Trường hợp khai thác, sử dụng rừng ngập mặn ở Việt Nam - một trong những hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng - đã minh chứng cho những nhận định trên.. Tháng 2 năm 1999, tuy đã có một
Trang 1Project “Towards a Vietnam Wetlands Conservation and Management Programme”
Dù ¸n “H−íng tíi Ch−¬ng tr×nh vÒ B¶o tån vµ Qu¶n lý §Êt ngËp n−íc ë ViÖt Nam”
Economic Valuation of Can Gio Mangrove Forest
In Ho Chi Minh City
§Þnh gi¸ Kinh tÕ Rõng ngËp mÆn CÇn Giê,
Thµnh phè Hå ChÝ Minh
Case Study Report
B¸o c¸o Nghiªn cøu §iÓn h×nh
7 - 2000
Trang 2Mục lục
Mục lục 1 Danh mục các bảng 3
1 lời mở đầu _ 4
2 giới thiệu về địa điểm nghiên cứu _ 6
2.1 Đặc điểm tự nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ 6 2.2 Tình hình sử dụng đất và các hoạt động phát triển kinh tế tại Cần G iờ _ 6 2.3 Vai trò và hiện trạng khai thác, quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ 8 2.4 Những nguy cơ tiềm tàng đối với rừng ngập mặn Cần Giờ 10
3 phương pháp nghiên cứu 11
3.1 Tổng quan về phương pháp luận _ 11 3.2 Các bước cơ bản được tiến hành trong nghiên cứu _ 11
4 giá trị kinh tế của các sản phẩm và chức năng chính của rừng ngập mặn cần giờ _ 13
4.1 Giá trị kinh tế toàn phần (TEV) của rừng ngập mặn _ 13
4 2 Giá trị kinh tế những sản phẩm trực tiếp từ rừng ngập mặn 13
4.2.1 Giá trị gỗ 13 4.2.2 Giá trị củi 14 4.2.3 Than _ 14 4.2.4 Các lâm sản ngoài gỗ _ 15 4.2.5 Giá trị thủy sản _ 15 4.2.6 Giá trị du lịch và giải trí _ 17 4.2.7 Nguồn lợi từ sinh vật hoang dã 17
4.3 Giá trị kinh tế sản phẩm gián tiếp của sinh cảnh rừng _ 18
4.3.1 Cố định bùn đất bồi lắng, phòng hộ luồng lạch và đường thủy _ 18 4.3.2 Giá trị chắn sóng và gió bão _ 20 4.3.3 Duy trì đa dạng sinh học 21 4.3.4 Giá trị điều tiết và lưu trữ nguồn nước ngầm 22 4.3.5 Giá trị cải thiện môi trường _ 23 4.3.6 Giá trị cố định cacbon hay Tổng sinh khối (Biomass) _ 23
5 bàn luận và khuyến nghị 25
5.1 Bàn luận _ 25 5.2 Kết luận và Khuyến nghị 26
Trang 3danh môc c¸c b¶ng
B¶ng 4.1 Gi¸ trÞ kinh tÕ toµn phÇn cña hÖ sinh th¸i rõng ngËp mÆn _13 B¶ng 4.2 Gi¸ trÞ kinh tÕ cña gç tõ rõng ngËp mÆn CÇn Giê 14 B¶ng 4.3 Gi¸ trÞ kinh tÕ tõ cñi rõng ngËp mÆn CÇn Giê _14 B¶ng 4.4 S¶n l−îng thñy s¶n thu ho¹ch ®−îc t¹i CÇn Giê _16 B¶ng 4.5 Gi¸ trÞ kinh tÕ cña nguån lîi thñy s¶n vïng rõng ngËp mÆn CÇn Giê _17 B¶ng 4.6 Gi¸ trÞ phßng hé luång giao th«ng thñy cña rõng ngËp mÆn CÇn Giê 20 B¶ng 4.7 Gi¸ trÞ gi¶m thiÓu thiÖt h¹i do thiªn tai cña rõng CÇn Giê _21 B¶ng 4.8 Mèi liªn quan gi÷a sù ph¸t triÓn rõng vµ n−íc ngÇm t¹i CÇn Giê _22 B¶ng 4.9 Gi¸ trÞ cung cÊp sinh khèi cña mét sè khu rõng ngËp mÆn _24 B¶ng 5.1 Tãm t¾t c¸c gi¸ trÞ kinh tÕ cña rõng ngËp mÆn CÇn Giê _25
Trang 41 lời mở đầu
Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đã và đang bị biến đổi đáng kể do ô nhiễm môi trường, do việc khai thác quá mức các nguồn lợi của chúng và do sự chuyển đổi sang các mục đích sử dụng đất khác Nguyên nhân của tình hình trên là do các giá trị kinh
tế của các sản phẩm và các dịch vụ mà đất ngập nước đem lại cho con người chưa
được hiểu biết tường tận Thường thì các vùng đất ngập nước chỉ được coi trọng như là những vùng có tiềm năng nông nghiệp cao hoặc ngược lại chỉ được coi là những vùng
đất hoang, trong khi các giá trị thực và lớn lao của đất ngập nước lại bị quên lãng Trường hợp khai thác, sử dụng rừng ngập mặn ở Việt Nam - một trong những hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng - đã minh chứng cho những nhận định trên Trong vòng
40 năm (1943 – 1983) diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam đã giảm xuống một nửa, từ 408.500 ha xuống còn 252.000 ha Ngoài nguyên nhân do sự tàn phá của chiến tranh thì trong những năm hòa bình của thập niên 80, diện tích rừng ngập mặn Việt Nam đã bị suy thoái hơn bao giờ hết bởi sự chặt phá rừng làm đầm nuôi tôm Đặc biệt, vùng rừng ngập mặn Cà Mau đã bị mất đi với tỷ lệ đáng báo động là khoảng 8.300 ha mỗi năm
Trước thực tại đó, trong những năm gần đây, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn Nhiều chương trình tái trồng rừng lớn đã được triển khai và chứng tỏ được giá trị mà rừng ngập mặn
có thể đem lại Rừng ngập mặn Cần Giờ tại Thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng điển hình cho sự thành công của các nỗ lực phục hồi đó
ở thời điểm tháng 9 năm 1999, rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ có tổng diện tích là 26.938 hecta (chiếm khoảng 38% so với đất đai tự nhiên toàn huyện), trong đó có 19.443 ha là rừng trồng và 7.495 ha rừng tự nhiên Toàn bộ rừng ngập mặn hiện có đã
được thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt từ năm 1995 Loại trừ một vài hoạt động xâm hại nhỏ lẻ chưa kiểm soát được, không xuất hiện bất cứ tác động chặt phá cây, đốt than, hoặc khai thác lâm sản nào khác trong rừng phògng hộ ngập mặn Cần Giờ
Tháng 2 năm 1998 có một dự án đề nghị chính thức thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Ngập mặn Cần Giờ (với qui mô 38.670 ha), tiếp sau đó (tháng 11 năm 1998) có
dự án đề nghị xây dựng khu rừng ngập mặn thành Khu Bảo tồn Sinh quyển với qui mô tương tự khu bảo tồn thiên nhiên đã đề xuất trước đó Cho đến tháng 12 năm 1999, cả
2 dự án đang ở thời gian chờ xem xét của các cấp thẩm quyền Tháng 2 năm 1999, tuy
đã có một dự án đề nghị thành lập Khu kinh tế mở thành phố Hồ Chí Minh với phần lớn diện tích mở mang trên địa phận huyện Cần Giờ, trong đó vẫn đảm bảo duy trì diện tích rừng ngập mặn với chức năng phòng hộ, nhưng dự án này hiện đang được xếp ra ngoài diện xem xét
Tóm lại, cho đến nay, rừng ngập mặn hiện có của huyện Cần Giờ, và sẽ được phát triển khép kín trên đất qui hoạch lâm nghiệp (vào năm 2005) để định hình 30.000 ha, với chức năng phòng hộ và bảo tồn thiên nhiên là không thay đổi và đang được thực hiện nghiêm ngặt
Có thể nói rằng khu rừng ngập mặn hiện có của huyện Cần Giờ, đang có tuổi trung bình 18 đến 20 năm, thuộc diện đẹp và sinh trưởng tốt trong vùng nhiệt đới Châu á - Thái Bình Dương Thực sự hiếm có một khu rừng ngập mặn có giá trị cao về sinh quyển, về bảo vệ môi trường lại kế cận một thành phố lớn với hơn 4 triệu dân, một
Trang 5đường ra vào cảng biển Sài Gòn, một vùng cơ sở phát triển thủy sản (nuôi trồng và
đánh bắt) qui mô lớn, địa bàn phát triển công nghiệp dầu khí và phong phú tiềm năng
du lịch sinh thái độc đáo như khu rừng Cần Giờ này
Đề tài nghiên cứu "Định giá kinh tế rừng ngập mặn Cần Giờ" tiến hành từ tháng 9 năm 1999 với mục đích góp phần cung cấp các thông tin về những lợi ích kinh tế của các hoạt động chính đang diễn ra tại khu rừng ngập mặn Cần Giờ, tạo cơ sở việc xác
định các kế hoạch bảo tồn rừng đi đôi với phát triển tổng hợp tối ưu về mặt kinh tế không chỉ cho riêng khu rừng, mà còn đối với qui mô lớn hơn là toàn thành phố Hồ Chí Minh và vùng phát triển trọng điểm phía Nam Việt Nam Nghiên cứu này cũng còn nhằm nâng cao năng lực điều tra, phân tích và định giá kinh tế tài nguyên các vùng đất ngập nước cho các chuyên gia không chuyên về kinh tế ở Việt Nam
Nhóm thực hiện đề tài gồm GS.TS Đặng Văn Phan (Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Võ Trí Chung (Trung tâm tài nguyên và Môi trường Rừng, Viện điều tra qui hoạch rừng), Tôn Sĩ Kinh (Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), Lê Văn Sang (Trung tâm nghiên cứu Thủy sản Miền Nam, Bộ Thủy sản)
và Mai Kỳ Vinh (Trung tâm tài nguyên và Môi trường Rừng, Viện điều tra qui hoạch rừng) Tham gia trong quá trình khảo sát nghiên cứu thực tế, hội thảo xử lý thông tin
số liệu và xây dựng báo cáo còn có nhiều chuyên gia thuộc các cơ quan phối hợp: Viện tài nguyên và Môi trường Đại học quốc gia TP HCM, Sở Nông nghiệp & PTNT
TP HCM, Sở khoa học Công nghệ và Môi trường TP HCM, Du lịch Sài Gòn, Trung tâm khí tượng thủy văn Miền Nam, Cảng vụ Sài Gòn, Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Lâm viên Cần Giờ, Phòng Nông lâm và thủy sản Cần Giờ, Ban kinh tế xã hội UBND huyện Cần Giờ
Nghiên cứu nằm trong khuôn khổ dự án Hướng tới Chương trình Quốc gia về Quản lý
Đất ngập nước ở Việt Nam, do Chính phủ Hà Lan tài trợ, được thực hiện bởi Cục Môi trường với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế – IUCN
Trang 62 giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
2.1 Đặc điểm tự nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ
Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 15 km Huyện Cần Giờ nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 55 km, có diện tích tự nhiên là 71.361 ha với hệ sinh thái rất đặc thù của vùng cửa sông ven biển, nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn (Hình 1)
Vùng rừng ngập mặn bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch dày đặc gồm sông lớn như Lòng Tàu nằm giữa khu rừng ( đường thủy ra vào cảng Sài Gòn ), sông Đồng Tranh, sông Nhà Bè, sông Thị Vải, sông Gò Gia, và nhiều rạch khác Trên địa bàn khu rừng còn có những đầm trũng, giồng cát, sông cụt, bàu cạn
Trước thời kỳ chiến tranh (trước 1954), trên địa bàn huyện Cần Giờ có tới hơn 40.000
ha rừng ngập mặn tự nhiên, được xếp hạng rừng giầu, cấu trúc dày đặc, sinh trưởng mạnh, là sinh cảnh của nhiều loại động vật hoang dã
Trong suốt thời gian chiến tranh, rừng ngập mặn Cần Giờ (có tên gọi thông thường là Rừng Sác) là đối tượng tàn phá của nhiều phương tiện chiến tranh, đặc biệt bị hủy diệt gần như hoàn toàn do chất độc hóa học, liên tục từ năm 1961 đến năm 1971 Chiến tranh kết thúc vào tháng 4 năm 1975, và ngay năm sau đó một chương trình lớn được thực hiện: Khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ vì yêu cầu cấp bách của khắc phục hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường thành phố Hồ Chí Minh do chiến tranh hóa học gây ra Từ năm 1976 đến nay, trồng lại rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Cần Giờ
được thực hiện mạnh mẽ, liên tục, tuy nhiên có giai đoạn chững lại và xuất hiện tình trạng chặt phá cây rừng vào thời gian sau 1986 đến 1990, sau đó lại được tăng cường khôi phục rừng tốt hơn Đến nay diện tích rừng ngập mặn tại Cần Giờ vào khoảng 33.000 ha
2.2 Tình hình sử dụng đất và các hoạt động phát triển kinh tế tại Cần Giờ
Huyện Cần Giờ có diện tích đất đai tự nhiên 71.361 ha, chiếm tới 1/3 diện tích đất đai toàn thành phố Hồ Chí Minh Đất lâm nghiệp được qui hoạch là khoảng 38.000 ha, hiện đã có gần 30.000 ha rừng ngập mặn (19.443 ha rừng trồng và 7.4950 ha rừng tự nhiên) Tới năm 2010 dự kiến sẽ trồng khép kín nốt hơn 10.000 ha mà diện tích này một phần chưa được sử dụng, một phần đang cho phép canh tác thời vụ hoặc làm ao
đầm nuôi thủy sản (cá, tôm, cua, ngao, trai )
Cơ cấu sử dụng đất đai hiện nay của huyện Cần Giờ bao gồm:
Tổng diện tích đất đai tự nhiên : 71.361 ha; trong đó
Đất chuyên dùng và vườn nhà, thổ cư là : 1.990 ha chiếm 2,8%
Đất chưa sử dụng : 5.911 ha chiếm 8,3%
Định hướng qui hoạch phát triển bền vững của huyện đến năm 2010 là cơ cấu đất đai
về cơ bản vẫn giữ vai trò nòng cốt là rừng phòng hộ, rừng sinh quyển trên diện tích khoảng 38.000 ha, và mở mang thêm diện tích nuôi trồng thủy sản tới 8000 ha với nguyên tắc gắn chặt chẽ với các hệ sinh thái rừng ngập mặn
Trang 8Huyện Cần Giờ là một huyện nghèo nhất trong thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế phát triển trên lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản là chính (chiếm 66% tổng sản lượng toàn huyện) (Số liệu thống kê huyện Cần Giờ, 1997), tiếp đó là trồng lúa và làm muối Tài nguyên rừng có giá trị về mặt phòng hộ và bảo tồn thiên nhiên là chủ yếu Gần đây huyện mới phát triển từng bước vườn kinh tế sinh thái và dịch vụ du lịch Dân số toàn huyện có 57.650 (nguồn thống kê tháng 7/1999 của huyện Cần Giờ) với tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm là xấp xỉ 2% Dân cư phân bố không đều trên
địa bàn 7 xã, tập trung đến 78% dân ở các xã Bình Khánh, Long Hòa, Cần Thanh và
An Thới Đông Tổng thu nhập kinh tế của huyện trong năm 1998 chỉ bằng 4,2% tổng thu nhập kinh tế của toàn thành phố Hồ Chí Minh Năng suất và sản lượng lúa gạo cũng như những hoa màu rau quả khác trên đất canh tác nông nghiệp còn quá thấp (chỉ bằng 20% so với các huyện ở Nam Bộ) Huyện Cần Giờ còn tồn tại 40% số hộ gia
đình thuộc diện xoá đói giảm nghèo Rừng ngập mặn trước năm 1992 còn là điều kiện kiếm sống của dân địa phương ( thu hoạch gỗ, củi, than, vật liệu khác từ rừng ) Nhưng sau 1992 đến nay, rừng ngập mặn Cần Giờ được xác định mục tiêu chức năng Phòng hộ bảo tồn sinh quyển, bảo vệ nghiêm ngặt, không còn khai thác lợi dụng các nguồn lâm sản
Trước tình hình này, việc tạo công ăn việc làm thay thế cho việc khai thác tài nguyên rừng sẵn có để nâng cao đời sống nhân dân đang là một đòi hỏi bức xúc cho chính quyền huyện Cần Giờ cũng như Thành phố Hồ Chí Minh Với những giá trị môi trường sinh thái của rừng ngập mặn Cần Giờ và những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống gắn chặt với cảnh quan rừng này, việc định hướng phát triển bền vững thủy sản
và du lịch sinh thái rất có thể là một lựa chọn phù hợp
2.3 Vai trò và hiện trạng khai thác, quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn Cần Giờ trước thời kỳ chiến tranh là rừng tự nhiên, với lợi ích chủ yếu
là cung cấp gỗ, củi, than, lá dừa nước và nơi cư trú cho các loài thủy sinh vật Rừng ngập mặn Cần Giờ ngày nay hều hết là rừng trồng, mục tiêu và chức năng chủ yếu là rừng phòng hộ, tiến tới là khu bảo tồn thiên nhiên, được bảo vệ nghiêm ngặt, không còn hoạt động khai thác lâm sản
Loài cây chủ yếu của rừng trồng hiện nay là Đước (chiếm tới hơn 90%), nguồn giống bước đầu lấy từ Cà Mau ( giai đoạn 1976 - 1990 ) đến nay đã có một số lô rừng đước cho quả và tạo nguồn cây giống tại chỗ Một số loài cây khác như Mắm, Đưng, Dà, Bần, số lượng rất ít, đồng thời trồng những loài này ở Cần Giờ không thành công Rừng tự nhiên hiện còn phần lớn là rừng tạp, hỗn giao những loài cây kém giá trị cả về sinh thái và kinh tế, chủ yếu nhiều loài cây bụi và lớp quyết thực vật, đối tượng rừng này đang được cải tạo, hoặc chăm sóc tu bổ cho những loài cây có giá trị phát triển, hoặc thay thế rừng trồng mới
Chu kỳ công nghệ và sản phẩm thương mại của rừng đước là 20 năm, nhưng hiện nay rừng đước ở Cần Giờ được xác định mục tiêu chức năng phòng hộ nên vấn đề chu kỳ thu hoạch không được đặt ra mà tập trung vào thực hiện quản lý bền vững Từ 1998 trở
về trước, đối với rừng trồng ở Cần Giờ, người ta thực hiện tỉa thưa (ở các lô rừng khác nhau) lô nào đến tuổi 6 - 7 tuổi tiến hành tỉa thưa lần thứ nhất, tỉa thưa lần thứ 2 ở tuổi
9 - 10 tuổi và tỉa thừa lần 3 khi cây đạt 15 tuổi Mỗi lần tỉa thưa giảm đi khoảng 1 nửa tổng số cây đứng trong lô, nhằm giảm mật độ cây, loại trừ những cây xấu kém, tạo không gian sinh trưởng tối ưu cho lâm phần Sang năm 1999, có quyết định không tỉa thưa rừng đước trồng, với lý do không tác động vào rừng phòng hộ sinh quyển, nhằm
Trang 9tạo nên điều kiện tự phát triển theo qui luật tự nhiên và loại trừ việc thu hoạch sản phẩm trung gian từ tỉa thưa rừng
Rừng ngập mặn hiện nay ở Cần Giờ là sinh cảnh thích nghi của một số loài động vật hoang dã, tham gia tích cực làm giầu mức độ đa dạng sinh học cho khu rừng Rừng trồng và rừng tự nhiên đang có vai trò quan trọng trong tạo lập khu hệ sinh thái, nơi cư trú, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho nhiều loài thuỷ sinh và động vật có xương sống trên cạn Rừng ngập mặn thực sự là cầu nối giữa hệ sinh thái thủy vực và hệ sinh thái trên cạn, giữa hệ sinh thái ngập triều và hệ sinh thái ngập nước lợ và lũ sông nước ngọt Động vật không xương sống thủy sinh ở rừng ngập mặn Cần Giờ hiện có hơn
700 loài (44 họ, 19 bộ, 6 lớp, 5 ngành), đặc biệt những loài giáp xác và nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao Trong rừng Cần Giờ có 137 loài cá, 40 loài lưỡng thể và bò sát, 130 loài chim (trong đó có 51 loài chim nước), 19 loài thú Số lượng loài động vật hoang dã (trên cạn và thủy sinh) đang có xu hướng gia tăng đồng thời với sự tăng diện tích rừng và mức độ bảo vệ nghiêm ngặt khu rừng ngập mặn này
Rừng ngập mặn Cần Giờ được xác định chức năng quan trọng hàng đầu là phòng hộ, kéo theo giá trị bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn da dạng sinh học và khu sinh quyển thiết yếu của thành phố Hồ Chí Minh Từ năm 1995 đến nay, về cơ bản không còn cho phép khai thác gỗ, củi, than và nhiều loại lâm sản khác trong rừng ngập mặn Cần Giờ
Đặc biệt từ đầu năm 1999 việc chặt tỉa thưa trong các tiểu khu rừng đã được cấm tuyệt
đối, đảm bảo bảo vệ nghiêm ngặt, ngăn cấm mọi tác động vào lâm phần hiện có Hiện chỉ có nguồn lá dừa nước là hàng hóa còn được khai thác ở qui mô các hộ gia đình, trên đất đai đã được Nhà nước giao khoán Riêng đánh bắt thủy sản trong rừng phải theo nội qui và hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý bảo vệ rừng
Trong ba năm gần đầy, việc giao đất khoán rừng đã được thực hiện cho 167 hộ ở 3 xã
điểm (An Thới Đông,Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh) và Công ty lâm viên Cần Giờ, với diện tích giao khoảng gần một vạn hécta, trung bình mỗi hộ nhận khoảng 80 ha, rừng hiện được chăm sóc bảo vệ tốt Hiện trạng quản lý rừng và đất rừng ở Cần Giờ như sau:
Bảng 1.1 Hiện trạng quản lý rừng và đất rừng ở Cần Giờ
Thành phần quản lý
Loại rừng và đất rừng
Tập trung thuộc ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ
Đã giao khoán cho
hộ gia đình đơn vị Lâm Viên
đang thuộc phạm
vi một số nông trường quận, Quận đội, TNXP
Trang 102.4 Những nguy cơ tiềm tàng đối với rừng ngập mặn Cần Giờ
Do vị trí nằm kề cận thành phố Hồ Chí Minh với áp lực dân số và xu hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn vùng, nhất là công nghiệp nên có nhiều nhân tố bất lợi tác động
đến công tác bảo tồn, quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ trong tương lai Cụ thể đó là:
•
•
•
•
Sự nhập cư tự do của dân vào khu rừng để lấn chiếm đất đai sử dụng vào mục
đích khác với mục đích bảo tồn;
Chặt cây, khai thác gỗ củi;
Khai thác thủy sản bằng các phương pháp có tính hủy diệt;
Nước thải công nghiệp và vận tải cảng biển (tràn dầu) gây ô nhiễm nguồn nước
Trang 113 phương pháp nghiên cứu
3.1 Tổng quan về phương pháp luận
Về mặt phương pháp luận, nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp định giá kinh tế tổng hợp cho vùng sinh thái ngập nước do Văn phòng Công ước RAMSAR
và IUCN phối hợp xây dựng và công bố 1997
Phương pháp này gồm 3 công đoạn với 7 bước thực hiện các nội dung như sau:
Công đoạn I
- Bước 1: Lựa chọn cách tiếp cận đánh giá kinh tế
Công đoạn II
- Bước 2: Xác định phạm vi, ranh giới vùng nghiên cứu
- Bước 3: Xác định những thành phần, chức năng và thuộc tính của vùng đất ngập nước và xếp hạng theo tầm quan trọng của chúng
- Bước 4: Liên hệ những thành tố nêu trên với các loại giá trị sử dụng (trực tiếp, gián tiếp hay giá trị phi sử dụng)
- Bước 5: Xác định những số liệu, thông tin cần có cho việc định giá và cách thu thập số liệu
Công đoạn III
- Bước 6 Dùng những thông tin thu được để định lượng các giá trị kinh tế
- Bước 7 Phân tích và bình luận
3.2 Các bước cơ bản được tiến hành trong nghiên cứu
• Chọn cách tiếp cận: Theo hướng dẫn của IUCN và Văn phòng Công ước Ramsar (1997), để đánh giá các giá trị kinh tế của một hệ sinh thái đất ngập nước, trong đó
có rừng ngập mặn, hiện có ba cách tiếp cận Cách thứ nhất là Định giá toàn phần (total valuation), cách thứ hai là Định giá từng phần (partial valuation) và cách thứ
ba là Đánh giá tác động (impact analysis) Trong khuôn khổ nghiên cứu định giá rừng ngập mặn Cần Giờ, cách tiếp cận Định giá toàn phần được áp dụng, là cách nhằm đánh giá toàn bộ những lợi ích kinh tế mà hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể
đem lại cho xã hội, từ đó chứng tỏ nó xứng đáng được dành làm khu bảo tồn Việc
ước tính Giá trị kinh tế toàn phần (TEV) của rừng ngập mặn dựa trên việc phân chia các lợi ích của rừng thành ra các Giá trị sử dụng (Use Value = UV) và Giá trị phi sử dụng (Non Use Value = NUV), trong đó giá trị sử dụng được chia thành Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value = DUV) và Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value = IUV) Giá trị sử dụng trực tiếp được tính qua các thông số
về doanh thu hay thu nhập từ việc khai thác các sản phẩm của rừng Giá trị sử dụng gián tiếp được ước tính trên cơ sở những thiệt hại hay những phí tổn về kinh
tế có thể tránh hay tiết kiệm được nếu như bảo tồn được khu rừng
• Xác định phạm vi khu vực nghiên cứu: Rừng ngập mặn Cần Giờ bao gồm toàn bộ rừng hiện có và sẽ phát triển khép kín trên diện tích đất lâm nghiệp đã được qui hoạch (định hình khép kín rừng vào năm 2010), là khoảng 38.000 hécta Diện tích này thuộc địa bàn 7 xã, hiện đang trực thuộc phạm vi quản lý của nhiều đơn vị khác nhau nhưng thống nhất chức năng là Rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng ngập mặn của Nhà nước điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động
Trang 12• Tiến hành phúc tra tình hình tài nguyên rừng và đất rừng, trên cơ sở tài liệu điều tra kiểm kê rừng thực hiện năm 1998 Thiết kế 4 tuyến khảo sát kiểm tra (transects) xuyên suốt 24 tiểu khu, mỗi tuyến do một nhóm kỹ thuật điều tra tài nguyên rừng đảm nhận công việc chuyên môn (kiểm kê rừng, đánh giá rừng, bản
đồ rừng và đất đai )
• Theo phương pháp PRA tiến hành khảo sát về kinh tế xã hội, thu thập những thông tin, số liệu về sử dụng những sản phẩm của rừng ngập mặn, những kinh nghiệm truyền thống lợi dụng những tác động hoặc ảnh hưởng tích cực của rừng ngập mặn Điều tra hộ để thu thập thông tin về tần số, khối lượng sản phẩm thu hoạch
được và chi phí lao động cho các hoạt động đó Tỷ lệ phỏng vấn, khảo sát là 128
hộ (10% số hộ gia đình) ở 3 xã nhiều rừng (An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn) và 8 hộ (5% tổng số hộ gia đình) ở 2 xã có rất ít rừng nhưng còn nhiều đất
sẽ trồng rừng khép kín (Cần Thạnh, Long Hòa) Thu thập những thông tin về giá trị kinh tế của những sản phẩm trực tiếp của rừng ngập mặn, và các giá trị gián tiếp của rừng ngập mặn (phòng hộ gió, sóng, triều cường, thanh lọc ô nhiễm, sinh cảnh
đa dạng sinh học, thắng cảnh du lịch ), từ các cơ quan chuyên môn từ cấp huyện, thành phố và trung ương, đặc biệt tài liệu về rừng ngập mặn Cần Giờ, với niên biểu tư liệu từ 1940 đến nay
• Thực hiện các công đoạn tính toán, định giá kinh tế toàn phần các giá trị sản phẩm trực tiếp và những lợi ích, tác dụng gián tiếp của rừng ngập mặn Cần Giờ
Trang 134 giá trị kinh tế của các sản phẩm và chức năng
chính của rừng ngập mặn cần giờ
4.1 Giá trị kinh tế toàn phần (TEV) của rừng ngập mặn
Giá trị kinh tế toàn phần (TEV) của một hệ sinh thái rừng ngập mặn là cơ sở cho việc
định giá kinh tế (Bảng 4.1) TEV bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và các giá trị không sử dụng Việc hiểu rõ các giá trị cơ bản của hệ sinh thái rừng ngập mặn đang nghiên cứu là rất cần thiết để có thể định giá và phân tích thỏa
đáng cho khu vực đó
Bảng 4.1 Giá trị kinh tế toàn phần của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp
phẩm, thuốc, vật liệu xây
dựng, thuốc nhuộm, sinh vật
Nơi cư trú của con người
Nơi có giá trị giáo dục, lịch
sử và khoa học
ổn định bờ Nạp nước ngầm Khống chế dòng chảy và lũ lụt
Nơi chứa và tái sinh các chất thải
Duy trì đa dạng sinh học Nơi cư trú cho các loài di cư
Bãi đẻ cho cá
Lưu giữ chất dinh dưỡng Bảo vệ và duy trì các rạn san hô
Chống xâm nhập mặn
Các giá trị thẩm mỹ, văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo
4 2 Giá trị kinh tế những sản phẩm trực tiếp từ rừng ngập mặn
4.2.1 Giá trị gỗ
Rừng ngập mặn Cần Giờ (bao gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên hiện nay) có sản lượng gỗ thuộc đối tượng khai thác và định giá kinh tế chỉ là rừng trồng, tập trung vào loài cây Đước Còn rừng tự nhiên do có tính chất tạp, nhiều cây bụi nên không có giá trị gỗ kinh tế
Hiện nay diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ có trữ lượng gỗ kinh tế và từ đó có thể tính sản lượng là 20.346 ha (15.874 ha), với cấp tuổi từ 20 (trồng năm đầu tiên 1978) đến
Trang 14Theo lý thuyết, sản lượng gỗ kinh tế lấy ra hàng năm sẽ bằng 1/10 tổng trữ lượng của một khu rừng Tại Cần Giờ, do tuổi cây khác nhau tại các tiểu khu rừng khác nhau nên sản lượng gỗ kinh tế thực tế có thể khai thác là chỉ bằng 25% của 1/10 trữ lượng Với giá cây gỗ đứng tại rừng là 200.000 đồng, và giá gỗ thương phẩm tại TP.HCM là 300.000 VN đồng/1m3, giá trị kinh tế của gỗ từ rừng ngập mặn Cần Giờ được ước tính như Bảng 4.2 dưới đây
Bảng 4.2 Giá trị kinh tế của gỗ từ rừng ngập mặn Cần Giờ
Tổng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng Cần Giờ
(m3)
1.031.800
Tổng sản lượng gỗ có thể khai thác (m3) 25.795 Bằng 25% của 1/10
tổng trữ lượng Tổng giá trị kinh tế của trữ lượng toàn khu rừng 206 tỷ đồng Tính theo đơn giá
cây gỗ đứng Giá trị kinh tế của sản lượng toàn khu rừng 78 tỷ đồng Tính theo đơn giá gỗ
thương phẩm Giá trị kinh tế trung bình của sản lượng gỗ hàng
Củi khai thác được ở rừng ngập mặn tự nhiên, với một diện tích hẹp những loài cây bụi, thấp nhỏ nên trữ lượng ít, không quá 2m3/ha Do sản lượng củi có thể khai thác chỉ chiếm 1/10 tổng trữ lượng nên tại Cần Giờ lượng củi khai thác được từ rừng tự nhiên là không đáng kể
Bảng 4.3 Giá trị kinh tế từ củi rừng ngập mặn Cần Giờ
Sản lượng củi toàn khu rừng 96.000 ste (hay 62.400 m3) Số liệu thống kê sản lượng
củi thực tế thu được tại Cần Giờ sau 3 lần tỉa thưa, tính
đến năm 1999 Giá trị kinh tế bình quân
hàng năm của sản phẩm củi
0,9 tỷ đồng Tính cho một chu kỳ rừng là
20 năm
4.2.3 Than
Trên thực tế không còn đốt than từ cây rừng ngập mặn ở Cần Giờ từ năm 1995 Trước
đó (từ 1988 đến 1993) có một số hầm lò song hoạt động chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh vì lò đốt than phải được xây trên nền đất cao là loại đất không phổ biến ở Cần Giờ Sản lượng than trong những năm đó cũng không đáng kể vì gỗ cây ngập mặn dùng làm cột xây dựng và làm củi hầu hết, chỉ còn một lượng nhỏ được dùng để chế