Tiểu luận này tập trungphân tích tổng quan về thị trường Trung Quốc cũng như chính sách thương mại về xuấtkhẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc, bao gồm quy trình xuất khẩu, các quy định về
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***
TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài: XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Hà Nội, tháng 3 năm 2024.
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
1 Quy trình xuất khẩu
1.1 Căn cứ pháp lý
1.2 Phương thức vận chuyển
1.3 Phương thức thanh toán
1.4 Kênh phân phối
2 Thủ tục hải quan
2.1 Tổng quan về thủ tục hải quan
2.2 Điều kiện được xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam
2.3 Điều kiện được nhập khẩu hàng hóa tại Trung Quốc
2.4 Quy trình và thủ tục xuất khẩu hàng hóa khỏi Việt Nam
2.5 Quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc
3 Quy định về chứng từ và điều kiện kiểm tra đối với mặt hàng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc
3.1 Quy định về chứng từ
3.2 Điều kiện kiểm tra đối với gạo xuất khẩu sang Trung Quốc
CHƯƠNG III BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC
1 Chính sách thuế quan
2 Chính sách phi thuế quan
CHƯƠNG IV CÁC HIỆP ĐỊNH KÝ KẾT GIỮA HAI NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG
1 Quan hệ thương mại Việt - Trung
2 Các hiệp định giữa hai nước
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường gạo toàn cầu đã trải qua những biến đổi đáng chú ý trong những nămgần đây, khi các cơ hội thương mại và xuất khẩu chiếm vị trí trung tâm Trong số nhữngquốc gia đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh năng động này, Việt Nam nổi lên nhưmột đối thủ nổi bật, nổi tiếng về sản xuất gạo chất lượng cao Chất lượng gạo xuất khẩucủa Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của các thịtrường khó tính Đặc biệt, thị trường Trung Quốc nổi bật là điểm đến sinh lợi cao cho cácnhà xuất khẩu gạo Việt Nam do dân số đông và nhu cầu tiêu thụ gạo ngày càng tăng.Việt Nam và Trung Quốc có chung lịch sử thương mại gạo phong phú, bắt nguồn
từ mối quan hệ kinh tế và văn hóa hàng thế kỷ giữa hai nước Trong những năm qua, cácquốc gia láng giềng này đã tham gia vào các hoạt động trao đổi rộng rãi, tạo điều kiệnthuận lợi cho dòng hàng hóa và ý tưởng Bối cảnh lịch sử này đã đặt nền tảng cho sự hiểubiết sâu sắc về sở thích, thị hiếu và cách thức kinh doanh của nhau, tạo nên mối quan hệhợp tác hữu nghị và toàn diện giữa hai nước Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớnnhất vào Trung Quốc
Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức đối vớicác doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam Trung Quốc áp dụng nhiều quy định và yêucầu khắt khe về quy trình xuất khẩu, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy tờ truyxuất nguồn gốc, … Bên cạnh đó, hệ thống chính sách thương mại của Trung Quốc vềnhập khẩu gạo thường xuyên thay đổi, khiến các nhà cung cấp gặp khó khăn trong việcliên tục cập nhật và tuân thủ theo những chính sách này Đây cũng là động lực để cácthương hiệu gạo Việt chú trọng phát triển chất lượng gạo ngày một hoàn thiện, đưa vàothị trường những loại gạo chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Đó là lý do chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài “XUẤT KHẨU GẠO VIỆTNAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC” để nghiên cứu Tiểu luận này tập trungphân tích tổng quan về thị trường Trung Quốc cũng như chính sách thương mại về xuấtkhẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc, bao gồm quy trình xuất khẩu, các quy định về thuếquan, hạn ngạch, các hiệp định được ký kết, từ đó cung cấp cho doanh nghiệp góc nhìnđầy đủ về thị trường này
Tiểu luận sẽ bao gồm 4 phần chính:
Chương I: Thị trường Trung Quốc
Chương II: Quy trình xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc
Trang 4Chương III: Biện pháp quản lý nhập khẩu của Trung Quốc
Chương IV: Các hiệp định ký kết giữa hai nước và tác động
Tiểu luận này có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếpcận thị trường Trung Quốc một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy ngành lúa gạo ViệtNam phát triển bền vững, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế trên thịtrường quốc tế
Trang 5CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới với hơn 1.4 tỷ người Nhucầu tiêu thụ gạo của Trung Quốc rất lớn Bên cạnh đó Trung Quốc đang trải qua quá trìnhtăng trưởng kinh tế và gia tăng thu nhập của dân cư Điều này dẫn đến sự gia tăng nhucầu tiêu thụ các mặt hàng và gạo là một trong số đó
Dựa trên tình hình hiện tại, dự báo năm 2024 thị trường gạo sẽ tiếp tục hoạt độngsôi nổi khi một số nước tăng cường nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực
Năm 2023 Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam trong 4tháng đầu năm nay sau khi nước này dỡ bỏ chính sách Zero COVID và mở cửa trở lại nềnkinh tế, qua đó đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc.Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm nước này đã nhậpkhẩu 1,36 triệu tấn gạo với trị giá 704 triệu USD, giảm gần 40% về lượng và 26,5% về trịgiá so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, Trung Quốc giảm nhập khẩu gạo từ một số thịtrường chính như Ấn Độ (-75,8%), Pakistan (-79,7%) và Thái Lan (-44,1%)…
Tuy nhiên, nhập khẩu gạo từ Việt Nam lại tăng mạnh 93,2% về lượng và 116% vềtrị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 445.237 tấn với trị giá 260 triệu USD Với kết quảnày, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc trong
4 tháng đầu năm 2023, bỏ xa các thị trường khác như Myanmar, Ấn Độ hay Thái Lan.Thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu gạo của Trung Quốc theo đó cũng tăng lênmức 33% từ mức 10,3% của cùng kỳ
Trang 6CHƯƠNG II: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
- Luật Thương mại năm 2005;
- Luật Quản lý ngoại thương năm 2017;
- Nghị định số 107/2018/NĐ-CP: Quy định về kinh doanh và xuất khẩu gạo;
- Văn bản số 2/VBHN-BTC năm 2018: Quy định về một số điều trong nghị định
số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo
Theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, để xuất khẩu gạo doanh nghiệp cần đáp ứng
đủ các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương, cụ thể:
- Có ít nhất một kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo
- Có ít nhất một cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc,gạo
- Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của bạn hoặc
do bạn thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quyđịnh của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu là 05 năm
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, doanhnghiệp xuất khẩu có thể tìm hiểu thị trường và liên hệ với các doanh nghiệp nhập khẩubên Trung Quốc để tiến hành ký kết hợp đồng Hai bên sẽ thống nhất về mặt giá cả, sốlượng, chất lượng, phương tiện vận chuyển, phương thức thanh toán và các điều kiện cầnthiết khác được quy định trong hợp đồng
Trang 7Doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo với Hiệp hội Lươngthực Việt Nam trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng được ký kết Nếudoanh nghiệp cung cấp được lý do chính đáng, thời hạn này được kéo dài thêm khôngquá 10 ngày làm việc Trong thời hạn 02 ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ đăng kýhợp lệ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đăng ký hợp đồng xuất khẩu theo quy định của
Bộ Công thương, nếu thương nhân đáp ứng đủ tiêu chí đăng ký
Để đăng ký được hợp đồng xuất khẩu gạo doanh nghiệp cần:
- Văn bản đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo với hiệp hội lương thực Việt Nam
- Hợp đồng xuất khẩu gạo đóng đầy đủ giáp lai (bản sao kèm bản chính để đốichiếu)
- Báo cáo tồn kho, có sản lượng gạo ít nhất 50% lượng gạo trong hợp đồng xuấtkhẩu đăng ký
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương cấp (bảnsao)
Sau khi có được Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo và đăng ký thành công hợpđồng xuất khẩu gạo, doanh nghiệp mới đủ điều kiện để làm thủ tục hải quan
1.2 Phương thức vận chuyển
Có 3 phương thức vận chuyển:
- Đường bộ: Đây là phương thức vận chuyển phổ biến nhất để vận chuyển gạo
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc Phương thức này tốn ít thời gian vậnchuyển và thủ tục hải quan đơn giản Tuy nhiên, vận chuyển bằng đường bộ cóhạn chế về tải trọng, không phù hợp với những lô hàng lớn
- Đường biển: Vận chuyển bằng đường biển tốn ít chi phí hơn đường bộ và
thích hợp với những lô hàng lớn nên là lựa chọn của nhiều đơn vị xuất khẩu Việt.Tuy vậy, phương thức này cần thêm phương tiện khác để vận chuyển gạo đến đơn
vị nhập khẩu, tốn nhiều thời gian và thủ tục hải quan phức tạp
- Đường sắt: Ưu điểm của phương thức này là chi phí hợp lý, thời gian vận
chuyển nhanh hơn đường biển và vận chuyển được lô hàng lớn Nhược điểm làhạn chế về mặt tuyến đường, chỉ phù hợp với khu vực có kết nối đường sắt
1.3 Phương thức thanh toán
Hiện nay, các hợp đồng xuất nhập khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốcchủ yếu sử dụng phương thức thanh toán thư tín dụng L/C Đây là phương thức thanh
Trang 8toán khá phổ biến, đảm bảo an toàn cho cả hai bên doanh nghiệp Doanh nghiệp ViệtNam được đảm bảo thanh toán nếu hoàn thành các điều kiện trong L/C Doanh nghiệpTrung Quốc cũng được đảm bảo nhận được hàng hoá có chất lượng và số lượng đúngnhư yêu cầu Với những ưu điểm trên nên hình thức thanh toán L/C rất được các doanhnghiệp cả trong nước và trên thế giới ưa chuộng Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏinhiều thủ tục khác nhau, khá phức tạp và tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp Một sốdoanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện của L/C.
1.4 Kênh phân phối
1.4.1 Kênh thương mại gạo trong nước
Gạo Việt Nam trước khi xuất khẩu ra nước ngoài cần trải qua nhiều quy trình thu hoạch
và chế biến khác nhau Theo TS Nguyễn Văn Sơn (2013), kênh phân phối xuất khẩu ViệtNam có 2 mô hình cơ bản như sau:
Sơ đồ 1 Mô hình A (Thu mua gạo - Xuất khẩu)
Nguồn: TS Nguyễn Văn Sơn (2013) BÀN VỀ VIỆC HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Theo mô hình này, thương lái (hàng xáo) sẽ thu mua lúa của nông dân từ nhiều địaphương với số lượng và chất lượng không giống nhau Các giao dịch mua bán này sẽ thựchiện thanh toán bằng tiền mặt, không có hợp đồng giữa các bên Sau đó, các thương lái sẽtiến hành sấy lúa, xay xát và dự trữ gạo tại các cơ sở của mình Khi các công ty xuất khẩucần đặt mua gạo và hai bên tiến hành thống nhất về giá, các thương lái có thể giao gạonguyên liệu đến nhà máy sản xuất của công ty xuất khẩu hoặc giao trực tiếp gạo thànhphẩm tại cảng giao hàng Đặc điểm nổi bật của mô hình A là gạo có thể phải qua nhiềuđối tượng trung gian và nằm trong các kho dự trữ nhỏ lẻ trong thời gian dài, dẫn tới chấtlượng gạo không được đảm bảo Gạo xuất khẩu thông qua mô hình này chủ yếu là cácloại gạo phẩm cấp thấp, thường là gạo trắng 15-25% Hiện nay, Trung Quốc đang ngàycàng chuyển dịch cơ cấu gạo nhập khẩu sang các sản phẩm gạo chất lượng cao, có yêucầu nghiêm ngặt về từng loại gạo nên mô hình đang dần trở nên ít phổ biến hơn với gạoViệt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
Sơ đồ 2 Mô hình B (Đầu tư vùng lúa chuyên canh - Xuất khẩu)
Nguồn: TS Nguyễn Văn Sơn (2013)
Trang 9BÀN VỀ VIỆC HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Trong mô hình B, các doanh nghiệp sẽ đầu tư vốn và kĩ thuật sản xuất vào các nôngtrường tại các vùng lúa chuyên canh Sao khi thu hoạch, công ty xuất khẩu có thể trựctiếp mua lúa từ người nông dân theo mức giá thoả thuận Các giao dịch này sẽ được thanhtoán hoàn toàn bằng tiền mặt Tại cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu, gạo nguyên liệu sẽđược đánh bóng, tách hạt, phối trộn và đóng gói theo yêu cầu của bên nhập khẩu Gạothành phẩm trong mô hình này thường là các loại gạo có phẩm cấp cao, giá thành và chấtlượng sẽ cao hơn so với ở mô hình A Ưu điểm của mô hình B là các khâu thu hoạch, chếbiến và đóng gói được thực hiện theo quy trình khép kín, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soátđược chất lượng sản phẩm và tính đồng nhất của mặt hàng, tránh được những hao hụttrong quá trình thu hoạch và chế biến Tuy nhiên, mô hình này yêu cầu doanh nghiệp bỏ
ra chi phí đầu tư cao hơn Đối với thị trường Trung Quốc, người tiêu dùng hiện nay có xuhướng ưa chuộng các loại gạo chất lượng cao nên mô hình B đang là lựa chọn của nhiềudoanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo sang thị trường này
1.4.2 Kênh thương mại gạo tại Trung Quốc
Kênh chính ngạch: Đây là hình thức xuất khẩu được nhà nước khuyến khích thực
hiện và tạo điều kiện xuất khẩu Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ kí kết hợp với đơn
vị nhập khẩu phía Trung Quốc và thực hiện giao hàng theo các điều khoản trong hợpđồng Việc xuất khẩu theo kênh chính ngạch sẽ được chính phủ hai bên kiểm soát Gạoxuất khẩu phải đảm bảo đáp ứng các quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩmcủa Trung Quốc, đồng thời lợi ích của người bán cũng sẽ được đảm bảo Đơn hàng xuấtkhẩu chính ngạch thường là đơn hàng có số lượng lớn và giá trị cao Tuy nhiên, khôngphải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để thực hiện xuất khẩu qua kênh chính ngạch.Cho tới hiện nay, Việt Nam chỉ có 22 doanh nghiệp được Trung Quốc cấp phép xuấtkhẩu gạo Xuất khẩu gạo qua kênh này cũng tốn nhiều thời gian vì cần chuẩn bị nhiềuloại chứng từ khác nhau, thủ tục hải quan phức tạp và chịu nhiều khoản thuế
Kênh tiểu ngạch: Gạo Việt Nam sẽ được vận chuyển qua các cửa khẩu tại biên
giới Việt - Trung Tại đây, các thương lái sẽ trực tiếp bán gạo cho người tiêu dùng TrungQuốc với mức giá theo thoả thuận giữa hai bên Phương thức này không cần có hợp đồng,thủ tục hải quan đơn giản, tốn ít chi phí và không phải chịu thuế nên giá thành sẽ hợp lýhơn với người mua Trước đây, con đường xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc rấtphát triển và được các nhà buôn nhỏ lẻ ưa chuộng Thế nhưng sau khi Trung Quốc banhành các chính sách kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc gạo nhập khẩu, conđường trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết Theo dự thảo sửa đổi Nghị định 14/2018 củaChính Phủ, Bộ Công thương cho biết kể từ đầu năm 2025, xuất khẩu tiểu ngạch sang
Trang 10Trung Quốc sẽ bị siết chặt nhằm giải quyết tình trạng ùn ứ hàng hoá tại các cửa khẩu thờigian qua
Kênh thương mại điện tử: Đây là phương thức khá mới tại thị trường gạo Việt
Nam và các doanh nghiệp chưa các nhiều kinh nghiệm thực hiện Thị trường Trung Quốchiện nay có nhiều nền tảng thương mại điện tử phát triển lớn mạnh, đặc biệt là sau đạidịch COVID19 như Alibaba, Taobao, Pinduoduo, Các doanh nghiệp Việt Nam nên khaithác tối đa tiềm lực của các nền tảng này bằng việc tạo các tài khoản bán hàng trênwebsite Phương thức này có thể tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng và dễ dàngquảng cáo rộng rãi Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tự tạo các websitebán hàng trực tuyến cho riêng mình và tăng độ nhận diện thương hiệu Song song với đó,doanh nghiệp vẫn cần chú trọng nâng cấp sản phẩm về cả chất lượng và mẫu mã, đảmbảo đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng
2 Thủ tục hải quan
2.1 Tổng quan về thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là các công việc và biện pháp cần thiết để đảm bảo hàng hóa và phương tiện vận tải được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới hợp pháp và an toàn Thủ tục hải quan thường bao gồm việc kiểm tra, xác minh thông tin, thu thuế hải quan… nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định hải quan và bảo vệ lợi ích của quốc gia và người dân
Trong bối cảnh hiện nay, khi các xu hướng và các nước tập trung phát triển kinh tếđối ngoại thì vai trò của thủ tục hải quan ngày càng quan trọng, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá mà còn là một trong những công cụ của nhà nước để bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia, phát triển sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và tạo nguồn thu ngân sách nhà nước Ở Việt Nam, với sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây, vai trò của các thủ tục hải quan ngày càng tập trung và đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế của đất nước
2.2 Điều kiện được xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam
Theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP, hiện nay, tất cả các doanh nghiệp được quyềnxuất khẩu hàng hóa, miễn là phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh của mình Với một số mặt hàng như gạo, đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật, đá quý… sẽ có cơ chế quản lý riêng
● Điều kiện cụ thể đối với thương nhân:
- Doanh nghiệp phải được cấp phép quyền xuất khẩu
Trang 11- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉđược trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được
tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc
mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
● Điều kiện cụ thể đối với hàng hóa:
- Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mụchàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế Dưới đây là một số hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩucủa Việt Nam:
+ Vũ khí, đạn dược, các trang thiết bị – kỹ thuật quân sự
+ Di vật, cổ vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước
+ Các loại văn hóa phẩm thuộc diện chỉ lưu hành ở Việt Nam.+ Tem bưu chính nằm trong danh mục cấm kinh doanh, trao đổi.+ Các loại gỗ tự nhiên trong nước bị cấm khai thác
+ Động thực vật hoang dã quý hiếm, nằm trong sách đỏ
- Nếu hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật
- Nếu hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết
- Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp
đã được cấp phép thực hiện
2.3 Điều kiện được nhập khẩu hàng hóa tại Trung Quốc
Không phải mọi loại hàng hóa đều được phép nhập khẩu vào Trung Quốc và không phải tất cả hàng hóa nhập khẩu đều được áp dụng cùng một cơ chế nhập khẩu Tương tự như Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, Trung Quốc cũng đặt ra các quy định về cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu hoặc kiểm soát đặc thì đối với một số hàng hóa nhất định Do vậy, trước khi nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc, nhà nhập khẩu cần xem xét kỹ lưỡng hàng hóa
● Điều kiện cụ thể đối với thương nhân:
- Doanh nghiệp phải đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu theo Lệnh số 248 và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
Trang 12xuất khẩu vào Trung Quốc được chia làm hai nhóm Tùy vào loại thực phẩm của từng nhóm mà doanh nghiệp có thể đăng ký với cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc phải đăng ký trực tiếp với Hải quan Trung Quốc.
- Doanh nghiệp phải nộp đầy đủ các chứng từ và các loại thuế phí theo yêu cầu
- Doanh nghiệp khi đổi nhân dân tệ sang tiền tệ nước ngoài nhằm mua hàng hóa nhập khẩu thì phải hoàn tất quy trình thủ tục cần thiết tại Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước để chứng minh rằng tất cả ngoại tệ sẽ được sử dụng cho quá trình nhập khẩu và không chuyển ngoại tệ ra nước ngoài dưới mục đích khác
● Điều kiện cụ thể đối với hàng hóa:
- Hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Trung Quốc bao gồm:
+ Vũ khí, đạn dược, chất nổ các loại
+ Tiền xu, tiền giấy, tiền giấy, chứng khoán thuộc bất kỳ loại nào phải trả cho người cầm giữ, séc du lịch, tiền giả và chứng khoán giả có thể chuyển nhượng
+ Ấn phẩm, phim, ảnh, máy hát, phim điện ảnh, băng ghi âm, băng video, đĩa compact (video và âm thanh), phương tiện lưu trữ máy tính và các vật phẩm khác gây phương hại đến lợi ích chính trị, kinh tế, văn hóa, đạo đức
+ Các loại chất độc chết người
+ Thuốc phiện, morphin, heroin, cần sa và các loại thuốc gây nghiện, chất gây ảo giác khác
+ Động vật, thực vật và sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm hoặc mang mầm bệnh, côn trùng gây hại và sinh vật gây hại khác
+ Thực phẩm, thuốc và các vật phẩm khác từ vùng có dịch gây hại cho người, vật nuôi hoặc vật có khả năng lây lan dịch bệnh
- Nếu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa bị hạn chế nhập khẩu thì phải đáp ứng được giấy phép hay hạn ngạch nhập khẩu sau khi kiểm tra
- Nếu hàng hóa thuộc diện bị kiểm soát đặc thù/kiểm tra chuyên ngành thì phải đăng ký kiểm tra/kiểm dịch với cơ quan chức năng liên quan để được kiểm tra/kiểm dịch khi cập cảng và phải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trước khi lưu hành tại thị trường Trung Quốc
- Hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu
- Hàng hóa phải thỏa mãn quy định về nhãn và đóng gói phù hợp
2.4 Quy trình và thủ tục xuất khẩu hàng hóa khỏi Việt Nam
● Quy trình làm thủ tục hải quan
Trang 13Quy trình làm thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu gồm 5 bước chính:
- Bước 1: Kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế
- Bước 2: Chuẩn bị chứng từ (gồm hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, thỏa thuận lưu khoang, phơi phiếu)
- Bước 3: Khai tờ khai hải quan
- Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu Thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan chia làm các luồng sau:
+ Tờ khai luồng xanh: Doanh nghiệp đến hải quan giám sát để nộp các chứng từ phơi hạ hàng, tờ mã vạch được in từ website tổng cục hải quan, phí hạ tầng (chỉ áp dụng tại cảng Hải Phòng)
+ Tờ khai luồng vàng: Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ
sơ giấy theo hướng dẫn trong Thông tư 38 (gồm mẫu tờ khai hải quan xuất khẩu, hóa đơn thương mại, bảng kê, giấy phép xuất khẩu, giấy thông báo miễn/kết quả kiểm tra chuyên ngành, chứng từ chứngminh đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định, hợp đồng ủy thác)
+ Tờ khai luồng đỏ: Hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa thực tế sau khi bộ chứng từ đã được kiểm tra
- Bước 5: Thông quan và thanh lý tờ khai Doanh nghiệp nộp lại tờkhai cùng với tờ mã vạch cho hãng tàu để tiến hành thủ tục xác nhận thực xuất với hải quan giám sát khi hàng đã lên tàu
● Bộ hồ sơ xuất khẩu hải quan
Theo Điều 24 Luật hải quan và Nghị định 08/2015/NĐ-CP, bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu gạo bao gồm:
- Tờ khai hải quan (02 bản chính)
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuấtkhẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp;
- Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo;
- Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản chụp;
- Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;
- Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp
Trang 14● Thời hạn nộp hồ sơ hải quan
Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụchuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
- Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15ngày kể từ ngày đăng ký
- Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
+ Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký
tờ khai hải quan
+ Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia
2.5 Quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc
● Quy trình làm thủ tục hải quan
Quy trình làm thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu gồm 5 bước chính:
- Bước 1: Xác định diện nhập khẩu của hàng hóa Các diện nhập khẩu của hàng hóa bao gồm:
+ Hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu;
+ Hàng hóa thuộc diện bị kiểm soát đặc thù/kiểm tra chuyên ngành;
+ Hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động
- Bước 2: Phân loại hàng hóa Xác định mã HS của hàng hóa
- Bước 3: Xác định các loại thuế phí
- Bước 4: Khai báo nhập khẩu, nộp thuế và thông quan
- Bản khai hải quan theo mẫu của Hải quan Trung Quốc;
- Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bảnchụp;
- Hoá đơn thương mại;