1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn pháp luật về sở hữu trong kinh doanh chủ đề trình bày khái quát và nêu đánh giá quy định liên quan đến sở hữu trong luật thương mại 2005

49 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Khái Quát Và Nêu Đánh Giá Quy Định Liên Quan Đến Sở Hữu Trong Luật Thương Mại 2005
Tác giả Trần Thị Kiều Trõn, Trần Cao Hồ Phỳc, Lờ Hoàng Nữ Tố Quyờn, Bạch Ngọc Võn, Lưu Thị Thanh Mẫu
Trường học Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp Luật Về Sở Hữu Trong Kinh Doanh
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 3,78 MB

Cấu trúc

  • 1.3. Đánh giá và kiến nghị 1. Thời điểm chuyển quyên sở hữu (12)
  • LTM) (16)
  • 58 LTM) (18)
    • CHUONG 2: CHUONG 2: QUY DINH VE CHUYEN QUYEN SO HUU TRONG DAI LY (24)
  • THUONG MAI (24)
    • 2.1.1. Chủ thể (24)
    • 2.2. Đánh giá và kiến nghị” (27)
    • CHUONG 3: CHUONG 3: QUY DINH VE QUYEN SO HUU TRONG HOAT DONG (32)
  • CHO THUE HANG HOA (32)
    • CHUONG 4: CHUONG 4: QUY DINH VE QUYEN SO HUU TRONG HOAT DONG GIA (43)
  • CONG HANG HOA (43)
  • LTM 2005) (47)
  • DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO (49)
    • 7. Nguyén Thanh Huyén (2008), “Ban chat hop déng phan phé va hop dong dai ly”, Tap chi Khoa hoc phap ly (49)

Nội dung

Ngoài ra, LTM cũng quy định nghĩa vụ của bên bán trong việc bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, theo đó bên bán ¡ không được bán háng hóa vi phạm quyền sở hữu tri tué; ii phả

Đánh giá và kiến nghị 1 Thời điểm chuyển quyên sở hữu

Thời điểm chuyển quyền sở hữu được quy định tại Điều 62 LTM chưa được xác định rõ trong một số trường hợp

Thời điểm chuyên quyền sở hữu theo quy định của các quốc gia khác nhau là khác nhau Nếu như pháp luật Anh, Pháp, Mỹ thì nếu các bên không có thỏa thuận khác thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm giao kết hợp đồng ví dụ như Pháp luật Pháp quy định thời điểm chuyên dịch quyền sở hữu và rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản là thời điểm ký kết hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác (Điều 1138 Bộ luật Dân sự) Trong khi đó, các quốc gia khác lại có quy định khác như Đức, Nga, Trung Quốc thì việc chuyên quyền sở hữu từ người bán sang người mua tính từ thời điểm chuyền hàng hóa trên thực tế từ người bán sang người mua Theo đó, có thể hiểu theo quy

12 định của Trung Quốc, Đức, Nga thì người mua chỉ xác lập quyền sở hữu hàng hóa khi chiếm giữ được hàng hóa đó trên thực tế

Theo quy định của Luật Thương mại 1997 thì “quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua kê từ thời điểm người bán giao hàng cho người mua”

Tuy nhiên, không phải lúc nào thời điểm giao hàng và thời điểm chuyển quyền sở hữu cũng đồng nhất với nhau Ví dụ: Trong trường hợp người bán giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên thì lúc này người bán đã chuyền giao quyền sở hữu cho người mua Mặc dù, người mua chưa nhận được hàng và người mua cũng nhận hàng thông qua người vận chuyên chứ không phải là người bán Chính vì vậy mà Luật Thương mại 2005 đã có quy định mới có tính linh hoạt hơn đó là theo quy định tại Điều 62 “quyền sở hữu được chuyên từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyên giao” Nhưng thời điểm được chuyên giao là thời điểm nào thì pháp luật chúng ta lại không có quy định rõ, điều này pháp luật của một số nước có quy định cụ thê hơn Ví dụ như “Điều 495 Bộ Luật Dân sự Liên Bang Nga quy định rằng, trong trường hợp không có thỏa thuận khác thì quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình, và trước đó Bộ Luật Dân sự quy định rõ ràng rằng khi nào người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng”

Qua đó, có thể thấy rằng nếu các bên không có thỏa thuận về thời điểm chuyên quyên sở hữu thì van đề này sẽ được xác định theo pháp luật, lúc này sẽ tùy theo tinh chat của hàng hóa cũng như phương thức mua bán hàng hóa mà thời điểm chuyên quyền sở hữu sẽ khác nhau Có nghĩa là lúc này bên bản phải chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua sau một thời hạn hợp lý Ví dụ như đối với hàng hóa không cần phải làm các thủ tục pháp lý thì bên mua có quyền sở hữu khi đã chiếm hữu được hàng hóa đó, còn trong trường hợp hàng hóa đang bán phải làm các thủ tục pháp lý như hợp đồng Mua bán nhà phải có công chứng chứng thực thì khi hoàn thành thủ tục này thì bên bán đã chuyển quyền sở hữu cho bên mua, hay trong trường hợp hàng hóa được giao thông qua ngườivận chuyên đầu tiên thì thời điểm chuyên quyền sở hữu lại phụ thuộc vào điều kiện giao hàng do hai bên thỏa thuận Cho nên, khi xem xét vấn đề chuyền quyền sở hữu

14 trong hợp đồng mua ban hang hoá thì các chủ thê của hợp đồng cần phải quan tâm đến các nội dung khác của hợp đồng ví dụ phương thức giao hàng hóa, chủ thể phải thuê người vận chuyên, địa điểm giao hàng hóa Hiện nay, Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể về thời điểm chuyên quyền sở hữu khi mà các bên không có thỏa thuận mà chỉ chú trọng đến việc chuyển rủi ro đối với hàng hóa Cho nên, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình các chủ thê của hợp đồng mua bán hàng hoá phải thỏa thuận rõ thời điểm nào được xem là quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyên từ bên bán sang bên mua

1.3.2 Thời điểm chuyên rủi ro đới với hàng hóa theo pháp luật thương mại Việt Nam

Thời điểm chuyên rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua được quy định tại các điều 57, 58, 59, 60, 61 của Luật thương mại 2005 Tại các Điều luật này, tùy vào điều kiện mà thời điểm chuyển giao rủi ro có khác nhau Tuy nhiên, chúng đều có một điểm chung là không gắn thời điểm chuyền quyền sở hữu với thời điểm chuyển rủi ro Quy định như thế là phù hợp bởi vì việc gắn thời điểm chuyên rủi ro với thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong nhiều trường hợp là không thê được

Tuy nhiên, không phải lúc nào quyền sở hữu đối với hàng hóa cũng được chuyển từ người bán sang người mua khi người bán thực hiện xong nghĩa vụ giao hang cua minh hoặc có những trường hợp người bán đã chuyên giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua nhưng chưa thực hiện việc giao hàng trên thực tế Theo quy định của Luật thương mại 2005, việc chuyển rủi trước hết là phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng Nếu các bên không thỏa thuận thì Luật thương mại sẽ xác định người chịu rủi ro trong từng trường hợp cụ thể a) Chuyến rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định (Điều 57

LTM)

Theo quy định tại Điều 57 của LTM 2005, chúng ta thấy rằng khi người mua và người bán thỏa thuận được một dia điểm giao nhận hàng nào đó thì người mua phải chịu mọi rủi ro đôi với hàng hóa cho đến khi hàng được giao cho người mua hoặc giao cho

16 người được bên mua ủy quyền nhận hàng tại địa điểm giao hàng thỏa thuận đó Kê từ khi người bán giao hàng cho bên mua thì mọi rủi ro về hàng hóa do người mua gánh chịu Địa điểm chuyến rủi ro trong trường hợp này là địa điểm giao hàng mà hai bên đã lựa chọn

Ngoài việc quy định về thời điểm chuyên rủi ro thì chúng ta cần chú ý thêm những nội dung liên quan sau đây:

Thứ nhất, trong trường hợp người bán được quyền giữ lại các từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa, tức là lúc này quyền sở hữu về hàng hóa vẫn chưa được chuyển giao cho bên mua nhưng rủi ro về hàng hóa đã được chuyên giao cho bên mua Đây là trường hợp thời điểm chuyên rủi ro xảy ra trước thời điểm chuyên quyên sở hữu

Thứ hai, điều luật này chưa dự kiến trường hợp người bán giao hàng theo đúng thời gian và dia điểm thỏa thuận nhưng người mua không thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận hàng của mình thì rủi ro sẽ được chuyên giao như thể nào Vì Điều 57, Luật thương mại chỉ quy định thời điểm chuyền rủi ro khi hàng hóa được chuyên giao cho bên mua chứ không quy định những trường hợp nảo thì hàng hóa được coi là đã chuyên giao hay nói cách khác khi nào người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình cho nguoi mua

Trong khi đó,Công ước viên 1980 quy định nội dung này khá chỉ tiết và cụ thê trong từng trường hợp giao hàng Cụ thể tại điều 69 của Công ước viên quy định những trường hợp có địa điểm giao hàng khá tương đồng với pháp luật Việt Nam Tuy nhiên khác với Luật thương mại Việt Nam, Công ước viên 1980 có quy định trường hợp người mua cô tình kéo dài thời điểm chuyên rủi ro bằng việc không tiếp nhận hoặc chậm tiếp nhận hàng theo thỏa thuận với người bán Trường hợp này thời điểm chuyển rủi ro từ người bán cho người mua là thời điểm mà đã hết thời hạn thỏa thuận giao hàng giữa người mua và người bán trước đó và hàng hóa lúc này đã được đặt dưới quyền định đoạt của người mua Mặc khác hàng hoá chỉ được coi là đã đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi nào nó được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng này”

Như vậy cùng liên quan đến việc chuyền rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định, nhưng Công ước Viên 1980 có những quy định cụ thê và rõ ràng hơn so với Luật thương mại 2005 như: hàng hóa phải là hàng đặc định, thời điểm được coi là người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình Đây được xác định là thời điểm chuyển rủi ro dù hàng có được giao trên thực tế hay chưa b) Chuyến rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định (Điều

58 LTM)

THUONG MAI

Chủ thể

Chủ thê tham gia hoạt động đại lý thương mại bao gồm: bên giao đại lý, bên đại lý (quy dinh tai Diéu 167 LTM 2005) và bên thứ ba Trong đó:

Bên giao đại {ÿ là bên giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là bên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ

Bên đại lý là bên nhận hàng hóa để làm đại ly bán, nhận tiền mua hàng đề làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ

Bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân (bao gồm tô chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản I Điều 6 LTM 2005). Đề thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bên thứ ba để giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ theo quy định cụ thê trong hợp đồng đại lý Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên thứ ba, bên đại lý nhân danh chính mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng với bên thứ ba ràng buộc bên đại lý với bên thứ ba Sau đó, bên đại lý trực tiếp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba

Bên đại lý thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không vì lợi ích của bản thân mà vì lợi ích của bên giao đại lý Lợi ích mà họ nhận được trong hoạt động kinh doanh này không phải lợi nhuận từ việc mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ đó cho khách hàng mà là thù lao họ nhận được từ bên giao dai ly chi tra khi họ hoàn thành công việc của mình Thực chất bên đại lý là bên trung gian làm cầu nối cho bên giao đại lý với bên thứ 3 trong quan hệ mua, bán hàng hóa

Theo quy định tại Điều 170 LTM 2005, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý Trong quan hệ mua bán hàng hóa, bên đại lý chỉ giao hàng hóa cho bên đại lý bán hàng mà không chuyên quyền sở hữu hàng hóa cho bên đại lý (bên giao đại lý chỉ chuyển quyền chiếm hữu hàng hóa cho bên đại lý) Khi bên đại ly giao kết, thực hiện hợp đồng với khách hàng, quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyên từ bên giao đại lý sang cho khách hàng Bên đại lý chỉ có vai trò là bên cung cấp dịch vụ trung gian nối liền sự liên kết của bên giao đại lý với khách hàng

2.1.2 Đối tượng Đối tượng của hoạt động đại lý thương mại là hàng hóa, tiền mua hàng hóa và dịch vụ Trong đó, quyền sở hữu được thê hiện rõ nhất đối với đối tượng là hàng hóa, tiền mua hàng hóa Như đã trình bày, bên giao đại lý sẽ là bên sở hữu đối với hàng hóa và tiền mua hàng hóa mặc dù đã giao cho bên đại lý

Hàng hóa theo quy định của Luật Thuong mai 2005 (khodn 2 Diéu 3 LTM 2005) bao gém: (i) Tat ca cac loai déng san, ké ca déng san hinh thanh trong tuong lai; (ii) Những vật gắn liền với dat đai.

Theo quy định tại Điều 107 BLDS 2015, động san là những tài sản không phải đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng: tài sản khác theo quy định của pháp luật Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyên tai sản (khoản 1 Điều 105 BLDS 2015)

2.1.3 Chuyến giao quyên sở hữu trong đại lý thương mại

Quyên sở hữu bao gồm quyên chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt Trong đó quyền chiếm hữu tài sản (vật, điền, giấy tờ có giá, quyên tài sản) là việc chủ thể nắm giữ, chỉ phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thê có quyền đối với tài sản (Khoản 1 Điều 179 BLDS 2013): quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (Đ/ểu 189 BLDS 2015): quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản (Điều 192 BLDS 2013)

Tuy nhiên, bên đại lý chỉ chuyển giao quyền chiếm hữu cho bên đại lý, còn quyền sử dụng và quyền định đoạt vẫn thuộc về bên giao đại lý Điều này thể hiện qua quyền của bên đại lý và bên giao đại lý như sau:

- Bên giao đại lý có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa (khoản 2 Điều 173 LTM 2005);

- Bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại ly;

- LTM 2005 quy định bên đại lý chỉ phải chịu trách nhiệm về rủi ro đôi với hàng hóa nếu họ có lỗi trong quá trinh bảo quản hang hóa (khoản 5 Điều 175 LTM 2005) Còn về cơ bản, mọi rủi ro và vẫn đề về chất lượng đối với hàng hóa đều thuộc trách nhiệm của bên giao đại lý, bởi vì họ mới chính là chủ sở hữu của hàng hóa Nếu chuyền quyền sở hữu hàng hóa trong hợp đồng đại lý từ bên giao đại lý sang cho bên đại lý thì bản chất của hợp đồng sẽ trở thành hợp đồng mua bán hàng hóa, và môi quan hệ giữa hai bên không phải là quan hệ đại lý thương mại.

Đánh giá và kiến nghị”

Thực tiễn kinh doanh của thương nhân có xuất hiện hợp đồng phân phối mặc dù LTM 2005 không quy định về loại hợp đồng này Trong loại hợp đồng này, nhà phân phối hoạt động độc lập, mua hàng hóa từ nhà sản xuất và nhân danh chính mình bán lại hàng hóa đó trong phạm vi hợp đồng dài hạn được ký kết giữa nhà phân phối và nhà sản xuất Nhà phân phối trong trường hợp này là chủ sở hữu của hàng hóa, chịu trách nhiệm về mọi rủi ro đối với hàng hóa đó Tuy nhiên, trong nội dung hợp đồng chứa đựng điều khoản về việc nhà phân phối có nghĩa vụ tuân thủ một số chỉ dẫn nhất định của nhà sản xuất liên quan tới phương thức hoạt động nhưng không ảnh hưởng đến quyền định đoạt hàng hóa của nhà phân phôi Bản chất của hợp đồng phân phối chính là hợp đồng mua bán có điều kiện nên nó có dẫu hiệu của quan hệ đại lý nhưng đó là mua đứt bán đoạn

Tranh chấp hợp đồng đại lý thể hiện trong quyết định giám đốc thấm số 05/2011/KDTM-GĐT ngày 20/7/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là một ví dụ về sự nhằm lẫn giữa hợp đồng phân phối hàng hóa với hợp đồng đại lý Hợp đồng có nội dung như sau: Công ty Cô phần (CTCP) Chữ thập đỏ Việt Nam có quan hệ hợp đồng đại lý thuốc tân dược (Reamberin, Cycloferon viên và ông) với các công ty:

Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thương mại dược phâm Thông Nhất, CTCP Dược phâm Y Phương, CTCP Dược phẩm Thanh Phương, CTCP Dược Hòa Bình Mặc dù hình thức các bên ghi trong hợp đồng là đại lý nhưng các điều khoản trong hợp đồng lại trái với bản chất của hoạt động đại lý như chứa đựng thỏa thuận bên đại lý là chủ sở hữu hàng hóa, bên đại lý phải chịu rủi ro do hàng hóa mất mát, hư hỏng Bên cạnh đó, một số thỏa thuận khác mang tính chat là các chí dẫn của nhà sản xuất đã làm các bên lầm lẫn mà xác định đây là hợp đồng đại lý Các bên thỏa thuận cụ thể về mức chiết khẩu, tiền thưởng khi bán

> http://vibonline.com.vn/bao_cao/van-de-so-giao-dich-hang-hoa-va-dai-ly-thuong-mai-luat-su-ngo-viet-hoa-cong- ty-luat-russin-vecchi, truy cập ngày 20/4/2022 http://bnclawfirm.com vn/thuc-trang-ap-dung-phap-luat-giai-quyet-tranh-chap-ve-hoat-dong-dai-ly-thuong-mai/, truy cập ngày 20/4/2022

Nguyễn Thanh Huyền (2008), “Ban chất hợp đồng phân phố va hợp đồng dai ly”, Tap chi Khoa học pháp lý, https:/tapchikhplvn.hemulaw.edu.vn4module/xemchitietbatbao?oidea440a-68a6-4904-83d8- I5945a99907b, truy cập ngày 20/4/2022. hàng vượt doanh số, mức phạt khi không đạt 100% giá trị hợp đồng Sở di có sự nhằm lẫn đó vì những thỏa thuận này thường có trong hợp đồng đại lý nhằm khuyến khích nỗ lực bán hàng của bên đại lý Nếu đây chỉ là hợp đồng mua bán thông thường thì các bên không nhất thiết phải đặt ra các điều khoản mang tính chất chí dẫn nghiêm ngặt giống như trên Tuy nhiên, vì đây là hợp đồng phân phối — hợp đồng mua bán có điều kiện nên bên phân phối phải tuân thủ những chỉ dẫn nhất định của nhà sản xuất liên quan đến phương thức hoạt động Thực tế xét xử vụ án này các toa sơ thấm, phúc thâm và giám đốc thâm đều giải quyết theo hướng xác định đây là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Tranh chấp thê hiện trong bản án số 80/2008/DSPT ngày 17/3/2008 của Tòa phúc thâm Tòa án nhân dân tối cao cũng là một ví dụ khác Nội dung bản án thể hiện ông Trần Văn Dũng đã ký kết hợp đồng đại lý độc quyền với Công ty TNHH nước giải khát Coca- Cola Việt Nam Theo hợp đồng đại lý này, ông Dũng được Công ty Coca-Cola chỉ định là đại lý độc quyên tiếp thị và phân phối các sản phẩm cho Công ty Coca-Cola Việt Nam, ngược lại ông Dũng được hưởng hoa hồng cùng các quyền lợi khác, đồng thời ông Dũng phải có các nghĩa vụ mua hàng và thanh toán các khoản tiền hàng theo đúng quy định

Dựa vào những nội dung trên, đây là hợp đồng phân phối hàng hóa (hợp đồng mua bán có điều kiện) chứ không phải là hợp đồng đại lý như các bên ghi trong hợp đồng Ban đầu, Tòa án cấp sơ thấm xác định đây là tranh chấp mua bán hàng hóa Sau đó, tại cấp phúc thâm tuyên rằng cấp sơ thấm đã xác địnhquan hệ tranh chấp trong vụ kiện này là “Tranh chấp hợp đồng mua bán” và áp dụng Khoản 3 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự để xét xử là không đúng, bởi lẽ ông Trần Văn Dũng với Công ty nước giải khát Coca-Cola Việt Nam có ký hợp đồng kinh tế đại lý độc quyền Theo hợp đồng đại lý này, ông Dũng được Công ty Coca-Cola Việt Nam chỉ định là đại lý độc quyền tiếp thị và phân phối các sản phẩm cho Công ty Coca-Cola Việt Nam sản xuất, ngược lại ông Dũng được hưởng hoa hồng phân phôi cùng các quyền lợi khác Tại phiên tòa phúc thâm hai bên đều thừa nhận đây là hợp đồng đại lý không phải hợp đồng mua bán Như vậy, Tòa án cấp phúc thâm đã dựa vào tên gọi của hợp đồng và lời khai của các bên giao kết hợp đồng đề xác định loại hợp đồng Trong trường hợp này, cụ thê là lời khai của đương sự thống nhất với nhau nhưng

3 lại khác với thỏa thuận trong hợp đồng thì ngoài xem xét hai vấn đề trên, Tòa án còn phải xem xét cả quá trình thực hiện hợp đồng đề xác định đây là hợp đồng đại lý hay mua bán hàng hóa Theo đó cần xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng có sự chuyên giao quyền sở hữu hàng hóa hay không Tuy nhiên, Tòa án đã không xem xét đến vấn đề này

Thực ra, nếu phải thực hiện hợp đồng đại lý theo đúng với các đặc điểm của nó, bên giao đại lý là bên có nhiều nguy cơ rủi ro cao hơn cả do tính chất của việc sở hữu hàng hóa Bên giao đại lý có thể đối mặt với các rủi ro sau:

Thứ nhất, bên đại lý bán xong hàng hóa nhưng không thanh toán lại tiền cho bên giao Nguy cơ này hoàn toàn có thê xảy ra nếu bên đại lý có hành vi bội tín, không tôn trọng đạo đức kinh doanh

Thứ hai, bên giao đại lý phải gánh chịu những rủi ro về mất mát, hư hỏng của hàng hóa Bên giao là chủ sở hữu nhưng trên thực tế không phải là người chiếm hữu thế nên bên giao đại lý không thẻ trực tiếp quản lý hàng hóa của mình Hàng hóa trong sự quản ly của bên đại lý có thê bị tổn thất nếu có những rủi ro xảy ra do sự kiện bat kha kháng hoặc do sự thiếu thiện chí của bên đại lý trong bảo quản hàng hóa dẫn đến cháy nỗ, quá hạn sử dụng Và một khi có tôn thất, về nguyên tắc bên giao đại lý phải gánh chịu vì hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên giao dai ly

Trén day la hai ly do ma cac thuong nhan e ngai khi giao két loai hop déng nay

Do đó, khi soạn thảo hợp đồng thương nhân giao đại lý đã đưa ra các điều khoản có mục đích đây rủi ro sang cho bên đại lý Vậy, việc các bên thỏa thuận các điều khoản mang bản chất mua bán đứt đoạn trong hợp đồng đại lý không hăn là nhằm lẫn do thiếu hiểu biết mà là sự nhằm lẫn một cách có chủ đích của thương nhân giao đại lý Bên đại lý có thê không biết bắt lợi này, hoặc biết nhưng vẫn chấp nhận vì họ không có quá nhiều lựa chọn: hoặc tiếp tục làm đại lý để nhận thù lao hoặc không tiếp tục giao kết với bên giao đại lý nữa

Do đó, để có thể mở rộng phạm vi điều chính các quy định về đại lý, pháp luật có thê cân nhắc quy định thời điểm chuyên giao quyền sở hữu hàng hóa trong quan hệ đại lý do các bên thỏa thuận mà không giới hạn chỉ chuyên giao quyền chiếm hữu cho bên đại lý, quyên sử dụng và quyền định đoạt vẫn thuộc về bên đại lý.

CHO THUE HANG HOA

CONG HANG HOA

4.1 Khái quát về quyền sở hữu trong gia công hàng hoa 4.1.1 Khái quát về hoạt động gia công hàng hóa Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân công và quỹ đất để xây dựng nhà máy sản xuất nên gia công là một lĩnh vực mà nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm Các lĩnh vực gia công phố biến nhất là may mặc, giày da và thiết bị điện tử

Theo quy định tại Điều 17§ LTM 2005, gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phan hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu câu của bên đặt gia công đê hưởng thù lao

Trên cơ sở đó, hoạt động gia công có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, về đặc điểm về chủ thê và mục đích, các chủ thê (hoặc ít nhất một chủ thể) trong quan hệ gia công có mục đích lợi nhuận, do quan hệ này chủ yếu diễn ra giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân Quan hệ gia công được phát sinh giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công Bên đặt gia công là người có nhu cầu về sản phẩm theo khuôn mẫu Do đó, bên đặt gia công giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, có thé là bán thành phẩm, có thể là dây chuyền máy móc cho bên nhận gia công

Bên nhận gia công nguyên vật liệu hoặc mua nguyên vật liệu, tổ chức gia công nhằm tao ra sản phâm đúng mẫu mã, cách thức theo yêu cầu của bên đặt gia công Bên nhận gia công phải là thương nhân kinh doanh ngành nghề phù hợp với sản phẩm gia công

Sản phẩm mới được sản xuất ra theo hợp đồng gia công trong thương mại gọi là hàng hóa gia công Tất cả các hàng hóa đều có thê gia công, trừ những hàng hóa thuộc diện cắm kinh doanh Trong trường hợp hàng hóa được gia công cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thuộc diện cắm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cắm nhập khâu theo pháp luật Việt Nam, có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thâm quyền cho phép (theo Điều 180 Luật Thương mại 2005)

Thứ hai, về tính chất của hoạt động gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, do đó ít nhất một bên chủ thể thực hiện phải có mục đích sinh lợi

Thứ ba, về hình thức pháp lý, quan hệ gia công trong thương mại được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng gia công Hợp đồng gia công trong thương mại là sự thỏa thuận giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phan hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công đề thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công dé hưởng thù lao Theo quy định tại Điều 179 LTM 2005, hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

4.1.2 Khái quát quy định của pháp luật về quyền sở hữu trong hoạt động gia công hàng hóa

Các quy định pháp luật về gia công được ghi nhận tại Luật Thương mại 2005 Cụ thê, hoạt động gia công thương mại được quy định tại Mục I của Chương VI LTM 2005, trong đó các quy định liên quan đến quyền sở hữu trong gia công hàng hóa được quy định tại Điều 178 (Gia công thương mại) Vấn đề chuyển rủi ro trong hoạt động gia công được quy định tại Điều 6l LTM, thuộc trường hợp chuyển rủi ro trong các trường hợp khác không thuộc Điều 57, 58, 59 và 60 LTM 2005

Bên cạnh đó, trong mỗi quan hệ với Luật Dân sự, Luật Thương mại là luật riêng, cụ thé là: các quy định của pháp luật thương mại có ý nghĩa bố sung hoặc cụ thê hóa các quy định của pháp luật dân sự Do đó, áp dụng nguyên tắc tại khoản l Điều 4 Luật Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại phải tuân theo Luật Thương mại và pháp luật có liên quan Nếu hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thi áp dụng quy địmh của Bộ luật Dân sự năm 2015 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gia công hàng hóa từ Điều 542 đến Điều 553 (12 điều), trong đó, quy định tại Điều 548 (Trách nhiệm rủi ro), Điều 550 (Chậm giao, chậm nhận sản phâm gia công) thì liên quan đến quyền sở hữu trong hoạt động gia công

Nhìn chung, vấn đề gia công hiện này được quy định trong LTM 2005 và BLDS còn sơ sài, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế, do đó, việc rà soát, đánh giá quy định pháp luật trong vấn đề quyền sở hữu trong hoạt động gia công là cần thiết đề tạo ra một khung pháp lý đầy đủ, minh bạch hơn

4.2 Đánh giá quy định của pháp luật về quyền sở hữu trong gia công hàng hoá và kiến nghị hoàn thiện

Căn cứ theo quy ổịnh tại Điều 178 LTM 2005, bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công đề hưởng thù lao

Như vậy, quyền sở hữu đối với nguyên liệu, vật liệu do bên đặt gia công chuyên cho bên gia công vẫn thuộc về bên đặt gia công Bên gia công có quyền sở hữu đối với phần nguyên liệu, vật liệu còn lại (nêu có) do bên gia công góp vào để gia công hoàn thiện sản phẩm

Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, những rủi ro nhất định đối với hàng hóa, nguyên vật liệu gia công là điều khó tránh khỏi Do đó, việc phân định rõ ràng trách nhiệm chịu rủi ro thuộc về bên nào trong hợp đồng gia công là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hạn chế tranh chấp xảy ra

Theo quy định tại Điều 548 BLDS, trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công phân định như sau:

Mot la, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, nếu rủi ro xảy ra đối với nguyên vật liệu hoặc sản phâm được tạo ra tử nguyên vật liệu đó trước khi được giao cho bên đặt gia công thì bên nào là chủ sở hữu nguyên vật liệu sẽ phải chịu những rủi ro đối với nguyên liệu, bên gia công phải chịu rủi ro về các chỉ phí tạo ra sản phẩm

Ngoài ra, trách nhiệm đối với rủi ro được xác định cho các bên trong trường hợp cham giao/nhan sản pham gia công duoc quy dinh tai Điều 550 BLDS, cụ thê như sau:

LTM 2005)

Chuyén rui ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyên (Điều 59 LTM 2005)

Chuyên rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyên (Điều 60 LTM 2005)

Trong mỗi trường hợp, vẫn còn tồn tại những bất cập đã được tác giả phân tích, nêu ra tại mục l.3 của tiểu luận

Thứ hai, quy định tại Điều 178 LTM 2005 và 548 BLDS không đảm bảo tính hợp lý, bởi vì đã bỏ qua việc xác định chịu trách nhiệm rủi ro đối với phần công sức bên gia công đã bỏ ra dé hoàn thiện sản phẩm

Như vậy, nếu trước thời điểm giao hàng, xảy ra rủi ro đối với hàng hóa, thì vấn đề đặt ra là Bên đặt gia công có thanh toán phần công sức bỏ ra của Bên gia công không?

Hay chính Bên gia công phải gánh chịu rủi ro tương tự như đối với nguyên vật liệu mình đóng góp, tức là cũng xem “công sức” như một loại tài sản đặc biệt mà Bên nhận gia công là chủ sở hữu

Tác giá đề xuất LTM 2005 và BLDS nên bồ sung quy định về việc bên gia công chịu rủi ro đối với phần công sức bỏ ra để hoàn thiện sản phẩm đến trước thời điểm giao sản phẩm cho bên đặt gia công; sau thời điểm này, bên đặt gia công sẽ là bên chịu rủi ro

Rủi ro đối với tài sản nói chung và nguyên vật liệu, công sức, sản phẩm hoàn thành trong gia công nói riêng kéo theo thiệt hại cho các chủ thê liên quan cũng như cho xã hội Việc xác định ai chịu rủi ro được dựa trên cơ sở của lẽ công bằng Những phân tích trên cho thấy, về cơ bản, quy định hiện hành của LTM 2005 về quyền sở hữu trong gia công hàng hóa và vấn đề chuyển rủi ro tương đối hợp lý Tuy nhiên, vẫn còn những điểm bất cập cần khắc phục đề đảm bảo quyền lợi của các bên, hạn chế tranh chấp xảy ra.

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Ngày đăng: 11/09/2024, 16:23