Đặc biệt 1/8/2020 đánh dấu bước ngoặt quantrọng khi hiệp định EVFTA – Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam có hiệulực mở ra nhiều cơ hội và triển vọng mới cho thị trườ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Trang 2ẢNH HƯỞNG CỦA EVFTA TỚI XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU
Tóm tắt
Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạngkhoa học công nghệ và sự chấm dứt chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế chínhtrong đời sống chính trị thế giới Xu thế tự do hóa toàn cầu phá tan xu hướng khép kín của mỗiquốc gia trên hành tinh đồng thời tăng cường sự tuỳ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia.Thực tiễn đã cho thấy từ khi lập lại hòa bình 1975 Việt Nam đã và đang nỗ lực tăng cường mởrộng mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới Điển hình như Việt Nam trở thành thành viênchính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007, là thành viên của Diễn đàn Hợp tácKinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Bên cạnh đó Việt Nam còn duy trì và phát triểnmối quan hệ hợp tác với EU ngày càng hiệu quả Hai bên đã lấy việc bình thường hóa quan hệ(10/1990) và cao hơn nữa là Hiệp định khung được ký kết ngày 17/7/1995 là một nền tảng, cơ sởpháp lý cho việc thúc đẩy quan hệ về mọi mặt Đặc biệt 1/8/2020 đánh dấu bước ngoặt quantrọng khi hiệp định EVFTA – Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam có hiệulực mở ra nhiều cơ hội và triển vọng mới cho thị trường châu Âu – Việt Nam trao đổi hàng hóa.Chính sách mở cửa đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợicho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta trong những năm tới
Trong những cam kết của hiệp định EVFTA, xuất khẩu nông sản của Việt Nam là một trongnhững ngành đang được hưởng lợi từ hiệp định này Việt Nam đang di chuyển trên tuyến đườngcao tốc xuyên lục địa với gia tốc là nông sản chủ lực với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng,
uy tín giá trị sản phẩm của Việt Nam ở thị trường châu Âu Trong những mặt hàng nông sản xuấtkhẩu sang EU, cà phê là mặt hàng chiếm cơ cấu nhiều nhất Trước tình hình đó nhóm nghiên cứu
đã thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của Hiệp định EVFTA cho cà phê Việt Nam tăng xuất khẩu vàothị trường EU giai đoạn từ năm 2015 - 2021”
Từ khóa: EVFTA, EU, xuất khẩu cà phê, hiệp định thương mại tự do
Trang 3CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH CỦA FTA ĐẾN XUẤT KHẨU 1.1 Tổng quan về hiệp định FTA
1.1.1 Sự ra đời của hiệp định FTA
Thương mại thế giới đã có từ lâu đời Từ hình thức trao đổi hàng hóa sơ khai đến khi tiền
tệ ra đời, các nền kinh tế đã có sự giao lưu và giao thương hàng hóa với nhau Sau giai đoạn đó
từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII thì ở châu Âu đã có những chuyển biến nhất định trong cách tiếp cận với kinh tế thế giới Cùng với những cuộc khai phá, tìm kiếm những miền đất mới, ngoại thương cũng vì thế mà gia tăng Tuy nhiên, quan điểm của họ về ngoại thương vẫn chưa thực sự cởi mở khi quan điểm chủ đạo cho rằng ngoại thương chỉ thực sự cần thiết để giữ cân bằng cán cân thanh toán, không nên nhập khẩu nhiều để bảo vệ nền sản xuất nội địa
Từ nửa sau thế kỷ XVIII, tại châu Âu chứng kiến sự trỗi dậy của các trường phải ủng hộ ngoại thương, đi tiên phong là học thuyết Bàn tay vô hình của Adam Smith và Lợi ích so sánh của David Ricardo FTA đầu tiên trên thế giới được ký kết giữa hai nước Anh và Pháp có tên là Hiệp định Cobden–Chevalier ( Grossman, Gene M,2016), lấy theo tên của hai người dẫn đầu hai nhómđàm phán và ký kết Hiệp định được ký kết ngày 23 tháng 1 năm 1860 Kể từ sau đó, nhiều FTA khác đã được ký kết có tác động lớn tới thúc đẩy thương mại quốc tế Đặc biệt từ sau sự ra đời của Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) năm 1947, thương mại thế giới quả thực
đã có bước phát triển mới khi đi kèm với nó là các tiến trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại với nhiều vòng đàm phán mang tầm quốc tế được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức,
và nhiều HĐTM khu vực, song phương khác FTA đã có một lịch sử dài hình thành và phát triển
để có được diện mạo như ngày nay
1.1.2 Khái niệm của hiệp định FTA
Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) là một hiệp định ký kết giữa hai hoặc nhiều quốc gia hoặc khối kinh tế khu vực nhằm thúc đẩy thương mại tự do và giảm hoặc loại bỏ các rào cản thương mại FTA tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ giữa các bên tham gia, thông qua việc giảm thuế quan, loại bỏ hạn chế nhập khẩu và xây dựng quy tắc và quy định chung về thương mại
Hiệp định FTA thường bao gồm các điều khoản và điều kiện được thương lượng và đồng thuận giữa các bên tham gia, như thuế quan, quy định kỹ thuật, dịch vụ, đầu tư, văn hóa, và các lĩnh vựckhác liên quan đến thương mại Mục tiêu chính của FTA là tạo ra lợi ích kinh tế và thương mại, tăng cường quan hệ hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong các quốc gia thành viên
1.1.3 Đặc điểm FTA
Giảm hoặc loại bỏ thuế quan
Loại bỏ các rào cản thương mại không thuế quan
Quy định về quyền sở hữu trí tuệ
Hợp tác về quy định và tiêu chuẩn
Bảo vệ quyền lao động và môi trường
Cơ chế giải quyết tranh chấp
1.1.4 Phân loại hiệp định FTA
Có nhiều cách để phân loại các FTA, như đề cập ở phần khái niệm ta có thể chia FTAdựa theo nội dung và mức độ cam kết thành các FTA truyền thống và các FTA thế hệ mới.Tuy nhiên ở đây ta sẽ quan tâm nhiều hơn các chủ thể tham gia ký kết và mức độ cam kết
1.1.4.1 Phân loại theo chủ thể tham gia ký kết
Dựa trên tiêu chí chủ thể tham gia có thể chia FTA thành ba loại là: FTA song phương, FTA đa
phương và FTA hỗn hợp
Trang 4- FTA song phương
- FTA đa phương
- FTA hỗn hợp
1.1.4.2 Phân loại theo mức độ cam kết
Theo mức độ cam kết của FTA, có thể chia FTA thành ba loại: FTA kiểu Mỹ, FTA kiểuChâu Âu và FTA kiểu các nước đang phát triển
- FTA kiểu Mỹ
- FTA kiểu Châu Âu
- FTA kiểu các nước đang phát triển
Ngoài ra theo mức độ cam kết cũng có thể chia FTA ra thành hai loại: FTA truyềnthống và FTA thế hệ mới
1.1.5 Xu thế hiện nay của hiệp định FTA
1.1.5.1 FTA là một xu thế không thể đảo ngược
FTA đang trở thành một xu thế không thể đảo ngược trong thương mại quốc tế Toàncầu hóa đã dần dần mất đi vị thế chủ đạo của mình trong quan hệ thương mại giữa các quốcgia do nhiều nguyên nhân Điều này khiến các quốc gia cảm thấy bế tắc và cần một hướng đimới cho tự do hóa thương mại Trong khi tất cả đều nhất trí rằng tự do hóa thương mại là tấtyếu thì vấn đề nảy sinh là tự do hóa bằng cách nào trong bối cảnh toàn cầu hóa đã bộc lộnhững nhược điểm của nó Trong bối cảnh đó, FTA đã trở thành một giải pháp hiệu quả đượccác quốc gia lựa chọn nhằm khắc phục những hạn chế của toàn cầu hóa Nó đang ngày càngtrở nên phổ biến và cho thấy được những ưu việt của mình
1.1.5.2 Các giai đoạn phát triển của FTA trên thế giới
Có thể xem xét xu hướng phát triển của FTA trên thế giới qua hai giai đoạn: giai đoạntrước năm 1995 và giai đoạn sau năm 1995 Ta lấy năm 1995 làm mốc phân chia giữa haigiai đoạn vì đây là năm WTO ra đời, cùng với đó là những chuyển biến trong quan hệthương mại giữa các nước diễn ra trên quy mô toàn cầu
- Giai đoạn trước năm 1995:
Đây là giai đoạn mà FTA trên thế giới đã bước đầu được phát triên dựa trên những quyđịnh chung về mậu dịch tự do của GATT và sự đi xuống của xu thế toàn cầu hóa Theo thống
kê thì trong giai đoạn từ trước năm 1995, trên thế giới có tổng cộng 41 FTA được ký kết,điều này cho thấy một xu thế ngày càng phổ biến về việc đàm phán và ký kết các FTA
- Giai đoạn sau năm 1995:
Giai đoạn sau năm 1995 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong xu hướngphát triển FTA trên thế giới cả về chất và lượng Về số lượng thì sau năm 1995 chứng kiếnmột tốc độ phát triển đáng kinh ngạc về số lượng các FTA ra đời, điều này được thể hiện quabiểu đồ dưới đây:
Trang 5Hình 1.1: Số lượng các FTA có hiệu lực qua các năm
Nguồn: WTO gateway
1.1.5.3 FTA thế hệ mới - xu hướng mới trong kí kết các FTA
FTA thế hệ mới đang trở thành xu thế mới trong ký kết các HĐTM trên thế giới.Những năm trở lại đây chứng kiến một bước chuyển mình mới trong xu hướng phát triển củacác FTA trên thế giới Một khái niệm mới về FTA ra đời được gọi với tên gọi là FTA thế hệmới Các FTA thế hệ mới này có đặc điểm là có phạm vi điều chỉnh rộng hơn các FTA thôngthường và vượt ra ngoài khuôn khổ của WTO Không những quy định về thương mại hànghóa, dịch vụ, nó còn có những quy định về cạnh tranh, sở hữu trí tuê, môi trường, hành chínhcông…Mặt khác, mức độ cam kết tự do hóa của nó cũng cao hơn các FTA thông thường,điển hình là mức cắt giảm thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu là rất ưu đãi Một đặc điểmkhác nữa là nó liên kết các nền kinh tế nằm cách xa nhau chứ không chỉ giữa những nền kinh
tế gần kề nhau hay trong cùng một khu vực như trước Tiêu biểu kể đến như các FTA giữaHoa Kỳ và Chile, EU và Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản, Hiệp định đối tác toàn diện vàtiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…
1.2 Tác động của FTA đến xuất khẩu
1.2.1 Cơ chế tác động tới xuất khẩu của FTA
FTA có tác dụng kích thích xuất khẩu tới các nước tham gia ký kết Cơ chế chế của sựtác động này xuất phát từ chính động lực và mục tiêu ký kết của các nước tham gia, đó là tự
do hóa thương mại và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại nước đối tác thông qua các quy định vềcắt giảm thuế quan và tháo gỡ các hàng rào thương mại phi thuế quan khác Do đó, những
Trang 6quy định này trở thành nội dung trung tâm của các FTA, từ đó trong quá trình thực hiện cáccam kết này, nó sẽ có vai trò tác động trực tiếp tới việc tăng cường giao thương giữa cácnước hay cũng chính là tăng cường xuất khẩu của nước tham gia ký kết Để hiểu rõ hơn điềunày, ta sẽ xem xét những nội dung chính mà một FTA quy định, bao gồm:
- Những quy định về việc cắt giảm thuế quan và xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan:Trong đó có quy định tỷ lệ phần trăm được áp dụng, áp dụng cho từng loại mặt hàng cụ thể.Trong đó có nhiều hàng hóa thuế nhập khẩu được cắt giảm về không ngay lập tức hoặc theomột lộ trình nhất định Mức ưu đãi này thường cao hơn mức quy định theo quy tắc tối huệquốc (MFN) của WTO do đó nó có tác dụng kích thích xuất khẩu các hàng hóa được ưu đãi.Ngoài ra còn có những quy định để xóa bỏ các hàng rào thương mại phi thuế quan như: xóa
bỏ hạn ngạch, thủ tục hành chính, thủ tục hải quan nghiêm ngặt, các quy tắc về xuất xứ…
- Lộ trình cắt giảm thuế được quy định rõ ràng cho từng nhóm mặt hàng Có một số lộtrình cắt giảm thuế thông thường như sau: cắt giảm thuế ngay lập tức, cắt giảm thuế dần đềutrong một khoảng thời gian nhất định, cắt giảm thuế không được muộn hơn một mốc thờigian nhất định…Những lộ trình này được các nước tham gia tính toán cho từng loại mặthàng cụ thể tùy theo đặc điểm kinh tế và nhu cầu bảo hộ của nước tham gia
- Danh mục các mặt hàng được đưa vào để thực hiện việc cắt giảm thuế: thông thường
sẽ áp dụng cho 90% mặt hàng thương mại Những mặt hàng còn lại thì sẽ không được hưởng
ưu đãi trong FTA
- Các quy tắc xuất xứ (ROO): những quy tắc này là những quy định liên quan tới xuất
xứ của một hàng hóa Các ROO này thường bao gồm các tiêu chí sau để một hàng hóa đủđiều kiện về xuất xứ để hưởng ưu đãi trong FTA
1.2.2 Hiệu quả tác động tới xuất khẩu của FTA
Hiệu quả tác động tới xuất khẩu của FTA phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ ưuđãi của FTA phản ánh bằng độ chênh lệch giữa mức thuế suất MFN quy định bởi WTO vàmức thuế ưu đãi của FTA, sự phù hợp giữa cơ cấu hàng xuất khẩu và danh mục hàng hóađược hưởng ưu đãi từ FTA, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước xuất khẩu, tổng sảnphẩm quốc nội của nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý giữa nước xuất khẩu và nước nhậpkhẩu, dân số của nước nhập khẩu, sự gần gũi về văn hóa giữa hai nước tham gia ký kết…
Độ chênh lệch giữa thuế suất MFN và thuế FTA
Độ chênh lệch giữa thuế suất MFN và thuế FTA cho cùng một mặt hàng phản ánh mức
độ ưu đãi của FTA có lớn hay không Như đã nói, mức thuế được các FTA quy định thườngthấp hơn nhiều so với mức thuế MFN cho cùng một mặt hàng, do đó nó có tác dụng kíchthích thương mại Hiệu số giữa thuế suất MFN và thuế FTA càng lớn thì tác động tới xuấtkhẩu của FTA đó càng nhiều và ngược lại Mức chênh lệch giảm xuống này của thuế suất doFTA mang lại khiến cho giá thành hàng hóa tại nước nhập khẩu trở nên cạnh tranh hơn, từ
đó nó tạo ra các kiểu tác động sau:
Tạo lập thương mại
Chệch hướng thương mại
Sự phù hợp giữa cơ cấu hàng xuất khẩu và danh mục hàng hóa ưu đãi của FTA
GDP của nước nhập khẩu
Khoảng cách giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu
Dân số nước nhập khẩu
Sự gần gũi về văn hóa:
Trang 7 Tính bổ sung thương mại giữa hai nước tham gia ký kết
Co giãn của cầu theo giá của nước nhập khẩu
Tình hình chính trị
Thái độ, thị hiếu người tiêu dùng
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG EU
2.1 Thị trường cà phê EU
2.1.1 Tổng quan thị trường cà phê EU
Liên minh châu Âu (EU) hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất toàn cầu, chiếm 47,9% tổng trị giá nhập khẩu trên toàn thế giới Tốc độ nhập khẩu cà phê của EU giai đoạn 2015 - 2020 tăng trưởng bình quân 0,3%/năm, đạt bình quân 14,6 tỷ USD/năm (theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế) EU là một trong những nơi có tiêu dùng cà phê trên đầu người cao nhất thếgiới, trên 5kg/người/năm Quốc gia dẫn đầu về tiêu dùng cà phê trên đầu người là Phần Lan – nơicon số lên tới 12 kg/người/năm Các nước Scandinavia cũng có mức tiêu dùng cà phê cao trên thếgiới: Na Uy 9,9 kg/người/năm, Đan Mạch 8,7 kg/người/năm và Thụy Điển 8,2 kg/người/năm Các nước có tiêu dùng cà phê trên đầu người tương đối cao khác tại châu Âu bao gồm Hà Lan (8,4kg) và Thụy Sĩ (7,8kg)
Nguồn: Theo số liệu Tổ chức cà phê thế giới
Thị trường cà phê đặc sản tại châu Âu đang tăng trưởng mạnh và mang lại cơ hội cho các nhàcung cấp loại cà phê chất lượng cao Phân khúc cà phê đặc sản là thị trường ngách nhưng yêu cầuchất lượng cao – giá trị cao Trong khi thị trường cà phê phổ thông tăng trưởng trên phạm vi toàncầu, tiêu dùng các loại cà phê phối trộn chất lượng cao hơn, bao gồm các loại cà phê Arabica đặcsản và đắt đỏ, đang tăng trưởng với tốc độ cao tại châu Âu
Mối quan tâm ngày càng lớn đối với cà phê đặc sản phản ánh ở số lượng ngày càng nhiều bar vàchuỗi cà phê, các nhà rang xay nhỏ, các thương hiệu nội địa nhỏ và số lượng barista Phân khúc
Trang 8cà phê đặc sản đặc biệt phát triển mạnh tại Bắc Tây Âu, chủ yếu do mức thu nhập và nhận thứccủa người tiêu dùng cao, cũng như văn hóa cà phê phát triển cao hơn Tại các thị trường Bắc Âu,tăng trưởng mạnh tiêu dùng ngoài hộ gia đình đồng thời với việc các cửa hàng cà phê tiên phonggiới thiệu các loại cà phê chất lượng cao hơn
2.1.2 Nhu cầu cà phê tại EU
Nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Liên minh châu Âu (EU) đã trải qua một sự tăng trưởng đáng kể trongnhững năm gần đây Theo số liệu của Eurostat, sản lượng cà phê tiêu thụ trong EU đã tăng từ khoảng 3 triệu tấn vào năm 2010 lên khoảng 3,7 triệu tấn vào năm 2020 Điều này cho thấy sự gia tăng ổn định trong nhu cầu cà phê của người dân EU Cà phê đã trở thành một phần không thểthiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân EU, và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng Các quốc gia thành viên của EU như Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Anh đều là những thị trường cà phê lớn và có mức tiêu thụ hàng đầu trên thế giới Mỗi năm, nhu cầu cà phê trong EU tăng trung bình 2-3%, đánh dấu một tăng trưởng ổn định và sự ưa chuộng của người dân với loại đồ uống này
2.1.3 Các nhà cung cấp cà phê cho EU
EU là một thị trường nhập khẩu cà phê lớn và đa dạng, và họ nhập cà phê từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới Brazil là nguồn cung cấp cà phê lớn nhất cho EU, với khoảng 2,7 triệu tấn cà phê nhập khẩu trong năm 2020 Việt Nam cũng đóng góp một phần quan trọng, với khoảng 1,4 triệu tấn cà phê được nhập khẩu vào EU trong cùng thời kỳ Colombia, một quốc gia nổi tiếng với cà phê chất lượng cao, cũng là một nguồn cung cấp đáng chú ý, với khoảng 0,8 triệu tấn cà phê nhậpkhẩu Ethiopia, Honduras và nhiều quốc gia khác cũng đóng vai trò quan trọng trong cung cấp cà phê cho EU
Nguồn: Theo số liệu Eurostat
Ngoài các quốc gia đã đề cập, EU cũng nhập khẩu cà phê từ Peru, Mexico, Guatemala, Costa Rica và nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới Tổng cộng, EU đã nhập khẩu hơn 8 triệu tấn cà phê từ các nguồn cung cấp này trong năm 2020, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cà phê của thị trường này
Nhập khẩu cà phê từ nhiều quốc gia khác nhau giúp EU đảm bảo sự đa dạng và chất lượng của nguồn cung cấp Ngoài ra, việc nhập khẩu từ nhiều quốc gia còn giúp giảm rủi ro về nguồn cung
và tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường EU không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung
Trang 9cấp cà phê trên toàn cầu, mà còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng EU thông qua việc cung cấp cà phê đa dạng và chất lượng cao.
Tổng quan, EU là một thị trường quan trọng trong việc nhập khẩu cà phê và họ phụ thuộc vào nhiều quốc gia khác nhau để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của họ Sự đa dạng và chất lượng của nguồn cung cấp đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển thị trường cà phê của EU
2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU
Năm 1992, Việt Nam và EU chính thức thiết lập mối quan hệ thương mại bằng việc ký kết Hiệp định dệt may – một trong những thỏa thuận thương mại đầu tiên của Việt Nam với đối tác ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa và đến nay mối quan hệ đó ngày càng được củng cố và phát triểntrên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thương mại, hợp tác phát triển, môi trường, năng lượng bềnvững và an ninh quốc phòng Do sự khác biệt lớn về mặt vị trí địa lý nên các mặt hàng của Việt Nam và EU màn tính chất bổ sung cho nhau Đặc biệt, Việt Nam được EU xem như cầu nối kinh
tế giúp EU xâm nhập vào thị trường ASEAN một cách thuận lợi nhất, cùng với đó Việt Nam tận dụng cơ hội để mở dần hợp tác trong toàn khối EU Vì vậy trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế mối quan hệ càng gắn bó chặt chẽ với nhau
2.2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam – EU
Tháng 8/ 2020 là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam – EU khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, mở ra những cơ hội phát triển đưa quan
hệ Việt Nam – EU sang một bước ngoặt mới, tươi sáng và rộng mở hơn Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây, một phần là do năng lực thực thi Hiệp định EVFTA giữa hai bên
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Biểu đồ: Tình hình giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa
Việt Nam - EU giai đoạn 2015 – 2021
Trang 10Dựa vào biểu đồ thống kê tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam – EU giai đoạn
2015 – 2021 ta thấy rằng từ năm 2015 – 2018 cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều có sự tăng trưởng trong thời gian dài đặc biệt là năm 2018 giá trị xuất khẩu chạm ngưỡng 41986 triệu USD và giá trị nhập khẩu đến 13950 triệu USD là năm có cán cân thương mại thặng dư cao nhất trong giai đoạn này Năm 2019 và 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid hoạt động giao thương giữa Việt Nam cũng giảm đáng kể Đỉnh điểm là năm 2020 giá trị xuất khẩu giảm 6839,6 triệu USD so với năm 2018 Đến năm 2021 tình hình xuất nhập khẩu tăng trưởng trở lại Từ đó thấy rằng, sự trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam – EU đang có những tiến triển thuận lợi
2.2.2 Thực trạng xuất khẩu mặt hàng cà phê sang EU của Việt Nam
EU là một thị trường rộng lớn với mức nhu cầu tiêu thụ cao và có tính chất ổn định đối vớicác mặt hàng nông sản Trong khi đó Việt Nam có nền công nghiệp phát triển lâu đời và có nguồnnông sản nhiệt đới dồi dào, chất lượng đạt chuẩn vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe của EU.Khi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực các mặt hàng nông sản chủ chốt như: hạt tiêu, điều,cao su, cà phê, đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi so với các quốc gia khác Hiệp địnhEVFTA tạo nên lợi thế cạnh tranh, gia tăng sản lượng và đa dạng sản phẩm xuất khẩu
Đối với cà phê, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn đứng thứ 2 thế giới, chỉ thị trường
cà phê phong phú đa dạng nhất là Brazil Việt Nam chủ yếu xuất khẩu loại cafe Robusta chiếmkhoảng 40% tổng nguồn cung ứng trên thế giới 2015-2020 là khoảng thời gian xuất khẩu cà phêViệt Nam tăng trưởng mạnh mẽ nhất với bình quân là 3.1%/ năm và tăng 0,5% Năm 2020, cả thếgiới chìm trong dịch bệnh Covid-19 lan rộng hoạt động giao thương bị đình trệ, khiến nền kinh tếtoàn cầu suy giảm kéo theo nhu cầu cà phê giảm theo Trong năm 2020, xuất khẩu cà phê chịu tácđộng đáng kể từ dịch bệnh khi giá cước vận chuyển tăng cao khiến doanh nghiệp e ngại trongcông tác xuất khẩu Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm
2020 đạt 1,565 triệu tấn, trị giá 2,741 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng và giảm 4,2% về trị giá so vớinăm 2019 Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng xuất khẩu cà phê năm 2021 đạt1,56 triệu tấn, đạt trị giá 3,07 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2020
ĐVT: Triệu USD
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 0.00
500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00 3,500.00 4,000.00
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2015 – 2020
Trang 11Dựa vào biểu đồ ta thấy, năm 2018 sản lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường EU đạt mức
kỷ lục với 3536,40 triệu USD, năm 2020 do tác động mạnh mẽ của dịch bệnh kim ngạch xuất khẩu chỉ chạm ngưỡng 2741,05 triệu USD
Cà phê Việt Nam có được sự nhận diện cao trên thế giới đã có mặt trên 80 quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới
ĐVT: %
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Biểu đồ: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2020
Dựa vào biểu đồ, EU là thị trường cà phê Việt Nam xuất khẩu sang nhiều nhất chiếm 41%, sau đó là thị trường Mỹ (9%), Nhật Bản (6%), Nga (5%), Philipin (5%)
Lượn
g
Giá trị
Lượn g
Giá trị
Lượn g
Giá trị
Lượn g
Giá trị
Lượn g
Giá trị
Lượn g
Giá trị
Trang 12Bảng: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam (%)
2.2.3 Tình hình xuất khẩu cà phê theo mặt hàng
2.2.3.1 Tổng quan xuất khẩu mặt hàng của Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có quy mô lớn và năng suất cao trong ngành sảnxuất cà phê thế giới Hiện nay, năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, đứng thứ 3 vềdiện tích cà phê được chứng nhận bền vững chỉ sau Brazil và Colombia Theo số liệu sơ bộ từ BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021 diện tích cà phê khoảng 694 nghìn ha, giảm 1,6nghìn ha, sản lượng cà phê tăng 1,83 triệu tấn, tăng 61 nghìn tấn khoảng 3,46% so với năm 2020
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Sơ đồ: Diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam qua các năm
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và các tỉnh Trung du miền núi Bắc là 5 vùng sản xuất chính Trong đó, Tây Nguyên là khu vực trồng cà phê lớn nhất cả nước chiếm 89% gồm các tỉnh có sản lượng và diện tích trồng lớn nhất là Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai
và Đắk Nông Không chỉ có diện tích trồng lớn mà Việt Nam còn có đa dạng các loại cà phê Trong đó nổi bật nhất là cà phê Robusta (cà phê vối) và Arabica
Cà phê Robusta là cà phê thế mạnh của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng, giữ vai trò mũi nhọn trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu được trồng chủ yếu ở Đắk Lắk,Gia Lai và Lâm Đồng
Cà phê Arabica là loại cà phê được ưa chuộng nhất ở châu Âu, được trồng tập trung ở Sơn
La, Lâm Đồng – là nơi tập trung các nhà máy sản xuất chế biến theo phương pháp ướt Arabica chỉ chiếm 7% tổng diện tích trồng cà phê ở Việt Nam Do gặp trở ngại về cơ sở hạ tầng, kho bãi, vận chuyển nên việc mở rộng quy mô sản xuất Arabica còn hạn chế
Trang 13
Hình: Phân biệt cà phê Arabica và Robusta
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng: Cơ cấu Robusta và Arabica
Việt Nam đang từng bước hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất cà phê với trình độ công nghệ kỹ thuật cao và đang tích cực chuyển hướng sang sản xuất cà phê có chứng nhận bền vững và thân thiện với môi trường Việt Nam đã có Công ty TNHH Vĩnh Hiệp sản xuất được cà phê organic được các tổ chức ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản công nhận Nhưng do đa số các hộ gia đình, doanh nghiệp trồng cà phê ở Việt Nam vẫn sử dụng những cách truyền thống do thế sản lượng và chất lượng chưa cao, điều kiện sơ chế, lưu trữ bảo quản còn hạn chế
Việt Nam chủ yếu sản xuất chế biến cà phê phin, hòa tan, với đa dạng các sản phẩm đáp ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu Hiện các doanh nghiệp định hướng sản phẩm cà phê theo 2 nhóm đó là chế biến cà phê ướt và đánh bóng cà phê với công nghệ tiên tiến và hiện đại
Cà phê hòa tan và cà phê bột chiếm tỷ lệ rất thấp ( dưới 10%)
Trong những năm qua ngoài sản xuất cà phê nhân chủ yếu, bên cạnh đó Việt Nam cũngđẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê chế biến Trong đó cà phê Robusta chiếm tới 85,4% tổnglượng cà phê xuất khẩu trong năm 2020, đạt 1337 triệu tấn, trị giá 2011 tỷ USD giảm 5,6% vềlượng và giảm 6,4% về giá trị so với 2019 Xuất khẩu cà phê chế biến đạt 580,8 triệu USD, giảm0,4% so với 2019 Trái lại, xuất khẩu cà phê Arabica tăng 5% về lượng và tăng 18,7% về trị giá
Trang 14so với năm 2019 Giá xuất khẩu cà phê Arabica trung bình đạt 2310 USD/ tấn, tăng 13% so vớinăm 2019.
ĐVT: % ( theo trị giá )
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam năm 2020
2.2.3.2 Tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường EU
EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam đạt 39,3% theo lượng và 37,6%theo giá trị trong giai đoạn 2015 Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng cà phêxuất khẩu tới EU trong giai đoạn 2015-2020 đạt trung bình 641,2 nghìn tấn/năm
Năm 2020, do tác động của dịch bệnh mà lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường EU đạt604,1 nghìn tấn, trị giá 982,7 triệu USD, giảm 10,7% về lượng và giảm 9,4% ( về trị giá) so với2019
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000
516,107
712,512 593,808
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Biểu đồ: Lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU