1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược thâm nhập thị trường của shopee

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường Của Shopee
Tác giả Nhóm 7, Lớp MRC01
Người hướng dẫn Nguyễn Trần Kiều Vân
Trường học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Bài Báo Cáo
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Trongbộ môn "Quản trị kinh doanh quốc tế" này, với yêu cầu của cô là lựa chọn một công ty đaquốc gia để tìm hiểu về chiến lược xâm nhập vào thị trường Việt Nam của công ty đó.Internet ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA SHOPEE

Giảng viên: Nguyễn Trần Kiều Vân NHÓM 7- LỚP MRC01

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Kính gửi cô Kiều Vân,

Chúng em đến từ nhóm 7 của lớp MRC01- Khoá 43 trường Đại học Kinh tế TPHCM Trong

bộ môn "Quản trị kinh doanh quốc tế" này, với yêu cầu của cô là lựa chọn một công ty đa quốc gia để tìm hiểu về chiến lược xâm nhập vào thị trường Việt Nam của công ty đó Internet ngày hôm nay đã tiến thêm rất nhiều bước trong cuộc cách mạng 4.0, trong đó không thể không nhắc đến sự phát triển của mạng xã hội cũng như các sàn giao dịch điện tử Shopee của tập đoàn SEA là một ví dụ điển hình cho nhóm ứng dụng này với sự thành công khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam - Nơi mà các ý tưởng kinh doanh mọc lên ngày càng nhiều cũng như cách nắm bắt thị hiếu của giới trẻ Việt - Thị trường vô cùng tiềm năng của kinh doanh trực tuyến trong tương lai

Trong quá trình thực hiện bài báo cáo này, chúng em vẫn còn những thiếu sót, vì vậy chúng

em mong cô có thể bỏ qua và góp ý trực tiếp để chúng em có thể hoàn thiện hơn nữa trong các bài báo cáo sau ạ!

Chúng em chân thành cảm ơn cô!

Trang 3

MỤC LỤC

I Giới thiệu tổng quan về Shopee 5

1.1 Tập đoàn SEA (công ty mẹ của Shopee) 5

1.1.1 Nguồn gốc/Tiền thân của tập đoàn SEA 5

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 5

1.1.3 Sứ mệnh/Tầm nhìn/Nguồn cảm hứng của SEA 6

1.2 Shopee 6

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Shopee 6

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Shopee 6

1.2.3 Chính sách của Shopee 7

1.2.4 Khái quát mô hình kinh doanh của Shopee 8

1.2.5 Giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh của Shopee 9

II Phân tích thị trường 9

2.1 Thị trường của Shopee trên toàn thế giới 9

2.2 Thị trường của Shopee tại Việt Nam 10

2.3 Phân tích PESTLE ở Việt Nam Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu của Shopee 12

2.3.1 Chính trị (Political) 12

2.3.2 Kinh tế (Economic) 13

2.3.3 Xã hội (Social) 14

2.3.4 Kỹ thuật- công nghệ (Technology) 14

2.3.5 Môi trường (Environment) 15

2.3.6 Chính sách-Pháp luật (Legal) 15

III Marketing Mix của Shopee (mô tả về Product, Price, Place và Promotion) 15

3.1 Chính sách về sản phẩm 15

3.2 Chính sách về giá 16

3.3 Chính sách về phân phối 17

3.4 Chính sách về quảng cáo 17

DANH MỤC THAM KHẢO 19

Trang 4

I Giới thiệu tổng quan về Shopee

1.1 Tập đoàn SEA (công ty mẹ của Shopee)

1.1.1 Nguồn gốc/Tiền thân của tập đoàn SEA

Tập đoàn SEA, tiền thân là Garena Việt Nam được thành lập vào ngày 09/06/2009, hoạt động trong lĩnh vực thể thao điện tử, thương mại điện tử và giải trí trực tuyến, một doanh nghiệp phát hành game trực tuyến, được biết đến là một trong những startup giá trị nhất của Đông Nam Á hiện nay SEA Group có trụ sở tại Singapore được sáng lập bởi Forrest Li- Một doanh nhân sinh ra và học đại học ở Trung Quốc nhưng sau này lại trở thành công dân Singapore (vẫn là một bí ẩn với giới đầu tư)

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Trước khi sáng lập SEA, doanh nhân người Singapore Forrest Li (tên thật là Li Xiaodong) từng làm việc cho Motorola và Corning, sau đó theo học MBA tại trường Stanford Li bắt đầu sự nghiệp không mấy thuận lợi khi dự án đầu tay mang tên GG Game

“chết yểu”

Hai năm sau đó tiếp tục là khoảng thời gian không thành công với Li Vị CEO trẻ nhận ra mình “đi lệch” xu hướng: xây dựng công ty game offline, trong khi là thời của game online Không nản lòng, Li tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư, dù liên tiếp bị các công ty tại Mỹ từ

chối, Li kể rằng “Tôi có nói chuyện với các công ty đầu tư tại Mỹ, nhưng họ trả lời đại loại rằng họ ấn tượng với dự án của tôi lắm, nhưng họ thích những công ty chỉ cách chỗ họ 30 phút lái xe hơn”.

Sau nhiều lần bị từ chối, may mắn đã mỉm cười với Li khi nhận được khoản đầu tư mạo hiểm hiếm hoi lúc đó là 1 triệu USD Và cái tên Garena chính thức ra đời vào năm 2009 Khởi đầu là một công ty về game online, Garena (SEA) nhanh chóng phát triển trở thành một trong những công ty lớn nhất khu vực về mảng bán lẻ và thanh toán điện tử Bản thân Forrest

Li cũng là một người rất “nghiện” game Thời còn học Đại học Thượng Hải, Li thường dành hầu hết buổi đêm chơi game đến sáng tại một quán café Internet

Garena là từ ghép của “Global Arena” (đấu trường toàn cầu) thể hiện tham vọng vươn

ra toàn cầu của người sáng lập Trong khi đó, SEA lại gợi nhắc đến khu vực Đông Nam Á (South East Asia) và đây cũng chính là cái nôi của startup

Vào ngày 8 tháng 4 năm 2017, công ty khởi nghiệp giá trị nhất Đông Nam Á Garena (tên đầy đủ là Garena Interactive Holding Limited) vừa tuyên bố đã đổi tên thành SEA Limited, sau khi nhận thêm 550 triệu USD trong vòng huy động vốn mới nhất đến từ nhiều nhà đầu tư trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Martin Hartono - con trai người giàu nhất Indonesia, và John Gokongwei, một tỷ phú Philippines - bước tiến quan trọng giúp công ty này cạnh tranh với gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc là Alibaba và một số đơn vị khác tới từ Indonesia

Trang 5

1.1.3 Sứ mệnh/Tầm nhìn/Nguồn cảm hứng của SEA.

SEA mang sứ mệnh lớn lao là mong muốn cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ của Đông Nam Á với công nghệ Bên cạnh đó, cảm hứng của công ty đến từ một câu nói của Steve Jobs: “The only way to do great work is to love what you do” (Cách duy nhất để làm mộ là hãy yêu những gì bạn làm) mà ông phát biểu trong buổi lễ phát bằng của Đại học Stanford năm 2005 và Li là một trong những người tham dự Những lời nói

đó đã truyền cảm hứng cho họ - nhân viên của SEA Chính tình yêu dành cho công việc và niềm đam mê của họ đã thúc đẩy mọi thứ mà họ làm ở SEA Group và điều đó sẽ thúc đẩy công ty tạo ra những tác động tích cực cho Đông Nam Á hơn nữa

Tầm nhìn của SEA thể hiện qua câu “Connecting the dots,” và tên công ty là SEA cũng tượng trưng cho tầm nhìn đó, vì biển sẽ kết nối các quốc gia, vùng miền lại với nhau SEA tự hào vì có thể kết nối các “điểm” trên toàn bộ khu vực của chúng tôi - kết nối người chơi trò chơi trực tuyến thông qua Garena, kết nối người mua và người bán thông qua Shopee

và cho phép truy cập thanh toán qua AirPay

1.2 Shopee

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Shopee

Thành lập vào khoảng tháng 7/2015, Shopee là nền tảng mua sắm trên thiết bị di động

có trụ sở ở Singapore Chiến lược của Shopee là tập trung vào thị trường Đông Nam Á nên không khó hiểu khi DN này có mặt ở các điểm nóng trong khu vực này như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam Sau quá trình hoạt động thử nghiệm, Shopee- sàn giao dịch thương mại điện tử, đã chính thức ra mắt thị trường Việt vào ngày 08/08/2016

Shopee là một sản phẩm từ công ty Garena- nhà cung cấp nền tảng Internet hàng đầu tại Singapore Ứng dụng này cho phép người dùng Việt Nam thực hiện mua bán trên điện thoại di động chỉ trong 30 giây, hỗ trợ người mua nhắn tin cho người bán để được tư vấn, trả giá và giao dịch nhanh chóng Ngoài ra, Shopee còn tổ chức các khóa huấn luyện bán hàng cho chủ cửa hàng trên ứng dụng, một hình thức kiến tạo cộng đồng độc đáo với sàn thương mại điện tử Tính đến nay Shopee có khoảng 20 triệu người sử dụng Thời trang, làm đẹp và vật dụng gia đình là 3 ngành hàng được quan tâm nhiều nhất trên nền tảng này

Tính riêng ở Việt Nam, khoảng 2,3 triệu người sử dụng, hơn 3 triệu sản phẩm được rao bán sau 15 tháng đã đem về cho shopee khoảng 10 ngàn đơn hàng/ngày Xét về số lượng đơn hàng này thì shopee được giới thương mại điện tử trong nước cho rằng đang đứng thứ 2 thị trường, sau Lazada Việt Nam

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Shopee

 Tổng giám đốc

 Giám đốc điều hành

 Giám đốc vận hành và tài chính

 Phát triển kinh doanh và quan hệ đối tác

Trang 6

 Thương mại quốc tế

 Khoa học dữ liệu và phân tích

 Thiết kế

 Marketing

 Kế hoạch và đầu tư

 Quản lý sản phẩm

 Quản lý bán hàng

 Kỹ sư phần mềm

1.2.3 Chính sách của Shopee

Làn sóng mua sắm trên nền tảng thiết bị di động hay còn gọi là mobile commerce (m-commerce) bắt đầu hình thành ở Việt Nam cách đây hơn 2 năm Lazada Việt Nam là một trong những DN chuyển hướng đầu tiên Kế đến là Chotot.com, Tiki.vn, Sendo.vn… Một số DN khởi nghiệp trong nước cũng tham gia thị trường này như Kpirce, Mraovat… nhưng do thiếu vốn và kinh nghiệm nên các DN này chưa để lại nhiều ấn tượng trên thị trường

Kế hoạch ban đầu của Shopee là thăm dò thị trường Việt Nam trong khoảng một năm nhưng tốc độ phát triển ấn tượng về đơn hàng và người sử dụng đã làm cho DN này phải thay đổi chiến lược “Chúng tôi đánh giá Việt Nam là một trong các thị trường trọng điểm của Shopee”, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Vận hành kiêm Tài chính của Công ty TNHH Shopee khẳng định

Không ấn tượng sao được khi hơn một năm qua thị trường Việt Nam chứng kiến sự ra

đi của hàng loạt DN thương mại điện tử lớn có, nhỏ có thì Shopee vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng về người sử dụng và đơn hàng hơn 20%/tháng

Theo ông Tuấn Anh, có hai yếu tố giúp Shopee tạm thời có các thành quả tốt như hiện nay Đầu tiên là ưu tiên tập trung phát triển trên các thiết bị di động Theo đó, việc đăng và bán hàng trên nền tảng này cũng được cải tiến để đơn giản và dễ chia sẻ hơn Mặt khác, giới trẻ ngày nay tiếp cận internet, thương mại điện tử chủ yếu bằng thiết bị di động, nhất là các vùng ngoại thành nên chiến lược của Shopee giúp DN này tiếp cận được cả khách hàng ở các tỉnh Ông Tuấn Anh cho biết hiện đơn hàng của Shopee ở tỉnh và thành phố là ngang nhau Nếu khách hàng ở thành phố mua đơn hàng ít nhưng giá trị cao thì khách hàng ở tỉnh chi ít hơn cho mỗi món hàng nhưng lại mua nhiều hơn nên giá trị không chênh lệch nhiều Trong khi đó, chi phí vận chuyển về các tỉnh cũng không đắt hơn trong thành phố vì khách hàng ở đây chấp nhận việc chờ đợi từ 3-7 ngày

Điểm thứ hai là hỗ trợ các dịch vụ cần thiết Trong 15 tháng thử nghiệm, Shopee giảm 50% giá vận chuyển trong và ngoại thành Bên cạnh đó là đảm bảo thanh toán cho người mua bằng cách chỉ thanh toán cho người bán khi hàng hóa đúng như yêu cầu Trên thực tế, cách Shopee đang làm cũng đã được một số DN như vatgia.vn, chodientu.vn hay Lazada Việt Nam… áp dụng, mới ở chỗ là cách thâm nhập thị trường rất tài tình của DN này

Trang 7

Với chiến lược tập trung vào các chủ cửa hàng hoạt động hiệu quả trên Facebook, Shopee đưa ra lời mời giảm 50% chi phí giao hàng với điều kiện là hãy tạo cửa hàng trên ứng dụng của Shopee và kêu gọi khách hàng đặt hàng qua đây Kết quả đem lại thành công ngoài sức mong đợi

Có thể thấy, giờ đây, khi đã chính thức hoạt động ở thị trường Việt Nam, Shopee phải hoàn thành mục tiêu là giữ lòng trung thành của khách hàng Song song đó, đa phần các chủ cửa hàng kinh doanh trên Shopee là nhỏ lẻ, kế hoạch kêu gọi các DN có thương hiệu cũng đang được đề ra

1.2.4 Khái quát mô hình kinh doanh của Shopee

Những điểm mạnh của Shopee ngày nào giờ đây đang trở thành rào cản trên con đường phát triển của doanh nghiệp này

Theo đó, đóng vai trò là người kết nối, Shopee rất khó có thể kiểm soát nguồn hàng của người bán trên nền tảng của mình Ở Việt Nam không thiếu các trường hợp người bán hàng kém chất lượng đã để lại thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Ban đầu, Shopee sẽ gia nhập thị trường với mô hình C2C, trung gian trong quá trình mua bán giữa các cá nhân với nhau Tuy nhiên, hiện nay shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng) Shopee không tính phí của người bán / hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm

Bên cạnh đó, chiến lược của Shopee đã được Alibaba áp dụng Theo đó, họ sẽ gia nhập thị trường thông qua mảng C2C, vừa ít vốn vừa tiếp cận được diện rộng sau đó mở rộng lên khách hàng cao cấp Nhưng nếu không giải quyết bài toán niềm tin, Shopee có thể hụt chân trước khi đi đến đích

Theo ông Pine, ở thị trường Việt Nam, có 2 mô hình đang giải quyết bài toán niềm tin Nhóm thứ nhất xây dựng đội ngũ kiểm soát chặt chẽ và xác nhận từng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường Cách này tốn rất nhiều chi phí Nhóm thứ 2 thì ngược lại, không tốn gì vì hầu như không kiểm soát và phó mặc cho người tiêu dùng, tiêu biểu là Facebook

“Ở Shopee, chúng tôi cố gắng đạt được sự cân bằng của 2 mô hình Shopee tổ chức các chương trình đào tạo bán hàng cho người bán nhưng cũng rất quyết liệt sàng lọc những người bán kém chất lượng”, ông Pine nói Một trong những chính sách tạo uy tín là “Shopee đảm bảo”, theo ông Pine, dù là thanh toán trực tuyến hay thanh toán khi nhận hàng, chỉ khi nào khách hàng xác nhận sản phẩm đúng như đã đặt thì chúng tôi mới chuyển tiền cho người bán Trên thực tế đã có một số thương hiệu có tiếng tham gia Shopee như Samsung, Xiaomi, Pigeon, Bobby

Khi được hỏi liệu Shopee có chuyển sang mô hình Marketplace, vừa nhập hàng về bán vừa mở cho các cửa hàng khác bán như Lazada hay Tiki hay không, ông Pine cho biết Công ty luôn cân nhắc tất cả các hình thức phù hợp và có tiềm năng nhưng chưa phải bây giờ Hiện nay, mục tiêu chính của chúng tôi là đa dạng sự lựa chọn cho người sử dụng”, ông Pine nói

Trang 8

1.2.5 Giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh của Shopee

1.2.5.1 Tầm nhìn

Trở thành tập đoàn với chuỗi cửa hàng và các công ty con, phát triển bền vững lâu dài duy trì

và phát triển thương hiệu giá trị thương hiệu trở nên uy tín, có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế

1.2.5.2 Sứ mệnh

- Phát triển, giữ vững vị thế luôn là thương hiệu tiên phong, dẫn đầu của Việt Nam

- Cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, luôn thoả mãn, đáp ứng nhu cầu, mong muốn, thị hiếu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước

- Không ngừng sáng tạo, đột phá, thực hành tốt, tạo giá trị, xứng tầm là thương hiệu lớn

- Luôn lấy sự hài lòng của khách hàng, người tiêu dùng làm trọng tâm cho mọi hoạt động Hợp tác chặt chẽ với đối tác trên tinh thần tin tưởng, tôn trọng, bình đẳng vì sự thành công, thắng lợi chung của cả hai bên

- Luôn quan tâm đến vấn đề sống còn, sự phát triển doanh nghiệp, thường xuyên vun đắp các giá trị công ty, giá trị thương hiệu, giá trị khách hàng, lợi ích chính đáng của khách hàng; luôn có ý thức bảo vệ môi trường

- Bảo vệ và phát triển uy tín thương hiệu, xây dựng và không ngừng vun đắp bản sắc văn hoá đặc trưng của doanh nghiệp, bản sắc thương hiệu của mình, kích thích lao động sáng tạo nhằm duy trì sự khác biệt có ý nghĩa, bảo đảm tính cạnh tranh cao, luôn thích ứng với môi trường kinh doanh, định hướng phát triển bền vững, lâu dài

Đối với nhân viên: Cam kết ghi nhận tầm quan trọng của mỗi thành viên, tạo môi

trường khuyến khích sự phát triển và thành công của mỗi cá nhân Đây được coi còn là nơi hội tụ các thành viên xuất sắc với tinh thần đoàn kết cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung

Đối với xã hội: Với tinh thần phát triển của doanh nghiệp, cửa hàng, đồng hành với

phát triển xã hội, chúng tôi luôn đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với đất nước và coi đó là truyền thống văn hóa tốt đẹp nhất

1.2.5.3 Giá trị cốt lõi

- Chất lượng hàng đầu

- Dịch vụ hoàn hảo, chuyên nghiệp

- Đối tác tin cậy

- Môi trường làm việc lý tưởng

- Phát triển bền vững

II Phân tích thị trường

2.1 Thị trường của Shopee trên toàn thế giới

Ở Đông Nam Á Shopee đã xâm nhập vào những thị trường béo bở như Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Philippines và Việt Nam Tại Singapore người ta ước tính

Trang 9

rằng thị trường thương mại điện tử sẽ có giá trị hơn 5,4 tỷ USD vào năm 2025 tăng hơn 4 tỷ

từ năm 2015 Tính phổ biến của điện thoại thông minh sẽ tiếp tục cho phép sự gia tăng của các ứng dụng thương mại di động trên thị trường như xã hội kỹ thuật số ngày nay đòi hỏi tính

di động, hiệu quả và tiện lợi trong việc mua bán hàng hóa của họ Shopee chỉ là một trong số rất nhiều công ty thị trường di động tiêu dùng (C2C) đã đặt chân vào thị trường thương mại

di động mở rộng nhanh chóng của Singapore Theo một cuộc khảo sát mới của Asian parent cho thấy rằng đối với các bà mẹ tại Indonesia, Shopee là nền tảng mua sắm lựa chọn đầu tiên (73%) vượt qua các đối thủ cạnh tranh khác như Tokopedia (54%) và Lazada (51%) Đối với 90% số người được hỏi, Shopee là nền tảng trực tuyến giá cả phải chăng nhất tại Indonesia, theo khảo sát điều này có thể do các tính năng của shopee như tính năng nhắn tin trong ứng dụng và quảng cáo giao hàng miễn phí, 83% số người được hỏi cũng cho biết họ sẽ giới thiệu Shopee cho bạn bè của họ

2.2 Thị trường của Shopee tại Việt Nam

Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, thương mại điện tử Việt Nam đã bùng nổ Báo cáo mới nhất của eMarketer, một hãng nghiên cứu đến từ Mỹ cũng cho thấy, Việt Nam là thị trường bùng nổ của smartphone (điện thoại thông minh) với 30% dân chúng sử dụng Thời gian online trên thiết bị di động cũng chiếm tới 1/3 ngày của người tiêu dùng Việt Nam Lazada Việt Nam là một trong những doanh nghiệp chuyển hướng đầu tiên kế đến là Chợ Tốt, Tiki và Sendo Một số doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước cũng tham gia thị trường này như Kpirce, Mraovat… nhưng do thiếu vốn và kinh nghiệm nên các doanh nghiệp này chưa để lại nhiều ấn tượng trên thị trường

Theo báo cáo mới nhất của Google và Temasek, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đạt đến con số 11 tỷ đô vào năm 2017 tăng 41% so với 2015 Trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á, đạt 33% Theo một báo cáo của diễn đàn TheLEADER vào tháng 11/2017, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia là những thị trường thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới Cùng với sự phát triển này, thị trường hàng hóa thông qua thương mại điện tử cũng đang

mở rộng sang các thị trường mới Điển hình là Thái Lan (+104%), Malaysia (+88%) và Việt Nam (+69%), nơi mà thương mại điện tử chỉ mới ở giai đoạn đầu nhưng đã ghi nhận những mức tăng trưởng đáng kể

Trang 10

Kế hoạch ban đầu của Shopee là thăm dò thị trường Việt Nam trong khoảng 1 năm nhưng tốc độ phát triển về đơn hàng và người sử dụng đã làm cho doanh nghiệp này phải thay đổi chiến lược Theo khảo sát tại cổng thương mại điện tử iPrice năm 2017, Lazada dẫn đầu lượt truy cập, chiếm 19% Thế Giới Di Động đứng thứ 2 nhưng có xu hướng tăng vào thời điểm mua sắm đồ điện tử cuối năm trước Tết nguyên đán Shopee Việt Nam chính thức gia nhập thị trường vào năm 2016, nhưng lượt tìm kiếm tăng mạnh vào khuyến mãi 11.11 đến 12.12, lượt tìm kiếm từ khóa Shopee Việt Nam chỉ đứng sau Lazada Việt Nam Làn sóng mua sắm trên nền tảng thiết bị di động hay còn gọi là mobile commerce (m-commerce) bắt đầu hình thành ở Việt Nam cách đây hơn 2 năm, theo báo cáo về ứng dụng mua sắm tại Việt Nam của Nielsen, Việt Nam đứng sau mỗi Singapore về tổng thời gian người dùng trực tuyến Số người dùng điện thoại di động tại Việt Nam chiếm 95% trong đó điện thoại thông minh chiếm đến 78%, cụ thể hơn, có đến 79% người dùng xem sản phẩm trên ứng dụng di động hoặc website, 75% dùng điện thoại thông minh để tìm kiếm thông tin về sản phẩm trước khi mua hàng Theo đó, tại Việt Nam ứng dụng mua sắm Lazada và Shopee thay nhau giữ vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Vì giới trẻ Việt ngày nay tiếp cận internet, thương mại điện tử chủ yếu bằng thiết bị di động, nhất là các vùng ngoại thành nên chiến lược của Shopee giúp cho doanh nghiệp này tiếp cận được khách hàng ở các tỉnh

Tuy nhiên thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng có những khó khăn nhất định.Theo kết quả khảo sát, 31% website TMĐT gặp khó khăn do nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển TMĐT, 25% website đánh giá việc khách hàng thiếu tin tưởng vào chất lượng hàng hóa hoặc lo ngại về vấn đề an toàn khi thanh toán trực tuyến gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, 22% website cho rằng chi phí cho dịch

vụ vận chuyển giao nhận còn cao Bên cạnh đó, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh

Ngày đăng: 03/08/2024, 13:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w