1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Vật lý kỹ thuật: Đánh giá tính tương đồng chức năng của các máy đông máu IL ACL và STA Compact Max

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ĐÁNH GIÁ TÍNH TƯƠNG ĐỒNG CHỨC NĂNG CỦA CÁC MÁY ĐÔNG MÁU IL ACL TOP VÀ STA COMPACT MAX
Tác giả Trần Tuấn Dũng
Người hướng dẫn PGS.TS Huỳnh Quang Linh
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa - ĐHQG -HCM
Chuyên ngành Vật Lý Kỹ Thuật
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,16 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (17)
    • 1.1. Tổng quan đông máu (17)
      • 1.1.1. Cơ chế đông máu cơ bản (17)
        • 1.1.1.1. Cầm máu (17)
        • 1.1.1.2. Đông máu (18)
        • 1.1.1.3. Tiêu sợi huyết (20)
      • 1.1.2. Bộ xét nghiệm đánh giá hệ thống đông cầm máu (21)
      • 1.1.3. Các xét nghiệm đánh giá giai đoạn đông máu huyết tương (21)
        • 1.1.3.1. Xét nghiệm đánh giá đường đông máu ngoại sinh (22)
        • 1.1.3.2. Các xét nghiệm đánh giá đường đông máu nội sinh (25)
      • 1.1.4. Chỉ định xét nghiệm đông cầm máu (27)
        • 1.1.4.1. Chỉ định xét nghiệm nhằm mục đích sàng lọc, phát hiện nguy cơ chảy máu (27)
        • 1.1.4.2. Chỉ định xét nghiệm khi bệnh nhân có triệu chứng trên lâm sàng hoặc tiền sử gợi ý có rối loạn đông cầm máu (28)
        • 1.1.4.3. Chỉ định khi bệnh nhân điều trị thuốc chống đông (28)
    • 1.2. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong xét nghiệm đông máu (28)
      • 1.2.3. Phương pháp cơ học – từ tính (Phương pháp cũ) (30)
      • 1.2.4. Phương pháp cơ học – từ tính (Phương pháp mới) (31)
      • 1.2.5. Nguyên lý ảnh – quang học (32)
    • 1.3. Các thiết bị phân tích đông máu thường được sử dụng trong nghiên cứu (33)
      • 1.3.1. Máy Sta Compact Max - Hãng Stago (nước sản xuất: Pháp) (33)
        • 1.3.1.1. Tổng quan thiết bị (33)
        • 1.3.1.2. Nguyên lý đo của thiết bị Sta Compact Max (35)
      • 1.3.2. Máy ACL TOP - Hãng Instrumentation Laboratory (nước sản xuất: Mỹ) (39)
        • 1.3.2.1. Tổng quan thiết bị (39)
        • 1.3.2.2. Nguyên lý đo của thiết bị ACL TOP 550 CTS (42)
      • 1.3.3. So sánh ưu nhược điểm của hai hệ thống đông máu tự động (44)
    • 1.4. Tình hình nghiên cứu đánh giá tính tương đồng về chức năng giữa các thiết bị phân tích đông máu tự động (48)
      • 1.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá trên thế giới (48)
        • 1.4.1.1. Lựa chọn các xét nghiệm để đánh giá (48)
        • 1.4.1.2. Lựa chọn thuốc thử để đánh giá (49)
        • 1.4.1.3. Phương pháp đánh giá bởi người sử dụng (50)
        • 1.4.1.4. Hướng tiếp cận Bland – Altman (51)
      • 1.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá ở Việt Nam (52)
      • 1.4.3. Các đề tài nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới (54)
  • CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (57)
    • 2.1. Vật liệu (57)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (57)
      • 2.1.2. Máy phân tích (57)
      • 2.1.3. Hóa chất sử dụng (57)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu đánh giá (74)
      • 2.2.1. Chuẩn bị mẫu bệnh phẩm (74)
        • 2.2.1.1. Phương pháp thu nhận mẫu (74)
        • 2.2.1.2. Chất chống đông máu và tỷ lệ giữa mẫu bệnh phẩm với chất chống đông máu (74)
        • 2.2.1.3. Cách chuẩn bị mẫu bệnh phẩm (75)
        • 2.2.1.4. Cách lưu trữ mẫu (75)
      • 2.2.2. Thiết kế thí nghiệm (76)
      • 2.2.3. Xử lý số liệu (77)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ - BIỆN LUẬN (79)
    • 3.1. So sánh sự tương đồng của xét nghiệm PT, thông qua dòng hóa chất HemosIL PT-Fibrinogen HS Plus (hãng Instrumentation Laboratory) và dòng hóa chất Sta Neoplastin CI (hãng Stago) có ISI ≥ 1,2 trên hai thiết bị ACL (79)
    • 3.3. So sánh sự tương đồng của xét nghiệm APTT, thông qua dòng hóa chất HemosIL APTT-SP (hãng Instrumentation Laboratory) và dòng hóa chất Sta- CK Prest 5 (hãng Stago) (89)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ (96)
    • 4.1. Kết luận (96)
    • 4.2. Kiến nghị (96)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (97)

Nội dung

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu

− Đối tượng nghiên cứu là mẫu huyết tương của bệnh nhân được thu nhận tại Khoa xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, huyện Củ Chi, TP HCM

− Số lượng mẫu bệnh phẩm: ít nhất 50 mẫu bệnh phẩm cho mỗi thí nghiệm đánh giá: thời gian Prothrombin Time - PT và thời gian Thromboplastin hoạt hóa từng phần

− Phân tích các mẫu bệnh phẩm trên hai hệ thống phân tích: máy phân tích đông máu ACL TOP 550 CTS (hãng Instrumentation Laboratory) có nguyên lý hoạt động là đo quang và máy phân tích đông máu Sta Compact Max (hãng Stago) có nguyên lý hoạt động là đo bi từ

− Hoá chất sử dụng là các hóa chất đo thời gian PT và APTT của hãng Instrumentation Laboratory và hãng Stago, được thể hiện cụ thể ở bảng 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4

Bảng 2 1 Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu Hãng Instrumentation

• HemosIL PT-Fibrinogen HS Plus (nước sản xuất: Mỹ) – ISI ≥ 1.2

• HemosIL RecombiPlastin 2G (nước sản xuất: Mỹ) –

• Sta Neoplastin CI (nước sản xuất: Pháp) – ISI ≥ 1.2

• Sta NeoPTimal (nước sản xuất: Pháp) – ISI ~ 1.0

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

APTT • HemosIL APTT-SP (nước sản xuất: Mỹ)

• Sta- CK Prest 5 (nước sản xuất: Pháp)

Bảng 2 2 Đặc tính của các hóa chất PT (ISI ≥ 1,2) của hãng Instrumentation

Laboratory và hãng Stago Các thông số

Hãng sản xuất Instrumentation Laboratory (IL) Hãng Stago

Tóm tắt và nguyên lý

HemosIL PT-Fibrinogen HS PLUS (dạng bột đông khô) được sản xuất từ dịch chiết não thỏ với nồng độ ion canxi thích hợp Thuốc thử HemosIL PT-Fibrinogen HS PLUS có độ nhạy cao với các yếu tố II, V, VII và X, tương tự với Chế phẩm tham chiếu quốc tế, do vậy thuốc thử thích hợp cho các xét nghiệm để theo dõi điều trị thuốc chống đông đường uống

Nguyên tắc của xét nghiệm bao gồm việc sử dụng canxi thromboplastin để đo thời gian đông máu của huyết tương bệnh nhân và để so sánh với tiêu chuẩn thông thường

Các biện pháp kiểm tra, hoạt động của các yếu tố đông máu ngoại sinh:

- yếu tố X (yếu tố Stuart)

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Sản phẩm HemosIL PT-Fibrinogen

Thromboplastin (5 lọ x 8,5mL) chứa: thromboplastin não thỏ, chất ổn định, polybren và đệm

Buffer (5 lọ x 8,5mL) chứa: đệm, CaCl2 và chất bảo quản

Thuốc thử 1 (Néoplastine® CI): thromboplastin đông khô được điều chế từ các mô não thỏ tươi

Thuốc thử 2 (Solvent): dung môi chứa canxi, 5 ml mỗi lọ hoặc 10 ml mỗi lọ

Cảnh báo và thận trọng

Phân loại nguy cơ: Không

Mã an toàn: Không Thông tin nguy cơ bổ sung: Không

Thông tin về nguy cơ bổ sung:

Thromboplastin: Tối đa 12,3% hỗn hợp chứa các thành phần gây độc tính cấp chưa biết (qua miệng, da và hô hấp) đối với sức khỏe con người và nguy cơ chưa biết với môi trường nước

Buffer: ≈ 5,6% hỗn hợp chứa các thành phần gây độc tính cấp chưa biết (qua da và hô hấp) đối với sức khỏe con người

Bufer có chứa natri azide có thể tạo thành các hợp chất azide gây nổ khi phản ứng với kim loại trong đường

Phân loại nguy cơ: Không

Mã an toàn: Không Thông tin nguy cơ bổ sung: Không

Canxi clorid chứa natri azide có thể tạo thành các hợp chất azide gây nổ trong đường ống nước kim loại Sử dụng phương pháp xử lý thích hợp

Sản phẩm này được dùng trong chẩn đoán in vitro

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732 ống nước Sử dụng quy trình thải bỏ thích hợp

Hòa tan thành phần thromboplastin trong mỗi lọ bằng cách đổ toàn bộ dung dịch trong lọ Buffer vào lọ thuốc thử Đậy nắp và xoay nhẹ nhàng Đảm bảo sản phẩm hoàn nguyên hoàn toàn Giữ sản phẩm ở 15-25°C trong 30 phút và đảo ngược để trộn trước khi sử dụng

Lắc đều thuốc thử R2 và đổ toàn bộ vào lọ thuốc thử R1 trong cùng một hộp Để hoàn nguyên ở nhiệt độ phòng (18-25°C) trong 30 phút Sau đó, xoay nhẹ lọ thuốc thử 1 để có được hỗn dịch đồng nhất

Bảo quản và độ ổn định

Thuốc thử chưa mở nắp ổn định đến ngày hết hạn ghi trên nhãn khi bảo quản ở 2-8°C Độ ổn định sau khi hoàn nguyên: 5 ngày ở 2-8°C trong lọ gốc; 36 giờ khi bảo quản trên máy ACL TOP

Sản phẩm chưa mở nắp ổn định đến ngày hết hạn ghi trên lọ khi được bảo quản ở 2-8°C

Sau khi hoàn nguyên, Thuốc thử 1 vẫn ổn định trong 24 giờ ở 20 ± 5°C, 8 ngày ở 2-8°C Không trữ đông

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Kết quả xét nghiệm có thể được báo cáo theo các đơn vị dưới đây:

PT: giây, % hoạt tính, tỷ số, INR

Tùy thuộc vào cách báo cáo kết quả PT, tiến hành như sau:

- Theo đơn vị giây: thời gian đông máu quan sát được (mẫu và giá trị

PT trung bình của quần thể người bình thường)

- Theo tỷ lệ: tính tỷ lệ của giá trị

PT bệnh nhân với giá trị PT trung bình của người bình thường

- Trong INR: tính tỷ lệ của giá trị

PT bệnh nhân với giá trị PT trung bình của người bình thường; lấy giá trị tỷ lệ; tham khảo phần Giá trị trong tờ hướng dẫn, cung cấp các giá trị INR được tính toán trước cho ISI của rất nhiều thromboplastin đang được sử dụng và đọc ra chỉ số INR thích hợp

Kết quả xét nghiệm PT có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều loại thuốc thông thường và cần thực hiện thêm các nghiên cứu để xác định nguyên nhân dẫn đến kết quả bất thường không mong đợi

Sự đông máu vi thể (cục máu đông) sẽ gây ra sự rút ngắn đáng kể thời gian đo (kích hoạt tự động của tất cả các yếu tố) trong khi quá trình đông máu sẽ kéo dài thời gian đông máu vì tiêu thụ các yếu

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732 tố và fibrinogen Không giữ huyết tương ở 2-8 ° C vì trong phạm vi nhiệt độ này, yếu tố VII có thể được kích hoạt bởi hệ thống kallikrein

Duy trì tỷ lệ thể tích chất chống đông máu / máu chính xác là 1: 9

Nhiệt độ của thiết bị phải được giữ ổn định (37 ± 0,5°C) Đảm bảo rằng thuốc thử Néoplastine® CI không bị nhiễm bởi huyết tương

Xét nghiệm Néoplastine® CI không nhạy với nồng độ heparin không phân đoạn lên tới 1 IU / m

Các chất ức chế Thrombin (ví dụ, hirudin, argatroban ) có trong mẫu cần xét nghiệm có thể dẫn đến thời gian prothrombin kéo dài cho mẫu này

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Bảng 2 3 Đặc tính của các hóa chất PT (ISI ~ 1,0) của hãng Instrumentation

Laboratory và hãng Stago Các thông số HemosIL RecombiPlastin 2G [13] STA NeoPTimal [14]

Instrumentation Laboratory (IL) Hãng Stago

Tóm tắt và nguyên lý

Thuốc thử thromboplastin có trong sản phẩm RecombiPlasTin 2G, sau khi hoàn nguyên với dung dịch pha loãng RecombiPlasTin 2G Diluent, là một chế phẩm liposome chứa yếu tố mô người tái tổ hợp (RTF người) được lipid hóa trong hỗn hợp phospholipid tổng hợp và liên kết với canxi clorua, đệm và chất bảo quản Quy trình sản xuất tiên tiến được áp dụng nhằm đảm bảo độ đồng đều giữa các lô thuốc thử, và hiệu suất thu được tốt hơn so với thromboplastin có nguồn gốc tự nhiên Với độ nhạy cao, tương đương với các chế phẩm tham chiếu quốc tế,

RecombiPlasTin 2G đặc biệt thích hợp cho theo dõi liệu pháp chống đông đường uống Do được sản

Nguyên tắc của xét nghiệm bao gồm việc sử dụng canxi thromboplastin để đo thời gian đông máu của huyết tương bệnh nhân và để so sánh với tiêu chuẩn thông thường

Các biện pháp kiểm tra, hoạt động của các yếu tố đông máu ngoại sinh:

- yếu tố X (yếu tố Stuart)

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732 xuất từ RTF không chứa bất cứ yếu tố đông máu tạp nhiễm nào, thuốc thử có độ nhạy cao với sự thiếu hụt yếu tố đông máu X, VII, V và II

Do đó, sản phẩm đặc biệt phù hợp cho xét nghiệm các yếu tố đông máu của con đường ngoại sinh

Thuốc thử RecombiPlasTin 2G được sản xuất để đảm bảo không nhạy cảm với mức nồng độ heparin sử dụng trong điều trị

Trong xét nghiệm PT, thromboplastin mô

(RecombiPlasTin 2G reagent) được thêm vào mẫu huyết tương của bệnh nhân (với sự có mặt của ion canxi) sẽ khởi đầu cho sự hoạt hóa con con đường đông máu ngoại sinh

20 mL) - dạng bột đông khô, chứa: yếu tố mô người tái tổ hợp, phospholipid tổng hợp, chất ổn

Sản phẩm NeoPTimal bao gồm:

Thromboplastin đông khô, được điều chế từ chiết xuất não

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732 định, chất bảo quản và đệm

Diluent (5 lọ x 20 mL) - dạng dung dịch, chứa: canxi clorua, polybren và chất bảo quản thỏ Giá trị ISI gần 1.0

Thuốc thử 2 (Solvent): dung môi chứa canxi, 5 ml mỗi lọ hoặc 10 ml mỗi lọ

Cảnh báo và thận trọng

Phân loại nguy cơ: Không

Mã an toàn: Không Thông tin nguy cơ bổ sung:

Không Thông tin về nguy cơ bổ sung:

Phương pháp nghiên cứu đánh giá

2.2.1 Chuẩn bị mẫu bệnh phẩm

Viện tiêu chuẩn lâm sàng và phòng xét nghiệm (CLSI) số H21-A4 về Thu nhận, vận chuyển và xử lý mẫu bệnh phẩm trong các xét nghiệm đông máu đã đưa ra các hướng dẫn như sau [17]:

2.2.1.1 Phương pháp thu nhận mẫu

Nên lấy mẫu xét nghiệm đông máu bằng cách lấy máu tĩnh mạch và chứa vào các ống có sẵn chất chống đông máu Tất cả các mẫu xét nghiệm phải được thu thập trong vật chứa có bề mặt không hoạt động Sử dụng ống kim tiêm bằng cách tiêm dưới da có thể có những hạn chế vì tăng nguy cơ tán huyết và các vấn đề về an toàn Với ống kim tiêm lớn hơn, nhiều khả năng quá trình đông máu có thể xảy ra sau khi lấy mẫu Nếu sử dụng ống kim tiêm, nên sử dụng ống tiêm thể tích nhỏ (≤ 20 mL)

Khi sử dụng ống kim tiêm dưới da, điều quan trọng là mẫu bệnh phẩm phải được thêm vào thể tích chất chống đông máu thích hợp trong vòng một phút sau khi rút máu Bất kể sử dụng vật dụng nào để thu thập mẫu máu, tất cả các ống phải được đảo ngược ít nhất bốn lần để trộn Trộn quá nhiều có thể gây tán huyết và / hoặc kích hoạt tiểu cầu, dẫn đến kết quả sai

2.2.1.2 Chất chống đông máu và tỷ lệ giữa mẫu bệnh phẩm với chất chống đông máu

Chất chống đông máu được sử dụng trong các xét nghiệm đông máu thường có nồng độ 105 đến 109 mmol/L hoặc 3,13% đến 3,2% (thường được mô tả là 3,2%) ở dạng dihydrat của trisodium citrate (Na3C6H5O7 • 2H2O) Các chất chống đông máu khác (ví dụ: oxalate, heparin hoặc EDTA) không được chấp nhận

Tỷ lệ giữa thể tích mẫu máu bệnh phẩm với chất chống đông máu là natri citrat dihydrat là 9: 1

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

2.2.1.3 Cách chuẩn bị mẫu bệnh phẩm

Mẫu bệnh phẩm bị đông vi thể, được thu nhận trong các ống chứa chất chống đông máu sai, hoặc có thể tích mẫu ít hơn so với đề nghị, không phù hợp để thử nghiệm và nên bị loại bỏ Toàn bộ mẫu máu nên được kiểm tra sự hình thành cục máu đông bằng cách đảo ngược và quan sát nhẹ nhàng Để lấy mẫu huyết tương, ống mẫu có nắp phải được ly tâm với tốc độ và thời gian cần thiết để sản xuất huyết tương nghốo tiểu cầu (số lượng tiểu cầu < 10 x 10 9 / L) (10.000 tiểu cầu / àL) Điều này cú thể được thực hiện bằng cách ly tâm ở 1.500 g trong 15 phút ở nhiệt độ phòng Văn bản của CLSI cũng đề nghị nên sử dụng rotor dạng xoay để giảm thiểu việc trộn lại huyết tương và tiểu cầu, đặc biệt là khi cần loại bỏ huyết tương Mặc dù điều quan trọng là phải lấy được mẫu không có chứa tiểu cầu nếu mẫu máu bệnh phẩm được đông lạnh cho các thử nghiệm tiếp theo, nhưng các xét nghiệm APTT, PT / INR và TT được thực hiện trên mẫu huyết tương tươi không bị ảnh hưởng bởi số lượng tiểu cầu ít nhất lên tới

200 x 10 9 / L (200.000 tiểu cầu / àL) Khụng nờn sử dụng cỏc mẫu bị tỏn huyết vỡ cú thể kích hoạt yếu tố đông máu và ảnh hưởng đến kết quả đông máu

Khoảng thời gian cho phép giữa việc lấy mẫu và xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ trong quá trình vận chuyển và bảo quản mẫu Mẫu dành cho xét nghiệm đông máu nên được xử lý và lưu trữ như sau:

− Ống mẫu thử cho xét nghiệm PT không ly tâm hoặc ly tâm với huyết tương nằm phía trên các lớp tế bào được giữ ở 18 đến 24 °C nên được kiểm tra trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy mẫu Bảo quản mẫu ở 2 đến 4 °C có thể kích hoạt yếu tố VII và do đó làm thay đổi kết quả PT

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

− Ống mẫu bệnh phẩm cho các xét nghiệm APTT không ly tâm hoặc ly tâm với huyết tương nằm phía trên các lớp tế bào được giữ ở nhiệt độ 2 đến 4 °C hoặc 18 đến

24 °C và nên tiến hành thử nghiệm trong vòng bốn giờ kể từ khi lấy mẫu

− Xét nghiệm thời gian thromboplastin hoạt hoá từng phần (APTT) và thời gian prothrombin (PT) là các xét nghiệm thường quy và mang tính sàng lọc chung trong phòng xét nghiệm đông máu nên đề tài chọn hai thông số này để đánh giá sự tương đồng giữa hai thiết bị

− Mỗi thí nghiệm được thực hiện trên 75 mẫu bệnh phẩm và được bố trí như sau:

Thí nghiệm 1: So sánh sự tương đồng của xét nghiệm PT, thông qua dòng hóa chất HemosIL PT-Fibrinogen HS Plus (hãng Instrumentation Laboratory) và dòng hóa chất Sta Neoplastin CI (hãng Stago) trên hai thiết bị là ACL TOP 550 CTS và Sta Compact Max Hai hóa chất này đều có thành phần thromboplastin có nguồn gốc từ não thỏ, chỉ số ISI ≥ 1,2 Kết quả so sánh và đánh giá thể hiện ở dạng kết quả INR

Thí nghiệm 2: So sánh sự tương đồng của xét nghiệm PT, thông qua dòng hóa chất HemosIL Recombiplastin (hãng Instrumentation Laboratory) và dòng hóa chất Sta NeoPTimal (hãng Stago) trên hai thiết bị là ACL TOP 550 CTS và Sta Compact Max Hai hóa chất này đều có chỉ số ISI ~ 1,0 Kết quả so sánh và đánh giá thể hiện ở dạng kết quả INR

Thí nghiệm 3: So sánh sự tương đồng của xét nghiệm APTT, thông qua dòng hóa chất HemosIL APTT-SP (hãng Instrumentation Laboratory) và dòng hóa chất Sta-

CK Prest 5 (hãng Stago) trên hai thiết bị là ACL TOP 550 CTS và Sta Compact Max Kết quả so sánh và đánh giá thể hiện ở dạng thời gian (giây)

Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện ở hình 2.1

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Hình 2 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.2.3 Xử lý số liệu

− Đánh giá mức độ tương quan giữa hai dòng hóa chất khác nhau trên hai thiết bị phân tích đông máu khác nhau bằng cách xây dựng phương trình tương quan Y = aX + b (với hệ số tương quan R) giữa kết quả trên máy ACL TOP 550 CTS và máy Sta Compact Max, đánh giá hệ số a, b (Linear Regression)

− Sử dụng phép thống kê t – test để so sánh từng cặp dữ liệu trên máy ACL TOP và máy Sta Compact Max với mức α = 0,05 để xem xét giả thuyết liệu rằng thiết bị đo có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu hay không

− Ước lượng và đánh giá độ lệch giữa hai thiết bị ở các mức nồng độ quyết định y khoa (Medical Dicision Level) bằng đồ thị Bland Altman Plot Biểu đồ Bland- Altman

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732 là phương pháp thống kê so sánh hai kỹ thuật Biểu đồ hiển thị sơ đồ phân tán các khác biệt được vẽ so với mức trung bình của hai phép đo Các đường ngang được vẽ ở mức chênh lệch trung bình và mức chênh lệch trung bình cộng và trừ 1,96 lần SD của chênh lệch Nếu sự khác biệt trong giá trị trung bình ± 1,96 SD không quan trọng về mặt lâm sàng, hai phương pháp có thể được sử dụng thay thế cho nhau [7]

KẾT QUẢ - BIỆN LUẬN

So sánh sự tương đồng của xét nghiệm PT, thông qua dòng hóa chất HemosIL PT-Fibrinogen HS Plus (hãng Instrumentation Laboratory) và dòng hóa chất Sta Neoplastin CI (hãng Stago) có ISI ≥ 1,2 trên hai thiết bị ACL

Thí nghiệm 1 được thực hiện trên 75 mẫu huyết tương và được đánh giá trên hai hệ thống thiết bị - hóa chất của hãng Stago và hãng Instrumentation Laboratory Hai hóa chất trong thí nghiệm này đều có thành phần thromboplastin có nguồn gốc từ não thỏ, chỉ số ISI ≥ 1,2 Kết quả so sánh và đánh giá thể hiện ở dạng đơn vị INR (bảng 3.1)

Bảng 3 1 Kết quả thí nghiệm 1: so sánh sự tương đồng của hóa chất PT (ISI ≥ 1,2) của hãng Instrumentation Laboratory và hãng Stago

STT Sta Neoplastin HemosIL PT-

Fibrinogen HS Plus Sự khác biệt Giá trị trung bình

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Hình 3 1 Biểu đồ đánh giá tương quan của thí nghiệm 1: so sánh PT (ISI ≥ 1,2) của hãng nstrumentation Laboratory và hãng Stago

Hệ số tương quan của kết quả đo PT giữa hãng Stago và hãng Instrumentation Laboratory là R 2 = 0,902 > 0,9 chứng tỏ hai hệ thống cho kết quả PT INR có độ tương quan tốt (Hình 3.1) y = 0,9587x + 0,077 R² = 0,902

Kết quả xét nghiệm PT não thỏ của hãng Instrumentation Laboratory

Kết quả xét nghiệm PT não thỏ của hãng Stago

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Hình 3 2 Biều đồ Bland - Altman đánh giá sự khác biệt của thí nghiệm 1: so sánh PT (ISI ≥ 1,2) của hãng Instrumentation Laboratory và hãng Stago

Dựa vào biểu đồ Bland – Altman (hình 3.2) cho thấy có sự đồng thuận tốt về kết quả PT giữa thiết bị ACL TOP 550 CTS và Sta Compact Max, Theo yêu cầu của CLSI H57A, giới hạn cho phép đối với hai loại thuốc PT là: > 85% số kết quả khảo sát nằm trong giới hạn cho phép ± 0,5 INR Theo kết quả khảo sát này thì 100% kết quả nằm trong khoảng giới hạn với giới hạn dưới là – 0,53 và giới hạn trên là 0,47 như thể hiện ở hình 3.2 Mức chênh lệch trung bình kết quả PT INR giữa hai dòng hóa chất là: - 0,03 Kiểm định thống kê t- test cho thấy với mức ý nghĩa α = 0,05 thì không có sự khác biệt về kết quả PT khi sử dụng hai dòng hóa chất là HemosIL Fibrinogen HS Plus và Sta Neoplastin CI plus chạy trên hai thiết bị hay nói cách khác, kết quả của xét nghiệm PT không bị ảnh hưởng bởi hai thiết bị đo khác nhau là ACL TOP 550 CTS và Sta Compact Max

Nghiên cứu này được thiết kế để có được thông tin so sánh giữa phương pháp quang học và cơ học trong việc xác định thời gian đông máu cho một mẫu nhất định -0.60

Giới hạn dưới: Mean - 0,5 INR

Giới hạn trên: Mean + 0,5 INRGiá trị trung bình: Mean

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Các kết quả của nghiên cứu này cũng tương tự như các báo cáo trước đó, Tekkesin N (2012) đã phân tích các xét nghiệm đông máu thường quy (PT và aPTT) bằng phương pháp quang học và cơ học và kết quả cho thấy có mối tương quan cao trong 412 mẫu được thử nghiệm trong khoảng thời gian 15 ngày Kết quả cho thấy độ lệch giữa các lần lặp lại đều dưới 5% Điều đó cho thấy việc phát hiện cục máu đông bằng quang học và cơ học không những tương đồng đối với các mẫu đông máu bình thường mà còn trong các mẫu bất thường (ví dụ mẫu đục, mẫu có bilirubin và mẫu tán huyết) [18] Rathod N N, và cộng sự (2015) cũng thực hiện đánh giá sự tương đồng về kết quả của các xét nghiệm đông máu thông thường [thời gian prothrombin (PT) và thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần (APTT)] trên ba dòng máy phân tích đông máu khác nhau là CS2000i (hãng Sysmex, Nhật Bản), ACL TOP (hãng Instrumentation Laboratory, Mỹ) và Sta Compact Max (hãng Stago, Pháp) Kết quả phân tích tương quan bằng biểu đồ Bland và Altman, đã cho thấy có sự đồng thuận tốt về kết quả PT giữa các thiết bị CS2000i, ACL TOP và Sta Compact Max Kết quả cho thấy mức chênh lệch trung bình giữa ACL TOP và Sta Compact Max đối với xét nghiệm PT ở những mẫu bình thường là 0,335, lớn hơn mức -0,03 trong nghiên cứu này [10]

3.2 So sánh sự tương đồng của xét nghiệm PT thông qua dòng hóa chất HemosIL Recombiplastin (hãng Instrumentation Laboratory) và dòng hóa chất Sta NeoPTimal (hãng Stago) có ISI ~ 1,0

Thí nghiệm 2 được thực hiện trên 75 mẫu huyết tương và được đánh giá trên hai hệ thống thiết bị và hóa chất của hãng Stago và hãng Instrumentation Laboratory Hai hóa chất này đều có chỉ số ISI ~ 1,0, Kết quả so sánh và đánh giá thể hiện ở dạng kết quả INR (bảng 3.2)

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Bảng 3 2 Kết quả thí nghiệm 2: so sánh sự tương đồng của hóa chất PT (ISI ~ 1,0) của Instrumentation Laboratory và hãng Stago

RecombiPlastin 2G Sự khác biệt Giá trị trung bình

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Hình 3 3 Biều đồ đánh giá tương quan của thí nghiệm 2: so sánh PT (ISI ~ 1,0) của hãng Instrumentation Laboratory và hãng Stago

Hệ số tương quan của kết quả đo PT giữa hãng Stago và hãng Instrumentation Laboratory là R 2 = 0,995 > 0,9 chứng tỏ hai hệ thống cho kết quả PT INR có độ tương quan tốt y = 0,9969x - 0,004 R² = 0,995

Kết quả PT mô người tái tổ hợp của hãng Instrumentation Laboratory

Kết quả PT mô người tái tổ hợp của hãng Stago

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Hình 3 4 Kết quả đánh giá sự khác biệt của thí nghiệm 2: so sánh PT (ISI ~ 1,0) của hãng Instrumentation Laboratory và hãng Stago

Theo yêu cầu của CLSI H57A, giới hạn cho phép đối với hai loại thuốc PT là: >

85% số kết quả khảo sát nằm trong giới hạn cho phép ± 0,5 INR Theo kết quả khảo sát này thì 98,7% kết quả nằm trong khoảng giới hạn với giới hạn dưới là – 0,49 và giới hạn trên là 0,51 như thể hiện ở hình 3.4 (1/75 mẫu có kết quả ngoại vi) Mức chênh lệch trung bình kết quả PT INR giữa hai dòng hóa chất là: 0,01 Kiểm định thống kê t- test cho thấy với mức ý nghĩa α = 0,05 thì không có sự khác biệt về kết quả

PT khi sử dụng hai dòng hóa chất là HemosIL Recombiplastin 2G và Sta NeoPTimal chạy trên hai thiết bị hay nói cách khác, kết quả của xét nghiệm PT không bị ảnh hưởng bởi hai thiết bị đo khác nhau là ACL TOP 550 CTS và Sta Compact Max.

So sánh sự tương đồng của xét nghiệm APTT, thông qua dòng hóa chất HemosIL APTT-SP (hãng Instrumentation Laboratory) và dòng hóa chất Sta- CK Prest 5 (hãng Stago)

Giới hạn dưới: Mean - 0,5 INRGiá trị trung bình: MeanGiới hạn trên: Mean + 0,5 INR

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Thí nghiệm 3 được thực hiện trên 75 mẫu huyết tương và được đánh giá trên hai hệ thống thiết bị và hóa chất của hãng Stago và hãng Instrumentation Laboratory, Trong đó, có 63/75 mẫu nằm trong phạm vi người bình thường (22,7 – 38,0 giây), chiếm tỷ lệ 84% và 12/75 mẫu có kết quả APTT ≥ 39 giây, có thể là bệnh nhân có bất kỳ rối loạn đông máu dẫn đến kết quả kéo dài thời gian đông máu (tỷ lệ 16%) Kết quả so sánh và đánh giá thể hiện ở dạng thời gian (giây) (bảng 3.3)

Bảng 3 3 Kết quả thí nghiệm 3: so sánh sự tương đồng của xét nghiệm APTT thông qua hóa chất của hãng Instrumentation Laboratory và hãng Stago

STT Sta- CK Prest 5 APTT-SP Khác biệt Trung bình

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Hình 3 5 Kết quả đánh giá tương quan của thí nghiệm 3: so sánh APTT của hãng Instrumentation Laboratory và hãng Stago

Hệ số tương quan của kết quả đo APTT giữa hãng Stago và hãng Instrumentation Laboratory là R 2 = 0,779 chứng tỏ hai hệ thống có độ tương quan trung bình (Hình 3.5) Sự tương quan trung bình có thể do độ nhạy cảm khác nhau của hai thuốc thử trong mỗi hệ thống đối với các bất thường đông máu HemosIL APTT-

SP (hãng Instrumentation Laboratory) có thành phần phospholipid và chất hoạt hóa lần lượt là phospholipid tổng hợp và silica dạng keo phân tán trong khi ở hóa chất Sta- CK Prest 5 (hãng Stago) thành phần phospholipid là từ não thỏ và chất hoạt hóa là kaolin [19] y = 0,9079x + 2,7283 R² = 0,779

Kết quả APTT của hãng Instrumentation Laboratory

Kết quả APTT của hãng Stago

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Hình 3 6 Kết quả đánh giá sự khác biệt của thí nghiệm 3: so sánh APTT của hãng Instrumentation Laboratory và hãng Stago

Theo yêu cầu của CLSI H57A, giới hạn cho phép đối với hai loại thuốc APTT là: nếu sự khác biệt trong giá trị trung bình ± 1,96 SD không quan trọng về mặt lâm sàng, hai phương pháp có thể được sử dụng thay thế cho nhau Theo kết quả khảo sát này thì 100% kết quả nằm trong khoảng giới hạn với giới hạn dưới là – 6,44 và giới hạn trên là 7,55 như thể hiện ở hình 3.6 Mức chênh lệch trung bình kết quả APTT giữa hai dòng hóa chất là: 0,55 Kiểm định thống kê t- test cho thấy với mức ý nghĩa α = 0,05 thì không có sự khác biệt về kết quả APTT khi sử dụng hai dòng hóa chất là HemosIL APTT- SP và Sta- CK Prest 5 chạy trên hai thiết bị hay nói cách khác, kết quả của xét nghiệm APTT không bị ảnh hưởng bởi hai thiết bị đo khác nhau là ACL TOP 550 CTS và Sta Compact Max

Kết quả này tương đồng với báo cáo tại Hội nghị khoa học thường niên AACC lần thứ 70 tại Mỹ của Madani và cộng sự (2018) Do quy trình chuẩn hóa xét nghiệm đông máu của Phòng xét nghiệm lâm sàng Mayo Clinic, nhiều hệ thống phân tích đông -8.00

Giá trị trung bình: Mean

Giới hạn dưới: Mean - 1,96 SDGiới hạn trên: Mean + 1,96 sd

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732 máu quang học ACL TOP đã được lựa chọn để thay thế hệ thống máy phân tích đông máu Stago sử dụng công nghệ cơ học điện từ đã sử dụng hơn 10 năm Đánh giá hiệu suất của máy phân tích ACL TOP 750 và 550 với máy phân tích Stago thông qua việc xác nhận phương pháp các xét nghiệm thời gian prothrombin (PT/ INR), thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần (APTT), thời gian thrombin (TT), D-Dimer, fibrinogen (Fib) và xét nghiệm kháng Xa (anti-Xa) Kết quả so sánh phương pháp cho thấy tất cả các giá trị R 2 đều nằm trong giới hạn với hệ số tương quan > 0,9 Kết quả của xét nghiệm Anti-Xa, APTT, và INR nằm ngoài giới hạn chấp nhận một ít, tuy nhiên phần lớn kết quả nằm trong giới hạn cho phép và có thể sử dụng dòng máy ACL TOP của hãng Instrumentation Laboratory thay thế cho dòng máy Stago do có sự tương đồng nhau [20]

Kết quả phân tích tương quan bằng biểu đồ Bland và Altman của Rathod N N và cộng sự (2015) cũng đã cho thấy có sự đồng thuận tốt về kết quả APTT giữa các thiết bị CS2000i, ACL TOP và Sta Compact Max Kết quả cho thấy mức chênh lệch trung bình giữa ACL TOP và Sta Compact Max đối với xét nghiệm APTT ở những mẫu bình thường là -4,22, thấp hơn mức 0,55 trong nghiên cứu này [10]

HVTH: TRẦN TUẤN DŨNG GVHD: PGS.TS HUỲNH QUANG LINH MSHV: 1670732

Ngày đăng: 03/08/2024, 23:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Đạt Anh và Nguyễn Thị Hương. Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
[2] Bộ môn Huyết học, Topic: “Chỉ định và đánh giá kết quả xét nghiệm đông cầm máu”, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ định và đánh giá kết quả xét nghiệm đông cầm máu
[3] A. Strada. Distributor Coagulation training project, Topic: “Coagulation Measuring Principles.” Ha Noi, April 17, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coagulation Measuring Principles
[4] Diagnostica Stago. (Oct 2012). Sta Compact Max Reference Manual. (version 0931946). [Online]. Available: http://www.stago.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sta Compact Max Reference Manual
[5] Tôn Lê Khải Đức, Topic: “Service Training Manual STA Compact”, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nghĩa Tín Sách, tạp chí
Tiêu đề: Service Training Manual STA Compact
[6] Instrumentation Laboratory. (2014). ACL TOP Family 50 Series Operator's Manual (ACL TOP 350 CTS, ACL TOP 550 CTS, ACL TOP 750, ACL TOP 750 CTS, ACL TOP 750 LAS). (version 6.0). [Online]. Available:https://www.instrumentationlaboratory.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: ACL TOP Family 50 Series Operator's Manual (ACL TOP 350 CTS, ACL TOP 550 CTS, ACL TOP 750, ACL TOP 750 CTS, ACL TOP 750 LAS)
Tác giả: Instrumentation Laboratory
Năm: 2014
[7] C. Gardiner et al., “Protocol for the evaluation, validation, and implementation of coagulometers.” USA. CLSI NCCLS document H57-A, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Protocol for the evaluation, validation, and implementation of coagulometers
[8] Tiêu chuẩn Quốc gia. “Phòng thí nghiệm y tế − yêu cầu về chất lượng và năng lực.” Việt Nam. TCVN ISO 15189 : 2014, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng thí nghiệm y tế − yêu cầu về chất lượng và năng lực
[9] B. Bai et al., “Comparison of optical and mechanical clot detection for routine coagulation testing in a large volume clinical laboratory”, Blood Coagulation and Fibrinolysis. vol. 19, pp. 569-576, Apr. 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al.", “Comparison of optical and mechanical clot detection for routine coagulation testing in a large volume clinical laboratory”," Blood Coagulation and Fibrinolysis

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN