Tổng cộng 94,78 tỷ 7.237

Một phần của tài liệu Định giá kinh tế rừng ngập mặn Cần Giờ pot (Trang 25 - 28)

Tỷ giá hối đoái tính theo thời điểm 10/1999 là 1đôla Mỹ = 13.095 đồng Việt Nam

Nh− vậy, giá trị kinh tế toàn phần hàng năm của rừng Cần Giờ đ−ợc −ớc tính vào khoảng gần 95 tỷ đồng (thời giá năm 1999). Lợi ích này thu đ−ợc từ các giá trị sử dụng trực tiếp (sản phẩm rừng) và một số các giá trị sử dụng gián tiếp (các chức năng, dịch vụ của rừng). Con số này ch−a phản ánh tổng giá trị thực vì nghiên cứu này còn ch−a tính đ−ợc một số giá trị tiềm tàng nh− các giá trị về duy trì đa dạng sinh học, cải thiện môi tr−ờng, điều tiết n−ớc ngầm và các giá trị phi sử dụng có tính văn hóa, tín ng−ỡng. Tuy nhiên, với giá trị nh− hiện tại, ta có thể thấy tổng lợi ích mà rừng đem lại đã là đáng kể so với những chi phí phải bỏ ra để bảo tồn, phát triển rừng. Theo báo cáo của Ban quản lý rừng huyện Cần Giờ, bình quân mỗi năm nhà n−ớc đầu t− khoảng 1,2 tỷ đến 1,7 tỷ đồng cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển toàn bộ diện tích rừng ngập mặn hiện có ở Cần Giờ.

Việc định giá (Bảng 5.1) cũng cho thấy một tỷ lệ lớn lợi ích kinh tế là thu đ−ợc từ các chức năng sinh thái chứ không phải là các sản phẩm trực tiếp, tr−ớc mắt. Trên thực tế, ba tác dụng thuộc diện định giá kinh tế ch−a tính ra bằng tiền của rừng ngập mặn Cần Giờ, thuộc lĩnh vực ảnh h−ởng sinh thái môi tr−ờng lại là những giá trị quan trọng không thể thay thế, có ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống và sự phát triển bền vững của không riêng thành phố Hồ Chí Minh, đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM - Biên Hoà - Vũng Tầu).

Nh− đã nêu, điều quan trọng cần l−u ý là từ năm 1999 trở đi, rừng Cần Giờ là khu rừng phòng hộ nghiêm ngặt và có thể sẽ trở thành Khu bảo tồn sinh quyển, mọi hoạt động khai thác, xâm hại, kể cả tỉa th−a đều phải ngừng. Chính sách này sẽ làm thay đổi đáng kể ph−ơng thức khai thác, thu lợi từ khu rừng này. Ví dụ, thu nhập từ khai thác trực tiếp các sản phẩm rừng, đặc biệt là gỗ và củi, sẽ giảm xuống. Vậy nguồn thu nhập thay thế sẽ lấy từ đâu để chi phí cho việc mua các sản phẩm trên ?. Từ việc định giá các loại sản phẩm của rừng Cần Giờ, ta thấy có thể đây là điểm khởi đầu để nghiên cứu này đ−a ra khuyến nghị nên tập trung vào các giá trị thủy sản, du lịch sinh thái và các sản phẩm ngoài gỗ.

5.2. Kết luận và Khuyến nghị

Kết luận chính của nghiên cứu này là dù tốc độ và qui mô phát triển kinh tế xã hội, mức độ đô thị hóa và công nghiệp hóa của thành phố Hồ Chí Minh và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam n−ớc ta lớn đến cỡ nào cũng phải l−u ý đến việc bảo tồn khu rừng ngập mặn ở Cần Giờ vì giá trị kinh tế của chúng có ý nghĩa đáng kể đối với phát triển bền vững của mọi kế hoạch phát triển trong vùng. Điều này đã đ−ợc khẳng định trong Đề án “Thành lập khu kinh tế mở Thành phố Hồ Chí Minh” (tháng 02 năm 1999) của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh: “địa bàn huyện Cần Giờ là cửa ngõ quan trọng, là thuỷ lộ quốc tế hàng đầu của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, cho dù có kế hoạch phát triển đến qui mô nào cũng phải duy trì và bảo tồn nghiêm ngặt khu rừng ngập mặn nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững vùng này, với diện tích khu rừng là 28.500 hecta. Khu kinh tế mở của thành phố thực sự phải là Đặc khu kinh tế sinh thái, với vai trò cốt lõi bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi tr−ờng là khu rừng ngập mặn”.

Tuy đề án nói trên ch−a đ−ợc Chính phủ chính thức thông qua nh−ng có thể bình luận rằng trong bất cứ kế hoạch khả thi phát triển kinh tế xã hội nào trên vùng Cần Giờ,

không thể thu hẹp diện tích rừng ngập mặn d−ới 30.000 ha, theo các tiêu chí sinh

quyển và bảo vệ môi tr−ờng cho toàn thành phố và toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Hồ sơ thành lập khu sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ theo các tiêu chuẩn của MAB - UNESCO ).

Kết luận thứ hai là nghiên cứu này nên đ−ợc coi nh− là một hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và là nền tảng tham khảo cho những cân nhắc giữa bảo tồn và phát triển kinh tế trong khu vực chứ ch−a phải là một nghiên cứu có tính phân tích đánh giá kinh tế chính thống, hoàn thiện.

Với ý thức coi đây là một trong những nghiên cứu mang ý nghĩa thử nghiệm nhằm minh họa cho khái niệm “giá trị kinh tế toàn phần - TEV” cho một hệ sinh thái đất ngập n−ớc ở Việt Nam, hy vọng rằng trong thời gian tới, đề tài định giá kinh tế rừng ngập mặn nói riêng và đối với những vùng đất ngập n−ớc nói chung ở Việt Nam sẽ trở thành cấp thiết, đ−ợc quan tâm thực hiện nhiều hơn. Dù nghiên cứu định giá này còn là những −ớc tính sơ bộ ban đầu song nó là một công cụ để đ−a đ−ợc vấn đề bảo tồn

đất ngập n−ớc vào quá trình xây dựng và lựa chọn kế hoạch sử dụng tài nguyên và đất đai trong chiến l−ợc phát triển kinh tế xã hội bền vững. Ph−ơng pháp định giá kinh tế và phân tích kinh tế cần đ−ợc nghiên cứu hoàn thiện và trở thành ph−ơng pháp ứng dụng thích hợp cho việc định giá kinh tế rừng ngập mặn và những vùng đất ngập n−ớc ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

Barbier E.B., Acreman M. and Knowler D., 1997. Economic valuation of wetlands A Guide for policy makers and planners. Ramsar Convention Bureau and IUCN, Gland, Switzerland.

Cục Hàng Hải Việt Nam, Cảng vụ Sài Gòn, 1998. Đánh giá thuỷ lộ quốc tế Sài Gòn và dự án phát triển hệ thống cảng TP. HCM.

Department of Agriculture and Rural Development, Hochiminh City, 1998. Biosphere Reserve of CanGio Mangroves Area.

Grodginxki, A.M., 1982. Sách tra cứu tóm tắt về sinh thái thực vật. Viện Hàn lâm khoa học Nga và Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội - Maskơva. Maltby, E., 1986. Waterlogged wealth. Earthscan Paperback . Internatioal Institute

for Environment and Developmemt London and Washington D.C. Supportby IUCN/ WWF.

Ministry of Planning and Investment of Viet Nam and AUSAID, 1996. Masterplan of the Southern Economic Focal Zone.

Phan Nguyen Hong, Hoang Thi San, 1993. Mangroves of Vietnam. IUCN, Bangkok.

Sathirathai S., 1998 . Economic Valuation of Mangroves and the Roles of Local Communities in the Conservation of Natural resources : Case study of Surat Thani, South of Thailand. EEPSEA - Economy and Envirounment Program for Southeast Asia.

Snedaker, S. C, 1978. Mangroves: Their value and perpetuation. Nature and Resources - USA.

Snedaker, . S . C và Brown. M.S., 1982. Primary productivity of Mangroves. Handbook of Biosolar Resources - Basic principles . USA.

Thái Văn Trừng, 1963 và 1999. Những hệ sinh thái rừng Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - Hà Nội.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Sở nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 1998. Dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ - TP HCM.

Uỷ ban nhân dân huyện Cần Giờ 1998. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Cần Giờ đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Định giá kinh tế rừng ngập mặn Cần Giờ pot (Trang 25 - 28)