vấn đề như truyền tải những thông tin sai lệch, những nội dung phản cảm, thông tin của người dùng bị lộ…, chưa được kiểm soát gắt gao và biện pháp xử lí triệt để Ngoài
ra, với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin một phần cũng tạo điều kiện, một con đường tắt để bắt nạt trực tuyến có xu hướng tăng lên
Có thể thấy, bắt nạt trực tuyến là một hình thức bắt nạt rất nguy hiểm, gây ra những
hệ quả nặng nề cho cả những học sinh bắt nạt và những học sinh bị bắt nạt Nó xảy
ra ở thế giới ảo nhưng hệ quả lại ảnh hưởng đến cuộc sống đời thường thực tế của chính chúng ta Với người bắt nạt việc này sẽ tạo nên một thế hệ tương lai có những suy nghĩ lệch lạc, hành động vi phạm những chuẩn mực giá trị đạo đức và pháp luật, khuyết thiếu cảm xúc như sự đồng cảm, yêu thương Đối với người bị bắt nạt, chịu áp lực từ bạo lực trực tuyến, gây ra những tổn thương tâm lí, tinh thần, ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần, đến học tập, sinh hoạt, các mối quan hệ xã hội…; thậm chí dẫn đến việc học sinh trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, tự tử… Hơn nữa, vấn đề này kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sự trưởng thành, trở thành nỗi ám ảnh, khúc mắc, nỗi đau khó chữa lành ở hiện tại và tương lai mai sau Việc
Trang 8bắt nạt trực tuyến không chỉ xảy ra ở học sinh mà với mọi đối tượng, làm suy giảm nguồn lực lao động, gây ra những bệnh về tâm lý khó giải quyết, kéo dài ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ
2.1 Thực trạng vấn đề
2.1.1 Một số thực trạng đang diễn ra ở nước ngoài
Trên thế giới, nghiên cứu hiện tượng bắt nạt trực tuyến đã có những bước phát triển ban đầu, nhiều vấn đề nghiên cứu chuyên sâu Những khảo sát số liệu thực tế, thu thập tình huống thực tiễn… trong những tài liệu ấy, là nguồn khai thác phong phú
để tìm hiểu hiện trạng vấn đề nêu trên ở một số quốc gia
Qua một khảo sát vào năm 2013, tại Trung Quốc đã có đến 56,88% tổng số khách thể là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến trong độ tuổi từ 15 - 17 tuổi (Zhou, 2013) Một nghiên cứu khác, nghiên cứu của Beran và Li về “quấy rối trên mạng” được thực hiện ở các trường trung học phổ thông tại Canada đưa ra kết luận bắt nạt trực tuyến được hiểu là một hình thức quấy rối xảy ra thông qua việc sử dụng thông tin liên lạc điện tử như email và điện thoại di động Với kết quả nghiên cứu, khảo sát, tác giả cho thấy hơn hai phần ba học sinh (69%) có nghe nói về các sự cố bắt nạt trực tuyến, khoảng một phần năm (21%) đã bị bắt nạt trực tuyến ít nhất một lần, một vài học sinh (3%) thừa nhận tham gia vào hình thức bắt nạt này Nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến chủ yếu qua Facebook, tin nhắn nặc danh và email.(Beran và Li, 2005)
Trong một cuộc thăm dò được UNICEF thực hiện về bạo lực vào tháng 6/2019 với hơn 170.000 người tham gia khảo sát ở 30 quốc gia Qua cuộc khảo sát, thống kê được 1/3 những người trẻ tuổi tham gia khảo sát cho rằng họ là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến, với 1/5 tổng số người tham gia khảo sát trả lời đã nghỉ học do bị bắt nạt trực tuyến và bạo lực (UNICEF, 2019)
Những kết quả khảo sát thực trạng của những nghiên cứu này làm rõ hiện tượng bắt nạt trực tuyến có thể xảy ra ở bất kì đâu Các quốc gia khác trên thế giới cũng đã đề xuất, khai thác số liệu thực tế nhằm tìm cách làm giảm hiện tượng này tiếp tục diễn ra
Trang 92.1.2 Một số thực trạng đang diễn ra ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm gần đây tỷ lệ nạn nhân bắt nạt trực tuyến trong học sinh đang ngày càng gia tăng Trên khắp các trang mạng xã hội, khi lướt qua có thể thấy những bình luận khiếm nhã, văn minh ứng xử trên mạng thấp…, ẩn trong đó là những lời nói, các lượt chia sẻ, like những bài viết sai sự thật, những bài viết miệt thị người khác Trong những tài khoản sử dụng ấy, không biết có bao nhiêu tài khoản là của các em học sinh, ít nhiều các cũng bị ảnh hưởng, thậm chí là làm theo, thần tượng hóa những người trên mạng mà mình theo dõi Nhiều vụ bạo lực diễn ra trong trường lớp, những vụ tự sát thương tâm… là những hệ quả mà bắt nạt trực tuyến có thể gây nên hiện nay ở nước ta
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến bắt nạt trực tuyến đã được thực hiện Chẳng hạn như Trần Văn Công và cộng sự đã nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa chất lượng tình bạn và bắt nạt trực tuyến ở học sinh THPT" khảo sát trên 873 học sinh từ 5 trường trung học phổ thông ở khu vực nội và ngoại thành Hà Nội Kết quả nghiên cứu thực tế chất lượng tình bạn có liên quan đến mức độ bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến ở học sinh Học sinh càng có nhiều bạn trên mạng mang hành vi tiêu cực thì có mức độ bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến càng cao hơn.(Trần Văn Công và Nguyễn Thị Hoài Thương, 2018)
Theo kết quả từ nghiên cứu của Microsoft công bố năm 2020, tại Việt Nam, 51% người dùng mạng (bao gồm 48% người trưởng thành và 54% thanh thiếu niên) cho biết họ từng có liên quan đến một “vụ bắt nạt trực tuyến”, 21% cho biết họ đã từng
là nạn nhân và 38% là người ngoài cuộc hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt (Microsoft Vietnam Communications, 2020) Quá trình nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của người ngoài cuộc - yếu tố có tác động đáng kể đến hiệu quả của tình huống, tuỳ thuộc vào hành vi can thiệp tích cực hay tiêu cực, mà dẫn đến kết quả tình huống sẽ tốt lên hay xấu đi
Tại Việt Nam, các nghiên cứu gần đây về bắt nạt trực tuyến tập trung làm rõ về thực trạng, các ảnh hưởng của bắt nạt trực tuyến và chiến lược ứng phó của học sinh, đồng thời xây dựng thang đo cho hiện tượng này dành riêng cho học sinh Việt Nam
Và đưa ra được những dữ liệu mang tính tổng quan về thực trạng bắt nạt trên
Trang 10Internet như tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trực tuyến, nguyên nhân và những yếu tố tác động tới việc xảy ra tình trạng bắt nạt Kết quả của các nghiên cứu đã phần nào biểu hiện tình hình, phương tiện bắt nạt trực tuyến, cách ứng phó Qua đó, thấy rằng hiện nay, vấn đề về sức khỏe tinh thần, sức khỏe tâm thần được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh so với những năm trước khi mà sự chú ý tập trung vào những tổn thương như bạo lực học đường, bạo lực gia đình… Như vậy, chúng ta nhận thấy, ở nước ta hiện đã có những nghiên cứu ban đầu về hiện tượng này và có những phương hướng mới để giải quyết vấn đề
2.2 Những đánh giá ban đầu về vấn đề
Bắt nạt trực tuyến là một vấn đề nghiêm trọng và hiện nay cần được khắc phục Đây
là một thực trạng đã xảy ra khá lâu và bây giờ lại càng diễn ra thường xuyên hơn và hiện đang rơi vào tình trạng đáng báo động, hiện chưa tìm ra được giải pháp nào để giải quyết một cách triệt để nhất Hình thức bắt nạt này được thực hiện qua những trang mạng, tài khoản vô danh khó tìm thấy, kiểm soát và xử lí hơn so với những hình thức bắt nạt truyền thống Và hình thức bắt nạt này nghiêm trọng hơn so với những hình thức bắt nạt bạo lực học đường khác Nếu tình trạng này không được nhanh chóng giải quyết, ngăn chặn và bảo vệ kịp thời, nó sẽ mang lại những hệ quả lớn đối với học sinh, nền giáo dục và xã hội
Các nghiên cứu ở Việt Nam hầu hết xoáy sâu vào bạo lực học đường Song, bắt nạt trực tuyến trước đó cũng đã có rất nhiều nghiên cứu, trong thực tế, bắt nạt trực tuyến được học sinh tiếp cận, được quan tâm nhưng chưa nhiều và chưa được phổ biến rộng rãi đến với gia đình, cộng đồng xã hội những tác hại mà nó có thể gây ra Luật pháp của nhà nước còn chưa có biện pháp để xử lí nghiêm minh, rõ ràng từng mức độ và đối tượng vi phạm, chưa có được những chính sách cụ thể để có thể bảo
vệ những nạn nhân bị bắt nạt, khắc phục đến mức thấp nhất những tổn thương mà nạn nhân phải chịu đựng, đặc biệt là đối với học sinh - đối tượng dễ bị tổn thương, vấn đề đối tượng trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi chưa chịu trách nhiệm pháp lí trước những lỗi sai của mình gây ra với người khác
Giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giải quyết vấn đề bắt nạt trực tuyến lâu dài Trong đó, giáo dục định hướng các giá trị, cũng đồng thời xây