1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - KINH TẾ DOANH NGHIỆP - Đề tài - Phân tích ảnh hưởng của nhân tố quảng cáo, vị trí điểm bán đến kết quả tiêu thụ hàng hóa của công ty nước giải khát Coca Cola

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ - LUẬT

Trang 2

b, Ảnh hưởng của nhân tố vị trí điểm bán đến tiêu thụ trong doanh nghiệp………

II Giới thiệu chung về Công ty nước giải khát Coca-cola……….

1 Giới thiệu sơ lược về Công ty nước giải khát Coca-cola………

a, Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH nước giải khát Coca -Cola VN b, Đặc điểm kinh doanh………

2 Tình hình quảng cáo ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ hàng hoá của Coca Cola……

a, Các hình thức quảng cáo của Coca Cola……….

b, Ảnh hưởng của các hình thức quảng cáo đến tiêu thụ Coca Cola………

3.Vị trí điểm bán Coca Cola và ảnh hưởng của vị trí điểm bán tới doanh số tiêu thụ Coca Cola……….

III.Giải pháp đưa ra cho công tác quảng cáo và vị trí điểm bán của Coca Cola 1 Giải pháp cho công tác quảng cáo……….

2 Giải pháp điểm bán………

KẾT LUẬN

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

Từ khi gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ ràng: mức sống của người dân ngày càng cao và người dân ngày càng quan tâm tới chất lượng cuộc sống Từ đó ngành thực phẩm và nước giải khát ngày càng phát triển Ngày nay, khi nhắc đến nước ngọt, nước có ga, nước giải khát, chúng ta chắc chắn không thể bỏ qua cái tên Coca-cola Đây là thương hiệu có thị phần lớn nhất nhì trong ngành nước giải khát Vậy vì lí do gì khi mà giữa hàng loạt cái tên như Tribeco, Sabeco,… thì Coca-cola lại nổi lên như ông hoàng của ngành nước giải khát Có phải chăng có sự khác biệt về các hoạt động quảng cáo và các chiến lược lựa chọn vị trí điểm bán khi mà các sản phẩm, giá cả của các công ty đều tương đồng nhau, nếu không muốn nói các công ty trong nước đang có thế mạnh về những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước của chính phủ Vì những khúc măc như vậy nên nhóm đã quyết định chọn phân tích về các ảnh hưởng của nhân tố quảng cáo và vị trí điểm bán đến kết quả tiêu thụ hàng hóa của Công ty nước giải khát Coca-cola.

I Cơ sở lý luận

1 Tiêu thụ hàng hóa

a, Khái niệm: Tiêu thụ hàng hóa được hiểu là hoạt động bán hàng Hoạt động bán hàng là

một quá trình thực hiện chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng và thu tiền về hay được quyền thu tiền về do bán hàng.

b, Vai trò của tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại

- Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp Bởi vì, nhờ tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa mà hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúp doanh nghiệp bù đắp được những chi phí, có lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.

- Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là điều kiện để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận Bởi khi khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì chi phí bình quân của một đơn vị sản phẩm giảm từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Tiêu thụ hàng hóa làm tăng uy tín của doanh nghiệp cũng như làm tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường Bởi vì khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tứclà nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn nhu cầu nào đó Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thể hiện mức bán ra, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thì thị phần của doanh nghiệp càng cao.

- Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao do họ dự đoán được nhu cầu của xã hội trong thời gian tới.

1

2 Quảng cáo

Trang 4

a, Khái niệm: Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng

hóa, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời.- Quảng cáo còn là hình thức tuyên truyền thông tin không trực tiếp, phi cá nhân, được

trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu các chi phí để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.

- Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.

- Đây là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động chiêu thị, là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh.

b, Ảnh hưởng của nhân tố quảng cáo đến tiêu thụ trong doanh nghiệp

- Quảng cáo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Quảng cáo mang lại hiệu quả nâng cao uy tín và gây tiếng tăm cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranhchiếm lĩnh thị trường.

- Nhiều doanh nghiệp nhờ quảng cáo tốt đã tăng được doanh số bán hàng và có những doanh nghiệp đã chi tới hàng tỷ đô la cho quảng cáo.

- Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc vào việc sử dụng kỹ thuật và nghệ thuật để làm saocó thể tác động đến khách hàng nhiều nhất Do quảng cáo rất tốn kém nên để đảm bảoquảng cáo có hiệu quả cần thuê người, công ty quảng cáo để soạn chương trình, thuê chuyên gia phân tích, kích thích tiêu thụ xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để tạo hình ảnh công ty.

3 Vị trí điểm bán

a, Khái niệm: Vị trí điểm bán là địa điểm mà doanh nghiệp chọn để làm vị trí đặt hàng hóa

bán, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, là nơi diễn ra hình thức mua bán Điểm bán hàng là thành phần quan trọng cấu thành mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp Các nhà kinh doanh cho rằng, lựa chọn địa điểm kinh doanh tốt là yếu tố cơ bản cho sự thành công trong bán hàng Mỗi vị trí địa lý đều có sự thích hợp với hình thức tổ chức kinh doanh nhất định Doanh nghiệp thường chia điểm bán thành 3 loại:

- Các điểm bán hàng lớn: bao gồm các khách hàng có doanh số quan trọng, thông thường ở các trung tâm thành phố đặt các trung tâm thương mại, các siêu thị, cửa hàngbách hóa lớn Với các điểm bán hàng này việc đưa hàng hóa vào khâu tiêu thụ khá khó khan, đòi hỏi phải đàm phán lâu dài.

Trang 5

- Các điểm bán hàng trọng yếu: những đại lý, điểm bán hàng nằm ở những địa điểm trọng yếu bám sát nhu cầu người tiêu dùng Các điểm này có doanh số ổn định.

- Các điểm bán hàng nhỏ lẻ: nằm rải rác tại các khu dân cư, có doanh số nhỏ Các điểm bán này có tác dụng tăng doanh số trong thị trường bão hòa

b, Ảnh hưởng của nhân tố vị trí điểm bán đến tiêu thụ trong doanh nghiệp

Vị trí điểm bán là tài sản vô hình của doanh nghiệp Việc lựa chọn điểm bán là một quyết định quan trọng ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp theo 2 mặt:

- Nếu như lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp như khu vực đông dân cư, gần đường giao thông thuận tiện đi lại, khu vực phù hợp với văn hóa người tiêu dùng…sẽ kích hoạt động mua sắm của người tiêu dùng Không chỉ phục vụ cho những khách hàng quen thuộc mà còn có nhiều cơ hội tiếp cận và kích thích những khách hàng mới quantâm và mua sản phẩm.

- Nếu việc lựa chọn điểm bán không phù hợp như nơi xa khu dân cư, đi lại khó khan, hay xa nơi có nguồn cung ứng…thì hoạt động tiêu thụ hàng hóa cũng khó khăn.

II Giới thiệu chung về Công ty nước giải khát Coca-cola

1 Giới thiệu sơ lược về Công ty nước giải khát Coca-cola

Vào năm 1986, lần đầu tiên Coca-cola được giới thiệu đến công chúng đã thực sự thu hút đến những người thưởng thức bởi hương thơm và màu sắc hấp dẫn Coca-Cola là hãng nước ngọt phổ biến nhất trên thế giới Được sản xuất bởi công ty Coca-Cola, nó được bán rộng khắp trên hơn 200 nước và thường được nhắc đến với cái tên đơn giản Coke.

Trên thế giới, Coca-Cola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu Á & Trung Đông, Châu Á, Châu Phi.

Ở Châu Á, Coca-Cola hoạt động tại 6 khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philipin, Nam Thái Binh Dương và Hàn Quốc (Úc, Indonesia, Hàn Quốc và New Zealand), Khu vực phía Tây và Đông Nam Châu Á (SEWA).

Tại Việt Nam, công ty Coca-Cola hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10 năm với những mặt hàng nổi tiếng như: Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước cam ép Splash, nước uống đóng chaiJoy, nước tăng lực Samurai, Schweppes, bột giải khát Samurai, bột Sunfill với các hương Cam, dứa, dâu.

o Tên giao dịch: Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAMo Tên nước giao dịch nước ngoài: Coca-Cola Indochine Pte.Ltd., Singaporeo Tên viết tắt: Coca-Cola

o Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas mang nhãn hiệu Coca-Cola

o Địa chỉ: Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh

Trang 6

o Website: www.coca-cola.vno Số điện thoại: 84 8961 000o Số fax: 84 (8) 8963016

o Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoàio Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USDo Vốn pháp định: 163.836.000 USD

o Mục tiêu: sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite,

a, Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH nước giải khát Coca -Cola Việt Nam

Năm 1960: Lần đầu tiên Cola được giới thiệu tại Việt Nam Tháng 2/1994: Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài.

Coca-Tháng 8/1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.

Tháng 9/1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty

Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.

Tháng 1/1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung – Coca-Cola Non Nước Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.

Tháng 10/1998: Chính phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lầnlượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.Tháng 3 đến tháng 8/1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hìnhthức sở hữu tương tự.

Tháng 6/2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ ngày 1/3/2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.

Từ năm 2016-2018: Coca-Cola Việt Nam đã tạo ra hơn 80.000 việc làm, đóng góp 3.500 tỷ đồng vào GDP hàng năm.

 Coca-Cola Việt Nam hiện có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Tây – Đà Nẵng – Hồ Chí Minh

b, Đặc điểm kinh doanh

Cơ cấu tổ chức của coca-cola Việt Nam

- Coca-Cola Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài của Coca-Cola IndochinaPte.Ltd, tên gọi trước kia là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương được thành lập vào năm 1995 và là công ty liên doanh với tổng

Trang 7

số vốn đầu tư 48 triệu đô la Mỹ giữa Công ty Coca-Cola Indochina Pte Ltd (60% vốn)vàCông ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nước Giải Khát Chương Dương (40%vốn) Tháng 10 năm 1998, Chính Phủ chấp thuận cho phép liên doanhchuyển đổi thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc tái đầu tư vốn CCBV đặt tại Thủ Đức và tuyển dụng khoảng 841 nhân viên.

- Các sản phẩm nước giải khát Coca-Cola được sản xuất tại ba nhà máy đóng chai đặt tại

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.Tháng 6 năm 2011, Chính phủ Việt Nam đồng ý cho phép ba nhà máyđóng chai sát nhập theo cơ cấu quản lý tập trung trong đó, nhà máy đóng chai Coca-Cola Việt Nam(CCBV) ở Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò quản lý Hai nhà máy đóng chai ở Hà Nội và Đà Nẵng hiện đang hoạt động như hai chi nhánh của Công ty Coca-Cola Việt Nam ở khu vực phía Bắc và miền Trung Tính đến năm 2010, Coca-cola có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên và hơn300.000 đại lý tại Việt Nam Coca-cola vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối củamình; các đại lý, quán café, nước giải khát, nhà hàng…Coca cola thường xuyên hỗ trợ các đại lý của mình với hoạt động như tặng dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính… Ngoài ra Coca-cola cũng có hình thức bản lẻ trực tiếp như các máy bán nước tự động được đặt trên các vỉa hè, đường phố.

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Công ty coca-cola là một hãng sản xuất và kinh doanh nước giải khát Sản phẩm chủ lực của Coca-Cola là đồ uống có ga nhưng công ty cũng sản xuất cả đồ uống không có ga như nước đóng chai, nước hoa quả, cà phê và nước tăng lực.

Đối tượng khách hàng

Đối tượng khách hàng mà Coca Cola hướng đến là tất cả mọi người, Coca-Cola đã đưa ra các quảng cáo sản phẩm đến mọi gia đình, mọi lứa tuổi “ cho người lớn, trẻ nhỏ, cho bạn, cho tôi, cho tất cả mọi người” Điều đó hướng đến tư duy Coca Cola là sản phẩm của toàn dân, bấtcứ ai cũng có thể sử dụng.

2 Tình hình quảng cáo ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ hàng hoá của Coca Colaa, Các hình thức quảng cáo của Coca Cola

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến một trong những chiến lược được áp dụng vô cùng hiệu quả tại Coca Cola chính là việc thật sự đầu tư cho quảng cáo Ngay từ đầu, Coca Cola đã dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng tên thương hiệu (Chắc chắn rằng đây là một trong số những công ty đầu tiên có chi phí marketing vượt quá chi phí cho sản xuất) Sau khi thương nhân tại Georgia Asa Griggs Candler trở thành cổ đông lớn của Coca-Cola vào năm 1888, ông quyết tâm đưa Coke trở thành sản phẩm phổ biến nhất nước Mỹ bằng việc tiếp thị và liên kết với các nhà đóng chai trong khu vực Rõ ràng sau khi Candler nắm quyền kiểm soát công ty, Coke đã trở thành thương hiệu đồ uống được tiêu thụ rộng rãi.

Candler bắt đầu sáng kiến cung cấp coupon đại trà với kết quả là 10% lượng sản phẩm từ năm 1887 - 1920 được cung cấp miễn phí nhằm tạo dựng khả năng nhận diện thương hiệu.Ông Candler cũng cung cấp cho các nhà bán lẻ nhiều đồ trang trí Coca-Cola như áp phích quảng cáo và hình minh họa để trang trí cửa hàng cũng như tặng quyển lịch và đồng hồ

Trang 8

cho khách hàng Theo ông Butler, Coke là sản phẩm tiên phong trong việc gắn kết thương hiệu với những đồ vật không liên quan gì đến sản phẩm.

Trong những năm 1895, lãnh đạo Coca-Cola tập trung vào việc đưa hình ảnh của công ty xuất hiện nhiều nhất có thể Đồng thời trên các phương tiện đại chúng và các biển quảng cáo,Coca-Cola xuất hiện với tần suất nhiều chưa từng có Nếu như trong năm đầu tiên thực hiện chiến dịch, họ chỉ bán được trên 30.000 lít Coca-Cola thì chưa đến 30 năm sau cả tập đoàn đã tiêu thụ được trên 70 triệu lít.

Ngay từ đầu những năm 1920, Coca-Cola đã bắt đầu chú trọng đến quảng cáo, xây dựng hình ảnh thương hiệu Họ liên tiếp mời những nhân vật nổi tiếng xuất hiện trong các đoạn quảng cáo và gây được tiếng vang lớn Đến năm 1929, Coca Cola đã tràn ngập khắp nước Mỹ và lợi nhuận ào ạt chảy vào túi công ty này.

Sử dụng người nổi tiếng làm gương mặt đại diện, đầu tư vào thiết kế chai nhựa, chai thuỷ tinh, lon Coke với đăng ký sở hữu độc quyền, thực hiện các chiến dịch quảng cáo với tần suất liên tục trên sóng radio, truyền hình, đến cả ông già noel và chú gấu Bắc cực cũng uống Coca Cola… Và trong suốt thời gian thế chiến thứ hai, công ty này thậm chí còn hỗ trợ tiếp tế quân nhu cho quân đội Mỹ ở nước ngoài theo yêu cầu của Tổng thống Eisenhower Đổi lại, suốt 131 năm qua, Coca Cola vẫn giữ vững vị thế của thương hiệu có doanh số bán chạy nhất trong lịch sử.

Truyền thông là chiến lược đặc biệt nhất trong chiến lược marketing mix của Coca Cola Thông qua các chiến dịch quảng cáo đa dạng, Coca-Cola đã tạo ra một nhu cầu tiêu thụ trên thị trường bằng cách kết hợp phong cách sống với hành vi ứng xử hằng ngày Vì thế, bạn có thể dễ dàng bắt gặp một quảng cáo của Coca-Cola cho từng cá nhân trong những dịp đặc biệthoặc khi Coca-Cola muốn truyền tải thông điệp tốt đẹp đến toàn xã hội Coca-Cola sử dụng trách nhiệm xã hội (CSR) của mình như một công cụ quảng cáo, đánh vào cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng Ví dụ như chiến dịch “Support my school” của Coca-Cola hợp tác cùngNDTV – một kênh truyền hình lớn ở Ấn Độ, với nhiều đại sứ thương hiệu nổi tiếng của Ấn Độ như Shahrukh khan, Hrithik Roshan, diễn viên miền Nam Ấn Độ Vijay, Trisha, Ghambir,Aamir khan,… Nhờ có chiến dịch, các sản phẩm của Coca-Cola đã được giảm giá nhiều hơn mức bình thường ở quốc gia này cùng một số đặc quyền khác về phân phối và quảng cáo Coca Cola đã có rất nhiều các slogan, thông điệp gửi tới khách hàng từ những năm đầu xuất hiện ở Việt Nam :1994 Play Red Hot Summer, 1995 Play Red Hot Summer again, 1996 Enjoy, 2001 Life is Good Qua đó thấy, Coca-Cola luôn thay đổi thông điệp (những lời chúc,nhắn gửi) tới khách hàng, phù hợp với từng sự kiện, từng thời kỳ Ví dụ như trong dịp Tết, Coca-Cola được phát triển dưới hình thức quà biếu với nhiều ý nghĩa tinh thần được chăm chút cẩn thận trong từng thiết kế và thông điệp Đó chính là hình ảnh đàn én vàng mang mùa xuân với lời chúc tốt đẹp mà người Việt Nam thường dành cho nhau trong những dịp Tết đến, cùng với màu đỏ truyền thống trong loạt bao bì Tết 2009 mà Coca-Cola đang giới thiệu trên thị trường Đàn én vàng và màu đỏ may mắn truyền thống của Coca-Cola chính là giá trịtinh thần, là lời chúc may mắn dành cho nhau trong dịp Tết Ước muốn của Coca-Cola Việt Nam là xây dựng hình ảnh chim én, đưa chim én đến gần tâm thức của mọi người hơn, đặc biệt là vào dịp Tết Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm chú trọng

Trang 9

vào khách hàng Coca Cola được đựng trong lon nhôm hoặc trong chai thuỷ tinh, bên ngoài dán nhãn hiệu màu đỏ tươi với hai chữ Coca Cola viết hoa theo chiều nghiêng 45 độ Với màu đỏ tươi và những đường cong trắng tuyệt diệu, Coca Cola đã thành công trong việc hấp dẫn và lôi cuốn khách hàng

Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, hãng bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt qua đó khách hàng cũng có thể cảm thấy chất lượng của sản phẩm có sạch sẽ hay không Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: TV, radio, báo, tạp chí… có ưu thế là sự tác động mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng và phong phú, tuy nhiên đòi hỏi chi phí cao và tần suất lớn Mỗi phương tiện truyền thông có những đặc trưng riêng biệt, có những điểm mạnh nhưng cũng có những điểm yếu Vì vậy, một chiến dịch quảng cáo tích hợp được đánh giá là thành công khi lợi dụng được tất cả các thế mạnh của từng loại phương tiện truyền thông đó.cocacola cũng đã lựa chọn

phương thức quảng cáo này Hình ảnh cocacola xuất hiện trên tivi với gam màu đỏ đã thu hútđược sự chú ý của phần đông khán giả, công ty cocacola cũng đã bỏ ra rất nhiều chi phí cho việc quảng cáo trên tivi vào các thời gian khác nhau trong ngày, đồng thời chi phí cho việc thiết kế các quảng cáo trên tivi cũng rất lớn để có thể tạo nên được những chương trình quảng cáo đặc sắc để thu hút sự chú ý và tạo được những nét riêng biệt trong tâm trí người xem Bên cạnh đó hình thức quảng cáo bằng báo, tạp chí cũng đã được các công ty cocacola ứng dụng để xâm nhập vào tâm trí khách hàng,cocacola xuất hiện trên nhiều trang báo như báo nhân nhân, báo Hà Nội mới, H2T Công ty Cocacola còn quảng cáo trên internet về sản phẩm của mình với các thông số về chất lượng để thu hút nhưng khách hàng thường xuyên lướt Web.

Kênh truyền thông trực tiếp Coca Cola đã cho một lượng lớn đội ngũ nhân viên của mình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để giới thiệu về sản phẩm đến người tiêu dùng về những lợiích khi uống cocacola và nói cho khách hàng biết được sản phẩm của mình có sự khác biệt như thế nào so với các sản phẩm khác, chiến dịch này được cụ thể hóa bằng hoạt động bán hàng cá nhân hoặc các chương trình khuyến mại.

Trong các chiến dịch marketing của mình, Coca Cola luôn coi “khách hàng là thượng đế” Hãng đã có nhiều chiến lược khác nhau để khách hàng thực sự cảm nhận được hương vị của Coca Cola Nhiều chương trình khuyến mãi lấy khách hàng làm trung tâm như dùng thử sản phẩm, mua 1 tặng 1 Một chương trình được đánh giá khá có sức lôi cuốn của Coca Cola là các cuộc thi “người uống Coca khoẻ nhất” do hãng tổ chức Cuộc thi được tiến hành trên nhiều thị trường lớn, trong mỗi cuộc thi sẽ có nhiều vòng và mỗi vòng các thí sinh phải ra sức uống một lượng Coca Cola lớn trong thời gian ngắn nhất Nhờ cuộc thi này mà Coca Cola đã tạo được sự hứng thú mạnh mẽ đối với người tiêu dùng, qua đó góp phần đẩy mạnh giá trị thương hiệu của hãng.

Công ty Coca-Cola Việt Nam đã từng khởi động chương trình khuyến mãi trên toàn quốc dành cho giới trẻ năng động: “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã đời” nhằm thu hút khách hàng

Trang 10

mục tiêu là giới trẻ Điểm khác biệt của chương trình này với các chương trình khuyến mãi thông thường là tinh thần chủ đạo “Chung hưởng niềm vui” dành cho nhóm bạn hơn là một cá nhân Chiến dịch “Happiness Factory: Truyền cảm hứng lạc quan đến người tiêu dùng”, dành gần một triệu mẫu sản phẩm dùng thử cho người tiêu dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Cần Thơ Hay như chiến dịch “Hát cùng Coca-Cola”, được tổ chức để khuyến khích tinh thần luôn thể hiện và trải nghiệm những điều mới mẻ ở giới trẻ để cuộcsống tràn ngập hứng khởi – “Có Coca-Cola món nào cũng ngon”: Quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam thông qua nhiều hoạt động thú vị trong đó có chương trình truyền hình thực tế“Đua tài ẩm thực”,… và nhiều chương trình khác tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh Hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, Coca-Cola không quên rằng hoạt động khuyến mãi là một trong những công cụ tốt nhất để quảng bá hình ảnh của sản phẩm Việc sử dụng các hình thức khuyến mãi không chỉ giúp cho doanh số của công ty tăng lên, mà nó còn thể hiện giá trị mà công ty mang lại cho các khách hàng của mình.

b, Ảnh hưởng của các hình thức quảng cáo đến tiêu thụ Coca Cola:

Là một trong những bậc thầy PR Marketing, các chiến dịch quảng cáo Coca Cola luôn khiến người tiêu dùng phải khát theo những ý tưởng độc đáo và sáng tạo của mình Tại thị trường Austraulia Ban đầu đồ uống dạng ( soft drink ) không nhận được sự quan tâm của giới trẻ Có tới 50 % giới trẻ chưa uống thử Coke Kể từ khi chương trình “ Trao Coca - cola, kết nối bạn bè ” được Coca - Cola lần đầu tiên thử nghiệm ở Australia năm 2011 với tên gọi “ Share a Coke " Với mục đích ban đầu là nhằm xây dựng nhận thức về nhãn hiệu Coca - Cola cho giới trẻ tại Autraslia, thúc đầy tính tương tác với khách hàng trẻ thông qua sự lên ngôi của các mạng xã hội.

Trong lần thử nghiệm ở thị trường Australia mùa hè năm 2012, Coca - cola cho in lên trên vỏ chai 150 cái tên phổ biến nhất tại quốc gia này Người dùng có thể tìm chai Coke có tên chính mình, tên của thành viên trong gia đình, bạn bè, thậm chí cả người lạ để mua và tặng lẫn nhau Nhờ có nhiều hoạt động sáng tạo mà chiến dịch này đã thành công ngoài mong đợi với sự tham gia của hàng triệu người Australia Lượng tiêu thụ Coke tăng 7 % , tạo nên mùa hè thành công nhất từ trước đến nay của Coca Cola tại xứ sẽ chuột túi Chiến dịch đã nhận được 18 triệu lượt xem trên các kênh mạng xã hội cho thấy hiệu quả rõ nét của thu hút truyềnthông trên mạng xã hội của Coca Cola Lượng truy cập vào các trang Fanpage của Coca Colatăng 870 % 76.000 mô hình các vỏ chai Coke được tạo ra và chia sẻ trên Facebook 378.000chai Coca Cola được sản xuất với tên riêng trên vỏ chai Coca Thậm chí người ta còn phải xếp hàng chờ được in tên trên những chai Coca Cola hay xới tung các gian hàng trong siêu thị cốt chỉ để tìm thấy chai Coca tên mình Từ những thành công rực rỡ đó , ý tưởng trên đã được nhân rộng trên toàn cầu ” Tại thị trường Mỹ.

Mùa hè năm 2014 , chương trình " Share a Coke ” được thực hiện Được tung vào Mỹ từ tháng 6, ý tưởng này đã khuyến khích người tiêu dùng mua cho mình và đem tặng cả bạn bè, người thân Coca Cola chọn 250 cái tên phổ biến nhất nước dành cho giới trẻ Hãng cũng tổ chức in tên theo yêu cầu tại các cửa hàng trên khắp nước Mỹ và cho phép in tên lên lon ảo trên website để người dùng chia sẻ trên mạng xã hội Chiến dịch này đã tạo nên cơn sốt trongnhiều tháng , đào ngược xu hướng giảm tiêu thụ Coca Cola tại Mỹ suốt cả thập kỷ nay Coca

Ngày đăng: 03/08/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w