1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - KINH TẾ DOANH NGHIỆP - Đề tài - Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá cả, nhân tố chất lượng hàng hóa và bao gói đến kết quả tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn tại một doanh nghiệp cụ thể.

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

MỤC LỤC

TrangLời nói đầu……….………2Phần I: Tổng quan về đề tài và giới thiệu về doanh nghiệp Công ty cổ phần bánhkẹo Kinh Đô……… …….…3

1 Khái niệm và ảnh hưởng của nhân tố giá cả, nhân tố chất lượng và bao gói đếnkết quả tiêu thụ hàng hóa của Kinh Đô…… ……… … ….3

1.1 Tiêu thụ hàng hóa……… … 3

1.2 Tầm quan trọng của Tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp…… ……… ……3 1.3 Giá cả……… 4 1.4 Ảnh hưởng của giá cả hàng hóa đến tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp…4 1.5 Chất lượng và bao gói sản phẩm……… 4

1.6 Ảnh hưởng của chất lượng và bao gói sản phẩm đến tiêu thụ của doanh

2 Khái quát Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô……….……… 7Phần II: Thực trạng ảnh hưởng của nhân tố giá cả, nhân tố chất lượng và bao góiđến kết quả tiêu thụ hàng hóa của Công ty bánh kẹo Kinh Đô……… 132.1 Thực trạng ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến kết quả tiêu thụ của KinhĐô……… 13

2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược giá cả của Kinh Đô……….13

2.1.2 Đánh giá chiến lược giá của Kinh Đô……….15

2.2 Thực trạng ảnh hưởng của nhân tố chất lượng và bao gói đến kết quả tiêuthụ của Kinh Đô……… 24

2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược chất lượng và bao gói đến của Kinh

Đô……… 24 2.2.2 Đánh giá chiến lược chất lượng và bao gói của Kinh Đô……….…… 27

2.3 Nhận xét chung về Kinh Đô……….……33Phần III: Một số đề xuất và giải pháp xây dựng giá cả, chất lượng sản phẩm vàbao gói của Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô……… …37Kết luận………42Tài liệu tham khảo……… … 43

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển, hàng hoá đã được lưu thông rộngrãi trong các khu vực, các nước khác nhau trên thế giới Chính sách mở cửa của Đảngvà Nhà nước đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt của nền kinh tế Các doanh nghiệp trongnước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam luôn tìm kiếmcho mình những cơ hội kinh doanh mới nhằm thu được lợi nhuận tối đa, đồng thời bảođảm được các mục tiêu an toàn và thế lực cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, để thực hiện tất cả các mục tiêu đó không phải là điều đơn giản, đôikhi phải trả những cái giá rất đắt, thậm chí có thể thất bại dẫn đến phá sản Nghiên cứuvấn đề này, nhiều nhà kinh tế cho thầy rằng sự thành công hay thất bại của một ngànhtrên thương trường phụ thuộc rất lớn vào chiến lược cạnh tranh mà họ đã đề ra để thúcđẩy tiêu thụ đạt lợi nhuận cao Có rất nhiều nhân tố tác động một cách trực tiếp haygián tiếp đến việc tiêu thụ hàng hóa Những nhân tố này cùng lúc có thể tác động cùngchiều hay ngược chiều nhau, mức độ và phạm vi tác động của mỗi nhân tố cũng khônggiống nhau Do đó trong việc nhận thức và đánh giá tác động của chúng cần có cáchnhìn một cách khoa học và tổng thể.

Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là yếu tốquyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nhưng để hàng hóa, dịch vụ đóđược người tiêu dùng chấp nhận và mua để tiêu dùng thì đòi hỏi sản phẩm phải thỏamãn được một số yêu cầu về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đó Để làm rõ vấn

đề này hơn, với những kiến thức thu được, Nhóm 01 đã lựa chọn đề tài “Phân tíchảnh hưởng của nhân tố giá cả, nhân tố chất lượng hàng hóa và bao gói đến kết quảtiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp Liên hệ thực tiễn tại một doanh nghiệp cụthể.” Để tiện theo dõi một cách khoa học chúng em đã chia bài thảo luận thành 3

của cô để kiến thức của chúng em được thêm phong phú và vững chắc

Trang 4

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI VÀ GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆPCÔNG TY BÁNH KẸO KINH ĐÔ

1 Khái niệm và ảnh hưởng của nhân tố giá cả, nhân tố chất lượng và bao gói đếnkết quả tiêu thụ hàng hóa của Kinh Đô

1.1 Tiêu thụ hàng hóa

Trao đổi hàng hoá hay tiêu thụ hàng hoá đã xuất hiện từ rất sớm cùng với sự xuấthiện của xã hội loài người Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của lực lượng sảnxuất xã hội và trình độ phân công lao động xã hội thì trình độ, phạm vi của quan hệtrao đổi cũng đã phát triển không ngừng và đã trải qua nhiều hình thức khác nhau Dođó tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, tuỳ thuộc vào cách nhận thức và tuỳ thuộc vào mụcđích nghiên cứu mà tiêu thụ hàng hoá có thể được khái niệm khác nhau.

Theo quan điểm cổ điển thì tiêu thụ hàng hoá được hiểu là quá trình hàng hoá di

chuyển từ người bán sang người mua và đồng thời là quá trình chuyển quyền sở hữu.

Theo quan điểm hiện đại thì tiêu thụ hàng hoá được hiểu là một quá trình phát hiện

nhu cầu, là quá trình tác động tổng hợp để làm cho nhu cầu được phát hiện tăng lênquá giới hạn điểm dừng và buộc khách hàng phải thực hiện hành vi mua hàng để thoảmãn nhu cầu.

Theo Luật thương mại Việt Nam thì tiêu thụ hàng hoá thực chất là việc thực hiện

giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và người bán nhận tiền từngười mua theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán.

Trong Doanh nghiệp Thương mại tiêu thụ hàng hoá được hiểu là bán hàng Hoạt

động bán hàng trong Doanh nghiệp là một quá trình thực hiện chuyển quyền sở hữuvề hàng hoá cho khách hàng và thu tiền về hay được quyền thu tiền về do bán hàng.

1.2 Tầm quan trọng của Tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp

Như vậy có thể nói tiêu thụ hàng hoá là khâu quan trọng nhất của bất kỳ doanhnghiệp nào Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đặc biệt là doanhnghiệp thương mại có hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá Làm tốtcông tác tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển cân đối, đápứng nhu cầu xã hội Ngược lại sản phẩm không tiêu thụ được sẽ làm cho sản xuấtngừng trệ, sản phẩm không có giá trị sử dụng.

Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm , giá cả hợp lý của sản phẩm là những vấn đề vôcùng quan trọng ảnh hưởng đếm công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng và hoạt động sảnxuất kinh doanh nói chung Vì vậy, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trườngvề cung cầu hàng hoá, giá cả đối thủ cạnh tranh Đồng thời không ngừng cải tiếncông nghệ sản xuất, đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá bán.

Trang 5

Với ý nghĩa đó, tiêu thụ sản phẩm được coi là một biện pháp để điều tiết sản xuất, làtiêu chẩn để đánh giá quá trình sản xuất, cải tiến công nghệ.

Việc tổ chức hợp lý khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức thấp nhấtcác loại chi phí, góp phần làm giảm giá thành tới tay người tiêu dùng, nâng cao khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường Tiêu thụ sản phẩm góp phầncủng cố vị trí , thế lực của doanh nghiệp nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối vớikhách hành thông qua sản phẩm có chất lượng mà giá cả phải chăng, phương thức giaodịch mua bán thuận tiện, dịch vụ thương trường Thực hiện tốt các khâu của quá trìnhtiêu thụ giúp cho doanh nghiệp có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn và lôicuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường.

Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm là động lực thúc đẩy sản xuất và là yếu tố tăngnhanh vòng vốn sản xuất kinh doanh.

Với môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, việc mua sắm các yếu tốđầu vào thuận lợi hơn, quy trình sản xuất gần như ổn định thì sự biến động về thời giancủa một chu kỳ sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm Bởi vậy,tiêu thụ sản phẩm càng triến hành tốt bao nhiêu thì chu kỳ sản xuất kinh doanh càngngắn bấy nhiêu, vòng vốn càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng cao Thông qua việctiêu thụ sản phẩm , các doanh nghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu cơ bản của mình làlợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều theo đuổi.

Lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh

Lợi nhuận là nguồn vốn bổ sung các quỹ của doanh nghiệp, trên cơ sở đó các doanhnghiệp có điều kiện đầu tư, xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị, từng bước phát triểnvà mở rộng quy mô của doanh nghiệp Lợi nhuận còn dùng để kích thích vật chất,khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên quan tâm hơn nữa đến lợi ích chung,khai thác tận dụng được mọi tiềm năng của doanh nghiệp.

Lợi nhuận chính là biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằngtiền trên cơ sở so sánh giữa thu nhập và chi phí trong một đơn vị thời gian nhất định,nó được xác định bằng công thức sau:

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí - thuế

Như vậy, muốn có lợi nhuận cao thì ngoài các biện pháp giảm chi phí sản xuất ,doanh nghiệp còn đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, nâng cao mức lưu chuyển,tăng doanh thu bán hàng Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ làm giảm chi phílưu thông vì sản phẩm bán ra nhiều và nhanh sẽ làm giảm thời gian dự trữ tồn kho,giảm chi phí vận chuyển, bảo quản, hao hụt, mất mát tạo điều kiện thuận lợi chodoanh nghiệp hạ giá thành mà vẫn bảo đảm lợi nhuận cao.

Trang 6

1.3 Giá cả

Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị Khi cung

và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánhvà phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường hợp này ít khi xảy ra Giá cả của hànghoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.

1.4 Ảnh hưởng của giá cả hàng hóa đến tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp

Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt động tiêuthụ – Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên thị trường và do đóảnh hưởng đến tiêu thụ Xác định giá đúng sẽ thu hút được khách hàng đảm bảo khảnăng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao nhất hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ Tuỳtừng môi trường, từng đoạn thị trường mà các doanh nghiệp nên đặt giá cao hay thấpđể có thể thu hút được nhiều khách hàng, và do đó sẽ bán được nhiều hàng hóa, tăngdoanh số bán hàng cho doanh nghiệp mình Hơn nữa giá cả phải được điều chỉnh linhhoạt trong từng giai đoạn kinh doanh, từng thời kỳ phát triển hay chu kỳ kinh doanhđển hằm thu hút khách hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm tăng tốc độ tiêu thụsản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.

Giá cả ảnh hưởng mạnh tới hoạt động tiêu thụ do vậy nó cũng được sử dụng nhưmột vũ khí trong cạnh tranh nhất là trong điều kiện thu nhập của người dân còn thấp.

Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu lạm dụng vũ khí giá cả nhiều trường hợp “gậy ông sẽ

đập lưng ông” không những không thúc đẩy được tiêu thụ mà còn bị thiệt hại Do đó

phải hết sức thận trọng trong việc cạnh tranh bằng giá, việc định hướng, xây dựng kếhoạch đúng đắn về giá cả là một điều kiện quan trọng cho việc tăng tốc độ tiêu thụ sảnphẩm hàng hóa của các doanh nghiệp hiện nay.

1.5 Chất lượng và bao gói sản phẩm

Chất lượng hàng hóa ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm Khi nói tới chất

lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến những đặc tính nội tại của doanh nghiệp được xácđịnh bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được hoặc phù hợp với điềukiện hiện tại và thỏa mãn được những nhu cầu hiện tại nhất định của xã hội Bất kỳmột doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều vì mục đích lợi nhuận.Nhưng đối với người tiêu dùng mục đích khi mua hàng trước hết là họ nghĩ tới khảnăng hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của họ và hướng tới sản phẩm có chất lượng tốt nhất Ngày nay khi xã hội càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng của hàng hóa càngcao, đó là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải đạt được Vì nó đem lại khả

năng “chiến thắng vững chắc" cho doanh nghiệp, giá có thể thay đổi nhưng chất lượng

muốn thay đổi thì cần phải có thời gian Vì vậy xây dựng sản phẩm có chất lượng tốtcũng là cách doanh nghiệp tạo dựng và thu hút khách hàng, giữ chữ tín tốt nhất Bất kỳmột sản phẩm hàng hóa nào được chào bán trên thị trường đều chứa đựng một giá trịsử dụng nhất định, các sản phẩm đồng loại nhưng được sản xuất từ các doanh nghiệp

Trang 7

khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau và sản phẩm của doanh nghiệp nào có chấtlượng cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng về mình Khi khách hàng biết đếnchất lượng sản phảm hàng hóa của doanh nghiệp và tin vào chất lượng thì họ sẽ muahàng của doanh nghiệp Sản phẩm có chất lượng tốt giá cả phù hợp chắc chắn sẽ thuhút được nhiều khách hàng Vì vậy doanh nghiệp cũng cần thường xuyên nắm bắt thịhiếu và nhu cầu của người tiêu dùng để đổi mới nâng cao chất lượng của sản phẩm Đócũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng của mình trong điềukiện xã hội ngày nay hàng giả hàng kém chất lượng khiến nhiều người tiêu dùng khócó thể phân biệt được.

Chất lượng sản phẩm không những được thể hiện ở chất lượng bên trong của sản

phẩm mà nó còn được thể hiện ở chất lượng mẫu mã bao bì của sản phẩm, khi khách

hàng tiếp cận với hàng hóa, ấn tượng ban đầu chính là mẫu mã của sản phẩm tạo thiệncảm đối với sản phẩm, có thể sản phẩm có hình ảnh ấn tượng, đẹp nhưng chất lượng inấn, màu sắc bao bì không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn hình ảnh và thiện cảm của ngườitiêu dùng Cùng với đó là chất lượng bao bì tốt sẽ bảo vệ được chất lượng bên trongcủa sản phẩm Ngoài ra chất lượng bao bì cũng là một trong những yếu tố giúp kháchhàng phân biệt hàng thật hàng giả Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý tới chất lượng baobì của sản phẩm Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận nhưng đểđạt được lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa và thu tiền về tức làđược khách hàng chấp nhận Muốn vậy ngoài yếu tố giá cả doanh nghiệp phải chútrọng tới yếu tố chất lượng, chính chất lượng sản phẩm có thể tạo nên vị thế cững chắccủa sản phẩm trên thị trường Đồng thời chất lượng sẽ thu hút khách hàng lâu dài, bềnvững và làm cho khách hàng trung thành với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO thì chất lượng của sản phẩm càng phải đượcchú trọng, nếu sản phẩm không tốt, chất lượng kém thì các doanh nghiệp trong nướckhó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi mà ngày nay giá cả khôngcòn quan trọng Đó là một bài toán lớn yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam cần phảigiải quyết trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiên nay.

1.6 Ảnh hưởng của chất lượng và bao gói sản phẩm đến tiêu thụ hàng hóa củadoanh nghiệp

Trong kinh doanh, hình thức bao bì sản phẩm cũng là một trong những yếu tố quan

trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng Không thể phủ nhận cùngmột mặt hàng có chất lượng như nhau nhưng nếu sản phẩm nào có thiết kế bao bì đẹpmắt và sang trọng hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Khi thiết kế bao bì phải dựa trên nguyên tắc định vị nhận diện thương hiệu Để đạtđược tính thống nhất, khi thiết kế bao bì sản phẩm, người thợ thiết kế cần dựa vào hìnhảnh và màu sắc của thương hiệu sản phẩm để thiết kế bao bì sản phẩm Chính vì nhữnglý do trên mà chất lượng và bao gói san phẩm sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóatrong doanh nghiệp

Trang 8

Thứ nhất, hình thức bao bì của sản phẩm cũng đóng vai trò tạo nên mối liên kết

giữa thương hiệu với người tiêu dùng Nó thể hiện sự tương tác giữa hai bên Khi chấtlượng sản phẩm tốt thì cũng sẽ củng cố được hình ảnh thương hiệu và tạo được niềmtin ở khách hàng

Thứ hai, hình thức bao bì của sản phẩm cũng có tác dụng truyền thông cho sản

phẩm Khi thiết kế bao bì chất lượng thì cũng có tác dụng truyền tải thông tin đếnkhách hàng một cách dễ dàng Khi thông tin được truyền tải tốt sẽ giúp người dùng cóniềm tin vào thương hiệu và sản phẩm từ đó họ sẽ quyết định mua hàng nhiềuhơn.Ngoài ra, với việc cung cấp thông tin hiệu quả từ bao bì sản phẩm, sự trải nghiệmcủa các khách hàng sẽ tốt hơn và từ đó sẽ giúp làm tăng sự trung thành với thươnghiệu sản phẩm

Thứ ba, hình thức bao bì của sản phẩm cũng là một yếu tố để quyết định tới doanh

số bán hàng của sản phẩm Sở dĩ có điều này là do bao bì của sản phẩm chính là mộtcơ hội cuối cùng để tiếp xúc với khách hàng khi mà họ tìm kiếm các sản phẩm trên kệhàng.Lúc này, khi đã đến siêu thị hoặc nơi bán sản phẩm họ không còn những tiêu chínào để đánh giá, lựa chọn sản phẩm nào nữa mà yếu tố quyết định cuối cùng ảnhhưởng tới quyết định mua sản phẩm chính là dựa vào bao bì của sản phẩm Nếu bao bìcủa sản phẩm nổi bật và hấp dẫn hơn những sản phẩm cùng loại thì khả năng chúngđược khách hàng lựa chọn sẽ cao hơn

Thứ tư, bao bì của sản phẩm cũng chính là nơi để cung cấp những thông tin bắt

buộc cũng như những thông tin không bắt buộc như: tên của sản phẩm, thành phần sảnphẩm, công dụng sản phẩm, chức năng của sản phẩm, hạn sử dụng và thông tin nhàsản xuất… Còn đối với chất lượng sản phẩm, đây là yếu tố quyết định tính sống còncủa một doanh nghiệp Nếu chất lượng sản phẩm tốt sẽ lấy được sựu tin tưởng củangười tiêu dùng và khiến doanh số bán ngày càng cải thiện tốt hơn Ngược lại, vớidoanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chất lượng kém sẽ bị người tiêu dùng quay lưngngay sau lần đầu sử dụng.

2 Khái quát Công ty bánh kẹo Kinh Đô

Kinh Đô là một công ty cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn nhẹ tạiViệt Nam, với các mặt hàng chính gồm bánh, kẹo và kem Hiện nay Kinh Đô là mộttrong những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong các công ty niêmyết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam Các thành viên hội đồng quản trị côngty được các báo chí Việt Nam bình chọn là những cá nhân giàu nhất Việt Nam dựatrên tài sản chứng khoán.

Trang 9

2.1 Giới thiệu về công ty Kinh Đô

Chủ tịch Hội Đồng quản trị Tập Đoàn Kinh Đô: Ông Trần Kim Thành

Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, Bến Thành, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam Tel: (84) (8) 38270838

Fax: (84) (8) 38270839

Email: info@kinhdo.vn

Website: www.kinhdo.vn

Slogan: “Hương vị cho cuộc sống”

Công ty cổ phần Kinh Đô là công ty lớn chuyên sản xuất và kinh doanh thức ănnhẹ tại Việt Nam Các mặt hàng chính của công ty gồm các loại bánh, kẹo và kem.Hiện nay Kinh Đô là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhấttrong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam Các thành viênhội đồng quản trị công ty được các báo chí Việt Nam bình chọn là những cá nhân giàunhất Việt Nam dựa trên tài sản chứng khoán.

Công ty Kinh Đô hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu tại thịtrường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng ViệtNam chất lượng cao Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thành phốvới 150 nhà phân phối và gần 40.000 điểm bán lẻ Sản phẩm của Kinh Đô đã đượcxuất khẩu sang thị trường 20 nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Úc, Trung Đông,Singapore, Đài Loan, với kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 10 triệu USD vào năm2003.

2.2 Lịch sử thành lập

Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô thành lập năm 1993.Ban đầu là phân xưởng sản xuất bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố HồChí Minh với vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và khoảng 70 công nhân viên Lúc bấy giờ,công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh Snack, một sản phẩmmới đối với người tiêu dùng trong nước.

2.3 Quá trình phát triển

Năm 1993 và 1994 là cột mốc cho sự trưởng thành của công ty, qua việc thànhcông trong sản xuất, kinh doanh bánh Snack (thị trường bánh Snack tại thời điểm đóchủ yếu là của Thái Lan) Sau quá trình nghiên cứu khảo sát nhu cầu thị trường, BGĐCty đã quyết định tăng vốn pháp định lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánhSnack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên 750.000 USD Việc sản xuất và tung rasản phẩm Bánh Snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng.

Trang 10

Từ 1996- 2000, công ty liên lục rót vốn và đầu tư công nghệ sản xuất, mở rộng quimô trên khắp Bắc, Trung, Nam và thành công với nhiều loại sản phẩm mới như: kẹocứng, bánh Cookies,bánh Cracker, kẹo Chocolate…

Năm 2001 được xác định là năm xuất khẩu của Công ty Kinh Đô Công ty quyếttâm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, ĐàiLoan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan.Năm 2001, công ty mởrộng xuất khẩu ra thế giới và thành công lớn Trong khi đó, nhãn hiệu Kinh Đô cũngđã phủ khắp các tỉnh thành trong nước Năm 2002, sản phẩm và dây chuyền sản xuấtcủa công ty được BVQI chứng nhận ISO 9002 và sau đó là ISO 9002:2000 Cùng vớiviệc vốn điều lệ được nâng lên 150 tỉ VNĐ, công ty bắt đầu gia nhập thị trường bánhngọt và đổi tên thành Công ty cổ phần Kinh Đô.

Bắt đầu từ ngày 01/10/2002, Công Ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công tyTNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ PhầnKinh Đô.

Sản lượng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước Kinh Đô hiện cómột mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nước Tốcđộ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20%.

Năm 2003, Kinh Đô chính thức mua lại công ty kem đá Wall's Việt Nam của tậpđoàn Unilever từ Anh Quốc và thay thế bằng nhãn hiệu kem Kido's.

Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh ĐôMiền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC) Địnhhướng của Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thựcphẩm với tham vọng là sẽ trở thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầukhông chỉ ở Việt Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á.

Trang 11

Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành,Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản,tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ Theo đó, các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợcho nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạtđộng theo từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung củaTập Đoàn.

2.4 Các sản phẩm của Kinh Đô

Bánh Trung thu, Bánh Cookie, Bánh Snack, Bánh Cracker AFC – Cosy, Kẹo Sô côla, Kẹo cứng và kẹo mềm, Bánh mì mặn, ngọt, Bánh bông lan, Bánh kem, Kem đáKido's , bánh ngọt Kinh Đô , Sô cô la.

2.5 Thành tựu

Năm 2009, thương hiệu Kinh Đô liên tiếp có mặt trong hầu hết các bảng xếp

hạng danh giá nhất về mức độ nổi tiếng của thương hiệu cũng như mức độ tin tưởng,đánh giá cao của người tiêu dùng

TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, xếp hạng nhất trong ngành thực

phẩm Chương trình này do VCCI & Neilsen Việt Nam phối hợp tổ chức dựa trênnghiên cứu người tiêu dùng bình chọn cho 500 thương hiệu

Xếp hạng các thương hiệu hàng đầu VIỆT NAM (Nguồn ACNielsen)

Trang 12

TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 100 doanh nghiệp tư nhân lớn

nhất Việt Nam (theo doanh thu) năm 2009 do báo VietNamNet & Công ty VietNamReport bình chọn

Cúp vàng “Thương hiệu vàng an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện

(TQM) xuất sắc”.

Danh hiệu: “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 14 năm liền do người tiêu dùng

bình chọn

Danh hiệu: “Sản phẩm Tin & Dùng 2009” và danh hiệu “Sản phẩm Việt Nam tốt

nhất” năm 2009 do người tiêu dùng bình chọn

Bộ GD & ĐT tặng bằng khen: “Đơn vị đã có những đóng góp xuất sắc cho sự

nghiệp giáo dục”.

Giải thưởng “Thương hiệu uy tín – sản phẩm và dịch vụ chất lượng vàng” do

người tiêu dùng bình chọn, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức.

Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2009” do Thời Báo Kinh Tế Việt

Nam phối hợp Cục Xúc Tiến Thương Mại (Bộ Công Thương) tổ chức và bình chọn

2.6 Đối thủ cạnh tranh của Kinh Đô

Hiện nay trong ngành sản xuất bánh kẹo có nhiều nhà sản xuất với quy mô sản xuấtkinh doanh ở nhiều mức độ khác nhau Mặt khác, các sản phẩm bánh kẹo rất đa dạngvà phong phú Sau đây là một số nhà sản xuất có thể cạnh tranh với Kinh Đô.

Bibica (BBC):

Bibica (BBC) bắt đầu nổi tiếng với sản phẩm bánh Hura (năm 2006), hiện đã chiếm30% thị phần bánh bông lan Các sản phẩm bánh biscuits & cookies chiếm 20% thịphần bánh khô Bánh choco-pie và kẹo của Bibica được nhiều người tiêu dùng ưachuộng (Bibica hiện dẫn đầu thị phần kẹo) Ngoài ra, Bibica còn cung cấp một số sảnphẩm dinh dưỡng.

Trang 13

+ Vị thế: 14 năm liền đạt danh hiệu hàng Viêt Nam chất lượng cao, khẳng định vị

thế trên thương trường, tạo dựng được l.ng tin từ khách hàng Bibica có lợi thế là cómối quan hệ mật thiết với công ty Đường Biên H.a Hệ thống phân phối trải rộng 64tỉnh, 91 đại l và trên 30000 điểm bán lẻ

+ Khó khăn: hệ thống máy móc, công nghệ nhập khẩu bên ngoài nên chịu rủi ro

về tỷ giá lớn Bibica c.n cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và các sản phẩm thaythế như trái cây, nước uống trái cây…

+ Điểm mạnh: hệ thống phân phối trên khắp 64 tỉnh thành, giá trị xuất khẩu

chiếm 5% doanh thu trên các thị trường lớn :Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan…

Hải Hà (HHC):

Hải Hà (HHC) chủ yếu phục vụ khách hàng bình dân Kẹo các loại là dòng sảnphẩm chủ lực đóng góp khoảng 75% doanh thu cho công ty Còn lại là bánh kem xốp,bánh quy, craker và bánh trung thu góp hơn 20% Hải Hà đứng thứ 2 thị phần kẹo với14% (sau BBC) và chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu ở phân khúc sản phẩm kẹo chew, Jelly vàkẹo xốp

+ Khó khăn: mặt hàng bánh quy và Cracker chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các

công ty lớn Chi phí nguyên vật liệu biến động, không tự chủ được nguồn cung, ảnhhưởng đến giá bán của sản phẩm

+ Điểm mạnh: Hải Hà tập trung thị trường chủ yếu ở miền Bắc vì vậy có thể tập

trung thị trường hơn Sản lượng xuất khẩu 161 tấn/năm 2007 , kinh ngạch đạt 248000USD Sản lượng tăng trưởng hàng năm 25%

Hữu Nghị

Sản phẩm bánh kẹo của Hữu Nghị đáng chú ý là bánh quy, mứt tết và bánh mỳcông nghiệp Riêng với bánh mỳ mặn công nghiệp, Hữu Nghị là đơn vị dẫn đầu thịtrường (hai nhãn hiệu Lucky và Staff rất được ưa chuộng) Ngoài bánh kẹo, Hữu Nghịcòn sản xuất thực phẩm chế biến (giò, ruốc, thịt nguội, xúc xích, v.v…) và đồ uống cócồn (rượu vang, champagne, vodka), xuất khẩu nông sản

Trang 14

PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ GIÁ CẢ,NHÂN TỐ CHẤT LƯỢNG VÀ BAO GÓI ĐẾN KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG

HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO KINH ĐÔ

2.1 Thực trạng ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến kết quả tiêu thụ của Kinh Đô2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược giá cả của Kinh Đô

Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa chọn trongviệc mua sắm hàng hóa, thực phẩm Bên cạnh đó, mức thu nhập là có hạn, người tiêudùng luôn muốn mua được nhiều sản phẩm với chi phí bỏ ra là ít nhất nên giá cả củahàng hóa luôn là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng Người tiêu dùng luôn có xuhướng muốn mua hàng giá rẻ nhưng chất lượng tốt.

Dù kinh doanh trong bất kể lĩnh vực ngành nghề nào, doanh nghiệp đều phải xácđịnh giá bán sản phẩm của mình ra ngoài thị trường Kinh Đô cũng không ngoại lệ,thâm nhập vào thị trường được 30 năm, thường xuyên tung ra các sản phẩm mới vàmỗi lần như vậy, Kinh Đô đều phải xác định giá bán cho sản phẩm của mình.

2.1.1.1 Các phương pháp định giá của Kinh Đô:

Dựa trên cơ sở chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu chiếm từ 65% đến 75% chi phí giá vốn hàng bán,- Nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài với số lượng lớn nên sức mạnhđàm phán cao.

- Chịu sự biến động của cung cầu về nguyên liệu và sự thay đổi tỉ giá hối đoáiđiều đó ảnh hưởng tới giá nguyên liệu xuất kho và giá thành sản phẩm.

Dựa trên cơ sở cạnh tranh:

-Đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Kinh Đô là Hải Hà

-Giá bán của Kinh Đô thấp hơn so với Hải Hà và không quá cao so với các đốithủ cạnh tranh khác.

Dựa trên cơ sở giá trị:

-Sản phẩm của Kinh Đô định giá theo thấp để có được sự ủng hộ từ phía nhàtiêu dùng.

-Xem nhận thức người mua về giá trị để định bán.

-Sử dụng yếu tố chi phí giá cả trong Marketing Mix để xây dựng giá trị

2.1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược giá cả của Kinh Đô

Mục tiêu đảm bảo sự tồn tại:

Để duy trì sản xuất kinh doanh, giữ được thị trường và khách hàng mục tiêu, thôngthường các nhà kinh doanh có những nhượng bộ nhất định về giá Họ buộc phải địnhgiá thấp để có được sự ủng hộ từ phía người tiêu dùng Với chính sách như vậy, doanhnghiệp có thể cầm cự được trong một thời gian nhất định để vượt qua khó khăn và

Trang 15

chờ đợi một cơ hội mới Kinh Đô lại không làm như vậy Vào đợt Tết Trung thu năm2017, trước diễn biến thị trường những ngày cao điểm, cận Tết Trung thu đặc biệt làvấn đề giảm giá bán của các đại lí Kinh Đô khẳng định sản phẩm bánh Trung thuKinh Đô bán đúng giá và hoàn toàn không có chủ trương “bán đại hạ giá” cũng nhưkhông có chính sách nào cho người bán lẻ hạ giá sản phẩm bánh Trung thu Kinh Đô.

Ưu điểm:Có thể nói rằng uy tín cũng như chất lượng sản phẩm của Kinh Đô

trong lòng khách hàng qua thời gian đã là một bức tường vững chải, khó cóthể bị lung lay bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài Hằng năm cứ đến TếtTrung thu là những sản phẩm bánh của Kinh Đô được bày bán khắp các đại lítrên toàn quốc Công ty ngày càng lớn mạnh hơn với phương châm phục vụ tối đayêu cầu của khách hàng

Nhược điểm: Tuy nhiên đây chỉ là đối với dòng sản phẩm bánh Trung thu - sản

phẩm mạnh nhất của Kinh Đô Còn đối với các dòng sản phẩm khác chưa phải làthế mạnh thì công ty cũng nên có thêm những đối sách khác vừa làm hài lòngkhách hàng vừa không gây thiệt hại quá lớn cho công ty.

Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn:

Trong trường hợp doanh nghiệp có những lợi thế đặc biệt như: độc quyền về sảnphẩm do sử dụng công nghệ và kĩ thuật mới, sự tăng trưởng của cầu về sản phẩmmạnh mẽ, vị thế và uy tín của doanh nghiệp cao, họ sẽ xác định mục tiêu hàng đầu làtối đa hóa lợi nhuận Khi đó giá cả sản phẩm sẽ được tính toán sao cho có thể tăngdoanh thu và lợi nhuận tối đa Lúc này có thể định giá “hớt phần ngon” Đó là địnhgiá cao cho những sản phẩm khi cầu tăng

Tuy nhiên, khi công ty Kinh Đô chính thức phân phối độc quyền sản phẩm bánhpocky của Glico tại thì trường Việt Nam, công ty đã không dùng chính sách “ hớt phầnngon” như một số doanh nghiệp đã dùng để thu lại lợi nhuận trong thời gian ngắn Bởilẽ một doanh nghiệp muốn duy trì lâu dài cần phải có được lòng tin của khách hàngchứ không phải sử dụng chiêu trò chớp nhoáng trong thời gian ngắn

Ưu điểm: Công ty xác định được mục tiêu lâu dài để duy trì và phát triển các

sản phẩm hơn là lợi nhuận trước mắt.

Nhược điểm: Không phải lúc nào cũng một mực không sử dụng chính sách này

bởi lẽ có được một sản phẩm ưu việt như vậy không phải đơn giản Nên tranh thủthu lại lợi nhuận trước khi các đối thủ cạnh tranh tung ra thị trường các sản phẩmcó tính năng như vậy.

Mục tiêu dẫn đầu thị phần:

Để thực hiện mục tiêu giữ vị trí dẫn đầu về thị phần, doanh nghiệp phải chấp nhậnhạ giá bán sản phẩm tới mức có thể, đạt được quy mô thị trường lớn nhât Tuy nhiênthay vì hạ giá bán xuống hết mức nhằm đánh vào tâm lí người tiêu dùng thì Kinh Đôlại cho ra nhiều loại sản phẩm với các mẫu mã san trọng, bắt mắt và chất lượng hơn.

Trang 16

Chiến lược này cũng chiếm được số lượng khách hàng lớn ưa chuộng những sản phẩmtốt Bởi lẽ đại đa số người dân hiện nay là “ăn ngon mặc đẹp” chứ không còn “ăn nomặc ấm” như trước nữa.

Ưu điểm: khẳng định được vị thế mạnh trên thị trường Nhiều khách hàng

đánh giá sản phẩm qua các chiến lược marketing sản phẩm hoặc chính sách giácủa công ty vì thế nếu trước những biến cố thay đổi của thị trường như có thêmđối thủ nặng kí hơn mà công ty vẫn đứng vững thì người tiêu dùng phần nàoyên tâm hơn.

Nhược điểm: không phải khách hàng nào cũng có nhu cầu sử dụng các sản

phẩm như nhau Điều này còn phụ thuộc vào túi tiền của người mua.

Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng:

Đối với một doanh nghiệp mà nói, đây luôn là một trong những mục tiêu hàng đầunhằm phát triển doanh nghiệp Chất lượng chính là tiêu chí đánh giá sản phẩm củangười tiêu dùng Chất lượng có tốt thì sản phẩm mới bán chạy, doanh nghiệp mới cóthể thu được doanh thu cao.

Kinh Đô cũng đã cho ra rất nhiều sản phẩm vượt trội cả về chất lượng và mẫu mã.Đó chính là lí do vì sao suốt 30 năm hình thành và phát triển Kinh Đô vẫn luôn giữđược uy tín với khách hàng.

2.1.2 Đánh giá chiến lược giá của Kinh Đô2.1.2.1 Các chiến lược giá của Kinh Đô Chiến lược điều chỉnh giá:

-Kinh Đô áp dụng các hình thức khuyến mại nhằm giới thiệu sản phẩm cũng như

tri ân khách hàng như: giảm giá, bốc thăm trúng thưởng và gói quà miễn phí Ví dụ đốivới khách hàng khi mua hàng tại Banhkinhdomiennam.com sẽ được thêm các phần quà

 50 hộp bánh quy bơ LU cao cấp 708g

-Ngoài ra Kinh Đô còn áp dụng chính sách chiết khấu cho khách hàng

Do mặt hàng bánh ngọt Kinh Đô đã có mặt rất lâu trên thị trường nên năm 2011công ty đã sử dụng chiến lược điều chỉnh giá: chiến lược định giá chiết khấu là chính Nhiều chính sách ưu đãi tốt dành cho khách hàng và các đại lý Tỷ tệ chiết khấudành cho nhà phân phối của Kinh Đô khá cao so với đối thủ cạnh tranh nên việc mở

Trang 17

rộng mạng lưới phân phối của Kinh Đô khá dễ dàng , một không khí Tết Trung Thutưng bừng.

Bảng giá chiết khấu của Kinh Đô – Chiến lược giá trong chiến lược marketing bánhtrung thu Kinh Đô

(Nguồn:: banhkinhdomiennam.com)

(Nguồn: quatetgiatot.com)

Qua bảng cho thấy chiến lược điều chỉnh giá của Kinh Đô hoàn toàn phù hợp vớisản phẩm Bởi vì với mức chiết khấu hấp dẫn Kinh Đô sẽ có thể thu hút đại lý bánphân phối hàng cho Kinh Đô, chiến lược điều chỉnh giá này cũng góp phần cho hoạtđộng phân phối được thuận lợi hơn

Chiến lược định giá theo chủng loại sản phẩm:

Ưu điểm: dễ dàng xác định được sức mua cho từng loại sản phẩm cũng loại

nhưng khác nhau về chất lượng hoặc mẫu mã

Nhược điểm: Xuất hiện chênh lệch về giá thành, cách đánh giá của khách hàng

về các tính năng của mỗi sản phẩm

Bánh thườngMức chiếtkhấu

Bánh TrăngVàng

Mức chiếtkhấu

5-10 hộp11-20 hộp21-50 hộp51-100 hộp101-200 hộp201- 500 hộp501- 1000 hộpTrên 1000 hộp

10%15 %18 %20 %22 %25 %26 %27 %

5-10 hộp11-20 hộp21-50 hộp51-100 hộp101-200 hộpTrên 200 hộp

5 %10 %15 %18 %22 %24 %

Trang 18

Ví dụ: Bánh mì của Kinh Đô có giá là 5000 đồng/chiếc có 3 loại nhân là nhân

socola, nhân dâu, nhân bơ sữa Với 3 loại này khách hàng có thể thoải mái lựa chọnkhông lo về giá cả Tuy nhiên khách hàng đa số ưa chuộng sản phẩm nhân socola, vìvậy trong quá trình sản xuất phải cân đối các loại sản phẩm Tránh tình trạng vừa hếtnguyên liệu sản xuất vừa khiến các sản phẩm kia lép vế trên thị trường.

Chiến lược thay đổi giá (giảm):

-Vì Kinh Đô là công ty sản xuất thực phẩm nên một số sản phẩm có hạn sử dụngngắn Chính vì thế, khi gần hết hạn sản phẩm của công ty có thể chủ động giảm giábán để tiêu thụ nốt số lượng sản phẩm dư thừa.

-Sản phẩm của Kinh Đô sản xuất trên công nghệ dây chuyền hiện đại và tiên tiếnđã tạo ra năng suất cao, khối lượng sản phẩm được tạo ra lớn giúp cho Kinh Đô chủđộng giảm giá dựa trên lợi thế về quy mô làm cho chi phí sản xuất trung bình giảm -Thị trường hiện nay cạnh tranh gay gắt với các công ty lớn như: Hải Hà, HữuNghị…nên phải sử dụng mức giá cạnh tranh để tồn tại lâu dài trên thị trường

Ưu điểm của việc giảm giá: Nhanh chóng tiêu thụ sản phẩm dư thừa; Tránh

được tình trạng lỗ do không tiêu thụ được; Tạo ưu thế so với đối thủ cạnh tranhvề giá bán; Có sự cạnh tranh gay gắt buộc doanh nghiệp phải tìm ra sản phẩmmới ưu việt hơn

Nhược điểm: Doanh thu không được ổn định; Giảm giá theo đối thủ cạnh tranh

khiến công ty khó tạo được sự khác biệt trong giá bán cũng như nhãn hiệu.

Chiến lược thay đổi giá (tăng):

Khi sản phẩm tung ra được nhiều người đón nhận, lượng cầu vượt quá cung ắtnhà sản xuất sẽ tăng giá Tuy nhiên chỉ một số sản phẩm của Kinh Đô có nét khác biệtlớn như bánh Trung thu với bộ sưu tập trăng vàng, hằng năm kiểu dáng, tên gọi, mẫumã thay đổi và không ngừng phát triển Nguyên nhân tăng giá được đưa ra là do giánguyên vật liệu đầu vào tăng do đó giá bánh Trung thu sẽ tiếp tục tăng

Ưu điểm của tăng giá: Là sản phẩm chủ đạo và làm nên tên tuổi cho Kinh Đô

nên việc tăng giá cao lại giúp Kinh Đô khẳng định vị thể dẫn đầu của mình Kinh Đôthay đổi mẫu mã màu sắc với gam màu vàng không chỉ hợp thuần phong mĩ tục màcòn gây ấn tượng mạnh bởi đường nét tinh tế của mình.

Kinh Đô đưa ra nhiều mức giá phù hợp với túi tiền của từng đối tượng, ngoài raKinh Đô còn có các dòng sản phẩm cao cấp với giá có thể lên đến hàng triệu Đặc biệt,bánh ngọt Kinh Đô không giảm giá bán sau mùa Tết Trung Thu, việc giảm giá đượckhoán cho đại lý Kinh Đô còn sử dụng chiến lược định giá cạnh tranh, giá bánh ngọtKinh Đô so với sản phẩm của Bibica thì Kinh Đô đưa ra các mức giá theo chiều rộng,có nghĩa là sản phẩm của kinh Đô có thể cạnh tranh tốt với mặt hàng của đối thủ với

Trang 19

bất cứ giá nào Điều này khiến bánh ngọt Kinh Đô dễ dàng được khách hàng lựa chọnkhi quyết định mua sản phẩm.

2.1.2.2 Nhận xét về giá của Kinh Đô với các đối thủ cạnh tranh

Về mức chiết khấu giá cho khách hàng:

(Nguồn: quatetgiatot.com)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, mỗi Công ty lại có mức chiết khấu khác nhau tương

ứng với các giá trị cho sản phẩm bánh kẹo của mình Ví dụ như ở mức giá 5-10 (triệu

đồng) Kinh Đô chiết khấu 5%, lớn hơn 2% so với Bibica (chiết khấu 3%), bằng vớiHữu Nghị (chiết khấu 5%) với sản phẩm bánh kẹo và nhỏ hơn 3% với sản phẩm mứttết (chiết khấu 8%), nhỏ hơn 5% so với Hải Hà (chiết khấu đến 10%) Trong các hãngtrên, chỉ có Hữu Nghị là chiết khấu cho sản phẩm có giá trị từ 3-5 (triệu đồng), Hải Hàlà hãng có mức chiết khấu cao nhất

Nhìn chung, với từng mức giá trị, Kinh Đô thay đổi mức chiết khấu ổn định chỉhơn nhau 1% Còn đối với các hãng còn lại, mức chiết khấu không ổn định, với từngmức giá trị các hãng lại thay đổi mức chiết khấu hơn nhau 1%, 2%,… Như vậy, dùcùng kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhưng mỗi Công ty sẽ xây dựng cho mình mộtmức chiết khấu khác nhau phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Công ty mình

Ví dụ về dòng sản phẩm bánh trung thu (năm 2020):1 Kinh Đô:

Trang 20

Kinh Đô nổi tiếng nhất về bánh trung thu, nhất là bánh cao cấp Bánh Trăng

Vàng có giá dao động từ 500.000đ – 4.000.000đ/hộp Bánh nướng truyền thống có

giá từ 52.000đ - 480.000đ/chiếc Bánh dẻo truyền thống có giá từ 48.000 - 80.000đ/chiếc.

2 Hữu Nghị:

Hữu nghị nổi tiếng về bánh trung thu cao cấp Thanh Nguyệt có giá từ 300.000đ 1.300.000đ/hộp Bánh nướng truyền thống có giá từ 46.000đ - 105.000đ/chiếc.Bánh dẻo truyền thống có giá từ 33.000đ – 105.000đ/chiếc.

-3 Bibica:

Bibica nổi tiếng về bánh trung thu cao cấp Thưởng Nguyệt, Phúc Nguyệt, ThuNguyệt, Ánh Nguyệt giá dao động từ 500.000đ - 2.200.000đ/hộp Bánh nướngtruyền thống có giá từ 46.000đ – 155.000đ/chiếc Bánh dẻo truyền thống có giá từ40.000đ – 70.000đ/chiếc.

4 Hải Hà:

Hải Hà nổi tiếng về bánh trung thu cao cấp Thu Vinh Quy, Thu Phúc Lộc, ThuAn Phát, Thu Phú Quý, Thu An Nguyệt với giá dao động từ 400.000đ –700.000đ/hộp Bánh nướng truyền thống có giá từ 46.000đ – 75.000đ/chiếc Bánhdẻo truyền thống có giá từ 32.000đ – 75.000đ/chiếc

Nhìn chung, mặt hàng bánh trung thu là mặt hàng nổi tiếng gắn liền với thương

hiệu của mỗi Công ty Mỗi loại bánh trung thu của mỗi hãng đều có những mức giákhác nhau So với các hãng còn lại thì Kinh Đô có mức giá cao nhất cho BánhTrăng Vàng Hải Hà có mức giá bánh trung thu thấp nhất Điều này có thể hiểu vìBánh trung thu luôn là niềm tự hào và là một trong những dòng sản phẩm cao cấpnhất của Kinh Đô

Bảng giá bánh kẹo Tết (2020) của Kinh Đô – Hữu Nghị - Bibica – Hải Hà:

(Nguồn: quatetgiatot.com)

Ngày đăng: 03/08/2024, 17:07

w