1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dừng chờ của dự án xây dựng nhà cao tầng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

173 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dừng chờ của dự án xây dựng nhà cao tầng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Ngô Thị Thanh Hoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Việt, TS. Đỗ Tiến Sỹ
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Xây dựng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 4,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (22)
    • 1.1 Giới thiệu chung (22)
    • 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu (31)
    • 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu (31)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (31)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN (33)
    • 2.1 Các khái niệm (33)
      • 2.1.1 Nhà cao tầng (33)
      • 2.1.2 Tạm dừng hoạt động xây dựng DA đầu tư (33)
      • 2.1.3 CĐT xây dựng (sau đây gọi là CĐT) (35)
      • 2.1.4 NT trong hoạt động ĐTXD (sau đây gọi là NT) (35)
    • 2.2 Tổng quan một số NC trước đây về DA bị dừng chờ (35)
      • 2.2.1 Các NC tương tự đã công bố trên thế giới (35)
      • 2.2.2 Tóm tắt tổng quan các NC trước liên quan đến vấn đề dừng chờ (59)
      • 2.2.3 Tóm tắt tổng quan NC trước đây về các ảnh hưởng lên hiệu quả thực hiện (59)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (60)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (60)
    • 3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu (61)
      • 3.2.1 Thống kê từ các NC đã có trước (61)
      • 3.2.2 KS ý kiến chuyên gia (61)
      • 3.2.3 Xây dựng bảng câu hỏi và KS (61)
      • 3.2.4 Cách phân phối bảng câu hỏi KS đại trà (62)
      • 3.2.5 Đối tượng KS (62)
      • 3.2.6 Kích cỡ mẫu (63)
      • 3.2.7 Cách thức lấy mẫu (63)
      • 3.2.8 Cách thức lấy mẫu (63)
    • 3.3 Công cụ NC (64)
      • 3.3.1 Bảng các yếu tố ảnh hưởng đến sự dừng chờ và các ảnh hưởng đến hiệu quả THDA do dừng chờ gây ra (65)
      • 3.3.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha (75)
      • 3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) (76)
      • 3.3.4 Mô hình cấu trúc mạng PLS – SEM (77)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU (82)
    • 4.1 Số liệu thu thập phục vụ NC (82)
    • 4.2 Phân tích đặc điểm mẫu NC (82)
      • 4.2.1 Số năm làm việc trong ngành xây dựng (82)
      • 4.2.2 Chức vụ người tham gia KS (83)
      • 4.2.3 Vai trò công ty của người tham gia KS (83)
      • 4.2.4 Các KS cho biến dừng chờ (84)
    • 2. Mức độ dừng chờ mà người tham gia KS cho biết (85)
      • 4.3 Thứ tự các yếu tố ảnh hưởng theo giá trị trung bình (88)
      • 4.4 Thứ tự các ảnh hưởng theo giá trị mean (92)
      • 4.5 Kiểm định Conbach’s Alpha (92)
        • 4.5.1 Phân tích Cronbach’s Alpha cho nhân tố liên quan đến CĐT / Tư vấn (92)
        • 4.5.2 Phân tích Cronbach’s Alpha cho nhóm yếu tố liên quan đến NT chính / NT phụ / Nhà cung cấp (94)
        • 4.5.4 Hệ số Cronbach’s Alpha cho các nhóm (96)
      • 4.6 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) (96)
  • CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH SEM TRÊN SMARTPLS, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 104 (104)
    • 5.1 Xây dựng mô hình cấu trúc mạng SEM (104)
      • 5.1.1 Các biến trong mô hình (104)
      • 5.1.2 Mối quan hệ khái quát giữa các nhóm yếu tố trong mô hình (107)
    • 5.2 Chạy và phân tích mô hình cấu trúc mạng SEM ban đầu trên phần mềm (107)
      • 5.2.1 Kết quả trực quan trên mô hình (109)
      • 5.2.2 Hệ số tải ngoài (Outer Loading) (110)
      • 5.2.3 Chạy và phân tích mô hình cấu trúc mạng SEM thu gọn trên phần mềm (112)
      • 5.2.4 Hệ số tải ngoài Outer Loading (113)
      • 5.2.5 Độ tin cậy của thang đo (116)
      • 5.2.6 Tính hội tụ Convergence (117)
      • 5.2.7 Tính phân biệt Discriminant (118)
      • 5.2.8 Đánh giá đa cộng tuyến Collinearity Statistics (VIF) (119)
      • 5.2.9 Đánh giá các mối quan hệ tác động (Path Coefficients) (121)
      • 5.2.10 Mức độ giải thích của biến quan sát cho biến tiềm ẩn (R Square) (121)
      • 5.2.11 Mức độ ảnh hưởng của biến quan sát lên biến tiềm ẩn (f 2 ) (124)
  • CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (0)
    • 6.1 Đánh giá các nhóm yếu tố ảnh hưởng (126)
      • 6.1.1 Nhân tố CĐT / Tư vấn (126)
      • 6.1.2 Nhân tố Yếu tố khác (129)
      • 6.1.3 Nhân tố NT chính / NT phụ / NT cung ứng (129)
    • 6.2 Đánh giá các ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện DA (130)
      • 6.2.1 Trễ tiến độ (130)
      • 6.2.2 Giảm lợi nhuận của các bên tham gia DA (131)
      • 6.2.3 Tranh chấp, bồi thường và chấm dứt HĐ (131)
      • 6.2.4 Giảm hiệu quả khai thác DA (132)
      • 6.2.5 Tăng chi phí (132)
      • 6.2.6 Giảm chất lượng công trình (132)
      • 6.2.7 Quan hệ giữa các bên căng thẳng (133)
    • 6.3 Đề xuất các giải pháp để hạn chế sự dừng chờ và đảm bảo hiệu quả thực hiện (133)
      • 6.3.1 Đối với CĐT / Tư vấn (133)
      • 6.3.2 Đối với NT chính / NT phụ / NT cung ứng (134)
      • 6.3.3 Các yếu tố khác (135)
    • 6.4 Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực lên hiệu quả thực hiện (136)
      • 6.4.1 Giảm dần dòng tiền đổ vào DA (136)
      • 6.4.2 Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải (137)
      • 6.4.3 Bảo vệ kết cấu công trình, bảo quản tài sản của DA (139)
  • CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (140)
    • 7.1 Đánh giá các mục tiêu, kết luận (140)
    • 7.2 Hạn chế của NC (141)
    • 7.3 Hướng NC tiếp theo .................................................................................... 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO (142)
  • PHỤ LỤC (144)

Nội dung

NGÔ THỊ THANH HOA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ DỪNG CHỜ DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG KHU VỰC... 2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạm dừng chờ của DA xây dựng

TỔNG QUAN

Các khái niệm

Theo quyết định của Bộ Xây Dựng, số 14/2006/QĐ-BXD, nhà cao tầng là nhà ở và các công trình công cộng có số tầng lớn hơn 9 Định nghĩa nhà cao tầng theo Ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế: Ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố chính có ảnh hưởng đến việc quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà cao tầng

Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà cao tầng ra 4 loại như sau:

Bảng 2.1 Bảng phân loại nhà cao tầng theo Ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế

2.1.2 Tạm dừng hoạt động xây dựng DA đầu tư:

Khác với với việc chấm dứt (termination) và trì hoãn (delay), thì tạm dừng (suspension) là sự chậm trễ cho phép theo HĐ trong quá trình xây dựng một DA Như vậy, theo học giả luật xây dựng Philip L Bruner và Patrick J O’Connor, Jr (Construction Law, 2008) [3], “điều khoản tạm dừng công việc xây dựng” theo thuyết hiện đại là “không gì khác hơn là một khoản bồi thường sự chậm trễ được cho phép và giải quyết bằng HĐ”

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 34 Chấm dứt hợp đồng xây dựng: là kết thúc thực hiện các công việc theo HĐ và không bên nào được yêu cầu tiếp tục thực hiện HĐ đó

Trì hoãn thực hiện hợp đồng xây dựng: là công việc xây dựng vẫn được thực hiện nhưng không đáp ứng được tiến độ (tiến độ thi công / tiến độ thanh toán) đã cam kết theo HĐ

Tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng: là tạm thời các bên dừng thực hiện một phần hoặc toàn phần các công việc theo HĐ Đình chỉ khác với tạm dừng Đình chỉ là khi có một bên thứ ba (thường là can thiệp của Chính phủ, cơ quan chức năng có thẩm quyền đối với dự án xây dựng đó) yêu cầu tạm dừng thực hiện các công việc trên công trình để khắc phục những vi phạm hoặc bổ sung các hồ sơ pháp lý theo đúng luật định

Theo Luật xây dựng, số 50/2014/QH13, khoản 38, điều 3: Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trìnhxây dựng

Như vậy, tạm dừng hoạt động thi công xây dựng công trình là tạm thời dừng các hoạt động kể trên của DA đầu tư, sau đây gọi tắt là tạm dừng

Theo FIDIC “Sách đỏ”, 1999, khoản 8.8 [4]: “CĐT vào bất cứ lúc nào đều có thể hướng dẫn NT tạm ngừng tiến độ của một hạng mục hay toàn bộ công trình Trong thời gian tạm ngừng đó, NT phải bảo vệ, đảm bảo hạng mục hoặc công trình không bị xuống cấp, mất mát hay bị hư hỏng

CĐT sẽ thông báo nguyên nhân tạm ngừng.”

Như vậy, tạm dừng có hai dạng thức chính:

- Tạm dừng toàn bộ các công việc trên công trường Một khi lệnh đình chỉ công việc đã được ban hành, mọi hoạt động trên công trường phải dừng lại NT phải nhanh chóng có biện pháp xử lý đối với các đơn đặt hàng vật liệu đã được thực hiện và phải thiết lập một kế hoạch để xử lý với các NT phụ

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 35

- Tạm dừng một phần của DA, cho phép các phần khác tiếp tục thực hiện và không bị gián đoạn NT cũng tiến hành xử lý các tình huống như trường hợp trên nhưng có thể khối lượng công việc và vấn đề sẽ đỡ phức tạp hơn

Theo Nghị định số 50/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về HĐ xây dựng, tại khoản 2, điều

40, Các bên tham gia HĐ được tạm dừng thực hiện HĐ xây dựng trong các trường hợp sau:

- Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện HĐ xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo HĐ đã ký kết

- Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện HĐ xây dựng và kéo dài tiến độ thực hiện

HĐ khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán

2.1.3 CĐT xây dựng (sau đây gọi là CĐT):

Theo Luật xây dựng, số 50/2014/QH13, khoản 9, điều 3: CĐT là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động ĐTXD

2.1.4 NT trong hoạt động ĐTXD (sau đây gọi là NT)

Theo Luật xây dựng, số 50/2014/QH13, khoản 28, điều 3: là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ

HĐ trong hoạt động ĐTXD.

Tổng quan một số NC trước đây về DA bị dừng chờ

2.2.1 Các NC tương tự đã công bố trên thế giới

Bảng 2.1 Các nghiên cứu tương tự đã công bố trên thế giới

No Tên đề tài nghiên cứu / bài báo Năm Tác giả

Tạm dừng công việc (Chỉ dẫn Vật liệu Xây dựng,

Sở giao thông vận tải, Cục phát triển dự án bang

Wisconsin Department of Transportation Bureau of Project Development

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 36

Suspension of Work (Construction Material

Transportation Bureau of Project Development)

2 Sự tạm dừng của các dự án xây dựng

Temporary Suspension of Construction Projects

3 Phân tích các yếu tố trễ tiến độ xây dựng: Tình huống thực tế dự án xây dựng ở Libya

Analysing construction delay factors: A case study building construction project in Libya [7]

4 Trì hoãn xây dựng: Một phân tích định lượng

Construction delay: A quantitive analysis [8] 2000 Ayman H Al-Momani

5 Chấm dứt dự án đường bộ và chiến lược đấu thầu lại ở Nigeria

Road project termination and rebidding strategies in Nigeria [9]

Wilson Udo Udofia, Hadikusumo, Djoen San Santoso

6 Tạm ngừng dự án : Những điều Chủ đầu tư và

Project suspension: What Owners and

7 Hướng dẫn thực hành về việc chấm dứt dự án xây dựng: Thực hành áp dụng trong Hợp đồng FIDIC và NEC3

Dr Khaled Y Almedalah and Ahmed S Elwan

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 37

Practical Guide for termination of construction projects: Hands on application in FIDIC and

8 Điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấm dứt

Hợp đồng xây dựng ở Dải Gaza

Investigation of Factors Affecting Termination of

Construction Contracts in Gaza Strip [10]

1 Tạm dừng công việc (Sở Giao thông vận tải, Cục phát triển DA bang Wisconsin, 2020)

Tạm dừng thực hiện công việc có thể xuất phát từ các điều khoản HĐ hoặc yêu cầu của CĐT

Thẩm quyền tạm dừng DA xây dựng của CĐT: CĐT có quyền yêu cầu NT thi công tạm dừng một phần hoặc toàn bộ công việc đang thực thi trên công trường bằng công văn chính thức

Bảng 2.2 Một số nguyên nhân tạm dừng (Wisconsin, 2020)

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 38 1.2 Bảo trì:

Nếu nguyên nhân của việc tạm dừng do các điều kiện không do lỗi NT, thì kinh phí cho việc bảo trì bảo dưỡng phải được CĐT chi trả

1.3 Chi phí và thời gian HĐ cho việc tạm dừng:

Nếu việc tạm dừng thi công và và thời gian tạm dừng có quy định trong các điều khoản

HĐ thì sẽ không phát sinh thêm chi phí cho những ngày tạm dừng đó

Nếu vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của NT, CĐT yêu cầu tạm dừng để kiểm soát các công việc thì chi phí phát sinh trong khi tạm dừng CĐT sẽ chịu, và tiến độ hoàn thành được cộng thêm số ngày bị tạm dừng

Nếu vì những lý do trong tầm kiểm soát của NT, CĐT yêu cầu tạm dừng công việc do lỗi của NT, chi phí phát sinh do tạm dừng NT sẽ chịu, và tiến độ hoàn thành theo HĐ sẽ không được gia hạn thêm

Và tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà CĐT và NT có thể thỏa thuận điều chỉnh HĐ một cách hợp lý

1.4 Tái khởi động lại công việc:

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 39 Sau khi tái khởi động công việc, NT phải tiếp tục cải tiến về mọi mặt như thể công việc vẫn diễn ra liên tục, trừ khi NT và CĐT đã có thỏa thuận khác trước đó tại thời điểm bắt đầu tạm dừng

Có 3 trường hợp xảy ra:

+ Thanh lý HĐ khi NT đã hoàn thành công việc của mình theo HĐ và CĐT đã nghiệm thu và thanh quyết toán cho NT đầy đủ

+ CĐT có thể Chấm dứt HĐ xây dựng khi NT vi phạm HĐ, hoặc chấm dứt HĐ mà đem lại lợi ích tốt nhất cho Cộng đồng (trường hợp DA này thuộc chính phủ)

+ Chấm dứt HĐ khi CĐT vỡ nợ

2 Sự tạm dừng của các DA xây dựng (Francisco Carlo Matienzo, 2016)

2.1 Nguyên nhân chính dẫn đến dừng chờ:

Tác giả chỉ ra rằng đôi khi DA xây dựng xảy ra dừng chờ, nguyên nhân đến từ:

Bảng 2.3 Nguyên nhân chính dẫn đến dừng chờ (Franciscon Carlo Matienzo, 2010)

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 40 2.2 Các ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện DA do dừng chờ gây ra: a) Trễ tiến độ, b) Tăng chi phí

Tùy vào mức độ xây dựng kế hoạch DA kém, quá trình đưa ra quyết định chóng vánh mà mức độ vượt ngân sách và kéo dài tiến độ thực hiện DA sẽ tỉ lệ thuận

NC này đề xuất để có được sự phù hợp cho việc DA tạm ngừng, cần phải lập kế hoạch chi tiết cho ba giai đoạn: (1) giảm tốc độ thực hiện; (2) bảo quản; (3) bắt đầu khởi động lại DA sau tạm ngừng

Mục tiêu của NC này là phân tích các giai đoạn này để phát triển một chỉ dẫn chung giúp DA xây dựng công nghiệp tạm dừng thành công

Tác giả xác định để đạt được mục tiêu đó, cần phải:

(1) Sử dụng Khung quản lý DA như là cơ sở để xây dựng mô hình Khung được sử dụng là Sách Kiến thức Quản lý DA (PMBOK, 2006);

(2) Thu thập thông tin từ một DA thực sự bị dừng chờ;

(3) Đưa ra các khuyến nghị dựa trên phân tích thông tin sẵn có và quá trình đưa ra quyết định;

(4) Phát triển mô hình hướng dẫn

NC chỉ tập trung vào việc lên một kế hoạch quản trị tốt nhằm giảm thiểu rủi ro khi DA xây dựng bắt đầu xảy ra tạm ngừng, không đi sâu NC nguyên nhân dẫn đến dừng chờ Nói một cách chính xác là NC tập trung vào sự dừng chờ giai đoạn thực hiện DA, lướt qua giai đoạn chuẩn bị DA và giai đoạn vận hành của DA

3 Phân tích các yếu tố trễ tiến độ xây dựng: Tình huống thực tế DA xây dựng ở Libya (Naswhan Dawood, Qiang Xu, 2011)

3.1 Ảnh hưởng do trễ tiến độ gây ra: a) Trễ tiến độ,

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 41 b) Tăng chi phí, c) Giảm chất lượng công trình

3.2 Nguyên nhân dẫn đến trễ tiến độ:

Tác giả cho rằng có rất nhiều nguyên nhân và tổ hợp của các nguyên nhân dẫn đến trễ tiến độ của một DA xây dựng

Bảng 2.4 Nguyên nhân dẫn đến trễ tiến độ (Naswhan Dawood, Qiang Xu, 2011)

Các thí nghiệm thống kê bao gồm:

+ Kiểm tra T – Test cho các cặp mẫu, để kiểm tra tầm quan trọng của dữ liệu KS,

+ Thu thập, phân tích dữ liệu DA điển hình ở Libya để xác định khả năng trễ tiến độ DA và mức độ nhạy của từng hệ số trễ bằng chương trình mô phỏng rủi ro

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 42 Mục đích của bài báo là phân tích tác động của sự chậm trễ trong các DA xây dựng ở Libya bằng cách xác định và xếp hạng các yếu tố gây chậm trễ (không phải đình chỉ) Một tài liệu toàn diện đã được thực hiện để xây dựng kiến thức chung cần thiết để xác định các yếu tố trì hoãn tiềm ẩn ở các quốc gia khác nhau Một bảng câu hỏi bán cấu trúc được thiết kế bằng cách sử dụng tài liệu và được phân phát cho các công ty xây dựng được lựa chọn ngẫu nhiên Các yếu tố trì hoãn được xếp hạng bằng cách sử dụng thang đo tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng Kết quả KS cho thấy rằng các DA xây dựng ở các nước đang phát triển bị chậm trễ hơn các nước phát triển

4 Trì hoãn xây dựng : Một phân tích định lượng (Ayman H Al-Momani, 2000) 4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến trì hoãn xây dựng

Bài báo điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến trì hoãn xây dựng từ 130 DA ở Jordan thuộc

DA nhà ở chung cư, tòa nhà thương mại, công trình công cộng, trường học, bệnh viện Kết quả NC chỉ ra các yếu tố chính sau:

Bảng 2.5 Các yếu tố chính tác động đến trì hoãn xây dựng (Ayman H Al – Momani, 2000)

4.2 Ảnh hưởng do trì hoãn xây dựng gây ra: a) Tiến độ hoàn thành thực tế, b) Thời hạn dự kiến của HĐ xây dựng

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 43 4.3 Phương pháp NC:

+ Sử dụng dữ liệu định lượng,

+ Excel 5 nơi phát triển tất cả các phân tích và sơ đồ

NC được định hướng thực tiễn là rất quan trọng và thích hợp để quản lý các DA xây dựng Dự đoán đáng tin cậy về thời gian xây dựng và sau đó kiểm soát chi phí trong phạm vi ngân sách được sử dụng rộng rãi trong việc ra quyết định và là một phần thiết yếu của quản lý thành công Để kiểm tra giả thuyết này, một mô hình tuyến tính đơn giản đã được sử dụng để ước tính mối quan hệ giữa thời gian thực tế và thời gian dự kiến Hàm ý chính của những điều trên có những ý kiến quan trọng để hiểu được thời gian thực tế của các DA công Điều này đã nhiều lần được khẳng định về nhu cầu xây dựng nổi bật ở Jordan Các mối quan hệ thu được có lợi thế là dựa trên việc xử lý thống kê dữ liệu thực và chắc chắn có thể được cải thiện bằng cách xem xét một mẫu DA lớn hơn

Nhà NC tin rằng các lập luận và kết luận được trình bày trong NC này cung cấp hướng dẫn tốt cho sự can thiệp của nhà quản lý, đồng thời cung cấp một số chỉ dẫn chung và thông tin hữu ích mà các nhà quản lý có thể tham khảo và áp dụng để quản lý quy trình của họ

5 Chấm dứt DA đường bộ và Chiến lược đấu thầu lại ở Nigeria (Wilson Udo Udofia, Hadikusumo and Djoen San Santoso)

Khác với các đánh giá từ các NC trước, NC này kết hợp chéo chín DA xây dựng đường khác nhau sử dụng các nhà quản lý DA / kỹ sư công trường có năng lực ở Nigeria thông qua cuộc phỏng vấn với mục đích thu thập thông tin thực tế về lý do chấm dứt DA và chiến lược đấu thầu lại trước đây quản lý tiếp theo trên 60 DA được lấy mẫu ngẫu nhiên khác nhau Điều này cung cấp cơ sở để xác định bảy lý do chấm dứt nổi bật thông qua các nhóm yếu tố như được thảo luận dưới đây

5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chấm dứt DA

Bảng 2.6 Các vấn đề liên quan đến chấm dứt DA (Wilson Udo Udofia, 2015)

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 44

5.2 Chiến lược đấu thầu lại:

Chiến lược đấu thầu lại, một mặt, liên quan đến việc xem xét các thông số kỹ thuật được sử dụng trong yêu cầu đề xuất dựa trên nhu cầu của DA được nhắm mục tiêu thông qua việc phân tích phù hợp DA hiện tại bằng cách xác định các cơ hội tối ưu hóa, chuẩn bị kế hoạch đấu thầu lại và thương lượng lại với NT Các yếu tố cần đánh giá kỹ cho chiến lược đấu thầu lại:

Bảng 2.7 Các yếu tố cần đánh giá cho chiến lược đấu thầu lại (Wilson Udo Udofia, 2015)

Sử dụng phân tích các nhóm tố để giảm các biến thành các nhóm tương đối nhỏ hơn của các nhân tố cơ bản tóm tắt thông tin thiết yếu có trong các biến bằng cách nhóm chúng với các đặc điểm tương tự Sử dụng hai phép thử để kiểm tra tính thích hợp của các biến

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình NC của luận văn.

Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.1 Thống kê từ các NC đã có trước

Tìm hiểu và xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đã công bố thông qua các

NC, luận văn, báo cáo chuyên ngành trước đây của các nước trong khu vực và trên thế giới làm dữ liệu cơ sở để tham khảo và thảo luận với chuyên gia trong giai đoạn xây dựng bảng câu hỏi KS

Sau khi thu thập dữ liệu là các yếu tố từ các NC đã công bố, được một bảng các yếu tố sơ bộ, làm cơ sở để KS và thảo luận với các chuyên gia, người có kinh nghiệm ở những

DA ĐTXD nhà cao tầng bị dừng chờ Tiến hành KS thử 10 người với phương pháp lấy mẫu thuận tiện KS này nhằm mục đích giúp luận văn xây dựng và hoàn thiện bản câu hỏi KS để thu thập những dữ liệu phù hợp và loại các biến không phù hợp khỏi mô hình

Bảng 3.1 Số lượng chuyên gia / người có kinh nghiệm dự kiến tham gia KS

3.2.3 Xây dựng bảng câu hỏi và KS Để câu hỏi KS không gây hiểu nhầm dẫn đến đánh đại cho người tham gia KS và dữ liệu thu thập được hội tụ, thiết kế bảng câu hỏi cần chú ý đến một số vấn đề sau:

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 62 + Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên sự dừng chờ

+ Xác suất xảy ra dừng chờ và mức độ dừng chờ nhanh hay lâu

+ Mức độ của các ảnh hưởng lên hiệu quả THDA khi xảy ra dừng chờ

Cụ thể, bảng câu hỏi KS được thiết kế như sau:

+ Phần 1: Giới thiệu đề tài để người tham gia KS nắm được vấn đề của việc KS

+ Phần 2: Thu thập thông tin về vị trí công tác, loại hình của tổ chức, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nhà cao tầng và DA có dừng chờ của người tham gia KS để đánh giá mức độ tin cậy của câu trả lời

+ Phần 3 (phần chính): Thu thập mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên sự dừng chờ và các ảnh hưởng lên hiệu quả THDA khi xảy ra dừng chờ, bằng thang đo Likert 5 mức độ Tham khảo những đóng góp ý kiến của chuyên gia gồm 2 vòng, cụ thể như sau:

+ Vòng 1: Đánh giá, xếp hạng, nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự dừng chờ và các ảnh hưởng đến hiệu quả THDA khi có dừng chờ (Phụ lục 23)

+ Vòng 2: Điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp nhất với kết quả KS thử vừa thu thập được ngay sau vòng 1 để phục vụ cho việc KS đại trà (Phụ lục 24)

3.2.4 Cách phân phối bảng câu hỏi KS đại trà

Bảng câu hỏi KS được phỏng vấn trực tiếp thông qua các mối quan hệ trong công việc, và qua thư điện tử cho các đối tượng mà việc phỏng vấn trực tiếp gặp khó khăn

Các kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, chuyên gia, những người có kinh nghiệm làm việc trong các DA xây dựng nhà cao tầng bị dừng chờ khu vực TP HCM, đến từ các công ty CĐT, NT xây dựng, và Bên thứ ba liên quan đến DA ĐTXD Cụ thể:

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 63 + CĐT: Trưởng phòng / phó phòng phòng phát triển DA & phòng pháp chế; giám đốc / phó giám đốc ban xây dựng; Trưởng ban / phó ban và nhân viên ban QLDA

+ NT chính / NT phụ thi công: Chỉ huy trưởng / chỉ huy phó, giám sát tại công trường; Trưởng phòng / phó phòng và nhân viên phòng thiết kế, phòng đấu thầu DA nhà cao tầng

+ Công ty tư vấn: Chủ trì thiết kế, chuyên gia tư vấn, chuyên gia hoạch định kế hoạch

DA, nhân viên thiết kế

+ NT cung ứng vật tư: Giám đốc công ty, trưởng phòng kinh doanh

Theo Hair và các cộng sự, 2014 trang 576, thiết kế NC thực nghiệm trong SEM (Structural Equation Modeling), khi mô hình sử dụng các thang đo từ các NC trước đó, thì cần phải kiểm tra sơ bộ để đánh giá mức độ phù hợp của thang đo Phương pháp phù hợp là “xóa ghép đôi” để xử lý dữ liệu trống (là những câu đáp viên bỏ qua) khi lượng thiếu nhỏ hơn 10% của cỡ mẫu và cỡ mẫu từ 250 là phù hợp Như vậy số mẫu hợp lệ của NC này là từ 250 mẫu

NC bị hạn chế về mặt kinh phí và thời gian thực hiện , nên luận văn sử dụng kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện kết hợp phân vùng đối tượng ban đầu nên mẫu tương đối nhỏ nhưng số liệu thu được có thể đạt được độ tin cậy cao 3.2.8 Cách thức lấy mẫu Để tăng độ tin cậy của dữ liệu thu thập được, cần loại bỏ những bảng trả lời KS sau:

+ Trong bảng câu hỏi có câu hỏi sàn lọc đối tượng Nếu đối tượng KS chọn câu trả lời là “Không” cho câu hỏi “Những DA nhà cao tầng anh chị tham gia có xảy ra dừng chờ không” thì bảng trả lời đó sẽ được loại ra

+ Những câu hỏi được bị bỏ qua, hoặc chọn nhiều đáp án

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 64

+ Những bảng trả lời KS được đánh liên tục một mức độ ảnh hưởng.

Công cụ NC

Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences), SmartPLS (Partial Least Squares) và các bảng tính Excel

Bảng 3.2 Công cụ phục vụ NC

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 65

3.3.1 Bảng các yếu tố ảnh hưởng đến sự dừng chờ và các ảnh hưởng đến hiệu quả THDA do dừng chờ gây ra

Các yếu tố ảnh hưởng này được tổng hợp từ các NC trước đây và ý kiến chuyên gia

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 66

Bảng 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dừng chờ

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 67

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 68

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 69

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 70

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 71

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 72

Một trong những ảnh hưởng do dừng chờ gây ra dễ nhận thấy nhất là trễ tiến độ so với

HĐ Theo Mansfield (1994), DA hoàn thành đúng tiến độ là một tín hiệu cho thấy hiệu quả THDA tốt

Tùy thuộc vào giai đoạn nào của DA đang thực hiện mà mức độ bị ảnh hưởng sẽ tương ứng Việc xác định này sẽ giúp cho nhà hoạch định chiếc lược tính toán được kinh phí dự phòng trong giai đoạn xây dựng kế hoạch DA, phương thức xử lý tối ưu và cách thức thực hiện để giảm nhẹ sự tổn thất do việc dừng chờ gây ra, đảm bảo ngân sách không vượt ra khỏi vòng kiểm soát

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 73 Các ảnh hưởng này được lấy từ các NC đã công bố và ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng và những người có nhiều kinh nghiệm đã từng làm việc trong những DA trải qua dừng chờ

Bảng 3.4 Các ảnh hưởng lên hiệu quả THDA xây dựng khi xảy ra dừng chờ

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 74

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 75

Hệ số α được tính như sau:

1 + (𝑘 − 1)𝑐𝑜𝑣 / 𝑣𝑎𝑟 Trong đó: k: biểu thị số mục trong thang đo; cov: đề cập đến hiệp phương sai trung bình giữa các mục; var: là độ lệch trung bình của các mục

Mặt khác, khi các biến được chuẩn hóa để có phương sai chung, công thức trên được đơn giản hóa như sau:

1 + (𝑘 − 1)𝑟̅ r̅: biểu thị tương quan trung bình giữa các biến

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 76

Bảng 3.5 Đánh giá thang đo với giá trị hệ số α tương ứng

3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 77

3.3.4 Mô hình cấu trúc mạng PLS – SEM

 Đặc điểm của mô hình mạng PLS – SEM (Partial Least Squares – Structural Equation Modeling)

Mô hình mạng SEM đã được phát triển khá sớm và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực học thuật và thực hành quản trị của doanh nghiệp Có hai cách tiếp cận phổ biến để ước lượng mô hình cấu trúc tuyến tính là CB - SEM (Covariance-based SEM) và PLS - SEM (Partial Least Squares SEM) Trước 2014, CB - SEM nổi bật hơn PLS - SEM ở khía cạnh kiểm định lý thuyết (theory testing), khẳng định lý thuyết (theory confirmation), hay so sánh các lý thuyết có thể thay thế nhau (comparison of alternative theories) Ngược lại, PLS - SEM sẽ là lựa chọn tốt hơn đối với những phân tích thiếu vắng sự hỗ trợ từ lý thuyết, những phân tích mang tính khám phá mối liên hệ giữa các

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 78 biến số, những phân tích tập trung vào dự đoán biến đích (key target variables), các phân tích tìm kiếm biến tác động chính (key driver variables) (Nguyễn Minh Hà & Vũ Hữu Thành, Giáo trình Phân tích dữ liệu: Áp dụng mô hình PLS – SEM) Như vậy, PLS - SEM được phát triển dành cho hai mục đích: (i) khám phá và dự đoán khái niệm và (ii) kiểm định và khẳng định mối liên hệ giữa các khái niệm dựa trên lý thuyết (thay thế cho

CB - SEM) Mỗi một DA ĐTXD nhà cao tầng luôn tập hợp các bên cùng tham gia xuyên suốt hay từng giai đoạn của quá trình THDA cho đến khi DA kết thúc thành công, bao gồm: CĐT / Nhà tư vấn giám sát / Thiết kế / Ban QLDA; NT chính / NT phụ / NT cung ứng vật tư và cung cấp thiết bị cần thiết cho DA… Ngoài các chủ thể liên quan này, còn có tác động của các yếu tố khác như Chính phủ, thị trường, thời tiết, …

Tất cả những yếu tố đến từ các chủ thế này có mối liên hệ đơn lẻ hoặc đan xen nhau và có thể gây ra sự dừng chờ và ảnh hưởng lên hiệu quả THDA xây dựng nhà cao tầng Mối liên hệ giữa các bên cùng tham gia DA xây dựng khá phức tạp, chính vì vậy, mô hình PLS – SEM là lựa chọn tối ưu trong trường hợp này

 PLS - SEM cũng rất phù hợp với NC này vì

+ Sẽ ít chú trọng vào KS lý thuyết (thứ gây phí tổn thời gian, kinh phí)

+ Không quan tâm tới hình dáng phân phối của dữ liệu (PLS - SEM không yêu cầu dữ liệu có phân phối chuẩn như CB - SEM) hay các giới hạn về số lượng dữ liệu

+ Sự linh hoạt trong đo lường khái niệm (có thể sử dụng mô hình đo lường kết quả, mô hình đo lường cấu tạo, mô hình đo lường đơn chỉ báo)

+ Có thể linh hoạt vận dụng PLS - SEM trong các phân tích khám phá mối liên hệ, giải thích mối liên hệ, hoặc dự đoán

Vì các lý do vừa nêu, luận văn chọn mô hình SEM chạy trên SmartPLS để phân tích đánh giá cho NC của mình nhằm khám phá ra nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn nhất lên sự dừng chờ của DA ĐTXD nhà cao tầng Đồng thời xác định được mối liên hệ giữa dừng chờ và hiệu quả THDA, để từ đó góp phần xây dựng được một khung chỉ dẫn chung cho

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 79 các DA ĐTXD nhà cao tầng để hạn chế sự dừng chờ và đảm bảo hiệu quả THDA khi xảy ra dừng chờ

 Các phần tử trong mô hình SEM

+ Biến quan sát (Observed Variable): còn gọi là biến độc lập, hoặc biến chỉ báo phản ánh trong mô hình SEM Trong hình 3.2, X1, X2, …, Y1, Y2, … là các biến quan sát

+ Biến tiềm ẩn (Latent Variable): có thể là biến độc lập (ẩn ngoại sinh) hay phụ thuộc (ẩn nội sinh) tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể Trong mô hình SEM, biến tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của biến quan sát Trong hình 3.2, ζ1, ζ2, Ƞ1, Ƞ2 là các biến tiềm ẩn

Trong khái niệm biến tiềm ẩn, ta cần hiểu rõ hai thuật ngữ là biến tiềm ẩn nội sinh và biến tiềm ẩn ngoại sinh Theo Byrne (2010), biến tiềm ẩn nội sinh là đồng nghĩa với biến phụ thuộc và nó bị ảnh hưởng bởi các biển tiềm ẩn ngoại sinh trong mô hình, có thể đo lường trực tiếp hoặc gián tiếp Sự biến thiên của biến tiềm ẩn nội sinh được giải thích bởi mô hình Biến ẩn ngoại sinh là đồng nghĩa với biến độc lập hoặc giải thích, nó gây ra sự thay đổi giá trị của các biến tiềm ẩn khác trong mô hình Sự biến thiên giá trị của các biến ẩn ngoại sinh không được giải thích bởi mô hình mà bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài mô hình như tuổi, số năm kinh nghiệm, giới tính, điều kiện kinh tế - xã hội (các biến cơ sở)

Trong hình 3.2, ζ1, ζ2 là các biến ẩn ngoại sinh (dấu hiệu nhận biết là không có mũi tên đi vào), Ƞ1, Ƞ2 là các biến tiềm ẩn nội sinh (dấu hiệu nhận biết là có ít nhất một mũi tên đi vào từ biến tiểm ẩn khác)

Một nhóm biến khác trong mô hình SEM tương ứng với thành phần phần dư (residual) hoặc sai số (error terms) có thể liên quan đến biến quan sát hoặc biến tiềm ẩn được xác định như là kết quả (biến phụ thuộc) Thành phần phần dư thể hiện phần phương sai không được giải thích bởi biến tiềm ẩn Một phần của phương sai không được giải thích đó có thể đến từ sai số đo lường ngẫu nhiên hoặc các số liệu thu thập chưa đủ độ tin cậy

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 80

Trong hình 3.2, δ1, δ2, …, ε1, ε2, … là các phần dư không được giải thích bởi biến tiềm ẩn

 Lý thuyết tính toán mô hình cấu trúc mạng SEM:

Hình 3.2 Mô hình cấu trúc hiệp phương sai

Trong đó: ξi là các biến tiềm ẩn ngoại sinh, Xi là các biến quan sát, λ là hệ số tải ngoài,

Phương trình biểu diễn mô hình mạng SEM một cách tổng quát dạng ma trận của x có dạng như sau: x = λx ξ +δ Thống kê cơ bản của mô hình SEM là hiệp phương sai (Covariance):

Với x’; λx’; ξ ‘; δ’ lần lượt là ma trận chuyển về của ma trận x; λx; ξ; δ

Cuối cùng phương trình hiệp phương sai được viết gọn như sau: Σx = λx Φξ λ’x + Θx

Tương tự đối với phương trình dạng ma trận của y và ma trận Covariance:

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 81 y = λyη + ε Σy = λy Φη λ’y + Θy

Tính toán mô hình cấu trúc: Ƞ(mx1) = β(mxn)*Ƞ(mx1) + Ƴ(mxn) + ξ(nx1) + ζ(mx1)

Tính toán mô hình đo lường phản ánh:

 Các chỉ số đánh giá mô hình SEM

+ Độ tin cậy tổng hợp (Compostie Reliability) ≥ 0.7

+ Độ tin cậy biến quan sát (IR) ≥ 0.5

+ Gía trị hội tụ (Average Variance Extracted - AVE) ≥ 0.5

+ Giá trị phân biệt (Discriminant Validity): SQRT(AVE) ≥ hệ số liên hệ

+ Mối quan hệ mô hình (Bootstrapping): P-value ≤ 0.05

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Số liệu thu thập phục vụ NC

Số lượng bảng câu hỏi KS được gửi đi là 267 bảng, và thu về được 267 bảng (tỉ lệ 100%), trong đó, có 17 câu không hợp lệ (tỉ lệ 10%) bị loại ra Số bảng trả lời KS hợp lệ là 250 bảng (tỉ lệ 90%)

Theo Hair và cộng sự (2014), khi mô hình sử dụng các thang đo từ những NC đã công bố thì cần kiểm định sơ bộ để đánh giá độ phù hợp của thang đo Phương pháp xóa theo cặp (pairwise deletion) phù hợp để xử lý dữ liệu trống khi số lượng bỏ trống nhỏ hơn 10% của cở mẫu và cở mẫu từ 250 là chấp nhận được

Như vậy, NC tiến hành phân tích số liệu từ 250 bảng là phù hợp.

Phân tích đặc điểm mẫu NC

NC sử dụng phần mềm SPSS và Excel hỗ trợ cho các phân tích này

4.2.1 Số năm làm việc trong ngành xây dựng

Bảng 4.1 Tóm tắt số năm làm việc trong ngành XD của đáp viên

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 83 Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy tỉ lệ đáp viên tham gia KS có số năm kinh nghiệm từ 6 năm trở lên chiếm tỉ lệ cao (chiếm 78%) nên số liệu thu thập được có độ tin cậy tương đối cao

4.2.2 Chức vụ người tham gia KS

Bảng 4.2 Tóm tắt chức vụ của đáp viên

Chuyên gia, quản lý cấp cao 68 27.2

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ chuyên gia, quản lý cấp cao, trưởng / phó bộ phận chiếm tỉ lệ tương đối cao (27.2% + 28.8%) Họ là những người có kinh nghiệm làm việc ở những DA nhà cao tầng, đồng thời khá thận trọng và cân nhắc kỹ trước khi đưa ra câu trả lời Do đó, số liệu thu được là đáng tin cậy

4.2.3 Vai trò công ty của người tham gia KS

Bảng 4.3 Tóm tắt vai trò công ty của đáp viên

Vai trò của công ty Số người

Quản lý, chuyên gia Giám đốcTrưởng/Phó bộ phận Nhân viênKhác

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 84 CĐT / Ban quản lý

Nhà cung cấp thiết bị, vật tư 18 7.2

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy số người tham gia KS làm việc trong các tập đoàn xây dựng, kinh doanh bất động sản và ban QLDA của CĐT chiếm tỉ lệ lớn (41.6%), kế đến là các công ty tư vấn, thiết kế (31.6%) và NT thi công (chiếm 17.2%) Những đáp viên làm việc trong các môi trường này dễ dàng tiếp cận và quan sát được quá trình xảy ra dừng chờ ở DA ĐTXD nhà cao tầng xuyên suốt cả vòng đời của DA Do đó, số liệu thu thập từ họ là đáng tin cậy

4.2.4 Các KS cho biến dừng chờ

Các câu hỏi đặt ra cho biến dừng chờ nhằm kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu thu thập được và tính hội tụ của biến quan sát

1 Tần suất xảy ra dừng chờ ở những DA nhà cao tầng mà người tham gia KS đã trực tiếp làm việc:

Bảng 4.4 Tần suất xảy ra dừng chờ ở DA nhà cao tầng mà đáp viên đã tham gia

Tần suất xảy ra dừng chờ

CĐT/Ban QLDA Công ty Tư vấn / Thiết kế Nhà thầu thi công

Nhà thầu cung cấp thiết bị, vật tư

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 85

Rất ít xảy ra 7 2.8 Ít xảy ra 48 19.2

Rất thường xuyên xảy ra 42 16.8

Kết quả bảng 4.4 cho thấy tỉ lệ người tham gia KS làm việc trong các DA nhà cao tầng khu vực TP HCM xảy ra dừng chờ là khá cao (22% + 16.8%) Do vậy, số liệu thu được là đáng tin cậy.

Mức độ dừng chờ mà người tham gia KS cho biết

Bảng 4.5 Mức độ dừng chờ ở những DA đáp viên tham gia

Mức độ dừng chờ Số người trả lời

Thời gian dừng chờ rất ngắn 0 0.0

Thời gian dừng chờ ngắn 55 22.0

Rất ít xảy ra Ít xảy raXảy raThường xuyên xảy raRất thường xuyên xảy ra

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 86 Thời gian dừng chờ khá dài 66 26.4

Thời gian dừng chờ dài 57 22.8

Thời gian dừng chờ rất dài 72 28.8

Kết quả bảng 4.5 cho thấy số người trải qua DA dừng chờ trong thời gian dài đến rất dài chiếm tỉ lệ lớn (51.6%) Để biết được thời gian dừng chờ dài là bao lâu, NC đặt thêm một câu hỏi nữa trong chuỗi câu hỏi cho biến dừng chờ như bên dưới

3 DA nhà cao tầng có thời gian dừng chờ lâu nhất mà người tham gia KS đã trải qua:

Bảng 4.6 Thời gian dừng chờ lâu nhất ở DA cao tầng mà đáp viên tham gia

Thời gian dừng chờ lâu nhất

Thời gian dừng chờ ngắnThời gian dừng chờ khá dàiThời gian dừng chờ dàiThời gian dừng chờ rất dài

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 87

Kết quả bảng 4.6 cho thấy người tham gia KS trả lời thời gian dừng chờ lâu nhất “Trên

12 tháng” chiếm tỉ lệ lớn nhất 36.4% tương ứng với “Thời gian dừng chờ rất dài” cho câu hỏi số (2) ở trên cũng chiếm tỉ lệ lớn nhất 28.8%; “Từ 3 – 6 tháng” và “Từ 6 – 12 tháng” chiếm tỉ lệ 51.2% tương ứng với “thời gian dừng chờ khá dài” và “thời gian dừng chờ dài” chiếm tỉ lệ 49.2% Như vậy có thể thấy dữ liệu thu thập được là đáng tin cậy và biến quan sát hội tụ

4 Dừng chờ thường rơi vào giai đoạn nào của DA xây dựng nhà cao tầng

Bảng 4.7 Giai đoạn mà DA xây dựng cao tầng thường xảy ra dừng chờ

Các giai đoạn của Số Tỉ lệ Biểu đồ minh họa (%)

Giai đoạn lập kế hoạch

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy dừng chờ có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của DA ĐTXD nhà cao tầng, tuy nhiên, “Giai đoạn thực hiện” DA chiếm tỉ lệ cao nhất (53.6%)

Giai đoạn chuẩn bịGiai đoạn lập kế hoạchGiai đoạn thực hiệnGiai đoạn khai thác

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 88 Lưu ý rằng, trong câu hỏi KS này, “Giai đoạn lập kế hoạch” chiếm tỉ lệ cao thứ hai (34.4%), nó cũng chính là bước đệm quan trọng để phục vụ cho công tác triển khai thi công nhằm đạt được năng suất và hiệu quả cao nhất Do đó, nó cũng thuộc giai đoạn THDA mặc dù NC tách ra để người tham gia KS có được một hình dung cụ thể về toàn bộ tiến trình của một DA ĐTXD nhà cao tầng

4.3 Thứ tự các yếu tố ảnh hưởng theo giá trị trung bình

Bảng 4.8 Bảng xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng theo giá trị trung bình

Mã hóa Nội dung các yếu tố Trị trung bình Độ lệch chuẩn

Xếp hạng CDT6 Thay đổi phạm vi, nội dung công việc 3.692 0.837 1

CDT10 Tạm dừng để thuận lợi cho chủ đầu tư 3.560 0.871 2

Thiếu vốn Vượt ngân sách

Chậm trễ trong việc thanh toán cho nhà thầu

CDT8 Giấy phép xây dựng và các thủ tục pháp lý khác 3.476 0.947 5

CDT2 Điều chỉnh dự án đầu tư 3.452 0.946 6

CDT4 Chậm trễ trong việc bàn giao mặt bằng 3.436 0.950 7

Chậm trễ trong việc ra quyết định, cung cấp thông tin cần thiết, phê duyệt bản vẽ hay giải quyết khiếu nại cho nhà thầu

Tăng khối lượng Khiếu nại và yêu cầu phê duyệt chi phí phát sinh

Cải tạo, nâng cấp, cơi nới công trình khi chưa xin phép cơ quan có thẩm quyền

Sử dụng công trình sai mục đích thiết kế ban đầu, thay đổi công năng và kết cấu

YTK3 Điều kiện thời tiết 3.028 1.463 12

YTK7 Bất khả kháng (Thiên tai, dịch bệnh, ) 3.020 1.449 13

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 89 NT7 Vật tư cung cấp không đạt yêu cầu, không đủ nguồn cung 3.004 1.435 14 CDT13

Cháy nổ và các sự cố thang máy gây thiệt hại nghiêm trọng

CDT3 Thay đổi người quyết định đầu tư 2.960 1.402 16

Sai phạm trong việc Lập, Thẩm định, Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

NT6 Vi phạm an toàn lao động và thi công nghiêm trọng 2.780 0.994 18

Vấn đề về thiết bị thi công (hư hỏng, cần sửa chữa, thiếu hụt, )

NT4 Nhà thầu không đủ năng lực 2.724 1.031 20

NT1 Tần suất xảy ra dừng chờ 2.672 0.982 21

NT3 Vi phạm hợp đồng nghiêm trọng 2.520 0.981 22

YTK1 Do các quy định của Chính phủ 2.328 0.906 23

YTK2 Sự cố công trình 2.292 0.963 24

YTK6 Khủng hoảng kinh tế 2.232 0.882 25

YTK5 Phá sản, chuyển nhượng 2.208 0.902 26

YTK4 Lạm phát và trượt giá 2.168 0.817 27 Đối với thang đo Likert 5 mức độ, nếu giá trị trung bình thiên về khoảng 3-5 thì đồng nghĩa với việc người tham gia KS đồng ý với quan điểm mà NC đưa ra cho biến đó Ngược lại, nếu trị trung bình nhỏ hơn 3 là không đồng ý hoặc ít đồng ý với quan điểm đưa ra cho biến tương ứng đó Mặt khác, theo nguyên lý “điều chỉnh một nửa” (Ke et al., 2010a; Li, 2003), 27 yếu tố ảnh hưởng được phân thành 3 mức độ chính: ảnh hưởng lớn (giá trị mean > 3.5), ảnh hưởng trung bình (2.5 ≤ giá trị mean ≤3.5), ảnh hưởng thấp (giá trị mean ≥ 2.5)

Như vậy, có thể thấy rằng có 5 trong số 27 yếu tố đánh giá có trị trung bình nhỏ hơn 2.5 là ít được người tham gia KS đồng tình hơn các yếu tố còn lại

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 90

NC sẽ phân tích 5 yếu tố có thứ hạng cao nhất theo trị trung bình để làm sáng tỏ hơn cách mà các yếu tố này ảnh hưởng đến sự dừng chờ của DA ĐTXD nhà cao tầng

5 yếu tố có thứ hạng cao nhất theo trị trung bình: a) Yếu tố CDT6 với nội dung “Thay đổi phạm vi, nội dung công việc”, đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự chờ DA ĐTXD cao tầng nhiều nhất Vòng đời của một DA xây dựng trải qua 3 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị; giai đoạn thực hiện; giai đoạn kết thúc Với việc hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến ngành xây dựng, tác giả dễ nhận thấy rằng việc thay đổi quy mô DA hay phạm vi công việc rất hay diễn ra Đối với DAkhông thuộc ngân sách Nhà nước (các DA nhà cao tầng ở TP HCM trong NC này không thuộc ngân sách Nhà nước), CĐT là chính là cá nhân hoặc tổ chức có toàn quyền quyết định những thay đổi này trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu về quy hoạch, an toàn trong lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận Việc thay đổi này nếu làm thay đổi cả quy mô của DA thì CĐT cần tuân thủ theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP về Quản lý DA ĐTXD, dẫn đến cần nhiều thời gian để điều chỉnh thiết kế, báo cáo tính khả thi, thẩm định hồ sơ điều chỉnh Trong lúc thực hiện chuỗi công việc này, chắc chắn DA phải được tạm dừng để chờ kết quả cập nhật mới có thể tiếp tục thực hiện b) Yếu tố CDT10 với nội dung “Tạm dừng để thuận tiện cho CĐT”, yếu tố này chỉ có thể xảy ra một cách dễ dàng và ít tổn thất nếu trong HĐ có điều khoản về tạm dừng để thuận tiện cho CĐT và ngày nay, trong các mẫu HĐ hiện đại, CĐT thường thêm vào điều khoản này mặc dù điều này lại là một điều bất lợi cho NT nhưng để cạnh tranh và tăng khả năng thắng thầu, NT sẽ chấp nhận điều khoản này Nguyên nhân của việc tạm dừng để thuận tiện cho CĐT thường xuất phát từ việc CĐT gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn, thanh khoản của CĐT được dự báo là bất ổn trong tương lai gần hoặc sản phẩm của DA (căn hộ, văn phòng cho thuê) đang trong giai đoạn sụt giảm nguồn cầu, CĐT nhận ra dấu hiệu nền kinh tế đang đi xuống, … tất cả những điều này dự báo một tương lai không có lợi thậm chí thua lỗ đối với DA đang dần hoàn thành Thông thường sẽ có một khoản thời gian nhất định cho việc tạm dừng mà CĐT sẽ không phải trả các chi phí phát sinh cho NT, sau khoản thời gian đó, CĐT buộc phải có trách nhiệm với

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 91

NT cho các chi phí tạm dừng Tuy nhiên, những điều này được giải quyết cụ thể như thế nào là phụ thuộc vào mức độ chi tiết và công bằng trong các điều khoản HĐ đã cam kết của đôi bên c) Yếu tố CDT9 với nội dung “Đấu thầu lại”, yếu tố này cũng thường xảy ra khi CĐT nhận ra có thể có những lựa chọn khác đem lại nhiều lợi nhuận cho mình hơn, hoặc trong quá trình thực hiện DA, CĐT phát hiện ra quá trình đấu thầu, chọn thầu trước đó có nhiều vi phạm, sai sót lớn cần phải khắc phục để đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả cho DA d) Yếu tố CDT5 với nội dung “Thiếu vốn Vượt ngân sách Chậm trễ trong việc thanh toán cho NT”, yếu tố này thường xuyên xảy ra và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc dừng chờ của các DA ĐTXD Quản lý và điều hành DA xây dựng cao tầng thường gặp nhiều vấn đề rất phức tạp, cần có những kế hoạch tính toán trù liệu tốt để duy trì và đảm bảo tiến trình DA diễn ra suôn sẻ Tuy nhiên, việc huy động vốn và xoay vốn của CĐT là vấn đề lớn nên có thể đi chệch so với kế hoạch ban đầu làm cho CĐT bị thiếu vốn Việc vượt ngân sách thường do DA có một kế hoạch chuẩn bị không phù hợp và nhiều thiếu sót, không dự trù được những loại chi phí có thể phát sinh trong quá trình THDA Chậm trễ trong việc thanh toán cho NT cũng bắt nguồn tự thực tế dòng tiền của CĐT bị thiếu hụt, hoặc sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích ban đầu của

DA, làm mất khả năng thanh khoản cũng như nguồn tiền dự phòng của DA đẩy DA rơi vào tình trạng dừng chờ e) Yếu tố CDT8 với nội dung “Giấy phép xây dựng và các thủ tục pháp lý khác”, đây cũng lại là một thực trạng xảy ra phổ biến đối với các DA xây dựng ở Hồ Chí Minh nói riêng và trên toàn quốc nói chung Có không ít DA vi phạm quy định về giấy phép xây dựng, chưa có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng đã hết thời hạn đối với Giấy phép xây dựng theo giai đoạn (là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của DA khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của DA chưa được thực hiện xong, theo Luật Xây dựng 2014) Các thủ tục pháp lý khác bao gồm Báo

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 92 cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Báo cáo các biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ trên công trình,… Khi thanh tra xây dựng kiểm tra rà soát phát hiện các sai phạm và thiếu sót trên thì DA sẽ tạm dừng hoạt động để CĐT hoàn thiện bổ sung các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi tái khởi động DA

4.4 Thứ tự các ảnh hưởng theo giá trị mean

Bảng 4.9 Bảng xếp hạng các ảnh hưởng do sự dừng chờ DA gây ra theo giá trị trung bình

Mã hóa Nội dung các yếu tố Mean Standard

HQ4 Giảm lợi nhuận hoặc bị thua lỗ 3.964 0.845 2

HQ5 Tranh chấp và bồi thường HĐ; chấm dứt HĐ 3.948 0.84 3

HQ7 Hiệu suất khai thác DA giảm 3.936 0.841 4

HQ2 Tăng chi phí (trực tiếp và gián tiếp) 3.924 0.828 5

HQ3 Giảm chất lượng công trình 3.916 0.847 6

HQ6 Quan hệ giữa các bên căng thẳng 3.896 0.861 7

Theo nguyên lý “điều chỉnh một nửa” (Ke et al., 2010a; Li, 2003) ảnh hưởng lớn (giá trị mean > 3.5), ảnh hưởng trung bình (2.5 ≤ giá trị mean ≤3.5), ảnh hưởng thấp (giá trị mean ≥ 2.5) Như vậy, kết quả trong bảng 4.9 cho thấy các ảnh hưởng đều có trị trung bình >3.5 nên các ảnh hưởng này tác động khá mạnh lên hiệu quả thực hiện DA khi xảy ra dừng chờ

4.5.1 Phân tích Cronbach’s Alpha cho nhân tố liên quan đến CĐT / Tư vấn

Bảng 4.10a Hệ số Cronbach Alpha nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư / Tư vấn lần 1

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 93

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định lần 1 cho thấy hệ số Cronbach Alpha > 0.6 đạt yêu cầu Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item -Total Correlation) của các biến CDT1, CDT3, CDT11, CDT12, CDT13 < 0.3 (theo DeVellis, 1991) nên ta loại các biến này và thực hiện kiểm định lần 2

Bảng 4.10b Hệ số Cronbach Alpha nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư / Tư vấn lần 2

Item-Total Statistics Scale Mean if Item

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định lần 2 cho thấy hệ số Cronbach Alpha > 0.6 đạt yêu cầu Hệ số tương quan biến tổng của các biến > 0.3 (theo DeVellis, 1991) là đạt yêu cầu

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 94 4.5.2 Phân tích Cronbach’s Alpha cho nhóm yếu tố liên quan đến NT chính / NT phụ / Nhà cung cấp

Bảng 4.11a Hệ số Cronbach Alpha nhóm yếu tố liên quan đến Nhà thầu chính/ Nhà thầu phụ / Nhà cung cấp lần 1

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả kiểm định lần 1 cho thấy hệ số Cronbach Alpha > 0.6 đạt yêu cầu Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến NT7 < 0.3 (theo DeVellis, 1991) nên ta loại biến này và thực hiện kiểm định lần 2

Bảng 4.11b Hệ số Cronbach Alpha nhóm yếu tố liên quan đến Nhà thầu chính / Nhà thầu phụ / Nhà cung cấp lần 2

Item-Total Statistics Scale Mean if Item

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 95 Kết quả kiểm định lần 2 cho thấy hệ số Cronbach Alpha > 0.6 đạt yêu cầu Hệ số tương quan biến tổng của các biến > 0.3 (theo DeVellis, 1991) đạt yêu cầu

4.5.3 Phân tích Cronbach’s Alpha cho nhóm yếu tố liên quan đến các yếu tố khác

Bảng 4.12a Hệ số Cronbach Alpha nhóm yếu tố liên quan đến Yếu tố khác lần 1

Item-Total Statistics Scale Mean if

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

MÔ HÌNH SEM TRÊN SMARTPLS, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 104

Xây dựng mô hình cấu trúc mạng SEM

Dữ liệu thu thập được từ các NC được công bố trước đó, cùng với ý kiến của chuyên gia được xử lý và trải qua các kiểm định cơ bản trong SPSS sẽ được đưa vào phần mềm SmartPLS để xây dựng mô hình SEM phục vụ cho việc NC Để kiểm tra việc loại bỏ các yếu tố “rác” của phần mềm SmartPLS so với SPSS, luận văn sẽ dùng dữ liệu thô để xây dựng mô hình và theo dõi kết quả chạy mô hình so sánh với kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và Phân tích EFA trong SPSS

5.1.1 Các biến trong mô hình

Bảng 5.1 Các biến quan sát của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu

Mã Biến quan sát (độc lập)

CDT Nhóm biến quan sát của biến tiềm ẩn ngoại sinh CDT

CDT1 Sai phạm trong việc Lập, Thẩm định, Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng CDT2 Điều chỉnh dự án đầu tư

CDT3 Thay đổi người quyết định đầu tư

CDT4 Chậm trễ trong việc bàn giao mặt bằng

CDT5 Thiếu vốn Vượt ngân sách Chậm trễ trong việc thanh toán cho nhà thầu CDT6 Thay đổi quy mô dự án, phạm vi công việc

CDT7 Chậm trễ trong việc ra quyết định, cung cấp thông tin cần thiết, phê duyệt bản vẽ hay giải quyết khiếu nại cho nhà thầu

CDT8 Giấy phép xây dựng và các thủ tục pháp lý khác

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 105

Mã Biến quan sát (độc lập)

CDT10 Tạm dừng để thuận tiện cho chủ đầu tư

CDT11 Sử dụng công trình sai mục đích thiết kế ban đầu, thay đổi công năng và kết cấu

CDT12 Cải tạo, nâng cấp, cơi nới công trình khi chưa xin phép cơ quan có thẩm quyền CDT13 Cháy nổ và các sự cố thang máy gây thiệt hại nghiêm trọng

NT Nhóm biến quan sát của biến tiềm ẩn ngoại sinh NT

NT1 Hồ sơ thiết kế không đầy đủ, sai sót

NT2 Tăng khối lượng Khiếu nại và yêu cầu phê duyệt chi phí phát sinh NT3 Vi phạm hợp đồng nghiêm trọng

NT4 Nhà thầu không đủ năng lực

NT5 Vấn đề về thiết bị thi công (hư hỏng, cần sửa chữa, thiếu hụt, )

NT6 Vi phạm an toàn lao động và thi công nghiêm trọng

NT7 Vật tư cung cấp không đạt yêu cầu, không đủ nguồn cung

YTK Nhóm biến quan sát của biến tiềm ẩn ngoại sinh YTK

YTK1 Do các quy định của Chính phủ

YTK2 Sự cố công trình

YTK3 Điều kiện thời tiết

YTK4 Lạm phát và trượt giá

YTK5 Phá sản, chuyển nhượng

YTK6 Khủng hoảng kinh tế

YTK7 Bất khả kháng (Thiên tai, dịch bệnh, )

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 106

Mã Biến quan sát (độc lập)

DC Nhóm biến quan sát của biến tiềm ẩn nội sinh DC (phụ thuộc) DC1 Tần suất xảy ra dừng chờ (có thường xuyên xảy ra không)

DC2 Mức độ xảy ra dừng chờ (dừng chờ thời gian ngắn hay dài)

DC3 Thời gian dừng chờ lâu nhất

HQ Nhóm biến quan sát của biến tiềm ẩn nội sinh HQ (phụ thuộc)

HQ2 Tăng chi phí (trực tiếp và gián tiếp)

HQ3 Giảm chất lượng công trình

HQ4 Giảm lợi nhuận; bị thua lỗ

HQ5 Tranh chấp và bồi thường hợp đồng; chấm dứt hợp đồng

HQ6 Quan hệ giữa các bên căng thẳng

HQ7 Hiệu suất khai thác dự án giảm

Bảng 5.2 Các biến tiềm ẩn trong mô hình NC SEM

CDT, NT, YTK Biến tiềm ẩn ngoại sinh (biến độc lập), không có mũi tên đến từ các biến tiềm ẩn khác

DC Biến tiềm ẩn nội sinh (biến phụ thuộc), có các mũi tên đến từ biến tiềm ẩn CDT, NT, YTK

HQ Biến tiềm ẩn nội sinh (biến phụ thuộc), có một mũi tên đến từ biến tiềm ẩn DC

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 107 5.1.2 Mối quan hệ khái quát giữa các nhóm yếu tố trong mô hình

Hình 5.1 Mối quan hệ khái quát giữa các nhân tố trong mô hình SEM.

Chạy và phân tích mô hình cấu trúc mạng SEM ban đầu trên phần mềm

Mô hình SEM ban đầu trong phần mềm SmartPLS sẽ có 37 biến quan sát và 5 biến tiềm ẩn là các yếu tố đã được mã hóa trong bảng 5.1 và 5.2, có cấu trúc như sau:

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 108

Hình 5.2 Mô hình SEM ban đầu trong SmartPLS

Sauk hi thiết lập SEM trên SmartPLS như hình 5.2, ta tiến hành chạy Bootstrapping Lưu ý, trong phần “Basic Settings” ta bấm chọn như hình 5.3:

Amount of Results chọn “Complete bootstrapping” để phần mềm xuất ra kết quả đầy đủ hơn, bao gồm: Hệ số đường dẫn (Path Coefficients), Hiệu ứng gián tiếp (Indirect Effects), Tổng hiệu ứng (Total Effects), Tải trọng bên ngoài (Outer Loadings), Trọng lượng bên ngoài (Outer Weights), R 2 , Phương sai trung bình trích xuất (AVE), Độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability), Cronbach's Alpha và Tỷ lệ Heterotrait-Monotrait (HTMT)

Test Tyle chọn “Two Tailed” để kiểm định hai đầu

Mức ý nghĩa Sigificance Level để theo mặc định là 0.05

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 109 Hình 5.3 Thiết lập các tùy chọn trước khi chạy Bootstrapping và Algorithm cho mô hình SEM trong SmartPLS

Kết quả từ SmartPLS sau khi chạy Bootstrapping như sau:

5.2.1 Kết quả trực quan trên mô hình:

Hầu hết các kết quả đều được phần mềm xuất ra dưới dạng các ma trận và trực quan trên mô hình Tuy vậy, luận văn chỉ trình bày một vài kết quả trực quan tiêu biểu, còn lại sẽ trình bày dưới dạng hình ảnh các ma trận

Trong hình 5.3, các giá trị hiển thị trong hình tròn màu xanh là hệ số Cronbach’s Alpha

Và trên các đường dẫn là giá trị P – value tương ứng

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 110 Hình 5.3 Một số kết quả trực quan của mô hình SEM ban đầu trên SmartPLS 5.2.2 Hệ số tải ngoài (Outer Loading)

Hệ số tải ngoài của các biến quan sát thể hiện mức độ liên kết giữa các biến quan sát với biến tiềm ẩn mẹ Theo Hair và các cộng sự (2016), hệ số Outer Loading > 0.7 thì biến quan sát mới chất lượng

Kết quả trong bảng 5.5, ta quan tâm đến giá trị của hệ số tải ngoài ở cột Original Sample Nhận thấy có các yếu tố sau đồng thời không thỏa giá trị P (P valule > 0.05, kết quả báo đỏ) và hệ số tải ngoài, gồm: CDT13, YTK3, CDT3, CDT11, NT7, CDT11, CDT12, YTK7 đều < 0.7

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 111

Bảng 5.4 Kết quả hệ số tải ngoài của mô hình SEM ban đầu.

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 112 Như vậy, trong mô hình SEM ban đầu này, không cần đánh giá thêm các thông số khác và kết luận ở đây rằng cần xây dựng lại mô hình thu gọn với việc loại bỏ các biến xấu đã phân tích ở trên

5.2.3 Chạy và phân tích mô hình cấu trúc mạng SEM thu gọn trên phần mềm SmartPLS

Mô hình cấu trúc mạng SEM thu gọn gồm có 29 biến quan sát (sau khi đã loại ra 8 biến xấu) và 5 biến tiềm ẩn, có dạng như sau:

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 113

Hình 5.5 Mô hình SEM thu gọn trên SmartPLS

Kết quả xuất ra từ phần mềm khi chạy PLS Bootstrapping và PLS Algorithm như sau: 5.2.4 Hệ số tải ngoài Outer Loading

Theo kết quả trong bảng 5.5a, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải ngoài > 0.7 (Hair và cộng sự, 2016) và trong bảng 5.5b, giá trị P values = 0.000 < 0.05 nên có thể kết luận các biến trong mô hình SEM thu gọn này có chất lượng đảm bảo để phục vụ NC

Bảng 5.5a Hệ số tải ngoài của các biến trong mô hình SEM thu gọn trong PLS

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 114

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 115

Bảng 5.5b Hệ số tải ngoài của các biến trong mô hình SEM thu gọn trong

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 116 5.2.5 Độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy thang đo trên SmartPLS được đánh giá qua hai hệ số là Cronbach’s Alpha và độ tin cậy tổng hợp Composite Reliability (CR)

+ Hệ số Cronbach’s Alpha trong SmartPLS có được tính toán và có điều kiện chấp nhận tương tự như trong SPSS là > 0.7 (Hair và cộng sự, 2016)

+ Độ tin cậy tổng hợp CR được Joreskog (1971) đưa ra công thức tính như sau:

Trong đó: λ : trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i

(1 - λ 2 ) : phương sai của sai số đo lường biến quan sát thứ i p: số biến quan sát trong thang đo

Theo Chin (1998), trong NC khám phá, CR > 0.6

Theo Henseler & Sarstedt (2013), trong các NC khẳng định, CR > 0.7

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 117

Và nhiều nhà NC cũng cho rằng mức 0.7 là ngưỡng đánh giá CR phù hợp cho hầu hết các trường hợp (Hair và cộng sự, 2010)

Bảng 5.7 Hệ số Cronbach’s Alpha và Composite Reliability của các nhóm yếu tố trong mô hình SEM thu gọn

Kết quả xuất ra trong bảng 5.7 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm yếu tố đều lớn hơn 0.6 và hệ số tin cậy tổng hợp CR đều lớn hơn 0.7 nên có thể kết luận thang đo đạt được độ tin cậy tốt

Sử dụng chỉ số trích phương sai trung bình AVE (Average Variance Extracted) để đánh giá tính hội tụ cho mô hình SEM trong SmartPLS Chỉ số này được Fornell & Larcker (1981) đề xuất, có công thức tính:

Trong đó: k: là số biến quan sát trong thang đo λ : trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i

Var(ei): phương sai của sai số đo lường biến quan sát thứ i

Theo Hock & Ringle (2010), một thang đo đạt giá trị hội tụ khi AVE > 0.5 Tính hội tụ có ý nghĩa là biến tiềm ẩn mẹ trung bình sẽ giải thích được tối thiểu 50% biến thiên của các biến quan sát con

Bảng 5.8 Kết quả AVE cho mô hình SEM thu gọn

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 118 Theo kết quả ở bảng 5.8, giá trị AVE ở cột Original Sample của các nhóm yếu tố đều lớn hơn 0.5 và giá trị P values đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05 nên kết luận thang đo đạt hội tụ

SmartPLS sử dụng chỉ số căn bậc hai của AVE do Fornell & Larcker (1981) đề xuất và chỉ số HTMT (Heterotrait – Monotrait Ratio) do Henseler & cộng sự (2015) phát triển để đánh giá tính phân biệt Tính chất này cho thấy sự khác biệt của một cấu trúc khi so sánh với các cấu trúc khác trong mô hình

Fornell & Larcker (1981) khuyến nghị rằng tính phân biệt được đảm bảo khi giá trị căn bậc hai của AVE cho mỗi biến tiềm ẩn cao hơn tất cả tương quan giữa các biên tiềm ẩn với nhau

Bảng 5.9 Giá trị căn bậc hai của AVE cho các biến tiềm ẩn

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 119 Cấu trúc trình bày trong bảng 5.9, giá trị căn bậc hai AVE của các biến tiềm ẩn CDT,

DC, HQ, NT, YTK nằm ở phần số đứng đầu mỗi cột theo thứ tự là 0.798, 0.810, 0.827, 0.799, 0.844, và phần số bên dưới các giá trị căn bậc hai AVE này là tương quan giữa các biến tiềm ẩn Như vậy là tính phân biệt được đảm bảo

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Đánh giá các nhóm yếu tố ảnh hưởng

Kết quả mô hình NC SEM cho ra kết quả có ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự dừng chờ theo thứ tự từ lớn nhất rồi giảm dần sau: (1) CĐT / Tư vấn > (2) Yếu tố khác > (3)

NT chính / NT phụ / NT cung ứng CĐT là nhóm nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất lên sự dừng chờ của DA ĐTXD nhà cao tầng Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế xây dựng trên khắp thế giới, ở Việt Nam và tại TP HCM

6.1.1 Nhân tố CĐT / Tư vấn Đối với một DA ĐTXD thông thường thì các bên tham gia đều mong muốn DA thành công tốt đẹp, các bên cùng đạt được mục tiêu và lợi ích mình đã đặt ra Tuy nhiên, khi

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 127 nhìn nhận và phân tích vấn đề ở các góc độ khác nhau, ta thấy NT chính là bên dễ bị tổn thương nhất khi DA rơi vào trạng thái bị đình chỉ, phải tạm dừng và chờ đợi thời điểm tái khởi động

Trước khi các bên đặt bút ký vào HĐ thỏa thuận cùng nhau thực hiện HĐ thi công xây dựng thì đôi bên đã tìm hiểu nhu cầu và năng lực của nhau để đảm bảo việc thực hiện

HĐ diễn ra suôn sẻ trong tương lai CĐT sẽ đánh giá NT thông qua hồ sơ dự thầu hoặc thậm chí CĐT đã tìm hiểu kỹ về NT trước khi phát hành hồ sơ mời thầu (đối với những gói thầu hạn chế số lượng NT tham gia chào thầu) hoặc công văn chỉ định thầu đối với những gói thầu không qua đấu thầu Các tiêu chí CĐT dùng để đánh giá NT, bao gồm nhưng không giới hạn các tiêu chí sau:

- Năng lực tài chính của NT thông qua báo cáo tài chính các năm gần nhất, Thư bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee), Thư bảo lãnh thực hiện HĐ (Performance Bond) trong trường hợp trúng thầu Điều này nhằm mục đích đảm bảo NT có đủ khả năng thực hiện

DA và không từ bỏ HĐ giữa chừng vì vấn đề về tài chính

- Năng lực thực hiện DA thông qua Năng lực hành nghề của NT, các DA có quy mô tương tự mà NT đã và đang thực hiện, năng lực ban quản lý của NT thông qua sơ đồ tổ chức nhân sự cho DA

- Khả năng hiểu biết, nắm vững các vấn đề cốt lõi của DA và năng lực thực thi DA thông qua Chương trình thực hiện DA, Tổ chức mặt bằng thi công, BPTC, Tổng tiến độ THDA

Về phía NT, NT gần như ít có thông tin tư liệu chuẩn xác để đánh giá CĐT hơn Cho nên biện pháp để bảo vệ NT giảm thiểu rủi ro khi THDA đó là Thư đảm bảo thanh toán (Payment Guarantee)

Ngoài ra, trong một số tình huống, CĐT còn đưa ra các điều khoản HĐ có lợi hơn cho mình.Ví dụ, điều khoản về việc tạm dừng chờ hoặc chấm dứt HĐ để thuận tiện cho CĐT mà không phải do lỗi của NT gây ra Tùy vào khả năng và mức độ thành công của thương thảo HĐ mà NT có thể đề nghị CĐT trả một phần hay toàn bộ chi phí do dừng chờ DA gây ra cho NT

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 128

Lý thuyết là như vậy, tuy nhiên trên thực tế thực hiện HĐ xây dựng DA cao tầng ở TP HCM cho thấy rằng CĐT thường ở thế chủ động và đưa ra các điều khoản có lợi cho mình nhiều hơn và đẩy rủi ro về phía NT NT có thể nhận thấy điều đó nhưng cho qua để tăng tính cạnh tranh với các đơn vị khác, khao khát thắng thầu để đảm bảo mục tiêu doanh thu, hoặc thậm chí chấp nhận rủi ro để duy trì công việc và nguồn thu nhập cho nhân viên của mình

Theo Conditions of Contract for Construction for Building and Engineering works designed by Employer (FIDIC, quyển sách đỏ, 2005) tại khoản 8.8: “Bất cứ lúc nào Tư vấn CĐT cũng có thể yêu cầu NT tạm dừng tiến trình của một phần hoặc toàn bộ Công trường Trong thời gian tạm dừng đó, NT phải bảo vệ, cất giữ và bảo đảm các bộ phận hoặc Công trình khỏi bất kỳ sự xuống cấp, mất mát hoặc hư hỏng nào” Như vậy, chúng ta có thể hiểu được thế chủ động của CĐT khi phát đi thông báo yêu cầu tạm dừng thực hiện công việc trên công trường Và NT rơi vào thế bị động, phải tìm cách giải quyết khủng hoảng này Tuy nhiên luật pháp có quy định nếu việc tạm dừng không do lỗi của

NT thì NT có quyền khiếu nại và yêu cầu CĐT bồi thường thiệt hại do dừng chờ gây ra

Mặt khác, trước khi phát hành công văn yêu cầu NT tạm dừng thực hiện công việc thi công xây dựng, CĐT đã có thời gian cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định, do vậy cũng đã tính toán tất cả các thiệt hơn mà dừng chờ có thể đem lại cho mình Có những trường hợp dừng chờ là có lợi hoặc giảm thiểu thua lỗ cho CĐT trong tương lai Nhưng điều đó hoàn toàn ngược lại với NT, tạm dừng DA đối với NT chắc chắn là một tin xấu Bởi vì khi xảy ra dừng chờ NT sẽ là bên chịu nhiều phí tổn nhất Trên thực tế dù CĐT có trả cho NT một khoản phí do dừng chờ gây ra hay không thì còn tùy thuộc các điều kiện HĐ ban đầu Và các chi phí dừng chờ như: Chi phí cho nhân viên làm việc tại công trường, chi phí máy móc thiết bị nằm chờ ở công trình, chi phí duy trì bảo dưỡng các kết cấu công trình đảm bảo không bị hư hỏng xuống cấp, và các chi phí khác Ngoài ra

NT phải thương lượng với các nhà cung cấp nếu trước đó đã có HĐ cung ứng vật tư để đảm bảo tạm thời cắt nguồn vật tư tới công trình để giảm tải áp lực bảo quản và dòng tiền bị bất động do công việc không triển khai như kế hoạch NC sẽ trình bày rõ hơn chỉ dẫn để giảm thiểu thiệt hại cho NT và CĐT trong phần đề xuất giải pháp

Đánh giá các ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện DA

Khi DA ĐTXD nhà cao tầng xảy ra tạm dừng và chờ tái khởi động thì tùy vào mức độ dừng chờ, tùy vào giai đoạn DA và nguyên nhân dẫn đến dừng chờ mà ảnh hưởng sẽ nhiều hay ít đến hiệu quả THDA Kết quả NC cho thấy các ảnh hưởng theo thứ tự giảm dần lần lượt như sau: (1) Trễ tiến độ > (2) Giảm lợi nhuận > (3) Tranh chấp và bồi thường HĐ; chấm dứt HĐ > (4) Hiệu quả khai thác DA giảm > (5) Tăng chi phí > (6) Giảm chất lượng công trình > (7) Quan hệ giữa các bên căng thẳng

Chúng ta có thể thấy rằng một khi DA ĐTXD cao tầng rơi vào trạng thái dừng chờ, bất luận là nguyên nhân đến từ đâu thì điều đầu tiên gần như chắc chắn rằng DA đó sẽ bị trễ tiến độ so với tổng tiến độ đã được duyệt Tùy vào mức độ dừng chờ, tùy vào mức độ nghiêm trọng của nguyên nhân dẫn đến dừng chờ và tùy vào khả năng ứng phó và xử lý tình hình sự vụ của các bên tham gia DA mà thời gian dừng chờ có thể kết thúc nhanh hay kéo dài Về phần tổng tiến độ THDA, nếu nguyên nhân dẫn tới dừng chờ DA thuộc về CĐT thì NT sẽ được gia hạn thêm thời gian THDA mà không bị phạt trễ tiến độ theo điều khoản HĐ về tiến độ thi công Nếu nguyên nhân là do lỗi của NT thì NT phải chịu trách nhiệm trước CĐT theo thỏa thuận HĐ Tùy vào điều khoản HĐ cụ thể mà NT có thể tăng cường nhân vật lực để rút ngắn thời gian thi công ở giai đoạn tái khởi động DA bù vào thời gian bị dừng chờ trước đó, hoặc có thể chịu một khoản phạt do trễ tiến độ gây ra

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 131 6.2.2 Giảm lợi nhuận của các bên tham gia DA

Tùy thuộc vào thời gian DA bị dừng chờ là dài hay ngắn và tùy thuộc vào cách giải quyết vấn đề của các bên liên quan khi xảy ra dừng chờ mà lợi nhuận sẽ giảm nhiều hay ít hay được bảo toàn Việc bảo toàn được lợi nhuận trong trường hợp xảy ra dừng chờ

DA là gần như không thể Dừng chờ xảy ra gây tiêu tốn nhiều chi phí phát sinh không vì mục đích phục vụ trực tiếp cho DA, buộc các bên phải trích một phần hoặc toàn bộ dự phòng phí hoặc cả lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai để xử lý tình huống hiện tại 6.2.3 Tranh chấp, bồi thường và chấm dứt HĐ

Việc dừng chờ DA ĐTXD xảy ra có thể gây thiệt hại cho các bên tham gia Theo Các điều kiện HĐ Xây dựng (FIDIC, sách đỏ, 2005) tại khoản 8.9: Nếu NT bị chậm trễ và / hoặc gánh chịu Chi phí do tuân thủ các chỉ dẫn của Tư vấn CĐT theo Khoản 8.8 [Tạm dừng Công việc] và / hoặc từ việc tiếp tục công việc, NT phải thông báo cho Tư vấn CĐT và sẽ được hưởng Phụ Khoản 20.1 [Khiếu nại của NT] đối với:

(a) gia hạn thời gian cho bất kỳ sự chậm trễ nào do dừng chờ gây ra, nếu việc hoàn thành bị hoặc sẽ bị trì hoãn, theo Điều khoản 8.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], và

(b) thanh toán bất kỳ Chi phí nào do dừng chờ gây ra, sẽ được bao gồm trong Giá HĐ

Sau khi nhận được thông báo này, Tư vấn CĐT sẽ tiến hành theo Khoản phụ 3.5 [Quyết định] để đồng ý hoặc xác định những vấn đề này

NT sẽ không được quyền gia hạn thời gian thi công và không được thanh toán Chi phí phát sinh trong thời gian tạm dừng do việc khắc phục hậu quả của thiết kế, tay nghề hoặc vật liệu bị lỗi của NT, hoặc việc NT không bảo vệ, lưu trữ hoặc bảo đảm theo quy định Điều khoản phụ 8.8 [Tạm dừng Công việc]

Như vậy, nếu việc tạm dừng là do CĐT và không do lỗi từ phía NT thì NT có quyền khiếu nại, yếu cầu được bồi thường và CĐT phải có trách nhiệm xem xét giải quyết bồi thường những thiệt hại và nới giãn thời gian thi công cho NT Ngược lại, nếu tạm dừng là do lỗi của NT, NT chẳng những không được gia hạn thêm thời gian thi công và không

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 132 được thanh toán các chi phí phát sinh do dừng chờ mà có thể còn bị CĐT khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại cho CĐT Lúc đó quá trình tranh chấp khiếu kiện có thể xảy ra và tùy thuộc vào thái độ hợp tác và cách và cách giải quyết của đôi bên mà có thể dẫn đến kết quả là tiếp tục hoặc chấm dứt HĐ

6.2.4 Giảm hiệu quả khai thác DA

Hiệu quả khai thác DA bao gồm khả năng thu hồi vốn gốc và sinh lời của DA theo kế hoạch đã đề ra, thời gian khai thác sử dụng DA càng dài càng tốt, nên mọi DA đều tìm phương thức rút ngắn thời gian thi công nhiều nhất có thể Rõ ràng khi thời gian dừng chờ xảy ra càng dài thì kế hoạch kinh doanh DA sẽ bị trì hoãn và hiệu quả khai thác DA có thể bị giảm đi nhiều

Trong thời gian dừng chờ, DA vẫn phải tiêu tốn kinh phí để duy trì bộ máy công trường, chi phí cho thiết bị máy móc nằm đợi tại công trình hoặc điều chuyển máy móc ra khỏi công trình đến phục vụ một DA khác nếu thời gian dừng chờ lâu, chi phí bảo vệ, chi phí kho bãi, chi phí bảo quản vật tư, thiết bị, máy móc và các bộ phận công trình đã thi công tránh bị xuống cấp và hư hỏng, chi phí phải trả lãi suất ngân hàng cho các khoản vay, chi phí giải quyết tranh chấp và bồi thường HĐ (nếu có) và các chi phí khác

6.2.6 Giảm chất lượng công trình

Tùy thuộc với thời gian dừng chờ là bao lâu, và vào cách bảo vệ kết cấu đã thi công, cách duy trì bão dưỡng các thiết bị máy móc vật tư đã được đưa đến và lưu trữ trong công trình của NT mà chất lượng sẽ được đảm bảo hay không Quan sát thực tế, chúng thấy rằng rất nhiều DA ĐTXD nhà cao tầng bị dừng chờ trong một thời gian dài, kết cấu bên trong công trình bị xuống cấp, tường bị nứt, phủ đầy bụi, vết mốc loang lổ, tầng hầm bị úng ngập, trần và các mặt dựng đều bị xuống cấp, vật tư bị hư hỏng, các kết cấu lộ thiên dang dở bị hoen gỉ, … do vậy trước khi ra quyết định dừng chờ, cần có một kế hoạch chu toàn cho việc bảo quản công trình để đảm bảo chất lượng công trình

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 133 6.2.7 Quan hệ giữa các bên căng thẳng

Khi DA ĐTXD cao tầng bị dừng chờ, thiệt hại do nó gây ra sẽ không nhỏ Việc chiếu theo các điều khoản HĐ để xác định nguyên nhân dẫn đến vụ việc là không khó Tuy nhiên, trên thực tế, nếu nguyên nhân dừng chờ nếu không đến từ yếu tố khách quan thì các bên thường xảy ra mâu thuẫn dẫn tới tranh chấp, ảnh hưởng đến giao tiếp và truyền tải thông tin liên quan đến DA Lúc này quan hệ giữa các bên trở nên căng thẳng và cần được xử lý kịp thời để DA không rơi vào bế tắc.

Đề xuất các giải pháp để hạn chế sự dừng chờ và đảm bảo hiệu quả thực hiện

6.3.1 Đối với CĐT / Tư vấn

- CĐT cần tuân thủ và thực hiện đúng quy trình của một DA ĐTXD theo quy định của các VBPL, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về Quản lý DA ĐTXD, tránh tình trạng nhảy bước, bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết Tránh tình trạng phê duyệt DA đầu tư khi chưa chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại nghị định này (như các báo cáo về tác động môi trường, đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, xử lý chất thải độc hại,

- Nâng cao chất lượng công tác KS, lập, thẩm định, phê duyệt, QLDA ĐTXD nhằm tránh việc phải dừng chờ để điều chỉnh DA đầu tư, thay đổi phạm vi công việc và quy mô của DA, tránh việc vượt tổng mức đầu tư

- Tổ chức công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu, công tác đấu thầu, chọn thầu phải sát sao với tình hình thực tế, năng lực của NT phải phù hợp với quy mô và tính chất của DA để tránh tình trạng Đấu thầu cần tuân thủ Luật đấu thầu 2013 và sửa đổi qua các năm 2016,

2017, 2019 cùng với các Nghị định liên quan, nghị định 63/2014/NĐ-CP, nghị định 25/2020/NĐ-CP, Thông tư 06/2020/BK-HĐT, …, đảm bảo đấu phải minh bạch, công bằng và hiệu quả trong công tác đấu thầu và chọn thầu tránh việc nhận hối lộ, chọn NT thiếu năng lực, kinh nghiệm và khả năng THDA dẫn tới việc đấu thầu lại vốn mất nhiều thời gian chờ đợi

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 134

- Nâng cao chất lượng quản lý thiết kế, chuẩn xác trong công tác làm dự toán, am hiểu đơn giá thị trường để giảm thiểu khả năng dừng chờ vì thay đổi thiết kế, tăng khối lượng hay giá cả vật tư gia tăng vượt ngân sách, mất kiểm soát dẫn đến phải tạm dừng DA

- Tính toán và thiết lập tổng tiến độ của DA phải hợp lý, không quá gắt gao để đảm bảo

DA không rơi vào áp lực tiến độ quá lớn, ảnh hưởng đến an toàn trong thi công và chất lượng của DA

- Xây dựng ban QLDA và chọn NT tư vấn có kinh nghiệm và năng lực tốt, có khả năng truyền tải thông tin đến các bên liên quan DA chuẩn xác, đầy đủ và giao tiếp tốt, xử lý công việc nhanh chóng, kịp thời phản hồi các vấn đề phát sinh lên người có thẩm quyền quyết định của CĐT để kịp thời phản hồi giải quyết các yêu cầu, các đề xuất, khiếu nại trình lên từ phía các NT

- Giải quyết tốt công tác đền bù và giải phóng mặt bằng (nếu có), cơ sở hạ tầng phụ vụ thi công đảm bảo sẵn sàng bàn giao mặt bằng thi công cho NT như cam kết, tránh tình trạng dây dưa kéo dài thời gian ở công tác này

- Kiểm tra, phản hồi và phê duyệt bản vẽ thi công một cách chính xác và nhanh chóng đảm bảo NT không bị gián đoạn việc thi công

6.3.2 Đối với NT chính / NT phụ / NT cung ứng

- Nắm rõ toàn bộ các vấn đề liên quan đến DA, trước khi thiết kế BPTC cần tiến hành

KS thực tế công trường để hiểu sâu về tình hình thực tế mặt bằng, hiểu rõ tình hình giao thông vào ra công trường, giao thông nội bộ, đường tạm bên trong công trình, kiểm tra với CĐT về vị trí có thể trổ cổng chính cổng phụ để phục vụ xe cộ và các thiết bị có thể dễ dàng vận chuyển vào công trình, vị trí có thể bày bố các công trình tạm phụ vụ thi công, bãi đậu xe cho công nhân viên,… và tất cả các yếu tố khác nhằm đảm bảo thiết lập được một mặt bằng thi công thuận tiện nhất có thể để hạn chế bị cản trở hoạt động thi công và gây mất an toàn thi công trên công trường

- Đảm bảo hiểu rõ tính chất đặc thù của DA, yêu cầu CĐT cung cấp đầy đủ thông tin quan trọng về KS địa chất, đo đạc địa hình để tính toán thiết kế chuẩn xác BPTC đảm bảo an toàn thi công và tiến độ DA và không gây lãng phí cho CĐT Thiết kế BPTC cần lưu ý đến việc vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ để tối ưu hóa chi phí và thời gian thực hiện, đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất cho công trình

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 135

- Việc tính toán khối lượng giai đoạn đấu thầu cần chuẩn xác, có kinh nghiệm để có thể dự trù được những phần khối lượng mà hiện thời chưa có trong thiết kế để tránh tình trạng phát sinh khối lượng trong tương lai, rất khó khăn trong công tác giải trình và khiếu nại Việc làm dự toán có thể ứng dụng có mô hình BIM (Building information modeling) để tính toán khối lượng một cách chính xác và nhanh chóng

- Thiết kế bản vẽ thi công chính xác, đầy đủ, rõ ràng và trình tư vấn CĐT kịp thời để đảm bảo quá trình thi công không bị gián đoạn

- Chọn NT phụ / Nhà cung cấp theo đúng quy định của các VBPL hiện hành Đảm bảo chọn đúng NT phụ có công nhân chất lượng tay nghề cao và làm việc có kỷ luật, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ công việc toàn DA Nhà cung cấp uy tín, chất lượng hàng hóa và khối lượng hàng hóa ổn định, đảm bảo Nhà cung cấp có đúng và đầy đủ các loại vật liệu theo thông số kỹ thuật trong thiết kế của CĐT, và giao hàng đến công trình đúng thời gian hoạch định, tránh tình trạng chậm trễ buộc phải dừng thi công để chờ đợi Vật tư phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có phiếu xuất kho, phiếu kiểm định chất lượng đầy đủ

- NT phụ cần tuân theo chỉ dẫn của NT chính và Tư vấn để đảm bảo công việc diễn ra đúng như cam kết trong HĐ thầu phụ Đặc biệt không gây ra mâu thuẫn, cản trở công việc, làm ảnh hưởng đến các NT phụ khác trên công trình

- Nghiêm túc chấp hành nội quy công trường, đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trên công trường

- NT đặc biệt tuân thủ các điều khoản đã ký kết HĐ với CĐT (hay với NT chính với trường hợp mình là NT phụ, Nhà cung ứng vật tư, thiết bị) tránh trường hợp sai phạm bị nhắc nhở nhiều lần bằng văn bản và vẫn không khắc phục được lỗi thì CĐT có quyền yêu cầu NT tạm dừng thi công hoặc tệ hơn nữa là chấm dứt HĐ thi công DA xây dựng

- Quản lý tốt hồ sơ HĐ và các hồ sơ pháp lý khác của DA

Các yếu tố khác đến từ Chính phủ, sự cố công trình, thị trường, nền kinh tế - xã hội, điều kiện thời tiết, thiên tai dịch bệnh, … các yếu tố này đến từ bên ngoài các chủ thế tham gia DA xây dựng và là điều không mong muốn, tuy nhiên để kiểm soát tình hình và hạn chế rủi ro do chúng mang lại thì cả CĐT và NT luôn xây dựng một khoảng dự phòng

Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực lên hiệu quả thực hiện

6.4.1 Giảm dần dòng tiền đổ vào DA

CĐT và NT phải nhanh chóng nắm bắt tình hình và có một kế hoạch phù hợp cho trường hợp DA xây dựng sẽ rơi vào trạng thái dừng chờ để giảm thiểu ảnh hưởng không tốt lên hiệu quả thực hiện DA Một khi việc tạm dừng được thực hiện, việc thiếu kế hoạch phù hợp có thể gây ra thiệt hại cho tài sản của DA, dẫn đến chi phí DA cao hơn và thời gian hoàn thành DA chậm trễ hơn nhiều so với kế hoạch đã duyệt Thời gian dành cho việc ra quyết định rất quan trọng, bởi vì nếu quyết định mất nhiều tháng để hoàn thành, DA sẽ tiếp tục lộ trình ban đầu và dòng tiền sẽ lớn hơn Các khoản chi tiêu được sử dụng trong khoảng thời gian dừng chờ này là khó có thể phục hồi (bị chôn vốn); vật tư đã mua sẽ được cất giữ vào kho nếu không tìm thấy phương án thay thế (ví dụ: sử dụng chúng trong cho một DA khác)

Không nên đột ngột tạm dừng mọi hoạt động thi công trên công trường trừ trường hợp bất khả kháng Trong thời gian lập kế hoạch và ra quyết định dừng chờ, Chủ đầu nên giảm dần dòng tiền đổ vào DA bằng việc trao đổi với NT giảm dần tốc độ thi công của

DA lại cho đến khi có quyết định chính thức Chúng ta có thể hình dung việc này qua ví dụ nhỏ sau: Một người (CĐT / Tư vấn) đang điều khiển phương tiện giao thông (DA xây dựng) trên đường và trên phương tiện của anh ta còn có rất nhiều người khác (NT chính, NT phụ, NT cung ứng) Anh ta đang đi với tốc độ nhanh đều hoặc nhanh dần đều, và anh ta nhìn thấy phía trước mình là một cây đèn tín hiệu giao thông sắp chuyển sang đỏ (tín hiệu tạm dừng) Điều đó buộc anh ta phải giảm tốc độ phương tiện xuống để đảm bảo an toàn cho bản thân, cho những người trên xe và những người cùng lưu thông trên đường và cho phương tiện của anh ta Nếu anh ta vẫn duy trì tốc độ cũ thì đến đèn đỏ anh ta sẽ rơi vào hai lựa chọn hoặc là phanh gấp hoặc là vượt đèn đỏ Cả hai trường hợp này đều nguy hiểm cho rất nhiều bên Ví dụ nhỏ này cho ta thấy việc dừng chờ diễn ra

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 137 chậm dần cho đến ngừng hẳn sẽ có tác dụng lớn trong tình huống DA xây dựng chắc chắn phải bị tạm dừng

Việc tạm dừng nên từng bước một giảm dần cường độ làm việc trên công trường để NT có đủ thời gian để điều động dần nhân vật lực đến DA khác, đồng thời có kế hoạch bảo quản vật tư vào kho, bảo vệ kết cấu đã đang thi công nhất là các kết cấu lộ thiên Và trong khi giảm dần tiến trình của DA như vậy, CĐT sẽ chịu áp lực ít hơn về dòng tiền đổ vào DA và có kế hoạch dòng tiền chuẩn bị cho giai đoạn DA tái khởi động

Việc ra kế hoạch nhanh chóng và chính xác cũng giúp cho DA rút ngắn được thời gian dừng chờ, giảm thiểu chi phí thiệt hại cho các bên tham gia DA, giảm bớt căng thẳng giữa CĐT và NT Đồng thời Tư vấn CĐT cần tính toán, xây dựng một kế hoạch chi tiết và hiệu quả cho giai đoạn tái khởi động của DA xây dựng, tránh rơi vào trường hợp bị động, gây thêm những ảnh hưởng tiêu cực lên hiệu quả thực hiện DA

6.4.2 Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Trường hợp khi đã xảy ra dừng chờ, NT và CĐT cần xác định khối lượng công việc đã nghiệm thu hoàn thành đến thời điểm thông báo tạm dừng DA có hiệu lực và CĐT có nghĩa vụ thanh toán cho NT cho toàn bộ các công việc đó trong thời gian có quy định trong HĐ hoặc theo thỏa thuận khác của hai bên

Mặc khác, dù các công tác thi công trên công trường tạm ngừng hoạt động nhưng DA vẫn phải chi tiêu cho các chi phí gián tiếp như bảo trì bảo dưỡng công trình, chi phí máy móc thiết bị thi công dừng chờ, chi phí văn phòng, chi phí bảo vệ công trình, chi phí kho bãi để lưu trữ bảo quản vật tư, lãi vay ngân hàng và các chi phí khác Do đó cần xác định rõ bên nào sẽ là người chịu các chi phí gián tiếp này

Việc xác định nguyên nhân dẫn đến dừng chờ giúp xác định bên nào sẽ chịu các chi phí gián tiếp trong thời gian dừng chờ đồng thời bồi thường các thiệt hại khác do dừng gây ra Nếu các bên không giải quyết sự vụ ổn thỏa, đôi bên tranh chấp giằng co dễ dần đến khiếu nại, kiến tụng / chấm dứt HĐ / bồi thường HĐ Các cơ chế chính thức được sử

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 138 dụng tại Việt Nam để giải quyết tranh chấp HĐ xây dựng là thông qua hòa giải, trọng tài và tòa án Với kinh nghiệm của bản thân và tham khảo ý kiến các chuyên gia, luận văn đề xuất các bên nên ưu tiên sử dụng cơ chế hòa giải, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí, khả năng cùng thắng cao Giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài là việc thông qua trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập, nhằm chấm dứt những bất đồng, xung đột giữa các bên bằng việc trọng tài đưa ra một phán quyết buộc các bên phải thực hiện Hình thức này cao hơn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải một bậc và thấp hơn giải quyết bằng tòa án một bậc Hai phương thức đầu thường ít tốn thời gian và chi phí hơn so với việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đưa nhau ra tòa án với luận cứ rằng mình sẽ là người chiến thắng và bên kia sẽ thất bại và chịu tất cả những phí tổn và bồi thường thiệt hại Tuy nhiên đến cuối cùng thì cả hai bên thắng thua đều nhận ra rằng đã mất quá nhiều tâm sức, thời gian và chi phí cho kiện tụng, ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như công việc kinh doanh của công ty

Các chuyên gia cho rằng có nhiều doanh nghiệp có tranh chấp mới nghĩ đến việc giải quyết tranh chấp, mà không chuẩn bị trước cho việc quản lý rủi ro ngay từ khi bắt đầu thực hiện HĐ xây dựng Chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp nên chuẩn bị và lường trước nếu tranh chấp thì giải quyết như thế nào, xác định nguồn lực về tài chính, con người ngay từ ban đầu để chủ động khi tình huống tranh chấp xảy ra Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nắm vững quy định pháp lý, lưu giữ các nguồn chứng cứ để khi tranh chấp xảy ra có chứng cứ mạnh…

Một số ý kiến lưu ý, để hạn chế tranh chấp về sau, ngay khi ký HĐ các bên đã phải lựa chọn hình thức HĐ hợp lý, NC kỹ các điều khoản HĐ và đặc biệt là trong quá trình thực hiện cần chú trọng công tác quản lý HĐ Và các mẫu HĐ FIDIC được đề xuất áp dựng để hạn chế rủi ro tranh chấp cho các bên, điều đó đồng nghĩa với việc cải thiện hiệu quả thực hiện DA khi xảy ra dừng chờ Những quy định trong các HĐ này có mục đích làm rõ mối quan hệ giữa các bên trong HĐ và sự phân chia rủi ro giữa NT và CĐT Các rủi ro được chia sẻ công bằng trong các HĐ của FIDIC cũng như các nguyên tắc mà các bên có thể áp dụng để kiểm soát các rủi ro đó

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 139 6.4.3 Bảo vệ kết cấu công trình, bảo quản tài sản của DA Đối với những kết cấu đang thì công dang dở và lộ thiên, cần có biện pháp chống đỡ, che phủ, bảo vệ cẩn thận tránh tác động từ môi trường Đối với vật tư hoàn thiện đã được mua và chuyển tới công trình thì cần lưu trữ trong kho khô ráo, tránh ẩm mốc và hư hại Đối với những vật tư có nguồn gốc hóa chất độc hại, dễ cháy nổ như sơn, dầu, keo chống thấm, … cần được lưu trữ ở kho riêng, có thông báo cẩn thận và cấm người không liên quan lại gần kho

Có biện pháp xử lý đối với kết cấu bị nứt, lún lệch, hay hoen rỉ trước khi tái khởi động

DA Đối với máy móc thiết bị thi công, nếu không được di dời ra khỏi công trình thì cần được bảo quản và bảo trì đúng quy định để đảm bảo tuổi thọ và khả năng sử dụng của chúng khi tái khởi động

Hồ sơ, bản vẽ và các vật dụng khác trong văn phòng tạm cần được đóng thùng và bảo quản cẩn thận tránh thất thoát, lạc mất

HVTH: NGÔ THỊ THANH HOA – 1670134 140

Ngày đăng: 03/08/2024, 12:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN