1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề 2 wto và những quy định liên quan đến môi trường

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề WTO và những quy định liên quan đến môi trường
Tác giả Nguyễn Thị Huế, Lê Thị Ngọc Hiền, Lữ Bảo Châu, Nguyễn Phan Yến Vy, Đinh Mỹ Chi, Nguyễn Hiền Trang, Nguyễn Ngọc Nhật Ánh, Đồng Thi Mỹ Hoa, Trần Anh Thư, Lý Thị Hồng Cẩm
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Trường học Trường Đại học Nha Trang
Chuyên ngành Thương mại và Môi trường
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 4,04 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TỐ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO (9)
    • 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO World Trade (9)
    • 2. Mục tiêu của WTO (10)
    • 3. Nhiệm vụ của WTO (10)
    • 4. Nguyên tắc của WTO (11)
    • 5. Cơ cấu tổ chức WTO (13)
    • 6. Quá trình thông qua quyết định trong WTO (14)
    • 7. Tư cách thành viên WTO và một số vấn đề khác (14)
    • 8. Cơ chế giải quyết tranh chấp (15)
  • CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM (16)
    • 1. Thuận lợi (16)
    • 2. Khó khăn (17)
  • CHƯƠNG III: NHỮNG THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC KHI THAM GIA VÀO WTO (18)
    • I. NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN SAU 14 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) (18)
      • 1. Tăng trưởng kinh tế khả quan (18)
      • 2. Thay đổi thể chế chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư (19)
      • 3. Điểm sáng xuất nhập khẩu, hút vốn FDI (20)
      • 4. Tự tin vào “sân chơi” toàn cầu (21)
    • II. HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ GIẢI PHÁP (23)
      • 1. Hạn chế tồn tại sau khi Việt Nam gia nhập WTO (23)
      • 2. Một số giải pháp (24)
  • CHƯƠNG III: CÁC QUY ĐỊNH WTO LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG (26)
    • I. Hiệp định SPS ( Sanitary and Phytosanitary) (26)
      • 1. Khái niệm (26)
      • 2. Mục tiêu (26)
      • 3. Các quy định của hiệp định (26)
      • 4. Khi Việt Nam đã là thành viên WTO, có thay đổi gì đặc biệt trong các (28)
      • 5. Tác động của SPS trong thương mại thủy sản Việt Nam (29)
      • 6. Liên hệ thực tế (30)
        • 6.1 Cá tra xuất khẩu EU (30)
        • 6.2 Việt Nam bị từ chối nhập khẩu thủy sản do SPS (31)
    • II. Hiệp định TBT (Technical Barriers to Trade ) (32)
      • 6.2 Hiệp định TBT đối với ngành sản xuất thủy sản (36)
      • 7. Phân biệt SPS và TBT (36)
    • III. Hiệp định nông nghiệp (AOA - Agreement on Agriculture) (37)
      • 4. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam còn được áp dụng trợ cấp trong nước với hàng nông nghiệp (40)
    • IV. Hiệp định SCM (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures) (41)
      • 4. Thực trạng trợ cấp ở Việt Nam (44)
  • KẾT LUẬN (46)

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ viếtASEAN Association of Southeast AsianNations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁCPTPP TransPacific PartnershipAgreement Hiệp định Đối tác toàn diện

TỔNG QUAN VỀ TỐ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO

Lịch sử hình thành và phát triển của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO World Trade

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một tổ chức liên chính phủ có vai trò điều chỉnh và tạo điều kiện cho thương mại quốc tế giữa các quốc gia Các chính phủ sử dụng tổ chức này để ban hành, sửa đổi và thực thi các quy tắc chi phối hoạt động thương mại trên toàn cầu WTO được thành lập vào ngày 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một trật tự thương mại thế giới tự do, thuận lợi và minh bạch.

Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực thi hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hóa) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm lĩnh vực thương mại hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư) Khi mới ra đời vào năm 1947, GATT có 23 thành viên tham gia Tính đến ngày 01/01/2010, tổ chức này đã có 153 thành viên và hơn 30 quan sát viên đang nộp đơn xin gia nhập Thành viên của WTO là các quốc gia (ví dụ: Hoa Kỳ, Việt Nam.) Hoặc các vùng lành thổ tự trị về quan hệ ngoại thương (ví dụ: EU, Đài Loan, Hồng Kông ) Mặc dù đạt được những thành công lớn trong suốt 47 năm tồn tại với 8 vòng đàm phán nhằm thúc đẩy tiến trình và tự động hóa thương mại quốc tế nhưng GATT đã bộc lộ nhiều bất cập và không theo kịp xu hướng vận động trong quan hệ kinh tế - thương mại toàn cầu, có thể hiện ở một số điểm sau đây ":

- Thứ nhất, những thành công của GATT trong việc giảm giá và ràng buộc thuế ở mức thấp cộng với một loạt các cuộc suy thoái kinh tế trong những năm 1970 đã thúc đẩy các nước tạo ra các hình thức bảo hộ phi thuế quan khác nhau để đối phó với hàng nhập khẩu, hoặc ký kết các thỏa thuận song phương dàn xếp thị trường,đồng thời làm nảy sinh nhiều hình thức hỗ trợ và trợ cấp mới Những biến tướng này làm mất đi những giá trị mà việc giảm thuế quan mang lại cho thương mại và nó không nằm trong phạm vi điều chỉnh của GATT.

- Thứ hai, đến những năm 1980, GATT đã không còn thích ứng với thực tiễn thương mại thế giới GATT chỉ để cập đến thương mại hóa hữu hình khi thương mại quốc tế đã phát triển mạnh và mở rộng sang các dịch vụ thương mại như: ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, logistic

- Thứ ba, về mặt cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp, GATT không thích ứng với tình hình mới GATT chỉ là một hiệp định ,việc tham gia mang tính tùy ý. Trong khi hoạt động thương mại ở những năm thập niên 1980, 1990 đòi hỏi phải có một tổ chức thường trực, có nền tảng pháp lý vững chắc để đảm bảo tính thực thi của các văn kiện liên quan đến thương mại quốc tế Về hệ thống giải quyết tranh chấp, GATT chưa có một cơ chế điều tiết thủ tục tố tụng chặt chẽ thường dẫn đến bế tắc Như vậy, để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế một cách hiệu quả, rõ ràng hệ thống này cần phải được đổi mới

Tất cả những bất cập đó đều được đưa vào Chương trình nghị sự của Vòng đàm phán Uruguay kéo dài suốt 8 năm ròng (1986-1994) và được kết thúc bởi Tuyên bố Marrakesh về việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chính thức đi vào hoạt động từ01/01/1995.

Mục tiêu của WTO

WTO thừa nhận các mục tiêu của GATT, tức là quan hệ giữa các thành viên trong thương mại và kinh tế sẽ được tiến hành nhằm:

- Nâng cao mức sống: Đảm bảo tạo đầy đủ việc làm, tăng thu nhập và nhu cầu thực tế một cách bền vững.

- Phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thể giới một cách có hiệu quả.

- Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Nhiệm vụ của WTO

Để đạt được những mục tiêu đề ra, nhiệm vụ của WTO đó là:

- Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có).

- Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những hiệp định, cam kết mới về tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại

- Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO trên cơ sở quy định và thủ tục giải quyết tranh chấp

- Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên thông qua cơ chế rà soát chính sách thương mại.

Nguyên tắc của WTO

- Tối huệ quốc: Tối huệ quốc yêu cầu một nước thành viên phải áp dụng thuế quan và các quy định khác đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên khác nhau một cách bình đẳng.

VD: Ví dụ trong thương mại hàng hoá nếu một nước thành viên A dành cho sản phẩm của quốc gia thành viên B mức thuế quan ưu đãi thì quốc gia thành viên A cũng phải dành cho sản phẩm cùng loại của các quốc gia thành viên còn lại mức thuế ưu đãi này.

VD: Năm 1981, Braxin đã kiện Tây Ban Nga ra trwocs GATT về thuế suất đăc biệt đối với cà phê chưa rang Braxin cho rằng Nghị định 1764/79 của Tây Ban Nha quy định các mức thuế quan khác nhau đối với năm loại cà phê chưa rang khác nhau (cà phê Arập chưa rang, cà phê Robusta, cà phê Côlômbia, cà phê nhẹ và cà phê khác).Hai loại cà phê đều được nhập khẩu miễn thuế, ba loại cà phê còn lại chịu mức thuế giá trị gia tăng là 7% Sau khi xem xet Nghị định nói trên, Nhóm chuyên gia củaGATT đã đi đến kết luận như sau: “Hiệp định GATT không quy định nghĩa vụ cho các bên ký kết phải tuân thủ một hệ thống phân loại hàng hoá đặc biệt nào Tuy nhiên, Điều I,1 của GATT quy định nghĩa vụ của các Bên ký kết phải dành một sự đối xử như nhau cho những sản phẩm tương tự… Lập luận của Tây Ban Nha biện minh cho sự cần thiết phải có sự đối xử khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau chủ yếu dựa trên những yếu tố như địa lý, phương pháp trồng trọt, quá trình thu hoạch hạt và giống Những yếu tố này tuy có khác nhau nhưng không đủ để Tây Ban

Nha có thể áp dụng những thuế suất khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau. Đối với tất cả những người tiêu thụ cà phê trên thế giới thì cà phê chưa rang được bán dưới dạng hạt cho dù thuộc nhiều loại khác nhau cũng chỉ là một lại sản phẩm cùng loại, có tính năng sử dụng duy nhất là để uống mà không phân biệt độ caphêin mạnh hay nhẹ Năm loại cà phê chưa rang nhập khẩu có tên trong danh mục thuế uancủa Tây Ban Nha đều là những sản phẩm cùng loại Việc Tây Ban Nha áp dụng mức thuế quan cao hơn đối với hai loại càc phê là A rập và Robusta, được nhập khẩu từ Braxin mang tính chất phân biệt đối xử đối với những sản phẩm cùng loại và như vậy trái với quy định của Điều I, khoản 1 Hiệp định GATT”.

- Đãi ngộ quốc gia: Đãi ngộ quốc gia yêu cầu một nước phải đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hang hóa tự sản xuất trong nước

VD: vụ Mỹ kiện Thái Lan về những hạn chế số lượng và tăng thuế tiêu thụ đánh vào thuốc lá điếu nhập khẩu, nhóm chuyên gia của GATT đã quyết định rằng chính phủ Thái Lan có quyền thành lập “Thai Tobacco Monopoly” là công ty của nhà nước độc quyền trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối thuốc lá ở Thái lan và có quyền sử dụng công ty này để điều chỉnh giá và hệ thống bán lẻ thuốc lá Tuy nhiên, ngựoc lại,Thái Lan cũng có nghĩa vụ theo đãi ngộ quốc gia không được đối xử với thuốc lá nhập khẩu kém ưu đãi hơn so với thuốc lá sản xuất trong nước Vì vậy, việc Thái lan hạn chế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc lá ngoại và tăng thuế tiêu thụ nội điạ căn cứ vào tỷ lệ “nội hoá” trong thuốc lá là vi phạm Điều III của GATT về đãi ngộ quốc gia Bồi thẩm đoàn của GATT đồng thời cũng bác bỏ lập luận của Thái lan viện dẫn điều khoản cho phép hạn chế số lượng vì lý do sức khoẻ vì cho rằng mục tiêu thực sự của chính phủ Thái lan không phải là để hạn chế việc tiêu thụ thuốc lá nói chung (việc hạn chế nhập khẩu và tăng thuế không áp dụng đối với sợi và giấy để sản xuất thuốc lá nội địa) mà thực chất là nhằm bảo hộ ngành sản xuất thuốc lá của Thái lan.

- Mở cửa thị trường: Mở cửa thị trường là mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ và đầu tư nước ngoài vào

- Cạnh tranh công bằng: Cạnh tranh công bằng là “tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau”

VD: vụ U ruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu Do tính chất nghiêm trọng của vụ kiện, Đại hội đồng GATT đã phải thành lập một nhóm công tác (Working group) để xem xét vụ này Nhóm công tác đã cho kết luận rằng, về mặt pháp lý việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng không với các quy định của GATT, nhưng việc áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh tranh công bằng” mà U ruguay có quyền “mong đợi” từ phía những nước phát triển và đã gây thiệt hại cho lợi ích thương mại của U ruguay.Trên cơ sở kết luận của Nhóm công tác, Đại hội đồng GATT đã thông qua khuyến nghị các nước phát triển có liên quan “đàm phán” với U ruguay để thay đổi các cam kết và nhân nhượng thuế quan trước đó Vụ kiện của U ruguay đã tạo ra một tiền lệ mới, nhìn chung có lợi cho các nước đang phát triển Từ nay các nước phát triển có thể bị kiện ngay cả khi về mặt pháp lý không vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hiệp định GATT nếu những nước này có những hành vi trái với nguyên tắc “cạnh tranh công bằng”.

Cơ cấu tổ chức WTO

Cơ cấu tổ chức của WTO xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp bao gồm:

- Hội nghị Bộ trưởng: bao gồm các Bộ trưởng thương mại kinh tế đại diện cho tất cả các nước thành viên; họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO.

- Đại hội đồng: bao gồm đại diện tất cả các thành viên thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này ; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại.

Các cơ quan hỗ trợ Đại hội đồng WTO bao gồm: Hội đồng Thương mại hàng hóa, Hội đồng Thương mại dịch vụ, Ủy ban Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại, các Ủy ban và nhóm công tác Các cơ quan này được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực chuyên môn Tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này, tạo điều kiện cho các quốc gia cùng làm việc hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại.

Ban Thư ký đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của WTO, bao gồm Tổng Giám đốc, ba Phó Tổng Giám đốc, các Vụ và Ban giúp việc với đội ngũ khoảng 500 nhân viên chuyên nghiệp Ban Thư ký hoạt động độc lập, không chịu sự chi phối của bất kỳ chính phủ nào, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong thực thi nhiệm vụ của WTO.

Quá trình thông qua quyết định trong WTO

Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận Có nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới được xem là “được thông qua” Do đó hầu hết các quy định,nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là "hợp đồng” giữa các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt, và WTO không phải là một thiết thế Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua theo các cơ chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận).

- Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ.

- Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hội

- Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc trongGATT, GATS và TRIPS): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ.

Tư cách thành viên WTO và một số vấn đề khác

WTO tuy là một tổ chức quốc tế liên chính phủ nhưng thành viên của WTO không chỉ có các quốc gia có chủ quyền mà còn có cả các lãnh thổ riêng biệt nhưng có chủ quyền nhất định về kinh tế và thương mại Theo quy định của hiệp định về WTO, có hai loại thành viên WTO: thành viên sáng lập và thành viên gia nhập

- Thành viên sáng lập là những thành viên tham gia ký kết GATT 1947 và phải ký, phê chuẩn Hiệp định về WTO trước ngày 31/12/1994 (Tất cả các bên ký kết GATT 1947 đều đã trở thành thành viên sáng lập của WTO theo quy định này) Có tổng cộng 128 thành viên sáng lập WTO.

Các nền kinh tế gia nhập WTO sau ngày 01/01/1995 phải trải qua quá trình đàm phán về điều kiện gia nhập với các thành viên hiện tại của WTO Tiếp theo, quyết định gia nhập phải được Đại hội đồng WTO thông qua với tỷ lệ phiếu đồng ý ít nhất là 2/3.

- Khác với việc gia nhập, việc rút khỏi WTO phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định riêng của từng nền kinh tế Điều XV của Hiệp định về WTO quy định việc rút khỏi WTO bao hàm cả việc rút khỏi tất cả các hiệp định thương mại đa phương và sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày WTO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút

- Ngân sách hoạt động của WTO do tất cả các thành viên đóng góp trên cơ sở tương quan với tỷ lệ của từng thành viên trong tổng kim ngạch trao đổi thương mại của tất cả các thành viên Ngân sách của WTO được xác định bằng đồng Francs Thụy Sĩ, ngân sách năm 2010 là 189,4 triệu Francs Thụy Sĩ (tương đương 174,6 triệu USD)

- Ngôn ngữ chính thức của WTO là tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha Các văn bản của WTO đều được thể hiện bằng 3 ngôn ngữ này

- Các thành viên trong WTO được phân thành 3 nhóm chính theo tiêu chuẩn phân loại của Liên Hiệp Quốc (UN): các nước phát triển (developed countries), các nước đang phát triển (developing countries) và các nước kém phát triển (least developed countries) Ngoài ra, thời gian gần đây, WTO còn sử dụng cụm từ “transition economies" để nói về các nền kinh tế chuyển đổi

Cơ chế giải quyết tranh chấp

- Ngoài ra, WTO cũng sẽ tiếp tục áp dụng cách giải quyết tranh chấp của GATT 1947.

- Phương pháp khác như trọng tài liên quốc gia, trung gian và hòa giải.

- Riêng đối với những tranh chấp mà một bên là nước kém phát triển nhất thì Tổng giám đốc WTO có thể đứng ra làm trung gian hoặc hòa giải.

- Một số hiệp định thương mại đa biên của WTO cũng quy định những cơ chế giải quyết tranh chấp đặc biệt.

TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

Thuận lợi

Việt Nam gia nhập WTO là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới Nhưng bên cạnh nhiều cơ hội mở ra, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức khi tham gia tổ chức thương mại toàn cầu này.

WTO được thành lập năm 1995 Hiện tổ chức này có 148 quốc gia thành viên và hàng chục quốc gia khác đang nộp đơn xin được cấp quy chế thành viên.

Việt Nam gia nhập WTO để khỏi đơn độc trong thế giới kinh doanh Phù hợp với xu thế thương mại quốc tế hiện nay và lợi ích xây dựng, phát triển kinh tế đất nước của Việt Nam.

Nhờ gia nhập WTO, Việt Nam được hưởng lợi từ việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và hạn ngạch, giúp mở ra cơ hội tiếp cận các tiến bộ công nghệ mới phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Xuất khẩu trở thành yếu tố then chốt, mang lại nguồn vốn trong nước để nhập khẩu thiết bị, công nghệ và các sản phẩm khác phục vụ nền kinh tế tri thức Các rào cản thương mại được giảm bớt hoặc xóa bỏ, tạo thuận lợi đáng kể trong hoạt động giao thương quốc tế Với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 30 tỷ USD, chiếm một nửa GDP của cả nước, lợi ích của việc hội nhập WTO đối với Việt Nam là không hề nhỏ.

Những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như dệt may, da giày, cà phê, cao su, thủy sản chế biến, đồ gỗ, điện tử gia dụng sẽ có nhiều cơ hội hơn trên thị trường thế giới.

Khó khăn

Tuy nhiên, một khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, đất nước cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức.

- Thứ nhất, hội nhập nhưng không tan rã, Việt Nam hội nhập nhưng phải giữ được bản sắc dân tộc, bản sắc của chế độ, luôn thực hiện chủ trương độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế.

- Thứ hai, một khi hàng rào thuế quan được cắt giảm để dỡ bỏ và bãi bỏ hạn ngạch, thì cạnh tranh sẽ gay gắt hơn Sản phẩm có sức cạnh tranh thấp không xuất khẩu được.Mặt khác, họ sẽ bị đánh bại bởi các sản phẩm nước ngoài Như vậy, các doanh nghiệp trong nước có thể sẽ phá sản Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hết mình, cải cách để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, sức cạnh tranh cao và giá cả hợp lý Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

- Để vượt qua những thách thức đó, Việt Nam cần có những chuẩn bị tích cực và thận trọng để hội nhập WTO một cách hiệu quả.Toàn dân, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, cần nhận thức đầy đủ về WTO, sự cần thiết phải gia nhập WTO cũng như những cơ hội và thách thức mà hội nhập có thể mang lại Cần nỗ lực xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh trên tinh thần bảo đảm độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa,chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Chúng bao gồm bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi luật pháp, chính sách; nâng cao chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước và khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân Tất cả các doanh nghiệp đều phải nỗ lực hết sức để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình, dù là hàng xuất khẩu hay tiêu thụ trên thị trường nội địa Việc đàm phán phải được thực hiện trên cơ sở hiểu biết thấu đáo các quy định của WTO, tình hình thị trường thế giới và thị trường,chính sách kinh tế của các nước đối tác lớn trong WTO cũng như các chính sách,pháp luật của Việt Nam nhằm tạo ra những thuận lợi nhất gia nhập WTO.

NHỮNG THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC KHI THAM GIA VÀO WTO

NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN SAU 14 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)

1 Tăng trưởng kinh tế khả quan

Theo Bộ Công Thương, kể từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 7%/năm, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công Tăng trưởng GDP năm

2018 đạt cao nhất trong một thập kỷ qua (7,08%), lạm phát dưới 4% Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện đáng kể GDP bình quân đầu người tăng từ 730 USD (năm 2006) lên 2.587 USD (năm 2018) và 2.786USD năm 2020

Sản xuất nông nghiệp 14 năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh và đảm bảo sản xuất ổn định Khu vực sản xuất công nghiệp từ giai đoạn năm 2007-2011 chịu ảnh hưởng lớn của sự tăng giá đầu vào, lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công… khiến tăng trưởng chậm lại và hiệu quả thấp Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá ổn định.

Năm 2019, bất chấp tác động của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, GDP Việt Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng - đạt 7,02%, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của khu vực và trên thế giới Đặc biệt trong năm 2020, dưới ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới suy thoái, thương mại toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng, song Việt Nam đã thực hiện khá thành công “mục tiêu kép”: vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh dịch bệnh khiến hầu hết các nền kinh tế lớn thế giới tăng trưởng âm, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng 2,9% trong năm 2020, thuộc nhóm cao nhất toàn cầu Nhiều ngành kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ sau dịch như nông nghiệp, công nghiệp, tài chính, ngân hàng Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng quy mô GDP của Việt Nam đã vượt mốc 340 tỷ đô la Mỹ.

Nhờ nỗ lực của cả tập thể mà 12 năm qua, hàng hóa sản phẩm của Việt Nam đã vươn ra nhiều thị trường trên thế giới; trong đó chinh phục được cả những thị trường khó tính như Australia, New Zealand, Hong Kong (Trung Quốc) và Nhật Bản Việt Nam đã khai thác được nhiều lợi thế so sánh về chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động Các ngành hàng mà Việt Nam chiếm ưu thế lần lượt là điện tử, dệt may, nông sản.

2 Thay đổi thể chế chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư

Trong 2 năm thời điểm gia nhập WTO (2006 - 2007), Việt Nam đã sửa trên 60 văn bản luật để thực thi cam kết WTO Hàng trăm nghị định, thông tư hướng dẫn cũng đã được sửa đổi Các cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh của Việt Nam (Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh Việt Nam) đã xử lý hơn hàng trăm vụ việc hạn chế cạnh tranh, hàng ngàn vụ liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh và khoảng hơn

30 vụ tập trung kinh tế (chủ yếu là sáp nhập và mua lại).

Năm 2005, Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, áp dụng cho tất cả doanh nghiệp Nguyên tắc "doanh nghiệp có quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm" được nêu rõ, phá bỏ nhiều rào cản kinh doanh Sự hội nhập WTO thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước từ hành chính sang kiến tạo, tôn trọng quyền tự do kinh doanh theo quy luật thị trường.

Kết quả là, năm 2007 là năm mở màn cho sự bùng nổ mới của khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, với kỷ lục gần 60.000 doanh nghiệp thành lập mới trong năm.

3 Điểm sáng xuất nhập khẩu, hút vốn FDI.

Năm 2006, Việt Nam nằm trong nhóm nước thu nhập thấp, nhưng đến năm 2016, nước ta đã vươn lên nhóm nước thu nhập trung bình (thấp), là một trong 32 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 100 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng đứng hàng đầu thế giới và là nước thu hút FDI ổn định nhất trong ASEAN.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục, vượt 540 tỷ USD Việt Nam có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD Đáng chú ý, Việt Nam đã xuất siêu kỷ lục gần 20 tỷ USD.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan T4/2021, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 240,52 tỉ USD, tăng 18,8%, còn tổng trị giá nhập khẩu đạt khoảng 242,65 tỉ USD, tăng 30,5%. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thâm hụt trong 9 tháng qua là 2,13 tỉ USD.

Số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu lũy kế từ đầu năm đến ngày 30-

Về kim ngạch xuất khẩu, hầu hết trị giá xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực đều tăng. Theo thống kê, gỗ và sản phẩm gỗ có tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng ước đạt mức cao nhất với tổng trị giá 11,1 tỉ USD tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước.

Còn 2 nhóm nguyên phụ liệu dệt may, da giày và clanhke, xi măng có tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng qua đạt lần lượt là 1,458 tỉ USD và 1,2 tỉ USD.

Về các mặt hàng nhập khẩu được nhập về 9 tháng đầu năm, chủ yếu đều là nguyên liệu sản xuất và vẫn tăng mạnh dù dịch COVID-19 Đó là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Ước tính đến hết tháng 9, cả nước nhập khẩu nhóm mặt hàng này lên đến 53,69 tỉ USD.

HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ GIẢI PHÁP

1 Hạn chế tồn tại sau khi Việt Nam gia nhập WTO Ở khía cạnh nào đó, Việt Nam đã đạt được nhiều mục tiêu (kim ngạch xuất khẩu gia tăng) song hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian qua cũng lộ rõ một số bất cập đó là:

- Thứ nhất xuất khẩu tăng nhanh nhưng thiếu tính bền vững, còn lúng túng và bị động trong ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài Đến hết năm 2014, đã có tổng cộng 73 vụ kiện phong vệ thương mại của nước ngoài điều tra với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Trong đó có 43 vụ kiện chống bán phá giá, 15 vụ kiện tự vệ, 5 vụ chống trợ cấp và 10 vụ chống lẫn tránh thuế Đặc biệt chỉ trong 3 tháng 2014 đã có hai vụ kiện tự vệ lien quan đến hàng hóa Việt Nam.

Tỷ lệ nhập siêu cao phản ánh sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước Sự tăng trưởng chậm của nhóm hàng công nghiệp chế biến, sự phụ thuộc quá mức vào nguyên liệu nhập khẩu đang cản trở việc cải thiện cán cân thương mại Xuất khẩu hàng công nghiệp cao và sử dụng nhiều vốn ngắn hạn vẫn gặp nhiều khó khăn Do vậy, Việt Nam cần có chiến lược thực thi ngay từ bây giờ để thúc đẩy xuất khẩu bền vững và cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn.

- Thứ ba, xuất khẩu lại chủ yếu dựa vào nhập khẩu nguyên liệu bán thành phẩm từ các nước khác, trong đó chủ yếu là từ Trung Quốc Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu hông vững chắc và chủ yếu nhập khẩu linh kiện, thiết bị về lắp ráp dựa vào nhân công giá rẻ cũng không bền vững Bởi, đến một lúc nào đó các nước khác cũng cạnh tranh bằng nhân công giá rẻ thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ “một đi không trở lại”.

- Thứ tư, xuất khẩu Việt Nam đang gặp thách thức ở cả 3 trụ cột quan trọng:

+ Những qui định về thương mại

Cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ hậu cần lạc hậu, kèm theo hệ thống quy định thương mại chồng lắp, thiếu rõ ràng gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc đến 90% thương mại quốc tế vào đường biển, nhưng hệ thống cảng biển lại thiếu kết nối với các hạ tầng giao thông khác, không liên thông với các khu kinh tế, thậm chí có cảng nhưng chưa có đường vào, bến đỗ,

2 Một số giải pháp Để phát huy tối đa các cơ hội, giảm thiểu các tác động không mong muốn trong khi hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, Việt Nam cần lưu ý những vấn đề sau:

- Một là nhằm giảm bớt thiệt hại của các vụ kiện chống bán phá giá Chính phủ nên tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới các đối tác thương mại lớn của Việt Nam sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ Đặc biệt, cần phải có các biện pháp đề các doanh nghiệp xuất khẩu thấy được những nguy cơ phải đối mặt với những vụ kiện và điều tra chống phá giá, từ đó có sự chuẩn bị và phản ứng hiệu quả hơn.

Điều kiện cần để xuất khẩu hiệu quả là sự phối hợp đồng bộ giữa doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các ngành chức năng Chính phủ cần có chủ trương định hướng xuất khẩu nhất quán, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh Ngược lại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chủ động cải thiện năng lực kinh doanh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu và dịch vụ khách hàng Song song đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về quy tắc xuất xứ, mức giảm thuế quan và các hàng rào kỹ thuật để hạn chế rủi ro.

- Ba là việc phụ thuộc qua nhiều vào một thị trường sẽ khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam dễ bị tổn thương do kiện bán phá giá Vì vậy, theo nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam phải gấp rút thay đổi cơ cấu thị trường theo hướng “ bỏ trứng vào nhiều giỏ” Trong đó, cần đặc biệt quan tâm khai thác các thị trường trọng điểm như: Hoa

Kì, EU, Nhât Bản và giảm nhập siêu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc Bên cạnh đó cần nghiên cứu phát triển sản phẩm mới,nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu của nước ta.

Nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn tương thích với quốc tế Hiện tại, chỉ khoảng 24% trong số 5.600 tiêu chuẩn Việt Nam đạt chuẩn quốc tế và khu vực Việc nâng cấp hệ thống tiêu chuẩn sẽ giúp sản phẩm Việt đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu.

- Năm là tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các chính sách ưu đãi về tín dụng cho đầu tư công nghệ để xử lí các vấn đề lien quan đến môi trường.Trên cơ sở các doanh nghiệp được đầu tư hiện đại, có thể tổ chức theo mô hình tập đoàn xuất khẩu lớn với các doanh nghiệp vệ tinh theo vùng lãnh thổ , từ đó mang lại hiệu quả cao cho xuất khẩu và tăng cường năng lực cho các tập đoàn trong việc vượt qua các rào cản ngày càng phức tạp hiện nay Yêu cầu bức thiết là cần phải nhanh chống triển khai áp dụng các hệ thống quản lý môi trường như ISO 14.000, hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP), thực hiện quản lý tốt(GMP), thực tiễn nuôi trồng tốt (GAP).

CÁC QUY ĐỊNH WTO LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Hiệp định SPS ( Sanitary and Phytosanitary)

SPS là biện pháp kiểm dịch động thực vật được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật

Ví dụ : Yêu cầu về chất lượng, về bao bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vận chuyển động thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu,…

Theo Hiệp định SPS của WTO, các thành viên có quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro liên quan đến hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật Điều này cho phép các thành viên đảm bảo an toàn thực phẩm, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và bảo vệ môi trường.

3 Các quy định của hiệp định

Quy định nguyên tắc xác định các chỉ tiêu, yêu cầu và biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm và an toàn bệnh dịch động, thực vật và sản phẩm từ động thực vật trong môi trường thương mại quốc tế Hiệp định này liên quan đến sức khỏe và vệ sinh động, thực vật.

Hiệp định SPS quy định các nước thành viên khi ban hành và áp dụng các biện pháp SPS phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Chỉ được áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật, thực vật và phải căn cứ vào các nguyên tắc khoa học (trừ một số ngoại lệ, ví dụ dịch bệnh khẩn cấp)

- Không tạo ra sự phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không có căn cứ hoặc gây ra cản trở trá hình đối với thương mại;

- Phải dựa vào các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế, nếu có;

- Khuyến khích việc hài hoà hoá các biện pháp SPS giữa các nước.

3.3 Các lĩnh vực điều chỉnh của SPS

Thứ tự Lĩnh vực điều chỉnh Nội dung kiểm soát

1 An toàn thực phẩm - Mối nguy vật lý (mảnh kim loại, thủy tinh, sạn, đất )

- Mối nguy hóa học (kim loại nặng, thuốc trừ sâu, kháng sinh)

- Mối nguy sinh học ( gây ra do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng)

2 An toàn bệnh dịch động, thực vật

- Mối nguy ký sinh trùng

3 An toàn môi sinh - Không hủy diệt động vật hoang dã trong sách đỏ.

- Không khai thác động, thực vật hoang dã quá mức.

- Không hủy hoại môi trường sống của động, thực vật hoang dã.

4 An toàn lao động - Không sử dụng lao động trẻ em.

- Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động

4 Khi Việt Nam đã là thành viên WTO, có thay đổi gì đặc biệt trong các biện pháp SPS.

Thị trường trong nước, khi chưa gia nhập WTO Việt Nam cũng đã có các quy định về SPS

Ví dụ: Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Nghị định về

Dù Việt Nam đã là thành viên WTO hay chưa, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vẫn phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) của nước nhập khẩu Các biện pháp SPS này được đặt ra nhằm bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật trong nước nhập khẩu khỏi những rủi ro liên quan đến dịch bệnh hoặc ô nhiễm từ hàng hóa nhập khẩu.

Tuy nhiên, khi Việt Nam đã có quy chế thành viên WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm các cơ hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong trường hợp các quy định liên quan của nước nhập khẩu vi phạm các nguyên tắc của WTO thông qua việc tự khiếu nại, khiếu kiện tại nước nhập khẩu hoặc đề nghị Chính phủ can thiệp qua cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO.

5 Tác động của SPS trong thương mại thủy sản Việt Nam

Năm Loại rào cản Nước áp đặt Nhóm hàng bị áp đặt

Phải có chương trình kiểm soát ATVS vùng thu hoạch

1996 ATTP EU, Mỹ,… Thủy sản nuôi Phải thực hiện chương trình kiểm soát nhóm hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi

Quốc, Trung Quốc Động, thực vật thủy sản

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tương đương

Doanh nghiệp phải áp dụng HACCP

Kiểm soát 11 loại kháng sinh cấm, 34 loại kháng sinh hạn chế sử dụng

2002 ATTP EU, Nhật Sản phẩm thủy sản

Chứng nhận TPTS có kỹ thuật biến đổi gen

2000 ATDB Úc, Thái Lan Sản phẩm tôm Chứng nhận không mang bệnh đốm trắng

2002 ATDB EU Sản phẩm thủy sản, cá tra, ba sa

Kiểm soát kháng sinh có hại

2006 ATTP Nhật Bản Sản phẩm thủy sản

Kiểm soát kháng sinh có hại

2009 ATTP Braxin Sản phẩm thủy sản

Kiểm soát điều kiện sản xuất theo HACCP

6.1 Cá tra xuất khẩu EU

Không cho phép xử lý cá tra với carbon dioxide cho thị trường EU và phải kiểm soát hàm lượng chlorate trong sản phẩm.

Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: EU rất khắt khe về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Các sản phẩm bị phát hiện không tuân thủ sẽ bị báo cáo trong Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) Nếu doanh nghiệp nào nằm trong danh sách đó, các container hàng của doanh nghiệp sẽ bị kiểm tra kỹ lưỡng tại cảng nhập Việc kiểm soát này có thể mất từ 2 đến 3 tuần sau khi đến cảng Mọi chi phí phát sinh các nhà xuất khẩu phải trả Ngoài ra, nên kiểm soát nhiệt độ liên tục. Để nhập khẩu vào EU, bắt buộc phải có giấy chứng thư vệ sinh kèm theo sản phẩm.Điều này là bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm thủy hải sản, bao gồm cả cá tra Sức khỏe và vệ sinh là quan trọng đối với khách hàng Không được phép có chất gây ô nhiễm trong thành phẩm Thủy sản dành cho thị trường EU thường được kiểm tra trước khi vận chuyển, có thể trong phòng thí nghiệm của chính người mua, hoặc trong các phòng thí nghiệm được công nhận (độc lập) Kiểm soát hàm lượng Chlorate: Hàm lượng chlorate quá cao trong thực phẩm có thể gây ra các nguy cơ sức khỏe cho người tiêu dùng, đặc biệt là đối với những nhóm có nguy cơ Chlorate là một sản phẩm phụ của các sản phẩm gốc clo Các chlorate này làm sạch nước uống hoặc được sử dụng như một chất khử trùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm Do đó, thủy hải sản đông lạnh, và các sản phẩm có thêm nước, có nhiều khả năng có hàm lượng chlorate cao hơn nhiều EU vẫn chưa thiết lập mức dư lượng tối đa cụ thể (MRL) đối với chlorate trong thực phẩm và MRL mặc định là 0,01 miligam/ kg được áp dụng Liên minh EU đang nỗ lực tăng cường quy định về mức dư lượng trong thực phẩm và nước Ngay cả ở MRL mặc định, sản phẩm thường bị vi phạm vì có hàm lượng chlorate cao hơn.

Theo Quy định số 1169/2011/EU, sử dụng ô-xít các-bon (CO) để xử lý cá tra là không được phép trong Liên minh châu Âu (EU) Khác với nhiều quốc gia khác ngoài EU, phương pháp xử lý này được dùng để cải thiện ngoại hình của cá tra, giữ cho máu có màu đỏ tươi và thịt có màu trắng.

Liên minh châu Âu cho rằng việc xử lý bằng ôxít cacbon có thể che dấu sự hư hỏng của sản phẩm và do đó điều này không được phép Người mua thường muốn có bằng chứng về tính bền vững: Chứng nhận bền vững cho các sản phẩm cá tra đang chuyển từ yêu cầu thích hợp sang yêu cầu bổ sung của người mua, đặc biệt nếu nhà xuất khẩu chọn lĩnh vực bán lẻ Bắc Âu là thị trường cuối cùng Các khu vực khác của châu Âu và các thị trường cuối cùng đang ngày càng đòi hỏi cá tra được chứng nhận bền vững. Tháng 10/2019, một số lô hàng philê cá tra đông lạnh có thêm nước từ Việt Nam bị phát hiện có hàm lượng chlorate cao hơn và bị đưa vào cảnh báo nhanh RASFF Hàm lượng chlorate cao có thể gây hại cho danh tiếng của sản phẩm, nhà sản xuất và người bán cá tra.

6.2 Việt Nam bị từ chối nhập khẩu thủy sản do SPS.

Hàng thủy sản Việt Nam bị từ chối trên nhiều thị trường lớn do nhiều nguyên nhân Tại Hoa Kỳ, sản phẩm bị từ chối vì các vấn đề về nhiễm khuẩn, vệ sinh và ghi nhãn Tại Liên minh Châu Âu (EU), các thách thức chính đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam bao gồm dư lượng thuốc thú y, nhiễm khuẩn và hàm lượng kim loại nặng Tương tự như vậy, tại Nhật Bản, dư lượng thuốc thú y và nhiễm khuẩn cũng là những vấn đề gây cản trở đáng kể đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Các nhà xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với nhiều biện pháp SPS có xu hướng chặt chẽ hơn với dư lượng thuốc kháng sinh, chất hóa học bị cấm hoặc hạn chế Bên cạnh đó, vấn đề quản lý SPS yếu kém của Việt Nam trong các khâu của chuỗi giá trị thủy sản cũng góp phần vào việc bị từ chối nhập khẩu Việc kiểm soát yếu kém trong khâu trồng trọt/chăn nuôi dẫn đến các vấn đề về dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, vi khuẩn và các chất gây ô nhiễm khác Quản lý tiêu chuẩn kém trong quá trình sản xuất là nguyên nhân của việc sản phẩm có hàm lượng kim loại nặng cao Vấn đề ghi nhãn thường xảy ra ở công đoạn cuối cùng Vấn đề vệ sinh có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của chuỗi cung ứng Để giảm tỷ lệ bị từ chối nhập khẩu, doanh nghiệp cần có giải pháp tổng thể cho việc kiểm soát và quản lý tốt tất cả các khâu trong chuỗi giá trị.

Hiệp định TBT (Technical Barriers to Trade )

TBT (rào cản kỹ thuật trong thương mại) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một quốc gia áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu Những tiêu chuẩn này đóng vai trò như hàng rào, đảm bảo rằng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn của quốc gia đó TBT bao gồm cả các quy trình đánh giá sự phù hợp, giúp xác định liệu hàng hóa có tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã đề ra hay không.

- Thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật.

- Kiểm soát các biện pháp nhằm đảm bảo các nước thành viên sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ.

- Đưa ra nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, hợp quy của hàng hóa.

3 Các quy định của hiệp định

Quy định các thành viên nhằm đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục đánh giá sự phù hợp không tạo ra những cản trở không cần thiết đối với thương mại. Đề cập các quy định công nghiệp và sản phẩm Mục tiêu môi trường rõ được công nhận Một thỏa thuận quan trọng về các vấn đề thương mại và môi trường, vì nó bao gồm các khía cạnh liên quan đến đặc tính sản phẩm Trong hiệp định này cũng đề cập đến dán nhãn sinh thái (Eco-lablelling).

Khi ban hành các quy định về kỹ thuật đối với hàng hoá, mỗi nước thành viên WTO đều phải đảm bảo rằng việc áp dụng các quy định:

- Không phân biệt đối xử.

- Tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế (nếu có thể dùng các biện pháp khác ít hạn chế thương mại hơn).

- Có tính đến các tiêu chuẩn quốc tế chung.

- Đảm bảo nguyên tắc tương đương và công nhận lẫn nhau (với các nước khác)

3.3 Các lĩnh vực điều chỉnh của TBT (với thực phẩm)

- Do tổ chức hoặc cá nhân tự xây dựng và công bố, chúng thường có tên gọi là tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn do tổ chức và cá nhân nào xây dựng và công bố sẽ có hiệu lực đối với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó.

- TBT tương đương với tiêu chuẩn của Việt Nam.

3.4 Những loại hàng rào kỹ thuật

Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 3 loại biện pháp kỹ thuật.

- Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ)

Tiêu chuẩn kỹ thuật là tập hợp những yêu cầu kỹ thuật được một tổ chức uy tín chấp thuận Những tiêu chuẩn này không mang tính bắt buộc, nhưng đóng vai trò hướng dẫn cho các nhà sản xuất, nhà thiết kế và người tiêu dùng, giúp đảm bảo sự tương thích, an toàn và chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.

- Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure)

4 Khi Việt Nam đã là thành viên WTO, có thay đổi gì đặc biệt trong các biện pháp TBT

Thị trường trong nước, khi chưa gia nhập WTO Việt Nam cũng đã có các quy định thuộc nhóm “biện pháp kỹ thuật”

Ví dụ: Luật về tiêu chuẩn, Nghị định về ghi nhãn hàng hoá, Luật bảo vệ môi trường.

Thị trường xuất khẩu luôn đòi hỏi hàng hóa Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật mà nước nhập khẩu đặt ra, bất kể Việt Nam có là thành viên WTO hay không Tuy nhiên, khi đã là thành viên WTO, Việt Nam sẽ có thêm cơ hội bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong trường hợp các quy định liên quan của nước nhập khẩu vi phạm nguyên tắc WTO Cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO cho phép Chính phủ can thiệp để giải quyết những vi phạm này.

5 Tác động của TBT trong thương mại thủy sản Việt Nam

Năm Nội dung Nước áp đặt

1994 Không nhập khẩu sản phẩm đóng gói và ghi nhãn sai quy định

1995 Không nhập khẩu cá ngừ từ những nước có nghề khai thác có thể bắt được cá heo

1997 Không mua tôm tự nhiên của những nước có nghề lưới kéo có thể bắt được rùa biển

1997 Không nhập khẩu sản phẩm có tạp chất (cát, tóc, rác, )

Tất cả các thị trường

2000 Phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gien cho những sản phẩm có chứa thành phần từ sinh vật biến đổi gien

EU, Thụy sĩ, Nhật Bản,…

2003 Không cho cá tra, basa Việt Nam sử dụng tên tiếng

2009 Dư luận yêu cầu cá tra, ba sa Việt Nam phải mang tên “Catfish”

2010 Từ 01/01/2010, sản phẩm thủy sản khai thác tự nhiên phải chứng nhận khai có kiểm soát (IUU)

6.1 Cá tra xuất khẩu EU

Minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật (TBT)

EU yêu cầu minh bạch về lượng nước thêm vào cá tra Cá tra thường được bổ sung thêm nước Một ít nước được thêm vào bên ngoài sản phẩm (mạ băng) để tạo lớp bảo vệ cho cá tra trong quá trình vận chuyển Lớp mạ băng quá dày có thể bị lợi dụng để điều chỉnh giá bán Một cách khác khi thêm nước và điều chỉnh giá là cho nước vào cá tra qua xử lý và ngâm phốt phát Điều quan trọng là phải minh bạch về lượng nước được sử dụng trong hoặc xung quanh sản phẩm để tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng cuối cùng Thêm nước là hợp pháp, ghi sai là gian lận.

Theo Quy định của EU 1169/2011, các nhà xuất khẩu phải đề cập rõ ràng trọng lượng tịnh của sản phẩm cá tra trên bao bì dưới dạng thông tin thực phẩm “xác định mua hàng” Đây là trọng lượng của sản phẩm cá tra không mạ băng Khi chỉ đề cập đến trọng lượng tịnh của sản phẩm chứ không phải tổng trọng lượng, người tiêu dùng cuối cùng có thể hiểu rõ họ mua gì Không được phép cung cấp thông tin sai lệch, gây hiểu nhầm hoặc gây nhầm lẫn về các tính năng chính của sản phẩm.

6.2 Hiệp định TBT đối với ngành sản xuất thủy sản.

Hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước cung ứng thủy sản lớn cho thế giới.

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với thủy sản xuất khẩu là các quy định, tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm thủy sản được giao dịch quốc tế, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Trong đó, HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) là một quy trình quan trọng để điều chỉnh tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thủy sản, giúp kiểm soát và phòng ngừa các nguy cơ ô nhiễm trong quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản, đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng.

Một số giải pháp và kiến nghị nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản, để đảm bảo một chất lượng toàn diện, thỏa mãn những yêu cầu khắt khe nhất của các thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản cần tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa, tự động hóa dây chuyền chế biến, đẩy mạnh việc liê kết hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành chế biến thủy sản để tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới.

7 Phân biệt SPS và TBT

- Yêu cầu biện pháp không được hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để đáp ứng một mục tiêu chính đáng (theo từng Hiệp định, xem mục tiêu dưới đây)

- Bao gồm các nghĩa vụ cơ bản về không phân biệt đối xử

- Khuyến khích việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm thúc đẩy hài hoà hóa

- Yêu cầu thông báo trước các biện pháp đề xuất và thiết lập các đầu mối thông tin hoặc "điểm hỏi đáp" (yêu cầu minh bạch)

- Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các thành viên đang phát triển và kém phát triển Khác biệt:

Hiệp định SPS hướng tới mục tiêu cụ thể là bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn các dịch bệnh.

- Quy định về lượng thuốc sâu trong thực phẩm hoặc trong thức ăn gia súc nhằm bảo vệ sức khoẻ con người hoặc động vật

- Quy định về hun khử trùng hoặc các biện pháp xử lý khác đối với bao bì sản phẩm (tẩy uế nhằm tránh lây lan dịch bệnh)

Hiệp định TBT hướng tới nhiều mục tiêu chính sách khác nhau (an ninh quốc gia, môi trường, cạnh tranh lành mạnh…)

- Quy định liên quan đến chất lượng, công năng của sản phẩm hoặc những rủi ro về sức khoẻ có thể xảy ra với người sử dụng

- Quy định về kích thước, kiểu chữ in, các loại thông tin về thành phần, loại hàng trên bao bì.

Hiệp định nông nghiệp (AOA - Agreement on Agriculture)

Trong WTO hàng hoá được chia làm hai nhóm chính: nông sản và phi nông sản.,

Nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:

- Sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…

- Sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…

- Sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…

Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp).

- Thiết lập hệ thống thương mại hàng nông sản công bằng

- Phát triển theo định hướng thị trường

- Cải cách hệ thống thương mại Nông sản thông qua đàm phán và cam kết về trợ cấp và bảo hộ.

3 Các quy định của hiệp định

Các quy định và cam kết trong Hiệp định Nông nghiệp được xây dựng xoay quanh ba nhóm vấn đề chính được gọi là ba trụ cột (pillars) Đó là:

- Tiếp cận thị trường: giảm bớt các rào cản thương mại đối với hàn nông sản nhập khẩu

Trợ cấp nội địa bao gồm các quy định và cam kết quản lý trợ cấp sản xuất trong nước, cùng các chương trình tương tự, như hỗ trợ tăng giá nông sản thông qua bán hàng trực tiếp từ trang trại hoặc bảo đảm thu nhập cho người nông dân.

- Trợ cấp xuất khẩu: đưa ra các quy định và cam kết quản lý trợ cấp đối với hàng nông sản xuất khẩu hay những biện pháp tương tự khác khiến.

3.2 Các nguyên tắc mở cửa thị trường

- Thuế quan hoá các biện pháp phi thuế

- Bãi bỏ các hàng rào phi thuế (trừ một số trường hợp nhất định).

- Tăng thuế quan có điều kiện (chỉ áp dụng đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển).

- Giảm dần thuế quan theo lộ trình (tính riêng mức giảm và lộ trình giảm cho từng nhóm nước đang phát triển, phát triển, chuyển đổi).

- Đảm bảo việc tiếp cận thị trường tối thiểu (quy định mức hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu mà nước nhập khẩu phải cho phép đối với những loại nông sản mà trước đó hầu như đóng cửa với hàng hoá nước ngoài).

- Các biện pháp tự vệ đặc biệt

3.3 Hiệp định riêng về hàng nông sản của WTO

Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế Vì vậy, không dễ đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức trợ cấp cho loại hàng hoá này Sau nhiều Vòng đàm phán khó khăn, các nước đã thống nhất một cơ chế thương mại riêng cho hàng nông sản, thể hiện tại Hiệp định Nông nghiệp

Tuy nhiên, Hiệp định này cũng chỉ giới hạn vấn đề mở cửa thị trường liên quan đến

- Các biện pháp tại cửa khẩu để kiểm soát nhập khẩu nông sản.

- Trợ cấp nông nghiệp (trợ cấp xuất khẩu và các loại trợ cấp trong nước đối với nông nghiệp nhằm ổn định thu nhập và đời sống của người làm nông nghiệp)

Từ góc độ của doanh nghiệp, mức độ mở cửa thị trường nông sản có tác động hai mặt:

Việc mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản đóng vai trò quan trọng, bởi nếu đàm phán mở cửa thành công, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường nước ngoài hơn nhờ mức thuế giảm và ít biện pháp phi thuế cản trở Chính điều này sẽ giúp tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam tại thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị phần và nâng cao giá trị xuất khẩu.

Khi thị trường trong nước mở cửa, nông sản ngoại nhập sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để gia nhập thị trường, tạo nên sức cạnh tranh gay gắt đối với hàng nông sản nội địa Điều này có thể dẫn đến việc ảnh hưởng đến thị phần của hàng nông sản trong nước, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.

4 Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam còn được áp dụng trợ cấp trong nước với hàng nông nghiệp

Theo Hiệp định Nông nghiệp, trợ cấp trong nước đối với nông nghiệp được chia làm

03 nhóm với các cơ chế áp dụng khác nhau Là thành viên WTO, Việt Nam sẽ phải tuân thủ các cơ chế này.

Tóm tắt về các loại trợ cấp nội địa trong nông nghiệp

Loại trợ cấp Tính chất - Nội dung Cơ chế áp dụng

Trợ cấp “hộp xanh lá cây”

Phải là các trợ cấp:

- Hầu như là không có tác động bóp méo thương mại

- Không phải là hình thức trợ giá Được phép áp dụng không bị hạn chế

Trợ cấp “hộp xanh lơ”

Các hình thức trợ cấp hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp hạn chế sản xuất là trợ cấp chỉ có thể được các nước phát triển áp dụng Tuy nhiên, việc áp dụng phải theo điều kiện cụ thể.

Trợ cấp “hộp Các loại trợ cấp nội địa không Được phép áp dụng trong mức nhất định gọi là "Mức tối thiểu". hổ phách” thuộc hộp xanh lá cây và xanh lơ

(trợ cấp bóp méo thương mại)

Phải cam kết cắt giảm cho phần vượt trên mức tối thiểu.

Nhóm trợ cấp trong chương trình

“hỗ trợ phát triển sản xuất”

- Hỗ trợ “đầu vào” cho sản xuất nông nghiệp cho nông dân nghèo hoặc các vùng khó khăn; hoặc

- Hỗ trợ các vùng chuyển đổi cây thuốc phiện. Đây là sự ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển Chỉ có các nước đang phát triển mới được quyền áp dụng biện pháp này mà không bị cấm

Hiệp định SCM (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures)

SCM là hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Trong WTO, trợ cấp được hiểu là một khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, ngành sản xuất:

- Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay).

- Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng).

- Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung)

- Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.

Ra đời với hai mục tiêu chính:

- Điều chỉnh việc trợ cấp công trong nước của các thành viên.

- Hiệp định mô tả chi tiết những trợ cấp nào gây hại trực tiếp, gián tiếp hoặc được coi là phá vỡ ngành và lợi ích thương mại của một thành viên khác mà có thể là đối tượng áp dụng biện pháp đối kháng.

3 Các quy định của hiệp định

Phải xuất phát từ một chính phủ hoặc một cơ quan nhà nước trong lãnh thổ của một thành viên WTO.

Trợ cấp phải là sự đóng góp tài chính Sự đóng góp tài chính có thể là các khoản vay ưu đãi, bảo lãnh vay vốn, giảm thuế, hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá, cũng như hàng hóa dịch vụ do nhà nước cấp ngoại trừ dành cho cơ sở hạ tầng của nhà nước.

Nguồn lợi phải được dành cho cho một bên tiếp nhận thông qua trợ cấp

Nội dung mà WTO quy định về môi trường: Cho phép trợ cấp lên tới 20% chi phí đáp ứng các quy định môi trường mới.

Có nhiều cách để phân chia trợ cấp dựa vào các tiêu chí khác nhau: Trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu; trợ cấp nông nghiệp và trợ cấp phi nông nghiệp; trợ cấp chung và trợ cấp riêng; trợ cấp trực tiếp và trợ cấp gián tiếp.

Theo WTO có 3 loại chính: trợ cấp đèn đỏ, trợ cấp đèn vàng và trợ cấp đèn xanh.

3.2.1 Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ)

Tiền trợ cấp xuất khẩu là loại hình trợ cấp có kèm theo điều kiện bắt buộc người nhận trợ cấp phải đạt được một số yêu cầu về xuất khẩu hoặc ưu tiên sử dụng hàng trong nước hơn hàng nhập khẩu.

- Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc

- Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng.

Ví dụ : Trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu. Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng.

Lý do bị cấm: Làm bóp méo tính cạnh tranh trong thương mại quốc tế.

Biện pháp: Nếu nhà sản xuất trong nước bi thiệt hại do hàng nhập khẩu được trợ cấp thì nước nhập khẩu có thể áp dụng thuế đối kháng.

3.2.2 Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh)

Là những trợ cấp không mang tính đặc thù hoặc mang tính đặc thù nhưng đáp ứng được một số điều kiện như:

- Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp, ngành và khu vực địa lý nào Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào;

- Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):

+ Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành(với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);

+ Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp)

+ Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới

Ví dụ Trợ cấp chuyển giao công nghệ tiên tiến :

Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện).

3.2.3 Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng) Đây là trợ cấp không bị cấm nhưng là đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp đối kháng.

Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh) Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO.

4 Thực trạng trợ cấp ở Việt Nam

4.1 Trợ cấp ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO

- Trong giai đoạn 1999-2001, Việt Nam tiến hành trợ cấp nông nghiệp dưới hình thức xuất khẩu đối với 7 mặt hàng: gạo, cà phê, chè, rau quả, thịt lợn, hạt tiêu.

- Hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ xuất khẩu hay bù lỗ xuất khẩu một số mặt hàng đạt 4,9% giá trị sản lượng.

- Giá trị trợ cấp cao nhất dành cho hai nhóm hàng gạo và cà phê.

- Tỉ lệ trợ cấp cao nhất dành cho thịt lợn (6%) và rau quả (3%)

- Về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

- Về thưởng kim ngạch xuất khẩu

- Về hoạt động giao tiếp, tiếp thị

- Rà soát để giảm chi phí dịch vụ đầu vào đối với xuất khẩu

- Về quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trợ cấp ngành dệt may

Ngày đăng: 01/08/2024, 20:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w