BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG---o0o---PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTRONG KINH TẾ - TIỂU LUẬN GIỮA KỲĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNGCỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-o0o -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH TẾ - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY E-LEARNING TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
A46546 PHẠM ĐỨC MẠNH A46766 LƯU THỊ YẾN LINH A45810 NGUYỄN THỊ THANH THÚY A44354 PHẠM NHƯ HUYỀN
HÀ NỘI-2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-o0o -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH TẾ - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
E-LEARNING TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thúy
Trang 3HÀ NỘI–2024CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Xu hướng toàn cầu hóa đang bùng nổ mạnh mẽ, len lỏi vào hầu hết mọi lĩnh vực như y
tế, kinh tế, khoa học công nghệ, và tác động sâu sắc đến giáo dục ở mọi quốc gia trên thếgiới Nhờ sự phát triển của công nghệ số, hoạt động giảng dạy cũng có nhiều đổi mới vàđược thực hiện thông qua nhiều chức năng đa phương tiện khác nhau Đặc biệt trong bốicảnh dịch bệnh bùng phát trong những năm gần đây, khi Việt Nam và hầu hết các quốc giatrên thế giới đang thực hiện các biện pháp để ngăn chặn tối đa sự lây lan của dịch bệnh thìviệc đa dạng hóa các hình thức giảng dạy là điều vô cùng cần thiết đối với giáo dục
Trong bối cảnh hiện nay, E-Learning được xem là phương thức hiệu quả và thiết yếu
để người học có thể cập nhật kiến thức mà không cần phải học tập trung tại trường, tránhtrường hợp chậm trễ các chương trình đào tạo do vấn đề dịch bệnh Bộ Giáo dục và Đào tạoViệt Nam luôn quan tâm, phát triển và đổi mới để đảm bảo chất lượng giảng dạy ở cáctrường đại học, thể hiện qua việc ban hành những tiêu chuẩn này rất phức tạp; vì thế khó cóthể áp dụng chúng như là một công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy một cách thườngxuyên
Trường Đại học Thăng Long (TLU) là trường đại học ngoài công lập đầu tiên tại ViệtNam được thành lập năm 1988 theo quyết định của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệpViệt Nam bởi GS Hoàng Xuân Sính - một người có tâm huyết và tận tụy với nhiều kinhnghiệm trong lĩnh vực giáo dục Trường Đại học Thăng Long đã và đang khẳng định têntuổi của mình trong hệ thống các trường đại học trên cả nước trong hơn ba thập kỷ qua Đểtồn tại và phát triển trong môi trường giáo dục cạnh tranh và mang tính toàn cầu như hiệnnay, ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến hoạt động giảng dạy và sự hài lòng củasinh viên
Tuy nhiên, bên cạnh việc triển khai áp dụng hình thức học tập trên E-learning, cầnquan tâm đến phản hồi, cảm nhận, đánh giá và sự hài lòng của sinh viên đối với hình thứcnày Để nắm bắt được điều đó, cần nghiên cứu về các nhân tố có thể tác động làm ảnhhưởng đến sự hài lòng của sinh viên Qua đó, nhà trường sẽ có cách nhìn nhận khách quanhơn về những gì mình đã cung cấp, kỳ vọng và có thể phát triển tốt hơn mang lại chất lượnggiảng dạy tốt nhất cho sinh viên
Trang 41.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng và dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyêngiảm như hiện nay, việc kết hợp công nghệ số vào giáo dục là điều vô cùng cần thiết Nângcao chất lượng giáo dục luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mọi cơ sở đào tạo
Mô hình giảng dạy này tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữa giáo viên và học sinh diễn
ra hiệu quả thông qua nhiều chức năng đa dạng Giảng viên có thể cập nhật nội dung họcthường xuyên và kiểm soát lượng kiến thức mà học viên tiếp thu Đặc biệt trong bối cảnhdịch bệnh hiện nay, việc áp dụng mô hình này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết vì nó giúpgiảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh và đảm bảo học viên không bị chậm trễ chương trìnhhọc trong thời gian giãn cách xã hội Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này trong việcnhận được sự đánh giá cao từ học viên vẫn còn là một câu hỏi
Để đánh giá chính xác giá trị thực sự của mô hình giảng dạy này, cần triển khai cáccông cụ đo lường phù hợp và thực hiện thường xuyên Chất lượng giáo dục cần được đánhgiá bởi chính những học viên đã và đang sử dụng hệ thống Phản hồi của người dùng đónggóp vai trò quan trọng vào việc xây dựng và phát triển chất lượng giáo dục trong các trườngđại học
Nghiên cứu về các yếu tố này sẽ giúp trường học hiểu rõ hơn về mong muốn và nhucầu của học viên, từ đó cải thiện chất lượng đào tạo và nâng cao sự hài lòng của học viêntrong quá trình học tập Việc áp dụng mô hình này không chỉ giúp việc học tập trên hệ thốngE-learning dễ dàng và hiệu quả hơn mà còn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy củatrường
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tiến hành nghiên cứu nhằm xác định, tổng hợp và phân tích các yếu tố có khả năng tácđộng và ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy E-learning tại Trường Đại học Thăng Long Mục tiêu là thu thập những thông tin nền tảng hữuích để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy E-learning tại trường
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu này nhằm xác định thứ tự ưu tiên và đánh giá tác động của cácyếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên Trường Đại học ThăngLong về hoạt động giảng dạy E-learning
Kiểm định xem có sự khác nhau giữa các mức độ hài lòng của sinh viên haykhông theo các yếu tố cá nhân như giới tính, chuyên ngành học tập, loại hình
Trang 5giảng dạy Đề xuất một số hình thức triển khai để tiếp cận và tác động đến sựhài lòng của sinh viên trong quá trình tiếp nhận và sử dụng E-learning tạitrường.
Đưa ra các giải pháp hỗ trợ thầy cô và nhà trường trong việc nâng cao khảnăng quản lý, khả năng cạnh tranh nhằm đạt được sự hài lòng cho sinh viên
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào tác động đến sự hài lòng của sinh viên Thăng Long vềhoạt động giảng dạy của trường đại học?
Mức độ tác động của những yếu tố đó như thế nào?
Nêu một số phương thức tiếp cận sinh viên để nâng cao sự hài lòng của sinhviên về chất lượng giảng dạy của trường Đại học Thăng Long?
1.4 Quy trình và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu tuân thủ các bước cơ bản trong nghiên cứu khoa học Quy trìnhđược thể hiện qua sơ đồ sau:
Xác định vấn đề nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Lý thuyết về hệ thống E-learning, chất lượng giảng dạy và sự hài lòng của sinh viên
Mối quan hệ giữa chất lượng giảng dạy và sự hài lòng của sinh viên
Xác định mô hình nghiên cứu và thang đo
Nghiên cứu định lượng:
Thiết kế bảng hỏi khảo sát Khảo sát và thu nhập số liệu Hiệu chỉnh mô hình
Trang 6Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện qua hai phương pháp: nghiên cứu định lượng và nghiêncứu định tính
+Nghiên cứu định lượng: Nó đã được thực hiện thông qua số liệu thu nhập từ bảng câuhỏi phỏng vấn trực tiếp đã được xác lập từ bước 1 Bước nghiên cứu này nhằm đánh giá cácthang đo, các mối quan hệ giữu các yếu tố, đo lường sự hài lòng của sinh viên đối với từngyếu tố liên quan, dự đoán mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình
+Nghiên cứu định tính: Trước tiên, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòngđối với hoạt động giảng dạy của sinh viên trên cơ sở thảo luận nhóm để khám phá, điềuchỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu Trên cơ sở thông tin
có được sau khi thảo luận, các biến của thang đo sẽ được xác định phù hợp với những đặctính riêng của dịch vụ giáo dục Từ đây, bảng câu hỏi được hình thành Và trong mỗi nhân
tố tác động đó đưa ra các biến để đề xuất ra mỗi mô hình nghiên cứu
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vi không gian và đối tượng
- Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn và khảo sát trên phạm vi trường Đại học ThăngLong và một số phạm vị ngoài khác tập trung nhằm phục vụ khách hàng Khách hàng củamột trường đại học bao gồm sinh viên (sinh viên đã tốt nghiệp theo các khóa học chính qui
và sinh viên hiện đang theo học) - những người trực tiếp tiêu thụ các dịch vụ mà nhà trườngcung cấp; phụ huynh sinh viên ( những người lựa chọn trường đại học và cung cấp nguồn tàichính cho con em họ theo học với mong muốn con em mình đủ kiến thức và kỹ năng tự lậpsau đào tạo); các giảng viên, những người được mời sử dụng E-learning của trường để giảngdạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng; và cuối cùng đó chính là xã hội với tư cách là người thiếtlập, vận hành chính sách, hỗ trợ tài chính để đảm bảo cho kết quả đào tạo đóng góp hữuhiệu vào sự phát triển kinh tế xã hội
- Nhận thấy sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Thăng Long là khách hàngtiêu thụ và cảm nhận được trực tiếp các hoạt động liên quan đến giảng dạy do trường cungcấp Như vậy đối tượng nghiên cứu được chọn đó chính là chất lượng hoạt động giảng dạyđại học được cảm nhận và sự hài lòng của sinh viên hiện đang theo học tại Trường Đại họcThăng Long
Trang 71.5.2 Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Hoạt động giảng dạy cho sinh viên được xem là một quá trình bao gồm quá trìnhchính, quá trình truyền đạt kiến thức từ giảng viên đến sinh viên và quá trình thực hiệnnhững công việc bổ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các bộ phận chức năng và phi chức năng(các khoa, các phòng ban, thư viện, các phòng thí nghiệm, các dịch vụ học đường khác) khiquá trình chính diễn ra Với Trường Đại học Thăng Long, nghiên cứu tiến hành xác địnhnhững qui trình thực hiện công việc gắn liền với sinh viên Chúng được gọi là những quitrình chính yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên Các qui trình này khácnhau đối với mỗi vị trí, mỗi bộ phận của trường Vì vậy, nghiên cứu tập trung xem xétnhững qui trình thực hiện công việc chính yếu tại Trường Đại học Thăng Long là ảnh hưởngđến sự hài lòng của sinh viên
1.6 Hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu
Nghiên cứu bị hạn chế về thời gian triển khai thực tế: nội dung nghiên cứu tập trungnhiều vào quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu và xử lý Tuy nhiên, do đối tượng là sinh viêntoàn trường nên quá trình nghiên cứu bị chậm lại so với dự kiến vì cần tìm cách liên lạc vớisinh viên
Nghiên cứu bị hạn chế về nội dung và khả năng chọn mẫu: nội dung nghiên cứu bị hạnchế bởi tính phức tạp của cơ sở lý thuyết, sự phân biệt giữa hành vi so sánh, đánh giá vớihành vi ra quyết định; đặc biệt là các biến và các thang đo tương đối khó bởi chưa có chuẩn.Cùng với đó, phương pháp lấy mẫu của nghiên cứu vẫn mang tính thuận tiện
Nghiên cứu bị hạn chế bởi vấn đề năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu của nhóm Mặc
dù thường xuyên rút kinh nghiệm, nhưng quá trình tổ chức khảo sát trực tiếp không tránhkhỏi những khó khăn, đặc biệt là làm thế nào để giúp được sinh viên tham gia khảosát thựchiện được phương pháp hồi tưởng và phân biệt rõ 2 giai đoạn nói trên Điều này chỉ có thểlàm được nếu người khảo sát thực địa có kinh nghiệm và nắm chắc
Bên cạnh đó cũng bị hạn chế bởi những thông tin mà sinh viên đưa ra có trung thựchay không
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Hệ thống E-learning
2.1.1 Định nghĩa E-learning
- Elearning là một hệ thống học tập dựa trên phương pháp giảng dạy với sự giúp đỡcủa các phương tiện điện tử (ví dụ máy tính, điện thoại di động, ipad, laptop, ) Việc giảngdạy có thể dựa vào trong hoặc ngoài lớp học và việc sử dụng máy tính cùng Internet là thành
Trang 8phần chính của E-Learning Elearning là một mạng lưới cho phép chuyển giao các kỹ năng
và kiến thức đến một lượng lớn người nhận vào cùng một thời điểm hoặc khác nhau
- E-learning có thể liên quan đến nhiều loại thiết bị hơn là đào tạo, giảng dạy giáo dụctrực tiếp, vì như tên của nó, "trực tuyến" liên quan đến việc sử dụng Internet CDROM vàDVD có thể được sử dụng để cung cấp tài liệu học tập
2.1.2 Một số hình thức đào tạo của hệ thống E-learning
Một số nhà khoa học giáo dục đã xác định các loại hình học tập điện tử theo cáccông cụ học tập, trong khi những nhà khoa học khác lại chọn tập trung vào cácthước đo khác nhau như tính đồng bộ và nội dung học tập Sau đây là một số hìnhthức đào tạo của E-Learning:
- Học tập quản lý máy tính (CML): Hệ thống học tập do máy tính quản lý hoạt động
thông qua cơ sở dữ liệu thông tin đã quản lý và đánh giá các quy trình học tập củahọc sinh, sinh viên Các cơ sở dữ liệu này dựa trên các thông tin mà học sinh, sinhviên phải học và làm từ đó đánh giá và xác định xem học sinh, sinh viên có đạtđược mục tiêu học tập ở một mức độ thỏa đáng hay không Ngoài ra các cơ sở giáodục sử dụng các hệ thống học tập do máy tính quản lý để lưu trữ và truy xuất thôngtin hỗ trợ quản lý giáo dục như thông tin bài giảng, tài liệu đào tạo, điểm số, chươngtrình giảng dạy,
- Hướng dẫn hỗ trợ máy tính (CAI): Hướng dẫn hỗ trợ máy tính là một loại Elearning
khác sử dụng máy tính cùng với giảng dạy truyền thống Các phương pháp đào tạo
hỗ trợ máy tính sử dụng kết hợp đa phương tiện như văn bản, đồ họa, âm thanh vàvideo để tăng cường học tập Hầu hết các trường học ngày nay, cả trực tuyến vàtruyền thống, sử dụng các biến thể khác nhau của việc học hỗ trợ máy tính để tạođiều kiện phát triển các kỹ năng và kiến thức ở học sinh của họ
- Học trực tuyến tương tác: E-learning tương tác cho phép người gửi trở thành người
nhận và ngược lại, qua đó cho phép một kênh giao tiếp hai chiều giữa các bên liênquan Từ những thông tin, tin nhắn được gửi và nhận, giáo viên và học sinh có thểthay đổi phương pháp dạy và học của mình Vì lý do này, E-learning tương tác phổbiến vì nó cho phép giáo viên và học sinh giao tiếp tự do hơn với nhau
- Học trực tuyến cá nhân: Là phương pháp học đề cập đến số lượng sinh viên đạt
được các mục tiêu học tập Loại hình học tập này đã là tiêu chuẩn trong các lớp họctruyền thống Khi thực hành học tập cá nhân, học sinh tự học các tài liệu học tậpriêng của bản thân và dự kiến sẽ đạt được mục tiêu học tập của chính bản thânmình Chính vì thế loại hình học tập này không lý tưởng trong việc giúp sinh viênphát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm
Trang 9- Học trực tuyến hợp tác: Đây là một phương pháp học tập hiện đại, qua đó nhiều
sinh viên học và đạt được mục tiêu học tập của họ cùng nhau như một nhóm, mộttập thể Học sinh phải làm việc cùng nhau và thực hành làm việc theo nhóm để đạtđược mục tiêu học tập chung của họ Để thực hiện phương pháp một cách hiệu quảthì các sinh viên phải chú ý đến điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên, qua đóthúc đẩy khả năng làm việc nhóm, phân tích vấn đề, kỹ năng giao tiếp của sinhviên
2.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống E-learning
2.1.3.1 Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Một trong những lợi thế rõ ràng nhất của Elearning
là bạn có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc Sinh viên có thể quản lý lịch trình của bảnthân và tham gia các khóa học trực tuyến vào thời điểm thuận tiện nhất, cho dù vàosáng sớm, chiều muộn hay buổi tối Bạn cũng tiết kiệm tiền vì bạn không phải trả tiền
đi lại
- Cá nhân hóa học tập: Sinh viên có thể tự chọn lộ trình học, đặt ra mục tiêu riêng cho
bản thân, học theo tốc độ của riêng mình và có động lực hơn khi đầu tư vào khóa học
- Tiết kiệm về chi phí: Sinh viên không phải là những người duy nhất có thể tiết kiệm
tiền trong học tập điện tử Nhiều tổ chức giáo dục tiết kiệm tiền nhờ thiết lập này vìkhông cần sử dụng phòng học vật lý, điều này giúp giảm chi tiêu chi phí từ nhiềukhoản khác nhau
- Thân thiện với môi trường: Học trực tuyến cũng thân thiện hơn với môi trường vì nó
góp phần giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường bằng cách hạn chế sản xuất giấy để làmsách, vở Ngoài ra chúng ta cũng ít di chuyển và đi lại bằng các phương tiện xả khí hại
ra môi trường
2.1.3.2 Nhược điểm
- Thiếu tương tác xã hội: Học trực tuyến là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
cô lập xã hội vì sinh viên không còn gặp mặt giáo viên và bạn học của mình nữa Cónhiều sinh viên không biết cách bắt chuyện và làm quen qua mạng xã hội nên sự tươngtác là rất hạn chế
- Thiếu sự tương tác với người khác: Hãy tự coi mình là người may mắn nếu bạn đang
ở trong khu vực có kết nối internet nhanh và ổn định Thật không may, một số cóquyền truy cập rất hạn chế vào internet Họ phải đến các quán cà phê internet hoặc sửdụng Wifi công cộng, rất bất tiện
- Gian lận: Học tập điện tử bao gồm đánh giá, giống như trong một môi trường lớp
học thông thường Tuy nhiên, sự giám sát của các giáo viên và giám thị qua trực tuyến
Trang 10sẽ không đảm bảo công bằng như kỳ thi trực tiếp Sinh viên khi thi trực tuyến cũng dễdàng chia sẻ câu trả lời cho nhiều người khác, đồng thời cũng có những hành độnggian lận mà giáo viên, giám thị không biết.
- Yêu cầu động lực bản thân và kỹ năng quản lý thời gian thích hợp: Về cơ bản, học
sinh, sinh viên đang phải tự học trực tuyến Khi đó sinh viên phải tự tạo động lực đểhọc tập chăm chỉ, ghi chép và thu thập thêm thông tin Ngoài ra chúng ta cũng nênquản lý thời gian của bản thân thật tốt bằng cách học cách kết hợp việc học trong khilàm những việc khác như việc nhà hoặc kiếm tiền bán thời gian
- Tập trung nhiều vào lý thuyết, thiếu thực hành: Sinh viên sẽ dành phần lớn thời gian
để nghe podcast, xem video và xem các bản trình bày slide Chính vì vậy sinh viênthường thiếu kinh nghiệm thực tế vì không được thực hành
2.2 Chất lượng giảng dạy và mô hình của hệ thống E-learning
2.2.1 Chất lượng giảng dạy của hệ thống E-learning
2.2.1.1 Khái niệm về chất lượng giảng dạy
- Trước khi tìm về chất lượng giảng dạy của hệ thống E-Learning, chúng ta cần hiểu
“chất lượng” là gì “Chất lượng” là một thuật ngữ gây nhiều tranh cãi và đã có nhiềukhái niệm về chất lượng nhưng để hình dung về chất lượng trong đề tài nghiên cứunày, chúng tôi đã tham khảo một số khái niệm chất lượng cơ bản
- Mike Robinson cho rằng "Chất lượng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng ở hiện tại
và trong tương lai”
- Theo British Standard “Chất lượng là toàn bộ các đặc trưng cũng như tính chất của
một sản phẩm hoặc một dịch vụ giúp nó có khả năng đáp ứng những yêu cầu được xácđịnh rõ hoặc ngầm hiểu”
- Theo Armand Feigenbaum (1945) “Chất lượng là quyết định của khách hàng dựa
trên kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường dựa trênnhững yêu cầu của khách hàng- những yêu cầu này có thể được nêu ra hoặc không nêu
ra, được ý thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận, hoàn toàn chủ quan hoặc mang tínhchuyên môn – và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị trường cạnh tranh”
Như vậy ta thấy chất lượng giảng dạy của hệ thống E-learning ở đây là có thểhiểu rằng “chất lượng giảng dạy” thể hiện mức độ đáp ứng của hệ thống E-learningđối với học sinh, sinh viên
2.2.1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống E-learning
- Alla & Faryadi (2013) cho rằng chất lượng của hệ thống E-learning thể hiện qua ba
tiêu chí cơ bản, đó là: chất lượng thông tin (information quality), công nghệ
Trang 11(technology và truy cập (access) Trong đó, chất lượng thông tin được coi là một yếu
tố thiết yếu làm tăng hoặc giảm chất lượng của hệ thống Elearing
- Tiêu chí để đánh giá chất lượng thông tin trong hệ thống E-learning khác với chất
lượng của các tài liệu học tập bởi vì tài liệu và các khóa học trong E-learning có liênquan đến các yếu tố khác như giao diện và khả năng sử dụng hệ thống Hơn nữa, cácquan điểm của người sử dụng cần phải được xem xét khi mô tả chất lượng thông tintrong bối cảnh E-learning (Stracke, 2006)
- Tầm quan trọng của hệ thống và chất lượng thông tin: DeLone và McLean (2002)nhấn mạnh rằng việc xem xét các cấu trúc dịch vụ, thông tin và chất lượng hệ thống là xrấtquan trọng đối với việc sử dụng hệ thống và sự hài lòng của người dùng Nội dung học tập(tức là, thông tin), thông qua nền tảng trang web (tức là, hệ thống), có sẵn cho người học bất
cứ lúc nào và có thể được coi là một sản phẩm không thể phân hủy theo thời gian Tương tựnhư vậy, các nhà cung cấp dịch vụ e-learning cung cấp cho học viên một nền tảng giáo dục(tức là dịch vụ)
2.2.2 Mô hình hệ thống E-learning
2.2.2.1 Mô hình chức năng hệ thống E-learning
Mô hình chức năng có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nênnôi trường E-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng Viện nghiên cứu công nghệgiáo dục từ xa ADL (Advanced Distributed Learning) đã công bố mô hình tham chiếu đốitượng nội dung có thể chia sẻ (SCORM) - một tập hợp các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuậtcho công nghệ giáo dục điện tử dựa trên web (còn gọi là Elearning) Nó xác định giao tiếpgiữa khách hàng và hệ thống máy chủ thường được hỗ trợ bởi hệ thống quản lý học tập.Trong SCORM có định nghĩa 2 phân hệ:
- Hệ thống quản lý học tập (LMS) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và
tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập
- Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường đa người
dùng, ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nộidung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm LCMS quản lý các quátrình tạo ra và phân phối nội dung học tập
Trang 122.2.2.2 Mô hình về sự thành công của hệ thống E-learning
Mô hình thường được sử dụng trong nghiên cứu sự hài lòng của người học đối vớihình thức giảng dạy E-learning là mô hình về thành công của hệ thống thông tin của Delone
và Mclean (2003) Đây là một mô hình cải tiến so với mô hình của chính họ năm 1992, tậptrung vào việc đo lường các yếu tố như chất lượng thông tin (information quality), chấtlượng hệ thống (system quality), ý định sử dụng (intention to use), sử dụng (use) và lợi íchthuần (net benefit) của hệ thống trực tuyến, bổ sung thước đo về chất lượng dịch vụ (servicequality) Nhà cung cấp hệ thống thông tin hỗ trợ trong việc bảo trì hệ thống, hướng dẫnngười dùng và khắc phục sự cố Do sự phức tạp vốn có của hệ thống thông tin và các yếu tốchất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng, nên cần có sự hỗ trợ củanhân viên của tổ chức triển khai hệ thống để hướng dẫn quy trình, hướng dẫn sử dụng và xử
lý lỗi liên quan Ngoài ra, các thước đo mức độ hài lòng của người sử dụng cũng ảnh hưởngđến mức độ sẵn sàng tiếp tục sử dụng hệ thống thông tin của họ Cụ thể, người dùng hàilòng khi họ nhận thấy rằng từ góc độ cá nhân hoặc tổ chức, lợi ích thu được lớn hơn chi phí
sử dụng hệ thống