Kết hôn trái pháp luật không còn làmột vấn đề quá mới mẻ đối với hầu hết mọi người, nhưng luôn là vấn đề nhứcnhối được toàn xã hội quan tâm và ưu tiên tìm cách giải quyết.Qua việc nghiên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: Các Trường Hợp Cấm Kết Hôn Theo Quy Định Của Pháp Luật
Hôn Nhân Và Gia Đình Hiện Hành
Sinh Viên Thực Hiện: Võ Trương Mai Phương
MSSV: 47.01.106.104
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN VÀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 4
I Khái niệm kết hôn 4
1 Điều kiện kết hôn theo pháp luật 5
II Khái niệm kết hôn trái pháp luật 6
1 Các yếu tố dẫn đến kết hôn trái pháp luật 6
CHƯƠNG 2: CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH 8
1 Vi phạm độ tuổi kết hôn 8
2 Vi phạm sự tự nguyện 8
3 Kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự 8
4 Vi phạm các trường hợp cấm kết hôn 9
5 Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật 12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ VIỆC HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3MỞ ĐẦU
Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội phát sinh trong quá trình phát triển của con người Với mục đích ban đầu nhằm duy trì và phát triển nòi giống, dần dần sự chung sống giữa nam và nữ được pháp luật thừa nhận với ý nghĩa cao cả hơn hết là xây dựng gia đình Kết hôn là bước khởi đầu để hình thành nên gia đình Hôn nhân không chỉ mang giá trị trong mối quan hệ tình yêu nam
nữ mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước Xây dựng gia đình hạnh phúc là kim chỉ nam cho đường lối của Đảng và Nhà nước ta qua bao giai đoạn lịch sử Bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tại Hội nghị cán bộ thảo
luận Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình vào tháng 10 - 1959: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt” 1
Tuy nhiên, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mối quan hệ giữa con người với nhau ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, trong đó, quan hệ hôn nhân, việc kết hôn giữa vợ chồng cũng không ngoại
lệ Thực tế đã có nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ gia đình, không chỉ tác động trực tiếp đến quyền lợi của các bên chủ thể, mà còn tác động đến lối sống và đạo đức xã hội, gây trì trệ cho việc phát triển của nước nhà Kết hôn trái pháp luật không còn là một vấn đề quá mới mẻ đối với hầu hết mọi người, nhưng luôn là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm và ưu tiên tìm cách giải quyết
Qua việc nghiên cứu các vấn đề được đặt ra, bài tiểu luận đã thể hiện một cách chi tiết về việc kết hôn trái pháp luật và các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành Từ đó nêu ra những bất cập, thiếu sót khi áp dụng pháp luật cho tình huống thực tiễn, nhằm đề xuất phương hướng hoàn thiện Luật HNGĐ góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người trong quy định về hôn nhân, làm giảm tỷ lệ người dân kết hôn trái pháp luật
Hồ Chí Minh toàn tập, 2011.
Trang 4CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN VÀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
I Khái niệm kết hôn
Dưới góc độ xã hội, kết hôn 2 được hiểu là một hình thức xác lập quan hệ vợ chồng Đây là sự liên kết đặt biệt nhằm tạo dựng các mối quan hệ gia đình Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là sinh sản, nhằm tái sản xuất ra con người, là quá trình duy trì và phát triển nòi giống – quá trình cần thiết của nhân loại
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm kết hôn được xem xét với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý hoặc một chế định pháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ theo quy định của pháp luật Nếu như về mặt xã hội, lễ cưới là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân thì về mặt luật pháp, đó là việc đăng
ký kết hôn Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán cũng như truyền thống văn hóa, pháp luật của mỗi quốc gia có những lựa chọn khác nhau về hình thức xác lập quan hệ vợ chồng Đối với pháp luật Việt Nam, việc xác lập quan hệ vợ chồng phải được Nhà nước thừa nhận mới được coi là hợp pháp Kết hôn là cánh cửa mở ra cuộc sống hôn nhân, là cơ sở hình thành gia đình, làm phát sinh các quan hệ thiết yếu trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc kết hôn, tại khoản 5 Điều 3 Luật HNGĐ
2014, các nhà làm luật đã quy định về khái niệm kết hôn như sau: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này
về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Đồng thời điều kiện kết hôn như thế nào, trình tự thủ tục kết hôn ra sao, pháp luật nước ta cũng đã có những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn được Nhà nước công nhận và bảo hộ
2 Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Kết hôn là việc nam, nữ chính thức lấy nhau thành vợ thành chồng" [99, tr.467].
Trang 51 Điều kiện kết hôn theo pháp luật
Điều kiện kết hôn là những đòi hỏi về mặt pháp lý đối với hai bên nam, nữ và chỉ khi thỏa mãn những đòi hỏi đó thì nam, nữ mới có quyền kết hôn Luật HNGĐ 2014 quy định việc kết hôn phải tuân theo các điều kiện tại khoản 1 Điều 8 của Luật này Theo đó:3
- Về độ tuổi: Đô tuổi tối thiểu được phép kết hôn, nam từ đủ 20 tuổi trở lên,
nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và tuổi được tính theo tuổi tròn dựa vào ngày, tháng, năm sinh
- Về sự tự nguyện: Sự tự nguyện ở đây được hiểu là mong muốn gắn bó,
chung sống với nhau để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của hai người Nam, nữ
tự quyết đối với việc kết hôn một cách chủ quan theo ý muốn của họ và không bị tác động bởi bất kỳ ai Tính tự nguyện sẽ được thể hiện thông qua việc nam, nữ cùng trực tiếp ký chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Về năng lực hành vi dân sự: Người kết hôn phải là người không bị mất
năng lực hành vi dân sự và điều kiện để bị coi là một người mất năng lực hành vi dân sự sẽ căn cứ theo khoản 1 Điều 22 BLDS 2015 Quy định này4
nhằm đảm bảo tính tự nguyện, bảo vệ sự lành mạnh, chất lượng nòi giống, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng – con cái
- Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn: Theo quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014
3 Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014.
“1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c
và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.
4 Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015.
“1 Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự"
Trang 6II Khái niệm kết hôn trái pháp luật
Kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp lý được pháp luật quy định và được điều chỉnh bởi Luật HNGĐ, hiện nay là Luật HNGĐ 2014 Theo khoản 6
Điều 2 Luật này quy định: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật này” Có thể hiểu, kết hôn
trái pháp luật là hình thức kết hôn không được pháp luật thừa nhận, dù việc kết hôn này được cơ quan hộ tịch cấp Giấy chứng nhận kết hôn nhưng việc kết hôn không làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai chủ thể do vi phạm điều kiện kết hôn theo luật định Và để xác định xem đâu là kết hôn trái pháp luật thì cần phải đáp ứng đủ hai tiêu chí:
- Thứ nhất, việc kết hôn đảm bảo điều kiện hình thức (có đăng ký kết hôn)
- Thứ hai, việc kết hôn vi phạm điều kiện nội dung (điều kiện kết hôn)
Kết hôn trái pháp luật là một hành vi vi phạm pháp luật, do quan hệ hôn nhân không được Nhà nước công nhận nên việc kết hôn trái pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên chủ thể Bên cạnh đó, hành
vi kết hôn trái pháp luật còn tác động tiêu cực đến trật tự xã hội, làm lệch lạc suy nghĩ của giới trẻ, gia tăng tỷ lệ phạm tội, tệ nạn xã hội Ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động cũng như các chính sách quản lý của Đảng và Nhà nước ta, khiến cho các cơ quan khó có thể nắm bắt chính xác số liệu, vấn đề về hộ tịch, khai sinh, các vấn đề khác để giải quyết khi phát sinh tranh chấp Việc để hiện tượng kết hôn trái pháp luật ngày càng phổ biến trong quần chúng nhân dân sẽ làm suy thoái giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống tốt đẹp của mỗi con người, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc
1 Các yếu tố dẫn đến kết hôn trái pháp luật
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật, điều này xuất phát từ các yếu tố khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia, từng hoàn cảnh riêng biệt Trong đó, tiêu biểu là do ảnh hưởng kinh tế - xã hội, văn hóa và con người
- Về kinh tế - xã hội: Kinh tế luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng, mang
tính quyết định đối với đường hướng phát triển của một quốc gia Tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động đến lối sống của một bộ phận không nhỏ trong xã hội tạo ra những thay đổi đáng kể về quan niệm tình yêu
Trang 7và hôn nhân Hôn nhân vốn dĩ là điều rất thiêng liêng cao cả, đề cao vai trò, trách nhiệm con người, nhưng lại dần bị chuyển hóa thành những thỏa thuận, hợp đồng với mục đích kinh tế mà coi nhẹ mục đích xây dựng gia đình, như việc kết hôn “giả” để được xuất cảnh, đi xuất khẩu lao động, nhập tịch nước ngoài Trớ trêu thay, kết hôn giả lại gây ra hậu quả thật Nhiều người “tiền mất tật mang”, phải bỏ học, vay nợ cả nghìn USD để đưa cho môi giới nhằm
lo thủ tục kết hôn với người nước ngoài, nhưng khi đến nơi lại không thể ly hôn với người bảo lãnh vì người bảo lãnh đã “cao bay xa chạy”, không ít người sau nhiều tháng sống chui trên đất khách quê người thì bị trục xuất về nước
- Về văn hóa truyền thống, ảnh hưởng phong tục tập quán, lạc hậu: Đất
nước ta nổi tiếng với nền tinh hoa văn hóa truyền thống có từ ngàn đời, 54 dân tộc anh em với 54 màu sắc, nét văn hóa đặc trưng riêng biệt Ngoài những phong tục tập quán tốt đẹp góp phần điều chỉnh quan hệ xã hội thì vẫn còn tồn tại một số hủ tục, nét văn hóa lạc hậu gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, cản trở hiệu quả thi hành pháp luật Chẳng hạn tục “cướp vợ” của chàng5
trai H’Mông trên Tây Bắc Tuy nhiên, ngày nay phong tục này đã bị biến dạng Vì muốn có thêm người làm, bất chấp con mình còn ít tuổi, nhiều gia đình đã tổ chức “cướp” con gái nhà người khác làm vợ cho con mình một cách đầy bạo lực, không màng đến ý nguyện của người con gái Một cô gái
đã bị bắt đi thì khó lòng mà trở về nhà cha mẹ theo tục lệ của người H’Mông Ngoài ra còn các hủ tục khác như tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết… Đây đều là những cuộc hôn nhân trái pháp luật, là phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời, trở thành vật cản, gánh nặng đối với cộng đồng người các dân tộc thiểu số
- Về con người - khả năng hiểu biết và trình độ nhận thức: Việc mang pháp
luật đến gần hơn với mọi người vẫn còn bị hạn chế ở nhiều vùng miền, nhất
là ở những vùng cao, vùng xa hẻo lánh, thiếu thốn nhiều điều kiện, người dân có trình độ thấp, khó lòng phổ cập kiến thức về pháp luật đầy đủ và kịp thời Và ở thành thị, ngoại tình là vấn đề đáng bị lên án trong xã hội nhưng một số người vẫn cho đó là bình thường, bởi với họ chỉ là để giải tỏa cảm
5 Với tập tục này, thì vào mùa xuân chàng trai Mông sẽ đến chợ, nếu bắt gặp cô gái mà mình cảm thấy “ưng bụng” thì sẽ rủ thêm một số thanh niên trong bản tìm bắt cô gái theo mình Nếu hai người hợp ý, chàng trai sẽ đưa cô gái về nhà sống thử, sau đó sang nhà bố mẹ đẻ của cô để làm các nghi lễ cưới hỏi truyền thống.
Trang 8xúc chứ ít khi là tình yêu Có thể thấy quan niệm của mỗi người ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức và hành vi của họ Quan niệm, suy nghĩ lệch lạc sẽ dẫn đến hành vi sai trái, chỉ khi có hiểu biết đầy đủ, tư duy hiện đại nhưng phù hợp thì con người mới có được xử sự đúng đắn, góp phần nâng cao sự tiến bộ xã hội
CHƯƠNG 2: CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
HIỆN HÀNH
1 Vi phạm độ tuổi kết hôn
Pháp luật nước ta chỉ quy định độ tuổi tối thiểu nam, nữ được phép kết hôn tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ
18 tuổi trở lên” Tùy theo hoàn cảnh công tác, điều kiện sinh hoạt và sở thích của mỗi người thì hai bên nam nữ có quyền đăng ký kết hôn miễn là đủ độ tuổi luật định Quy định này được ban hành dựa trên các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, y học lẫn truyền thống đạo đức trong việc xác định độ tuổi nam, nữ phát triển hoàn thiện về mặt tâm sinh lý Họ có khả năng sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh về thể chất, trí tuệ cũng như đủ chín chắn để gánh vác gia đình, thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong mối quan hệ hôn nhân gia đình nhằm đảm bảo cho quan hệ hôn nhân có thể tồn tại bền vững
2 Vi phạm sự tự nguyện
Theo điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” Sự tự nguyện ở đây được hiểu là mong muốn gắn bó, cùng chung sống với nhau của hai người Nam, nữ tự quyết đối với việc kết hôn một cách chủ quan theo như ý muốn của họ mà không chịu bất cứ sự ép buộc, tác động bởi bất kỳ ai, bất kỳ yếu tố nào Và sự tự nguyện đó phải được biểu hiện ra bên ngoài thông qua việc nam, nữ cùng trực tiếp ký chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Ngoài ra, Luật HNGĐ không quy định cơ chế đại diện trong kết hôn đồng thời cấm hành vi cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc kết hôn làm cho việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện Quyền kết hôn là quyền gắn liền với nhân thân của mỗi người, do đó việc kết hôn phải do người kết hôn tự nguyện quyết định Yếu tố tự nguyện là yếu tố quan trọng khởi nguồn cho cuộc hôn nhân hợp pháp, là cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của hai bên và đặc biệt là đảm bảo quyền bình đẳng, quyền tự do lựa chọn trong hôn nhân
Trang 93 Kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 luật HNGĐ 2014 thì người kết hôn phải là người "không bị mất năng lực hành vi dân sự" và điều kiện để bị coi là một người mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS 2015 Quy định này nhằm đảm bảo tính logic với quy định về sự tự6
nguyện kết hôn, bởi một người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không thể nào
tự nguyện bày tỏ ý chí trong việc kết hôn được
Trong thực tiễn vẫn có những trường hợp người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng không có yêu cầu Tòa án tuyên người đó là người mất năng lực hành vi dân sự Vì thế, họ vẫn đủ điều kiện kết hôn, trong khi đó việc kết hôn này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người kết hôn cũng như gia đình và xã hội Vì vậy, cần phải có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cũng như ý thức tôn trọng quyền tự do kết hôn của cá nhân để mọi người tự giác thực hiện, tránh tình trạng quy định điều kiện chỉ mang tính chất hình thức
4 Vi phạm các trường hợp cấm kết hôn
Các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014 Cụ thể:
- Kết hôn giả tạo: Việc kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia
đình mà nhằm muốn đạt được những lợi ích riêng thông qua quan hệ hôn nhân gia đình Pháp luật HNGĐ Việt Nam cấm việc kết hôn giả tạo nhằm loại bỏ những trường hợp đáng tiếc không nên có, như một người phụ nữ có thể kết hôn với một người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài để nhập quốc tịch nước ngoài nhằm hưởng một số ưu đãi của Nhà nước Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ hôn nhân, làm gia tăng
số lượng người nhập cảnh “trái phép” một cách hợp pháp, gây hao hụt ngân sách hay quyền lợi từ các chế độ ưu đãi của Nhà nước, nghiễm nhiên trở thành công dân của một nước mà không thông qua bất cứ một bài kiểm tra
6 Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015.
"Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.".
Trang 10cũng như chưa đủ tiêu chuẩn để đáp ứng cho một xã hội hoàn toàn mới Bên cạnh đó, kết hôn giả tạo có thể làm gia tăng tình trạng ly hôn sau khi người kết hôn đạt được mục đích riêng
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn: Hiện nay, mặc dù nhận thức
người dân đã tăng cao, nhưng vẫn còn các trường hợp nam, nữ lấy vợ, lấy chồng rất sớm, hay còn gọi là nạn tảo hôn Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm việc tảo hôn bởi lẽ nó sẽ đánh mất đi tương lai của những đứa trẻ - nạn nhân của tình trạng này, làm mất đi cơ hội học tập, có việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của mẹ và trẻ Không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến bản thân và gia đình mà việc tảo hôn còn ảnh hưởng lớn đến xã hội khi chất lượng dân số bị tác động mạnh bởi tình trạng này Các cặp bố mẹ trẻ chưa phát triển đầy đủ tâm sinh lý khiến cho tỷ lệ những đứa trẻ mang khiếm khuyết về mặt cơ thể tăng cao hơn bình thường, tạo thêm gánh nặng cho vợ chồng, cho xã hội Vì thế Nhà nước ta xem đây là một vấn nạn cần phải bài trừ
Kết hôn là một quyền thiêng liêng chứ không phải là nghĩa vụ Do đó, Nhà nước luôn đề cao tính tự nguyện và đặt sự tự nguyện là điều kiện bắt buộc trong hôn nhân Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 , có thể thấy, việc cư˜ng7
ép kết hôn là do một trong hai bên ép buộc bên kia kết hôn với mình hoặc một trong hai bên bị người khác ép buộc kết hôn thông qua việc tác động lên tinh thần là chủ yếu Hiện nay, mặc dù tình trạng này không còn thường xuyên diễn ra nhưng vẫn có thể dễ dàng bắt gặp thông qua việc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” của những cặp phụ huynh vì hoàn cảnh gia đình hay vì
“môn đăng hộ đối” mà ép buộc hoặc ngăn cản con mình kết hôn Tất cả việc này đều trái với tinh thần tự nguyện của pháp luật HNGĐ Việt Nam hiện nay
Lừa dối để kết hôn là một trong hai người đã nói sai sự thật về người đó làm cho người kia lầm tưởng mà kết hôn hoặc một trong hai người kết hôn đã hứa hẹn sẽ làm việc gì đó có lợi cho người kia làm người kia đồng ý kết hôn Tuy nhiên, để xác định lừa dối thì phải xem đây là lừa dối hoàn toàn, bởi lẽ người bị lừa dối ở đây cũng có thể đang vì mục đích riêng của mình,
7 Khoản 9 Điều 3 Luật HNGĐ.
“Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành
vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ”.