Có một rủi ro mà hầu như các dự án nào cũng gặp phải đó là việc thay đổi đơn đặt hàng việc này dẫn đến trễ tiến độ, chi phí tăng cao, và chất lượng không đảm bảo, tranh chấp giữa các bên
GIỚI THIỆU CHUNG
Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong sự chuyển mình đổi mới, Việt Nam đã không ngừng phát triển vượt bật về mọi mặt, từ năm 2002 đến 2018 GDP đầu người tăng đến 2,7 lần, riêng “năm
2019 thì GDP (tổng sản phẩn quốc nội) tăng 7,02 %, trong đó cơ cấu kinh tế thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tỷ trọng 13,96% GDP, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49% và tương ứng là dịch vụ chiếm 41,64% Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (tương ứng với cơ cấu kinh tế của năm 2018 là: 14,68% , 34,23% , 41,12%, 9,97%)” (Bích Hà , Laodong.vn, “Những con số ấn tượng về kinh tế Việt Nam năm 2019” 28/12/2019)
Cùng nhịp với sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước “ngành xây dựng có tỉ lệ tăng trưởng đạt khoảng 9 – 9,2% so với năm 2018 Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 39,2%, tăng 0,8% so với năm 2018 Cụ thể, tổng giá trị sản xuất toàn ngành Xây dựng đạt 358,684 tỷ đồng, đóng góp 5,94% cơ cấu GDP cả nước” ( theo báo cáo bộ xây dựng, 12/2019)
Nhìn chung ngành xây dựng những năm gần đây phát triển mạnh mẽ là nhờ vào áp dụng những công nghệ tiên tiến vào ngành xây dựng cùng với những cải cách của chính phủ Hiện nay, tại các thành phố lớn ở Việt Nam, nhu cầu về nhà để ở (chung cư), các trung tâm thương mại, tòa nhà , khách sạn hiện đang rất lớn bên cạch đó việc xây dựng nhà cao tầng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý đặc biệt là công tác quản lý rủi ro Có một rủi ro mà hầu như các dự án nào cũng gặp phải đó là việc thay đổi đơn đặt hàng việc này dẫn đến trễ tiến độ, chi phí tăng cao, và chất lượng không đảm bảo, tranh chấp giữa các bên, những nghiên cứu về vấn đề này ở trên thế giới như: Alia Alaryan (2014) có nghiên cứu “Nguyên nhân và ảnh hưởng của việc thay đổi đơn đặt hàng đối với các dự án xây dựng ở Kuwait.” đã tìm được 3 nguyên nhân chính từ 20 nguyên nhân làm thay đổi đơn đặt hàng là thay đổi phạm vi công việc từ chủ đầu tư, các vấn đề về trang web, lỗi và thiếu sót trong thiết kế, thiết kế kém và lỗi trong chi tiết bản vẽ bên cạnh đó nghiên cứu này chỉ ra được 5 hậu quả việc thay đổi đơn đặt hàng là tăng chi phí dự án, tăng thời gian hạng mục, chậm tiến độ, trả thêm tiến cho nhà thầu, chậm thanh toán Còn tại Las Vegas
USA thì Pramen P Shrestha (2013) với nghiên cứu “ Phân Tích Thay Đổi Đơn Đặt Hàng Trong Các Dự án Trường Công Lập”, nghiên cứu này so sánh thống kê các thay đổi đơn đặt hàng đối với 171 dự án hiện đại hóa và 98 dự án mới ở các trường công lập khu Clark County của Nevada và được xây dựng từ năm 2001 đến năm
2009 Nghiên cứu thu thập tổng chi phí của các đơn hàng thay đổi, chi phí dự thầu, chi phí xây dựng, thời gian đấu thầu và thời hạn hoàn thành cuối cùng của các dự án hiện đại hóa và trường học mới Còn với Ala’a Alshdiefat (2018) “ Nguyên nhân của việc thay đổi đơn hàng trong ngành công nghiệp xây dựng Jordan” tại Jordan thì tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn đã chỉ ra được 3 nguyên nhân chính đó là những thay đổi từ chủ đầu tư, thứ 2 là lỗi thiết kế cuối cùng là các yếu tố về tài liệu hợp đồng Thêm vào đó ở khu vực bờ tây thì Mujahed M Staiti (2016) đã cũng có nghiên cứu “ tác động của thay đổi đơn đặt hàng trong lĩnh vực xây dựng ở
Bờ Tây” Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra tác động của thay đổi đơn đặt hàng về hiệu quả dự án ở Bờ Tây, để có những biện pháp chủ động nhằm giảm thiểu những thay đổi trong xây dựng Mục tiêu của bài báo là xác định nguyên nhân chính của những thay đổi xảy ra trong các dự án xây dựng và để đánh giá các thực tiễn hiện tại về quản lý đơn đặt hàng thay đổi trong các công ty xây dựng ở Bờ Tây Kết quả chỉ ra 2 nguyên nhân chính là từ chủ đầu tư và tư vấn thiết kế Và bên cạnh đó chỉ ra 2 tác động chính là làm tăng chi phí và tiến độ Tại Ả Rập Saudi, Walid
MA Khalifa (2019) có nghiên cứu “Nguyên nhân thay đổi đơn đặt hàng trong các dự án xây dựng” Nghiên cứu này thảo luận về các thay đổi đơn đặt hàng ở các dự án xây dựng công cộng ở Ả Rập Saudi bằng cách điều tra nguyên nhân, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đối với dự án, xác định các bên có lợi và đề xuất các biện pháp khắc phục để giảm bớt các vấn đề Các nhiệm vụ bao gồm tiến hành khảo sát thực tế thông qua bảng câu hỏi, tác giả xác định rằng 5 (năm) nguyên nhân hàng đầu của thay đổi đơn đặt hàng từ quan điểm của nhà thầu là: bổ sung của chủ đầu tư, lỗi và thiếu sót trong thiết kế, thiếu sự phối hợp giữa các bên tham gia, lỗi thi công và khó khăn về tài chính của chủ đầu tư
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Nguyễn Nhật Nam và Đỗ tiến Sỹ về
“Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng lên phát sinh khối lượng (VO) trong các dự án xây dựng ở Việt Nam” đã chỉ ra 3 nhân tố chủ yếu gây phát sinh khối lượng Đầu tiên là Chủ đầu tư thay đổi kế hoạch, quy mô dự án, yếu tố liên quan đến tư vấn, thứ
2 là thay đổi thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, thứ 3 thiết kế lỗi và thiếu sót
Còn về vấn đề thay đổi đơn đặt hàng thì vấn đề này ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm, mong rằng nghiên cứu này sẽ đóng góp cái nhìn khác về Nguyên
Nhân Làm Ảnh Hưởng Đến Việc Thay Đổi Đơn Đặt Hàng Của Dự án Nhà Cao Tầng Ở Việt Nam Thực tế ở Việt Nam vấn đề thay đổi đơn đặt hàng bất kỳ dự án nào cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đặt biệt nhất ở các dự án xây dựng ở nhà cao tầng nơi có nhiều công tác đan xen, phối hợp và có tính phức tạp rất khó lường trước dẫn đến việc thay đổi đơn đặt hàng là điều hiển nhiên Điển hình như dự án Saigon One Tower nguyên nhân do chủ đầu tư không đảm bảo tài chính dẫn đến các bên tham gia không kiểm soát được hoặc rất chậm trễ trong công tác xử lý dẫn đến trễ tiến độ, phát sinh chi phí và kiện tụng đến nay vẫn chưa được giải quyết cũng như dự án Mường Thanh Khánh Hòa do thay đổi thiết kế ( tăng 3 tầng so với thiết kế xin phép ) dẫn đến việc phải cắt bỏ 3 tầng làm chậm tiến độ và phát sinh chi phí cho dự án này Từ những thực tế trên nguyên cứu này sẽ tìm những nguyên nhân việc thay đổi đơn đặt hàng từ đó sẽ có những biện pháp làm gia tăng hiệu quả dự án, giảm thiểu các rủi ro do việc thay đổi đơn đặt hàng này gây ra và đem lại lợi ích lớn nhất cho các bên tham gia dự án.
Mục tiêu của nghiên cứu
- Tìm các nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi đơn đặt hàng của dự án nhà cao tầng ở Việt Nam
- Đánh giá các nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng, tiến độ trễ, chất lượng kém làm ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án
- Tìm các biện pháp nhằm giảm thiểu được các nguyên nhân làm thay đổi đơn đặt hàng của dự án nhà cao tầng ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi như sau:
- Dữ liệu được lấy, khảo sát tại các dự án chung cư cao tầng tại Việt Nam
- Các đối tượng khảo sát gồm: những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dự án cao tầng
+ Ban quản lý dự án
+ Nhà thầu chính, nhà thầu phụ, nhà cung cấp
+ Các đối tượng liên quan đến dự án.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Các định nghĩa và khái niệm
2.1.1 Khái niệm về dự án:
Theo Clark A Campbell (2009), “Dự án là các hoạt động với các thông số được xác định chính xác với khung thời gian và các mục đích cho riêng dự án đó”
2.1.2 Khái niệm về nhà cao tầng :
Theo tiêu chuần nhà cao tầng công tác địa kỹ thuật ( TCXDVN 194-2006) ” nhà cao tầng là nhà ở và các công trình công cộng có số tầng lớn hơn 9 ”
2.1.3 Khái niệm về thay đổi đơn đặt hàng :
Shabir Hussain Khahro (2017) định nghĩa “thay đổi đơn đặt hàng trong dự án xây dựng là công trình được thêm hoặc bớt khỏi phạm vi ban đầu của một hợp đồng làm thay đổi giá trị ban đầu của hợp đồng hoặc ngày hoàn thành”
2.1.4 Thực hiện dự án (Project Performance) :
Gyadu-Asiedu (2009) “do mỗi dự án có những đặc điểm riêng, về loại dự án, quy mô, vị trí địa lý, nhân lực nên việc thực hiện dự án có nhiều rủi ro dẫn đến nhiều kết quả không mong muốn Do đó, để đạt được mục tiêu chính của dự án, cụ thể là về thời gian, chi phí, chất lượng và an toàn, tác giả đề xuất 5 tiêu chí: chi phí, chất lượng, thời gian, hiệu quả quản lý và thực thi và tác động đến môi trường và xã hội” Theo Xiao và Proverbs (2003) và NA Ankrah (2005) đề xuất về “ tam giác sắt” trong việc thực hiện dự án
Hình 2.1 : Tam giác đo lường việc thực hiện dự án trong xây dựng
2.1.5 Hậu Quả Của Việc Thay Đổi Đơn Đặt Hàng :
Việc thay đổi đơn đặt hàng là điều mà không ai tham gia dự án mong muốn xảy ra nhưng hầu hết các dự án đang triển khai đều có xảy ra dẫn đến việc tăng chi phí, trễ tiến độ, chất lượng của công trình cụ thể :
+ Chi phí: làm gia tăng chi phí dự án dẫn đến tăng chi phí đầu tư và phải trả thêm tiền cho nhà thầu Việc này làm gia tăng tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu hoặc nhà thầu với nhà thầu vì chẳng ai muốn mình phải trả thêm chi phí này cho những sai lầm, thiếu sót
+ Tiến độ: việc thay đổi đơn đặt hàng dẫn đến kéo dài thời gian hoàn thành làm tăng tiến độ kéo theo các hạng mục liên quan (nhà thầu liên quan) phải bị chậm trễ dẫn đến mâu thuẩn giữa các nhà thầu, tổng thời gian dự án kéo dài thêm
+ Chất lượng và năng xuất cũng bị ảnh hưởng theo do làm lại các công việc chưa đạt, phải thay thế các sản phẩm khác dẫn đến hiệu quả và năng suất kém đi.
Các Nghiên Cứu Liên Quan
2.2.1 Tổng Hợp Một Số Nghiên Cứu Trước Liên Quan:
Ngành xây dựng là ngành có lịch sử phát triển lâu đời và chiếm nhiều tài nguyên nhất trên thế giới Tuy nhiên ngành xây dựng vẫn phải chịu nhiều rủi ro do đặc thù ngành xây dựng và quy luật tất yếu là việc thay đổi đơn đặt hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện dự án xây dựng
Tại Châu Âu, nước Anh, nơi có nền xây dựng phát triển lâu đời, nhằm tối ưu hóa hiệu suất thì N A Ankrah (2005) đã lập Khung Đo Lường Xây Dựng Hiệu Quả DỰ ÁN : Từ Khóa Vượt Trội Thử Thách Đo Lường Hiệu Suất
Tại Châu Á, nơi tập trung nhiều các nước đang phát triển nhất thế giới , ở
Saudi Arabia thì Walid M A Khalifa (2019) đã chỉ ra Nguyên nhân thay đổi thứ tự trong các DỰ ÁN xây dựng tại nước này để có biện pháp nhằm cải thiện việc thay đổi đơn đặt hàng Ở Châu Mỹ về vấn đề thay đổi đơn đặt hàng dẫn đến tranh chấp thì Jieh-
Haur Chen (2007) đề xuất Mô hình lai ANN-CBR cho các đơn đặt hàng thay đổi đang tranh chấp trong các dự án ở lĩnh vực xây dựng dữ liệu lấy 48 bang nước Mỹ
Tại bang Las Vegas nước Mỹ thì Pramen P Shrestha (2013) phân tích thay đổi thứ tự trong các dự án trường công lập
Các Quốc Gia Đang Phát Triển : nền kinh tế các nước này đang trên đà phát triển kéo theo ngành xây dựng cũng phát triển theo các vần đề về thay đổi đơn đặt hàng hầu như gặp phải thường xuyên hơn phải kể đến các quốc gia Trung Đông Theo Ijaola (2012), nguyên nhân chính gây ra việc thay đổi đơn đặt hàng là bổ sung khối lượng công việc và thay đổi thiết kế từ chủ đầu tư Còn Alia Alaryan (2014) chỉ ra rằng thay đổi kế hoạch của chủ sở hữu, thay đổi phạm vi dự án bởi chủ sở hữu, các vấn đề về trang web, lỗi và thiếu sót trong thiết kế, thiết kế kém và bản vẽ chi tiết không rõ ràng Nasiru Zakari Muhammad (2015) nghiêm cứu về các công trình dân dụng ở Nigeria cho thấy rằng 3 nguyên nhân quan trọng là thay đổi kế hoạch của chủ đầu tư, mâu thuẩn giữa các văn bản trong hợp đồng, thay đổi thiết kế và vật liệu Nói đến công trình công cộng, Jamal M Assbeihat (2015) lại kết luận rằng chủ đầu tư thay đổi thiết kế và bổ sung công việc là yếu tố làm thay đổi đơn đặt hàng Cũng có nhiều nghiên cứu về sự thay đổi đơn đặt hàng cho các công trình khác như Jamal M Assbeihat (2015) về công trình công cộng, Mustafa Rr
Ghenbasha (2018) về dự án đường bộ, các nguyên nhân này làm ảnh hưởng việc thực hiện dự án Shabir Hussain Khahro (2018) chỉ ra các lệnh thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án Mặt khác, theo nghiên cứu của Ali S Alnuaimi (2010) thì việc thay đổi sẽ gây ra trễ tiến độ, tranh chấp các bên và vượt chi phí
Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề này vẫn chưa được quan tâm và chưa có nghiên cứu nào về các Nguyên Nhân Làm Ảnh Hưởng Đến Việc Thay Đổi Đơn Đặt Hàng Của Dự án Nhà Cao Tầng Ở Việt Nam để có cái nhìn tổng quát hơn, mặc dù vấn đề này hầu như các dự án đều gặp phải và có những khó khăn trong công tác quản lý dự án
STT TÁC GIẢ TÊN ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP
MỤC TIÊU & KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
“Hybrid Ann-Cbr Model For
Sử dụng phương pháp lai giữa ANN và CBR để giải quyết những vấn đề tranh chấp do thay đổi so với ban đầu
Phương pháp này có mức độ chính xác đến 84,61%, dự đoán được khả năng tranh chấp và hiệu suất thắng thua
Mô hình này phù hợp với các dự án quy mô vừa
Overcoming Key Challenges Of Performance Measurement” Đưa ra các biệp pháp nhằm đo lường hiệu quả dự án Dựa vào tam giác (chi phí, thời gian, chất lượng) để đo lường hiệu quả dự án
Bài học khác rút ra từ việc kiểm tra khuôn khổ hiện tại là thước đo 'tam giác sắt' về chi phí, thời gian và chất lượng là một phần thiết yếu của bất kỳ khung đo lường hiệu suất nào và bảng câu hỏi công cụ cung cấp các thước đo đáng tin cậy về hiệu suất
“Assessment Of Change Orders Attributes In Preconstruction And
Khảo sát bảng câu hỏi và dùng dữ liệu được phân tích bởi SPSS sử dụng kỹ thuật chỉ số trung bình
Nghiên cứu này sẽ cho phép khách hàng, nhà tư vấn và các nhà thầu phải nhận thức được các yếu tố gây ra thay đổi trong đơn đặt hàng và hậu quả của chúng đối với việc hoàn thành dự án Bởi việc xác định các lý do có thể xảy ra, các quyết định đúng đắn có thể được thực hiện để đánh dấu dự án thành công
“Causes And Effects Of Change Orders On
Khảo sát bảng câu hỏi dùng các phân tích để tìm ra các nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi đơn đặt hàng ở Kuwait
Xác định nguyên nhân cho việc thay đổi đơn đặt hàng
“Analysis Of Factors Affecting Design Changes In Construction Project With Partial Least Square (PLS)”
Phương pháp nghiên cứu sử dụng một bảng câu hỏi khảo sát gồm 31 câu hỏi về sự thay đổi thiết kế trong quá trình xây dựng các dự án
Dữ liệu được phân tích bằng PLS
Phát hiện này có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các bên tham gia để giảm thay đổi thiết kế về xây dựng các dự án, cũng như để cải thiện hiệu suất của các dự án xây dựng
Study of Causes of Change Orders in Public
Khảo sát bảng câu hỏi
Phân tích các chỉ số
Nghiên cứu nhằm so sánh sự thay đổi trật tự trong dự án xây dựng ở Nigeria và Oman,
Construction Project in Nigeria and Oman”
So sánh các nguyên nhân ở Nigeria and Oman và về nguyên nhân, tác dụng, lợi ích và cách khắc phục
Of Variation Orders On Jkr Roadway Construction Projects-A Case Study Northern Region Of Malaysia”
Khảo sát bảng câu hỏi
Tác động thay đổi đơn đặt hàng làm hưởng đến tranh chấp giữa các bên, chậm tiến độ hoàn thành, tăng chi phí dự án, giao hàng chậm trễ, mối quan hệ các bên không tốt
“Factors Causing Variation Orders In Construction
Projects In Gaza Strip (Case Study: Qatar Projects)”
Khảo sát bảng câu hỏi
Phân tích SPSS Các chỉ số trung bình
Nghiên cứu đã tiết lộ các yếu tố chính là nguyên nhân và các hiệu ứng VO kết quả Điều nay bao gồm: thay đổi theo lịch trình của chủ sở hữu, thời gian chờ đợi lâu để được phê duyệt bản vẽ, thiết kế phức tạp và khó hiểu, thiếu sự tham gia của nhà thầu trong thiết kế
“Causes Of Variation Order In Building And Civil Engineering
Khảo sát bảng câu hỏi
Tổng hợp tầng số Phương pháp điểm trung bình
Kết quả cho thấy ba nguyên nhân quan trọng nhất của sự thay đổi đó là:
Xếp hạng mức độ nghiêm trọng của chúng
“Thay đổi kế hoạch” với tần suất cao nhất là 58%, sau đó là “Văn bản hợp đồng mâu thuẫn” (50%) Tiếp theo các yếu tố gây ra thường xuyên là “thay thế vật liệu” và “thay đổi thiết kế” với tần suất 43% Ít nhất yếu tố gây ra sự thay đổi là
“lỗi và thiếu sót trong thiết kế” với tần suất 10% Cũng khác tình trạng trang web, quy định mới của chính phủ, điều kiện thời tiết được xác định là nguyên nhân khác của sự thay đổi với tần suất 27%, 29% và 10% tương ứng Nó cũng chỉ ra rằng nguồn quan trọng nhất của thứ tự biến đổi là khách hàng do thay đổi kế hoạch, sau đó là tư vấn do mâu thuẫn tài liệu hợp đồng
“The Causes Of Variation Orders
Khảo sát bảng câu hỏi
Nguyên nhân của các đơn đặt hàng thay đổi
And Their Effects On Cost And Time Of Projects In
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy Trình Nghiên Cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu này cần phải thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát, phân tích dữ liệu để đưa ra kết luận kiến nghị
Sơ Đồ Tóm Tắc Trình Tự Thực Hiện Nghiên Cứu
Xác định các vấn đề nghiên cứu : phân tích rủi ro làm đơn đặt hàng thay đổi trong giai đoạn hòa thiện dự án nhà cao tầng
Danh sách sơ bộ các yếu tố rủi ro Tham khảo Tài liệu và các nghiêm cứu trước đây
Khảo sát và thu thập dữ liệu Bảng câu hỏi
Tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn
Xác định các nguyên nhân và các biến đo lường
Kiểm định lại mức độ quang trọng các nhân tố
Kết luận và đưa ra giải pháp, kiến nghị
Phân tích thống kê mô tả.
Kiểm định thang đo ( Cronbach s alpha ) Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích tương quan pearson.
Hình 3.1 : lưu đồ tóm tắt trình tự thực hiện nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được tóm tắt ở các bước sau:
Bước 1: Thông qua việc tìm hiểu các dự án tại Tp HCM, đọc các nghiên cứu, bài báo trong và ngoài nước để xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Hình thành các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới việc thay đổi đơn đặt hàng của dự án nhà cao tầng ở Việt Nam
Nghiên cứu các tài liệu và các đề tài liên quan đến nguyên nhân khi thay đổi đơn đặt hàng của dự án nhà cao tầng ở Việt Nam Từ đó xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ các nguyên nhân làm ảnh hưởng tới việc thay đổi đơn đặt hàng khi thực hiện dự án cao tầng
Gửi bảng câu hỏi thử nghiệm đến các cá nhân có kinh nghiệm, để nhận thông tin phản hồi nhằm hoàn chỉnh bảng câu hỏi
Chỉnh sửa, thêm định nghĩa về thay đổi đơn đặt hàng để người phỏng vấn hiểu rõ hơn về vấn đề, bỏ nhân tố “tăng chi phí đầu tư của dự án” vì chồng chéo và trùng lắp với nhân tố “tăng chi phí của dự án” và hoàn chỉnh bảng câu hỏi Tiến hành khảo sát chính thức, bảng khảo sát được gửi đến các cá nhân như: Ban quản lý dự án, chỉ huy trưởng, cán bộ kỹ thuật đang trực tiếp giám sát quá trình thi công, cán bộ kỹ thuật dự toán, cung ứng vật tư, các tổ trưởng của nhà thầu phụ,…
Bước 2: Tổng hợp thu thập dữ liệu, từ đó phân tích kiểm định qua các kỹ thuật thống kê (Phân tích thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, ) Sử dụng phần mềm hỗ trợ như: Excel, SPSS
Bước 3: Xác định các nguyên nhân chủ yếu liên quan tới việc thay đổi đơn đặt hàng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên Kết luận và kiến nghị, đề xuất các giải pháp từ kết quả nghiên cứu, các hướng nghiên cứu tiếp theo.
Công cụ nghiên cứu: sử dụng phần mềm SPSS và Excel
Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp, công cụ nghiên cứu
Xác định sơ bộ các nguyên nhân thay đổi đơn đặt hàng của dự án nhà cao tầng
Tổng quan các nghiên cứu trước Tham khảo tình hình thực tế các dự án xây dựng tại Việt Nam
Mục tiêu 1: Xác định các nguyên nhân và các biến đo lường cho hậu quả của sự thay đổi đơn đặt hàng của dự án nhà cao tầng ở Việt Nam
Sử dụng phần mềm SPSS 20 Phân tích thống kê mô tả
Kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha)
Phân tích nhân tố EFA
Mục tiêu 2: Kiểm định lại mức độ quan trọng các nhân tố
Phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập số liệu, ta tiến hành thống kê mô tả để mô tả đặc tính của dữ liệu bao gồm mô tả mẫu nghiên cứu, quan sát và thống kê mô tả các biến nghiên cứu
3.3.2 Phân tích độ tin cậy: bằng hệ số Cronbach’s alpha α:
“Hệ số Cronbach’s alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau” “Khi đánh giá thang đo, cần phải dùng Cronbach’s alpha để loại bỏ các biến rác trước khi thực hiện EFA Nếu không theo trình tự này các biến rác có thể tạo thành các yếu tố giả (Artifical factors).” (Hoàng & Mộng Ngọc, 2008 )
“Hệ số Cronbach’s alpha được tính theo công thức sau (Cronbach 1951, p299):
Trong đó: α : Hệ số Cronbach’s alpha
K : Số biến quan sát trong thang đo
𝝈 𝒀 𝟐 𝒊 : Phương sai của biến quan sát thứ i
𝝈 𝑿 𝟐 : Phương sai của tổng thang đo
Trong nghiên cứu này hệ số Cronbach’s alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy thang đo với các tiêu chuẩn sau” (Hoàng & Mộng Ngọc, 2008 ) :
Các biến có hệ số tương quan tổng - biến (Corrected item total correlation) ≤ 0,4 sẽ bị loại
Hệ số Cronbach alpha ϵ [0,70 - 0,80]: Thang đo có độ tinh cậy tốt
Nếu Cronbach alpha ≥ 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy
Phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis):
Theo (Hoàng & Mộng Ngọc, 2008 ): “EFA là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau (interdependence technique), không có sự phân biệt biến phụ thuộc hay biến độc lập, trong đó toàn bộ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu EFA được dùng để tóm tắt, thu nhỏ các dữ liệu với sự tổn thất thông tin là nhỏ nhất, và việc rút gọn này dự trên cơ sở là mối quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố với các biến quan sát EFA được dùng khi :
Nhận diện các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các mối tương quan trong một tập hợp biến
Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít không có tương quan với nhau để thay thế cho tập hợp biến gốc có tương quan với nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo
Và để nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biến nổi trội từ một tập hợp nhiều biến để sử dụng trong các phân tích đa biến tiếp theo
Một số tiêu chuẩn đánh giá biến đo lường trong EFA:
Barlett’s test of sphericity: “Đây là một đại lượng thống kê để kiểm tra giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể (hay ma trận tương quan tổng thể là ma trận đơn vị) Điều kiện cần để tiến hành phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau Do đó kiểm định này có p < 5% thì bác bỏ giải thuyết Ho (Ma trận tương quan tổng thể là ma trận đơn vị), tức là các biến có tương quan với nhau” (Hoàng & Mộng Ngọc, 2008)
Kaiser –Meyer-Olkin (KMO): “Chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa hai biến quan sát với độ lớn của hệ số tương quan riêng phần của chúng” Phân tích nhân tố thích hợp khi trị số KMO ≥ 0.5 (Hoàng
“Điểm dừng khi trích nhân tố có Eigen value >= 1
Tổng phương sai trích Variance extracted >= 50%” (Anderson &Gerbing,
Hệ số tải nhân tố “(Factor Loading-là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố): Hệ số tải nhân tố của biến quan sát lên nhân tố mà nó là một biến đại diện sau khi quay phải cao, ngược lại trên các nhân tố mà nó không đại diện phải thấp Đạt được giá trị này, thang đo đạt được giá trị hội tụ” (Hoàng & Mộng Ngọc, 2008 )
Theo (Anderson & Gerbing, 1988) “phương pháp trích Principal Axis
Factoring với phép xoay Promax (Oblique) sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp trích Principal Components Analysis với phép xoay Varimax (Orthogonal) Vì vậy phương pháp này được dùng để phân tích EFA trong nghiên cứu “
3.3.3 Phân tích tương quan và hồi quy :
Phân tích tương quan là một phép phân tích được sử dụng là thước đo độ lớn của các mối liên hệ giữa các biến định lượng trong nghiên cứu Thông qua thước đo này người nghiên cứu có thể xác định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập, phụ thuộc trong nghiên cứu
Khẳng định mối liên hệ giữa 2 biến và đưa ra phương trình hồi quy giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được xem như là một phương pháp nghiên cứu phổ biến khi cần ý kiến từ nhiều đối tượng khác nhau Trong lĩnh vực xây dựng nói chung thì bảng câu hỏi dùng để thu thập dữ liệu, thông tin từ chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, đơn vị thi công và nhà cung cấp một cách tiện lợi và nhanh chóng Bên cạnh đó, sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát có những thuận lợi là kinh phí thấp, dễ dàng thực hiện và có thể thu thập được một lượng lớn thông tin trong thời gian ngắn Với các công cụ hỗ trợ hiện nay như Google.doc, email, ta có thể tạo phiếu khảo sát trên Internet, nhờ đó rút ngắn được thời gian hơn rất nhiều
Trong quy trình xây dựng bảng câu hỏi, việc lựa chọn sơ bộ các nội dung và thành phần trong bảng câu hỏi từ quá trình tìm hiểu các nghiên cứu trước Trong quá trình thử nghiệm khảo sát, nếu bảng câu hỏi có nội dung chưa phù hợp, các vấn đề trong bảng câu hỏi vẫn chưa rõ ràng, gây khó hiểu thì tiếp tục bổ sung chỉnh sửa cho đến khi hoàn thiện sau đó gởi bảng câu hỏi hoàn thiện chính thức để tiến hành thu thập dữ liệu
Trong giai đoạn xây dựng bảng câu hỏi, dựa vào các tài liệu về nghiên cứu trước thì xác định có 25 yếu tố thuộc 7 nhóm khác nhau được đưa vào bảng câu khỏi để khảo sát
Sau khi chỉnh sửa và hoàn thiện, các bảng câu hỏi được chuyển đến đối tượng được người khảo sát thông qua các hình thức: Phỏng phấn trực tiếp, điền vào phiếu khảo sát, khảo sát thông qua thư điện tử, và các công cụ tạo câu hỏi trực tuyến
3.4.1.1 Nội dung bảng câu hỏi
Phần này nằm ở đầu nhằm để giới thiệu về bản thân và các lý do, nguồn gốc của bảng khảo sát, các thông tin liên hệ của người giới thiệu
Tiếp theo sau phần giới thiệu chung là phần hướng dẫn trả lời bao gồm hai phần chính là :
Phần giải thích từ ngữ, thuật ngữ khảo sát: phần này khá quan trọng nhằm giúp người khảo sát hiểu rõ về các từ ngữ, ý nghĩa, nội dung mục tiêu của cuộc khảo sát để giúp người khảo sát tránh hiểu sai về từ ngữ, ý nghĩa, nội dung của câu hỏi làm kết quả thu được bị sai lệch
Phần thang đo mức độ và cách thức trả lời: hướng dẫn người khảo sát về cách thức trả lời để tránh mỗi người trả lời 1 cách khác nhau gây khó khăn trong phần xử lý số liệu, về thang đo mức độ trong nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
Nguyên nhân gây rủi ro Ký Hiệu
A Nguyên Nhân Từ Chủ Đầu Tư :
1 Chủ đầu tư thay đổi thiết kế CDT1
2 Chủ đầu tư thay đổi, điều chỉnh phạm vi công việc
3 Tài chính của chủ đầu tư không đảm bảo
B Nguyên Nhân Từ Thiết Kế :
4 Thiết kế không rõ ràng, chính xác, đồng bộ
5 Bản vẽ không đầy đủ chi tiết, đặt điểm kỹ thuật TVTK2
6 Thiết kế thay đổi vật liệu TVTK3
7 Lỗi, thiếu sót trong bản vẽ TVTK4
8 Thiết kế phức tạp, cầu kỳ, không thực tế TVTK5
C Nguyên Nhân Từ Thi Công :
9 Kế hoạch thi công không hợp lý TC1
10 Thay đổi biện pháp thi công, công nghệ
11 Trao đổi thông tin kém, thiếu sự phối hợp giữa các bên
12 Tài chính nhà thầu không đảm bảo TC4
13 Sự cố trên trang web (bị lỗi, thông tin bị sai ) CC1
14 Thay đổi do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh,…)
15 Thay đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà nước
16 Thay đổi do điều kiện xã hội (chính trị, kinh tế, )
F Nguyên Nhân Từ Pháp Lý, Hợp Đồng:
17 Các tài liệu về hợp đồng không thống nhất
18 Phạm vi công việc nhà thầu không rõ ràng
PLHD2 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI ĐƠN ĐẶT HÀNG
1 Tăng chi phí của dự án HQ1
2 Kéo dài tiến độ hoàn thành dự án HQ2
3 Gây ra tranh chấp giữa các bên HQ3
4 Trả thêm chi phí cho nhà thầu HQ4
5 Giảm năng suất, hiệu quả công việc HQ5
6 Tăng tiến độ của hạng mục dự án HQ6
7 Phá dỡ và làm lại HQ7
Thu thập dữ liệu
Có nhiều cách chọn kích thước mẫu khác nhau Theo một số tài liệu tham khảo, có ba phương pháp chọn cỡ mẫu được quan tâm nhất Theo Luck, D.J., Rubin, R.S., Phan, V.Thăng., 2002, có thể xác định cỡ mẫu theo công thức:
S : là độ lệch chuẩn của mẫu, đặc tưng cho độ phân tán của mẫu Giá trị được ước tính từ nghiên cứu tiền trắc nghiệm hoặc các nghiên cứu khác trước đó e : là sai số cho phép phụ thuộc và độ nhạy cảm của kết quả quyết định Giá trị e được chọn phải nằm trong dung sai của mục đích ra quyết định
Z : giá trị Z trong phân phối chuẩn được xác định theo hệ số tin cậy α mong muốn Theo Bollen, 1989, cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 5 mẫu quan sát cho một tham số cần ước lượng
Nghiên cứu này chọn kích thước mẫu theo tiêu chuẩn 5:1 Như vậy nghiên cứu có
25 biến quan sát , do đó kích thước mẫu tối thiểu là 125 mẫu Vậy theo nghiên cứu này chọn kích thước mẫu là 181 mẫu là hợp lệ
Nghiên cứu này sử dụng bảng câu hỏi đã hoàn thiện và được gửi chuyển đi bằng 2 cách :
Cách 1: Các bảng khảo sát này được đưa trực tiếp đến các người khảo sát làm việc ở công ty xây dựng, công trình ở các bộ phận khác nhau
Cách 2: Bảng câu hỏi Google Forms được gửi Email đến các đối tượng nghiên cứu Quá trình hơn 2 tháng khảo sát, thu thập dữ liệu, hơn 260 bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các đối tượng được khảo sát (200 bảng câu hỏi khảo sát được phát trực tiếp và hơn
60 bảng câu hỏi Google Forms được gửi qua email), thu được 149 bảng khảo sát trực tiếp và 51 phản hồi qua Google Forms, sau khi kiểm tra có 19 phản hồi không đạt yêu cầu ( không đủ thông tin, trả lời duy nhất một đáp án) Như vậy với 181 mẫu hợp lệ thu được, có thể xem là đạt yêu cầu về số lượng mẫu và có thể tiến hành quan sát, phân tích
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thống Kê Mô Tả
4.1.1 Thống kê mẫu : Đã có 273 phiếu khảo sát được gửi đi kết quả sau khi thu thập có 200 phiếu khảo sát tỉ lệ phản hồi đạt 73,2% , trong đó có 181 phiếu hợp lệ và 19 phiếu không hợp lệ Về phương thức khảo sát thì có 130 phiếu được thực hiện bằng cách chuyển bảng khảo sát đến trực tiếp hoặc gián tiếp (chiếm 71,8%), và 5 1 phiếu trả lời có được từ khảo sát online (chiếm 28,2%)
4.1.2 Thống kê đối tượng khảo sát :
Mẫu nghiên cứu có 181 quan sát kết quả này được sàn lọc từ 200 phiếu khảo sát
4.1.2.1 Phân loại đối tượng khảo sát : a Công Ty Tham Gia Dự Án Với Tư Cách Là
Ban Quản Lý Dự án 9 5.0 5.0 68.5
Bảng 4.1: Thống kê công ty tham gia dự án
Hình 4.1: Biểu đồ thống kê công ty tham gia dự án
Trong 181 đối tượng khảo sát trả lời bảng câu hỏi, các công ty có người tham gia khảo sát thực hiện dự án với tư cách là :
+ Chủ Đầu Tư: có 27 người chiếm 14.9%
+ Nhà Thầu (Thầu Chính, Thầu Phụ): có 88 người chiếm 48.6%
+ Ban Quản Lý Dự Án: có 9 người chiếm 5%
+ Tư Vấn: có 42 người chiếm 23.2%
+ Tham gia với tư cách khác: có 15 người chiếm 8.3% (quản lý và vận hành có 4 người chiếm 2.2%, nhà cung cấp có 11 người chiếm 6.1%)
Như vậy tham gia khảo sát có nhà thầu chiếm tỉ lệ lớn (48.6%) tiếp theo là tư vấn (bao gồm tư vấn giám sát và tư vấn thiết kế) chiếm 23.2% đây là những thành phần tham gia trực tiếp nhất
Kinh nghiệm của người khảo sát :
Phần trăm tích lũy (%) Ít hơn 3 năm 55 30.4 30.4 30.4
Bảng 4.2: Thống kê kinh nghiệm của người khảo sát
Hình 4.2: Biểu đồ thống kê kinh nghiệm của người khảo sát
Trong 181 người khảo sát phản hồi bảng câu hỏi, kinh nghiệm của người khảo sát trong lĩnh vực xây dựng được cơ cấu như sau:
+ Ít hơn 3 năm : có 55 người đạt 30.4 %
+ 3 đến 5 năm : có 36 người đạt 19.9 %
+ 5 đến 10 năm : có 68 người đạt 37.6%
+ Trên 10 năm : có 22 người đạt 12.2 %
Theo bảng thống kê, kinh nghiệm của người khảo sát trong lĩnh vực xây dựng vẫn chưa nhiều, nhưng tỷ lệ người khảo sát có trên 3 năm kinh nghiệm phân bổ khá cao (69.6%) Bên cạnh đó các đối tượng có trên 5 năm kinh nghiệm chiếm tỉ lệ khá lớn (49.8%) đây là những người đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng nên những đóng góp của họ cho nghiên cứu này rất hữu ích Về kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng của các những đối tượng khảo sát có thể sử dụng được b Kinh nghiệm thi công nhà cao tầng :
Phần trăm tích lũy (%) Ít hơn 3 năm 79 43.6 43.6 43.6
Bảng 4.3: Thống kê kinh nghiệm tham gia dự án nhà cao tầng
Hình 4.3: Biểu đồ kinh nghiệm tham gia dự án nhà cao tầng của đối tượng khảo sát
Trong 181 đối tượng khảo sát trả lời bảng câu hỏi, kinh nghiệm tham gia dự án nhà cao tầng của người trả lời được cơ cấu như sau:
+ Ít hơn 3 năm : có 79 người đạt 43.6 %
+ 3 đến 5 năm : có 60 người đạt 33.1 %
+ 5 đến 10 năm : có 35 người đạt 19.3%
+ Trên 10 năm : có 7 người đạt 3.9 %
Nhìn chung, kinh nghiệm tham gia dự án nhà cao tầng của các người khảo sát chưa có cao, tỷ lệ mà đối tượng khảo sát dưới 3 năm đạt một tỷ lệ khá cao (43.6%) Mặc dù vậy tỉ lệ từ 3 năm trở lên vẫn chiếm tỉ lệ cao 56.4% c Mức độ quan tâm rủi ro :
Bảng 4.1: Thống kê mức độ quan tâm rủi ro của công ty
Hình 4.4: Biểu đồ thống kê mức độ quan tâm rủi ro của công ty
Trong 181 đối tượng khảo sát trả lời bảng câu hỏi, mức độ quan tâm đến rủi ro của người trả lời được phân bố như sau:
+ Không quan tâm : có 12 người chiếm 6.6 %
+ Có quan tâm : có 103 người chiếm 56.9 %
+ Rất quan tâm : có 66 người chiếm 36.5%
Nhìn chung, hầu kết các cá nhân tham gia khảo sát đều cho rằng công ty rất quan tâm đến các rủi ro (93.4 %)
4.1.3 Thống kê biến độc lập :
Nhân tố : gồm 18 biến được chia làm 6 nhóm nhân tố chính: nhóm nhân tố CDT, nhóm TVTK, nhóm TC, Nhóm CC, nhóm KQ, nhóm PLHD
Giá trị nhỏ nhất : là giá trị nhỏ nhất của các quan sát trong biến đó thu được khi khảo sát
Giá trị lớn nhất : là giá trị lớn nhất của các quan sát trong biến đó thu được khi khảo sát
Giá TTB : là giá TTB của các quan sát trong biến đó thu được khi khảo sát Độ lệch chuẩn : là độ lệch tiêu chuẩn dùng để đo độ phân tán dữ liệu quanh vị trí trung bình và bằng căn bật 2 của phương sai Nếu độ lệch chuẩn lớn hơn 1 thì mức độ phân tán dữ liệu quanh giá TTB lớn, nếu độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1 thì mức độ phân tán dữ liệu quanh giá TTB nhỏ
Quy ước về đánh giá điểm số, theo Hoàng Trọng Và Mộng Ngọc (2008 ) “bởi vì thang đo Likert 5 điểm được sử dụng cho nghiên cứu này, nên đề xuất sử dụng theo công thức : giá trị khoảng cách = ( max – min)/n = (5-1)/5 = 0.8 vì vậy các biến ảnh hưởng này sẽ có 5 mức điểm dừng :
(1) mức 1 : không ảnh hưởng điểm số từ 1 đến 1.80
(2) mức 2 : ít ảnh hưởng điểm số từ 1.81 đến 2.60
(3) mức 3 : tương đối ảnh hưởng điểm số từ 2.61 đến 3.40
(4) mức 4 : khá ảnh hưởng điềm số từ 3.41 đến 4.20
(5) mức 5 : rất ảnh hưởng điểm số từ 4.21 đến 5 “
Giá TTB Độ lệch chuẩn
Bảng 4.5: Thống kê mô tả biến độc lập
Theo như bảng thống kê cho thấy giá TTB hầu hết ở các biến đều cao hơn mức trung bình là 3.41 (trừ biến CC1 là 2.66) và độ lệch chuẩn đều nhỏ hơn 1 điều đó cho thấy các người được khảo sát khá đồng thuận về các nguyên nhân làm thay đổi đơn đặt hàng Để hiểu rõ hơn ta phân tích từng nhóm nhân tố
Nhóm CĐT : nhóm này gồm có 3 biến, có giá TTB cao nhất trong các nhóm còn lại trong đó biến CDT3 cao nhất với 4.07 ngoài ra 2 biến còn lại có mức trung bình tương đối cao là CDT1 và CDT2 lần lượt là 4.01 và 3.57 đều lơn hơn 3.41, độ lệch chuẩn cả 3 biến này đều nhỏ hơn 1 điều này có nghĩa là người được khảo sát khá đồng thuận nhóm CĐT này gây ra các nguyên nhân thay đổi đơn đặt hàng
Nhóm TVTK : nhóm này có 5 biến, TVTK 1 có giá TTB cao nhất 4.06 các biến còn lại giao động từ 3.49 đến 3.61 đều lơn hơn 3.41, độ lệch chuẩn của cả nhóm đều nhỏ hơn 1 điều này có nghĩa là người khảo sát khá đồng thuận nhóm TVTK này gây ra các nguyên nhân thay đổi đơn đặt hàng
Nhóm TC : nhóm này có 4 biến, TC 2 có giá TTB cao nhất 3.75 các biến còn lại giao động từ 3.6 đến 3.65 đều lơn hơn 3.41, độ lệch chuẩn của cả nhóm đều nhỏ hơn 1 điều này có nghĩa là người khảo sát khá đồng thuận nhóm TC này gây ra các nguyên nhân thay đổi đơn đặt hàng
Nhóm CC : nhóm này có 1 biến CC1 có giá TTB nhỏ nhất 2.66 lớn 2.61 hơn và độ lệch chuẩn 0.996 điều này có nghĩa là người khảo sát tương đối đồng thuận nhóm CC này gây ra các nguyên nhân thay đổi đơn đặt hàng
Nhóm KQ : nhóm này có 3 biến KQ3 có giá TTB cao nhất 4.07 các biến còn lại giao động từ 3.53 đến 3.63 đều lơn hơn 3.41, độ lệch chuẩn của cả nhóm đều nhỏ hơn 1 điều này có nghĩa là người khảo sát khá đồng thuận nhóm KQ này gây ra các nguyên nhân thay đổi đơn đặt hàng
Nhóm PLHD : nhóm này có 2 biến PLHD1 có giá TTB cao nhất 3.59 biến còn lại 3.57 đều lơn hơn 3.41, độ lệch chuẩn của cả nhóm đều nhỏ hơn 1 điều này có nghĩa là người khảo sát khá đồng thuận nhóm PLHD này gây ra các nguyên nhân thay đổi đơn đặt hàng
Nhận xét : theo thống kế mô tả biến độc lập chỉ ra 4 nguyên nhân quan trọng
( > 4.0) là chủ đầu tư thay đổi thiết kế ( CDT 1 ), tài chính chủ đầu tư không đảm bảo ( CDT 3), thiết kế không rõ ràng, chính xác đồng bộ ( TVTK1), thay đổi do điều kiện kinh tế xã hội ( KQ3) Theo như thực tế điều này cũng dễ nhận ra được bởi vì đa số các thay đổi xuất phát từ chủ đầu tư là người quyết định và ban hành các lệnh thay đổi này và họ chấp nhận việc thay đổi này sẽ gây ra các hậu quả như phát sinh chi phí và tiến độ đa số các lệnh thay đổi đều hướng đến làm cho dự án tốt hơn nhưng bên cạnh đó sẽ phát sinh ra các vấn đề khác.Việc này chủ đầu tư sẽ cân nhắc để ra các quyết định cho dự án Không phải tất cả các chủ đầu tư đều có kinh nghiệm cho việc này hoặc họ không thể lường trước hết các việc xảy ra không mong muốn đi lệch các mục tiêu ban đầu của dự án Bên cạch đó thì việc thiết kế không rõ ràng, thiếu chính xác, đồng bộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thay đổi đơn đặt hàng mặc dù với sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp đỡ rất lớn trong công tác thiết kế nhưng với sự thiếu kinh nghiệm hoặc sai lầm của thiết kế cũng dẫn đến sự thay đổi đơn đặt hàng, cũng vì thế chủ đầu tư cần chọn nhà thiết kế có kinh nghiệm để tránh các sai sót trong quá trình thiết kế Thêm 1 nguyên nhân quan trọng không kém đó là việc thay đổi do điều kiện kinh tế xã hội cũng dễ hiểu bởi ngành xây dựng là 1 ngành trọng yếu trong cơ cấu kinh tế của xã hội bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào của nền kinh tế, xã hội đều tác động đến ngành xây dựng ví dụ như việc lạm phát tăng thì giá các nguyên vật liệu tăng dẫn đến chi phí ước tính cho công trình ban đầu không còn đúng khi triển khai thi công nũa hoặc như bệnh dịch, chiến tranh điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nguyên vật liệu nhập vào dự án, nhân lực thi công cho dự án Khi xảy ra bắt buộc chủ đầu tư phải thay đổi phương án đầu tư hoặc mục tiêu ban đầu của dự án sẽ thay đổi để phù hợp với tình hình hiện tại
4.1.4 Thống kê biến phụ thuộc :
Giá TTB Độ lệch chuẩn
Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến phụ thuộc
Nhóm nhân tố này gồm có 7 biến và biến có giá trị cao nhất là HQ1 và HQ2 có cùng giá trị là 4.31 và có độ lệch chuẩn khá nhỏ là 0.654 cho HQ1, 0.581 cho
Độ Tin Cậy Thang Đo
Được đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha
“ Độ tin cậy của thang đo thể hiện sự thống nhất của thang đo đối với khái niệm cần đo lường, hay nói cách khác đó chính là mức độ chặt chẽ mà các thành phần trong thang đo tương quan với nhau Thang đo đạt được độ tin cậy khi hệ số tương quan biến – tổng của các thang đo thành phần lớn hớn 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đạt giá trị lớn hơn 0.6 (đồng thời nhỏ hơn 0.95 để các biến không gần như trùng nhau) và không có hệ số Alpha nếu loại biến của biến quan sát nào lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha của thang đo “ (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008) Sử dụng công cụ SPSS để phân tích hệ số tương quan biến và tổng hệ số Cronbach’s Alpha a Cronbach’s Alpha α đối với nhân tố CDT :
Số lượng biến trong nhóm 3
Tên biến Ký hiệu Tương quan biến - tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha α nếu loại biến
Chủ đầu tư thay đổi thiết kế CDT1 576 681
Chủ đầu tư thay đổi, điều chỉnh phạm vi công việc CDT2 601 651
Tài chính của chủ đầu tư không đảm bảo CDT3 576 676
Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với nhóm nhân tố CDT
Nhận xét: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đạt các yêu cầu đề ra, các biến này được giữ lại trong quá trình phân tích b Cronbach’s Alpha α đối với nhóm TVTK :
Số lượng biến trong nhóm 5
Tên biến Ký hiệu Tương quan biến - tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha α nếu loại biến
Thiết kế Không rõ ràng, chính xác, đồng bộ TVTK1 602 804
Bản vẽ không đầy đủ chi tiết, đặt điểm kỹ thuật TVTK2 636 794
Thiết kế thay đổi vật liệu TVTK3 635 794
Lỗi, thiếu sót trong bản vẽ TVTK4 604 802
Thiết kế phức tạp, cầu kỳ, không thực tế TVTK5 665 785
Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với nhóm nhân tố TVTK
Nhận xét: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đạt các yêu cầu đề ra, các biến này được giữ lại trong quá trình phân tích c Cronbach’s Alpha α đối với nhóm TC :
Số lượng biến trong nhóm 4
Hệ số Cronbach’s Alpha α nếu loại biến
Kế hoạch thi công không hợp lý TC1 709 795
Thay đổi biện pháp thi công, công nghệ TC2 690 814
Trao đổi thông tin kém, thiếu sự phối hợp giữa các bên
Tài chính nhà thầu không đảm bảo TC4 738 780
Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với nhóm nhân tố TC
Nhận xét: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đạt các yêu cầu đề ra, các biến này được giữ lại trong quá trình phân tích d Cronbach’s Alpha α đối với nhóm CC: vì nhóm biến này chỉ có 1 câu hỏi nên ta không kiểm tra và chạy EFA e Cronbach’s Alpha α đối với nhóm KQ :
Số lượng biến trong nhóm 3
Hệ số Cronbach’s Alpha α nếu loại biến
Thay đổi do nguyên nhân bất khả kháng ( thiên tai, dịch bệnh…)
Thay đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà nước KQ2 585 774
Thay đổi do điều kiện xã hội ( chính trị, kinh tế )
Bảng 4.10: Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với nhóm nhân tố KQ Nhận xét: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đạt các yêu cầu đề ra, các biến này được giữ lại trong quá trình phân tích f Cronbach’s Alpha α đối với nhóm PLHD :
Số lượng biến trong nhóm 2
Hệ số Cronbach’s Alpha α nếu loại biến
Các tài liệu về hợp đồng không thống nhất
Phạm vi công việc nhà thầu không rõ ràng
Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với nhóm nhân tố PLHD
Nhận xét: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đạt các yêu cầu đề ra, các biến này được giữ lại trong quá trình phân tích g Cronbach’s Alpha α đối với nhóm HQ :
Số lượng biến trong nhóm 7
Nguyên nhân Tên biến Tương quan biến - tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha α nếu loại biến
Tăng chi phí của dự án HQ1 651 823
Kéo dài tiến độ hoàn thành dự án HQ2 609 830
Gây ra tranh chấp giữa các bên HQ3 645 822
Trả thêm chi phí cho nhà thầu HQ4 633 823
Giảm năng suất, hiệu quả công việc HQ5 560 836
Tăng tiến độ của hạng mục dự án HQ6 626 825
Phá dỡ và làm lại HQ7 569 833
Bảng 4.12: Hệ số Cronbach’s Alpha α đối với nhóm nhân tố HQ
Nhận xét: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đạt các yêu cầu đề ra, các biến này được giữ lại trong quá trình phân tích.
Giá Trị Của Thang Đo
Được thực hiện bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, dùng để rút gọn 1 tập hợp biến quan sát K thành 1 tập hợp biến quan sát N ( N KMO = 0.807 > 0.5 : phân tích nhân tố là phù hợp
+ Sig = 0.000 KMO = 0.880 > 0.5 : phân tích nhân tố là phù hợp
+ Sig = 0.000 3.41, việc các thay đổi từ chủ đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi đơn đặt hàng là hợp lý b Đánh giá TTB và xếp hạng các biến theo nhóm nhân tố tư vấn thiết kế
Nhóm nhân tố TVTK Ký hiệu GTTB Xếp hạng
Thiết kế Không rõ ràng, chính xác, đồng bộ TVTK1 4.06 1
Bản vẽ không đầy đủ chi tiết, đặt điểm kỹ thuật TVTK2 3.61 2
Thiết kế phức tạp, cầu kỳ , không thực tế TVTK5 3.55 3
Thiết kế thay đổi vật liệu TVTK3 3.51 4
Lỗi, thiếu sót trong bản vẽ TVTK4 3.49 5
TƯ VẤN THIẾT KẾ TVTK 3.64
Bảng 4.20: Đánh giá TTB và xếp hạng các biến theo nhóm nhân tố tư vấn thiết kế
Các nguyên nhân xuất phát từ nhóm tư vấn thiết kế cũng đạt GTTB nhóm khá cao 3.64 >3.41 Đặc biệt là biến “thiết kế không rõ ràng, chính xác, đồng bộ” đạt GTTB cao nhất trong các biến c Đánh giá TTB và xếp hạng các biến theo nhóm nhân tố thi công
Nhóm nhân tố TC Ký hiệu GTTB Xếp hạng
Kế hoạch thi công không hợp lý TC1 3.65 1
Trao đổi thông tin kém, thiếu sự phối hợp giữa các bên TC3 3.60 2
Tài chính nhà thầu không đảm bảo TC4 3.60 2
Bảng 4.21: Đánh giá TTB và xếp hạng các biến theo nhóm nhân tố thi công
Nhóm nhân tố thi công gồm có 4 biến nhưng đã loại 1 biến ở phần phân tích EFA do hệ số tải lớn cùng lên 2 nhóm Vậy nhóm này còn lại 3 biến, các chỉ số trung bình của nhóm này tương đối cao 3.61 > 3.41 d Đánh giá TTB và xếp hạng các biến theo nhóm nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố KQ Ký hiệu GTTB Xếp hạng
Thay đổi do điều kiện xã hội (chính trị, kinh tế, ) KQ3 4.07 1
Thay đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà nước KQ2 3.63 2
Thay đổi do nguyên nhân bất khả kháng
(thiên tai, dịch bệnh,…) KQ1 3.53 3
Bảng 4.22: Đánh giá TTB và xếp hạng các biến theo nhóm nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố khách quan có GTTB nhóm đứng thứ 2 GTTB = 3.74 > 3.41 khá cao Gồm có 3 biến trong đó có biến KQ3 (thay đổi do điều kiện xã hội) có GTTB biến là 4.07 cao e Đánh giá TTB và xếp hạng các biến theo nhóm nhân tố pháp lý, hợp đồng
Nhóm nhân tố PLHD Ký hiệu GTTB Xếp hạng
Các tài liệu về hợp đồng không thống nhất PLHD1 3.59
1 Phạm vi công việc nhà thầu không rõ ràng PLHD2 3.57
PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG PLHD 3.58
Bảng 4.23: Đánh giá TTB và xếp hạng các biến theo nhóm nhân tố pháp lý hợp đồng
Nhóm nhân tố pháp lý hợp đồng có GTTB thấp nhất trong các nhóm nhân tố nhưng cũng khá cao GTTB 3.58 >3.41 gồm có 2 biến có GTTB xấp xỉ nhau f Đánh giá TTB và xếp hạng các biến theo nhóm nhân tố phụ thuộc hậu quả
Nhóm nhân tố CĐT Ký hiệu GTTB Xếp hạng
Tăng chi phí của dự án HQ1 4.31 1
Kéo dài tiến độ hoàn thành dự án HQ2 4.31 1
Trả thêm chi phí cho nhà thầu HQ4 3.60 2
Tăng tiến độ của hạng mục dự án HQ6 3.59 3
Gây ra tranh chấp giữa các bên HQ3 3.57 4
Phá dỡ và làm lại HQ7 3.56 5
Giảm năng suất, hiệu quả công việc HQ5 3.54 6
Bảng 4.24: Đánh giá TTB và xếp hạng các biến theo nhóm nhân tố hậu quả
Nhóm nhân tố hậu quả có GTTB khá cao 3.78 >3.41 bao gồm có 7 biến trong đó 2 biết đạt GTTB cao là tăng chi phí của sự án và kéo dài tiến độ hoàn thành dự án
Xác định các TTB của từng nhóm nhân tố, tiếp theo phân tích tương quan cho các giá trị mới, với các giá trị mới của cho 7 nhóm lần lược là CDT, TVTK, TC, CC,
Thống kê mô tả 7 nhóm nhân tố
Nhóm nhân tố Ký hiệu N GTNN GTLN GTTB Độ lệch chuẩn
Tư vấn thiết kế TVTK 181 1.40 5.00 3.6431 62549
Pháp lý hợp đồng PLHD 181 1.50 5.00 3.5829 67806
Bảng 4.25: Thống kê mô tả 7 nhóm biến
Theo (Trọng & Ngọc, 2008) “Mục tiêu của phân tích tương quan là tính độ mạnh hay mức độ liên hệ tuyến tính giữa hai biến với nhau Trong phần này, phân tích tương quan Pearson được dùng để phân tích mối tương quan giữa các biến Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson correlation càng tiến gần đến 1 thì hai biến càng có tương quan chặt chẽ với nhau, mối liên hệ giữa hai biến theo quy tắc thực nghiệm như sau :
- |r| > 0.8: Tương quan tuyến tính rất mạnh
- |r| = 0.6 – 0.8: Tương quan tuyến tính mạnh
- |r| = 0.4 – 0.6: Có tương quan tuyến tính
- |r| = 0.2 – 0.4: Tương quan tuyến tính yếu
- |r| < 0.2: Tương quan tuyến tính rất yếu hoặc không có tương quan tuyến tính.”
Bảng phân tích tương quan giữa các biến
HQ CDT TVTK TC CC KQ PLHD
Bảng 4.26: Phân tích tương quan giữa các nhóm biến Theo bảng phân tích tương quan thì các hệ số sig < 0.05 và các hệ số tương quan đều lớn hơn 0.2, điều này kết luận rằng các biến độc lập đều có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.
Phân Tích Hồi Quy
4.5.1 Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính
Ta đã xác định được sáu nguyên nhân ảnh hưởng đến hậu quả của việc thay đổi đơn đặt hàng đưa vào mô hình hồi quy từ phân tích nhân tố và phân tích tương quan Đó là các nguyên nhân xuất phát từ Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, thi công, nhà cung cấp khách quan và pháp lý hợp đồng
Mô hình hồi quy giả định được đưa ra như hình dưới đây, với giả thiết là các nhân tố đều có ảnh hưởng dương đến hậu quả của việc thay đổi đơn đặt hàng:
Hậu quả của việc thay đổi đơn đặt hàng
Khách quan Chủ đầu tư
Hình 4.5: Mô hình hồi quy giả thiết Các giả thuyết đặt ra cần kiểm định là:
H1: Các nguyên nhân từ chủ đầu tư có ảnh hưởng đến thay đổi đơn đặt hàng
H2: Các nguyên nhân từ tư vấn thiết kế có ảnh hưởng đến thay đổi đơn đặt hàng
H3: Các nguyên nhân từ thi công có ảnh hưởng đến thay đổi đơn đặt hàng
H4: Các nguyên nhân từ nhà cung cấp có ảnh hưởng đến thay đổi đơn đặt hàng
H5: Các nguyên nhân từ khách quan có ảnh hưởng đến thay đổi đơn đặt hàng
H6: Các nguyên nhân từ pháp lý hợp đồng có ảnh hưởng đến thay đổi đơn đặt hàng Cũng như ở Việt Nam trên thế giới các nghiên cứu cũng có nhiều tranh luận khác nhau về vấn đề này cụ thể là Theo như Shabir Hussain Khahro (2017) thì vấn đề tài chính của nhà thầu và chủ sở hữu, điều kiện thời tiết là các yếu tố chính gây ra thay đổi đơn đặt hàng và dẫn đến sự chậm trễ của dự án Còn Irewolede Ijaola (2019) có nghiên cứu so sánh sự thay đổi đơn đặt hàng ở Nigeria và Oman thì có nhận xét nguyên nhân chính là chủ đầu tư thay đổi phạm vi công việc và thiết kế nhưng tác động của ảnh hưởng việc thay đổi đơn đặt hàng ở Nigeria là “khiếu nại và tranh chấp giữa các bên” còn ở Oman là “trễ tiến độ và vượt chi phí” , bên cạnh đó thì Karukh Hassan (2020) nhận định nguyên nhân chính là thay đổi thay đổi kế hoạch và phạm vi công việc của chủ đầu tư, vấn đề trang web và lỗi thiết kế là nguyên nhân tiếp theo và tác động của đơn đặt hàng là tăng chi phí, trễ tiến độ là hậu quả chính của việc thay đổi đơn đặt hàng
4.5.2 Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy tuyến tính là phương pháp phân tích quan hệ giữa 1 biến phụ thuộc với các biến độc lập nhằm giúp chúng ta biết được cường độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS được sử dụng để phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là hậu quả (HQ ) của việc thay đổi đơn đặt hàng, còn biến độc lập là các biến như chủ đầu tư (CĐT), tư vấn thiết kế (TVTK), thi công (TC), nhà cung cấp (CC), khách quan (KQ), pháp lý hợp đồng (PLHD) được mô tả như ở mô hình ở trên
Giá trị đại diện của các biến độc lập và phụ thuộc sẽ được tính bằng cách lấy nhân số (factor scores), thông qua chức năng Save as variables – regression method trong phần Factor Analysis của SPSS
Ta có phương trình hồi quy tuyến tính đã chuẩn hóa như sau:
Yi: giá trị hậu quả thay đổi đơn đặt hàng của quan sát thứ i
Xpi: biến độc lập thứ p đối với quan sát thứ i βk: hệ số hồi qui riêng phần của biến thứ k ei: sai số của phương trình hồi quy
Bước tiếp theo ta tiến hành xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson ở trên, ta sẽ đưa tất cả các biến độc lập trong mô hình hồi quy bằng bằng công cụ SPSS
Bảng phân tích hồi quy
Chưa chuẩn hóa Chuẩn hóa t Sig
Bảng 4.27: Bảng phân tích hồi quy tuyến tính
Kết quả của phần mềm xử lý số liệu cho ra phương trình hồi quy tuyến tính đã chuẩn hóa như sau :
Y = 0.322 CDT + 0.276TVTK + 0.216KQ + 0.168PLHD + 0.114TC +0.110CC (1) Trong đó:
Y: hậu quả của việc thay đổi đơn đặt hàng
CDT: các nguyên nhân từ chủ đầu tư ảnh hưởng hậu quả việc thay đổi đơn đặt hàng TVTK: các nguyên nhân từ tư vấn thiết kế ảnh hưởng hậu quả việc thay đổi đơn đặt hàng
KQ: các nguyên nhân từ khách quan ảnh hưởng hậu quả việc thay đổi đơn đặt hàng PLHD: các nguyên nhân từ pháp lý, hợp đồng ảnh hưởng hậu quả việc thay đổi đơn đặt hàng
TC: các nguyên nhân từ thi công ảnh hưởng hậu quả việc thay đổi đơn đặt hàng
CC: các nguyên nhân từ nhà cung cấp ảnh hưởng hậu quả việc thay đổi đơn đặt hàng
Nhận xét : theo như phương trình hồi quy ta nhận thấy các nguyên nhân xuất phát từ chủ đầu tư chiếm tỉ trọng lớn ( hệ số hồi quy là 0.322 ) điều này phù hợp với thực tế và cũng dễ hiểu bởi phần lớn thay đổi đều phải ảnh hưởng, điều chỉnh và có sự chấp thuận của chủ đầu tư các bên tham gia dự án đều phải tuân theo nội dung công việc đã được ghi trong hợp đồng, các sự thay đổi chủ yếu từ chủ đầu tư là điều chỉnh chi phí cho phù hợp với ngân sách ban đầu, thay đổi thiết kế cho phù hợp với nhu cầu mới hoặc là giải quyết các lỗi mà không lường trước hoặc do ước tính chi phí chưa đúng và phù hợp Bên cạnh đó nguyên nhân về thiết kế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thay đổi đơn đặt hàng các nguyên nhân sai sót hoặc thiếu đều ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án đây là nguyên nhân rất quan trọng và thường gặp trong các dự án nhà cao tầng bởi vì tính chất phức tạp của dự án các công tác đan xen nhau rất dễ xảy ra xung đột giữa các bộ môn trong công trình, các bộ môn không đồng bộ với nhau điều này dẫn đến sai sót trong thiết kế Tiếp theo là nguyên nhân về khách quan là yếu tố không thể không quan tâm đối với quản lý dự án nhà cao tầng bởi vì các yếu tố này ít xảy ra nhưng khi xảy ra thì hậu quả để lại rất lớn, các nguyên nhân khách quan này cần phải được quan tâm đặt biệt là những thay đổi do điều kiện về kinh tế, xã hội Một trong những nhóm quan trọng không kém là về pháp lý hợp đồng để kiểm soát tốt cần phải hệ thống cho đồng bộ các nguyên nhân từ nhóm hệ thống này có thể kiểm soát và quản lý được Hai nhóm còn lại có mức ảnh hưởng thấp điều này cũng dễ hiểu bởi vì nhóm nhà thầu thi công và nhà cung cấp thực hiện dự án theo nội dung công việc được xác định trong hợp đồng các nguyên nhân xuất phát từ 2 nhóm này thông thường sẽ tự chịu trách nhiệm do mình gây ra và được ghi rõ trong hợp đồng giữa các bên Nhưng bên cạnh đó nhà thầu và nhà cung cấp bằng sự nhận biết của mình cần phải tư vấn hoặc cảnh báo cho thiết kế, chủ đầu tư và các bên liên quan khi nhận ra các nguy cơ sẽ thay đổi đơn đặt hàng để các bên có biện pháp và cùng hướng đến dự án có hiệu quả tốt hơn
4.5.3 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Các hệ số xác định R2 điều chỉnh, kiểm định F và kiểm định T được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình
Std Error of the Estimate
1 834 a 696 685 30617 1.995 a Predictors: (Constant), PLHD, TVTK, KQ, TC, CC, CDT b Dependent Variable: HQ
Bảng 4.28: Bảng R bình phương của phân tích hồi quy
Total 53.617 180 a Dependent Variable: HQ b Predictors: (Constant), PLHD, TVTK, KQ, TC, CC, CDT
Bảng 4.29: Bảng ANOVA của phân tích hồi quy
Trước tiên, hệ số R 2 hiệu chỉnh là 0.685 có nghĩa là sáu biến độc lập trong mô hình ảnh hưởng đến 68,5% biến thiên của biến phụ thuộc hậu quả của việc thay đổi đơn đặt hàng Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính này có độ phù hợp là tương đối tốt
Như vậy công việc tiếp theo là cần kiểm định giả thuyết mô hình (phân tích phương sai) của tổng thể Để kiểm tra giả thuyết này ta cần kiểm định F thông qua phương sai ANOVA ở bảng 4.29 ta có sig của F = 0.000 < 0.05 nên kết luận được rằng mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp và có thể suy rộng ra tổng thể Để chắc chắn rằng các biến độc lập này đều có tác động thực sự đến biến phụ thuộc thì ta sẽ sử dụng kiểm định T Ta cho rằng H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập, với độ tin cậy 95%, ta có giá trị sig của kiểm định T với tất cả các nhân tố độc lập đều bé hơn 0.05, điều này đồng nghĩa rằng ta có thể bác bỏ giả thiết H0 với tất cả các nhân tố kết luận tất cả các nhân tố đều thực sự có ảnh hưởng đến thay đổi đơn đặt hàng
4.5.4 Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy
Mô hình hồi quy tuyến tính với phương pháp bình phương nhỏ nhất chỉ có nghĩa khi thỏa mãn tất cả các giả định Do vậy, cần phải kiểm định liệu có sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính hay không
Hình 4.7: Biểu đồ phân tán Scatterplot
Giả định đầu tiên là giả định liên hệ tuyến tính Phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán Scatterplot với trục hoành thể hiện giá trị dự đoán chuẩn hóa và trục tung thể hiện giá trị phần dư chuẩn hóa Theo biểu đồ phân tán Scatterplot cho thấy không có liên hệ tuyến tính giữa hai giá trị này Vậy kết luận giả thuyết về quan hệ tuyến tính không bị vi phạm Để kiểm định giả thiết về phương sai của phần dư không đổi, đồ thị giữa giá trị dự đoán chuẩn hóa và phần dư chuẩn hóa cũng được sử dụng Theo đồ thị, giá trị phần dư nằm trong khoảng từ -2 đến 2 Kết luận rằng giả thiết phương sai của phần dư không đổi nên giả thuyết này không bị vi phạm
Ta sử dụng biểu đồ Histogram để kiểm định giả định phân phối chuẩn của phần dư Nhìn vào biểu đồ Histogram, ta thấy phần dư có phân phối chuẩn với GTTB gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (=0.983) Điều này ta có thể kết luận rằng dữ liệu phần dư có phân phối chuẩn
Bảng phân tích hồi quy
Chưa chuẩn hóa Chuẩn hóa t Sig
PLHD 135 039 168 3.510 001 762 1.313 Bảng 4.30: Bảng phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết
Ta xem xét về sự đa cộng tuyến của mô hình Dựa vào kết quả phân tích tương quan của các biến thì kết quả cho thấy các biến độc lập không có tương quan với nhau Mặt dù vậy ta phải xét đến hệ số VIF của tất cả các biến độc lập để xem xét về sự đa cộng tuyến này Kết quả các hệ số này đều nhỏ hơn 2 Như vậy, ta có thể kết luận rằng mô hình hồi quy này không có bị đa cộng tuyến Dựa trên các kiểm định về giả thuyết bên trên ta kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng theo phương trình (1) không vi phạm các giả định hồi quy
Hậu quả của việc thay đổi đơn đặt hàng
Khách quan Chủ đầu tư
Hình 4.9: Mô hình hồi quy chính thức
4.5.5 Giải thích kết quả mô hình