Để thực hiện tốt các giải pháp đã nêu ra ở chương 3, tác giải luận văn xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Đối với UBND thành phố Hà Nội:
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về BVMT, tăng cường hoạt động kiểm tra, xử lý các cơ sở, hộ gia đình gây ô nhiễm, kiện toàn bộ máy quản lý môi trường.
- Có chính sách kêu gọi kinh phí đầu tư từ các tổ chức quốc tế, các ưu đãi vay vốn từ Nhà nước .v.v...hỗ trợ xây dựng các điểm công nghiệp làng nghề, xây dựng khu vực xử lý nước thải, rác thải tại các điểm công nghiệp làng nghề.
- Tăng cường nghiên cứu, triển khai công nghệ thân thiện với môi trường; công nghệ sản xuất sạch hơn cho các hộ gia đình và tại điểm công nghiệp làng nghề. Nghiên cứu các tiêu chuẩn môi trường vùng; đánh giá tác động môi trường và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ người dân làng nghề.
Đối với UBND huyện Thường Tín:
- Tăng cường giám sát việc thực hiện xây dựng các điểm, cụm công nghiệp làng nghề, trú trọng giám sát xây dựng hệ thống hạ tầng như đường xá, hệ thống cấp, thoát nước, bể chứa nước thải, cây xanh v.v.. tại các điểm, cụm công nghiệp làng nghề. Bên cạnh đó cần có các quy định hướng dẫn, chỉa đạo việc phân chia mặt bằng sản xuất, đảm bảo tính công bằng trong sử dụng mặt bằng sản xuất và tách ô nhiễm ra khỏi khu dân cư....
- Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, xử lý các hộ gây ô nhiễm tại làng nghề, điểm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề; kiểm tra và xử lý các vi
phạm về đất đai tại làng nghề; hỗ trợ các làng nghề thu gom, phân loại rác thải, nước thải về các nhà máy xử lý.
- Chỉ đạo thống nhất hình thức bán điện, bảo đảm tính công bằng trong sử dụng và tiết kiệm điện sản xuất.
- Tăng cường công tác thông tin môi trường, trong đó tuyên truyền ảnh hưởng của sản xuất gây ô nhiễm, vận động thực hiện tốt bảo hộ lao động và các quy định BVMT.
Đối với chính quyền UBND xã Duyên Thái:
- Hội đồng nhân dân xã tập trung rà soát quy hoạch sử dụng đất đai của xã nhằm mở rộng và quản lý hiệu quả sử dụng mặt bằng sản xuất để tách sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi làng nghề; tăng cường giám sát việc quản lý sử dụng đất, điện sản xuất trong toàn xã.
- UBND xã cần có chính sách kêu gọi sự hỗ trợ về kinh phí, khoa học công nghệ từ cấp trên, tài trợ của các tổ chức, dự án quốc tế vào quá trình BVMT, phát triển làng nghề theo hướng bền vững.
- Uỷ ban mặt trận tổ quốc xã cùng các đoàn thể khác trong xã cần tăng cường chỉ đạo và tích cực tham gia hoà giải tại cơ sở, vận động các hộ sản xuất chấp hành các quy định về BVMT, làm tốt công tác dân vận tạo sự đoàn kết, thống nhất trong nhân dân, khơi dạy trách nhiệm của người dân với công tác BVMT làng nghề.
- UBND xã chỉ đạo Ban văn hoá xã và trưởng thôn/phó trưởng thôn Hạ Thái tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về BVMT làng nghề và trong toàn xã; đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, xử lý minh bạch thông tin và kết quả xử lý vi phạm, thông tin về quy hoạch làng nghề./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội.
[2] Báo cáo tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề xã Duyên Thái, Số 53 /BC-UBND, ngày 10 tháng 7 năm 2009.
[3] Báo cáo Tổng hợp một số tình hình kinh tế - xã hội xã Duyên Thái năm 2002- 2007, UBND xã Duyên Thái.
[4] Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội xã Duyên Thái năm 2008, UBND xã Duyên Thái.
[5] Cục Bảo vệ môi trường - Bộ tài nguyên và Môi trường, Nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua tăng cường công tác phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng (Báo cáo tổng quan nghiên cứu) (2003), Hà Nội.
[6] Đặng Kim Chi (chủ biên), Nguyễn Ngọc Lan, Trần Lệ Minh (2005)
Làng nghề Việt Nam và Môi trường, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội. [7] Đặng Đình Long (2005), Tính cộng đồng và xung đột môi trường làng nghề ở Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và xu hướng biến đổi, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
[8] Đặng Thị Ánh Nguyệt (2004), Quản lý xung đột môi trường trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, Luận văn thạc sỹ Quản lý KH&CN, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
[9] Điều tra đánh giá thực trạng các quỹ bảo vệ môi trường cộng đồng, đề xuất cơ chế xây dựng, quản lý, vận hành và phát triển quỹ (2009) - Báo cáo tổng kết dự án môi trường – Trung tâm Phát triển Xã hội và Môi trường vùng, Hà Nội.
[10] G.Endrweit (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, NXB Thế giới, Hà Nội.
[11] G.Endrweit và G.Trommsdorff (2003), Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, Hà Nội.
[12] http://www.en.wikipedia .org/wiki/Conflict .
[13] http://www.congnghiepmoitruong.vn/kin-thc/420-mot-so-quy-
bao-ve-moi-truong-quoc-te.html
[14] Lê Thanh Bình (2000), Chính sách quản lý môi trường với việc giải quyết xung đột môi trường, Viện NCCL&CSKHCN, Luận văn thạc sỹ Chính sách KH&CN, Viện chiến lược và Chính sách KH&CN.
[15] Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
[16] Manfred Schreigorio (1999), Môi trường và phát triển tại các làng nghề thủ công nghiệp, Hà Nội.
[17] Nguyễn Xuân Hảo, Công nghiệp hoá nông thôn thông qua phát triển các cụm công nghiệp làng nghề: Nghiên cứu trường hợp tại các cụm công nghiệp làng nghề Bắc Ninh và Hà Tây.
[18] Ngô Văn Hùng, Xung đột môi trường và các giải pháp quản lý xung đột môi trường (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Quảng Nam) (Luận văn Thạc sỹ) [19] Nguyễn Quang Tuấn, Nghiên cứu xung đột môi trường: Nguyên nhân và giải pháp quản lý xung đột môi trường - Viện Nghiên cứu Chiến lược & Chính sách Khoa học Công nghệ.
[20] Nguyễn Hoài Đức (2004), Quản lý xung đột môi trường trong làng nghề (Nghiên cứu cụ thể làng nghề dệt lụa Vạn Phúc thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây) Luận văn thạc sỹ quản lý Khoa học & Công nghệ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.
[21] Nguyễn Thị Hiền (2000), Giải pháp điều hoà xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề, Báo cáo Khoa học, Hà Nội.
[22] Nguyễn Thị Thanh Huyền (2000), Điều hoà xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong vấn đề rác thải ở HN, Kỷ yếu hội thảo XHHMT. Cục môi trường, Hà Nội.
[23] Phạm Thị Bích Hà (2001), Nhận dạng xung đột chức năng môi trường trong quản lý Nhà nước về môi trường, Kỷ yếu hội thảo Xã hội học môi trường, Cục môi trường, Hà Nội.
[24] Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ Môi trường (Luật số 52/2005/QH11).
[25] Vũ Cao Đàm (2002), Xã hội học môi trường, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
[26] Vũ Cao Đàm (2007) Tập bài giảng xã hội học về môi trường, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[27] Vũ Cao Đàm (chủ biên) (2009), Nghiên cứu Xã hội về môi trường,
NXB Khoa học Kỹ Thuật, Hà Nội.
[28] Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Khoa học Chính sách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[29] Vũ Cao Đàm, Giải quyết xung đột môi trường trong các làng nghề nội dung tất yếu của quản lý môi trường.
(http://www.nea.gov.vn/tapchi/Toanvan/09-2k1-31.htm)
[30] Trịnh Hoà Bình (2007), Hành vi sức khoẻ của cư dân nông thôn trong bối cảnh xung đột môi trường (đề tài khoa học cấp Viện - Viện Xã hội học), Hà Nội.
[31] Trương Mạnh Kiểm (2008), Quản lý xung đột môi trường làng nghề trên cơ sở nhận diện và xử lý xung đột môi trường làng nghề (nghiên cứu
trường hợp Làng nghề sơn mài Hạ Thái, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Tây), Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành khoa học quản lý.
[32] Teresita D.Suselo, (1993). Enviroment Resources and Utilization, Queen Sirikit Enviroment and devolopment Seminar: AIT
[33] E.Wertheim (1999) Negotiations and resolving conflicts: an overview: http://www.cba.neu.edu
[34]Valerie Brown et al (1995), Risks and opportunities, earths can Publications Ltd, London.
PHỤ LỤC I. PHỤ LỤC 1:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường, giải pháp quản lý xung đột môi trường trong quá trình phát triển làng nghề, tác giả đề tài luận văn thạc sỹ quản lý KH&CN rất mong muốn nhận được sự chia sẻ của ông/bà về những thông tin liên quan đến những vấn đề nêu trên. Ông/bà chỉ cần khoanh tròn hoặc tích vào những phương án mình lựa chọn.
Rất mong nhận được sự hợp tác của ông/bà!
A. THÔNG TIN CHUNG
A1.Tuổi(ghi rõ theo tuổi dương lịch):……… A2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
A3. Quan hệ với chủ hộ:
1. Chủ hộ 2. Vợ/chồng 3. Bố/mẹ 4. Anh/em 5. Con A4. Trình độ học vấn
1. Không được đi học 2. Học hết cấp 1 3. Học hết cấp 2
4. Học hết cấp 3 5. Trung cấp/cao đẳng 6. Đại học và sau đại học
A5. Nghề nghiệp chính hiện nay :
1. Nông nghiệp 2. Cán bộ viên chức 3. Thủ công nghiệp 4. Công nhân (ở nơi khác)
5. Dịch vụ/buôn bán 6. Học sinh/sinh viên
7. Thất nghiệp/nghỉ ốm/già yếu 8. Khác (ghi rõ):... A6. Thu nhập chính từ: 1. Nông nghiệp 2. Dịch vụ/buôn bán 3. Nghề thủ công 4. Lương 5. Được cho/biếu 6. Khác :... 7. Không có thu nhập
A7. Xin cho biết nguồn thu nào lớn nhất (đánh số theo mã A7) :... A8. Tự đánh giá/xếp loại kinh tế gia đình:
1. Giàu có 4. Nghèo
2.Khá giả 5. Đói
3.Trung bình 6. Không ý kiến/không trả lời
A9. Hộ gia đình ông/bà có làm nghề không?
1. Là chủ cơ sở sản xuất 2. Làm thêu tại nhà chủ
3. Làm thuê cho người khác tại nhà mình 4. Không làm nghề
B. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
B1. Ông/bà đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề hiện nay?
1. Rất nghiêm trọng 2. Nghiêm trọng 3. Ít nghiêm trọng
4. Không nghiêm trọng 5. Không ô nhiễm
B2. Theo ông/bà nguyên nhân gây ô nhiễm từ nguồn nào?
1. Nước thải do làm nghề. 2. Bụi/khí (từ phùn sơn). 3. Tiếng ồn của máy móc
4. Nguyên vật liệu để làm sơn mài
5. Chất hoá học dùng trong sản xuất nghề 6. Khác :...
B3. Ông /bà đánh giá các chất hoá học như sơn, xăng thơm, este, lá bạc, chì... dùng trong sản xuất tác động như thế nào đến sức khoẻ của người làm nghề và những người xung quanh?
1. Rất có hại cho sức khoẻ 2. Có hại cho sức khoẻ 3. Ảnh hưởng không đáng kể 4. Không có hại gì
5. Không biết
B4. Thái độ của ông/bà với các hộ làm nghề có phun sơn, dùng các chất hoá học nhưng không sử dụng các biện pháp xử lý như lọc qua nước thải, thu gom rác, dựng cột xả khí cao, trang bị mặt nạ, khẩu trang?
1. Thông cảm 2. Ủng hộ 3. Phản đối
B5. Tại địa phương ông/bà có từng xảy ra mâu thuẫn/xung đột giữa các hộ gia đình liên quan đến hoạt động làm nghề sơn mài không?
1. Có 2. Không (chuyển sang B10) 3. Không biết
B6. Nếu có, mâu thuẫn/xung đột giữa ai?
1. Hộ làm nghề với hộ không làm nghề 2. Giữa các hộ làm nghề với nhau
3. Giữa các hộ làm nghề với doanh nghiệp 4. Giữ hoạt động làm nghề với mỹ quan, văn hoá 5. Giữa hộ không làm nghề với xã, thôn
6. Khác :...
B7. Mức độ mâu thuẫn/xung đột diễn ra như thế nào?
1. Rất nghiêm trọng 2. Nghiêm trọng
3. Ít nghiêm trọng 4. Không nghiêm trọng
B8. Nguyên nhân mâu thuẫn/xung đột là gì?
1. Cạnh tranh trong sản xuất (Ghen tức về công việc, thu nhập...)
2. Bất đồng quan điểm trong sản suất
3. Bức xúc về ô nhiễm môi trường do các hộ gây ra 4. Thiếu sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng 5. Khác (ghi rõ) : ...
B9. Khi xảy ra mâu thuẫ, người dân thường hành động như thế nào?
1. Không làm gì 2. Tỏ thái độ gay gắt 3. Có hành động đe doạ 4. Phản ánh với cán bộ thôn
5. Thông báo và đề nghị xã giải quyết 6. Tổ chức khiếu kiện lên cấp cao hơn 7. Dùng vũ lực
8. Khác :...
B10. Các mâu thuẫn/xung đột được giải quyết như thế nào?
1. Chính quyền đứng ra hoà giải mâu thuẫn/xung đột giữa các hộ 2. Các hộ tự hoà giải
3. Phân xử tại toà án
4. Khác :... 5. Không có cách xử lý nào
C. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ.
C1. Trong quá trình phát triển làng nghề, Chính quyền địa phương đã có biện pháp xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường nào?
1. Thu góm rác thải về bãi rác tập trung.
2. Thường xuyên kiểm tra và xử phạt các hộ gây ô nhiệm.
3. Quy định các hộ phải xử lý tạm thời ô nhiễm (lắp ống xả khí cao, phun sơn trong
phòng kín, quy định thời gian phun sơn...).
4. Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở và người dân trang bị phương tiện xử lý ô nhiễm môi trường.
5. Khuyến khích, ưu tiên những hộ sản xuất không gây ô nhiễm. 6. Khác (ghi rõ) :... 7. Không có hoạt động gì.
C2. Ông bà đánh giá chung về hiệu quả của hoạt động xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường?
1. Rất hiệu quả (Chuyển C4)
2. Hiệu quả (Chuyển C4)
3. Hiệu quả không đáng kể (Chuyển C3)
4. Không có hiệu quả gì (Chuyển C3)
5. Không ý kiến (Chuyển C4)
C3.Theo ông/bà không có hiệu quả hoặc hiệu quả không đáng kể là do nguyên nhân nào?
1. Vì không công bằng về đất đai cũng như các lợi ích khác giữa các hộ. 2. Chính quyền thiếu theo dõi và xử lý, thực hiện không triệt để.
3. Không có kinh phí thực hiện. 4. Người dân thiếu hợp tác.
5. Khác (ghi rõ) :...
C4. Hộ gia đình ông/bà muốn được hỗ trợ gì để xử lý ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ và môi trường?
1. Thông tin về tác hại của các chất, cách thức sản xuất phù hợp. 2. Kinh phí để trang bị phương tiện xử lý ô nhiễm môi trường. 3. Quy hoạch làng nghề, tách sản xuất khỏi khu dân cư. 4. Khác (ghi rõ) :...
C5. Theo ông bà thực hiện tốt các giải pháp sau đây sẽ tác động như thế nào đến việc làm giảm mâu thuẫn/xung đột giữa các hộ gia đình và bảo vệ môi trường?
TIÊU CHÍ Rất hiệu quả Hiêu quả Ít hiệu quả Không có hiệu quả gì Không biết 1.Phun sơn, dán bạc,...trong phòng kín, có
dựng ống thông hơi, xả khí cao
2.Xây dựng khu sản xuất nghề tách biệt khỏi khu dân cư, có xử lý nước thải tập trung, có phòng kín và ống thông hơi cao
3.Xây dựng quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề do Hiệp hội làng nghề quản lý đề đầu tư cho xử lý ô nhiễm
4.Gom rác thải, nước thải vào bãi rác tập trung 5.Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất trang thiết bị lọc không khí, xử lý nước thải
6.Duy trì thường xuyên việc kiểm tra và xử lý các hộ sản xuất gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong cộng đồng làng nghề
7.Tuyên truyền các kiến thức về tác hại của ô nhiễm do sản xuất sơn mài và cách xử lý ô nhiễm môi trường cho người dân
C6. Theo ông/bà trong những giải pháp quản lý xung đột môi trường dưới đây, những giải pháp nào mang tính triệt để, hiệu quả, lâu dài mà chính quyền cần triển khai? (Chọn 3 giải pháp ưu tiên đánh số ưu tiên từ 1 đến 3)
TIÊU CHÍ Số ưu
tiên 1.Phun sơn, dán bạc,...trong phòng kín, có dựng ống thông hơi, xả khí cao
2.Xây dựng khu sản xuất nghề tách biệt khỏi khu dân cư, có xử lý nước thải tập trung, có phòng kín và ống thông hơi cao
3.Xây dựng quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề do Hiệp hội làng nghề quản lý đề đầu tư cho xử lý ô nhiễm
4.Gom rác thải, nước thải vào bãi rác tập trung
5.Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất trang thiết bị lọc không khí, xử lý nước thải
6.Duy trì thường xuyên việc kiểm tra và xử lý các hộ sản xuất gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong cộng đồng làng nghề
7.Tuyên truyền các kiến thức về tác hại của ô nhiễm do sản xuất sơn mài và cách xử lý ô nhiễm môi trường cho người dân
8. Giải pháp khác :...