“Bởi vì, XĐMT giữa cộng đồng dân cư với các doanh nghiệp làm nghề là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp với nhau về quyên lợi, còn xung đột trong nội bộ cư dân làng nghề
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-THÂN TRUNG DŨNG
QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BẰNG XÂY DỰNG KHU SẢN XUẤT TÁCH BIỆT
VÀ LẬP QUỸ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Nghiên cứu trường hợp Làng nghề sơn mài Hạ Thái - Duyên Thái -Thường Tín - Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Hà Nội-2009
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THÂN TRUNG DŨNG
QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂNLÀNG NGHỀ BẰNG XÂY DỰNG KHU SẢN XUẤT TÁCH BIỆT
VÀ LẬP QUỸ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Nghiên cứu trường hợp Làng nghề sơn mài Hạ Thái - Duyên Thái -Thường Tín - Hà Nội)
Trang 3Để có được luận văn này, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng cảm
tạ và biết ơn tập thể, cá nhân các Thầy, Cô trong và ngoài Khoa khoa học quản lý - Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn: PGS,TS
Vũ Cao Đàm, PGS,TS Phạm Ngọc Thanh, TS.Trần Văn Hải, TS Mai
Hà, TS Đào Thanh Trường v v…đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, hướng dẫn và hình thành nên ý tưởng nghiên cứu cho đề tài luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Trịnh Hoà Bình Viện Xã hội học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, thầy hướng dẫn, người đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này
-Tôi cũng xin trân trọng cảm ởn các Thủ trưởng và tập thể khoa Công tác Đảng, Công tác chính trị, Học viện Hậu cần, nơi tôi công tác, đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian và động viên để tôi hoàn thành nghiên cứu này
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi theo học và hoàn thành khoá học này
Hà Nội, tháng 10 năm 2009
Học viên
Thân Trung Dũng
MỤC LỤC
Trang 4PHẦN I MỞ ĐẦU 8
1 Tính cấp thiết của đề tài 8
2 Lịch sử nghiên cứu 9
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 9
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 12
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu 15
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 15
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 16
4 Khách thể và phạm vi nghiên cứu 16
4.1 Khách thể nghiên cứu 16
4.2 Phạm vi nghiên cứu 16
5 Vấn đề nghiên cứu 16
6 Giả thuyết nghiên cứu 17
7 Phương pháp nghiên cứu 17
7.1 Phương pháp tiếp cận 17
7.2 Phương pháp thu thập thông tin cụ thể 18
8 Luận cứ chứng minh 18
9 Cấu trúc luận văn 19
PHẦN II NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN 20
CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 20
1.1 Xung đột và các khái niệm liên quan 20
1.1.1 Khái niệm xung đột 20
1.1.2 Các dạng xung đột 21
1.1.3 Các đương sự xung đột 22
1.1.4 Cách thức xử lý xung đột 22
Trang 51.1.5 Các nguyên nhân xung đột 24
1.1.6 Các hậu quả của xung đột 25
1.2 Xung đột môi trường và các khái niệm liên quan 26
1.2.1 Khái niệm xung đột môi trường 26
1.2.2 Đặc điểm của xung đột môi trường 28
1.2.3 Các dạng xung đột môi trường 28
1.2.4 Các đương sự trong xung đột môi trường 30
1.2.5 Nguyên nhân xung đột môi trường 31
1.2.6 Các biện pháp công cụ chủ yếu giải quyết xung đột môi trường 33
1.3 Môi trường và các khái niệm liên quan 37
1.3.1 Môi trường 37
1.3.2 Ô nhiễm môi trường 38
1.4 Quản lý và các khái niệm liên quan 38
1.4.1 Quản lý 38
1.4.2 Quản lý môi trường 40
1.4.3 Quản lý xung đột môi trường 41
1.4.4 Các công cụ quản lý môi trường 41
1.5 Làng nghề và một số khái niệm liên quan 42
1.5.1 Làng nghề 42
1.5.2 Khái niệm cộng đồng 43
1.5.3 Khái niệm khu sản xuất tách biệt 44
1.5.4 Quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường 44
Trang 61.6 Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng vào luận văn 44
1.6.1 Lý thuyết về xung đột xã hội 44
1.6.2 Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột môi trường 44
1.6.3 Tiếp cận xã hội học 46
1.6.4 Lý thuyết về mô hình “tam giác” (delta) trong quản lý môi trường 47
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ SƠN MÀI HẠ THÁI 50
2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn khảo sát 50
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của làng nghề 50
2.1.2 Vài nét về lịch sử phát triển và hoạt động ngành nghề của làng nghề 52
2.1.3 Quy mô, hình thức và địa điểm sản xuất sản xuất làng nghề 53
2.1.4 Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 53
2.2 Đôi nét về hiện trạng xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong cộng đồng làng nghề Sơn Mài Hạ Thái 56
2.2.1 Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề 56
2.2.2 Xung đột môi trường giữa nhóm làm nghề và nhóm không làm nghề 61
2.2.3 Xung đột môi trường giữa nhóm làm nghề với nhau 63
2.2.4 Xung đột giữa hoạt động sản xuất với mỹ quan, văn hoá làng nghề 65
2.2.5 Xung đột giữa người dân làng nghề với bộ máy quản lý môi trường xã/thôn 66
2.3 Nguyên nhân dẫn tới tình trạng xung đột môi trường làng nghề 67
Trang 7CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ SƠN MÀI HẠ THÁI 71
3.1 Thực trạng quản lý xung đột môi trường trong sự phát triển làng nghề sơn mài Hạ Thái 71
3.1.1 Hệ thống quản lý môi trường làng nghề 71
3.1.2 Một số biện pháp giải quyết xung đột và quản lý môi trường làng nghề đã thực hiện tại làng nghề sơn mài Hạ Thái 74
3.1.3 Thực trạng quản lý xung đột môi trường bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường 84
3.2 Giải pháp quản lý xung đột môi trường ở làng nghề sơn mài Hạ Thái 103
3.2.1 Quan điểm và định hướng quản lý xung đột môi trường 103
3.2.2 Các giải pháp quản lý môi trường cụ thể ở làng nghề sơn mài Hạ Thái 105
3.2.3 Giải pháp quản lý xung đột môi trường làng nghề bằng xây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường 106
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 108
1 Kết luận 108
2 Khuyến nghị 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàncầu Trong khi ở các nước công nghiệp hiện đại đang quan tâm lo lắng nhiềuđến sự ô nhiễm môi trường từ các nhà máy điện, hoá chất, từ các lò phản ứnghạt nhân nguyên tử, hoặc các chất thải công nghiệp, thì ở Việt Nam nỗi quanngại đó lại được xuất phát ngay từ các làng nghề Chủ đề môi trường trongcác làng nghề đã được bàn đến khá nhiều ở nước ta, trong đó nội dung đượcbàn nhiều nhất là thực trạng ô nhiễm môi trường, những nguyên nhân côngnghệ của ô nhiễm, nhận thức của con người dẫn tới ô nhiễm Mặc dù vậy, chủ
đề XĐMT làng nghề lại chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu, đặcbiệt là những nghiên cứu chuyên sâu về các giải pháp quản lý XĐMT trongquá trình phát triển làng nghề
Rất cần nêu lên rằng, trong thực tế đã có nhiều giải pháp được sử dụng
để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như quản lý XĐMT làng nghề,song chưa có giải pháp nào thực sự hiệu quả XĐMT trong làng nghề diễn rarất phức tạp, do vậy xử lý nó là vấn đề hết sức khó khăn Một điều đáng lưu ýnữa là xử lý xung đột giữa cộng đồng dân cư làng nghề với các doanh nghiệplàm nghề đã khó, song xử lý XĐMT trong nội bộ công đồng làng nghề còn
khó khăn nhiều hơn “Bởi vì, XĐMT giữa cộng đồng dân cư với các doanh nghiệp làm nghề là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp với nhau về quyên lợi, còn xung đột trong nội bộ cư dân làng nghề thì không có
“chiến tuyến” rõ ràng, bởi vì người bị hại môi trường với người gây hại có khi lại là một, hoặc người bị hại lại bị ràng buộc bởi những quan hệ kinh tế hoặc quan hệ huyết thống với người gây hại Vì vậy, XĐMT luôn tiềm ẩn và sẽ bộc lộ một cách rất mạnh mẽ trong một số tình huống đột biến nào đó XĐMT trong làng nghề là một nội dung bao trùm trong các biện pháp quản lý môi trường”
[29] Mặt khác, ở hầu hết các làng nghề, vấn đề lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên
Trang 9trên vấn đề BVMT và sức khoẻ cộng đồng, điều này dẫn đến những mâuthuẫn và xung đột trong cộng đồng Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để tránh ônhiễm môi trường hay quản lý được XĐMT trong khi vẫn duy trì tốt sự tồn tại
và phát triển của làng nghề Vì vậy, nghiên cứu quản lý XĐMT trong quá trìnhphát triển làng nghề có ý nghĩa thiết thực không chỉ về lý luận mà cả thực tiễnkhi xem xét các giải pháp quản lý XĐMT
Với tất cả những lý do trên, tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề
tài “Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây dựng
khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường” (Nghiên
cứu trường hợp làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội).
2 Lịch sử nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
XĐMT từ lâu đã là một chủ đề quan trọng của nhiều ngành khoa họcnhư triết học, xã hội học, tâm lý học, luật học, quản lý học, quốc tế học…Nhiều học giả nổi tiếng đã viết về chủ đề này như Karl Marx, Marx Weber,Georg Simmel…Các nghiên cứu của các tác giả này đã cung cấp cơ sở lýthuyết tương đối hoàn chỉnh cũng như những thực tiễn đa dạng, phong phú vềxung đột, XĐMT
Karl Marx (1818-1883) đã đưa ra thuyết xung đột giai cấp theo đó, với
sự phát triển của phân công lao động và sở hữu xã hội sẽ hình thành nên cácgiai cấp khác nhau bên trong một xã hội với những vị thế khác nhau trong quátrình sản xuất của xã hội mà trước hết là sự chiếm hữu hay không chiếm hữucác phương tiện sản xuất như máy móc, nguyên liệu và đất đai Điều này dẫntới sự bất bình đẳng giữa các giai cấp, sự quan tâm khác nhau và đối khángvới việc nên giữ lại hay phải thay đổi những dạng thống trị và sở hữu đangtồn tại Các cuộc đấu tranh giai cấp này có thể trì hoãn và thay thế bằng cácdạng và mặt trận mới nhờ đó thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử nhưng
Trang 10về cơ bản không giải quyết được trong khuôn khổ các xã hội có giai cấp Chỉ
có sự loại bỏ mọi mâu thuẫn giai cấp trong một xã hội tương lai không có sởhữu cá nhân về phương tiện sản xuất, không có thống trị và phân công laođộng xã hội thì động lực cho các quyền lợi cá nhân và xung đột xã hội mớiđược giải toả
Marx Weber (1864 -1918) cho rằng, xung đột xã hội có những ý nghĩarất khác nhau Nó tuỳ thuộc vào quyền lợi giai cấp do thị trường môi giới, nhucầu khác biệt của các cộng đồng xã hội hay quyền lợi, quyền lực của các Đảng.Ông đã mở ra một cách đặt vấn đề quan trọng và mới mẻ cho thuyết xung đột:vấn đề không phải chỉ còn là sự phá vỡ những cấu trúc xã hội đang tồn tạithông qua xung đột hay là quan hệ quyền lực cuối cùng không có tính xã hội,giữa hai người hành động là hành động xung đột xã hội mà nó tìm thấy được ýnghĩa của mình trong khuôn khổ một thể chế thống trị, nếu không liên hệ với ýnghĩa này sẽ không hiểu một cách đầy đủ được về xung đột xã hội
Georg Simmel (1858-1918), đã đưa ra các đặc trưng hình thức của quan
hệ xung đột mà không chú ý tới nguyên nhân và mục đích của xung đột Ôngcho rằng xung đột không chỉ là kết quả không tránh khỏi của các cấu trúc xã hộihay động cơ cần thiết cho lịch sử, mà là thành phần cấu thành trung tâm củachính quá trình xã hội và đối tượng độc lập của phân tích xã hội học Thực tế, xãhội được tạo thành từ sự tồn tại của hai quá trình trái ngược nhau đó là: kết hợp
và phân ly Quá trình kết hợp hướng tới việc tạo ra cộng đồng thống nhất Cònquá trình phân ly có bản chất đối kháng thể hiện ở xung đột và phân tách cácđơn vị xã hội Đây là hai quá trình đều cần thiết như nhau đối với sự tồn tại củacác hệ thống xã hội, nên xung đột không còn được coi là hiện tượng giới hạn ởcác xã hội có giai cấp mà phải là những dạng cơ bản và phổ biến của quan hệ xãhội
Lewis Coser đề nghị từ bỏ việc ưu tiên liên hệ tới sự hội nhập và ổnđịnh trong khuôn khổ việc phân tích chức năng và hãy đặt câu hỏi về các chức
Trang 11năng tích cực của xung đột xã hội cho hệ thống xã hội Theo Coser, xung đột
xã hội không chỉ tạo ra tác dụng pháp vỡ và xoá bỏ cấu trúc xã hội mà cònlàm tăng khả năng thích nghi của một hệ thống xã hội bằng cách tạo ra khảnăng để dung hoà các mâu thuẫn về quyền lợi, giải toả căng thẳng và khôiphục sự mất cân bằng Xung đột là những điều không tránh được ở các hệthống xã hội Chính luận điểm này là cơ sở quan trọng cho những giải phápgiải quyết XĐMT hiện nay Ông đã phân tích các chức năng tích cực củaxung đột xã hội đối với việc củng cố tình đoàn kết và sự thống nhất chuẩnmực trong các nhóm xung đột
“Năm 1990, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường (Thecenter for Resources and Enviromental Studies - CRES) thuộc đại họcỐtrâylia, Canberra đã được cấp một khoản kinh phí ưu tiên đại học quốc gia
để phát triển một khoá đào tạo về quản lý XĐMT trên những nghiên cứu điểnhình về quản lý môi trường ở Ốtrâylia Năm 1995, trung tâm này cũng đã xuất
bản cuốn sách: “Những rủi ro và cơ hội Quản lý XĐMT và biến đổi môi trường” Đây là tài liệu hướng dẫn cho quản lý biến đổi môi trường và giải
quyết thành công các XĐMT
Năm 1996, Chris Master đã cho ra đời cuốn sách dày 250 trang với nhan
đề: “Giải quyết XĐMT: hướng tới phát triển cộng đồng bền vững” (Resolving
Enviromental conflict: Towards Sustainable Community Devolopment) ChrisMaster là một chuyên gia về lĩnh vực hoà giải môi trường, đồng thời là một nhànghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lịch sử tự nhiên và sinh thái học Ông đãlàm việc ở nhiều nơi trên thế giới như Hylạp, Nêpan, Nhật Bản, Đức, Canada,
Hà Lan, Thuỵ Điển, Pháp, Malaixia, Tiệp Khắc
Năm 1998, Quốc hội Mỹ đã thành lập Viện nghiên cứu giải quyếtXĐMT (US Institute for Enviromental conflict Revolution - IECR) nhằm hỗtrợ các đối tác trong việc giải quyết những xung đột và các tranh cãi về môitrường, tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất thông qua các cuộc hoà giải,
Trang 12thương lượng và hợp tác giải quyết khó khăn Từ khi thành lập viện này đã tổchức nhiều khoá đào tạo, bồi dưỡng tập huấn về XĐMT dưới nhiều hình thứckhác nhau như: Chính sách môi trường và cộng đồng để giải quyết tranh chấp,
lý thuyết và thực tiễn hoà giải, các kỹ thuật và kỹ năng hoà giải, các mô hìnhthương lượng v.v ”[14, tr.45-46]
Trên internet cũng xuất hiện ngày càng nhiều các trang web của các trườngđại học, các viên nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của nhiều nước trên thếgiới liên quan đến khía cạnh môi trường, ô nhiễm môi trường và XĐMT
Như vậy, từ lâu các nhà khoa học đã quan tâm nhiều đến các vấn đềliên quan đến xung đột xã hội, XĐMT, gần đây vấn đề này ngày càng đượcchú trọng quan tâm nhiều hơn Những nghiên cứu trên đã cung cấp cơ sở lýluận và thực tiễn sinh động cho việc giải quyết những XĐMT nhức nhối đangdiễn ra ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, một số nhà khoa học đã quantâm nghiên cứu về XĐMT Những nghiên cứu cụ thể như:
Về mặt lý luận, đáng quan tâm nhất là công trình “Xã hội học môi trường” của tập thể tác giả do Vũ Cao Đàm là chủ biên Trong công trình này
những khía cạnh lý thuyết của vấn đề XĐMT đã được phân tích khá chi tiết.Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá, cung cấp những kiến thức cơ bản về môitrường, XĐMT dưới giác độ tiếp cận xã hội học Tuy nhiên, hệ thống nhữngdẫn chứng minh hoạ các khía cạnh lý thuyết của vấn đề XĐMT còn ít, chưaphản ánh được đầy đủ chiều cạnh của các hình thức cũng như bản chất cácXĐMT đã xảy ra trong thực tiễn
Tương tự như vậy, luận văn thạc sỹ “Chính sách quản lý môi trường đối với việc giải quyết XĐMT” của tác giả Lê Thanh Bình (2000) quan tâm chủ yếu
đến việc tìm những cơ sở lý luận và luận cứ khoa học mang tính lý thuyết choviệc giải quyết XĐMT Những giải pháp khả thi, được rút ra từ thực tiễn, gắn
Trang 13với những địa bàn nghiên cứu cụ thể ít được tác giả đề cập và phân tích.
Công trình “Điều hoà XĐMT giữa có nhóm xã hội trong vấn đề rác thải ở Hà Nội” của Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2000 đã chú trọng nghiên cứu
XĐMT tại địa bàn đô thị Nghiên cứu chỉ ra rằng có tồn tại mâu thuẫn gay gắtgiữa các nhóm xã hội cùng một cộng đồng ở Hà Nội với vấn đề rác thải.Trong khi xuất hiện và tồn tại những xung đột, các đương sự thường ưa dùng
lý lẽ để buộc tội, lên án nhau hơn là dùng các biện pháp mang tính tình cảmcủa cộng đồng
Công trình “Giải pháp điều hoà XĐMT giữa các nhóm xã hội trong làng nghề” tiến hành nghiên cứu tại Làng So, Tân Hoà - Quốc Oai – Hà Tây
chỉ ra rằng trong cùng một cộng đồng làng/xã, không tồn tại những mâuthuẫn, XĐMT có tính chất đối kháng trong khi điều này lại xảy ra giữa cộngđồng Làng So với cộng đồng lân cận (Nguyễn Thị Hiền, 2002) Tuy nhiên,kết luận được rút ra giữa tính cộng đồng và việc điều hoà tính XĐMT mới chỉdừng lại ở mức giả thuyết, thiếu bằng chứng tường minh do một trong nhữnggiả thuyết ban đầu của đề tài bị đổ vỡ khi cho rằng, cường độ của XĐMT tỷ lệthuận với mức độ của sự ô nhiễm Điều này không đúng với thực tế, thậm chítại địa bàn khảo sát còn tồn tại xu thế đối nghịch Do đó, công trình này đãkhông đưa ra được những giải pháp hay nói cách khác không cần đưa ra giảipháp vì trong nội tại cộng đồng Làng So không tồn tại XĐMT tới mức cầnphải có những can thiệp nhằm giải quyết xung đột [7,tr36]
Luận văn thạc sỹ “Giải pháp quản lý môi trường thông qua việc nhận dạng XĐMT giữa cơ sở xử lý rác thải với cộng đồng dân cư sống xung quanh” (nghiên cứu trường hợp tại bãi rác thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006 đã nêu lênthực trạng xung đột môi trường giữa cơ sở xử lý rác thải với cộng đồng dân
cư sống xung quanh và đưa ra những giải pháp: giải pháp trước mắt và giảipháp lâu dài đối với bãi rác Nam Sơn Luận văn cũng có những đóng góp cơ
Trang 14bản về cả lý luận và thực tiễn.
Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” NXB Khoa học và Kỹ
Thuật, Hà Nội, 2005 do các tác giả Đăng Kim Chi (chủ biên), Nguyễn NgọcLân, Trần Lệ Minh, đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển,phân loại làng nghề Việt Nam; hiện trạng kinh tế xã hội làng nghề Việt Nam;hiện trạng môi trường các làng nghề; những tồn tại ảnh hưởng đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội làng nghề Việt Nam qua đó dự báo xu hướng phát triển
và mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động làng nghề tới năm 2010; nghiêncứu định hướng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bềnvững; đề xuất các giải pháp phát triển môi trường làng nghề Các giải phápđược đề xuất bao gồm các giải pháp về kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trườngtại làng nghề và các giải pháp quản lý như quy hoạch không gian làng nghề,sắp xếp lại các làng nghề theo hướng tập trung hay phân tán Cuốn sách làmột tài liệu quý giá cho những ai quan tâm đến các vấn đề làng nghề, đặc biệt
là vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam
Đề tài “Hành vi sức khoẻ của cư dân nông thôn trong bối cảnh XĐMT” (nghiên cứu trường hợp làng nghề Đồng bằng Bắc Bộ) do Viện xã
hội học – Viện KHXHVN thực hiện năm 2007 tập trung nghiên cứu hành vichăm sóc sức khoẻ của người dân trong bối cảnh xung đột môi trường Đề tài
đã chỉ ra những xung đột trong nội bộ môi trường làng nghề Hạ Thái, nổi lên
là xung đột giữa ô nhiễm môi trường do hoạt động làm nghề với hành vichăm sóc sức khoẻ của người dân Tuy nhiên, đề tài đã giới hạn và dừng lại ởtiếp cận hành vi chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng trong bối cảnh xung độtmôi trường theo cách nhìn xã hội học chứ chưa quan tâm đến các giải phápquản lý XĐMT trong sự phát triển làng nghề
Cuốn sách Nghiên cứu Xã hội về môi trường của tập thể tác giả do Vũ
Cao Đàm làm chủ biên đã tập hợp các nghiên cứu xã hội về môi trường, gópphần làm sinh động thực tiễn nghiên cứu xã hội về môi trường ở Việt Nam
Trang 15Trong công trình nghiên cứu này, nhiều chủ đề nghiên cứu về môi trường, quản
lý XĐMT, an ninh môi trường, giáo dục môi trường v.v được các tác giả bànđến với cơ sở lý luận và những bằng chứng thực tiễn phong phú, thuyết phục.Tuy nhiên, vì là một công trình có nhiều tác giả tham gia trong một lĩnh vực cònrất mới mẻ, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau cho nên về cơ bản, cuốn sách vẫnmang tính chất một chuyên khảo, chưa đòi hỏi những quan điểm nhất quán giữacác tác giả, cũng như không đòi hỏi phải phù hợp với quan điểm của các cơ quanquản lý môi trường Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích, bổ xung thêm cả về
cơ sở lý luận và thực tiễn về XĐMT, quản lý XĐMT, góp phần mở rộng cácdiễn đàn xoay quanh chủ đề nghiên cứu xã hội về môi trường
Gần đây, “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 - Môi trường làng nghề Việt Nam”, Bộ tài Nguyên và Môi trường thực hiện đã mô tả, phân tích
hiện trạng môi trường và những nguyên nhân, ảnh hưởng xấu của ô nhiễm môitrường, dự báo xu hướng diễn biến của môi trường trong những năm tiếp theo,đồng thời làm rõ thực trạng và những tồn tại trong công tác quản lý môitrường, từ đó đề xuất các giải pháp BVMT làng nghề Báo cáo cơ bản kế thừatổng hợp các kết quả nghiên cứu về môi trường làng nghề trong những nămgần đây nên chỉ có thể đưa ra những nhận định, những giải pháp mang tínhđịnh hướng, chung chung cho các làng nghề
Như vậy, tựu chung lại, cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiềunghiên cứu sâu về quản lý XĐMT trong phát triển làng nghề bằng xây dựng khusản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường Vì thế, tác giảluận văn xác định đi sâu tìm hiểu với hy vọng sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề này
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các biện pháp QLXĐ môi trong quá trình phát triển làng nghề
- Đề xuất giải pháp quản lý XĐMT trong quá trình phát triển làng nghề bằngxây dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường
Trang 163.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc tìm hiểu cách thức quản lý XĐMTtrong quá trình phát triển làng nghề
- Tiến hành khảo sát thực địa tại làng nghề và phân tích những tài liệuliên quan đến quản lý XĐMT làng nghề
- Xử lý, phân tích các số liệu, thông tin thu thập được từ khảo sát hìnhthành các luận cứ, luận chứng chứng minh các giả thuyết nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp quản lý XĐMT trong phát triển làng nghề bằng xâydựng khu sản xuất tách biệt và thành lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường
+ Phạm vi về không gian: Các cơ sở sản xuất và cộng đồng dân cư
Làng nghề Sơn mài Hạ Thái
+ Phạm vi về thời gian: Từ năm 1999 đến năm 2009.
5 Vấn đề nghiên cứu
- Chính quyền và người dân làng nghề đã sử dụng những biện pháp nào
để quản lý XĐMT trong quá trình phát triển của làng nghề? Hiệu quả của cácbiện pháp đó?
- Phải chăng làng nghề càng phát triển mạnh thì việc quản lý XĐMTcàng trở nên khó khăn, phức tạp?
- Giải pháp nào để quản lý XĐMT trong khi vẫn duy trì tốt sự tồn tại vàphát triển của làng nghề?
Trang 176 Giả thuyết nghiên cứu
- Người dân và chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp đểquản lý XĐMT, song các biện pháp đó chưa thực sự hiệu quả (1)
- Trong tiến trình phát triển của làng nghề, XĐMT ngày càng diễn raphức tạp dẫn đến xử lý XĐMT trong sự phát triển làng nghề càng trở nên khókhăn (2)
- Để quản lý tốt XĐMT làng nghề cần thực hiện một số giải pháp cơbản (3):
+ Xây dựng khu sản xuất riêng, tách biệt khỏi khu dân cư Khu sản xuấtnày phải được trang bị phương tiện, công nghệ xử lý các chất thải gây ônhiễm môi trường
+ Lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường do Hiệp hội làng nghềquản lý để đầu tư mua các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác để tìm hiểu, nhận thức các vấn đềnghiên cứu Trên quan điểm phương pháp luận của Mác, mọi sự vật, hiệntượng phải được xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại, trong mâu thuẫn
và quá trình vận động, phát triển không ngừng của lịch sử Mặt khác, mọi sựvật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định Ngườinghiên cứu cần xem xét sự vật hiện tượng trên những cơ sở khoa học đó
Trên cơ sở phương pháp luận nhận thức duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của Mác, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống; tiếp cận quản
lý học và các phương pháp xã hội học để tìm luận cứ chứng minh các giảthuyết nghiên cứu của đề tài luận văn
Trang 187.2 Phương pháp thu thập thông tin cụ thể
- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các tài liệu sẵn có về quản
lý XĐMT làng nghề và các tài liệu, thông tin thu được từ khảo sát
- Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát thực tế hiện trạng môi
trường và công tác quản lý XĐMT ở làng nghề
- Phương pháp điều tra chọn mẫu:
+) Điều tra bằng bảng hỏi (định lượng):
Trong phạm vi nguồn lực có thể, tác giả khảo sát 280 phiếu hỏi dànhcho đại diện các hộ gia đình thuộc làng nghề
+) Phỏng vấn sâu (định tính):
- Tiến hành PVS 25 trường hợp gồm các đối tượng và số lượng cụ thể như sau:
+ Chủ tịch và Thư ký Hiệp hội làng nghề: 02 ca
+ Doanh nghiệp và chủ sản xuất: 04 ca
+ Trưởng thôn/phó trưởng thôn: 02 ca
+ Người dân trong làng nghề: 15 ca
- Phương pháp xử lý thông tin:
+ Những bảng hỏi định lượng được xử lý trên máy tính bằng phần mềm thống
kê SPSS 17.0 Những số liệu định lượng sẽ được xử lý dưới dạng tần suất và cáctương quan nhằm so sánh, đánh giá vấn đề nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau
+ Do số ca PVS không nhiều nên những thông tin định tính được xử lýthủ công bằng việc phân chia thông tin theo các nhóm chủ đề cụ thể phục vụmục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu
8 Luận cứ chứng minh
+ Luận cứ lý thuyết
- Các khái niệm của đề tài
- Một số quan điểm, lý thuyết xã hội học và quản lý học về xung đột vàquản lý XĐMT
Trang 19+ Luận cứ thực tế
- Những thông tin, số liệu, liên quan đến đề tài thu thập được
- Những thông tin, số liệu thu thập được qua khảo sát thực địa tại làng nghề
9 Cấu trúc luận văn
Luận văn được kết cấu thành ba phần chính:
Phần I Mở đầu
Trình bày các nội dung: Tính cấp thiết của đề tài; lịch sử nghiên cứu;mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu; khách thể, phạm vi nghiên cứu; vấn đềnghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và giới thiệu cấutrúc luận văn
Phần II Nội dung chính của luận văn
Gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2 Hiện trạng xung đột môi trường tại làng nghề sơn mài Hạ Thái Chương 3 Thực trạng quản lý xung đột môi trường và giải pháp quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề sơn mài Hạ Thái.
Phần III Kết luận và Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 20PHẦN II NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Xung đột và các khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm xung đột
Đã có nhiều tác giả đưa ra những khái niệm xung đột khác nhau Bản
thân từ “xung đột” (conflict) đứng riêng bao hàm nhiều nghĩa, nhiều cấp độ Theo từ điển tiếng Anh, conflict là trạng thái đối lập hoặc thù địch, sự đấu tranh; conflict cũng có nghĩa là sự mâu thuẫn, bất đồng, bất hoà, tranh cãi, tranh luận, sự khác nhau, sự va chạm, không tương hợp Theo từ điển trực tuyến Wikipedia, “Xung đột là trạng thái bất hoà do sự đối lập mang tính nhận thức hoặc hành động thực tế về các nhu cầu, giá trị và lợi ích Xung đột
có thể mang tính chất nội tâm (bên trong cá nhân) hoặc hướng ngoại (giữa hai hay nhiều cá nhân)[12].
Hai tác giả G.Endrweit và G.Trommsdorff cho rằng, “theo cách hiểu rộng lý thuyết xung đột là mọi tiếp cận khoa học xã hội mà trong đó các hiện tượng xung đột xã hội mang một ý nghĩa trung tâm đối với việc giải thích các quan hệ xã hội và quá trình xã hội” [11, tr 890].
Bernhard Giesen đưa ra định nghĩa: “Xung đột xã hội là các quan hệ
và quá trình xã hội trong đó hai hay nhiều cá nhân hay nhóm xã hội có sự đối lập nhau trong việc giải quyết những vấn đề nhất định” [10, tr 171-172]
Bernhard Giesen đã nhận xét rằng nếu hiểu khái niệm xung đột quá hẹpthì nó sẽ loại trừ những quan hệ xung đột tiềm ẩn giữa các nhóm xã hội rakhỏi việc phân tích, qua đó những điều kiện cấu trúc quan trọng cho sự hìnhthành hành động xung đột rõ ràng sẽ biến mất khỏi tầm quan sát Trái lại, nếuhiểu quá rộng thì nó sẽ bao hàm bất kỳ dạng nào của sự bất bình đẳng hay sựkhông cố định là quan trọng đối với hành động và phạm vi đối tượng củakhoa học xã hội [31, tr 9] Do đó, để tránh việc hiểu quá rộng hay quá hẹp
Trang 21chúng tôi chọn định nghĩa xung đột của Bernhard Giesen đã nêu ở trên.
Như vậy, hầu hết các lý thuyết về xung đột hiện nay đều thừa nhậnxung đột là yếu tố đối lập sự hợp tác Xung đột là tất yếu, phổ biến, đa dạng
và tạo nên những bước phát triển bình thường trong tất cả các quá trình xã hội
và phát triển lịch sử Bên cạnh khái niệm xung đột, các lý thuyết xung đột cònquan tâm nhiều đến vấn đề của xung đột như các dạng xung đột, khía cạnh xãhội của xung đột, nguyên nhân của xung đột, cường độ, các hình thức diễnbiến, điều chỉnh và kết thúc xung đột Tuy nhiên, với mục tiêu phân tích xungđột để quản lý, nghiên cứu này sẽ tập trung vào các đương sự xung đột (cácnhóm xã hội trong làng nghề) và cách thức xử lý xung đột của họ, các nguyênnhân xung đột và hậu quả mà các xung đột gây ra
1.1.2 Các dạng xung đột
Có thể phân loại xung đột theo nhiều tiêu chí khác nhau tuỳ theo cách
tiếp cận Dưới đây, tác giả đưa ra một số cách phân loại như sau:
- Phân loại theo đương sự xung đột: Người ta phân biệt 3 dạng đương
sự xung đột hay phe phái xung đột, bao gồm: (1) Các cá nhân hoặc các nhómtương tác; (2) Các tổ chức; (3) Các cộng đồng xã hội
- Phân loại theo mức độ xung đột: Có thể phân loại xung đột theo các
mức độ xung đột khác nhau như: Không nghiêm trọng; Ít nghiêm trọng;Nghiêm trọng và Rất nghiêm trọng
+ Không nghiêm trọng: Là xung đột ở mức thấp, không bắt nguồn từ
những chênh lệch lợi thế về quyền lực, lợi ích, đồng thời các bên đương sựđều hiểu rất rõ, nó cũng không dẫn đến những tác hại quá lớn cho mỗi bên
+ Ít nghiêm trọng: Xung đột ở mức này thường xuất hiện giữa các cơ sở
sản xuất Sơn mài trong việc cùng cạnh tranh đưa sản phầm làng nghề sang thịtrường các nước Trong chừng mực nào đó, dạng xung đột này dễ dàn xếpgiữa các đương sự
+ Nghiêm trọng: Là những xung đột có thể dẫn đến phản ứng mạnh mẽ
Trang 22giữa các đương sự xung đột như: biểu tình, chặn đường v.v Ví dụ vụ xungđột bãi rác Kiêu Kỵ, mâu thuẫn giữa cộng đồng nhân dân địa phương với chủđầu tư dự án dẫn đến biểu tình, chặn đường.
+ Rất nghiêm trọng: Là những xung đột bắt nguồn từ những bất bình
đẳng lớn về quyền lực, không chỉ về mặt tài nguyên mà cả những bất bìnhđẳng về tài chính, chính trị Loại xung đột này có thể dẫn tới xung đột vũtrang như cuộc chiến tranh tranh chấp nguồn nước giữa một số nước
- Phân loại theo nguyên nhân dẫn đến xung đột: Có xung đột nhậnthức; xung đột mục tiêu; xung đột lợi ích; và xung đột quyền lực
1.1.3 Các đương sự xung đột
Các đương sự xung đột hay phe phái xung đột về cơ bản được chiathành hai loại là các cá nhân và nhóm tham gia vào xung đột Người ta phânbiệt ba dạng đương sự xung đột hay phe phái xung đột, bao gồm: gồm các cánhân hoặc các nhóm tương tác; các tổ chức; các cộng đồng xã hội Khi xungđột diễn ra và chúng ta cần có các biện pháp để giải quyết xung đột bởi vì đặctrưng của xung đột là:
• Xung đột không tự mất đi
• Xung đột có thể đem lại lợi ích
• Xung đột là một hiện tượng tự nhiên
• Xung đột có thể tạo xung đột lớn hơn
Vậy giải quyết xung đột bằng cách nào? Vấn đề này sẽ được tìm hiểutrong phần tiếp theo
1.1.4 Cách thức xử lý xung đột
Theo học thuyết xung đột xã hội, giải quyết xung đột xã hội nghĩa làduy trì trật tự xã hội, là hoạt động ổn định tạo ra sự hài hoà giữa các thànhviên trong cơ cấu xã hội Nó biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tínhchuẩn mực của các hành động xã hội
Trang 23Các cơ chế đảm bảo cho trật tự xã hội là các thiết chế xã hội Các thiếtchế xã hội này điều chỉnh các mối quan hệ (mà chủ yếu là mối quan hệ kinh
tế giữa các nhóm hoặc các giai cấp xã hội) Sự điều chỉnh này thường cần đếnnhững lợi ích của các nhóm, các lợi ích này sẽ được điều chỉnh cho đến khiđạt được một sự công bằng theo quan niệm của xã hội cụ thể nào đó, thôngqua chức năng kiểm soát xã hội, các thiết chế bảo đảm tính ổn định và trật tự
xã hội phụ thuộc vào sự mềm dẻo, tính hiệu quả của các thiết chế đó
Biểu hiện bên ngoài của sự phá vỡ tính ổn định và trật tự xã hội là sựsuy giảm tính năng động của hệ thống, sự xuất hiện những trì trệ, hoặc là tăngcường về số lượng và phạm vi của những xung đột, hay là sự suy giảm mức
độ hài lòng về xã hội Nó còn thể hiện qua sự tăng cường về số lượng nhữngbiểu hiện chống đối như bãi công, bạo động, bãi khoá, tăng cường sự vô tổchức Sự vi phạm tính ổn định và trật tự xã hội có thể mang tính chất địnhtính hoặc định lượng Các nhà lý luận của lý thuyết xung đột cho rằng trật tự
xã hội được thiết lập khi nhóm xã hội có quyền lực, sức mạnh phù hợp để duytrì vị trí thống trị của mình và nhóm bị thống trị phải chấp nhận địa vị phụthuộc Tuy nhiên, trật tự này chỉ mang tính chất tạm thời vì trong nó ngầmchứa một mâu thuẫn cơ bản Mâu thuẫn của các nhóm xã hội có lợi ích đốilập nhau
Các nhà xã hội học thừa nhận xung đột là hiện tượng phổ biến trong xãhội Cần phân biệt xung đột xã hội với rối loạn xã hội Không phải xung độtnào cũng dẫn tới rối loạn xã hội Người ta chia xung đột xã hội làm hai loại.Loại thứ nhất là những xung đột làm nguy hại cho sự tồn tại của nhóm - tức lànguy hại đến trật tự xã hội Loại khác là biểu trưng cho sức sống cá nhân Đó
là loại xung đột không phá vỡ trật tự xã hội mà thậm chí còn duy trì, củng cố
và phát triển nó Như vậy, về mặt lý thuyết, cách thức xử lý xung đột là dùngcác thiết chế xã hội để quản lý, điều tiết xung đột xã hội
Trang 241.1.5 Các nguyên nhân xung đột
Các nhà nghiên cứu theo trường phái xung đột đều cho rằng có thể cónhiều nguyên nhân dẫn tới xung đột Tuy vậy, tư tưởng của họ đều gặp nhau
ở một điểm đó là: Sự hưởng lợi không đồng đều, cao hơn nữa là sự cạnh tranh
về mặt lợi ích giữa các cá nhân hoặc các nhóm xã hội thường là nguyên nhângốc rễ dẫn đến xung đột Các nhà xã hội học cũng chỉ ra rằng: Những nhómđược ưu đãi (chiếm ưu thế trong việc phân chia quyền lợi) thường cố gắngtrong việc tạo ra khả năng giữ vững một hệ thống giá trị để duy trì một cơ cấu
xã hội theo hướng có lợi cho họ Hệ thống giá trị này vận hành theo hai cáchchính Thứ nhất, những giá trị này tồn tại nhờ sự kiểm soát và cưỡng chế hành
vi mang tính trực tiếp của nhóm lợi thế đối với nhóm bất lợi Tuy nhiên, trongthực tế, đây là các kiểm soát xã hội thiếu tính bền vững Hình thức tồn tại thứhai dựa trên những nỗ lực không phải để nghiền nát sự đối lập mà ngăn chặnchúng ngay từ đầu bằng cách kiểm soát ý thức của nhóm bất lợi và cố gắngtạo ra sự tán thành từ phía họ để họ chấp nhận địa vị bị phụ thuộc và kémđược ưu đãi của chính mình, cho đến nay, đây vẫn là hình thức kiểm soát xãhội hiệu quả nhất (Tony Bilton, 1993)[7, tr.30]
Theo định nghĩa của Bernhard Giesen thì sự đối lập về quyền lợi là nguyên nhân gây ra xung đột B.Balla cho rằng, có hai dạng xung đột chính là
xung đột về quyền lợi và xung đột về giá trị [11, tr.890] Theo C.W Moore,bên cạnh nguyên nhân về quyền lợi và giá trị còn có 3 nguyên nhân khác là:
dữ liệu, cơ cấu và quan hệ Cụ thể như sau:
- Xung đột lợi ích (quyền lợi): Là do sự cạnh tranh giữa các lợi ích thực chất,
lợi ích về mặt thủ tục hoặc tâm lý mà các đương sự thực sự có hoặc cho là có
- Xung đột giá trị: Bắt nguồn từ các giá trị khác nhau như các tiêu chí
đánh giá hành vi, ý kiến, các mục tiêu giá trị, cách sống, lý tưởng và tôn giáo
- Xung đột dữ liệu: Bắt nguồn từ việc thiếu thông tin, sai lệch, hiểu sai
hoặc diễn đạt thông tin khác nhau, các quan niệm khác nhau về cái gì là quan
Trang 25trọng và quy trình đánh giá khác nhau.
- Xung đột cơ cấu: Xuất phát từ các mô hình hình hành vi hoặc tương
tác tiêu cực, sự bất bình đẳng trong kiểm soát/sở hữu hoặc phân bổ các nguồnlực, các yếu tố về địa, vật lý hoặc môi trường cản trở hợp tác, các giới hạn vềthời gian
- Xung đột quan hệ: Là do những cảm xúc thái quá, quan niệm sai, sự
hiểu lầm rập khuôn, yếu kém/nhầm lẫm trong giao tiếp, lối xử sự tiêu cực
Cả về mặt lý thuyết và thực tiễn đều tồn tại rất nhiều nguyên nhân dẫnđến xung đột xã hội Những tư tưởng, lý thuyết phong phú của các nhà khoahọc là cơ sở để lý giải, phân tích, chứng minh những giả thuyết nghiên cứucủa đề tài luận văn
1.1.6 Các hậu quả của xung đột
Các nghiên cứu cho thấy, xung đột có thể mang lại nhiều hậu quả tíchcực cũng như tiêu cực Việc tìm hiểu và đo lường các hậu quả về xung độttrên thực tế là rất quan trọng vì đây là cơ sở để chúng ta quyết định xem liệu
có cần phải can thiệp điều chỉnh, quản lý các xung đột này không, và nếu cóthì ở mức nào và bằng cách nào, nhằm tối đa hoá các hậu quả tích cực và
giảm thiểu các hậu quả tiêu cực của chúng “Sự không có xung đột không phải lúc nào cũng tốt, vì nó có thể chỉ ra sự thờ ơ, sự không hiểu biết hoặc sự kém năng lực của một bộ phận trong cộng đồng Xung đột chính là một phần của mọi quá trình giải quyết sự khác biệt, phân hoá” (Valerie Brown, 1995)
[22, tr.16,17]
Theo Vũ Cao Đàm, xung đột có thể có những hậu quả tích cực như dẫnđến những lỗ lực cứng rắn hơn dẫn đến chiến thắng; tăng những cam kết, tăngnhóm trung thành; làm rõ một vấn đề nào đó mà trước đó có nhiều yếu tốkhông minh bạch; dẫn tới những đột phá sáng tạo và những thành tựu mới;tập trung sự chú ý đến các vấn đề cơ bản và đi đến giải quyết; và sự tham giavào xung đột có thể làm tăng khả năng hoà giải, gây ảnh hưởng và cạnh tranh
Trang 26Bên cạnh đó, xung đột có thể có các kết quả tiêu cực như dẫn đến sự tức giận,tránh né, công kích, chỉ trích, sự lo sợ, cảm giác của sự không bình đẳng, kìmhãm thông tin quan trọng; hạ thấp năng suất; nghề nghiệp có thể thay đổi, một
số quan hệ bị huỷ hoại; làm gián đoạn các phương thức làm việc; và tiêu phímột số lượng lớn thời gian [25, tr.102-103]
Như vậy, xung đột vừa có tác động tiêu cực vừa có những tác động tíchcực Tuy nhiên, dù thế nào vẫn cần có sự điều tiết, QLXĐ một cách hợp lý đểphát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của xung đột
1.2 Xung đột môi trường và các khái niệm liên quan
1.2.1 Khái niệm xung đột môi trường
Thuật ngữ XĐMT chỉ bắt đầu xuất hiện trên thế giới những năm gần đây.Một số nhà nghiên cứu dùng thuật ngữ xung đột do môi trường (Environmental-inclucded conflict) để chỉ các xung đột nhằm mô tả một thực tế là chúng xuấthiện liên quan đến vấn đề môi trường Những nhà nghiên cứu khác thường dùngthuật ngữ đơn giản hơn là XĐMT Nhiều thuật ngữ cho thấy, thuật ngữ XĐMTxuất hiện trên báo chí vào khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ 20
XĐMT được hiểu và định nghĩa khác nhau trên thế giới Tác giả LêThanh Bình, trong nghiên cứu của mình đã dẫn ra ba cách hiểu XĐMT củaViện Khoa học Công nghệ Châu Á – AIT như sau:
- XĐMT là xung đột quyền lợi của cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ưutiên chính trị; là mâu thuẫn giữa hiện tại và tương lai; giữa bảo tồn và pháttriển Kết quả của XĐMT có thể là xây dựng hoặc phá huỷ phụ thuộc vàoQLXĐ
- XĐMT là kết quả của việc sử dụng tài nguyên do một nhóm ngườigây bất lợi cho nhóm khác
- XĐMT là kết quả của việc khai thác quá mức hoặc lạm dụng tàinguyên thiên nhiên [22; tr.11]
Một số nhà xã hội học môi trường lại cho rằng: “XĐMT là xung đột
Trang 27(mâu thuẫn) về quyền lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên môi trường Nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của nhóm khác trong việc đấu tranh giữa các nhóm để phân phối lại lợi thế về tài nguyên” (Wertheim, 1999, Vũ Cao Đàm, 2000).
Ngoài ra, XĐMT còn liên quan đến những cuộc đấu tranh giữa cácnhóm trong xã hội trong việc phân phối lại nguồn tài nguyên, phong trào đấutranh BVMT sống, chống lại những tác nhân gây ô nhiễm môi trường Chốnglại những nhóm xã hội đã tước đoạt lợi thế về môi trường Một số định nghĩakhác về XĐMT lại dựa trên khía cạnh như: XĐMT là một khái niệm cơ bảncủa xã hội học môi trường và XĐMT được xuất phát từ hiện tượng xung đột,tranh chấp về môi trường và sự xâm lược về sinh thái, giữa các nhóm, các tậpđoàn xã hội, giữa các Quốc gia
Phạm Thị Bích Hà và Lê Thanh Bình, trong nghiên cứu của mình cũngnêu nên các nhân tố tác động đến xung đột chức năng môi trường bao gồm:
Sự gia tăng dân số; tác động của việc di dân; vấn đề rác thải và xử lý rác thải.Mặt khác, họ cũng dẫn ra một số nguyên nhân dẫn tới xung đột theo quanđiểm của Teresita Đó là: sự thiếu thông tin hoặc bỏ qua thông tin; thiếu sựtham gia đóng góp của các bên liên quan; ý thức của con người trong việc sửdụng tài nguyên môi trường; cơ chế yếu kém, hệ thống giá trị khác nhau;phân bố quyền lực khác nhau giữa các nhóm xã hội
Như vậy, mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng các tác giảđược đề cập đến ở trên đều thống nhất với nhau ở một vài điểm ví như:
XĐMT là quá trình hình thành và phát triển mâu thuẫn giữa các cá nhân hoặc các nhóm xã hội trong sự liên quan đến các vấn đề môi trường Đây là
cách hiểu thứ nhất về khái niệm môi trường Cách hiểu thứ hai về khái niệm
này, XĐMT được coi là sự XĐMT với thiên nhiên trong quá trình khai thác
và sử dụng tài nguyên Đây là dạng xung đột xã hội và còn được gọi là xung
đột chức năng môi trường Loại xung đột này xuất hiện khi con người sử
Trang 28dụng quá khả năng có thể thoả mãn của môi trường.
Trong khuôn khổ luận văn này, XĐMT được hiểu theo quan niệm thứ
nhất: XĐMT là quá trình hình thành và phát triển mâu thuẫn giữa các nhóm
xã hội trong sự liên quan đến các vấn đề môi trường Cách hiểu thứ hai về
XĐMT không được phản ảnh trong luận văn này
1.2.2 Đặc điểm của xung đột môi trường
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Valerie Brown đã đưa ra 5 đặcđiểm của XĐMT:
1 Xung đột là một bộ phận hiển nhiên của quá trình biến đổi Nókhông phải là kết quả của sự sai lầm của con người cũng không phải là sailầm của hệ thống
2 Xung đột là một bước quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề
3 Xung đột có thể chia sẻ Nó không phải là trách nhiệm của riêng aihoặc của riêng nhóm nào
4 Xung đột có thể quản lý được Nhưng là sự quản lý cần có thời gian
và nguồn lực [34, tr.36]
Đặc điểm của XĐMT cho thấy, luôn tồn tại nhiều hơn một quan điểm
về một vấn đề nào đó Không có xung đột không phải lúc nào cũng tốt, vìxung đột có thể giúp ta phát hiện ra những vấn đề bất cập đang tồn tại để kịpthời đưa ra những giải pháp xử lý tốt nhất Trong một điều kiện nào đó, khôngtồn tại xung đột có thể tạo ra cản trở đối với sự phát triển bền vững môitrường lớn hơn so với nếu có xung đột nhưng được quản lý tốt
1.2.3 Các dạng xung đột môi trường
Có nhiều cách phân loại XĐMT khác nhau tuy theo cách tiếp cận vàmục tiêu nghiên cứu Trong đề tài luận văn này, tác giả lựa chọn cách tiếp cậncủa Vũ Cao Đàm Theo ông, căn cứ theo nguyên nhân xung đột, nhữngnghiên cứu về xã hội học môi trường cho thấy, có thể tồn tại những dạng
Trang 29xung đột sau:
- Xung đột nhận thức: Đây là dạng xung đột đơn giản nhất, có căn
nguyên từ sự hiểu biết khác biệt nhau trong hành động của các nhóm, dẫn tớiphá hoại môi trường [27, tr.33] Ví dụ như trong trường hợp khai thác nguồntài nguyên rừng Sự khác nhau về nhận thức giữa những người khai thác gỗvới những người bảo tồn tài nguyên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến xungđột Người khai thác gỗ nhận thức về giá trị của tài nguyên rừng chỉ nhưnguồn cung cấp gỗ, còn những người bảo tồn rừng lại nhận thức rằng rừngkhông chỉ là nguồn cung cấp gỗ mà còn nhiều sản phẩm ngoài gỗ và các giátrị sinh thái hỗ trợ duy trì cuộc sống của cộng đồng địa phương
- Xung đột mục tiêu: Mục tiêu hoạt động của các nhóm dẫn đến xung
đột [27, tr.33] Ví dụ: người trồng rau phun thuốc trừ sâu để đạt mục tiêu bảo
vệ cây trồng dẫn đến xung đột mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng.Trong làng nghề, người sản xuất vì mục tiêu kinh tế nên luôn muốn tăng
lượng hàng sản xuất được (không sử dụng công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường) gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính mình và những hộ
không làm nghề (làm nông nghiệp) dẫn đến xung đột
- Xung đột lợi ích: Xung đột lợi ích xuất hiện khi các nhóm tranh giành
lợi thế sử dụng tài nguyên [27, tr.33] Ví dụ: Các doanh nghiệp sản xuất nghề
xả chất thải vào ruộng của nông dân, xâm phạm lợi ích của nông dân, pháhoại môi trường Hoặc chiếm dụng đất công (ngõ xóm, đường đi, nhà vănhoá ) của một số hộ gia đình làm nơi sản xuất và phơi hàng mỹ nghệ dẫn tớinhững bức xúc, mâu thuẫn của người dân trong làng nghề
- Xung đột quyền lực: Nhóm có quyền lực mạnh hơn, lấn át nhóm khác,
chiếm dụng lợi thế của nhóm khác, dẫn đến ô nhiễm môi trường [27, tr.33]
Ví dụ: Các doanh nghiệp lớn trong làng nghề với lợi thế về tài chính và cácmối quan hệ tranh chấp, cướp khách hàng của những doanh nghiệp nhỏ vànhững hộ gia đình làm nghề
Trang 30Trên thực tế, mỗi sự kiện XĐMT có thể chỉ xuất phát từ một loại xungđột, song thường tồn tại một số loại, và cuối cùng cái đọng lại lớn nhất làxung đột lợi ích: vì lợi ích vị kỷ của một nhóm hoặc vì sự thoả hiệp lợi íchgiữa các nhóm, môi trường bị huỷ hoại, nhờ sự cam kết chuẩn mực môitrường hoặc sự đấu tranh giữa các nhóm mà môi trường được bảo vệ[27,tr.33].
1.2.4 Các đương sự trong xung đột môi trường
Theo tác giả Vũ Cao Đàm, xung đột có thể xuất hiện trong quan hệgiữa các nhóm trong nội bộ cộng đồng dân cư, song cũng có thể xuất hiệntrong rất nhiều mối quan hệ khác nhau Sơ bộ có thể nhận diện một số quan
hệ xung đột sau:
- Xung đột trong cộng đồng không phân chia nhóm xâm hại và nhóm bị xâm hại(1) Đây là quá trình xung đột xuất hiện trong quá trình chia sẻ các
nguồn lợi tài nguyên và môi trường Dạng xung đột này có thể tồn tại trên quy
mô rất nhỏ giữa hai gia đình, song cũng có thể tồn tại giữa hai địa phương,thậm chí giữa hai quốc gia
Xung đột trong các làng nghề thuộc dạng này: người xả chất thải cũngchính là người bị hại về môi trường do hậu quả ô nhiễm môi trường của chất thải
- Xung đột giữa cơ quan quản lý môi trường với dân cư (3) Đây là
những xung đột xuất hiện trong quá trình xử lý các xung đột: các bên trong
Trang 31cộng đồng dân cư không chấp nhận các giải pháp xử lý và họ đều đứng về phíađối lập với các đương cục Dạng xung đột này xuất hiện có thể do nhiềunguyên nhân: hoặc là các giải pháp có thể hiện sự đối xử bất công giữa bên gâyhại và bên bị hại; song cũng có thể do các bên trong dân cư đều đưa ra các yêusách không thật sự thoả đáng, đặt nhà đương cục trước những vấn đề nan giải.
- Xung đột giữa các cơ quan có quyền lực trong chức năng quản lý môi trường với nhau (4) Đây là trường hợp xuất hiện sự bất đồng giữa các cơ
quan chức năng có liên quan: Hoặc giữa các cơ quan chức năng có sự bấtđồng về sự nhìn nhận vấn đề; hoặc là giữa họ có sự bất đồng quan điểm trongcác giải pháp xử lý; hoặc là mỗi cơ quan có sự đối xử thiên vị với một bênđương sự, v.v [27, tr.34,35]
Trong nghiên cứu này các đương sự xung đột được xác định có ba quan
hệ xung đột (1), (2), (3) đã nêu ở trên, cụ thể là:
- Xung đột giữa cộng đồng làm nghề với nhau và với những doanhnghiệp sản xuất
- Xung đột giữa nhóm những người làm nghề với nhóm những ngườikhông làm nghề
- Xung đột giữa hoạt động làm nghề với mỹ quan, văn hoá làng nghề
- Xung đột giữa cộng đồng dân cư làng nghề với chính quyền địaphương (thôn/xã), (người dân làng nghề với bộ máy quản lý)
1.2.5 Nguyên nhân xung đột môi trường
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến XĐMT, tuỳ theo cách tiếp cận khácnhau mà các tác giả đưa ra những nguyên nhân khác nhau:
Theo tài liệu của Teresita Suselo – AIT, 1993, có 4 nguyên nhân dẫntới XĐMT đó là:
1 Thiếu thông tin
2 Bỏ qua thông tin
3 Thiếu sự tham gia đóng góp của các bên liên quan
Trang 324 Các hệ thống giá trị khác [22, tr.21].
Thiếu thông tin - bỏ qua thông tin: Nguyên nhân chính trong các cuộc
tranh chấp môi trường là sự cạnh tranh nguồn tài nguyên, sự khác nhau về giátrị nhân văn liên quan đến giá trị tương đối của tài nguyên và kiến thức hoặchiểu biết không đầy đủ về chi phí, lợi ích và nguy cơ trong các hoạt động
Thiếu sự tham gia đóng góp: Khi xem xét nguyên nhân nhiều cuộc
XĐMT thiếu sự quan tâm đến ý kiến của cộng đồng dân cư là nguyên nhân cơbản Sự tham gia của các cộng đồng không những đảm bảo được lợi ích củacộng đồng mà còn có thể phát huy được những kiến thức bản địa của cáccộng đồng phục vụ cho phát triển
Các hệ thống giá trị khác nhau: Trong việc khai thác những nguồn tài
nguyên môi trường thì các hệ thống giá trị khác nhau đối với các nhóm xã hộikhác nhau cũng dễ dàng dẫn đến XĐMT Như trên cùng một tài nguyên đấtngập nước, hệ thống giá trị đối với các ngư dân, nông dân trồng rau màu làkhác nhau Nếu các ngư dân khai tác quá mức sẽ dẫn đến ảnh hưởng tớinguồn lợi của nhóm nông dân trồng rau màu, v.v
Ngoài ra, cơ chế chính sách yếu kém cũng là nguyên nhân làm gia tăngcác XĐMT Trong đó quyền sử dụng các tài sản môi trường không được xácđịnh rõ là một nguyên nhân trọng yếu Sự phát triển của khoa học công nghệcũng như sự gia tăng dân số đã làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên dẫnđến gia tăng tính khan hiếm của tài nguyên Kết quả là sự gia tăng khả năngXĐMT, đặc biệt đối với những tài nguyên mà ở đó quyền sử dụng khôngđược xác định rõ [19, tr.75]
Theo Vũ Cao Đàm, XĐMT có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhânkhác nhau:
o Sự khác nhau trong quan niệm về BVMT
o Bất đồng nhận thức trong cách xử sự với môi trường
o Dị biệt văn hoá trong cách ứng xử với môi trường
Trang 33o Bất bình đẳng xã hội trong sử dụng tài nguyên và sự hưởng thụcác lợi thế môi trường.
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều cuộc XĐMT xuất phát từ nhiều nguyênnhân khác nhau và là kết quả của tổ hợp các loại nguyên nhân kể trên
1.2.6 Các biện pháp công cụ chủ yếu giải quyết xung đột môi trường
Mục tiêu của giải quyết XĐMT nhằm hướng tới phát triển bền vững làđiều hoà những vị trí đối lập làm cho quản lý xung đột thành một bộ phận liênkết (không thể tách rời) của quản lý môi trường, liên kết tất cả những ngườitham gia, đối tác
Trong các biện pháp quản lý XĐMT, tiếp cận xã hội học quan tâm tớimối quan hệ cộng tác giữa các nhóm, sự đồng thuận xã hội trong việc chia sẻquyền lợi, tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ huỷ hoại môi trường
Trong xã hội ngày nay, các biện pháp quản lý XĐMT có xu hướngchuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác Dưới đây là mô hình mô hìnhnguyên tắc xử lý xung đột đã được nhiều người giới thiệu, áp dụng: Theo môhình này có 5 cách giải quyết xung đột là: Cạnh tranh; Hợp tác; Lảng tránh;
Nhượng bộ; Thoả hiệp (xem sơ đồ 1.1)
Sơ đồ 1.1: Nguyên tắc xử lý xung đột
Mỗi phương pháp có cách thức vài điều kiện để áp dụng:
Trang 34• Cần tìm giải pháp phù hợp cho cả hai bên
• Tạo dựng mối quan hệ lâu dài
• Mục tiêu là học hỏi, thử nghiệm
• Tập hợp sự hiểu biết vào vấn đề
• Tạo ra tâm huyết
- Phương pháp lảng tránh
Áp dụng khi:
• Vấn đề không quan trọng
• Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình
• Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại
• Cần làm đối tác bình tĩnh lại
• Cần thu nhập thêm thông tin
• Người thứ 3 có thể giải quyết vấn đề tốt hơn
- Phương pháp nhượng bộ
Áp dụng khi:
• Cảm thấy chưa chắc chắn đúng
• Vấn đề quan trọng với người khác hơn với mình
• Cần mối quan hệ cho vấn đề sau quan trọng hơn
• Tiếp tục đấu tranh sẽ có hại
• Vấn đề không thể bị loại bỏ
Trang 35• Cần cho cấp dưới học thêm kinh nghiệm
- Phương pháp thoả hiệp
Áp dụng khi:
• Vấn đề tương đối quan trọng
• Hậu quả việc không nhượng bộ quan trọng hơn
• Hai bên đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình
• Cần có giải pháp tạm thời
• Thời gian là quan trọng
• Đôi khi đây là giải pháp cuối cùng
Trang 36Tổng kết chung:
Nguồn: http://my.opera.com/nnliinfor/info
Như vậy, để giải quyết xung đột trong làng nghề cần áp dụng linh hoạtcác phương pháp nêu trên tuy nhiên, cần xác định phương pháp hiệu quả vànên sử dụng chủ yếu là phương pháp hợp tác, tiếp đến là phương pháp thoảhiệp, phương pháp cạnh tranh có thể sử dụng trong những hoàn cảnh, tìnhhuống nhất định để thu được kết quả nhanh chóng
Theo tài liệu của giáo sư E.Wertheim, có 5 phương thức giải quyết
XĐMT, trong 5 phương thức này, không có phương thức nào gọi là “đúng” hoặc “sai” Phương châm cơ bản là: “Trong cuộc thương thuyết thành công, bên nào cũng thắng Mục tiêu phải là sự thoả thuận chứ không phải là chiến thắng” 5 phương thức đó là:
Cạnh tranh (Competing: Distributive win-lose barganing): Thoả mãn
nhu cầu của bạn là quan trọng; thoả mãn nhu cầu của người khác làkhông quan trọng đối với bạn
Hợp tác (Collaboration: Integerative win-win): Thoả mãn nhu cầu cả
của bạn và cả của người khác đều quan trọng như nhau
Trang 37 Thoả hiệp (Compromissing): Thoả mãn nhu cầu cả của bạn và cả của
người khác đều tương đối quan trọng
Tránh né (Avoiding): Bạn không quan tâm về sự thoả mãn nhu cầu của
bạn hoặc của người khác: không có hành động
Hoà giải, dàn xếp (Accomodating): Điều đó không phải là vấn đề đối
với bạn nhưng nó là vấn đề đối với người khác
Trong 5 giải pháp này, người ta thường quan tâm đến 2 loại giải pháphay gặp nhất đó là: hợp tác (win-win) và cạnh tranh (win-lose)
Giải quyết XĐMT là mối quan tâm và đòi hỏi phải có sự tham gia củanhiều đối tượng: các nhà quản lý môi trường, môi trường học, sinh thái học,kinh tế học và các cơ quan chính phủ liên quan
Trong thời đại ngày nay, XĐMT luôn có những biến đổi nhanh chóng,những xung đột mới xuất hiện đòi hỏi các nhà quản lý cần tìm ra những biệnpháp quản lý những xung đột giữa nhu cầu phát triển với BVMT, giữa nhucầu hiện tại và nhu cầu tương lai, giữa lợi ích cộng đồng , vị trí nghề nghiệp
và những ưu tiên chính trị, giữa lợi ích cá nhân, gia đình cộng đồng với vấn
đề ô nhiễm môi trường Giải quyết XĐMT nói chung và giải quyết XĐMTlàng nghề nói riêng trở thành vấn đề cấp bách, là một thực tế đòi hỏi sự hợptác của nhiều quốc gia trên thế giới, sự chung tay của cộng đồng
1.3 Môi trường và các khái niệm liên quan
1.3.1 Môi trường
Theo Luật BVMT sửa đổi 2005 của Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và vi sinh vật”
[24; Điều 3]
Đây là khái niệm rộng, bao gồm cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhântạo được nhiều người hiểu như môi trường tự nhiên (Natural Environment) vàmôi trường nhân tạo (Building Environment) Trong đó môi trường tự nhiên
Trang 38cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng các nhân tố căn bản gồm:Thạch quyển (Lithosphere), Địa quyển (Goesphere), Thuỷ quyển(Hydrosphere), Khí quyển (Atmosphere), Sinh quyển (Biosphere), Nhânquyển (Homosphere), Ozon quyển – Tầng ozon (Ozonosphere) và ion quyển-Tầng điện ly (Ionosphere) Còn môi trường nhân tạo gồm trí quyển, tin quyển,
kỹ quyển, tâm quyển, xã quyển và chính trị quyển Môi trường nhân tạo cóthể gồm các công trình xây dựng, các công trình thuỷ điện, trồng rừng khaihoang v.v Khái niệm môi trường có thể rộng hẹp khác nhau, có thể đề cập
cả hai yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
Khái niệm môi trường trong luận văn đề cập tới cả các yếu tố tự nhiênnhư môi trường không khí, đất, nước…và các yếu tố vật chất nhân tạo như cơ
sở hạ tầng xây dựng, hệ thống quản lý thông tin…
1.3.2 Ô nhiễm môi trường
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế Thế giới: “Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải hoặc năng lượng đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vật chất, sức khoẻ con người hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường”
Theo Luật BVMT sửa đổi 2005 của Việt Nam thì: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” [24] Ngoài
ra, ô nhiễm môi trường còn được hiểu là thay đổi chất lượng môi trường theohướng tiêu cực đối với mục đích sử dụng môi trường
1.4 Quản lý và các khái niệm liên quan
1.4.1 Quản lý
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý Cách hiểu chung nhất
được chấp nhận rộng rãi và cũng là khái niệm mà để tài sử dụng là: Quản lý
là hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản lý nhằm tác
Trang 39động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lý Trong mỗi chu trình quản lý, chủ thể tiến hành những hoạt động theo
các chức năng của quản lý như hoạch định mục tiêu, các đường lối thực hiệnmục tiêu, tổ chức, chỉ huy, điều hoà phối hợp, kiểm tra và sử dụng các nguồnlực cơ bản như nhân lực, vật lực, tin lực để thực hiện các mục tiêu đề ra trongmột thời gian nhất định
Chủ thể quản lý là người tiến hành các hoạt động quản lý, làm phát
sinh những tác động quản lý, điều khiển, điều chỉnh lãnh đạo…thông qua cácquyết định quản lý hoặc những chính sách hướng tới khách thể quản lý nhằmthực hiện các mục tiêu của tổ chức
Đối tượng quản lý là bên nhận tác động quản lý, có khả năng tự điều chỉnh
hành vi của mình Đối tượng quản lý có thể là con người hoặc một hoạt động
Mục tiêu quản lý là trạng thái mong muốn mà chủ thể quản lý vạch ra và
tiến hành các hoạt động để đạt được Mục tiêu quản lý là cơ sở quan trọng đểđánh giá hiệu quả của quản lý, qua đó đánh giá năng lực của chủ thể quản lý
Môi trường quản lý là tập hợp các yếu tố bên ngoài có tác động ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động
Trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý có thể sử dụng các công cụ,phương pháp quản lý khác nhau, tác động lên đối tượng quản lý, khách thể quản
lý Phương pháp quản lý là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủquản lý và đối tượng quản lý trong những hoàn cảnh khác nhau, trong môi trườngbiến động Vì vậy, các phương pháp quản lý mang tính đa dạng phong phú
Phương pháp mệnh lệnh hành chính: Phương pháp hành chính được cụ
thể hoá dưới dạng quy định, quyết định, các quy chế, nội quy của tổ chức màchủ thể quản lý tổ chức đặt ra nhằm mục đích để nhân viên của họ tuân theo
Phương pháp kinh tế là cách tác động vào con người thông qua các lợi
ích kinh tế, sử dụng các công cụ kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, các địnhmức kinh tế - kỹ thuật… Là phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng bị
Trang 40quản lý thông qua các lợi ích về kinh tế và đòn bẩy kinh tế, để cho đối tượng
bị quản lý tự ý lựa chọn phương án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vihoạt động của họ mà không cần phải thường xuyên tác động về hành chính
Phương pháp tuyên truyền giáo dục là cách tác động vào nhận thức và
tình cảm của người lao động trong hệ thống nhằm nâng cao tính tự giác vànhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình
Khi nghiên cứu những tài liệu về quản lý, theo Vũ Cao Đàm, có thểnhận ra các cách hiểu khác nhau về quản lý: Cách hiểu thứ nhất: quản lý đượchiểu là sự kiểm soát một đối tượng bất kỳ, có thể đó là một nhóm người, mộtvật thể hoặc một sự kiện Cách hiểu thứ hai: quản lý được hiểu là sự kiểmsoát một nhóm người trong hoạt động của họ Theo cách hiểu này, thì quản lýchỉ quan hệ đến sự kiểm soát con người, qua con người mà tác động đến vậtthể hoặc sự kiện xã hội Có thể dẫn đến một cách hiểu thứ ba: quản lý là kiểmsoát hoặc điều khiển một nhóm người (đối tượng trực tiếp) để nhóm người đókiểm soát vật tư, xe cộ, khoa học, kỹ thuật (đối tượng gián tiếp)
Trên quan điểm xã hội học, quản lý là điều khiển một nhóm người (đốitượng trực tiếp) nhằm đạt được mục đích đã định trước Xét bản chất xã hộihọc của quản lý thì: quản lý chẳng qua là chuyển những tác động điều khiển từmột cá nhân hoặc nhóm người này đến nhóm người khác, để họ thừa nhận mọinhiệm vụ nhằm đạt được những mục đích mà chủ thể quản lý đã định trước
1.4.2 Quản lý môi trường
Quản lý môi trường, theo Vũ Cao Đàm, “là sự điều khiển hành vi của những con người hoặc nhóm người trong công đồng (đối tượng trực tiếp), nhằm định hướng cho họ tác động lên các yếu tố môi trường (đối tượng gián tiếp), sao cho có thể duy trì được một chuẩn mực chất lượng môi trường phù hợp với những chuẩn mực được một cộng đồng chấp nhận” [31, tr.24]
Khái niệm trên chỉ đề cập đến môi trường theo nghĩa là môi trường tự nhiên.Nếu xem xét môi trường theo nghĩa rộng thì cần phải xem xét cả môi trường nhân