1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách đối ngoại của cộng hòa liên bang nga để hạn chế ảnh hưởng của chính sách cấm vận và cô lập từ mỹ và phương tây từ năm 2014 đến 2022

150 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách đối ngoại của Cộng hòa Liên bang Nga để hạn chế ảnh hưởng của chính sách cấm vận và cô lập từ Mỹ và phương Tây từ năm 2014 đến 2022
Tác giả Lê Thanh Tuấn, Trần Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thanh Trúc
Người hướng dẫn PGS.TS Ngô Minh Oanh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Đến năm 1994, Nga chuyển sang chính sách “Định hướng Âu-Á”, một mặt quan hệ phương Tây trong khi đó vẫn tìm cách quan hệ với các nước SNG, Trung Quốc, Ấn Độ, và ASEAN… Năm 2000, Putin lê

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

Khoa Lịch sử

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG NGA

ĐỂ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CẤM VẬN VÀ

CÔ LẬP TỪ MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY TỪ NĂM 2014 ĐẾN 2022

Nhóm sinh viên thực hiện

1) Lê Thanh Tuấn - 46.01.608.103

2) Trần Thị Hồng Nhung - 46.01.608.061

3) Nguyễn Thị Thanh Trúc - 47.01.608.150

Thành phố Hồ Chính Minh - 2023

Trang 2

TPHCM - 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

Khoa Lịch sử

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG NGA

ĐỂ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CẤM VẬN VÀ

CÔ LẬP TỪ MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY TỪ NĂM 2014 ĐẾN 2022

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Ngô Minh Oanh

Nhóm sinh viên thực hiện

1) Lê Thanh Tuấn - 46.01.608.103

2) Trần Thị Hồng Nhung - 46.01.608.061

3) Nguyễn Thị Thanh Trúc - 47.01.608.150

Thành phố Hồ Chính Minh - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do chúng tôi thực hiện Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công bố ở các công trình nghiên cứu khác

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thanh Tuấn Nguyễn Thị Thanh Trúc Trần Thị Hồng Nhung

Trang 4

Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn, giúp đỡ của quí thầy

cô giáo để tôi sửa chữa, hoàn thiện luận văn của mình

Trân trọng cám ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thanh Tuấn Nguyễn Thị Thanh Trúc Trần Thị Hồng Nhung

Trang 5

M ỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng nghiên cứu 5

4 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

5.1 Cơ sở phương pháp luận 6

5.2 Phương pháp nghiên cứu 6

6 N guồn tài liệu 6

7 Cấu trúc của bài báo cáo 7

NỘI DUNG 8

C HƯƠNG 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC NGA, UKRAINE TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA 8

1.1 Bối cảnh quốc tế 8

1.2 Tình hình nước Nga 9

1.3 Tình hình Ukraine 12

1.3.1 Tình hình chính trị - xã hội 12

1.3.2 Tình hình kinh tế 19

1.3.3 Tình hình bên ngoài 20

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CẤM VẬN VÀ CÔ LẬP CỦA MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY ĐỐI VỚI NGA TỪ 2014-2022 25

2.1 C hính sách cấm vận và cô lập của Mỹ và phương Tây đối với Nga từ 2014 đến 24/02/2022 25

2.1.1 C hính sách cấm vận và cô lập của Mỹ và phương Tây đối với Nga từ năm 2014 đến năm 2018 25

2.1.2 C hính sách cấm vận và cô lập của Mỹ và phương Tây đối với Nga từ năm 2018 đến trước ngày 24/02/2022 35

2.2 C hính sách cấm vận và cô lập của Mỹ và phương Tây đối với Nga từ ngày 24/02/2022 đến cuối năm 2022 41

Trang 6

CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA TỪ 2014 - 2022 53

3.1 Chính sách ngoại giao song phương 53

3.1.1 Chính sách đối ngoại của Nga đối với các nước châu Á – Thái Bình Dương 53

3.1.1.1 Đối với các nước Đông Bắc Á 53

3.1.1.2 Đối với các nước Đông Nam Á 62

3.1.1.3 Đối với các nước khu vực Trung Đông 67

3.1.1.4 Đối với các nước Trung Á 81

3.1.1.5 Đối với các nước Nam Á 84

3.1.2 Đối với các nước châu Âu 90

3.1.3 Đối với các nước châu Phi 94

3.1.4 Đối với nước Mỹ - Latinh 100

3.2 Về chính sách ngoại giao với các tổ chức khu vực trên thế giới 102

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM 114

4.1 Những kết quả đạt được của chính sách đối ngoại của Nga 114

4.1.1 Hạn chế được tác hại của chính sách cấm vận từ Mỹ và phương Tây 114

4.1.2 Tăng cường sức mạnh đồng minh các khu vực 115

4.1.3 Tạo cơ sở tiền đề cho sức mạnh của Nga sau này 116

4.2 Hạn chế trong chính sách đối ngoại của Nga 119

4.3 Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nga và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ……… 119

KẾT LUẬN 126

TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

PHỤ LỤC 138

Trang 7

Dialogue Partnership Financial

Fund

Quỹ tài chính đối tác đối thoại ASEAN-Liên

bang Nga

ASEAN Association of South East

Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Meeting on Drugs

Hội nghị các quan chức ASEAN về vấn đề

ma túy BRICS Brazil, Russia, India, China,

South Africa

Khối các nền kinh tế mới nổi bao gồm: Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam

Phi

States

Cộng đồng các quốc gia Độc lập theo

tiếng Anh

Trang 8

COC The Code of Conduct for

the South China Sea

Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển

Đông

Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ

xuyên Thái Bình Dương

Community

Cộng đồng kinh tế Á Âu

EAEU

Eurasian Economic Union

Liên minh kinh tế Á Âu

Trang 9

FAC Federal Audit Clearinghouse Cơ quan thanh toán bù trừ kiểm toán liên

bang của Mỹ

FIDESZ Fiatal Demokraták Szövetsége

(Alliance of Young Democrats)

Liên minh Công dân Hungary

JCPOA Joint Comprehensive Plan of

Action

Kế hoạch hành động chung toàn diện

NATO North Atlantic Treaty

Organization

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

коллективной безопасности

Tổ chức an ninh tập thể theo tiếng Nga

OFAC The Office of Foreign Assets

UNCLOS United Nations Convention on

the Law of the Sea

Công ước của Liên hợp Quốc về Luật Biển

Trang 10

Transnational Crime with

Russia

Nga về tham vấn tội phạm xuyên quốc gia

Interbank Financial Telecommunications

Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân

hàng Toàn cầu

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ sau các cuộc phát kiến địa lý ra đời đã tạo điều kiện cho giao thương, buôn bán và khám phá những vùng đất mới cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sớm nhất tại Anh và điều này đã mang lại nhiều biến đổi mới thay thế sức lao động của người và bắt đầu sử dụng máy móc để tăng năng suất lao động từ đó chủ nghĩa tư bản bắt đầu đi đến một giai đoạn mới đó là chủ nghĩa đế quốc đi xâm chiếm lục địa khác để thu lợi cho chính quốc Những quốc gia lạc hậu đã bị khuất phục bởi những quốc gia tiên tiến hơn, chịu sự áp bức bóc lột

Nga là một quốc gia ở Đông Âu gắn liền với hai châu lục là Âu-Á, có diện tích rộng nhất thế giới Trước Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Nga vẫn theo chế độ quân chủ chuyên chế vẫn được duy trì – đứng đầu nhà nước là Nga hoàng Nicolai II Nước Nga bị khủng hoảng

về mọi mặt Nga hoàng tham gia vào cuộc chiến tranh đế quốc và gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đất nước Vladimir Lenin, người đã tiến hành hai cuộc cách mạng Tháng Hai và Tháng Mười năm 1917 Cách mạng Tháng Mười Nga do Vladimir Lenin và Đảng Bolshevik lãnh đạo là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại, từ đó lập nên nhà nước công nông để xây dựng xã hội mới, xóa bỏ chế độ người bóc lột người và giai cấp

vô sản cùng nhân dân lao động bị áp bức bước vào thời đại làm chủ vận mệnh của chính mình Không những vậy, nó đã tác động toàn diện, sâu sắc đến tiến trình phát triển nhân loại và đồng thời cổ vũ cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đó cũng là cái gai cho các nước đế quốc

Sau cách mạng Tháng Mười Nga 1917, các nước đế quốc tiến hành chống phá nhà nước non trẻ này Vượt qua mọi khó khăn, thách thức thì vào ngày 30/12-1922, Đại hội thứ nhất các Xô - viết hợp nhất thông qua Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hòa XHCN Xô - viết

và Hiệp ước Liên bang do V.I Lenin chủ trương

Chiến tranh lạnh nổ ra giữa hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô do sự khác biệt về hệ tư tưởng Mỹ có chủ chương chính: Chống phá lại Liên Xô với phe Xã hội chủ nghĩa, chống lại phong trào cách mạng để mưu đồ sẽ là bá chủ thế giới;còn Liên Xô duy trì hòa bình và an ninh thế giới Tuy nhiên, sự kiện ngày 25-12-1991 là sự kiện thảm họa địa chính trị đối với Liên Xô và Liên Bang Nga là quốc gia thừa kế vị trí của Liên bang Xô viết

Trang 12

Sau khi Xô Viết sụp đổ, năm 1992-1993, Liên Bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại thân thiện với châu Âu với chính sách “Định hướng Đại Tây Dương” tuy nhiên không mang lại nhiều kết quả Đến năm 1994, Nga chuyển sang chính sách “Định hướng Âu-Á”, một mặt quan hệ phương Tây trong khi đó vẫn tìm cách quan hệ với các nước SNG, Trung Quốc, Ấn Độ, và ASEAN…

Năm 2000, Putin lên nắm quyền đưa Nga trở lại vị thế nước Nga, khi Putin lên nắm quyền khiến các quốc gia phương Tây lo ngại và phải dè chừng với ông biểu hiện trong cuộc xung đột biên giới Geogia với Nga đã phô trương sức mạnh Nga

Cuối năm 2013, biểu tình Euromaidan nhằm lật đổ chính quyền thân Nga Yanukovych đã nổ ra Để đáp trả hành động của Ukraine, 22/2, Putin ra lệnh cho lực lượng quân đội Nga chiếm lấy Crimea từ Ukraine Nga Nhiệm vụ này thành công nhờ vào việc hàng ngàn lính Nga đã đóng quân trước đó tại một căn cứ hải quân ở cảng Sevastopol thuộc Crimea và để rồi ngày 18/03/2014 Nga sáp nhập Crimea Ngày 24/02/2022, Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và chưa có thời điểm kết thúc Trước biến động không ngừng đó, Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ đã đưa ra những biện pháp trừng phạt Nga Những biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từ trước đến nay của đang được triển khai nhằm làm cô lập, liệt Nga Trước tình hình đó Nga vẫn giữ vững vị thế trên trường quốc tế, thậm chí có những đòn đáp trả gay gắt Điều này cho thấy sự tài trí trong ngoại giao và chiến lược sắc bén của Nga trong thời kỳ hội nhập quốc

tế Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi chọn đề tài “ Chính sách đối ngoại của Nga để tránh lệnh cấm vận và cô lập từ Mỹ và phương Tây từ 2014 đến nay”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Các tài liệu tiếng Việt

1) Nước Nga Dưới Sự Lãnh Đạo Của Putin: Kinh Tế, Quốc Phòng Và Chính Sách Đối Ngoại do Steven Rosefielde và được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật dịch và

ra mắt năm 2021 Qua cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn khá tổng thể

về nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin trong hơn hai thập kỷ qua từ 2000 đến

2020 Sách phân tích, đề cập đa dạng các mặt kinh tế, tài chính, quản lý nhà nước

về kinh tế, khoa học, giáo dục, y tế của nền kinh tế-xã hội nước Nga với những số liệu phong phú, những đặc trưng và cả những góc khuất trong nền kinh tế nước Nga; cơ cấu, tổ chức, tư duy chiến lược quân sự, trang bị vũ khí của nước Nga,

Trang 13

tiềm năng và triển vọng trong tương lai trong đó có chính sách đối ngoại, những mối quan hệ quốc tế cơ bản của nước Nga và trọng tâm chính sách đối ngoại của nước Nga những năm sắp tới

2) Nước Nga hồi sinh - Sức mạnh và mục đích trong một trật tự toàn cầu mới-Kathryn

E Stoner và cũng được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật dịch và ra mắt năm 2021

Từ nguồn dữ liệu tổng hợp về những bước phát triển chính trị, kinh tế và xã hội của Nga, cuốn sách gợi mở để bạn đọc tìm thấy lời giải cho các câu hỏi: tại sao cơ chế quản trị đặc thù của chính quyền Putin nhằm duy trì quyền kiểm soát quốc gia trong các vấn đề chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại mà các thế lực đối trọng Nga coi là “phi tự do” lại hầu như không gặp phải sự chống đối có tổ chức nào ở trong nước? Tại sao người Nga giàu hơn người Trung Quốc tính theo GDP bình quân đầu người; nước Nga có tỷ lệ nợ thấp nhất thế giới và chính sách tài khóa rất hiệu quả, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây từ năm 2014 sau sự kiện Nga sáp nhập Crưm bất kể thực trạng nền kinh tế toàn cầu đầy biến động?

3) Điều Chỉnh Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Bang Nga Từ Sau Khủng Hoảng Ucraina Và Những Tác Động của PGS.TS Nguyễn An Hà và TS Vũ Thụy Trang làm chủ biên xuất bản năm 2020 của NXB Khoa học xã hội Các tác giả đã đề cập

về vấn đề khủng hoảng Ukraine năm 2014 và những chính sách đối ngoại của Nga

kể từ năm 2014, Việt Nam trong chính sách của Nga và dự báo thời gian tới

Các t ài liệu tiếng Anh

1) Sách: Putin's Propaganda Machine: Soft Power and Russian Foreign Policy của tác giả Marcel H Van Herpen năm 2016 Marcel H Van Herpen đã trình

bày sức mạnh mềm của Nga, nêu lên vai trò quan trọng được giao cho cộng đồng

người Nga hải ngoại và Nhà thờ Chính thống Nga và vai trò của trục Moscow –

Berlin - Paris, nhằm mục đích đẩy lùi ảnh hưởng của NATO và Hoa Kỳ ở châu Âu

2) Sách Routledge Handbook of Russian Foreign Policy của Andrei P Tsygankov tháng 6 năm 2020 Sách cung cấp tổng quan toàn diện về các định hướng chính sách đối ngoại của Nga, cuốn sổ tay này tập hợp một nhóm học giả quốc tế

để phát triển một cách xử lý phức tạp đối với chính sách đối ngoại của Nga Các chương rút ra từ nhiều truyền thống lý thuyết bằng cách kết hợp các ý tưởng của các thể chế trong nước, cân nhắc về an ninh quốc gia và sự công nhận của quốc tế

Trang 14

như là nguồn của chính sách đối ngoại của quốc gia

3) Sách Putin's War in Syria: Russian Foreign Policy and the Price of America's Absence được viết bởi Anna Borshchevskaya tháng 11 năm 2021 Borshchevskaya lập luận rằng trên thực tế, Putin đã đạt được các mục tiêu chính sách đối nội và đối ngoại quan trọng mà không phải trả giá đắt, đồng thời có vị trí tốt để định hướng tương lai của Syria và trở thành cường quốc hàng đầu ở Trung Đông Kết quả này có ý nghĩa nghiêm trọng đối với các lợi ích chính sách đối ngoại của phương Tây ở cả Trung Đông và xa hơn nữa Cuốn sách này đặt sự can thiệp của Nga vào Syria trong bối cảnh rộng lớn hơn, khám phá cách tiếp cận tổng thể của Putin đối với Trung Đông - về mặt lịch sử, Moscow có mối quan hệ đặc biệt với Damascus - và theo dõi các khía cạnh chính trị, ngoại giao, quân sự và đối nội của sự can thiệp này Borshchevskaya đi sâu vào chiến dịch quân sự của Nga, dư luận trong nước Nga, cũng như các chiến thuật ngoại giao của Nga tại Liên Hợp Quốc Điều quan trọng, cuốn sách này minh họa tác động của sự vắng mặt của phương Tây ở Syria, đặc biệt là sự vắng mặt của Hoa Kỳ, và vai trò của phương Tây, và có thể là, ở Trung Đông

4) Sách: Russia's Foreign Policy: Change and Continuity in National Identity bởi Andrei P Tsygankov xuất bản vào tháng 6 năm 2022 tái bản lần thứ 6 Sách trình bày về chính sách quyết đoán mà Putin đã thực hiện kể từ khi trở lại nắm quyền Đánh giá những thành công và thất bại trong các chính sách đối ngoại của Nga, Tsygankov giải thích rằng có nhiều bước ngoặt khi bản sắc và sự tương tác của Nga với phương Tây đã phát triển Cuốn sách kết thúc với những phản ánh về

sự xuất hiện của thế giới hậu phương Tây và những thách thức mà nó đặt ra đối với nhiệm vụ lâu dài của Nga đối với vị thế cường quốc

5) Sách The Sense of Mission in Russian Foreign Policy do tác giả Alicja Curanovic vào tháng 9 năm 2022 Dựa trên nghiên cứu ban đầu sâu rộng, bao gồm phân tích các tuyên bố công khai, tài liệu chính sách và thăm dò dư luận, cuốn sách lập luận rằng ý thức về sứ mệnh hiện diện trong chính sách đối ngoại của Nga, bản chất của nó rất giống với suy nghĩ về sứ mệnh của của Nga trong thời Sa hoàng, rằng ý thức về sứ mệnh quan trọng đối với giới tinh hoa của Nga Nhìn chung, cuốn sách chứng minh rằng ý thức về sứ mệnh là một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga

Trang 15

Những tài liệu trên được xuất bản trong thời gian gần đây, khi mà cuộc chiến giữa Nga và Ukraine diễn ra một cách đột ngột và khốc liệt, vậy nên tính khả thi và ứng dụng vào tình hình hiện nay cũng trở nên dễ dàng hơn Marcel Van Herpen đã viết một cuốn sách nghiêm túc ghi lại sự gia tăng theo cấp số nhân của quyền lực mềm của Nga mà theo ông nó hiệu quả hơn nhiều so với kỹ thuật tuyên truyền kiểu cũ của Liên Xô, có tác động tiêu cực đến nền dân chủ phương Tây đối với các nước trong khu vực châu Âu – Đại Tây Dương Tác phẩm của ông đã phá vỡ những quan niệm lỗi thời dựa trên kinh nghiệm tuyên truyền của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh để cho thấy một nước Nga hậu Xô Viết dưới thời Vladimir Putin đã học cách sử dụng khéo kéo hơn các công cụ quyền lực mềm, đặc biệt là trong việc định hình các câu chuyện và không gian thông tin quốc tế Andrei

P Tsygankov đã rút ra từ nhiều truyền thống lý thuyết bằng cách kết hợp các ý tưởng của các thể chế trong nước, cân nhắc về an ninh quốc gia và sự công nhận của quốc tế như là nguồn của chính sách đối ngoại của Nga Cuốn sách của Anna Borshchevskaya đã mở mang tầm mắt về nước Nga vì nó có liên quan đến một thế giới rộng lớn hơn nhiều so với NATO, những tham vọng của đất nước này, một cái nhìn hơi khác về cách nước Nga nhìn nhận chính mình trong mối quan hệ với phương Tây và Mỹ, Nga ở Syria bước vào cuộc cạnh tranh quyền lực lớn Còn đối với Tsygankov, ông đưa ra một cái nhìn tổng quan về những ý tưởng và áp lực đã thúc đẩy chính sách đối ngoại của Nga trong sáu thời

kỳ khác nhau với nhiều bước ngoặt khi nước này ngày càng phát triển “The Sense of Mission in Russian Foreign Policy” là niềm tin chắc chắn rằng Nga có một số phận lịch

sử đặc biệt, chứng minh rằng ý thức về sứ mệnh là một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga

Tiếp thu kiến thức từ những tài liệu trên, nhóm sinh viên nghiên cứu chúng em xin phép được nghiên cứu tiếp tục những vấn đề mới, cập nhật tình hình thế giới, đặc biệt là nước Nga và Ukraine hiện nay, chính sách cấm vận và trừng phạt của Mỹ và phương Tây tiếp tục cho đến ngày nay

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng: Chính sách đối ngoại của Nga

Không gian: Nga, Ukraine và các khu vực trên thế giới có liên quan

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu nằm trên không gian toàn cầu, trong khoảng thời gian từ 2014

Trang 16

đến 2022 về chính sách đối ngoại song phương và đa phương của Nga để tránh lệnh cấm vận từ Mỹ và phương Tây

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Luận án dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx - Lenin làm nền tảng cho việc phân tích và đánh giá Ngoài ra, công trình cũng tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực (Realism), phân tích chính sách đối ngoại của Nga

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Một là phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế

Hai là phương pháp tiếp cận liên ngành bao gồm lịch sử, kinh tế học, chính trị học Những phương pháp cụ thể mà tôi đang áp dụng là:

- Phương pháp thu thập thông tin: Từ những kiến thức từ chính sách đối ngoại Nga sau đó đi đến quá trình tập hợp những nguồn thông tin, dữ liệu từ sách, các bài báo cũng như những các bài viết liên quan đến đề tài để nhằm đáp ứng được những mục tiêu đã đặt

ra đối với đề tài

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích những nguồn tài liệu với nhiều tác giả khác nhau ở trong nước và ngoài nước và những khía cạnh khác nhau của nội dung vấn

đề chính sách đối ngoại Nga Đồng thời sau quá trình phân tích thì cần phải có sự tổng hợp lại lựa chọn những luận điểm chính và những luận cứ phù hợp với nội dung để làm

rõ vấn đề Song, cần phải có sự sắp xếp lại những vấn đề để phù hợp với tiến trình nghiên cứu, cũng như bổ sung những tài liệu sau khi phân tích

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: với các nguồn tài liệu trong và ngoài nước, quá trình nghiên cứu tài liệu gắn liền với thực tiễn của vấn đề chính sách đối ngoại Nga và phải đảm bảo tính xác thực, minh bạch đối với điều phải chứng minh

- Phương pháp luận của phép biện chứng: đi đến những kết luận từ việc nghiên cứu các mối liên hệ từ bối cảnh hình thành đến những nội dung trong chính sách đối ngoại Nga

6 N guồn tài liệu

Các nguồn tài liệu được nhóm tham khảo như sau: Một số cuốn sách về Chính sách đối ngoại Nga tiếng Việt lẫn tiếng Anh; Các bài viết của các chuyên gia, học giả

Trang 17

quốc tế về chính sách đối ngoại của Nga; Ngoài ra, còn có nguồn tham khảo từ các tạp chí trong và ngoài nước, mạng Internet

7 Cấu trúc của bài báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành bốn chương:

Chương 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC NGA, UKRAINE TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA

Trong chương này, tác giả sẽ đi sâu phân tích, đánh giá những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Nga từ 2014, bao gồm nhân tố thế giới, Nga và Ukraine

Chương 2: CHÍNH SÁCH CẤM VẬN VÀ CÔ LẬP CỦA MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY ĐỐI VỚI NGA TỪ 2014-2022

Trong chương này, tác giả sẽ đi sâu phân tích, chỉ ra những lệnh cấm vận mà Mỹ

và phương Tây cũng như một số nước khác như Canada, Nhật Bản, Úc áp đặt cấm vận

lên nước Nga từ 2014 đến 2022

Ch ương 3: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA TỪ 2014-2022

Trong chương này, tác giả sẽ đưa ra đi sâu phân tích chính sách đối ngoại của Nga dưới thời Putin đối với thế giới, khu vực và nhất là với Việt Nam

Chương 4: ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM

Trong chương này, tác giả sẽ đưa ra những thành tựu và hạn chế chính sách đối ngoại của Nga dưới thời Putin, phân tích Việt Nam trong chính sách đối ngoại Nga

từ 2014 và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 18

NỘI DUNG

C HƯƠNG 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC NGA, UKRAINE TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA 1.1 Bối cảnh quốc tế

Giai đoạn từ đầu năm 2014 đến nay, Liên bang Nga, châu Âu và thế giới đối mặt với nhiều thách thức tới hòa bình, phát triển đòi hỏi các quốc gia, khu vực và các nước phải cùng nhau giải quyết

Thế giới đang chuyển dần từ đơn cực sang đa cực Trào lưu dân chủ hóa đời sống quốc tế, sự hợp tác ngày càng có hiệu quả các các tổ chức khu vực và liên khu vực, đã

mở ra kỷ nguyên đa phương trong mọi hoạt động của thế giới ngày nay Nền kinh tế thế giới đang phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính lớn chưa từng có trong vòng gần 100 năm nay Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn tuy còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên; xung đột sắc tộc, tôn giáo… Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa làm cho tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày một tăng lên, và thế giới dường như thu hẹp lại trước những vấn đề toàn cầu như: biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số, dịch bệnh hay khủng hoảng… Có thể nhận thấy, mọi sự biến đổi dù lớn hay nhỏ của cục diện thế giới đều tác động trực tiếp đến các mối quan hệ quốc tế, từ đó làm thay đổi tư duy phát triển và dẫn đến việc điều chỉnh chính sách của các quốc gia

Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xảy ra cùng với cuộc khủng hoảng về năng lượng và lương thực Do đó, nhu cầu đột phá về khoa học, công nghệ để tăng lợi thế so sánh trong cuộc chạt đua giành vị trí có lợi trong nền kinh tế tri thức để sớm thoát khỏi khủng hoảng cũng như nhu cầu giảm sự lệ thuộc vào năng lượng và lương thực nhập khẩu đã tăng lên Sự biến đổi về khí hậu do hiệu ứng nhà kính đã trở thành một vấn đề toàn cầu cấp bách đòi hỏi phải có sự đột phá về công nghệ môi trường Vì vậy những biến đổi lớn đã diễn ra trong các ngành công nghệ thông tin, dữ liệu, viễn thông, công nghệ sinh học, năng lượng sạch và năng lượng thay thế và công nghệ vật liệu mới Chính cuộc chạy đua về mặt công nghệ đã làm rõ nét hơn hình dung về những tác động mới đối với quan hệ quốc tế Thứ nhất, tác động trực tiếp tới sự dịch chuyển cán cân quyền lực giữa các quốc gia và do đó sẽ tác động rất mạnh mẽ đến cục diện thế giới Ngoài ra, đầu tư

Trang 19

vào công nghệ và khoa học kỹ thuật quân sự cũng sẽ được tăng cường: chiến tranh trong tương lai sẽ là cuộc chiến tranh vũ khí thông minh và công nghệ cao Thứ hai, đứng trước các vấn đề toàn cầu, sự hợp tác quốc tế cũng tăng lên

Trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay và kể trên, toàn cầu hóa cũng có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn Về phạm vi, toàn cầu hóa kinh tế đã, đang và sẽ lan rộng sang chính trị, an ninh và mọi mặt của đời sống loài người Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển, toàn cầu hóa trở thành xu thế bao trùm, phát triển một cách hết sức mạnh mẽ: làm cho mọi mặt của đời sống xã hội được quốc tế hóa, các quốc gia ngày càng ít khả năng đóng cửa, tự cung tự cấp hoặc ngăn cản các thành phần trong xã hội của mình phát triển các mối liên hệ với bên ngoài; lợi ích các quốc gia đan xen với nhau tạo ra thế tùy thuộc lẫn nhau về lợi ích ngày càng lớn Các nước cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình nhưng tránh gây đổ vỡ hoặc xung đột, giảm đối đầu, tăng hợp tác - đối thoại, và sử dụng các công cụ thuộc “sức mạnh mềm” bổ sung cho “sức mạnh cứng”,

Từ khi “thế giới hai cực” chấm dứt tới nay, “lục địa già” chứng kiến ba chiều hướng:

EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày càng mở rộng về phía đông;

có thời quan hệ giữa Liên bang Nga với Tây Âu và cả NATO lẫn Mỹ được cải thiện nhất định, thậm chí bên cạnh NATO và Hội đồng châu Âu có cơ quan đại diện Nga; EU vừa

mở rộng thành phần, vừa đối mặt tình trạng phân hóa mà đỉnh điểm là vụ Brexit đi đôi với mâu thuẫn Mỹ - Liên minh châu Âu (EU) hiện hình rõ nét dưới thời cựu Tổng thống

Mỹ Donald Trump

1.2 Tình hình nước Nga

Về chính trị, xã hội, từ khi Tổng thống Nga V Putin lên cầm quyền (năm 2000), tình hình chính trị - xã hội Nga dần đi vào ổn định, kinh tế phục hồi và phát triển Vai trò của Nhà nước và chính quyền Trung ương được tăng cường, xu thế ly khai bị đẩy lùi, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện

Nga triển khai các biện pháp nhằm cải cách hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, chấn chỉnh quan hệ Trung ương - địa phương; trẻ hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo địa phương; chống tham nhũng… Với chủ trương hiện đại hóa toàn diện đất nước, Nga tiếp tục tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực như hành chính, an ninh và

Trang 20

quốc phòng, đồng thời dành ưu tiên cho lĩnh vực an sinh xã hội thông qua việc triển khai các Dự án ưu tiên quốc gia về dân số, y tế, giáo dục và nhà ở…Tuy nhiên, Nga cũng phải đối mặt với một số nguy cơ bất ổn như tình trạng suy giảm dân số, chủ nghĩa khủng bố, tình hình bất ổn tại Bắc Cáp-ca-dơ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan…

Năm 2012 đánh dấu sự quay trở lại vị trí lãnh đạo cao nhất đất nước của ông V Putin vào tháng 3/2012 Ông Medvedev đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng và bầu làm Chủ tịch Đảng nước Nga thống nhất Chính quyền Tổng thống V Putin đã một mặt triển khai các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường kiểm soát các tổ chức phi chính phủ nhằm củng cố ổn định xã hội và hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài, từng bước tiến hành dân chủ hoá đời sống chính trị tại Nga

Sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea và Sevastopol vào tháng 3/2014 và khủng hoảng tiếp diễn tại miền Đông Ukraine, tình hình chính trị nội bộ Nga cơ bản ổn định nhưng gặp nhiều khó khăn Mỹ, EU và một số nước phương Tây khác đang áp đặt lệnh cấm vận

và trừng phạt Nga, đã khai trừ Nga khỏi G8, cô lập Nga tại các diễn đàn quốc tế, cấm nhập cảnh với nhiều quan chức và doanh nghiệp Nga khiến quan hệ Nga với phương Tây

căng thẳng nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh

Nga là một trong 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,

là thành viên G20, BRICS và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác Nga đã thông qua Học thuyết đối ngoại mới vào tháng 2/2013 với nền tảng là chính sách đối ngoại độc lập

và tự chủ, cởi mở trên cơ sở bảo vệ lợi ích quốc gia và tôn trọng luật pháp quốc tế; có thể

dự báo trước, thực dụng, nhất quán, kế thừa; phát huy vai trò là nhân tố cân bằng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và quá trình phát triển nền văn minh thế giới

Cuộc khủng hoảng chính trị U-crai-na và việc Nga sáp nhập Crimea và Sevastopol năm 2014 đang tác động mạnh đến quan hệ đối ngoại của Nga Quan hệ Nga với Mỹ và các nước phương Tây xấu nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh tới nay, trong khi đó quan hệ với Trung Quốc được nâng lên tầm cao mới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và hợp tác năng lượng, Nga tăng cường thúc đẩy hợp tác nội khối SNG, nhưng quan hệ Nga – Ukraine khủng hoảng trầm trọng

Trang 21

Tăng cường quan hệ với các nước trong không gian hậu Xô viết và củng cố cơ chế hợp tác đa phương trong khuôn khổ Công đồng các quốc gia độc lập SNG được ưu tiên

vị trí hàng đầu, trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lợi ích của nhau, trong đó ưu tiên xây dựng và phát triển quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược Trong quan hệ kinh tế - thương mại Nga nhất quán các nguyên tắc thị trường nhằm xây dựng quan hệ bình đẳng thực sự và thúc đẩy hội nhập Trong lĩnh vực an ninh, Nga tích cực thúc đẩy hợp tác nhằm đối phó với những thách thức và nguy cơ trong đó có chủ nghĩa khủng bố, buôn bán, vận chuyển phạm xuyên quốc gia, nhập cư bất hợp pháp, giữ vững

ổn định tại Trung Á và Cápcadơ Nga sẽ phát huy tiềm năng của SNG như một tổ chức khu vực, diễn đàn đối thoại chính trị đa phương và hợp tác nhiều mặt; tiếp tục thúc đẩy quá trình xây dựng nhà nước liên minh với Belarus; củng cố hoạt động của Cộng đồng kinh tế Âu - Á (EurAsEC) với vai trò hạt nhân của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và

Tổ chức An ninh tập thể (ODKB) và là công cụ chủ chốt duy trì ổn định và báo đảm an ninh trong không gian SNG; giải quyết các xung đột trong SNG bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng những thỏa thuận đã đạt được đồng thời thực hiện có trách nhiệm sứ mệnh trung gian trong quá trình đàm phán và gìn giữ hòa bình Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine và việc sáp nhập Crimea và Sevastopol vào Nga đã khiến quan hệ Nga - Ukraine xấu nhất kể từ sau khi Liên Xô sụp

đổ, Ukraine coi Nga đã xâm chiếm lãnh thổ, thúc đẩy phong trào ly khai tại các tỉnh miền Đông

Quan hệ Nga – Mỹ: trong nhiều năm gần đây là hợp tác (trong quan hệ song phương

và một số vấn đề toàn cầu), cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau (về vai trò và vị thế trên trường quốc tế) Bên cạnh các mâu thuẫn từ trước như quyền con người (Luật Ma-gờ-nhít-xki của Mỹ và Luật Y-a-cốp-lép của Nga), hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) tại Châu Âu (dù Mỹ đã tuyên bố dừng triển khai giai đoạn tiếp theo của NMD), triển vọng

mở rộng NATO, tình hình Syria …, quan hệ hai nước căng thẳng nhất kể từ sau chiến tranh lạnh đến nay liên quan đến khủng hoảng chính trị tại Ukraine và việc sáp nhập Crimea và Sevastopol vào Nga Hai Bên áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt lẫn nhau cả

về chính trị lẫn kinh tế nhưng vẫn để ngỏ đối thoại chính trị, tránh đổ vỡ và đối đầu trực tiếp

Trang 22

Quan hệ Nga – EU trong 10 năm trở lại đây phát triển tích cực, xu hướng hợp tác mang tính chủ đạo, hướng tới mục tiêu hình thành các “không gian chung” về kinh tế, an ninh, giáo dục, khoa học và văn hóa; đồng thời triển khai các sáng kiến mới như Chương trình Đối tác vì hiện đại hóa…; Nga đẩy mạnh quan hệ, tranh thủ các đối tác truyền thống như Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha…; đồng thời cải thiện quan hệ với một số nước như Ba Lan, Anh Xây dựng quan hệ với NATO trên cơ sở bình đẳng, tuân thủ luật pháp thế giới

và cam kết thực hiện các nghĩa vụ đầy đủ trong khuôn khổ Hội đồng Nga – NATO; kiên quyết giữ vững quan điểm phản đối việc NATO mở rộng Cụ thể là khủng hoảng chính trị tại Ukraine và việc sáp nhập Crimea và Sevastopol vào Nga khiến quan hệ Nga - EU

bị đóng băng và các biện pháp trừng phạt, đặc biệt về kinh tế đang tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Nga cũng như ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu khởi sắc tại EU

có tên là Rurik, nguồn gốc Scandinavia Vào thế kỷ IX, Rurik xuống phía nam, biến Novgorod thành một trung tâm thương mại Năm 879, Rurik qua đời, con cháu ông tiếp tục nam tiến và lập ra Kiev Kiev đã từng là một trong những thị quốc phát triển phồn thịnh nhất ở châu Âu thời Trung cổ Quân đội của Kiev đã nhiều lần tấn công vào Constantinople (Byzantin), trung tâm Chính thống giáo

Các lãnh thổ của Ukraine được chính thức sáp nhập cuối thế kỷ 14 vào Vương quốc

Ba Lan và Đại Công quốc Lithuania, các chính sách của hai quốc gia này cũng như mối

Trang 23

quan hệ giữa hai nước bắt đầu xác định bằng quan điểm chính trị, kinh tế và đời sống văn hóa của Ukraine Đặc biệt quan trọng đối với tương lai của các vùng đất ở đây là một loạt các thỏa thuận giữa hai quốc gia được kí kết vào giữa thế kỷ 14 đến 16

Năm 1385, tại thị trấn Kreva (nay thuộc Belarus), đại công tước 33 tuổi của Lithuania, Jogaila, người được Chúa ban ơn gọi mình là “Đại công tước của người Lithuanians và Chúa tể của Rus”, đã ký một sắc lệnh là một thỏa thuận tiền hôn nhân với

nữ vương Jadwiga của Ba Lan Một năm sau, Jogaila lên ngôi vua Ba Lan Năm 1387, các lực lượng liên minh giữa Ba Lan và Lithuania đã giành lấy được Galicia khỏi tay người Hungary và một lần nữa sáp nhập nó vào vương quốc Ba Lan

Một liên minh được ký kết vào ngày 1 tháng 7 năm 1569 nhằm tăng cường quan hệ giữa hai chính thể, tạo ra khối Thịnh vượng chung Ba Lan - Lithuania, Liên minh Lublin Lúc này, biên giới giữa vương quốc và công quốc được sắp xếp lại, chuyển giao hầu hết vùng lãnh thổ Ukraine cho vương quốc và để lại những người Belarus trong ranh giới của công quốc Do đó, sự hợp nhất của Ba Lan và Lithuania được định nghĩa là sự chia cắt của Ukraine và Belarus, và về khía cạnh đó, chúng ta khó có thể đánh giáo cao tầm quan trọng của Liên minh Lublin Lãnh thổ Ukraine hiện tại được hình thành từ lúc này và có

sự giao thoa tinh hoa văn hóa của nhiều vùng khác nhau

Từ quan điểm của tầng lớp quý tộc Rus ở Đại công quốc Lithuania, Liên minh với vương quốc Ba Lan không gây ra gì nhiều hơn là sự rắc rối Kết quả, ngay lập tức Liên minh Kreva bị mất ảnh hưởng với đại hoàng tử Rus, người không chỉ rời khỏi Đại công quốc mà còn trở thành người Công giáo, tạo tiền lệ cho những hoàng tử sau này, một số người theo Chính thống giáo Niềm hy vọng về sự phân cấp chính thống của việc thành lập Byzantine hơn là Cơ đốc giáo Latin ở vương quốc ngoại giáo đã tan thành mây khói Nhưng trở ngại thực sự đối với địa vị chính trị của Rus xảy ra vào năm 1413, khi Liên minh Horodlo, mà sử sách ghi nhận là một liên minh triều đại, đã củng cố Liên minh Kreva, một liên minh cá nhân giữa Vương quốc Ba Lan và Đại công tước Ba Lan, Lithuania Được ký kết giữa Jogaila, hiện là vua Ba Lan, và em họ của ông là Vytautas, đại công tước Lithuania, thỏa thuận mới đã mở rộng nhiều quyền và đặc quyền của giưới quý tộc Ba Lan, bao gồm cả quyền sở hữu đất đai vô điều kiện cho Lithuania, quý tộc châu Á Gần năm mươi gia đình quý tộc Ba Lan đã đề nghị chia sẻ quốc huy của họ cùng

Trang 24

một số gia đình từ các đại công quốc Nhưng có một nhược điểm: chỉ những gia đình Công giáo Lithuania mới được mời dự tiệc Các quyền và đặc quyền mới không được trao cho giới thượng lưu Chính thống giáo Đây là ví dụ đầu tiên về sự phân biệt đối xử chống lại nhóm người Rus ở cấp tiểu bang Bởi việc bị từ chối được sử dụng đặc quyền mới, do đó các quý tộc Chính thống giáo bị cấm giữ chức vụ cao trong chính quyền trung ương của Đại công tước Để kiểm soát chặt chẽ, Liên minh Horodlo đã chặt chẽ giám sát việc kiềm chế quyền tự trị của Rus bởi một trong những người đứng đầu của Liên minh mới, Đại công tước Vytautas, người đã thay thế hoàng tử Volhynia và những người cai trị vùng đất khác bằng chính người được bổ nhiệm

Ngày 22/1/1918, nước Cộng hòa Ukraine ra đời Giáo sư Sử học Ukraine Mikhail Khrushevski (1866 – 1934) là tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa Sau Thế chiến thứ nhất, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng công nhận Cộng hòa Ukraine, trong đó có

Mỹ và chính quyền Bolshevic do Lenin lãnh đạo Nhưng đất nước Ukraine, vốn bị chia

rẽ sâu sắc và luôn luôn bị kẻ thù nhòm ngó đã nhanh chóng rơi vào nội chiến và bị xâu

xé bởi người Hà Lan, người Séc, người Rumani Trong tình thế đó, chính phủ Cộng sản

do Hồng quân hỗ trợ đã được lập ra ở Kiev Năm 1922, Ukraine trở thành một trong những nước cộng hòa đầu tiên gia nhập Liên bang Xô Viết

Trong giai đoạn 1922 - 1991, lịch sử phát triển của Ukraine tiếp tục có những bước thăng trầm, trải qua nhiều đau thương, mất mát trong thế chiến thứ II, sau đó phồn thịnh, gắn kết với Nga và các nước trong Liên bang Xô Viết, với chính sách kinh tế NEP linh hoạt của Lenin, Ukraine được phát triển kinh tế tư nhân Về mặt văn hóa, tiếng Ukraine được duy trì trong trường học Người Ukraine được quyền tự quyết cho số phận của mình Tuy nhiên, sau khi Lenin qua đời năm 1924, Stalin nắm quyền lãnh đạo Liên Xô, mở ra thời kỳ đen tối đối với người Ukraine, hà khắc hơn nhiều so với thời Sa hoàng Năm

1928, Stalin ra lệnh sử dụng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức, cấm sử dụng tiếng Ukraine trong công việc Hàng ngàn nghệ sĩ, nhà văn, trí thức phải lưu vong hoặc bị đưa vào trại tập trung, nhà tù thậm chí bị hành quyết

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai đã phân chia, sáp nhập các vùng đất của Ukraine, trong đó theo hiệp ước Hòa bình Riga được ký kết giữa chính quyền Xô Viết và Ba Lan, phần phía tây Ukraine chính thức sáp nhập vào Ba Lan tháng 3 năm

Trang 25

2019 Cho đến tháng 9 năm 1939, sau khi Đức xâm lược Ba Lan, một hiệp định giữa Đức

và Liên Xô đã phân chia lại lãnh thổ Ba Lan, vì thế phần phía tây trước đây của Ukraine được tái thống nhất Lãnh thổ Ukraine hiện nay đã được mở rộng hơn bởi chính quyền Liên bang Xô viết, trong những năm 1923 – 1933 vùng Donbass và Novorossi của Nga

đã được sáp nhập vào Ukraine Năm 1954, kỷ niệm 300 năm ngày ký Hiệp ước Pereiaslav, Crum được sáp nhập vào Ukraine sau hàng trăm năm trực thuộc Nga, và đa phần dân ở đây là người Nga Năm 1991, khi Ukraine trở thành quốc gia độc lập thì Crum vẫn là phần đất thuộc Ukraine

Trong thời kỳ Xô Viết, Ukraine đã phát triển phồn thịnh, trở thành nước cộng hòa

có nền kinh tế phát triển nhất trong Liên bang Xô Viết, chỉ sau Nga Cuối những năm

1970, đa phần dân Ucrian sống ở dô thị Dân miền Đông sử dụng tiếng Nga như tiếng mẹ

đẻ, dân miền Tây vẫn dùng tiếng Ucriana

Năm 1990 được coi là năm quyết định đối với việc giành độc lập của Ukraine Ngày 22/11/1990, kỷ niệm ngày tuyên ngôn độc lập của Cộng hòa nhân dân Ukraine năm 1918,

450 ngàn người đã xuống đường diễu hành ở Lvov và Kiev Vaò tháng 3, diễn ra cuộc bầu cử Xô Viết tối cao Ukraine 40 nhóm độc lập đã liên kết lại để tạo nên Khối dân chủ, kêu gọi tự quyết kinh tế chính trị cho người Ukraine Tháng 8/1991, Xô Viết tối cao, Ukraine ra tuyên bố độc lậpj với tỷ lệ phiếu 346/1 Kravchuk, nguyên là chủ tịch Xô Viết tối cao Ukraine được bầu làm Tổng thống Ukraine tháng 12/1991 Trong giai đoạn từ năm 1991 đến nay, Ukraine ở trong tình trạng “bấp bênh” giữa Đông và Tây, giữa Nga

và Mỹ, giữa CIS và EU, dẫn tới phân hóa hai miền Đông và Tây của đất nước Ngay từ khi trở thành nhà nước độc lập, Ukraine luôn xác định mình là một quốc gia châu Âu, vì thế mặt chiến lược, Ukraine có nhiều quan điểm khác so với Ngam Ukraine không chấp nhận quan điểm của Nga về không gian hậu Xô Viết như một vùng lợi ích chiến lược của

họ Những dao động giữa quan điểm của Ukraine trong quan hệ cân bằng “Đông – Tây” luôn làm cho tình hình ở khu vực này vào thế bất ổn

Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, một cuộc đảo chính đã bị thất bại ở Moscow, Ukraine đã dẫn dắt các nước cộng hòa thuộc Liên Xô ra khỏi liên minh, giáng một đòn chí mạng vào Liên Xô trong cuộc trưng cầu dân ý độc lập (1/12) Mãi đến năm 1996, Hiến pháp mới đảm bảo được các quyền tự do dân chủ và phân chia quyền lực giữa văn

Trang 26

phòng tổng thống và quốc hội, thiết lập quốc hội như một chủ thể chính trong chính trị Ukraine Nga và Ukraine đã ký thỏa thuận về công nhận biên giới xác định chủ quyền của Ukraine đối với Crimea và cho thuê căn cứ hải quân Sevastopol với Nga

Sau khi Liên Xô sụp đổ, hầu hết các nước cộng hòa trong Liên bang Xô Viết đều

có xu hướng ngả theo phương Tây, kể cả nước Nga Trong quá trình hội nhập vào phương Tây, các nước CIS đã có những thành công nhất định, nhưng cũng gặp điều bất lợi, là do hầu hết các quốc gia đều chưa có nền kinh tế thị trường và nền tảng thể chế xã hội phù hợp với xã hội phương Tây, vì vậy quay lại liên minh với nhau trong CIS mà Nga trở thành hạt nhân liên kết Nga đã dùng các khoản tín dụng và các hợp đồng kinh tế có lợi cho các nước trong khu vực, cung cấp dầu khí giá rẻ… như nhưng công cụ hữu ích để kết nối các quốc gia trong khu vực Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều yếu tố như về lịch sử, văn hóa, chính trị, sắc tộc, tôn giáo, kinh tế cộng với vấn đề “lôi kéo”, mở rộng ảnh hưởng của các quốc gia phương Tây đã làm cho các nước thuộc CIS trong từng giai đoạn nhất định có xu hướng “ly tâm” Nga hoặc “hướng tâm” với Nga, trong đó, Ukraine cũng không phải ngoại lệ

Trong giai đoạn này, một số nước CIS thuộc lãnh thổ châu Âu luôn lo sợ Nga gây

áp lực chính trị, kinh tế, quân sự nhằm củng cố vai trò lãnh đạo trong CIS, chính vì vậy

họ tìm kiếm các đối tác khác ngoài khu vực để tránh sự phụ thuộc vào Nga Các nước phương Tây cũng đã tranh thủ tận dung khai thác tình hình này với mục tiêu làm thay đổi chính quyền thân Nga ở những quốc gia trong CIS Điều này thể hiện rõ các cuộc cách mạng sắc màu trong giai đoạn 2003 – 2005 diễn ra ở một loạt nước thuộc CIS như Gruzia, Ukraine, Kyrgyzstan, Tajikistan… Những mâu thuẫn nảy sinh giữa các nước CIS, đặc biệt là giữa Nga và Gruzia, Nga – Ukraine giai đoạn 2008 – 2012… cho thấy vai trò ảnh hưởng của Nga ở khu vực này bị “sụt giảm” trong khi đó các nước phương Tây luôn dùng nhiều chính sách hỗ trợ cả về kinh tế, ủng hộ về chính trị nhằm kích động, lôi kéo các nước theo hướng có lợi, theo mô hình phát triển dân chủ phương Tây

Mặc dù giữa Nga và Ukraine có mối gắn bó mật thiết trong nhiều thế kỷ, nhưng vấn còn những vấn đề tồn tại giữa hai nước như là vùng Crum, về quyền của người Nga ở Ukraine, hạm đội Biển Đen, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, hợp tác khoa học kỹ thuật, công nghiệp, công nghiệp quốc phòng Xu thế bài Nga, xích lại gần phương Tây vẫn bùng

Trang 27

nổ trong các thời điểm nhạy cảm, đặc biệt trong giai đoạn gần đây khi chủ nghĩa dân tộc nổi lên mạnh mẽ ở quốc gia này Cùng với đó là quá trình “Ukraine hóa” tăng lên, có hai

lý do chính gây ra hiện tượng này Thứ nhất, trong giai đoạn đầu mới thành lập vào năm

1991, mục tiêu hàng đầu của các nhà lãnh đạo mới là xây dựng Ukraine trở thành một quốc gia thống nhất, đất nước này phải đối mặt với sự tan rã Để thực hiện mục tiêu đó các nhà lãnh đạo đã lựa chọn chủ nghĩa dân tộc Ukraine làm động lực đoàn kết xã hội

Lý do thứ hai, sự can thiệp tích cực của các nước phương Tây vào nền chính trị Ukraine, lôi kéo Ukraine tách rời Nga, gia nhập vào EU và NATO nhằm làm suy yếu Nga, co hẹp không gian địa chiến lược của Nga, và vấn đề này gây nên “xung đột” giữa lợi ích của phương Tây và Nga trong suốt những năm qua

Ngày 18/3/2014, đó là một ngày chiến thắng của Vladimir Putin, tổng thống 61 tuổi của Nga, người mà lúc đó đang trong nhiệm kỳ lần thứ ba Trong bài phát biểu ngày đó, tại Sảnh đường St George trong Điện Kremlin, nơi gặp gỡ các phái đoàn nước ngoài và

tổ chức các nghi lễ trọng thể nhất của nhà nước, Tổng thống Nga đã hỏi các thành viên tập hợp của Quốc hội Liên bang Nga, để thông qua luật sáp nhập Crimea Phản ứng của người tham gia, những người đã hơn một lần chào đón bài phát biểu bằng những tràng pháo tay vang dội, không còn nghi ngờ gì nữa, luật sẽ được thông qua ngay lập tức Chỉ

ba ngày sau, Quốc hội Liên bang Nga tuyên bố Crimea là một phần của lãnh thổ Liên bang Nga

Trong bài phát biểu của mình, Vladimir Putin đề cao việc sáp nhập Crimea - một hành động vi phạm chủ quyền Ukraine, điều mà các hiệp ước Nga - Ukraine và Giác thư Budapest năm 1994 đã đảm bảo như một chiến thắng của lịch sử công lý Phần lớn lập luận Putin mang bản chất lịch sử và văn hóa Ông gọi sự tan rã của Liên Xô là sự tước đoạt của nước Nga, nhiều lần gọi Crimea là đất của người Nga và Sevastopol là một thành phố của Nga, đồng thời chỉ trích chính quyền Ukraine vì sự phớt lờ lợi ích của người dân Crimea và hầu hết mọi người, gần đây nhất chính là việc tìm cách vi phạm các quyền về ngôn ngữ và văn hóa của họ Ông tuyên bố rằng Crimea có quyền ly khai khỏi Ukraine cũng như Ukraine phải ly khai khỏi Liên Xô

Lịch sử đã hơn một lần bị lạm dụng trong Cuộc khủng hoảng Ukraine, cung cấp thông tin và truyền cảm hứng cho những người tham gia nhưng cũng biện minh cho

Trang 28

những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, nhân quyền và quyền được sống Xung đột Nga

- Ukraine, mặc dù xảy ra đột ngột và khiến nhiều người trong số những người liên quan bất ngờ nhưng nó lại có nguồn gốc lịch sử sâu xa với đầy đủ các tài liệu tham khảo và ám chỉ lịch sử Bỏ qua việc sử dụng các lập luận lịch sử mang tính tuyên truyền, ít nhất ba quá trình song song bắt nguồn từ quá khứ hiện đang diễn ra ở Ukraine: Nỗ lực của Nga nhằm thiết lập lại quyền kiểm soát chính trị, kinh tế, quân sự trong không gian đế quốc

cũ mà Moscow đã giành được từ giữa thế kỷ XVII, sự hình thành bản sắc dân tộc hiện đại, liên quan đến cả người Nga và người Ukraine (sau này được phân chia theo khu vực);

và cuộc đấu tranh về ranh giới lịch sử và văn hóa cho phép những người tham gia cuộc xung đột tưởng tượng nó như một cuộc cạnh tranh giữa Đông và Tây, Châu Âu và Thế giới Nga

Khủng hoảng Ukraine đã nhắc nhở thế giới về việc Nga sáp nhập Crimea vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XVIII và sự thành lập ở miền Nam Ukraine của tính đế quốc tồn tại trong thời gian ngắn ở Tân Nga Tân Nga là một vùng lãnh thổ của Đế quốc Nga tách

ra từ Hãn quốc Krym - thực thể bị thôn tính vài năm sau Điều ước Küçük Kaynarca (1774) kết thúc Chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ Quá khứ về sự bành trướng của đế quốc Nga vào khu vực này không phải do các nhà quan sát bên ngoài cố gắng đặc tả hành vi hiện tại của Đế quốc Nga mà do các nhà tư tưởng về cuộc chiến tranh của Nga ở Ukraine, những người đã đưa ra dự án nước Tân Nga Họ tìm cách phát triển hệ tư tưởng lịch sử của mình trên nền tảng của cuộc chinh phạt đế quốc và sự thống trị của Nga ở những vùng đất vốn là nơi sinh sống của người dân Tatars Krym, người Noghay và người Cossacks Zaporozhian Chiến tranh Krym (1853 - 1856) là một thảm họa đối với Đế quốc Nga quy tụ chủ nghĩa anh hùng của quân đội đế quốc đa sắc tộc bảo vệ cho thành phố chỉ riêng người Nga

Sự hình thành các “nước Cộng hòa nhân dân” Donetsk và Luhansk, cùng với những

nỗ lực tuyên bố các nước Cộng hòa Odesa và Kharkiv - những khối xây dựng của một nước Tân Nga trong tương lai - cũng bắt nguồn từ ký ức lịch sử Quay trở lại với những

nỗ lực của Bolshevik nhằm duy trì quyền kiểm soát đối với phía Đông và phía Nam của Ukraine ngay sau khi ký Hiệp ước Brest - Litovsk với Đức (3/1918), giao các vùng đó cho Ukraine Vào thời điểm đó, những người Bolshevik đang tạo ra các quốc gia bù nhìn, bao gồm các nước cộng hòa Xô Viết Crimean và Donetsk Kryvyi Rih, được cho là độc

Trang 29

lập với Moscow và không nằm trong hiệp ước Trong khi những ám chỉ đến quá khứ cách mạng và Đế quốc Nga đã trở thành một phần của diễn ngôn lịch sử biện minh cho cuộc

xâ lược của Nga đối với Ukraine, thì trong gần đây động cơ lịch sử lại rõ ràng hơn Sự tan rã nhanh chóng và bất ngờ của Liên Xô, được tổng thống Vladimir Putin nhắc lại trong bài phát biểu về việc sáp nhập Crimea, đưa ra bối cảnh lịch sử trực tiếp nhất cho cuộc khủng hoảng Chính phủ Nga hiện tại tiếp tục tuyên bố rằng Ukraine là một sự hình thành nhân tạo có lãnh thổ phía đông được cho là món quà từ người Bolshevik, cũng như Crimea sau Thế chiến II

1.3.2 Tình hình kinh tế

Năm 1929, Stalin phát lệnh tập thể hóa tất cả nông trang, trong đó phần nhiều tập trung ở Ukraine Stalin còn quốc hữu hóa nông sản sản phẩm và chuyển về Moskva và các thành phố lớn để nuôi công nhân công nghiệp Người dân Ukraine, với đa phần là nông dân, đã chịu một nạn đói thảm khốc trong những năm 1932 – 1933 với 7 triệu người

bị chết đói Chính vì thế khi phát xít Đức xâm chiếm Ukraine, nhiều người dân Ukraine

đã vẫy cờ chào đón Nhưng người Ukraine đã đặt niềm tin nhầm chỗ Quân đội Hitle đã tàn sát dân Ukraine không thương tiếc 6,8 triệu người dân đã chết trong suốt thời gian chiến tranh, 18 ngàn làng mạc bị phá hủy hoàn toàn Không một đất nước nào ở châu Âu

bị thiệt hại nặng nề như vậy trong chiến tranh thế giới thứ hai Sau chiến tranh, Liên Xô giành lại phần đất vốn thuộc Ukraine ở Ba Lan, Rumani và Séc Một cuộc di dân lớn diễn

ra, 800 ngàn người Ba Lan trở về đất Ba Lan, 500 ngàn người Uicraina di từ đất Ba Lan

về Ukraine

Kể từ khi cách mạng Cam nổ ra năm 2004, trong hơn 10 năm qua, một trong những nước cộng hòa giàu có nhất Liên bang Xô Viết trong quá khứ đang trong cảnh bần cùng, lâm vào hỗn loạn, nội chiến Cuộc khủng hoảng chính trị phát triển song song với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Đến năm 2014, tiến trình xây dựng một nhà nước Ukraine thịnh vượng đi vào bếc tắc, khắc xa với mong đợi và khát vọng của người dân nước này, đặc biệt là thế hệ ở kỷ nguyên độc lập Sự quản lý kém hiệu quả dẫn đến sự tụt hậu của Ukraine so với nhiều nước châu Âu khác hoặc so với các nước láng giềng thuộc không gian hậu Xô Viết, thậm chí là các nước thuộc thế giới thứ ba Ukraine đã bị tụt hạng đáng

kể xuống danh sách các nước có thu thập trung bình

Trang 30

Chênh lệch giàu nghèo ngày càng dãn rộng, càng gây nên sự bất ổn xã hội Theo

Cơ quan Thống kê nhà nước Ukraine, gần bảy triệu người Ukraine sống dưới mức tối thiểu, chiếm 24,1% tổng dân số trong năm 2012 Lực lượng lao động Ukraine là 22,2 triệu người, trong đó số người thamgia trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 68,4%, trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 26,1%; trong nông nghiệp chiếm 5,6%; tỷ lệ thất nghiệp chiếm 7,5% Về tham nhũng theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế, từ năm 1998 đến

2013, tình trạng tham nhũng ngày càng xấu đi, mức xếp hạng ngày càng thụt lùi Ukraine được xếp hạng cao nhất vào năm 2006 đứng thứ 99/164 quốc gia, năm 2007 đứng thứ 118/179 quốc gia, năm 2008 đứng thứ 134/180 quốc gia, trong năm 2009 đứng thứ 146/180, năm 2010 một số kết quả được cải thiện – 134/178, năm 2011 xếp thứ 152/183, Năm 2012 đứng thứ 144/176 và năm 2013 tụt xuống thứ 144/177 Có thể thấy, Ukraine

là một trong những quốc gia tham nhũng nhất trên thế giới, ngang hàng với Syria, Bangladesh, Cameroon, Congo và Cộng hòa Trung Phi

So với tiềm năm và lợi thế của Ukraine như về đất đai nông nghiệp màu mỡ, nguồn khoáng sản, Ukraine có thể trở thành một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, nhưng thực tế cho thấy, GDP bình quân đầu người Ukraine ở mức xa so với GDP bình quân đầu người Ukraine Serbi và Bungary

Tóm lại, những xung đột nội bộ nổ ra do giới cầm quyền đã dựng nên một đất nước hoàn toàn bị phá hủy từ bên trọng, độc quyền lớn, không cải cách đất nước, xây dựng một thỏa thuân vô trách nhiệm về liên kết với EU mà không tính tới các lợi ích kinh tế Thực tế cho thấy, Ukraine đã không thể xây dựng một hệ thống thể chế nhà nước ổn định

và đảm bảo cho sự hoạt động của hệ thống chính trị Những vấn đề kinh tế - xã hội như vậy đã làm gia tăng sự bất mãn của người dân với chính quyền của Tổng thống thân Nga Yanukovich lên cực điểm

1.3.3 Tình hình bên ngoài

Ukraine nằm ở trung tâm khu vực nhóm các quốc gia trải dài từ Thổ Nhĩ Kỳ qua

Ba Lan tới ba nước Baltic Đồng thời, Ukraine là quốc gia châu Âu láng giềng lớn nhất của Nga, phân tách Nga với các nước ở trung tâm châu Âu Do vậy, việc tái thiết kinh tế

và chính trị của Ukraine kể từ khi tách độc lập khỏi CIS đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong việc hình thành một cấu trúc an ninh châu Âu mới, là nhân tố thúc đẩy

Trang 31

một cuộc đối thoại chiến lược giữa các nước châu Âu và Nga, mà còn có vị trí quan trọng trong CIS Vì có vị trí địa chính trị quan trọng như vậy, Ukraine cũng là một nhân

tố không thể bỏ qua trong kế hoạch mở rộng về phía Đông của NATO

Nhìn lại lịch sử phát triển từ sau khi Ukraine tuyên bố độc lập (1991), Ukraine luôn gặp phải các mâu thuẫn về lợi ích về kinh tế, chính trị và chiến lược giành ảnh hưởng của các quốc gia như Mỹ, EU như nhân tố “Đông tiến” của NATO và sự mở rộng EU trong vài năm trở lại đây, làm cho không gian biên giới của EU và NATO sát với biên giới với nước Nga Việc “Đông tiến” của NATO được cho là nhằm chống lại khủng bố quốc tế, các hoạt động tội phạm có tổ chức ở khu vực nhưng xét về thực chất, đó chỉ là tấm “bình phong” che đậy các mục tiêu mang tính chiến lược của Mỹ và phương Tây đối với Nga trong không gian hậu Xô Viết

Cùng với đó, những khó khăn về kinh tế của Nga khi Liên Xô tan rã và tư tưởng muốn độc lập khỏi Nga trong việc lãnh đạo các nước trong khu vực, Mỹ đã thành công trong việc tạo dựng ảnh hưởng tại khu vực này thông qua các công cụ kinh tế, chính trị, trong đó có Ukraine Mỹ cũng như các nước NATO láng giềng khai thác triệt để mâu thuẫn nội bộ Ukraine, sử dụng tư tưởng chống Nga tại một số vùng, hỗ trợ về tài chính cũng như tinh thần cho lực lượng dân chủ giành thắng lợi trong hai cuộc “Cách mạng Cam” tại Ukraine trước đây và tình hình ở Ukraine hiện nay Từ góc độ chính trị, nếu Ukraine là thành viên NATO trong tương lai hoặc can dự vào Ukraine theo đề nghị của chính quyền mới hiện nay dưới hình thức lực lượng gìn giữ hòa bình, nhân đạo thì dườn phía Nam nước Nga và vùng Caucasus luôn nằm trong tầm ngằm chiến thuật của các nước NATO

Cùng với việc lôi kéo quân sự, EU đã tích cực lôi kéo các nước Đông Âu và các nước thuộc CIS, vốn thuộc ảnh hưởng của không gian hậu Xô Viết, gia nhập EU và NATO Quan điểm của EU cho rằng: Củng cố chính sách an ninh đối ngoại góp phần ổn định và phát triển khu vực và toàn cầu; EU can dự và hợp tác với các quốc gia nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi và thúc đẩy dân chủ, tăng cường thúc đẩy các quyền cơ bản Tiếp tục thực hiện các cuộc chiến chống đói nghèo, tích cực hỗ trợ nhằm phát triển kinh

tế nhằm cải thiện cuộc sống, đảm bảo phát triển và an ninh Vì thế, EU đã và đang thực hiện chính sách Hướng đông – bắt đầu thực hiện vào năm 2009, hiện nay do Ba Lan là

Trang 32

nước điều phối thực hiện chính sách hướng Đông của EU Mục tiêu của chính sách này giúp đỡ các nước khu vực và thực thi dân chủ, xây dựng nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng vào khu vực toàn cầu Rõ ràng, một loạt chính sách của EU đã “hấp dẫn” nhiều quốc gia khu vực Đông và Trung Âu, một số nước thuộc khu vực Ban tích gia nhập EU Chính sách của EU tác động chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa các đảng chính trị ở Ukraine, các đảng cầm quyền ở Ukraine luôn bị “dao động con lắc” giữa ngã theo Nga hau theo các nước phương Tây, đặc biệt là hội nhập sâu vào EU Những “con bài” gia nhập EU luôn được các đảng phía Tây Ucraia kêu gọi, vận động người dân ủng hộ quan điểm của mình Vấn đề này đã được các nước phương Tây (EU, Mỹ) “khoét sâu” từ cuộc Cách mạng Cam năm 2004, đồng thời các đảng chính trị của Ukraine coi như chương trình “hành động”

Như vậy, Ukraine có vị thế địa chính trị quan trọng giữa Đông – Tây, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các nước phương Tây, mà còn đối với Nga Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Nga đẩy nhanh tiến trình nhất thể hóa về kinh tế trong phạm vi của CIS như Cộng đồng Kinh tế Á – Âu, liên minh thuế quan giữa 3 nước Nga – Balarus, khu vực thương mại tự do CIS… Tuy nhiên, Ukraine luôn “lảng tránh” tham gia các liên kết về kinh tế - quân sự do Nga lãnh đạo… Hiện nay, lượng xuất khẩu hàng hóa của Ukraine chủ yếu sang Nga và hơn 80% lượng khí đốt mua từ Nga Nga cũng đã sử dụng nhiều công cụ nhằm hỗ trợ tăng cường sự ảnh hưởng của mình đối với khu vực nói chung

và đối với Ukraine nói riêng, như trợ giá năng lượng, nhập khẩu hàng hóa, tăng đầu tư… Mặt khác, Ukraine có ý nghĩa đặc biệt đối với Nga Nga có Hạm đội Biển Đen được đóng trên bán đảo Crum – một căn cứ quan trọng của Nga không chỉ trong quá khứ mà còn ở cả hiện tại giúp Nga nhanh chóng triển khai quân sự ra khu vực Biển Đen và Địa Trung Hải

Như vậy, việc cạnh tranh chiến lược giữa NATO, EU với Nga trong khu vực CIS nói chung và tại Ukraine là nguyên nhân chủ yếu bên ngoài dẫn tới chia rẽ Đông – Tây trong nội bộ Ukraine, dẫn tới khủng hoảng Ukraine Trong đó, bán đảo Crum hiện nay được coi là “ngòi nổ” phức tạp cho tranh chấp về địa chính trị, quân sự, an ninh quốc phòng giữa Nga với Ukraine và các nước phương Tây Đặc biệt, khi các nước phương Tây can thiệp quá sâu vào Ukraine sẽ càng làm cho “vùng đệm” quân sự của Nga ở Biển

Trang 33

Đen nằm trong nguy cơ bị ảnh hưởng, đe dọa đến an ninh, phòng thủ đất nước của Nga

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, quan hệ quốc tế trong thời kỳ mới nổi lên sáu điểm mới Thứ nhất, nếu như trong hai thời kỳ trước trên đấu trường chỉ có các nước châu Âu đóng vai trò chính, ngay nay có cả các nước đang phát triển Thứ hai, nếu như trong hai thời kỳ trước, các nhân tố chính trị, quân sự bộc lộc nổi trội trong sự phát triển của các quốc gia và trong quan hệ quốc tế, còn nhân tố kinh tế ẩn mình bên trong; ngày nay bên cạnh các nhân tố chính trị, quân sự, nhân tốc kinh tế bộc lộ rõ nét và đóng vai trò quan trọng Thứ ba, nếu như trong hai thời kỳ trước luôn tồn tại hai khối cạnh tranh, đối đầu nhau (đồng minh chống phát xít với khối “trục” trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phe xã hội chủ nghĩa với phe tư bản chủ nghĩa) thì ngày nay phổ biến là sự tập hợp lực lượng đan xen, lỏng lẻo, nhiều khi tạm thời tùy theo lợi ích, theo nội dung, theo địa bàn, theo thời điểm, trong đó các nước vừa lôi kéo, lợi dụng, vừa kiềm chế lẫn nhau Thứ tư, nếu như trong các thời kỳ trước, các tổ chức đa phương mang tính toàn cầu chưa xuất hiện (nửa đầu thế kỷ XX chỉ có Hội Quốc liên nhưng thất bại) hoặc chưa phát huy được nhiều tác dụng (nửa sau thế kỷ XX về chính trị có Liên hợp quốc, về kinh tế có GATT nhưng tác dụng còn hạn chế) thì nay đồng thời diễn ra hai quá trình phản ánh hai xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa: các thực thể đa quốc gia ngày càng phát triển dưới các hình thức, mức độ chặt lỏng khác nhau; bên cạnh Liên hợp quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng, tồn tại và xuất hiện rất nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu hoặc khu vực điều hòa lợi ích, xung đột, xử lý các vấn đề có mối quan tâm chung… Thứ năm, nếu như trong hai thời kỳ trước, châu Âu cùng với các thuộc địa và khu vực ảnh hưởng của các nước châu Âu là đấu trường chủ yếu thì ngày nay nổi lên địa bàn “vùng ven”, nhất là châu Á, bao gồm cả Tây Á, Trung Cận Đông đi đôi với sự giành giật ở Mỹ Latinh, châu Phi cũng như Trung Á Thứ sau, thế giới phải đối mặt với nhiều khủng hoảng nghiêm trọng đặt ra yêu cầu bức xúc phải cùng nhau hợp tác để giới quyết vì sự tồn vong của nhân loại

Cùng với sự thay đổi của thế giới, Nga và Ukraine từ sau sự sụp đổ của Liên Xô cũng phát sinh ra nhiều vấn đề mới

Trang 34

Một là, sự ảnh hưởng của ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa đã gây ra những biến động không nhỏ đến nền chính trị thế giới Mỹ và phương Tây từ lâu

đã ngứa mắt với Liên Xô ngày xưa cũng như nước Nga ngày nay, luôn tìm cách hãm hại mặc dù Nga đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa từ sau năm 1991

Hai là, lịch sử chia cắt lãnh thổ giữa Nga và Ukraine đã khiến quan hệ Nga Ukraine

có khi phức tạp, đó chính là hậu quả của chia cắt lảnh thổ: Lòng tự hào xen lẫn hận thù dân tộc của người Ukraine (Tây Ukraine theo Công giáo và đi theo thân phương Tây, Đông Ukraine theo Chính thống giáo của Nga có chiều hướng thân Nga)

Ba là, sự mở rộng của NATO về phía Đông sau khi Liên Xô sụp đổ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh châu Âu và Nga cho rằng đó là mối đe dọa sát sườn, khu đệm Cho đến nay, cả 3 nước là làng xóm như Latvia, Lithuania và Estonia đã kết nạp vào tổ chức này

Bốn là, các cuộc cách mạng nhằm mục đích lật đổ chính quyền như cách mạng Cam, cách mạng hoa nhài, mùa xuân Ả Rập gây ra những bất ổn chính trị-xã hội của các quốc gia chịu ảnh hưởng từ các cuộc cách mạng trên

Năm là, tổng thống Putin lên kế nhiệm Yelsin đã giúp nước Nga phục hồi lại vị thế của mình trên thế giới sau 1 thập kỷ giảm sút mọi mặt nghiêm trọng

Sáu là, cạnh tranh nước lớn giữa Mỹ, phương Tây với Nga về địa chính trị tại Ukraine đã trở thành con cờ cho Mỹ, phương Tây và Nga trong cuộc chiến đó Cách mạng Maidan chính là giọt nước tràn ly cho quan hệ Nga-Ukraine để rồi xung đột kéo dài dẫn đến chiến tranh ngày 24-2-2022 giữa Nga và Ukraine

Bước sang thế kỷ 21, thế giới phải trải qua những thách thức toàn cầu như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và khủng bố, tác động không nhỏ đến cục diện thế giới nói chung Cạnh tranh cường quốc cũng là một vấn đề toàn cầu, các quốc gia lớn như

Mỹ, Nga, Trung luôn muốn tranh giành ảnh hưởng của mình, chính vì sự thèm khát mà cũng góp phần gây xáo trộn đến nền hòa bình nhân loại, những cuộc xung đột vẫn còn đó cho thấy rằng muốn yên ổn thì bất kỳ quốc gia nào cũng phải có trách nhiệm

Trang 35

C HƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CẤM VẬN VÀ CÔ LẬP CỦA MỸ VÀ PHƯƠNG

TÂY ĐỐI VỚI NGA TỪ 2014-2022

2.1 Chính sách cấm vận và cô lập của Mỹ và phương Tây đối với Nga từ 2014 đến 24/02/2022

2.1.1 Chính sách cấm vận và cô lập của Mỹ và phương Tây đối với Nga từ năm 2014 đến năm 2018

Ngày 6 tháng 3 năm 2014, Tổng thống Barack Obama đã ra lệnh trừng phạt các cá nhân có liên quan đến sự can thiệp quân sự của Moscow vào bán đảo Crimea của Ukraine, trong số đó bao gồm cấm đi lại và đóng băng tài sản của họ ở Mỹ, đồng thời tuyên bố một cuộc trưng cầu dân ý của khu vực bán đảo Crimea để gia nhập Nga là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế Các quan chức Mỹ cho biết danh sách những người bị trừng phạt nhắm tới vẫn chưa được soạn thảo, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không nằm trong số đó Đây là cách Mỹ trả đũa về hành động của Nga

Vào ngày 17 tháng 3 năm 2014, Hội đồng đã thông qua Quyết định của Hội đồng 2014/145/CFSP về Tuyên bố của Đại diện cấp cao thay mặt cho Liên minh châu Âu về

sự liên kết của một số nước thứ ba với Quyết định của Hội đồng 2014/145/CFSP1 liên quan đến các biện pháp hạn chế đối với các hành động phá hoại hoặc đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraine, theo đó áp đặt lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với những người chịu trách nhiệm về các hành động làm suy yếu hoặc đe dọa

sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraine Các quốc gia tham gia cùng là Montenegro và Iceland, Albania, Na Uy, thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu, và Ukraine

Vào ngày 18 tháng 3 năm 2014, Nga đã sáp nhập Crimea, nhanh chóng hòa nhập vào Nga Để đáp trả với việc Nga sáp nhập Crimea, Liên minh châu Âu, Mỹ và một số nước phương Tây khác đã tiến hành các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga để nhằm mục đích

1 European Union (2014) Declaration by the High Representative on behalf of the European Union on the alignment of certain third countries with the Council Decision 2014/145/CFSPconcerning restrictive measures in respect of actions undermining or threatening the territorial integrity, sovereignty and independence of Ukraine Truy cập 02/12/2022 từ: http://www.consilium.europa.eu/uedocs/cms_data/docs/pressdata/en/cfsp/142174.pdf

Trang 36

là đưa nước Nga đi xuống và theo đó thực hiện ba loại biện pháp trừng phạt: cấm cung cấp công nghệ và thiết bị cho hoạt động thăm dò dầu khí đá phiến và dầu khí ở vùng nước sâu, ngoài khơi Bắc Cực; cấm cấp tín dụng trung và dài hạn cho các công ty dầu mỏ và ngân hàng nhà nước của Nga; và cấm đi lại đối với những người Nga nổi tiếng được coi

là có liên quan đến việc sáp nhập Crimea hoặc thân cận với Tổng thống Vladimir Putin Đây cũng chính là những biện pháp trừng phạt đầu tiên và vẫn kéo dài cho đến thời điểm hiện tại

Trong cùng ngày, bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản khi đó là Kishida Fumio (sau này là Thủ tướng kế nhiệm Suga Yoshihide) thông báo rằng Nhật áp đặt lệnh trừng phạt dành cho Nga, nội dung trừng phạt là Nhật Bản sẽ hoãn các cuộc thương lượng về việc nới rộng visa Chúng tôi cũng sẽ tạm dừng các cuộc hội đàm với Nga liên quan đến các hiệp định đầu tư mới, hiệp định hợp tác lĩnh vực không gian và hiệp định quân sự , cũng theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao Nhật

Ngày 19/3/2014, là quốc gia đầu tiên của châu Đại Dương là Úc cũng đặt lệnh trừng phạt Nga bằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính và đi lại đối với hàng chục nhân vật chính trị, do Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop đưa ra thông báo

Ngày 24/3/2014, Tổng thống Barack Obama và các nhà lãnh đạo thế giới khác đã quyết định chấm dứt vai trò của Nga trong nhóm các quốc gia G82 Động thái đình chỉ

tư cách thành viên của Nga trong G8 là phản ứng trực tiếp mới nhất từ các nước lớn đồng minh chống lại việc Nga sáp nhập Crimea , đồng thời thông báo rằng hội nghị thượng đỉnh G8, dự kiến diễn ra tại Sochi (Nga) vào tháng 6/2014, sẽ bị hủy và được thay thế bằng thượng đỉnh G7 ở Brussels (Bỉ) mà không có sự tham gia của Nga

G7 cũng đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga vì việc sáp nhập Crimea, vốn khiến quan hệ giữa phương Tây và Mátxcơva rơi xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh

2 G8 là cựu diễn đàn của nhóm 8 cường quốc có nền công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm: Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Canada và Nga Sau khi Nga bị tách khỏi G8, trở thành G7

Trang 37

"Nếu Nga tiếp tục leo thang tình hình này, chúng tôi sẵn sàng tăng cường các hành động, trong đó có các biện pháp trừng phạt phối hợp vốn sẽ gây ảnh hưởng ngày càng nặng nề lên nền kinh tế Nga"3, các lãnh đạo G7 cho biết trong một tuyên bố

"G7 xích lại gần nhau vì có trọng trách và quan điểm chung Các hành động của Nga trong những tuần gần đây không phù hợp với chúng Trong tình hình này, chúng tôi

sẽ không tham dự thượng đỉnh G8 được lên kế hoạch ở G8"4, tuyên bố nói thêm

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trước đó cùng ngày cho biết việc bị loại khỏi G8

sẽ không phải là vấn đề lớn “G8 là một tổ chức không chính thức không phát bất kỳ thẻ thành viên nào và theo định nghĩa của nó, không thể loại bỏ bất kỳ ai,” ông nói trong một cuộc họp báo “Tất cả các vấn đề kinh tế và tài chính đều được quyết định tại G20 và G8

có mục đích tồn tại là diễn đàn đối thoại giữa các nước phương Tây hàng đầu và Nga.5Ngày 10/04/2014, Hội đồng châu Âu đã tiến hành rút quyền biểu quyết đại diện của Nga, và Nga đe dọa rút hoàn toàn khỏi Hội đồng châu Âu vì lý do nói trên Phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc bỏ phiếu, người đứng đầu phái đoàn Nga Alexey Pushkov cho biết Nga sẽ xem xét việc chấm dứt tư cách thành viên của hội đồng Ông Pushkov cho biết quyết định sẽ được đưa ra trong hai hoặc ba tuần Lệnh cấm kéo dài đến cuối năm 2014 Quốc hội châu Âu cũng chấm dứt quyền tham gia các phái bộ giám sát bầu cử của Nga và loại nước này ra khỏi các ủy ban uy tín nhất của mình Nghị quyết, được thông qua với 145 phiếu bầu trên 21, với 22 phiếu trắng, đã được thông qua sau cuộc tranh luận sôi nổi kéo dài ba giờ ở Strasbourg6

Ngày 28/04/2014, Mỹ lại tiếp tục trừng phạt tiếp tục 7 quan chức chính phủ Nga, bao gồm Igor Sechin chủ tịch điều hành của công ty dầu khí nhà nước Nga Rosneft cũng như 17 công ty có liên hệ với Vladimir Putin, khi chính quyền Obama tìm cách gây áp lực buộc nhà lãnh đạo Nga phải xuống thang cuộc khủng hoảng ở Ukraine Obama thông

3 Báo Dân Trí (2014) Phương Tây chính thức loại Nga khỏi G8 Truy cập 01/12/2022 từ:

Trang 38

báo trong chuyến thăm đến Philipines Các hình phạt mới là một phản ứng mới đối với những gì các quan chức Hoa Kỳ nói là Nga không tuân thủ các cam kết mà họ đã đồng ý theo một hiệp định quốc tế nhằm chấm dứt tranh chấp

Nhà Trắng cho biết sự tham gia của Nga vào bạo lực gần đây ở miền đông Ukraine

là không thể chối cãi và cảnh báo rằng Mỹ và các đồng minh sẵn sàng áp đặt các hình phạt sâu hơn nếu các hành động khiêu khích của Nga tiếp tục leo thang7

Một ngày sau đó, ngày 29 tháng 4 năm 2014, công bố Quyết định thực hiện của Hội đồng 2014/238/CFSP ngày 28 tháng 4 năm 2014 liên quan đến các biện pháp hạn chế đối với các hành động phá hoại hoặc đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraine; Hội đồng thực hiện Quy định (EU) số 433/2014 ngày 28 tháng 4 năm 2014 thực hiện Quy định (EU) số 269/2014 liên quan đến các biện pháp hạn chế đối với các hành động phá hoại hoặc đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraine, trong danh sách này liệt kê thêm 15 người chịu trách nhiệm về các hành động làm suy yếu hoặc

đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraine sẽ bị cấm đi lại và đóng băng tài sản của họ trong EU Điều này nâng tổng số người bị trừng phạt liên quan đến

sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine lên 48 người8

Các nhà lãnh đạo EU đã ngăn Ngân hàng Đầu tư Châu Âu và Ngân hàng Tái thiết

và Phát triển Châu Âu cấp thêm các khoản vay tại Liên bang Nga và chỉ thị cho Ủy ban Châu Âu chuẩn bị một danh sách các thực thể ủng hộ tình trạng bất ổn vào cuối tháng Bảy Việc đóng băng tài sản và cấm đi lại đã được áp dụng đối với 11 cá nhân mới vào ngày 11 tháng 7 năm 2014, một bước đi mới trong hành trình trừng phạt Nga

Vào ngày 23 tháng 6 năm 2014, Ngoại trưởng Anh khi đó là William Hague cảnh báo rằng EU sẵn sàng áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga nếu cần thiết

EU đã kiềm chế áp đặt các biện pháp trừng phạt mới có điều kiện dựa trên phản ứng của Nga đối với kế hoạch hòa bình của chính phủ mới của Ukraine

7 Haartez (2014) U.S levels new sanctions against Russian officials, companies Truy cập 02/12/2022 từ:

https://web.archive.org/web/20140829190705/http://www.haaretz.com/news/world/1.587764

8 International Trade Compliance (2014) EU strengthens sanctions against actions undermining Ukraine’s territorial integrity Truy cập 02/12/2022 từ:

http://www.internationaltradecomplianceupdate.com/blog.aspx?entry=1947

Trang 39

Vào ngày 16 tháng 7 năm 2014, chính quyền Hoa Kỳ đã áp đặt các hạn chế đối với các công ty lớn của Nga, bao gồm Ngân hàng Gazprom và Ngân hàng Vnesheconom, nhà sản xuất khí đốt Novatek và công ty dầu mỏ do chính phủ kiểm soát Rosneft Các hạn chế ngăn người dân ở Hoa Kỳ cung cấp vốn cho các công ty, hạn chế hiệu quả khả năng tiếp cận thị trường vốn của Hoa Kỳ của các công ty Tài sản của một số công ty quốc phòng Nga ở Mỹ bị đóng băng Chính quyền cũng bổ sung tên của 4 quan chức Nga vào danh sách trừng phạt hiện có

Ngày 24 tháng 7 năm 2014 Các đại sứ của các quốc gia thành viên EU đã gặp nhau tại Coreper (Ủy ban các đại diện thường trực tại EU), họ đã bổ sung thêm 15 cá nhân, 9 công ty và 9 tổ chức từ Nga và miền đông Ukraine vào danh sách 72 cá nhân và 2 công

ty hiện có Họ cũng nhất trí thay đổi tiêu chí bổ sung tên vào danh sách để cho phép thêm những người thân cận với tổng thống Nga Sang ngày 25 tháng 7, nhắm mục tiêu thêm

15 người và 18 thực thể mới với lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản Do đó, tổng cộng

87 người và 20 tổ chức hiện sẽ chịu lệnh trừng phạt của EU đối với tình hình ở Ukraine

để mở rộng tiêu chí chỉ định áp đặt phong tỏa tài sản và cấm thị thực đối với những cá nhân và tổ chức tích cực hỗ trợ hoặc đang hưởng lợi từ những người ra quyết định của Nga chịu trách nhiệm về việc sáp nhập Crimea hoặc gây bất ổn ở miền Đông Ukraine9

29 tháng 7 năm 2014, lợi dụng máy bay MH17 bị rơi tại khu vực miền Đông Ukraine, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với VTB, Ngân hàng Moscow, Ngân hàng Nông nghiệp Nga và Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất do Moscow hỗ trợ phe ly khai ở miền Đông Ukraine10

Vào ngày 31 tháng 7 năm 2014, EU đã đưa ra vòng trừng phạt tiếp theo bao gồm lệnh cấm vận vũ khí và vật liệu liên quan, cấm vận hàng hóa và công nghệ sử dụng kép dành cho mục đích quân sự hoặc người dùng cuối trong quân đội, lệnh cấm nhập khẩu vũ khí và vật liệu liên quan , kiểm soát xuất khẩu thiết bị cho ngành dầu mỏ và hạn chế phát

9 House of Common (2014) Sanctions over the Ukraine conflict International Affairs and Defence Section, p.4-

10 CBC (2014) Ukraine crisis: U.S., EU, Canada announce new sanctions against Russia Truy cập 04/12/2022 từ: https://www.cbc.ca/news/world/ukraine-crisis-u-s-eu-canada-announce-new-sanctions-against-russia-

1.2721836

Trang 40

hành và giao dịch một số trái phiếu, vốn chủ sở hữu hoặc các công cụ tài chính tương tự

có kỳ hạn trên 90 ngày, đây chính là những ngành mà Nga đang có thế mạnh11

Ngày 5/8/2014, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga hôm thứ Ba cho biết các biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản do 40 cá nhân và hai nhóm ủng hộ việc tách Crimea khỏi Ukraine nắm giữ tại Nhật Bản và cấm nhập khẩu Crimea Ông cho biết các bước này phù hợp với các biện pháp của Liên minh châu Âu và G7 Ông cho biết các

tổ chức tài chính hoạt động tại Nhật Bản sẽ tuân theo quyết định này theo luật ngoại hối Suga cho biết bất chấp các lệnh trừng phạt, Nhật Bản vẫn sẵn sàng đối thoại với Nga và

hy vọng hỗ trợ giải quyết vấn đề một cách hòa bình bằng cách hợp tác với cộng đồng quốc tế12

Vào ngày 12 tháng 8 năm 2014, Na Uy đã áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga do Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ áp đặt, theo đó các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Nga sẽ bị cấm cho vay dài hạn và trung hạn, xuất khẩu vũ khí

sẽ bị cấm và việc cung cấp thiết bị, công nghệ và hỗ trợ cho ngành dầu mỏ của Nga sẽ bị cấm13 13 tháng 8 năm 2014, Hội đồng Liên bang của Thụy Sỹ đã quyết định mở rộng chính sách hiện tại của mình và thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt gần đây nhất do Liên minh Châu Âu áp đặt không thể bị phá vỡ qua lãnh thổ Thụy Sĩ Trong lĩnh vực tài chính, việc phát hành các công cụ tài chính dài hạn của năm ngân hàng Nga sẽ được thực hiện theo giấy phép

Đối với hàng hóa quân sự cụ thể và hàng hóa sử dụng kép phải có giấy phép, đơn đăng ký có thể bị từ chối nếu hàng hóa được dự định sử dụng riêng hoặc một phần cho mục đích quân sự hoặc nếu chúng được dự định cho người dùng cuối trong quân đội Liên quan đến vật liệu chiến tranh, áp dụng lệnh cấm nhập khẩu những hàng hóa đó từ Nga và Ukraine

11 European Union (2014) Council Regulation (EU) No 833/2014 of 31 July 2014 concerning restrictive

measures in view of Russia's actions destabilising the situation in Ukraine Truy cập 03/12/2022 từ: lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/PDF/?uri=OJ:JOL_2014_229_R_0001&from=EN

https://eur-12 ABC (2014) Japan Formally OKs Additional Russia Sanctions Truy cập 05/12/2022 từ:

https://abcnews.go.com/International/wireStory/japan-formally-oks-additional-russia-sanctions-24842209

13 Bloomberg (2014) Norway 'Ready to Act' as Putin Sanctions Spark Fallout Probe Truy cập 04/12/2022 từ: https://www.bloomberg.com/news/articles/2014-08-12/norway-ready-to-act-as-russian-sanctions-trigger-fallout- probe#xj4y7vzkg

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13) Báo Người Lao Động. (2015). Tư lệnh đặc nhiệm Iran "xé rào", bí mật thăm Nga. Truy cập 08/02/2023 từ: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tu-lenh-dac-nhiem-iran-xe-rao-bi-mat-tham-nga-20150808095354114.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: xé rào
Tác giả: Báo Người Lao Động
Năm: 2015
27) Hà Mỹ Hương (2018), “Nước Nga trong Kỷ nguyên Putin: Những thành tựu và vấn đề còn tồn tại”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Nga trong Kỷ nguyên Putin: Những thành tựu và vấn đề còn tồn tại
Tác giả: Hà Mỹ Hương
Năm: 2018
1) Báo Công an nhân dân. (2018). Mỹ lại mạnh tay trừng phạt Nga vì sáp nhập Crimea. Truy cập 01/12/2022 từ: https://cand.com.vn/The-gioi-24h/My-tang-cuong-trung-phat-Nga-vi-sap-nhap-Crimea-i498474/ Link
2) Báo Thanh Niên. (2014). Nhật Bản sẽ trừng phạt Nga vì Crimea. Truy cập 01/12/2022 từ: https://thanhnien.vn/nhat-ban-se-trung-phat-nga-vi-crimea-18582849.htm Link
3) Báo Dân Trí. (2014). Phương Tây chính thức loại Nga khỏi G8. Truy cập 01/12/2022 từ: https://dantri.com.vn/the-gioi/phuong-tay-chinh-thuc-loai-nga-khoi-g8-1396223281.htm Link
4) Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. (2018). Mỹ và các nước Liên minh châu Âu (EU) trục xuất các nhà ngoại giao Nga. Truy cập 25/12/2022 từ:https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/ my-va-cac-nuoc-lien-minh-chau-au-eu--truc-xuat-cac-nha-ngoai-giao-nga-477931.html Link
5) Trần Phương. (2020). Tổng thống Belarus đến Nga, Putin cho vay 1,5 tỉ USD đối phó khủng hoảng. Ngày truy cập 16/03/2023, truy xuất từ:https://tuoitre.vn/tong-thong-belarus-den-nga-putin-cho-vay-1-5-ti-usd-doi-pho-khung-hoang-20200915085219144.htm/ Link
6) Đức Trung (2020). Liệu Nga có can thiệp vào Belarus. Ngày truy cập 16/03/2023, truy xuất từ: https://baocantho.com.vn/lieu-nga-co-can-thiep-vao-belarus-a124454.html/ Link
7) Nguyên Hạnh. (2023). Belarus cho phép Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ, vì sao? Ngày truy cập 16/03/2023, truy xuất từ:https://tuoitre.vn/belarus-cho-phep-nga-trien-khai-vu-khi-hat-nhan-tren-lanh-tho-vi-sao-20230328155552847.htm/ Link
8) Hoàng Li. (2022). Hungary và Ukraine - Mối quan hệ láng giềng rắc rối. Ngày truy cập: 19/4/2022, truy xuất từ: https://vtc.vn/hungary-va-ukraine-moi-quan-he-lang-gieng-rac-roi-ar723567.html/ Link
9) Quốc phòng thủ đô. (2022). SCO-Vai trò dẫn dắt của Nga, Trung Quốc. Truy cập 01/03/2023 từ: http://quocphongthudo.vn/quoc-te/su-kien/sco-vai-tro-dan-dat-cua-nga-trung-quoc.html Link
10) Báo Tin Tức. (2022). Tổng thống Serbia ca ngợi mối quan hệ với Nga khi căng thẳng khu vực gia tăng. Truy cập 20/03/2023 từ: https://baotintuc.vn/the- gioi/tong-thong-serbia-ca-ngoi-moi-quan-he-voi-nga-khi-cang-thang-khu-vuc-gia-tang-20221116164213588.htm Link
11) VOV. (2023). Quan hệ Nga-Trung: Từ 40 lần gặp gỡ đến sự hợp tác ở mức cao nhất trong lịch sử. Truy cập 22/03/2023 từ: https://vov.vn/the- gioi/quan-sat/quan-he-nga-trung-tu-40-lan-gap-go-den-su-hop-tac-o-muc-cao-nhat-trong-lich-su-post1009452.vov Link
12) Báo Thanh Niên. (2017). Liên minh quân sự CSTO là gì mà đưa quân vào Kazakhstan?. Truy cập 20/02/2023 từ: https://thanhnien.vn/lien-minh-quan-su-csto-la-gi-ma-dua-quan-vao-kazakhstan-1851418880.html Link
14) Phương Lin h. (2022). Vì sao Hungary đứng ngoài nỗ lực gây sức ép lên Nga?. Ngày truy cập 19/4/2022, truy xuất từ: https://zingnews.vn/vi-sao-hungary-dung-ngoai-no-luc-gay-suc-ep-len-nga-post1307942.html/ Link
15) VOV (2022), Thế khó của Hungary trong mối quan hệ với EU và Nga. Ngày truy cập: 19/4/2022, truy xuất từ: https://baobinhthuan.com.vn/the-kho-cua-hungary-trong-moi-quan-he-voi-eu-va-nga-101149.html/ Link
16) VOV (2019), Là thành viên NATO và EU, Hungary vẫn tìm kiếm hợp tác gần gũi với Nga. Ngày truy cập: 19/4/2022, truy xuất từ: https://vov.vn/the-gioi/la- thanh-vien-nato-va-eu-hungary-van-tim-kiem-hop-tac-gan-gui-voi-nga-973107.vov/ Link
17) Báo Quân đội Nhân dân. (2021). Thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - LB Nga. Truy cập 15/03/2023 từ:https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/that-chat-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-lb-nga-678881 Link
18) Báo Thanh Niên. (2023). Ông Tập Cận Bình đến Moscow, củng cố quan hệ Nga – Trung. Truy cập 22/03/2023 từ: https://thanhnien.vn/ong-tap-can-binh-den-moscow-cung-co-quan-he-nga-trung-185230321003946326.htmSách tiếng Việt Link
39) Reuters. (2014). Obama warns on Crimea, orders sanctions over Russian moves in Ukraine. Truy cập 01/12/2022 từ:https://www.reuters.com/article/ukraine-crisis-obama-idUSL1N0M30XQ20140306 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w