1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc

90 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Tác giả Ngô Thị Hải
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Minh
Trường học Đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Thương mại và Kinh tế quốc tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,6 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Đặc điểm thị trường gạo thế giới (11)
    • 1.1.1. Các nguồn cung lớn chi phối thị trường gạo thế giới (11)
      • 1.1.1.1. Thái Lan (11)
      • 1.1.1.2. Ấn Độ (14)
      • 1.1.1.3. Mỹ (17)
      • 1.1.1.4. Việt Nam (19)
    • 1.1.2. Các quốc gia nhập khẩu gạo lớn đóng vai trò định giá (0)
      • 1.1.2.1. Indonesia (21)
      • 1.1.2.2. Philippines (22)
      • 1.1.2.3. Bangladesh (23)
      • 1.1.2.4. Trung Quốc (23)
    • 1.1.3. Các nhân tố trên thị trường thế giới ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (25)
      • 1.1.3.1. Nhân tố chính sách nông nghiệp của các quốc gia xuất khẩu (25)
      • 1.1.3.2. Nhân tố khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong sản xuất gạo 20 1.1.3.3. Nhân tố khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường (28)
      • 1.1.3.4. Nhân tố quan hệ thương mại giữa các quốc gia với Trung Quốc (29)
  • 1.2. Các nhân tố từ phía thị trường Trung Quốc (30)
    • 1.2.1. Nhu cầu về gạo của thị trường Trung Quốc (0)
    • 1.2.2. Chính sách nông nghiệp của Trung Quốc (31)
    • 1.2.3. Các nhân tố khác (31)
  • 1.3. Các nhân tố từ phía thị trường Việt Nam (32)
    • 1.3.1. Năng lực sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam (0)
    • 1.3.2. Chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam (35)
    • 1.3.3. Quan hệ thương mại Việt – Trung (36)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG (11)
    • 2.1. Kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn (37)
      • 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời kỳ 2008 – 2012 (37)
      • 2.1.2. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (42)
      • 2.1.3. Hình thức xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn (44)
      • 2.1.4. Biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời kỳ 2008 – 2012 (44)
    • 2.2. Những biện pháp Việt Nam đã thực hiện để đầy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012 (0)
      • 2.2.1. Những biện pháp từ phía nhà nước (48)
      • 2.2.2. Những biện pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam (50)
      • 2.2.3. Biện pháp từ phía Hiệp hội (52)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (53)
      • 2.3.1. Ưu điểm trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (53)
      • 2.3.2. Những hạn chế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012 (56)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam (58)
        • 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan (58)
        • 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan (61)
    • 3.1. Triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới (63)
    • 3.2. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (64)
    • 3.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (66)
      • 3.3.1. Về phía nhà nước (0)
      • 3.2.2. Về phía các hiệp hội, các ngành (0)
      • 3.2.3. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam (0)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................68 (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................70 (78)

Nội dung

Đặc điểm thị trường gạo thế giới

Các nguồn cung lớn chi phối thị trường gạo thế giới

Thị trường lúa gạo toàn cầu tiềm ẩn nhiều biến động do lượng lúa gạo hàng hóa bán ra chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu của các nước nhập khẩu Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng gạo giao dịch trên thị trường thế giới phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hạn chế về xuất khẩu của các nguồn cung Theo FAO, lượng gạo buôn bán trên thị trường thế giới năm 2012 chỉ có 37,3 triệu tấn, bằng 7,7% nhu cầu. Trong khi đó, lượng tồn trữ lúa gạo thế giới đang rất cao, Thái Lan hiện có khoảng 14 triệu tấn gạo trong kho dự trữ, cao kỷ lục lịch sử và bằng gần một phần ba tổng mậu dịch gạo toàn cầu, Ấn Độ cũng đang sở hữu kho dự trữ gạo lên tới 30,7 triệu tấn tính tới tháng 11/2012 , cao gấp hơn 2 lần mức quy định và đủ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu toàn cầu trong gần 1 năm… Theo IGC, sản lượng gạo toàn cầu sẽ tăng thêm 1,2% trong năm 2013 lên 472 triệu tấn, nguồn gạo dự trữ ở 4 nước sản xuất lớn nhất sẽ đạt khoảng 38 triệu tấn, tương đương bằng 1 năm nhập khẩu của toàn thế giới

Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cả về sản lượng và kim ngạch Dù đều là hai quốc gia chi phối đến 50% lượng gạo cần thiết của thị trường thế giới, nhưng thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam và Thái Lan vẫn tập trung ở các quốc gia Châu Á là Philippnes, Malaysia và Indonesia… gạo Thái Lan còn xuất khẩu sang Việt Nam Cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc chưa phải là quốc gia có quan hệ thương mại lớn trong mặt hàng gạo đối với Thái Lan Tuy nhiên, trước thực trạng cạnh tranh đầu ra gay gắt như hiện nay, Trung Quốc lại là thị trường chiến lược của hầu hết các nguồn cung gạo lớn trên thế giới Trong thời gian tới, Thái Lan đang nỗ lực thiết lập mối quan hệ tốt đẹp trên nhiều phương diện cả về chính trị và kinh tế với Trung Quốc, để tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xả lượng gạo dự trữ khổng lồ của chính phủ nước này trong năm 2013 Quốc gia này cũng khẳng định quyết tâm không nhường ngôi vị quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Thời gian tới gạo Thái Lan được chính phủ Trung Quốc bảo lãnh khi xuất khẩu sang nước này Điều này tác động mạnh đến các quốc gia có vị thế yếu hơn là Việt Nam trong cuộc canh tranh giành thị phần tại Trung Quốc, gạo Thái Lan được ưu tiên xuất khẩu, gạo Việt Nam không chỉ bị hạn chế nhập khẩu vào nước này, mà còn bị áp lực giảm giá gạo khi nguồn cung quá lớn trên thị trường quốc tế.

Yếu tố quyết định giá của hạt gạo trên thương trường quốc tế chính là chất lượng Gạo Thái Lan có giá cao hơn là nhờ ngon, thơm, dẻo, hạt mẩy Gạo Thái ngon không chỉ nhờ giống lúa tốt, đặc sản, cùng với đó là nền tảng ý thức của nhà khoa học – người nông dân – doanh nghiệp xuất khẩu và khách hàng Nhận thức được lợi thế của mình, Thái Lan thường có giá gạo xuất khẩu cao hơn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam Vì thế, trong cuộc chạy đua trong phân khúc mặt hàng gạo cấp thấp, gạo Việt Nam thường có lợi thế hơn về giá Còn đối với gạo cấp cao, gạo Việt Nam đang thua lớn gạo Thái Lan khi xuất khẩu sang Trung Quốc, khi gạo Thái Lan có những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Trung Quốc và trên thế giới như khaodakmali…trong khi Việt Nam chưa khẳng định được thương hiệu gạo của mình tại Trung Quốc và trên thế giới.

Với từ hai đến bốn vụ mùa mỗi năm, sản lượng gạo của Thái Lan thường đạt khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu khoảng 9 triệu tấn Sau vụ mùa 2008 bội thu, xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2009 đã giảm xuống 8,57 triệu tấn vào năm

2009 bởi khách hàng chuyển sang mua gạo Việt Nam giá rẻ hơn Giá gạo Thái Lan– được dùng tham khảo cho thị trường gạo toàn cầu – đang tăng do nhiều nướcChâu Á đang dần thoát khỏi khủng hoảng Giá đã tăng khoảng 15% từ mức 550USD/tấn tháng 1/2009 lên 630 USD/tấn tháng 12/2009. Đến năm 2012, xuất khẩu gạo nước này lại giảm sút mạnh Xuất khẩu gạo Thái Lan tính từ 1/1 đến 14/8/2012 chỉ đạt 4,16 triệu tấn, giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái Nguyên nhân chủ yếu bởi chương trình thu mua lúa của dân mà chính phủ mới của Thái Lan áp dụng từ đầu năm 2012 đến nay, theo đó chính phủ mua lúa của nông dân với giá 15.000 baht (470 USD)/tấn lúa, cao gần gấp đôi so với giá thị trường Chương trình can thiệp của chính phủ Thái đã thu mua được kỷ lục khoảng 17 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 10 triệu tấn gạo, bằng lượng xuất khẩu hàng năm của nước này

Hình 1.1: Giá gạo Thái Lan tháng 7/2012 (ĐV: USD/tấn)

Chương trình thu mua lúa gạo trong nước đã khiến cho giá gạo xuất khẩuThái Lan tính cho đến tháng 6/2012 vẫn giữ ở mức cao là 600 USD/tấn gạo trắng loại 100% B, và 585 USD/tấn gạo 5% tấm, tức là cao hơn giá gạo trung bình của thế giới là 100 USD/tấn gạo các loại Bắt đầu từ khi có thông tin chính phủ nước này kết thúc chương trình trợ giá vào tháng 7/2012, giá gạo Thái Lan liên tục giảm, do nguồn cung gạo lớn được tung ra thị trường Chỉ trong vòng 20 ngày (4/7 – 23/7),giá gạo 100% B giảm 25 USD/tấn, gạo 5% tấm giảm 15 USD/tấn Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, nguồn cung lúa gạo trên thị trường Thái Lan vẫn trong tình trạng khan hiếm Các nhà xuất khẩu vẫn chờ đợi chính phủ bán gạo dự trữ ra với giá sát với giá thị trường.

Trong năm 2013, nước này đặt mục tiêu giành lại vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra bắt đầu chương trình thế chấp lúa gạo hồi năm 2011 Với chương trình thế chấp lúa gạo dự kiến sẽ tốn khoảng 440 tỷ baht, tương đương 14,8 tỷ USD, so với 376 tỷ baht của năm 2012 Theo WB, con số này bằng khoảng 3,4% tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan năm 2011.

1.1.1.2 Ấn Độ Ấn Độ đang là quốc gia có lượng gạo dự trữ lớn nhất thế giới, quốc gia này đang thực hiện chính sách xả hàng, gây ảnh hưởng làm giá gạo liên tục giảm trong giai đoạn 2008 – 2012 Do lệnh hạn chế xuẩt khẩu gạo được Chính phủ Trung ương Ấn Độ dỡ bỏ tháng 9/2011, đã thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp tăng trưởng mạnh và sản lượng thu hoạch tiếp tục tăng cao Ấn Độ đang vượt lên Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc, đặc biệt là trong phân khúc mặt hàng gạo cấp thấp, mức giá gạo rẻ hơn giá gạo Việt Nam khoảng 20-50 USD/tấn Nguyên nhân là do chính phủ nước này cho phép đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện hỗ trợ phá giá xuất khẩu để giải phóng khối lượng gạo dự trữ khổng lồ trong nước Mặt khác, Ấn Độ lại lợi thế về giá cước vận tải rẻ hơn 20 USD/tấn Giá bán rẻ đang trở thành lợi thế giúp Ấn Độ thu hút được nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc, điều này càng gây áp lực cạnh tranh thị phần trên thị trường này, khi mà giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã đang ở mức thấp hơn so với giá gạo xuất khẩu trung bình trên thế giới. Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới với 1,2 tỷ người Vì vậy,bảo đảm an ninh lương thực là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu Trong gần 5 thập kỷ qua,với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, ngành nông nghiệp Ấn Độ đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một “hiện tượng” của thế giới Xuất khẩu của Ấn Độ chủ yếu là gạo hạt dài chất lượng thấp, gạo cao cấp basmati chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu gạo của nước này Xuất khẩu gạo của Ấn Độ có tác động mạnh đến thị trường gạo thế giới, không phải do sự giảm sút thị phần của nước này trong giai đoạn 2009 – 2012, nhưng sẽ thách thức vai trò nước xuất khẩu gạo số một của thế giới là Thái Lan và Việt Nam – hai nước có dự kiến tăng giá gạo để đối phó với nguy cơ lạm phát về lương thực. Đầu tháng 9/2011, Ấn Độ đã cho phép xuất khẩu không hạn chế gạo thường, vì mức dự trữ quốc gia đã đến mức bão hòa, buộc chính phủ phải cho phép xuất khẩu Trong niên vụ 2011 – 2012, Ấn Độ xuất khẩu bao gồm gạo basmati và phi basmati đạt 7,3 triệu tấn Trong đó, xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ đạt 3,21 triệu tấn, tăng so với khối lượng xuất khẩu 2,18 triệu tấn năm ngoái Giá loại gạo basmati trên thị trường thế giới dao động ở 1.100 – 1150 USD/tấn, tăng mạnh so với mức giá 800-900 USD/tấn trước đó Đồng Rupee mất giá so với USD là nhân tố tạo ra sức cạnh tranh cho xuất khẩu gạo của Ấn Độ Lợi nhuận từ xuất khẩu gạo của nước này tăng 29% so với năm ngoái lên 3,22 tỷ USD Điều này đã khuyến khích người dân trồng nhiều gạo basmati hơn trong niên vụ 2012-2013

Về loại gạo phi basmati, Ấn Độ quay trở lại thị trường gạo thế giới khi cho phép xuất khẩu 2 triệu tấn, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ duy trì mặt bằng thấp với gạo 5% tấm chỉ ở mức 450 USD/tấn, cạnh tranh mạnh với giá gạo Thái và Việt Nam Ấn Độ đã trở thành điểm đến của các nhà nhập khẩu gạo thế giới, đặc biệt là khách hàng Châu Phi Sự trở lại thị trường xuất khẩu của Ấn Độ là yếu tố quyết định để làm giá gạo hạ xuống từ những tháng cuối năm 2011, xu thế này vẫn còn tiếp tục sang năm 2013.

Hình 1.2: Gạo Ấn Độ và Việt Nam thay thế gạo Thái Lan

Từ hình trên cho thấy được thị trường gạo thế giới đang có sự hoán đổi giữa các nguồn cung Cùng với đà tăng mỗi năm trong giai đoạn 2007 – 2012 về khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam thì gạo Ấn Độ đã quay trở lại thị trường gạo thế giới một cách mạnh mẽ Do chịu ảnh hưởng từ chính sách cấm xuất khẩu gạo của chính phủ Ấn Độ từ giữa năm 2007, xuất khẩu nước này liên tục tụt giảm trong những năm tiếp theo Sang năm 2010, Ấn Độ đã dần gỡ bỏ từng phần trong chính sách cấm xuất khẩu gạo đối với doanh nghiệp trong nước, gạo Ấn Độ xuất khẩu ra thị trường tăng lên một cách nhanh chóng Trong khi đó, Thái Lan luôn là nước đứng đầu về xuất khẩu gạo, với mức sản lượng gấp đến hơn 2 lần so với quốc gia đứng thứ 2 là Việt Nam, và quốc gia đứng thứ 3 là Ấn Độ Quốc gia này đang bị giảm lượng gạo xuất khẩu từ giữa năm 2011, bởi giá gạo đang ở mức cao hơn các quốc gia khác sau chương trình thu mua lúa gạo của Thái Lan Cho đến tháng 10/2012, gạo xuất khẩu của Việt Nam và Ấn Độ đã đạt sản lượng ngang bằng với sản lượng xuất khẩu của Thái Lan với con số gần 6,5 triệu tấn gạo Như vậy, hai quốc gia Ấn Độ và Việt Nam đang dần thay thế thị phần gạo mà Thái Lan đã đánh mất Năm 2012, Thái Lan mất đi vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Việc Ấn Độ tăng cường xuất khẩu gạo sẽ làm giảm nguồn cung cấp cho thị trường thế giới và cả thị trường Trung Quốc từ Thái Lan và Việt Nam Các nhà buôn gạo quốc tế đã bắt đầu tranh thủ tiếp cận gạo Ấn Độ, với ít nhất 100.000 tấn đã được ký hợp đồng giữa công ty Ấn Độ và các nhà nhập khẩu Nigeria với giá 470 USD/tấn, thấp hơn giá của các công ty cạnh tranh từ Việt Nam và Thái Lan kể từ khi Bộ Lương thực cho phép xuất khẩu đầu tháng 9/2011 Ngày 15/02/2013, USDA đưa ra dự báo sản xuất lúa gạo của Ấn Độ trong niên vụ 2013 – 2014 sẽ đạt khoảng

102 triệu tấn, tăng khoảng 2 triệu tấn so với niên vụ trước Với việc tăng sản lượng Ấn Độ có khả năng tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu với mức giá cạnh tranh trong thời gian tới.

Mỹ là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất về gạo, cung cấp khoảng 13% tổng lượng gạo trong thương mại quốc tế Các bang sản xuất gạo chính ở Mỹ đó là Arkansas, California, Louisiana, Texas, Mississippi và Misouri Gạo của Mỹ rất phong phú và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao.

Hiện tại, Trung Quốc mặc dù chưa phải là đối tác thương mại lớn về mặt hàng gạo, nhưng đây cũng là thị trường mà Mỹ đang hướng tới khai thác Quốc gia

Mỹ có chiến lược hướng vào sự gia tăng nhanh của tầng lớp người giàu ở Trung Quốc sẽ giúp mặt gạo cao cấp của Mỹ xuất hiện nhiều hơn ở thị trường tiêu dùng gạo nhiều nhất thế giới này Tuy nhiên, khó khăn đặt ra cho các công ty xuất khẩu gạo của Mỹ là cạnh tranh với Việt Nam và Thái Lan khi cả hai quốc gia Đông Nam Á đều có lợi thế về địa lý, yếu tố tạo nên sự cạnh tranh về giá cả Do vậy, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian tới đang có lợi thế về giá cả so với gạo Mỹ, tuy nhiên sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi thói quen yêu thích sử dụng mặt hàng gạo cao cấp có thương hiệu Gạo Việt Nam có chất lượng không kém nhưng không có thương hiệu sẽ bị rơi vào sản phẩm trung cấp, giá cả sẽ thấp hơn so với gạo cùng chất lượng có xuất xứ từ Mỹ.

Các quốc gia nhập khẩu gạo lớn đóng vai trò định giá

Nhập khẩu gạo tập trung phần lớn ở các nước Châu Á, mặc dù đây cũng là quê hương của lúa gạo nhưng khu vực này thường chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu của thế giới, thứ đến là Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh Hiện nay, Trung Quốc, Iran, Philippines, Indonesia, EU, Saudi Arabia, Maylaysia và South Africa là các quốc gia nhập khẩu gạo lớn trên thế giới Về bản chất, châu Á đang là “người tạo nên giá” trong khi châu Phi trở thành “người chấp nhận giá”, dù khối lượng mua khá lớn Trung Quốc và Ấn độ đang chi phối dự trữ lúa gạo toàn cầu.

Gạo là thực phẩm thiết yếu của quốc gia với số dân hơn 230 triệu người Nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước của Indonesia ước tính khoảng 33 triệu tấn mỗi năm, trong khi sản lượng gạo sản xuất của nước này đứng ở mức khoảng hơn 31 triệu tấn/năm Thực phẩm là sản phẩm rất nhạy cảm vì có thể gây mất ổn định về chính trị, kinh tế và an ninh Đó là lý do tại sao Indonesia phải nhập khẩu hơn nữa để đảm bảo lượng tồn kho cần thiết Hằng năm nước này chỉ nhập gạo đến tháng 2 hoặc một phần trong tháng 3, vào khoảng tháng 4 và tháng 5 là thời điểm nước này vào vụ thu hoạch Khi thu hoạch xong vụ mùa, nước này sẽ có nhu cầu nhập khẩu mạnh trở lại thông thường vào tháng 6 và tháng 7.

Năm 2011, Indonesia là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, với 1,9 triệu tấn gạo nhập chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam Hồi tháng 7, các quan chức Indonesia cho biết sản lượng lúa sẽ tăng 4,3% so với năm ngoái lên 68,59 triệu tấn trong năm nay, tức là sẽ có dư 5,5 triệu tấn, giúp giảm mạnh nhập khẩu Đến cuối tháng 12/2012, Bulog đã đảm bảo được 2,5 triệu tấn gạo dự trữ, và trong niên vụ năm 2013 Bolog sẽ thu mua gạo của nông dân trong nước để đảm bảo mức mục tiêu 3,5 triệu tấn đã đề ra Và nếu hoàn thành mục tiêu này Indonesia sẽ không cần nhập khẩu gạo trong năm 2014 Chính phủ Indonesia đang tăng cường thúc đẩy chương trình sản xuất nông nghiệp nhằm hoàn thành mục tiêu đảm bảo an ninh và chủ quyền lương thực, với việc tự cung đủ lương thực vào năm 2014 và dư cung 10 triệu tấn gạo vào năm 2015.

Với hơn 89 triệu dân, sản lượng lúa gạo của Philippines không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, mức thâm hụt hàng năm vào khoảng 10% Khi Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines bắt đầu thực hiện việc nhập khẩu gạo cho năm 2008, Philippines đã mua kỷ lục 2,3 triệu tấn gạo chủ yếu từ Việt Nam và Thái Lan, là một trong những hiện tượng góp phần đẩy giá lên mức cao nhất tính cho đến thời điểm đó

Bảng 1.2: Thống kê các cuộc đấu thầu mua gạo của Cơ quan Lương thực

Quốc gia Philippines năm 2008 Thời gian Khối lượng

Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan

Từ bảng trên có thể thấy thị trường Philippine tiêu thụ số lượng lớn là gạo cấp thấp (gạo 25% tấm) Trong đó, từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008, gạo 25% tấm được nhập khẩu từ Thái Lan với khối lượng lớn hơn nhiều lần so với gạo được nhập khẩu từ Việt Nam Phân khúc gạo cao cấp tại Philippine thuộc về thị phần gạo Thái Lan Chỉ trong tháng 6/2012, gạo Việt Nam bất ngờ chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường gạo nhập khẩu vào thị trường này ở cả phân khúc gạo cao cấp, trung cấp và cấp thấp.

Trong năm 2009, Philippines nhập 1,775 triệu tấn gạo Con số này ít hơn so với lượng nhập trong năm 2008 là 2,3 triệu tấn Quốc gia Đông nam Châu Á này là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất trong nhiều năm, đã nhập khẩu số lượng kỷ lục 2,45 triệu tấn trong năm 2010 khi mà sản lượng gạo giảm do thời tiết cực kỳ khô hạn.

Năm 2011, Philippines quyết tâm điều chỉnh chính sách nhập khẩu gạo với kế hoạch chỉ còn 860 ngàn tấn và NFA không còn độc quyền nhập khẩu Năm 2012, Philippines nhập khẩu khoảng 500.000 tấn gạo, trong đó riêng NFA nhập khẩu khoảng 120.000 tấn cho dự trữ đệm Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết nước này đang đặt mục tiêu sản xuất 20 triệu tấn gạo trong năm 2013, tăng 11% so với mức

18 triệu tấn năm 2012 Cho đến nay quốc gia này đã đạt mục tiêu tự túc lúa gạo, tuy nhiên họ vẫn nhập 187.000 tấn để dự trữ NFA bắt đầu nhận đơn tham gia cung cấp 163.000 tấn gạo từ 10/4/ 2013, trong đó Thái Lan là 98.000 tấn, Trung Quốc 25.000 tấn, Ấn Độ 25.000 tấn và Úc 15.000 tấn.

Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ 4 trên thế giới với sản lượng hơn 30 triệu tấn/năm, song với dân số lớn 165 triệu người và tăng nhanh, các thiên tai như hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy xảy ra thường xuyên nên sản xuất gạo trong nước không đủ cho tiêu dùng.

Trong năm 2009, Bangladesh nhập khẩu khoảng 2-3 triệu tấn lương thực. Nhu cầu nhập khẩu gạo đồ và gạo trắng của Bangladesh khá ổn định và có xu hướng ngày càng tăng cao Niên vụ 2010/2011, Bangladesh phải nhập khẩu tới 1,48 triệu tấn gạo, sang năm 2011/2012, nước này đã tự túc được lương thực với tổng sản lượng gạo sản xuất được là 33,7 triệu tấn Năm 2012/2013, sản lượng gạo của nước này đạt 34 triệu tấn và đã hầu như không nhập khẩu gạo, chỉ có khoảng 40.000 tấn gạo basmati được nhập khẩu từ Ấn Độ của khu vực tư nhân.

Trong niên vụ 2013/2014, tổng diện tích đất cánh tác lúa gạo của Bangladesh sẽ vào khoảng 11,7 triệu ha tương đương với diện tích canh tác của niên vụ trước và tổng lượng gạo sản xuất dự báo vào khoảng 34,2 triệu tấn tăng nhẹ so với niên vụ 2012/2013 là 200.000 tấn Với sản lượng lúa gạo này và tốc độ tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng đang gia tăng như hiện nay, Bangladesh dự kiến vẫn sẽ phải nhập khoảng 375.000 tấn gạo trong năm 2013/2014

Trong suốt nhiều thập kỷ, hoạt động sản xuất gạo bùng nổ của Trung Quốc cho phép nước này xuất khẩu ròng gạo, tuy nhiên trong những năm gần đây, quốc gia này trở thành một nước nhập khẩu gạo lớn trên thị trường quốc tế Trung Quốc tiêu thụ khoảng 140 triệu tấn gạo mỗi năm, nên bất kỳ biến động nào trong hoạt động nhập gạo của Trung Quốc cũng có thể có ảnh hưởng lớn tới giá gạo thế giới

Hình 1.5: Sản xuất và tiêu thụ gạo ở Trung Quốc 2006 - 2013

Chính sách thu mua gạo nội địa cao của chính phủ Trung Quốc khiến các doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thu mua, sản xuất lúa gạo với nông dân trong nước, do vậy họ tăng cường nhập gạo của nước ngoài để hưởng chênh lệch giá Có thể thấy, từ năm 2006 đến năm 2010, lượng gạo tiêu thụ của Trung Quốc luôn ở mức thấp hơn mức sản lượng được sản xuất trong nước.Quốc gia này còn cung ra thế giới lượng gạo lớn, đồng thời cũng thực hiện nhập khẩu gạo với khối lượng nhỏ Xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu gạo của nước này đã bắt đầu từ năm 2011 khi mà nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước bắt đầu vượt mức sản lượng sản xuất Năm 2011 Trung Quốc nhập 575.000 tấn gạo Năm 2012 đánh dấu bước chuyển lớn trong hoạt động nhập khẩu gạo của Trung Quốc với khối lượng gạo kỷ lục 2,6 triệu tấn Trong suốt 40 năm trước đó, Trung Quốc chỉ có 4 năm nhập khẩu ròng gạo Đây là hệ quả của chính sách hỗ trợ thu nhập cho người nông dân từ chính phủ Trung Quốc.

Sản lượng gạo của Trung Quốc niên vụ 2013-2014 ước đạt 144 triệu tấn,tăng nhẹ so với con số 143 triệu tấn niên vụ 2012-13 Giá lúa cao trong nước đã khuyến khích mở rộng diện tích trồng lúa lên đến 30,6 triệu ha, tăng 1% so với 30,3 triệu ha niên vụ 2012-13.Tuy nhiên sản lượng lúa tăng không đuổi kịp tốc độ tăng trưởng tiêu dùng gạo của quốc gia gần 1,4 tỷ dân, do vậy nhập khẩu gạo của TrungQuốc ước tính tăng 4% từ 2,4 triệu tấn niên vụ 2012-13 lên 2,5 triệu tấn niên vụ2013-14, Trung Quốc có khả năng tiếp tục giữ vị trí là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Các nhân tố trên thị trường thế giới ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

1.1.3.1 Nhân tố chính sách nông nghiệp của các quốc gia xuất khẩu

Với tính chất thị trường và chiến lược phát triển khác nhau mà mỗi quốc gia trên thế giới đều có những chính sách nông nghiệp riêng đối với mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng Là một quốc gia xuất khẩu gạo, Việt Nam luôn chịu tác động bởi những định hướng trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của các quốc gia khác, trong cuộc chạy đua giành thị phần trên thị trường quốc tế, đặc biệt khi cạnh tranh trên cùng một thị trường đó là thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc và Thái Lan có quan hệ thương mại song phương rất tốt đẹp và không ngừng tăng trưởng Tổng kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt 64,77 tỉ USD vào năm 2011 và đến năm 2015 thì con số này dự kiến cán mốc 100 tỉ USD Đối với mặt hàng gạo, Trung Quốc đã nhập của Thái Lan 49.483 tấn gạo năm

2008, 328.238 tấn năm 2009, 264.207 tấn năm 2010 và 267.846 tấn năm 2011 Tuy nhiên bước sang năm 2012, Trung Quốc chỉ nhập 76.000 tấn gạo của Thái Lan Đây là con số biểu hiện sự sụt giảm rõ rệt trong hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan trên thị trường quốc tế Sự tụt hậu này là do chính phủ của Thủ tướng Yingluck

Shinawatra đã áp dụng chính sách trợ giá thu mua lúa của nông dân cao gấp đôi giá thị trường.

Thay đổi chính sách thu mua lúa giá cao của Thái Lan đã ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường gạo thế giới Xu hướng đầu cơ của Thái Lan tăng mạnh và đẩy giá xuất khẩu đi lên Với giá thu mua lên tới 15.000 baht (480 USD)/tấn thóc, trong khi giá mà các nhà máy xay xát chào mua chỉ là 9.000 baht, chính phủ Thái đã vét sạch gạo có trên thị trường với khoảng 15 triệu tấn thóc, tương đương khoảng 9 triệu tấn gạo Kết thúc chương trình can thiệp của chính phủ hôm 30/6, chính phủ nước này đang nỗ lực bán gạo tồn trữ nhưng việc bán rất khó khăn Giá gạo tại Thái Lan tiếp tục đắt hơn rất nhiều so với các xuất xứ khác, hơn khoảng 150 USD/tấn so với gạo Việt Nam và Ấn Độ Chính sách thu mua lúa gạo phản tác dụng đã tạo cơ hội cho Việt Nam tăng khối lượng xuất khẩu gạo sang các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng.

Bắt nguồn từ cuộc “cách mạng xanh” do Chính phủ Ấn Độ tiến hành năm

1963 là một “hiện tượng” của thế giới và là mô hình để các quốc gia khác học tập.

Từ một nước thiếu ăn, Ấn Độ đã căn bản tự giải quyết được nhu cầu lương thực, chấm dứt nạn đói Hiện nay, sản lượng lương thực ở Ấn Độ đã tăng gấp 4 lần so với giai đoạn 1950-1951 Bên cạnh đó, tận dụng sự phát triển của ngành viễn thông quốc gia, ICAR phát triển thêm nhiều dịch vụ để phục vụ nông dân Ấn Độ một cách hiệu quả và trực tiếp nhất, trong đó có thể kể đến dịch vụ hỗ trợ thông tin về hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại liên quan đến nông nghiệp cho nông dân qua điện thoại di động

Với chính sách phát triển nông nghiệp kết hợp với việc áp dụng công nghệ thông để hỗ trợ thông tin cho những đối tượng lao động chính của lĩnh vực này, Ấn Độ đang bành trướng là quốc gia xuất khẩu gạo giá rẻ Giá gạo của Ấn Độ đang giảm mạnh gây ảnh hưởng đến giá gạo thế giới, nhất là mặt hàng gạo cấp thấp Từ tháng 5/2012, gạo 25% tấm của Ấn Độ khoảng 410 USD/tấn nhưng nay chỉ còn 350

- 360 USD/tấn Gạo cao cấp 5% tấm cũng được điều chỉnh giảm từ 450 USD xuống còn 390 USD/tấn để cạnh tranh Đây là nguy cơ lớn đang đe dọa tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam Việc Ấn Độ hạ giá gạo xuất khẩu xuống thấp đã giúp họ nhanh chóng chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường gạo cấp thấp tại Châu Phi, trong khi thị trường này lâu nay do gạo Việt Nam chi phối Thị trường truyền thống như Bangladesh đã mất về phía Ấn Độ, thị trường Philippines hiện nhập không nhiều, còn Malaysia, Cuba cũng đã ký đủ số lượng Chỉ riêng thị trường Trung Quốc vẫn còn mua bán tốt, do vậy cuộc chạy đua cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường này sẽ chịu áp lực lớn từ phía đối thủ lớn là quốc gia Ấn Độ.

Hoạt động nông nghiệp được đánh giá đặc biệt ở nước Mỹ Chính sách gạo của Mỹ không phải là một ngoại lệ Tuy luôn kêu gọi các quốc gia trên thế giới gỡ bỏ rào cản thương mại nhưng đối với mặt hàng gạo nói riêng và nông sản của Mỹ nói chung lại được trợ cấp theo một hệ thống vô cùng tinh vi và không công bằng. Ngoài việc đánh thuế vào gạo nhập khẩu, chính phủ Mỹ đã trợ cấp sản xuất gạo trong nước thông qua ba chương trình trợ cấp chủ yếu: thanh toán trực tiếp, trợ cấp không theo định kỳ, và cung cấp các khoản cho vay bán hàng kết hợp với các biện pháp khuyến khích xuất khẩu Ngoài ra, Mỹ còn trích một phần doanh thu để trợ cấp xuất khẩu.

Với chính sách khôn ngoan của Mỹ trong cơ chế quản lý lượng gạo xuất – nhập khẩu trong nước, quốc gia này có hàng rào kỹ thuật rất khắt khe đối với mặt hàng gạo Tuy kim ngạch nhập khẩu gạo của Mỹ không cao, nhưng Mỹ lại là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới Gạo xuất khẩu của Mỹ phần lớn là gạo cao cấp, và được xuất sang hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc– quốc gia có nhu cầu tiêu dùng gạo cao cấp cao Tuy hiện nay Mỹ và Trung Quốc chưa phải là đối tác thương mại lớn của nhau về mặt hàng gạo, nhưng với chính sách thúc đẩy xuất khẩu gạo mạnh mẽ của Mỹ như hiện nay, trong thời gian tới sẽ có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sạng thị trường Trung Quốc

1.1.3.2 Nhân tố khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong sản xuất gạo

Nhìn chung nông nghiệp Việt Nam có sự thụt lùi về công nghệ so với hầu hết các nước, do vậy mà năng suất còn thấp, chất lượng mặt hàng gạo Việt Nam không đồng đều, nên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Đồng bằng sông Cửu Long – nơi vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, không nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện và tiềm lực có hạn, cho nên việc nhân rộng mô hình còn hết sức khó khăn Hiện tổn thất về sản lượng đối với lúa từ 11 - 13%, tập trung ở các khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản và xay xát, chế biến Ngoài sự tổn thất về sản lượng còn bị sụt giảm đáng kể về chất lượng Nguyên nhân do sản xuất nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, việc tổ chức ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch còn nhiều khó khăn, năng lực nghiên cứu, chế tạo, cung ứng máy móc, thiết bị trong nước về thu hoạch, bảo quản nhiều hạn chế, bất cập, chưa có được công nghệ và thiết bị phù hợp, việc lựa chọn nhập khẩu công nghệ, máy móc từ các nước phát triển còn chưa được trú trọng.

Trong khi đó, tại các quốc gia lớn như Thái Lan và Ấn Độ, ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng đã chủ động việc đầu tư công nghệ, kho chứa, hỗ trợ nông dân ở tất cả các khâu từ thu hoạch, vận chuyển về nhà máy, sấy, dự trữ trong kho, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi xay xát bóc vỏ, hệ thống kho tàng, máy móc, thiết bị chế biến được đồng bộ hóa theo hướng hiện đại Như vậy, chất lượng gạo thành phẩm được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đồng thời tận dụng triệt để phế liệu trong quá trình sản xuất (cám, trấu).

1.1.3.3 Nhân tố khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường

Thị trường Trung Quốc là thị trường không ổn định và khá phức tạp, nhu cầu về các sản phẩm gạo có sự thay đổi theo từng thời kỳ, trong đó, tiêu dùng sản phẩm gạo cấp thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn Đối với phân khúc thị trường cấp thấp (25% tấm), đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn (hơn 65%) trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc Tuy nhiên, hiện nay với sự bành trướng của sản phẩm gạo Ấn Độ có giá rẻ hơn đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này Vào những ngày đầu tháng 9/2012, ngay khi Ấn Độ phát ra thông tin cho phép xuất khẩu 2 triệu tấn gạo non-basmati với mức giá 400 USD/tấn, thấp hơn giá xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan trên

100 USD/tấn Ngay lập tức thị trường gạo của Ấn Độ trở thành tâm điểm chú ý của các nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới trong đó có Trung Quốc.

Không chỉ dừng lại ở phân khúc sản phẩm cấp thấp, nhu cầu của thị trường có số dân đông nhất thế giới về tiêu dùng sản phẩm gạo cao cấp đang ngày càng tăng cao Trong khi đó, các quốc gia lớn như Thái Lan, Mỹ lại chiếm ưu thế hơn về loại sản phẩm này Thái Lan thường xuất khẩu rất đa dạng các mặt hàng gạo như gạo thơm trắng Thái Lan, gạo tấm trắng Thái, gạo nếp trắng Thái, gạo nếp đen Thái, gạo đỏ Thái, gạo lức thơm Thái… Trong đó, gạo trắng hạt dài Thái Lan thường có các phẩm cấp như 100% tấm A1 cực siêu hạng, và 100% tấm A1 siêu hạng Hong Kong (Trung Quốc) là thị trường tiêu thụ chủ yếu gạo thơm cao cấp của Thái Lan

Tuy nhiên, gạo Việt Nam đang có sự dịch chuyển trong xuất khẩu gạo cấp cao nhiều hơn Trong đó, tỉ trọng gạo thơm xuất khẩu tăng đều những năm qua Nếu như năm 2008 gạo thơm chỉ chiếm 2,2% tổng lượng gạo xuất khẩu, thì con số này trong hai năm 2009 và 2010 tương ứng là 4,16% và 4,5% Ngoài việc chiếm lĩnh được thị trường Hong Kong, gạo thơm của Việt Nam cũng đang tiến sâu vào Trung Quốc đại lục với tốc độ xuất khẩu tăng lên rất nhanh.

1.1.3.4 Nhân tố quan hệ thương mại giữa các quốc gia với Trung Quốc

Các nhân tố từ phía thị trường Trung Quốc

Chính sách nông nghiệp của Trung Quốc

Chính sách thu mua gạo nội địa cao của chính phủ khiến các doanh nghiệp,thương lái Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc thu mua, sản xuất lúa gạo với nông dân trong nước Do vậy, họ chọn giải pháp nhập khẩu gạo để hưởng sự chênh lệch giá giữa gạo nước ngoài và gạo nội địa Hơn nữa, sản phẩm gạo Việt Nam có giá thấp nhất trong các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu gạo lớn vào thị trườngTrung Quốc là Thái Lan và Ấn Đọ, đặc biệt lại có lợi thế về vị trí địa lý, do vậy gạoViệt Nam được các thương nhân Trung Quốc ưu tiên lựa chọn trong thời gian qua.

Các nhân tố khác

Thời tiết khắc nghiệt, tuyết rơi dày ở Trung Quốc, làm giảm sản lượng lúa gạo thu hoạch ở nước này khiến nhu cầu nhập khẩu tăng cao Trong quý I/2010, tạiTrung Quốc xảy ra hạn hán trên địa bàn ba tỉnh Quảng Châu, Vân Nam và QuýChâu Sau hạn hán là đợt lũ lụt xảy ra tại 8 tỉnh thành phố, trong đó có vựa lúa tại tỉnh Hồ Nam và Giang Tây đã làm sụt giảm sản lượng lúa Tổ chức về phòng chống thiên tai của Trung Quốc ước tính ảnh hưởng của lũ lụt làm cho diện tích trồng trọt ước tính giảm đến 7 triệu ha, sản lượng lúa giảm từ 5% đến 7% Sau hai đợt thiên tai, giá gạo ở Trung Quốc tăng đột biến, có sự chênh lệch khá cao với giá gạo tại đồng bằng sông Cửu Long Do vậy mà các thương lái chủ động thu mua gạo của Việt Nam để giải quyết nhu cầu lương thực trong nước. Đồng NDT lên giá cũng là một trong những nhân tố khiến cho giá gạo Trung Quốc cao hơn so với giá gạo nhập khẩu, làm cho nhu cầu gạo nhập khẩu từ các quốc gia lân cận tăng lên đột biến Dưới sức ép của Mỹ và EU, Trung Quốc phải nâng giá đồng NDT Việc nâng giá đồng NDT tạo ra hai hướng, người xuất khẩu có lợi và không đi kèm là giảm nhập khẩu Điều này có nghĩa là đồng NDT lên giá thời gian qua đã có tác động làm tăng nhập khẩu đối với mặt hàng gạo của Trung Quốc từ Việt Nam nói riêng và các quốc gia hàng xóm nói chung.

Các nhân tố từ phía thị trường Việt Nam

Chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam

Trong nhiều năm qua, chính sách xuất khẩu gạo của có nhiều thay đổi sao cho phù hợp với xu hướng vận động của thị trường thế giới Việc điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ cùng với chính sách kinh tế nhiều thành phần trong kinh doanh gạo Chính sách này có tác dụng tạo sự cạnh tranh ở cả khâu sản xuất và lưu thông gạo tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải tiến kỹ thuật, tăng sản lượng để xuất khẩu ra thị trường quốc tế Từ năm 2001 đến nay, Nhà nước giao việc xuất khẩu cho doanh nghiệp, xuất khẩu gạo chính thức không cần giấy phép, quota, không quy định đầu mối, mọi thành phần kinh tế đều được tham gia xuất khẩu… Đồng thời, chính sách thương mại tự do thay thế cho tình trạng độc quyền kinh doanh, kết hợp thực hiện hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ gạo hàng hóa dễ dàng và hiệu quả, các doanh nghiệp áp dụng nhiều phương thức mua bán linh hoạt hoặc ký hợp đồng bao tiêu lượng gạo sau sản xuất Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực tạo ra những chính sách thông thoáng để có thể hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, góp phần đưa đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG

Kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời kỳ 2008 – 2012

Năm 2008 là năm có nhiều biến động mạnh trong hoạt động xuất khẩu gạo. Cuộc khủng hoảng khiến nhu cầu gạo tăng, trong khi nguồn cung từ các quốc gia lớn như Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam đều giảm mạnh Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và ra thị trường thế giới tăng lên tới 1.050 USD/tấn Trong tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 đạt 4,7 triệu tấn, với kim ngạch 2,9 tỉ USD, thì Trung Quốc chỉ nhập khẩu mức sản lượng hơn 10 nghìn tấn gạo, kim ngạch đạt 5,2 triệu USD, tỷ trọng chiếm ở con số 0,18% Như vậy, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2008 nói riêng và thời kỳ trước năm 2008 nói chung là con số rất nhỏ Nguyên nhân là do quốc gia Trung Quốc thời kỳ này có khả năng tự cân đối được mức tiêu thụ gạo trong nước, hạn chế nhập khẩu.

Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 20 thị trường nhưng chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống như Philippines (33,18%), Malaysia (9,91%), Cuba(6,91%), Indonesia (5,37%) và Singapore (4,83%) Trong tổng giá trị 2.764 triệuUSD, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc chỉ đạt10,131 triệu USD, tức là chiếm 0,37% về tỷ trọng, với khối lượng là 22,02 nghìn tấn Mặc dù đã có sự tăng lên cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng quan hệ thương mại gạo giữa hai quốc gia vẫn còn thấp, Trung Quốc là một trong số những quốc gia nhập khẩu ít nhất trong năm 2009.

Bảng 2.1: Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Indonexia 57,629 1,99 141,793 5,13 546,017 16,81 926,547 26,42 618,12 18,00 Philippines 1.015,58 35,02 917,130 33,18 947,379 29,17 644,473 18,38 344,77 10,04 Malaysia 400,102 13,80 272,193 9,91 177,689 5,47 250,861 7,15 305,28 8,89 Cuba 410,342 14,15 191,036 6,91 209,217 6,44 215,764 6,15 206,38 6,01 Singapore 112,678 3,89 133,594 4,83 227,792 7,01 191,790 5,47 229,05 6,67

Hồng Kông 20,300 0,70 20,215 0,73 65,176 2,00 68.036 1,94 69,71 2,03 Đài Loan 85,840 2,96 81,616 2,95 142,705 4,39 28,407 0,81 35,03 1,02 Bangladesh 73,950 2,55 71,864 2,60 81,200 2,50 105,21 3,00 34,68 1,01 Senegal 105,270 3,63 15,202 0,55 22,736 0,70 26,302 0,75 24,04 0,70

Nguồn: AGROINFO tính theo Tổng cục Hải quan

Có thể thấy giá trị kim ngạch có sự sụt giảm trong năm 2009 (2.764 so với2.900 triệu USD) do các quốc gia lớn như Philippines, Malaysia, Singapore, Cuba dần ổn định sau cuộc khủng hoảng, bắt đầu tăng cường hoạt động sản xuất lúa gạo trong nước, khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm Trong khi đó, quốc gia Trung Quốc lại tăng sản lượng nhập khẩu gạo từ Việt Nam Tuy vẫn là đối tác thương mại nhỏ, nhưng Trung Quốc có đà tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện ở giá trị kim ngạch tăng lên gần 2 lần trong xu hướng chung là giảm nhập khẩu từ các nước lớn trên thế giới.

Bước sang năm 2010 là một năm có sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, tổng giá trị kim ngạch tăng trưởng cao đạt 3.248 triệu USD (tăng 117,5%) Cùng với đó là mức tăng vọt của tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc lên 1,68% đạt giá trị 54,637 triệu USD – tức là tăng lên hơn 5 lần Tuy vẫn là con số khá nhỏ, nhưng Trung Quốc là quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2010.

Năm 2011 tiếp tục là một năm có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quan hệ thương mại về mặt hàng gạo giữa hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc Trong 10 tháng đầu năm, sản lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 176% lên 291.900 tấn, kim ngạch tăng 237% lên hơn 148 triệu USD, chưa kể xuất sang thị trường Hồng Kông hơn 129.000 tấn với kim ngạch 75 triệu USD Trong thời gian này, phần lớn gạo Việt Nam được xuất khẩu theo các hợp đồng thương mại, các hợp đồng gạo cấp chính phủ đang có xu hướng giảm và chững lại Tính chung cả năm

2011, Trung Quốc đã nhập khẩu mức sản lượng xấp xỉ 300 nghìn tấn, tăng lên hơn 2,4 lần so với năm 2010, tổng kim ngạch đạt giá trị 151,747 triệu USD, tăng hơn 2,7 lần, chiếm tỷ trọng 4,33% Vượt lên trên một số thị trường xuất khẩu gạo lớn, Trung Quốc vươn lên là quốc gia nhập khẩu gạo đứng ở vị trí thứ 6 trong năm 2011, chỉ đứng sau các thị trường truyền thống là Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Cuba.

Như vậy, hiện tượng Trung Quốc không phải đã tạo ra một cú sốc thị trường quá lớn, song nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc liên tục tăng trưởng bền vững trong giai đoạn 2008 – 2011 và có nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục trong tương lai cho thấy đây là một thị trường quan trọng cho xuất khẩu gạo Việt Nam

Tuy nhiên, Trung Quốc lại là nhân tố tạo nên sự khác biệt và tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2012 Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2012,

Trung Quốc đã bất ngờ vươn lên vị trí số 1 về nhập khẩu gạo của Việt Nam, với lượng đơn hàng lên tới hơn 1,2 triệu tấn, trị giá gần 400 triệu USD, gấp 4,4 lần về số lượng và gần 4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái Tháng 11/2012 xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường lớn bị sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước, trong đó xuất sang Trung Quốc giảm 26,72% về lượng và giảm 23,29% về kim ngạch Tính chung cả 11 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt mức tăng ấn tượng 548% về lượng và 444,8% về kim ngạch

Bảng 2.2 : Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2012

% tăng, giảm 11 T/2012 so với cùng kỳ

Nguồn: Nguồn thông tin thương mại, tính toán của USDA

Tính cả năm 2012, Trung Quốc đã nhập khẩu gạo của Việt Nam với tổng khối lượng lên đến 2.085,686 nghìn tấn, kim ngạch đạt 930,61 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao lên tới 27,10% Con số này đã giúp Việt Nam vươn lên vị trí quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trong năm 2012, vượt lên vị trí sau Thái Lan mà Việt Nam đã duy trì nhiều năm qua

Như vậy, có thể thấy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc về mặt hàng gạo có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong cả giai đoạn 2008 – 2012 Chỉ 5 năm sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, Trung Quốc từ một quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, đã trở thành đối tác nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam Mức tăng trưởng về kim ngạch xuất – nhập khẩu gạo giữa hai nước có xu hướng biến động không đồng đều, trong đó năm 2009 là một năm còn chịu nhiều dư âm của cuộc khủng hoảng nên tăng trưởng ở mức 195% Năm 2010 là năm tạo tiền đề cho bước đột phá trong kim ngạch xuất khẩu khi tăng trưởng đột ngột 539% Năm 2011 tiếp tục tăng trưởng trong kim ngạch đạt 278% Năm 2012 Trung Quốc vươn lên trở thành quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch có mức tăng trưởng cao đạt 613%.

Bảng 2.3: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012

Khối lượng xuất khẩu (nghìn tấn)

Giá trị XK (triệu USD)

Nguồn: Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Năm 2013 lại là một năm không khả quan cho việc xuất khẩu gạo của ViệtNam sang hầu hết các thị trường trên thế giới Tính cho đến tháng 3/2013, cả nước chỉ xuất khẩu được hơn 444 nghìn tấn gạo, giảm gần 300% so với con số hơn 1,3 triệu tấn gạo xuất khẩu được trong 3 tháng đầu năm 2012 Khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng giảm trong 3 tháng đầu năm 2013 còn 167,983 nghìn tấn (so với 292,352 nghìn tấn 3 tháng đầu năm 2012).

2.1.2 Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Giai đoạn 2008 – 2011, gạo Việt Nam được xuất sang Trung Quốc chủ yếu là mặt hàng gạo có giá trị gia tăng thấp, trong đó loại gạo 25% tấm chiếm phần lớn trong tổng sản lượng xuất khẩu, loại gạo cao cấp chưa được Việt Nam trú trọng xuất khẩu sang thị trường này Trong khi người tiêu Trung Quốc yêu thích tiêu dùng mặt hàng gạo cao cấp thì Việt Nam lại xuất khẩu nhiều loại gạo cấp thấp, lượng gạo này chủ yếu xuất khẩu cho các nhà máy chế biến và các nhà buôn, chưa đưa được gạo Việt Nam trực tiếp vào thị trường người tiêu dùng

Năm 2008, trong tổng khối lượng xuất khẩu gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 10 nghìn tấn, thì loại gạo 25% tấm chiếm tới 98,24%, tức là đạt khối lượng 9,824 nghìn tấn, gạo 15% tấm là 15% (15 tấn), gạo 5% tấm là 1,61%

(161 tấn) Năm 2009, cơ cấu gạo xuất khẩu sang Trung Quốc tuy không có nhiều biến động, nhưng lại có sự thay đổi tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khối lượng gạo cấp thấp, tăng tỷ trọng khối lượng gạo cao cấp Loại gạo 25% tấm xuất khẩu được khối lượng 21,62 nghìn tấn, mức tỷ trọng giảm xuống 98,18%, loại gạo 15% tấm đạt khối lượng 24,2 tấn, tỷ trọng giảm còn 0,11%, trong khi đó loại gạo cao cấp tăng 0,1% đạt khối lượng 376,5 tấn, chiếm 1,71% Như vậy, mặc dù gạo cao cấp chỉ tăng 0,1% trong tỷ trọng khối lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2009, nhưng xét về giá trị tuyệt đối là tăng lên 215,5 tấn, mức độ tăng trưởng về khối lượng gạo cao cấp xuất khẩu đạt 234%, đây là con số biểu hiện sự chuyển hướng mạnh mẽ trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang TrungQuốc, Việt Nam đã có sự nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng sản phẩm gạo chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu thị trường này.

Nguồn: AgroMonitor tính toán từ số liệu Hải quan

Hình 2.1: Tỷ trọng các loại gạo Việt Nam xuất khẩu sang

Những biện pháp Việt Nam đã thực hiện để đầy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012

2.2.1 Những biện pháp từ phía nhà nước

 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và cung ứng các giống lúa có chất lượng tốt đáp ứng được đòi hỏi từ phía thị trường Trung Quốc

Nhận thấy tình hình trong nước và quốc tế ráo riết trong việc nâng cao chất lượng gạo hàng hóa, đa dạng mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Chính phủ Việt Nam trong những năm đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và cung ứng các giống lúa mới, có chất lượng tốt hỗ trợ nền sản xuất gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Chương trình được Chính phủ thực hiện dưới dạng văn bản, có tác dụng khuyến khích tất cả các địa phương, đặc biệt là các vùng trồng lúa chủ lực của cả nước tích cực đổi mới ngành trồng lúa, để phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng hiện đại, đồng bộ, hiệu quả và bền vững

Thời gian qua, các nhà khoa học của tỉnh Thái Bình đã tăng cường hợp tác với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước để khảo nghiệm, tuyển chọn, đưa vào sản xuất những giống lúa mới ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương Trong đó tiêu biểu là các giống lúa: CNR36, TBR36, Thái Xuyên 111… đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống Quốc gia

 Nới lỏng hơn cơ chế điều hành xuất khẩu gạo theo cách ấn định khối lượng xuất khẩu

Việc điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ Đối với những hợp đồng xuất khẩu theo thoả thuận của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, Bộ Thương mại trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam để Hiệp hội thống nhất việc tổ chức giao dịch, ký kết hợp đồng và giao hàng Còn đối với doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký hợp đồng, và phải được Hiệp hội chấp thuận mới được xuất khẩu.

Cơ chế xuất khẩu hiện nay đã được nới lỏng rất nhiều so với trước đây Mặc dù các văn bản chính thức đều không nhắc đến cơ chế hạn ngạch, nhưng tổng lượng gạo xuất khẩu phải dựa trên định hướng số lượng xuất khẩu do Chính phủ quy định dựa trên cân đối cung cầu thường kỳ Ngoài ra, việc quy định tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tập trung và việc quy định đăng ký số lượng xuất khẩu cho các hợp đồng thương mại trên cơ sở chỉ tiêu xuất khẩu gạo định hướng cũng thể hiện bản chất của cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay là theo hạn ngạch.

 Thực hiện hỗ trợ nông dân về khoa học - kỹ thuật trong gieo trồng để tăng được năng suất lúa, đáp ứng kịp thời các đơn hàng xuất khẩu

Cây lúa tăng được sản lượng cũng nhờ nhiều vào nhận thức của nông dân ngày càng tăng về khoa học - kỹ thuật trong gieo trồng Trong giai đoạn 2008 –

2012 , để đáp ứng nhu cầu tăng cao về mặt hàng gạo từ phía nhiều đối tác, trong đó có Trung Quốc, cơ quan liên quan từ các Sở NN – PTNT các địa phương, các trạm khuyến nông… không ngừng hỗ trợ về khoa học – kỹ thuật giúp cho sản lượng lúa tăng cao đạt đến 6 – 7tấn/ha/vụ Tiêu biểu là Trà Vinh vừa phê duyệt dự án xây dựng trại sản xuất lúa giống nguyên chủng chất lượng cao với vốn đầu tư 48,8 tỷ đồng Mục tiêu dự án là sản xuất các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, chống được sâu bệnh An Giang đang tiên phong trong tạo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo

Nhiều viện, trường cũng tích cực vào cuộc nghiên cứu khoa học hỗ trợ cho cây lúa phát triển tốt hơn, nhất là thích ứng với biến đổi khí hậu Hạt gạo Việt Nam cũng được nhiều nước trên thế giới hỗ trợ kỹ thuật, giống để tăng năng suất Ấn Độ là nước đã giúp đào tạo khoảng 70% cán bộ đầu ngành nông nghiệp cho Viện Lúa, mới đây, các nhà khoa học Ấn Độ cho biết sẽ giúp Việt Nam nghiên cứu phát triển giống lúa lai F1.

 Chú trọng đến lợi ích của nông dân

Trước tình trạng nhiều thương lái Trung Quốc khi thua mua lúa gạo của nông dân trong nước thường hay bày nhiều trò để ép giá gây thiệt hại cho người trồng lúa, trong giai đoạn 2008 – 2012, Chính phủ Việt Nam luôn xem lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển nông nghiệp – nông thôn, đặc biệt trong những năm gần đây, chủ trương thu mua tạm trữ để tránh tình trạng lúa rớt giá mỗi vụ thu hoạch, đảm bảo mức lãi tối thiếu cho người trồng lúa từ 30% là một cam kết khẳng định sự quan tâm của Chính phủ đối với sản xuất lúa gạo, không chỉ có ý nghĩa quan trọng về an sinh xã hội, mà còn đóng góp lớn về kinh tế và tham gia khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Ngày 6/7/2012, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định mua tạm trữ tối đa 500.000 tấn gạo vụ hè thu năm 2012, thời hạn mua tạm trữ từ ngày 10/7 – 10/8, thời hạn lưu giữ trong kho tới 10/10 Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua lúa gạo tạm trữ, thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa 3 tháng Các thương nhân thực hiện mua lúa gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh Các nhà xuất khẩu đã bắt đầu mua lúa hè thu theo chương trình thu mua tạm trữ, để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu từ phía đối tác Trung Quốc trong những tháng cuối năm 2012

2.2.2 Những biện pháp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam

 Doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm đơn hàng cũng như đối tác xuất khẩu tin cậy

Trong giai đoạn 2008 – 2012, sản lượng gạo giao dịch giữa các donh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc liên tục tăng theo các năm, và bùng nổ vào năm 2012, với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hơn 2 triệu tấn gạo Con số này là kết quả của sự nỗ lực trong việc chủ động săn đón các đơn hàng từ quốc gia Trung Quốc Sự chủ động của các doanh nghiệp thể hiện ở những hợp đồng tuy không lớn, nhưng có sự độc lập trong việc tìm đối tác, đặt mối quan hệ thương mại, và thực hiện thu mua,giao dịch Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại thể hiện sự chủ động của mình bằng việc đăng lý xuất khẩu chính ngạch đi Trung Quốc Nhờ thế mà tính hết tháng 3/2012,lượng gạo mà các doanh nghiệp lên đến 450.000 tấn gạo, tăng hơn 2 lần so với 2 tháng đầu năm.

 Đa dạng hóa chủng loại gạo để đáp ứng được thị hiếu của thị trường đông dân như Trung Quốc

Trước những cạnh tranh gay gắt tại các phân khúc gạo phẩm cấp thấp tại thị trường Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã chuyển hướng sang các thị trường gạo cao cấp dù đây là phân khúc chưa phải là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam Nhiều doanh nghiệp chuyển sang sản xuất và xuất khẩu gạo đồ Gạo đồ là loại gạo thu từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô, sau đó gia công chế biến qua các công đoạn như xay, xát, đánh bong Sản phẩm này không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ sẽ giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo Việt Nam hiện tại Nhưng xuất khẩu gạo đồ không dễ Lượng gạo thương mại toàn cầu khoảng 35 – 36 triệu tấn/năm, trong đó gạo đồ chiếm 5 – 6 triệu tấn Tuy nhiên, nguồn cung loại gạo đồ chủ yếu đến từ Thái Lan và Ấn Độ với trên 70% tổng sản lượng, trong khi đầu tư vào công nghệ này cao hơn rất nhiều so với gạo trắng. Đây là bước đi khá mạo hiểm của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi mà cầu gạo đang giảm, đặc biệt là Trung Quốc Sau 1 năm gây sốt trên thị trường quốc tế, thì năm 2013, Trung Quốc có những dự đoán sẽ giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo Tuy nhiên đây là bước tiến quan trọng thể hiện được khả năng thích ứng với nhu cầu đa dạng trên thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang dần vươn lên khẳng định được vị trí của mình trên thế giới, chứ không chấp nhận ở ngôi vị là quốc gia xuất khẩu gạo tầm trung.

 Chú trọng nâng cao chất lượng gạo để phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc

Góp phần trong việc tăng trưởng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và quốc tế không thể thiếu sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm Việt Nam và TháiLan chiếm áp đảo trong tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới, nhưng so với gạoThái, cái mà Việt Nam thiếu chính là thương hiệu quốc gia cho sản phẩm gạo Tuy nhiên, bản thân ngành gạo trong nước đã có những bước chuyển quan trọng để Việt Nam phát triển thương hiệu và định vị lại hình ảnh của hạt gạo Việt.

Trong những năm qua, trước áp lực cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã chọn hướng đi cho mình đó là tạo điểm khác biệt trong chất lượng gạo Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã chú trọng đầu tư vào công tác chọn giống, cơ giới hóa thu hoạch và đầu tư công nghệ xay xát Đi cùng với đó, hậu cần của ngành gạo Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong mười năm qua mà nhiều đối thủ như Ấn Độ, Pakistan chưa thể theo kịp. Đây cũng chính là nhân tố tạo nên thành công trong quan hệ thương mại gạo giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Trung Quốc Nhờ có sự thuận lợi về quá trình vận chuyển mà doanh nghiệp trong nước đã có thể giao hàng đúng tiến độ, làm tăng niềm tin của đối tác, là yếu tố cần thiết để giữ cho mối quan hệ thương mại phát triển bền vững.

2.2.3 Biện pháp từ phía Hiệp hội Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo khai thác thị trường tiềm năng này, VFA đã không ngừng cung cấp thông tin về thị trường để tránh những tổn thất nhất định cho doanh nghiệp, cũng như nông dân trong nước Trước sự bùng nổ bất thường về lượng nhập khẩu của Trung Quốc đối với gạo Việt Nam, VFA tập trung vào phân tích tình hình, và có cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để không mất uy tín thương hiệu gạo Việt Nam.

VFA thường xuyên cho ra văn bản khuyến cáo, nhắc nhở các doanh nghiệp hội viên và các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo phải luôn khẩn trương thúc đối tác Trung Quốc lấy hàng trước mùa vụ thu hoạch lúa, vì nếu không giao được hàng hợp đồng đã ký có thể bị hủy Mặt khác cùng với xu thế mặt bằng giá thế giới cũng đang xuống nên khả năng hủy hợp đồng đã ký trước đây rất có thể xảy ra

Năm 2012 là năm mặt hàng gạo cấp thấp của Việt Nam thua nặng trên thị trường quốc tế bởi nguồn hàng rẻ hơn ồ ạt được tung ra bởi Ấn Độ Bởi vậy các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực chuyển hướng sang phân khúc gạo cao cấp Để tạo tiền đề cho hướng đi mới mẻ của hoạt động xuất khẩu gạo, VFA cũng đã thành lập một đoàn với hơn 50 doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tổ chức hội chợ triển lãm tại Quảng Châu nhằm quảng bá, giới thiệu hạt gạo Việt đồng thời làm cầu nối kết gắn giữa các doanh nghiệp của hai quốc gia với nhau, thông qua các bản hợp đồng ghi nhớ Qua hội chợ này, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã ký kết hợp đồng thu mua hơn 1,5 triệu tấn gạo cao cấp của các doanh nghiệp Việt Nam Đồng thời vào cuối tháng 4/2012, VFA đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gạo cao cấp Việt Nam Mục tiêu của VFA dần dần sẽ mở chi nhánh ở một số tỉnh lớn của Trung Quốc, trực tiếp giao dịch mua bán gạo với nước này bằng con đường chính ngạch.

Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

2.3.1 Ưu điểm trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008 - 2012

 Thương mại về mặt hàng gạo giữa Việt Nam và Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao

Trong cả giai đoạn 2008 – 2010, quốc gia Trung Quốc chưa lần nào xuất hiện trên bảng xếp hạng 20 quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, với số lượng nhập khẩu chỉ dao động mức 20.000 tấn Con số có sự thay đổi rõ rệt trong năm 2011 với mức 123.000 tấn – tức là mức tăng trưởng hơn 600% Đây là một năm báo hiệu cho biết, Trung Quốc là hiện tượng về nhập khẩu gạo không chỉ với Việt Nam mà còn với những quốc gia khác.

Hiện tượng Trung Quốc đã bùng nổ trong năm 2012, khi sản lượng gạo giao dịch giữa Việt Nam – Trung Quốc là hơn 2 triệu tấn và trở thành là nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm nay Trong khi đó, những thị trường truyền thống của Việt Nam là Indonesia, Philippines là 2 quốc gia luôn dẫn đầu về lượng gạo nhập khẩu cũng luôn giữ trong khoảng 1,1 – 1,4 triệu tấn/năm Đây thực sự là một thành công lớn của Việt Nam, không chỉ vì trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, mà còn thành công bởi Việt Nam đã tiếp cận được một thị trường mới, nhiều tiềm năng trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tương lai.

 Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã trú trọng nhằm vào thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới Người Trung Quốc thường có thói quen tiêu dùng sản phẩm gạo ngon phục vụ cho nhu cầu hằng ngày. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu loại gạo cao cấp thường cao hơn các loại gạo khác Trong giai đoạn 2008 – 2012, cùng với quá trình tăng cường sản lượng gạo xuất khẩu giữa hai quốc gia, Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của thị trường Trung Quốc, đẩy mạnh xuất khẩu loại gạo 5% tấm – là loại gạo cao cấp của Việt Nam, có giá trị gia tăng cao Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu trong thời gian này đã có sự chuyển dịch về tỷ trọng theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng gạo cao cấp (năm 2009: 10%; năm 2011: 30%; năm 2012: 60%), giảm tỷ trọng mặt hàng gạo cấp thấp (năm 2010: 45%; năm 2011: 27%; năm 2012: 15%).

 Tạo động lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế

Giai đoạn 2008 – 2012, các nguồn cung – cầu gạo có nhiều biến động mạnh. Trong đó, các nguồn cung lớn là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam đều trong trạng thái dư cung, và tranh giành thị trường nhập khẩu đó là Trung Quốc Trong khi đó, gạo Việt Nam luôn có giá thấp hơn các nước khác, trong khi chất lượng như nhau Một phần được giải thích bởi vì gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là gạo được đóng trong bao trơn, không có nhãn hiệu, điều này có nghĩa là gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa có bất kỳ một thương hiệu nào nổi tiếng, do vậy mà sản phẩm luôn bị ép giá, và có giá rẻ hơn giá gạo các quốc gia khác có thương hiệu.

Gạo Việt Nam xuất khẩu trong giai đoạn này dường như vẫn hướng đến thị trường truyền thống, mà chưa khai thác thêm được thị trường mới nào Riêng Trung Quốc là thị trường mới nổi lên trong năm 2012 Gạo Việt Nam không xâm nhập sâu, rộng vào các quốc gia lớn trong giai đoạn này cũng là do Việt Nam không có thương hiệu gạo nổi tiếng để có thể đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của những thị trường khó tính Thị trường Trung Quốc là thị trường dễ tính, do đó, đây cũng là lời cảnh báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam trong việc phải xây dựng được thương hiệu quốc tế cho mặt hàng gạo để thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

 Củng cố quan hệ thương mại Việt – Trung

Nhu cầu gạo của Trung Quốc tăng đột biến trong năm 2012 là do sản xuất trong nước không thể theo kịp tiêu dùng Trong đó, Việt Nam là đối tác được TrungQuốc lựa chọn là đối tác thương mại lớn về mặt hàng gạo Chính Chính sự thay đổi đảo chiều trong cán cân thương mại Việt – Trung năm vừa qua đã giúp đẩy mối quan hệ hai nước thêm chặt chẽ Việt Nam và Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về chính sách phát triển rừng, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực giống và sản xuất giống Đây là một trong những nội dung chính củaBiên bản ghi nhớ được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam và Cục trưởng CụcLâm nghiệp Quốc gia Trung Quốc ký kết ngày 17/9/2012 tại Hà Nội.

2.3.2 Những hạn chế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012

 Khối lượng gạo xuất khẩu tăng cao nhưng giá trị tăng không đáng kể

Cơ chế cạnh tranh và cuộc chạy đua xuất khẩu gạo của Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan… trên thị trường thế giới trong năm 2012 đã vô tình tạo cơ hội cho Trung Quốc nhập khẩu lượng gạo khổng lồ và giá rẻ Điều đáng chú ý là trong khi nông dân Việt Nam phải chịu mất đi thặng dư từ hạt gạo do giá xuất khẩu giá rẻ thì nguồn thặng dư đó lại chảy vào túi các thương nhân Trung Quốc Là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2012 với hơn 2 triệu tấn gạo, trong khi đó giá gạo trung bình của Việt Nam vào khoảng 410 USD/tấn, so với mức giá gạo tương tự tại Trung Quốc là 635 USD/tấn, mức chênh lệch đáng kể này chính là động lực các thương nhân Trung Quốc ra sức thu mua gạo Việt Nam để hưởng chênh lệch

Bảng 2.7: So sánh mức tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Khối lượng (tấn) 31.376 296.603 2.085.686

Tăng so với năm trước về khối lượng (%) 945 703 Tăng so với năm trước về giá trị (%) 1.108 592

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam

Cụ thể, trong năm 2011, khối lượng gạo mà Trung Quốc nhập khẩu từ ViệtNam là 296.603 tấn, tăng hơn 9,4 lần so với năm 2010 là 31.376 tấn Đồng thời kim ngạch xuất khẩu năm 2011 so với năm 2010 tăng lên hơn 11 lần, điều này cho thấy mức độ tăng của giá gạo xuất khẩu nhanh hơn mức độ tăng của sản lượng gạo Sang năm 2012, trong khi khối lượng gạo xuất khẩu tăng lên hơn 7 lần so với năm trước,thì giá trị chỉ tăng gần 6 lần, tức là mức tăng thấp hơn mức tăng trưởng của sản lượng Điều này cho thấy mức giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng giảm Trong năm 2012 xuất khẩu gạo cấp cao tăng nhưng giá bán thực tế rất thấp Ngay gạo 5% tấm vốn cạnh tranh rất tốt với Thái Lan nhưng hiện giá còn thấp hơn giá gạo của Ấn Độ khoảng 20-30 USD/tấn.

 Nhiều đơn đặt hàng từ phía đối tác Trung Quốc bị hủy ngang gây thiệt hại cho doanh nghiệp

Tuy khối lượng gạo được xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cao, nhưng xét cho cùng đây không phải thị trường xuất khẩu gạo truyền thống, cũng không ổn định, chứa nhiều rủi ro Điều này thể hiện ở việc nhiều thương lái Trung Quốc hay lật lọng Đến hết tháng 11, đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tăng 10,62% so với cùng kỳ năm ngoái Tuy nhiên, lượng hợp đồng hủy hoặc hết hạn 11 tháng đầu năm tăng 18% Trong đó, bị hủy nhiều nhất là hợp đồng xuất khẩu đi Trung Quốc với 423.000 tấn, tiếp đến là Châu Phi 311.000 tấn và Philippines 28.000 tấn, cùng nhiều hợp đồng khác có thể hủy hợp đồng tiếp trong tháng 12.

Một số những việc làm không minh bạch từ phía các đối tác Trung Quốc trong việc thu mua gạo đó là cố tình hủy ngang các đơn hàng, đề nghị dời ngày giao hàng, hay là khi doanh nghiệp Việt Nam đã đưa gạo xuống tàu, phía Trung Quốc kiểm tra lại và nói là không đảm bảo chất lượng, dù phía Việt Nam đã kiểm tra đủ hết điều kiện Và lúc này việc ép giá lại tái diễn, bởi đưa hàng quay về cũng rất tốn kém, khó khăn Hơn nữa, thông lệ quốc tế là hình thức thanh toán qua L/C nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ thanh toán khi hàng tới cảng Trung Quốc Do hình thức thanh toán này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên quan trọng là doanh nghiệp Việt Nam phải thật cảnh giác với cách làm ăn của thương nhân Trung Quốc để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc.

 Vấn đề xuất khẩu qua đường tiểu ngạch

Các thương nhân Trung Quốc hiện đang nhập khẩu gạo Việt Nam thông qua đường tiểu ngạch và chính ngạch Trong đó, tình trạng gạo tràn sang biên giớiTrung Quốc qua đường tiểu ngạch có thể khiến Việt Nam cạn nguồn cung trong nước, và còn là nguyên nhân gây ra tình trạng giá gạo trong nước gia tăng

Tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng số lượng các thương lái Trung Quốc mua gạo xuất theo đường tiểu ngạch tăng cường đặt hàng đối với những cơ sở bán gạo nội địa tại khu vực cụm công nghiệp An Thạnh và Bà Đắc. Điều đáng nói là gạo đi theo đường tiểu ngạch luôn được đưa ra mức giá mua cao hơn mặt bằng giá chung, góp phần tạo nên cơn sốt giá gạo.

 Gạo Việt Nam chưa khẳng định được thương hiệu của mình tại thị trường Trung Quốc

Tuy nhiên, đến nay gạo xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và trên thế giới chỉ biết đến là loại gạo trắng bình thường, chưa có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thế giới Trong khi đó, Thái Lan có gạo nổi tiếng khắp nơi như Khaw Dawk Mali, Hom Mali, Jasmine 85; Ấn Độ và Pakistan có gạo Basmati; Ý có gạo Arborio, gạo Thaibonet của Mỹ; Úc Châu có Amaroo Hơn 3 thập niên qua, Việt Nam đã phóng thích nhiều giống lúa cải thiện, nhưng chưa có giống nào lai tạo trong nước được trồng đại trà như các giống nhập nội từ Viện Lúa quốc tế IRRI, Philippines (IR 64, IR 50404, CR 203), Thái Lan (Hương lài, Khao Dawk Mali), Đài Loan (VD 10, VD 20), Trung Quốc (Khang Dân, Q5)

Nền sản xuất lúa gạo của Việt Nam vẫn vướng mặc những khó khăn như thiếu các giống lúa chất lượng tốt, năng suất cao mà nông dân và thị trường đòi hỏi. Hơn nữa, các thương lái Trung Quốc có khuynh hướng mua lúa không phân biệt nhiều giữa lúa có chất lượng cao và thấp Trong thời gian qua, Việt Nam trồng lúa nhằm xuất khẩu gạo với đặc biệt quan tâm đến số lượng hơn là chất lượng, quên đi thị trường nội địa đòi hỏi chất lượng cao Cho nên, gạo tốt của Thái Lan, Cambodge có cơ hội xâm nhập dễ dàng ở các tỉnh biên giới và đô thị lớn của Trung Quốc.

2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012

 Chi phí đầu vào trong sản xuất và xuất khẩu gạo tăng cao trong giai đoạn

Giá trị kim ngạch có mức tăng chậm hơn so với mức tăng của sản lượng một phần là do mức giá giảm trong năm 2012, lý do khác là do mọi chi phí trong quá trính sản xuất và xuất khẩu gạo đều gia tăng giá trị gia tăng, trong khi giá không tăng, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu sụt giảm.

Triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới

Dự báo về tình hình xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2013 - 2018, VFA cũng nhận định trong 5 năm tới sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ ổn định ở mức

6 triệu tấn/năm, nhưng thị trường sẽ phải cạnh tranh gay gắt từ các nguồn cung cấp mới Đặc biệt khi cạnh tranh trên cùng thị trường Trung Quốc Những diễn biến phức tạp vốn là đặc điểm của thị trường lúa gạo thế giới, do vậy việc cần theo dõi sát và nhanh nhạy để quyết định xuất khẩu với giá có lợi nhất vẫn là một bài toán cần tính kỹ với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam khi thiết lập quan hệ thương mại với đối tác Trung Quốc.

Trong năm 2012 vừa qua, do chính sách thu mua lúa gạo của Trung Quốc đã gây lên hiệu ứng “nước chảy chỗ trũng” Một mặt đã làm cho giá gạo trong nước tăng cao, mặt khác gây nên tình trạng đầu cơ gạo nhập khẩu từ nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc, do giá gạo Trung Quốc đang cao hơn hầu hết các loại gạo cùng loại nhập từ Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan… Tình hình này càng gây lên sức ép khiến gạo Trung Quốc ngày càng tăng giá Trước thực trạng này, Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện cắt giảm lượng gạo nhập khẩu trong những năm tới, nhằm giải phóng lượng gạo dự trữ khổng lồ, đồng thời cũng để kìm giá gạo không bị đẩy lên quá cao Do vậy, trong những năm tới, lượng xuất khẩu gạo các loại của Việt Nam sang thị trường này có khả năng bị sụt giảm mạnh.

Về biên bản được ký giữa 2 chính phủ Thái Lan và Trung Quốc trong năm

2012, trong đó Thái Lan sẽ cung cấp gạo cho Trung Quốc khi cần thiết và Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ các công ty tư nhân nhập gạo từThái Lan Biên bản này có lợi cho cả hai bên, vì thỏa thuận này cho thấy, Thái Lan đang nỗ lực giảm tình trạng thừa gạo hơn 12 triệu tấn gạo thu mua của Chính phủ nước này, trong khi Trung Quốc cam kết đảm bảo nguồn cung gạo trong các trường hợp khẩn cấp mà chưa phải mua gạo trên thực tế Một lý do nữa khiến Trung Quốc muốn có quyền chọn mua gạo từ Thái Lan bởi nhu cầu tiêu dùng gạo của nước này đang tăng, mà nông dân Trung Quốc khó cạnh tranh nổi với gạo nhập khẩu có giá rẻ hơn Thực tế trên đã cho Việt Nam thấy được mối nguy cơ phải giảm lượng gạo xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, khi lượng gạo thừa của Thái Lan đủ để đáp ứng nhu cầu trong 4 năm của thị trường này Nếu Việt Nam không tranh thủ cơ hội ký biên bản giao thương mặt hàng gạo với Trung Quốc, thì nguy cơ mất thị trường này là khả năng có thể xảy ra

Tuy nhiên, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu sang TrungQuốc trong những năm tới vẫn còn rất lớn Với tình hình giá gạo nội địa TrungQuốc đang ngày càng leo thang, thì các doanh nghiệp buôn gạo Trung Quốc lại đang rất chú ý đến gạo Việt Nam do có giá thấp hơn, chất lượng tốt và sản lượng gạo dự trữ đủ lớn để đáp ứng kịp thời các đơn hàng của họ Gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc vẫn đang có ưu thế cạnh tranh về giá Giá sàn xuất khẩu gạo đã giảm xuống chạm đáy của thế giới, giá gạo cấp trung bình còn rẻ hơn gạo Ấn Độ,Pakistan Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế lớn về vị trí địa lý, có thể vận chuyển qua biên giới Trung Quốc bằng đường bộ, đường biển nhanh nhất.

Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Trước những diễn biến thị trường phức tạp, từ sự biến động trái chiều các nguồn cung giữa Thái Lan và Ấn Độ, đến những mối quan hệ thương mại đang được đẩy mạnh giữa Trung Quốc và các quốc gia xuất khẩu gạo khác… tất cả đang tác động mạnh mẽ đến khối lượng gạo được giao dịch giữa Việt Nam và TrungQuốc Do vậy, tìm ra định hướng đúng đắn trong hoạt động xuất khẩu gạo của doanh nghiệp Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách để thâm nhập sâu hơn, rộng hơn vào thị trường rộng lớn này.

 Tận dụng lợi thế giá rẻ

Trung Quốc là nước có lượng gạo tồn kho rất lớn và có thể dễ dàng cân đối lương thực trong nước Tuy nhiên thay vì điều động lương thực từ các vùng khác tốn nhiều thời gian, chi phí thì họ chọn mua gạo Việt Nam vừa gần, vừa rẻ Do vậy trước mắt, gạo Việt Nam vẫn đang có lợi thế giá rẻ hơn gạo được nhập từ Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan Mặt khác, do chính sách thu mua gạo nội địa cao của chính phủ Trung Quốc khiến các doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thu mua, sản xuất lúa gạo với nông dân trong nước Do vậy, xu hướng họ sẽ tìm đến với nguồn gạo rẻ hơn, dễ dàng thu mua hơn, đó là các nguồn cung ứng từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam Từ nay đến năm 2008, dự báo giá gạo Trung Quốc sẽ giảm, nhưng giảm một cách chậm rãi, do Chính phủ nước này mong muốn giữ giá gạo nội địa Trong khi đó, các nguồn cung khổng lồ vì cạnh tranh đang tạo sức ép giảm giá, do vậy có thể thấy được đến năm 2018, giá gạo của Việt Nam vẫn có chiều hướng rẻ hơn gạo Trung Quốc và gạo của các quốc gia khác.

 Phân loại thị trường gạo

Trung Quốc mới nổi lên thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2012 với nhu cầu về loại gạo cao cấp (5% tấm) là rất lớn, chiếm đến hơn 65% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước này Do vậy, có thể thấy thị trường này có nhu cầu cao về mặt hàng gạo cao cấp Đây là thông tin đáng mừng, bởi gạo cao cấp sẽ có giá trị gia tăng cao hơn Đồng thời, đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo cao cấp ra thị trường quốc tế, từng bước khẳng định vị thế của mình, xóa nhòa hình ảnh là quốc gia chuyên xuất khẩu gạo cấp thấp và cấp trung trên thế giới.

Tuy nhiên, cùng với nỗ lực chen chân vào phân khúc thị trường sản phẩm gạo cao cấp, thì doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cũng cần duy trì ổn định phân khúc thị trường gạo cấp thấp Đối với mặt hàng này, thị trường Trung Quốc nói chung thì có nhu cầu không cao, nhưng nếu xét về các đối tác nhỏ hơn – đó là các nhà buôn Trung Quốc lại có nhu cầu nhập khẩu lượng gạo cấp thấp rất cao, phần lớn họ phục vụ cho nhu cầu sản xuất rượu, cũng có thể họ để buôn bán nhỏ lẻ. Tóm lại, nhìn nhận một cách tổng quát thì thị trường Trung Quốc có nhu cầu đa dạng, do vậy doanh nghiệp cần thiết phải phân loại được đối tượng khách hàng Trung Quốc vào các phân khúc gạo cao cấp, hay gạo cấp thấp để có những hợp đồng xuất khẩu hiệu quả.

 Xây dựng các hệ thống đại lý độc quyền gạo Việt Nam

Một thực tế đang diễn ra là gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và hầu hết các quốc gia khác đều chỉ dừng lại ở giai đoạn giao hàng – thanh toán, mà chưa có được sự quản lý, kiểm soát được sản phẩm của mình sau khi ra nước ngoài Điều này là nguồn gốc của việc gạo Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu riêng nổi tiếng thế giới Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một quốc gia lại không được quốc gia nào biết đến sẽ gây nên nhiều tổn thất về mặt quan hệ kinh tế quốc tế Do vậy, vấn đề xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là nhiệm vụ rất cấp bách đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam

Bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu gạo riêng của doanh nghiệp đó là xây dựng được hệ thống đại lý độc quyền gạo Việt Nam trên thị trường Trung Quốc Đại lý độc quyền sẽ giúp cho sản phẩm gạo Việt Nam đến trực tiếp tay người tiêu dùng Trung Quốc, đảm bảo chất lượng, đảm bảo giá, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp Hơn nữa, xây dựng được đại lý độc quyền còn có tác dụng đánh giá chính xác được nhu cầu, thị hiếu về các sản phẩm gạo Việt Nam được tiêu dùng trên thị trường Trung Quốc Từ đó, giúp cho doanh nghiệp ViệtNam thu thấp được những thông tin xác thực hơn, kịp thời hơn để có thể linh hoạt trong việc đưa ra sản phẩm phù hợp với thị trường.

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

 Trước hết phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như miễn thuế xuất khẩu, giảm bớt các thủ tục xuất khẩu

Hiện nay, Trung Quốc đang là quốc gia nhập khẩu lượng gạo lớn nhất của Việt Nam, do vậy thị trường này sẽ được các doanh nghiệp trong nước rất trú trọng và không ngừng khai thác Điều này hứa hẹn lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn tiếp tục là một con số lớn Giá gạo thế giới hiện nay còn khoảng

750 – 780USD/tấn, trong khi đó, giá chào bán của Việt Nam luôn thấp hơn mức này Nếu đánh thuế cao, doanh nghiệp khó khăn dẫn đến hạn chế mua lúa vào, như vậy vô hình chung cũng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bà con nông dân.

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo phải đảm bảm một số điều kiện, nhất là những điều kiện được quy định tại Quyết định số 560 của Bộ NN&PTNT qui định về kỹ thuật kho chứa lúa, cơ sở xay xát lúa gạo, bắt buộc doanh nghiệp phải có nhà máy xay xát công suất 10 tấn/giờ và kho lúa 5.000 tấn… Đây là một trong những vấn đề, cũng như là thủ tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước Đối với 1 số vùng nhỏ, hay ngay tại vựa lúa của Việt Nam là ĐBSCL, chưa có nhà máy xay xát nào có kho chứa lúa như thế Bởi thực tế có khoảng 95% nhà máy xay xát ở đây không mua lúa về trữ mà chủ yếu là gia công cho hàng xáo cũng không có diện tích để chứa gạo hoặc chứa lúa, mà chỉ chủ yếu là xây nhà máy rất lớn, chạy rất chất lượng và bốc hàng ngay sau khi chà xong chứ không trữ lại

Trước thực tế phát sinh những bất cập, Chính phủ và các cơ quan liên quan nên xem xét, điều chỉnh lại những điều kiện, quy định trong thủ tục xuất khẩu sao cho phù hợp hơn với tập quán sản xuất lúa gạo của các vùng và các doanh nghiệp trong nước Cụ thể, về kho chứa chuyên dùng, các thiết bị lò sấy, máy sấy công nghiệp, thiết bị xông hơi, khử trùng, thiết bị phân tích thử nghiệm thì không qui định bắt buộc mà chỉ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, trang bị tùy theo khả năng và nhu cầu kinh doanh Về cơ sở xay xát lúa gạo phục vụ xuất khẩu, nên chỉ cần xác nhận về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đối với doanh nghiệp gồm: Sức chứa của kho lúa, kết cấu cơ bản của kho và công suất thiết kế của nhà máy xay xát làm cơ sở cho Bộ Công thương xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

 Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn lãi suất thấp để đầu tư trong dây chuyền sản xuất lúa gạo

Hạt gạo Việt Nam không chỉ dừng lại là những hạt gạo thơm, ngon được xuất khẩu sang hầu hết các quốc gia trên thế giới Mà cái quan trọng phải là một thương hiệu vững mạnh ở tất cả các quốc gia Muốn gạo Việt Nam sẽ vươn lên thành thương hiệu quốc tế, nhất thiết phải có chất lượng cao, đồng đều Để nâng cao chất lượng gạo, không chỉ các doanh nghiệp trong nước nỗ lực đầu tư cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa, có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện thời tiết Mà nhà nước nên tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều hơn cơ hội để đưa những máy móc hiện đại vào trong dây chuyền sản xuất và xuất khẩu bằng các biện pháp như hỗ trợ cho vay tài chính lãi suất thấp cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể chủ động đầu tư cho dây chuyền sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của mình như nâng cao chất lượng hạt gạo, xây dựng nhà máy chế biến, kho tồn trữ, đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn Hay nguồn vay được sử dụng để triển hệ thống logistic hoàn thiện từ xây dựng vùng nguyên liệu đến kho chứa, nhà máy xay xát, sấy khô, dịch vụ giao nhận…

Nguồn hỗ trợ này có tác dụng không những góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo trong nước, mặt khác còn đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp trong nước Tuy nhiên, đối với nguồn hỗ trợ tài chính này, các cơ quan nhà nước cũng nên xem xét kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi được sử dụng trong quá trình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo Để tránh những thất thoát nguồn vốn, và những khoản vay không hiệu quả

 Nhà nước cần ban hành nhiều cơ chế, chính sách riêng để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào chuỗi xây dựng thương hiệu cho hạt gạo

Chuỗi giá trị gạo là một chuỗi giá trị rất lớn trong phạm vi toàn quốc, không chỉ liên quan đến những người nông dân trồng lúa mà còn liên quan đến hệ thống dịch vụ, cung cấp các dịch vụ như phân bón, thuốc trừ sâu, các nhà phân phối, hệ thống, cơ sở hạ tầng, năng lực hoạt động của các Hiệp hội liên quan đến người nông dân trồng lúa, nhà chế biến, nhà xuất khẩu Tổng thể đây là vấn đề rất lớn của một quốc gia Hiện nay chưa có phân tích nào về chuỗi giá trị về ngành lúa gạo ở Việt Nam mà chỉ có một số phân tích nhỏ về chuỗi giá trị xuất khẩu gạo Nói đến chuỗi thì điều quan trọng là sự liên kết trong năng lực cạnh tranh của cả ngành hàng, liên quan đến nhiều dịch vụ, hoạt động Do vậy, để tạo nên mối liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị xuất khẩu gạo của Việt nam sang thị trường Trung Quốc, chính phủ nên từng bước triển khai những dự án nghiên cứu về chuỗi giá trị của gạo ở các vùng trọng điểm như ĐBSCL Tuy nhiên, để dự án được triển khai thành công, không thể thiếu sự đầu tư lớn cho nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ nông nghiệp và chính sách để khuyến khích đầu tư, cũng như nâng cao trình độ của những người nông dân tham gia Chính quyền các địa phương nên có những mô hình nhỏ khuyến khích các vườn ươm công nghệ chế biến những sản phẩm nông nghiệp mới tốt hơn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam thời gian qua cũng đã coi trọng và cố gắng trong việc tạo dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm gạo của mình, tuy nhiên vẫn chưa thành công Bởi lẽ, một mình doanh nghiệp thì có nhiều khó khăn, do đó cần phải có vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước tham gia phối hợp, dẫn dắt và có bàn bạc một cách cụ thể với các doanh nghiệp xem khâu yếu là cái gì và họ cần gì ở các cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề xây dựng thương hiệu Thực chất của xây dựng thương hiệu đó là nâng cao chất lượng và duy trì sự ổn định của chất lượng hàng hóa Sự hỗ trợ của Chính phủ bằng việc giới thiệu, bảo lãnh doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình thiết lập quan hệ thương mại, hay mở đại lý độc quyền phân phối gạo trên thị trường Trung Quốc sẽ tạo cho doanh nghiệp có được sự khởi đầu nhanh chóng và vững chắc hơn Về việc làm cụ thể để tạo thương hiệu gạo Việt Nam, Bộ NN&PTNT và các cơ quan chuyên ngành liên quan phải tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, qua các hội chợ, triển lãm xúc tiến giới thiệu về sản phẩm gạo, từng bước tạo dựng hình ảnh gạo Việt Nam Đặc biệt, Chính phủ phải tranh thủ ký được các hợp đồng tiêu thụ gạo dài hạn với Chính phủ Trung

Quốc, sau đó giao lại cho các doanh nghiệp, hoặc tổ chức đấu thầu, để thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước Đồng thời đây là một trong những biện pháp hết sức căn cơ, góp phần tạo điều kiện tiêu thụ lúa gạo, hàng hóa cho ngành lúa gạo.

 Phát triển mối quan hệ chính trị và thương mại giữa hai quốc gia ngày càng bền vững.

Trung Quốc là nước láng giềng, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quán…với Việt Nam Quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu như một tất yếu khách quan Những biến động về chính trị, xã hội đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động xuất – nhập khẩu gạo giữa Việt Nam – Trung Quốc.

Trong thời gian tới, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này, chính phủ Việt Nam cũng cần hết sức thận trọng trong mối quan hệ thương mại giữa hai nước Bởi trên thị trường quốc tế, không chỉ có hai quốc gia, mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều có quan hệ chính trị và thương mại phụ thuộc lẫn nhau Không thể đề cao vai trò của quốc gia nào hơn, hay bỏ quan hệ với một quốc gia nào để thiết lập quan hệ thương mại với một quốc gia khác Đó là hệ thống các mối quan hệ hết sức phức tạp Do vậy, đi cùng với việc phát triển mối quan hệ chính trị - thương mại Việt Nam – Trung Quốc, thì Chính phủ Việt Nam cũng có những cách ứng xử khôn ngoan đối với các quốc gia khác Để vừa thúc đẩy được lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc, lại vừa khai thác và mở rộng được quan hệ xuất khẩu gạo sang quốc gia khác.

3.2.2 Về phía các hiệp hội, các ngành

 Thường xuyên tổ chức công tác khảo sát thị trường Trung Quốc để cung cấp thông tin về thị hiếu tiêu dùng gạo Việt Nam cho doanh nghiệp xuất khẩu

Kinh doanh trên thị trường quốc tế là hoạt động phức tạp và đòi hỏi sự linh hoạt, kịp thời nắm bắt xu hướng của các khách hàng quốc tế, để đưa vào thị trường những sản phẩm thích hợp nhất Việt Nam tuy là quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhưng vị trí chưa thật vững chắc, và thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi những biến động trên thị trường quốc tế Do vậy, thông tin đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo là thực sự cần thiết, có thể nói là yếu tố sống còn của doanh nghiệp để tồn tại trên thị trường toàn cầu Để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong nước sang thị trường Trung Quốc, VFA và các tổ chức liên quan phải thường xuyên tổ chức hoạt động khảo sát thị trường Trung Quốc, thu thập những thông tin sát thực nhất để kịp thời tư vấn cho doanh nghiệp trong nước, các thông tin về nhu cầu tiêu dùng mặt hàng gạo của người dân trong nước, thị hiếu tiêu dùng về loại gạo nào, xuất xứ từ đâu, tìm hiểu về đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường Trung Quốc… nhất là xu hướng tiêu dùng sản phẩm gạo trong tương lai Những thông tin trên nếu kịp thời đến được với các nhà sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam, sẽ giúp cho doanh nghiệp có những hướng đi rõ ràng và nhanh hơn, nắm bắt được xu thế để đón đầu thị trường xuất khẩu.

 Chủ động giao lưu, thăm hỏi Hiệp hội nông sản Trung Quốc để trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp

Hiệp hội nông sản của các nước không chỉ thay mặt Chính phủ chỉ đạo hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản của nước đó Ngoài ra, Hiệp hội ngành nói chung còn có vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng cách tư vấn, cung cấp thông tin về các thị trường trên thế giới, để các doanh nghiệp có thể cập nhật được những tin tức chính xác nhất Do vậy, mối quan hệ tốt đẹp giữa Hiệp hội ngành nông sản Việt Nam với Trung Quốc sẽ là cơ hội tốt để hai bên giao lưu, trao đổi những thông tin về thị trường của nhau, từ đó, cả hai bên đều có thể hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trong nước, mà loại bỏ được giai đoạn Hiệp hội phải tự điều tra, nghiên cứu thị trường nước đối tác

Ngày đăng: 14/09/2023, 09:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Giá gạo Thái Lan tháng 7/2012 (ĐV: USD/tấn) - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Hình 1.1 Giá gạo Thái Lan tháng 7/2012 (ĐV: USD/tấn) (Trang 13)
Hình 1.2: Gạo Ấn Độ và Việt Nam thay thế gạo Thái Lan - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Hình 1.2 Gạo Ấn Độ và Việt Nam thay thế gạo Thái Lan (Trang 15)
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo trung bình của Mỹ giai đoạn 2004 – 2006 - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo trung bình của Mỹ giai đoạn 2004 – 2006 (Trang 18)
Hình 1.3: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Hình 1.3 Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 (Trang 19)
Hình 1.4: Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2011 - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Hình 1.4 Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2011 (Trang 20)
Bảng 1.2: Thống kê các cuộc đấu thầu mua gạo của Cơ quan Lương thực  Quốc gia Philippines năm 2008 - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Bảng 1.2 Thống kê các cuộc đấu thầu mua gạo của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines năm 2008 (Trang 22)
Hình 1.5: Sản xuất và tiêu thụ gạo ở Trung Quốc 2006 - 2013 - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Hình 1.5 Sản xuất và tiêu thụ gạo ở Trung Quốc 2006 - 2013 (Trang 24)
Bảng 1.3: Xuất khẩu gạo Thái Lan tháng 1/2013 - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Bảng 1.3 Xuất khẩu gạo Thái Lan tháng 1/2013 (Trang 30)
Bảng 2.1: Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Bảng 2.1 Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 38)
Bảng 2.2 : Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2012 - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Bảng 2.2 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2012 (Trang 40)
Bảng 2.3: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Bảng 2.3 Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc (Trang 41)
Hình 2.1: Tỷ trọng các loại gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2009 - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Hình 2.1 Tỷ trọng các loại gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2009 (Trang 43)
Hình 2.2: Biến động giá lúa gạo trên thế giới từ 2007 đến tháng 1/2012 - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Hình 2.2 Biến động giá lúa gạo trên thế giới từ 2007 đến tháng 1/2012 (Trang 45)
Hình 2.3: Giá gạo 5% tấm xuất khẩu Việt Nam tháng 5/2012 (USD/tấn) - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Hình 2.3 Giá gạo 5% tấm xuất khẩu Việt Nam tháng 5/2012 (USD/tấn) (Trang 46)
Bảng 2.7: So sánh mức tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu và giá trị - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc
Bảng 2.7 So sánh mức tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu và giá trị (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w