1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn nâng cao hiệu quả dạy phát âm tiếng anh cho học sinh thpt tỉnh bắc giang

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁPVÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy phát âm tiếng Anh cho học sinh THPTtỉnh Bắc Giang.

2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/20223 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không.

4 Mô tả giải pháp cũ thường làm

Trước khi áp dụng giải pháp, chúng tôi nhận thấy một thực trạng phổ biếnlà việc học sinh sau khi học tiếng Anh hết lớp 12 vẫn không thể phát âm đúng cáctừ tiếng Anh hoặc không thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh khi đi du lịch hoặctham gia các hoạt động có yếu tố nước ngoài với nguyên nhân không biết phát âmcác từ cần dùng như thế nào cho đúng

Trong các trường phổ thông, việc dạy và học tiếng Anh vẫn đang dừng lạiở việc đáp ứng yêu cầu của các kì thi đặc biệt là khì thi THPT QG trước đây vànay là kì thi TN THPT mà ở đó không có hoặc có rất ít yêu cầu về việc phát âmđúng, phát âm chuẩn tiếng Anh cũng như việc giao tiếp thực tế hoặc thực hành kĩnăng nói tiếng Anh Trong đề thi TN THPT có bốn câu hỏi về phát âm là lựa chọntừ có phần gạch chân phát âm khác phần gạch chân của các từ còn lại (2 câu) vàchọn từ có vị trí trọng âm khác với các từ còn lại (2 câu) Học sinh trả lời bốn câuhỏi này bằng việc nhìn vào các từ đã cho và lựa chọn theo suy đoán hoặc theo quytắc đã được học

5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến.

Trong việc dạy và học tiếng Anh ở nhà trường phổ thông hiện nay, cả giáoviên và học sinh đều quan tâm nhiều đến việc học và rèn luyện ngữ pháp, cách làmbài tập trắc nghiệm để đáp ứng các kì thi Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cũngđược quan tâm nhưng chưa đủ, đặc biệt là việc dạy và sửa phát âm đúng cho họcsinh còn bị xem nhẹ Nguyên nhân một phần ở việc giáo viên chưa tự tin vào việcphát âm chuẩn của mình và việc rèn phát âm cho học sinh là một quá trình cầnnhiều thời gian Trong khi đó việc phát âm chuẩn đóng vai trò rất quan trọng trong

Trang 2

giao tiếp bằng tiếng Anh dù ở bất kì lĩnh vực nào Khi nghiên cứu về việc dạy vàhọc phát âm tiếng Anh, các tác giả nhận thấy thực chất việc rèn phát âm cho họcsinh không khó mà vấn đề cốt lõi là nhận thức của giáo viên và học sinh cũng nhưsự kiên trì trong học tập Trên thực tế, hầu hết học sinh vẫn chưa nhận thức đầy đủvề tầm quan trọng của phát âm, cộng với hạn chế khách quan về môi trường giaotiếp Về phía giáo viên, mặc dù đây không phải nội dung giảng dạy mới nhưnghiện tại cũng chưa có tài liệu chuẩn để dạy ngữ âm nên phải tự tìm tòi nghiên cứuđể phục vụ cho việc giảng dạy phát âm của mình nên nhiều khi đó là cả một vấnđề Là các giáo viên trực tiếp giảng dạy cho học sinh bộ môn Tiếng Anh nên cáctác giả rất mong muốn được góp một phần nhỏ của mình cho công tác giảng dạynói chung và đặc biệt về việc dạy phát âm cho học sinh nói riêng nhằm giúp họcsinh cải thiện được kĩ năng nói Tiếng Anh của mình Vì các lí do nêu trên, các tácgiả đã tìm hiểu thực tế vấn đề, tập hợp kiến thức và đưa ra giải pháp cho đề tài

“Nâng cao hiệu quả dạy phát âm tiếng Anh cho học sinh THPT tỉnh BắcGiang” Kết quả nghiên cứu, những giải pháp và sáng kiến sẽ giúp các thầy cô

giáo dạy tiếng Anh có nguồn tài liệu phong phú phục vụ giảng dạy; các em họcsinh có nguồn tài liệu tự học hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cũngnhư chất lượng giao tiếp tiếng Anh của giáo viên và học sinh nhà trường.

6 Mục đích của giải pháp sáng kiến

Việc dạy và học phát âm tiếng Anh thiết nghĩ phải được quan tâm ngay từ khingười học bắt đầu việc học tiếng Anh Từ những chữ cái, những âm vần đầu tiêncho đến từng từ, từng câu … đều cần được chú trọng từ khi bắt đầu Tuy nhiên vớihọc sinh THPT hiện nay, ngoài một số ít học sinh quan tâm, rèn luyện phát âm tốtthì đại đa số còn ngại và lười rèn luyện Kết quả là khi phải nói trực tiếp hay khilàm bài tập liên quan đến ngữ âm đều không tự tin Khi nghiên cứu về vấn đề này,bằng kinh nghiệm thực tế khi dạy học cũng như ôn thi cho học sinh, các tác giảmong muốn mang đến cho các thầy cô giáo và các em học sinh một nguồn tài liệuhữu ích, đầy đủ về dạy và học phát âm từ đó giúp thầy cô tự hoàn thiện kĩ năngphát âm tiếng Anh của bản thân cũng như có thể áp dụng được các hoạt động rènkĩ năng phát âm cho học sinh Khi học sinh phát âm chuẩn thì chất lượng giao tiếp,chất lượng bài thi của học sinh sẽ cải thiện đạt mục tiêu nâng cao chất lượng dạyvà học tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp

Các giải pháp của sáng kiến sẽ là nguồn tài liệu tham khảo rất phù hợp cho cácthầy cô trong việc dạy phát âm, dạy kĩ năng nói cho học sinh nhằm đáp ứng được

Trang 3

yêu cầu về giao tiếp trong việc dạy và học tiếng Anh Cụ thể: Giải pháp 1:

Giải pháp 2: Trên cơ sở đọc và nghiên cứu tài liệu, giải pháp 2 của sáng kiến cungcấp kiến thức chuẩn hóa về cấu âm, cách phát âm chuẩn các âm tiết trong tiếngAnh (từ nguyên âm, phụ âm cho đến linking sounds và trọng âm từ, trọng âm câu).Đây là nội dung mà hầu hết các thầy cô đã bỏ qua hoặc không tìm hiểu sâu cũngnhư áp dụng vào công việc giảng dạy trên lớp

7 Nội dung sáng kiến

7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến

(Chi tiết tại phụ lục số 1 – trang …)* Giải pháp 2:

- Tên giải pháp: Kiến thức chung về ngữ âm trong tiếng Anh

- Nội dung: Trong giải pháp này, các tác giả đã tổng hợp lại một cách chi tiếtcác kiến thức quan trọng và cần thiết về ngữ âm trong tiếng Anh nhằm mang lạicho các thầy cô và học sinh tài liệu tham khảo chuẩn để rèn phát âm tiếng Anh.Từng âm tiết sẽ được miêu tả một cách chi tiết, có hình ảnh minh họa cũng như cácví dụ điển hình, chọn lọc Kể cả các âm khó như cặp âm, hay âm gió, âm rung cũngđược miêu tả đầy đủ, giúp thầy cô và học sinh có thể tự rèn luyện theo một cách cóhiệu quả Ngoài ra, trong giải pháp này, các tác giả cũng tổng hợp các quy tắctrọng âm cần thiết, giúp thầy cô giáo có nguồn tài liệu chuẩn để đưa vào bài giảngcủa mình ở trên lớp cũng như các tài liệu ôn thi Phần nội dung cuối của giải phápchính là kiến thức về một dạng thức phát âm phổ biến và quan trọng khi nói tiếngAnh nhưng hầu hết đều bị lãng quên trong các giờ học, đó là nối âm (linkingsounds) Nối âm sẽ giúp người học tiếng Anh nói tiếng Anh một cách tự nhiên hơnvà chính xác hơn

Trang 4

- Kết quả giải pháp 2: Muốn đọc đúng, phát âm chuẩn và nói hay cần có hệthống kiến thức chuẩn Giải pháp số 2 mang lại cho các thầy cô và các em học sinhphần quan trọng đó Nếu kiến thức về cấu âm, về trọng âm, về nối âm được nghiêncứu, thực hành mô phạm và luyện tập thường xuyên thì phản xạ phát âm và phảnxạ nói của mỗi người học tiếng Anh, bao gồm cả giáo viên và học sinh đều đượctăng lên một cách rõ rệt

(Chi tiết tại phụ lục số 2 – trang )* Giải pháp 3

- Tên giải pháp: Một số hoạt động dạy và rèn phát âm cho học sinh ở trườngTHPT

- Nội dung: Các tác giả đã đề xuất 4 nhóm biện pháp, 4 nhóm hoạt động dạy vàrèn phát âm cho học sinh ở trường THPT trong đó bao giờ cả các hoạt động riênglẻ thực hện trên lớp, hoạt động tự rèn luyện tại nhà, cùng bạn học hoặc hoạt động

ngoại khóa Cụ thể: 1- Dạy và học phát âm bằng các cặp tương đồng; 2 – Luyệnphát âm theo video; 3 – Luyện phát âm với Tongue Twister (nói xoắn lưỡi); 4 –Hoạt động ngoại khóa

Ở tất các các giải pháp mà tác giả đề xuất đều được tiến hành kiểm chứngchất lượng thông qua hoạt động thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần tạitrường THPT Chuyên – nơi nhóm tác giả đang công tác, và áp dụng thực nghiệmtại trường THPT Ngô Sĩ Liên; TH-THCS-THPT Mapple Leaf Academy, THPTThái Thuận (TP Bắc Giang), THPT Yên Dũng số 2 và THPT Yên Dũng số 3(Huyện Yên Dũng) – Tỉnh Bắc Giang

- Kết quả giải pháp 3: Việc dạy và rèn phát âm cũng như kĩ năng nói cho họcsinh thể tiến hành thông qua nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau, trên cơ sởkết hợp nhuần nhuyễn các dạng hoạt động của học sinh Nhưng quan trọng nhất là

phải xác định đúng đắn các biện pháp sử dụng Những biện pháp được đề xuất trên

cơ sở vận dụng linh hoạt các nguyên tắc dạy học tích cực Do khuôn khổ của mộtsáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi chỉ tập trung đi sâu phân tích một số biện pháptiêu biểu và hiệu quả mang lại là hết sức thuyết phục Những kết quả TN sư phạmtừng phần và toàn phần không chỉ khẳng định tính khả thi của những biện phápchúng tôi đã đề xuất mà còn khẳng định tính đúng đắn của những giả thuyết sángkiến đã đặt ra.

Trang 5

(Chi tiết tại phụ lục số 3 – trang )

* Kết quả khi áp dụng 03 giải pháp của sáng kiến:

Sau khi áp dụng giảng dạy sáng kiến đối với lớp 11, 12 cơ bản và lớp chuyêntiếng Anh cũng như trong ôn luỵện học sinh giỏi quốc gia năm học 2022 – 2023 vàđã thấy có sự tiến bộ về hứng thú và về chất lượng Cụ thể:

So sánh hứng thú, sự tích cực của HS trước và sau khi áp dụng giải pháp(kết quả đo lường bằng việc phỏng vấn HS của các lớp: 11 tin, 11 lý, 11 Anh, 12sinh (Trường THPT Chuyên Bắc Giang); 10A10 (THPT Thái Thuận), 10A (THPTMapple Leaf Academy), 10A7, 10A5 THPT Yên Dũng 2, 11A4 THPT Yên Dũng3HS đội tuyển học sinh giỏi: quốc gia năm học 2022 - 2023 tổng số 250 HS, kếtquả như sau

Thái độ, hứng thú và sự tích cực vớiviệc học phát âm tiếng Anh

Trước khi áp dụnggiải pháp

Sau khi áp dụng giải pháp

Kết quả thi học kì 1 năm học 2022-2023 kĩ năng nói của học sinh lớp 10A10THPT Thái Thuận

(bổ sung sau)

Đối với học sinh đội tuyển HSG Quốc gia, kĩ năng nói đóng vai trò quantrọng trong cấu trúc đề thi của HSG Quốc gia và một trong những tiêu chí chấmcủa kĩ năng này là độ chính xác trong đó có việc nói đúng phát âm, đúng trọng âmvà tự nhiên Các giải pháp đã được ứng dụng một phần trong việc rèn luyện kĩnăng nói cho học sinh trong đội tuyển Kết quả thi HSGQG năm học 2022-2023tăng về số lượng và chất lượng giải, điểm kĩ năng nói của học sinh đều ở mức tốt

7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến

Sáng kiến đã được áp dụng giảng dạy trong các giờ học của môn tiếng Anhtrong cả 3 khối 10, 11, 12; cả chương trình thí điểm cũ (lớp 11, 12) cũng nhưchương trình mới (lớp 10); đồng thời áp dụng ở cả các lớp chuyên tiếng Anh cũng

Trang 6

như lớp không phải chuyên tiếng Anh và áp dụng với đội tuyển HSG quốc gia môntiếng Anh năm học 2021-2022, 2022-2023 tại trường THPT Chuyên Bắc Giang; ápdụng thực nghiệm giảng dạy tại các lớp 10, 11 của các trường THPT Ngô Sĩ Liên,THPT Thái Thuận, TH-THCS-THPT Mapple Leaf Academy, THPT Yên Dũng số2 và THPT Yên Dũng số 3

7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:

Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên ở tại trường THPT chuyên Bắc Giang,THPT Ngô Sĩ Liên; THPT Thái Thuận; TH-THCS-THPT Mapple Leaf Academy,THPT Yên Dũng số 2 và THPT Yên Dũng số 3, hiệu quả của sáng kiến đạt được nhưsau:

Về lợi ích kinh tế

Khi thực hiện áp dụng sáng kiến trên đây vào thực tiễn dạy và rèn phát âmcũng như kỹ năng nói cho học sinh ở các trường THPT; dạy lớp chuyên Anh; dạyĐội tuyển học sinh giỏi Quốc gia có thể nhìn thấy ngay một số lợi ích về mặt kinhtế mà sáng kiến mang lại, đó là:

- Tiết kiệm thời gian, công sức của giáo viên khi tổ chức giảng dạy phầnkiến thức này trên lớp, rèn kĩ năng khai thác tài liệu, tự học, tự tìm kiếm tài liệu vàtự rèn luyện cho học sinh.

- GV có thể sử dụng phần lý luận của sáng kiến kinh nghiệm này để tiếp tụcxây dựng các giải pháp rèn luyện, phát triển năng lực cho HS sang nghiên cứunhững nội dung khác liên quan đến giảng dạy kĩ năng nói tiếng Anh

- Những giải pháp được nêu trong sáng kiến có thể trở thành tư liệu thamkhảo để HS tự học, tự rèn tại nhà Qua đó tiết kiệm được chi phí đi lại, các khoảnchi cho việc mua tài liệu tham khảo…

- Thực hiện sáng kiến này chính là một điều kiện, một cơ hội để GV tự tìmhiểu tài liệu, cập nhật thông tin tri thức mới, củng cố kiến thức chuyên môn từ đónâng cao năng lực, phẩm chất cá nhân Việc GV không ngừng tự trau dồi nâng caonăng lực, chuyên môn nghiệp vụ ở một khía cạnh nào đó cũng có thể xem là tiếtkiệm kinh phí cho công tác tập huấn, đào tạo lại

Lợi ích xã hội

- Hướng tới một trong những mục tiêu của Đề án Ngoại Ngữ quốc gia 2020nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, đảm bảo học sinh có thể tự tin nói tiếngAnh, giao tiếp bằng tiếng Anh như người bản xứ, việc dạy và rèn phát âm chuẩncho học sinh ngay từ những bài học nhỏ trên lớp là một hoạt động tất yếu và mang

Trang 7

lại những hiệu quả không hề nhỏ Nó đóng vai trò tiên quyết trong việc học sinh cótự tin nói tiếng Anh hay không Sẽ không còn những rụt rè, e ngại khi phát âm sai,khi không nói đúng trọng âm để diễn đạt đúng ý muốn của người nói Dần dần, họcsinh sẽ tự tin trình bày các vấn đề xã hội trước đám đông, trong các hội nghị quốctế để nâng tầm vị trí của thanh niên Việt Nam trên trường quốc tế

- Sáng kiến kinh nghiệm này cũng là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp giáoviên nâng cao năng lực chuyên môn, đóng góp hiệu quả cho công tác giáo dục môntiếng Anh bậc THPT

* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật vàkhông sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

Xác nhận của cơ quan, đơn vịTác giả sáng kiến

Thân Thị Ngọc Thủy – Mai Thu Giang

Trang 8

Phụ lục số 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA VIỆC DẠY HỌC PHÁT ÂM TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THPT

1 Cơ sở lý luận

1.1 Tầm quan trọng của việc phát âm đúng tiếng Anh

Một sai lầm phổ biến được thực hiện bởi nhiều học sinh quốc tế học tiếngAnh như một ngôn ngữ thứ hai là không chú ý đầy đủ đến phát âm tiếngAnh Việc đánh giá thấp tầm quan trọng của cách phát âm này chủ yếu là do họcsinh có khuynh hướng nghĩ nhầm rằng cách phát âm ít quan trọng hơn so với cáckhía cạnh khác của ngôn ngữ tiếng Anh như ngữ pháp, từ vựng và từ vựng Phátâm chính xác là điều bắt buộc đối với bất kì người học ngoại ngữ nào không chỉriêng tiếng Anh bởi vì có phát âm chính xác thì người nghe mới có thể hiểu đượcnhững gì mà người nói phát âm Nếu phát âm sai một từ hay thậm chí chỉ là mộtâm thì sẽ làm cho người nghe hiểu sai ý của người nói Do đó việc phát âm đúngtiếng Anh rất quan trọng không chỉ trong giao tiếp mà còn trong văn hóa

Thứ nhất, phát âm đúng tiếng Anh làm tăng hiệu quả giao tiếp và tránh bịhiểu lầm Khi nói một ngoại ngữ, bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tiếng mẹ đẻ.Chính vì vậy mà người Ấn Độ nói tiếng Anh nghe sẽ khác, người Việt nam nóitiếng Anh nghe sẽ khác, người Pháp nói tiếng Anh nghe sẽ khác Trừ khi bạn bắtchước được "accent" của Anh hoặc Mỹ, tiếng Anh của bạn sẽ không thể nào nghe100% như người bản xứ được Mà việc nói một thứ tiếng, mục tiêu quan trọngnhất là đạt được mục đích giao tiếp, tức là làm cho đối phương hiểu mình đang nóigì Vì vậy, nếu bạn phát âm đủ chuẩn, đúng và rõ ràng, đối phương sẽ có thể dễdàng tiếp thu hơn là nghe một người không phải bản xứ ("non-native") vừa bị ảnhhưởng tiếng mẹ đẻ vừa phát âm sai Hơn nữa việc phát âm sai sẽ dẫn đến nhữnghiểu nhầm về mặt ý nghĩa Có thể đơn cử ra đây một số ví dụ như sau Nếu ngườihọc tiếng anh phát âm các từ như fog và fox; sea và she; sick và six mà không cósự khác nhau nào trong phát âm các âm đầu và cuối /k/, /s/, / ʃ/ thì hoàn toàn cóthể dẫn đến sự nhiểu nhầm Khi muốn nói rằng “Tôi ốm.” (I’m sick.) nhưng bạnlại không bật âm cuối /k/ thì người nghe có thể hiểu là “I’m six.” (Tôi 6 tuổi) Mộtvi dụ nữa như sau: Nếu như trong tiếng việt chúng ta có chữ “ch”, “tr” thì trongtiếng Anh có âm /s/, /ʃ/ Khi phát âm câu sau: God save me! Thì chữ “save” (cứu

Trang 9

rỗi) được phát âm là /seiv/ nhưng nếu bạn phát âm sai am /s/ thành âm /ʃ/ thìngười nghe có thể hiểu nhầm “save” thành “shave” (cạo râu) và khi đó trở thànhcâu “God shave me!” (Chúa cạo râu cho tôi) Lúc này mục đích giao tiếp đã hoàntoàn thất bại

Thứ hai, phát âm đúng tiếng Anh giúp người học nói chung tự tin hơn tronggiao tiếp từ đó tăng hiệu quả công việc Một nhân viên văn phòng nếu chỉ nắmchắc về mặt ngữ pháp, biết nhiều từ vựng nhưng không thể phát âm hay phát âmkhông đúng tiếng Anh chắc chắn trong việc giao tiếp với đồng nghiệp với đối tácsẽ không được tự tin từ đó làm giảm hiệu suất công việc Hơn nữa nếu phát âmđúng thì kĩ năng nghe và nói tiếng Anh sẽ được cải thiện và phát triển tốt Đối vớigiáo viên và học sinh, phát âm đúng tiếng Anh có vai trò quan trọng không kém.Việc hội nhập thế giới không chỉ đúng với các ngành kinh tế chính trị mà với cảgiáo dục Công nghệ 4.0 ngày càng phát triển đòi hỏi giáo viên và học sinh dầndần phải hoàn thiện kĩ năng phát âm tiếng Anh để tự tin vươn ra thế giới Học sinhViệt Nam ngày càng tham gia nhiều các kì thi quốc tế mà ở đó tiếng Anh là côngcụ giao tiếp và làm việc hiệu quả nhất Bài thi bằng tiếng Anh, các bạn thí sinh vàcác thầy cô giáo đến từ các nước khác nhau và chỉ giao tiếp bằng tiếng Anh … Khiđó biết phát âm tiếng Anh đúng là một lợi thế rất lớn

Thứ ba, phát âm đúng tiếng Anh thể hiện sự tôn trọng văn hóa quốc gia Mỗinước khác nhau lại có một nền văn hóa và thứ ngôn ngữ riêng Nói cách khác,ngôn ngữ như là một thứ tài sản riêng của dân tộc, của quốc gia đó Khi chúng tahọc ngôn ngữ mà cụ thể ở đây là tiếng Anh và phát âm chuẩn thứ ngôn ngữ đó,chúng ta đã thế hiện thái độ tiếp cận ngôn ngữ, tiếp cận văn hóa của một nước.Việc cố gắng phát âm đúng chính là cách thể hiện sự thiện chí và tôn trọng củamình với ngôn ngữ và với đất nước đó

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học phát âm tiếng Anh 1.2.1 Trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu

Munro và Derwing (1999) cho rằng những người nói tiếng Anh với giọng địaphương đặc trưng thì đôi khi vẫn có thể hiểu được và nếu họ mắc lỗi về ngôn điệuchẳng hạn như nói sai trọng âm, ngữ điệu hay nhịp điệu thì sẽ khiến người nghekhó hiểu được ý của họ hơn là mắc các lỗi về ngữ âm (phát âm sai các âm đơn lẻ).Chính vì thế, việc nghiên cứu hay giảng dạy về phát âm cần tập trung vào cả phầnngữ âm (nguyên âm và phụ âm) và các đăc điểm siêu đoạn tính, đó là trọng âm,

Trang 10

ngữ điệu và nhịp điệu Những đơn vị siêu đoạn tính này có ảnh hưởng rất nhiềuđến biểu thái, làm nổi bật thông tin, ngữ nghĩa, giúp phân định từ loại… trong quátrình diễn ngôn, hành chức qua từng ngôn cảnh, tình huống cụ thể.

Trong một câu, những từ được nhấn trọng âm thì thường phát âm to hơn vàchậm hơn những từ còn lại Trọng âm câu rất quan trọng, vì khi nói, từ mà ngườinói nhấn trọng âm cũng như cách mà họ đánh trọng âm vào cùng một từ có thểlàm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu nói.

Ví dụ:

I’m in the classroom (Tôi chứ không phải ai khác đang ở trong lớp học.)

I’m in the classroom (Tôi đang ở trong lớp học chứ không phải ở nơi nào khác.)

Ngoài ra, người nói còn phải chú ý tới nhịp điệu bởi vì nếu sai nhịp điệu thìnhóm ngữ nghĩa dễ bị phá vỡ (khiến người tiếp thu phát ngôn khó hiểu hoặckhông thể hiểu dụng ý của chủ ngôn); và ngữ điệu vì nếu sử dụng không đúng ngữđiệu thì phát ngôn có thể bị hiểu sai, hoặc khó hiểu.

Các nhà ngôn ngữ học phân chia các ngôn ngữ trên thế giới thành 2 loại:stress-timed và syllable-timed Tiếng Anh là một ngôn ngữ có trọng âm cáchquãng đều nhau (stress-timed language) với các mô hình nhịp điệu dựa trên sự lặplại thường xuyên trong các âm tiết có trọng âm.

Ví dụ:

Tom runs fast (ba âm tiết in đậm được nhấn trọng âm)

Meredith can run fast (Ba âm tiết in đậm: Mer, run và fast là ba âm tiết mang

trọng âm)

Chúng ta mất hầu như cùng một lượng thời gian để nói mỗi câu trên bởi vì cảhai câu trên đều có ba âm tiết mang trọng âm mặc dù tổng số âm tiết trong mỗi câukhông như nhau Cũng chính vì đặc điểm này mà trong Tiếng Anh những nguyênâm trong những âm tiết không mang trọng âm sẽ bị nhược hoá thành âm shwa /ə/(e.g supply /səˈplaɪ/; sofa /ˈsoʊfə/) Những âm tiết không mang trọng âm thườngđược nói nhanh hơn và xảy ra hiện tượng nuốt âm.

Trang 11

từ, tính từ, trạng từ, động từ chính thường mang trọng âm và là dạng mạnh Chínhvì sự tồn tại của hai loại âm tiết có trọng âm và không có trọng âm trong một câuđã tạo nên nhịp điệu khi nói

Trong khi đó, tiếng Việt có xu hướng cân bằng mỗi âm tiết, tạo thành các môhình nhịp điệu của ngôn ngữ đơn tiết cách quãng đều nhau (syllable-timed), là cácâm tiết có trọng lực cân bằng Vì thế, khi nói tiếng Việt không có hiện tượng nuốtâm Do ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ nên học sinh Việt hầu như phát âm tất cả cácâm tiết trong một câu tiếng Anh với trọng âm lực và trọng âm lượng như nhau.

Việc phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai loại ngôn ngữ có trọng âm, cường độcủa các âm tiết trong từ hoàn toàn không giống nhau và loại ngôn ngữ có sự cânbằng về cường độ của các âm tiết sẽ giúp giáo viên thiết kế những bài tâp phát âmphù hợp với học sinh Việt Nam Chính vì đặc tính ngôn ngữ này của tiếng Anh,giáo viên cần dành thời gian dạy học sinh quy tắc về trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệuvà cách phát âm các âm đơn lẻ - những âm khó đối với học sinh.

1.2.2 Động cơ học tập

Theo Gardner (1985) động cơ bao gồm bốn khía cạnh, đó là mục tiêu, sự nỗlực, sự mong muốn đạt được mục tiêu đó và thái độ tích cực đối với hoạt độngđang được nói đến Ames & Ames (1989) định nghĩa động cơ là sự thúc đẩy đểtạo ra và duy trì những ý định và các hành động tìm kiếm mục tiêu Như vậy, độngcơ quan trọng vì nó quyết định mức độ tham gia và thái độ tích cực của học sinhđối với việc học Thật thú vị khi biết rằng, nhiều nhà nghiên cứu đã xem động cơlà một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công trong sự phát triển ngônngữ thứ hai/ngoại ngữ Oxford và Shearin (1994) cho rằng động cơ (motivation)quyết định mức độ tích cực tham gia của cá nhân vào việc học ngôn ngữ thứ hai.McDonough (1981) cũng tin tưởng rằng động cơ quan trọng trong việc ảnh hưởngđến sự thành công hay thất bại của người học ngoại ngữ

Ngoài ra, động cơ là nhu cầu về sự hoàn thành và thành công, sự tò mò, sựmong muốn được khuyến khích và có những trải nghiệm mới Vì thế, nếu ngườihọc được tạo động cơ để học ngôn ngữ thì người học chắc chắn sẽ thành công.Gass và Selinker (1994) cũng có quan điểm tương tự rằng nếu người học có độngcơ thì họ sẽ học nhanh hơn và ở mức độ lớn hơn Như vậy, dựa vào các định nghĩatrên, động cơ có thể được định nghĩa một cách vắn tắt như sau: động cơ bao gồmmục tiêu, sự cố gắng, nghị lực, sự tham gia tích cực và sự kiên trì của người học.

Trang 12

Các nghiên cứu cho rằng những người học tiếng Anh vì mục đích nghềnghiệp hay để đáp ứng mục đích cá nhân nào đó thì luôn mong muốn có thể phátâm giống như người bản ngữ Theo nghiên cứu của Marinova-Todd et al (2000) vềquá trình thụ đắc tiếng Anh ở độ tuổi trưởng thành, người trưởng thành có thể nóithành thạo tiếng Anh nếu như họ học có mục đích.

Ngoài ra, Moyer (2007) kết luận rằng quá trình sử dụng ngôn ngữ và địnhhướng tích cực trong khi học là yếu tố quan trọng trong thúc đẩy người học cốgắng luyện phát âm như người bản ngữ Bên cạnh việc tập trung vào dạy phát âmvà luyện accent trên lớp, giáo viên nên khuyến khích học sinh luyện nói tiếng Anhbên ngoài lớp học và giao bài tập luyện nói ở nhà cho họ.

1.2.3 Thái độ học tập

Thái độ học tập là một trong những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến sự thànhcông trong việc học ngoại ngữ nói chụng và tiếng Anh nói riêng Nếu người họchọc tiếng Anh với mục đích cụ thể cùng với thái độ học tập tích cực thì họ sẽthành công nhanh hơn và duy trì khả năng thành thạo ngộn ngữ đó trong khoảngthời gian dài hơn những người không có động cơ học tập cũng như thái độ thờ ơvới việc học Gardner và Lambert (1972) định nghĩa thái độ là sự bền bỉ mà ngườihọc thể hiện để theo đuổi một mục tiêu

Trong khi đó theo Brown (1980), thái độ là niềm tin của người học đối vớicộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó và nền văn hoá của họ Thái độ học tập có mốiliên hệ mật thiết đối với động cơ học tập Thái độ đối với việc học ngoại ngữ làmột yếu tố thúc đẩy người học cố gắng hết sức mình để đạt được mục đích Ngượclại, động cơ ảnh hưởng đến thái độ của người học Những người học có động cơbên ngoài hoặc bên trong sẽ có thái độ học tập tích cực hơn những người không cóđộng cơ hay những người xem việc học là nhiệm vụ bắt buộc Thực tế cho thấy,những người thực sự mong muốn hay quan tâm đến việc cải thiện kỹ năng phát âmcủa mình thì chắc chắn họ sẽ phát âm tốt hơn những người khác, thậm chí họ cóthể bắt chước phát âm giống người bản ngữ.

1.2.4 Sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ

Người học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ thuộc nhiều quốc giatrên thế giới sẽ gặp những khó khăn khác nhau trong việc học phát âm chuẩn tiếngAnh Khó khăn mà họ gặp phải phụ thuộc vào tiếng mẹ đẻ của họ khác ngôn ngữ

Trang 13

tiếng Anh như thế nào Chẳng hạn, tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp làngôn ngữ có sự cân bằng về cường độ của các âm tiết Các âm tiết trong một từđều phát âm với một lực bằng nhau Trong khi đó, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếngThái là ngôn ngữ có trọng âm cách quãng dều nhau Điều đó có nghĩa là, thời gianphát âm giữa các âm tiết có trọng âm bằng nhau vì các âm tiết không có trọng âmsẽ được nói nhanh hơn và sẽ xảy ra sự nuốt âm Người học có thể gặp khó khănkhi phát âm một số âm tiếng Anh vì những âm này tiếng mẹ đẻ của họ không có

Ví dụ thứ nhất, người Việt rất hay phát âm sai phụ âm /ð/ và /θ / Hai phụ âmnày được phát âm bằng cách đặt lưỡi giữa hai hàm răng, luồng hơi từ từ thoát raqua khe hở rất hẹp giữa mặt lưỡi và hàm răng trên Ngoài ra, do sự khác nhau giữatiếng Việt và tiếng Anh mà người Việt khi nói tiếng Anh thường không có trọngâm từ cũng như trọng âm câu, không có ngữ điệu, v.v Ví dụ thứ hai, có thể thấy rõràng là tiếng Việt không có âm cuối (ending sound), trong khi đó các từ của tiếngAnh có âm cuối và nhiều từ âm cuối cần được phát âm rõ ràng Ví dụ từ “cầm”trong tiếng Việt không được phát âm là cầm + mờ Từ “food” (thức ăn) trong tiếngAnh cần được phát âm là /fu:d/ (có âm /d/ cuối), nếu không phát âm được âmcuối /d/ thì người nghe có thể hiểu nhầm thành từ foot / fut/ (bàn chân) Ngoài ra,trong tiếng Việt không có sự nối âm (linking sound) Khi nói “cảm ơn” trong tiếngViệt là hai tiếng “cảm” và “ơn” được tách rời Trong tiếng Anh, hiện tượng nối âm(linking sounds) khá phổ biến (cụ thể sẽ được trình bày ở phần sau)

Để có thể giúp học sinh phát âm chuẩn tiếng Anh thì giáo viên phải nắm rõsự khác nhau giữa ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn Từ đó, tìm ra khó khăn họgặp phải khi học phát âm là gì Trên cơ sở đó, thiết kế các bài tập phát âm phù hợpđể khắc phục các khó khăn của họ, giúp họ ngày càng cải thiện kỹ năng phát âmcủa mình

1.2.5 Độ tuổi

Độ tuổi cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong học ngoạingữ Nhiều nghiên cứu chứng minh việc bắt đầu học ngoại ngữ sớm thì càngnhanh thành thạo Điều này có nghĩa là người học ở độ tuổi càng trẻ thì họ họcphát âm càng dễ thành công và nhanh hơn Tuy nhiên, điều này không có nghĩangười ở độ tuổi trưởng thành thì không học được ngoại ngữ và không thể nóigiống người bản ngữ mà chỉ là họ phải học chăm chỉ hơn, đầu tư nhiều thời gianhơn thì mới có thể nói thành thạo được.

Trang 14

Khi chương trình đổi mới giáo dục đặc biệt là chương trình giáo dục ngoạingữ về tăng cường tính giao tiếp, người ta đã thấy hiện diện trong sách giáo khoamột phần Pronunciation Tuy nhiên trên thực tế, việc dạy và học phát âm của giáoviên và học sinh trong trường THPT chưa đạt được hiệu quả cao Khi đi dự giờthăm lớp các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, các tác giả nhận thấy rằng,việc dạy phát âm cho học sinh vẫn chỉ được thực hiện một cách qua loa, hình thứcvà theo phương pháp cổ truyền: giáo viên đọc mẫu, trò đọc theo Chỉ có điều họctrò biết được đó là từ có âm gì, nguyên âm hay phụ âm Tuy nhiên, học ngoại ngữviệc luyện tập rất quan trọng Nếu chỉ xác định được cái vỏ âm thanh mà khônghiểu được cấu âm của nó, không luyện tập thì kiến thức đó sẽ nhanh chóng khôngcòn nữa Do đó, việc xây dựng các hoạt động dạy và rèn phát âm cho học sinh trởnên vô cùng cấp thiết Với mỗi âm, học sinh cần được dạy cấu âm, các chữ cái đạidiện, các ngoại lệ nếu có, và luyện tập phân biệt âm đó với âm khác gần tươngtương (ví dụ như các cặp nguyên âm ngắn/ dài)

Hơn nữa, tiếng Anh như đã nói ở trên là thứ ngôn ngữ đa âm tiết, do vậyngoài phát ra các âm thanh chính xác thì mỗi từ còn có trọng âm của nó và tươngtự như vậy với các câu Có thể dễ dàng nhận thấy với mỗi lần đọc đồng thanh củahọc sinh theo các từ giáo viên phát âm tất cả trọng âm, âm cuối của từ đều đã đượclàm biến mất Các âm được học sinh phát âm với cao độ, trường độ như nhau, tạora một chuỗi âm thanh đều đều không có dấu nhấn Thói quen đó của học sinh có

Trang 15

tác động xấu đến việc nói tiếng Anh trong giao tiếp của học sinh Do đó, giáo viêncần lưu ý để chỉnh sửa cho học sinh, đưa các em về quỹ đạo và thói quen phát âmđúng

Thực trạng của việc học và rèn luyện của học sinh không hiệu quả và lệchlạc như vậy nhưng việc dạy phát âm của giáo viên cũng không phải không có vấnđề Rất ít giáo viên THPT chú trọng đến việc thiết kế các hoạt động dạy và rènphát âm cho học sinh Thậm chí nhiều giáo viên còn cổ xúy cho việc làm dễ cáchphát âm tiếng Anh bằng cách cho học sinh ghi phiên âm bằng tiếng Việt hoặc bỏqua khi học sinh không phát âm đúng, học sinh chưa cố gắng phát âm đúng Điềunày vô tình đã làm cho việc học và rẻn luyện phát âm của học sinh ngày càng đixuống Khi đó, cả giáo viên và học sinh đã mất hứng thú và động lực để dạy vàhọc phát âm

Dạy và học cũng như rèn phát âm tiếng Anh cho học sinh là một việc làmcần nhiều thời gian và công sức Tuy nhiên, thời lượng giảng dạy phát âm trên lớpcho học sinh không nhiều và đan xen vào tất cả các giờ dạy kĩ năng, nên giáo viênchỉ cần chú ý một chút đến việc thiết kế các hoạt động nhỏ để học sinh có thể rènđược phát âm của mình trong mỗi tiết học cũng đã mang lại hiệu quả không nhỏtrong việc dạy và học phát âm tiếng Anh Ngoài ra, giáo viên và học sinh hoàntoàn có thể dựa vào các nguồn tài liệu trực quan, sử dụng lược đồ tư duy, cácvideo clip dạy phát âm của người bản xứ để làm hoạt động trong cũng như ngoàigiờ học Thêm vào đó, việc thiết kế các hoạt động giao tiếp trong và ngoài lớp họccũng giúp phát triển kĩ năng phát âm cho học sinh một cách hiệu quả

2.2 Các chiến lược giảng dạy phát âm tiếng Anh

2.2.1 Xác định các đặc điểm phát âm đặc trưng gây khó khăn chongười học

Các nhà ngôn ngữ học đã sử dụng phương pháp phân tích đối chiếu để xácđịnh những khó khăn tiềm ẩn đối với người học ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ.Đây là cách phổ biến vào những năm 1950 và 1960 Giả thuyết phân tích đối chiếucho rằng những khó khăn mà người học gặp phải trong quá trình học ngôn ngữ cóthể dự đoán trước được bằng cách phân tích đối chiếu các đặc điểm của ngôn ngữđích và ngôn ngữ nguồn Các nhà ngôn ngữ có thể phân loại được các đặc điểmcúa nhiều ngôn ngữ trên thế giới, nhưng họ không thể dự đoán một cách hệ thốngnhững khía cạnh nào của tiếng Anh sẽ gây khó khăn cho người học Chính vì thế,

Trang 16

một giả thuyết khác ra đời tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng xuyên ngôn ngữ đãkhẳng định các kinh nghiệm về ngôn ngữ trước đó chỉ ảnh hưởng đến cách họcmột ngôn ngữ chứ nhìn chung không thể dự báo trước các khó khăn của người học.Trên cơ sở của giả thuyết này, các nhà ngôn ngữ đã phát triển những danh sách cácâm mà người học tiếng Anh có thể gặp khó khăn khi phát âm Chẳng hạn: ngườinói ngôn ngữ châu Á có thể gặp khó khăn khi phát âm các âm /l/ và /r/ trong tiếngAnh; người nói tiếng Tây Ban Nha lại khó khăn khi phát âm /sh/ và /ch/ Các kiếnthức nền tảng cụ thể của ngôn ngữ như thế này hiện nay đã được miêu tả chi tiếttrong sách dạy phát âm như Sounds Right (Braithwaite, 2008) hay ở các chươngtrình phần mềm dạy phát âm như American Speech Sounds (Hiser & Kopecky,2009).

Giáo viên có thể nhận ra những khó khăn mà học sinh gặp phải khi phát âmbằng cách quan sát họ giao tiếp với nhau trên lớp Trên cơ sở đó, tập trung giảngdạy những đặc điểm phát âm mà khiến họ mắc lỗi khi phát âm trên lớp để giúp họhiểu và nắm vững các quy tắc đó Đặc biệt, khi học sinh thuyết trình hay giao tiếptheo nhóm hay cặp, giáo viên nên sử dụng checklist để ghi chép lại lỗi phát âmriêng biệt của từng cá nhân hay lỗi giống nhau mà nhiều học sinh mắc phải Sauđó, giáo viên sẽ làm rõ những lỗi như thế này ở các tiết học sau đó để giúp họkhông mắc lỗi nữa.

Bản ghi chép này cũng có thể được sử dụng để giúp học sinh chú ý đếnnhững đặc điểm phát âm đặc trưng trong tiếng Anh có thể gây khó hiểu cho họ.Ngoài ra, giáo viên và học sinh có thể kết hơp để tạo ra một bản profile về phát âmbao gồm tóm tắt các âm và mô hình ngữ điệu và trọng âm mà người học đã phátâm chuẩn; những lỗi cần phải khắc phục và bảng hỏi về việc họ sử dụng tiếng Anhkhi nào và như thế nào Bảng profile như thế này sẽ giúp cho học sinh phát triểnđược mục tiêu phát âm của mình và có thể kiểm tra được sự tiến bộ để đạt đượcmục tiêu đó.

2.2.2 Giúp học sinh chú ý tới các đặc điểm ngôn điệu của ngôn ngữ

Trọng âm từ, ngữ điệu và nhịp điệu là các đặc điểm ngôn điệu của ngôn ngữ.Những đặc điểm này rất quan trọng giúp người nghe có thể hiểu được chính xác ýcủa người nói Vì thế, giáo viên nên đưa các đặc điểm này vào chương trình giảngdạy và có thể dạy thông qua các hoạt động nghe giúp học sinh nắm vững cácnguyên tắc về trọng âm, ngữ điệu cũng như nhịp điệu trong tiếng Anh Ví dụ: giáoviên cho học sinh nghe các bài hội thoại hoặc xem các video sử dụng các câu hỏi

Trang 17

Yes/ No với ngữ điệu lên, rồi so sánh ngữ điệu này của tiếng Anh với tiếng mẹ đẻcủa họ Sau đó, bắt chước theo đúng ngữ điệu và thực hành theo cặp Chỉ có thựchành nhiều lần kết hợp với học thuộc các nguyên tắc về đặc điểm ngôn điệu thì họcsinh mới khắc phục được các lỗi phát âm ngôn điệu, từ đó có thể đạt được hiệu quảtrong giao tiếp.

2.2.3 Chú trọng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh

Mục tiêu của quá trình dạy và học phát âm là giúp học sinh đạt được sựthành thạo trong giao tiếp, chứ không phải là để làm biến mất hoàn toàn giọng đặctrưng vùng miền của họ Các bài tập thực hành giao tiếp trên lớp nên chú trọng cảvào phần luyện phát âm Giáo viên có thể sử dụng các bài tập luyện phát âm mangtính giao tiếp, tức là các bài tập này chứa các từ ngữ thông dụng trong giao tiếphàng ngày Ví dụ: giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai đưa ra các yêu cầu hay đềnghị mà họ vẫn thường dùng hàng ngày như xin gọi món ăn, đồ uống trong nhàhàng, quán cà phê; hỏi và chỉ đường; hay yêu cầu giao dịch viên ngân hàng cho đổimật khẩu thẻ ATM khi cần

Như vậy, khi tham gia vào các cuộc đối thoại trực tiếp học sinh vừa chủđộng là người nói vừa là người nghe rất chăm chú Theo Pit (2009), học sinh nêntiếp xúc nhiều các cuộc đối thoại để có thể nghe được nhiều biến thể trong phát âmtiếng Anh và sau đó có khả năng sử dụng đựơc các biến thể đó một cách phù hợptrong các tình huống ngôn ngữ tương ứng Giáo viên có thể sử dụng trên lớp băngđài hoặc băng ghi hình phát các giọng điệu tiếng Anh khác nhau như tiếng Anh-Anh, Anh- Mỹ, Anh-Úc, Anh- Sing để tạo cơ hội cho học sinh được tiếp xúc vàlàm quen với các biến thể tiếng Anh giúp họ nâng cao khả năng giao tiếp củamình.

Trang 18

Phụ lục số 2

Kiến thức chung về ngữ âm tiếng Anh

1 Các âm trong tiếng Anh

Nhằm thể hiện các âm tiết trong ngôn ngữ một cách chính xác, các nhà ngôn ngữ

học đã phát minh ra bảng phiên âm tiếng Anh IPA (hệ thống các ký hiệu ngữ âm)

Giáo viên và học sinh cần biết cách sử dụng International PhoneticAlphabet viết tắt IPA là bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế để hiểu rõ cách phát âm của

tiếng Anh mà không phải nhìn vào mặt chữ của từ đó.

Hệ thống phiên âm IPA gồm 44 âm cơ bản, trong đó bao gồm 20 nguyên âm và24 phụ âm.

Trang 19

1.1 Nguyên âm (vowels)

1.1.1 Nguyên âm đơn (monothongs)

Stt ÂmCách phát âmHình minh họaChữ viếtthường gặp

-i a- (trong danhtừ có 2 âm tiếttận cùng bằng“age”)

-ui-hit /-ui-hit/begin/bi’gin/shortage /'∫ɔ:tidʒ/

build /bild/

/i:/ Lưỡi đưa hướnglên trên và ra phíatrước, khoảngcách môi trên vàdưới hẹp, mở rộngmiệng sang haibên Khi phát âm,miệng hơi bè mộtchút, giống nhưđang mỉm cười.

-e-e-meet /mi:t/repeat/ri`pi:t/seen /si:n/piece /pi:s/

2 /ʌ/ Miệng mở rộng,lưỡi và hàm dướihạ một chút

-o- (từ một âmtiết, hoặc âm tiếtnhận trọng âmtrong từ có nhiềuâm tiết)

-u- (từ có tậncùng là u+ phụâm)

-ou- (từ có nhóm“ou” với mộthoặc hai phụ âm-oo-

come/kʌm/ among/ə'mʌη/

cup /kʌp/

country /'kʌntri/

blood

Trang 20

/blʌd//ɑ:/ Phía sau lưỡi hạ

xuống, hàm dướihạ xuống Miệngmở rộng hơn vàlưỡi hạ sâu hơnkhi phát âm /Ʌ/

-a ea-

-au-star / stɑ:r/guard/gɑ:d/aunt /ɑ:nt/heart / hɑ:t/

3 /e/ Miệng hơi mởtheo chiều ngang,hàm dưới hơi hạxuống

-ea-event/i`vent/many/`meni/dead /ded//æ/ Vị trí lưỡi thấp,

chuyển động theohướng đi xuống.Miệng mở rộngnhư khi phát âmâm /Ʌ/ nhưngphát âm thành /e/

-a- (trong từ có 1âm tiết mà tậncùng bằng mộthay nhiều phụâm; hoặc âm tiếtnhận trọng âm từcó nhiều âm tiếtvà đứng trướchai phụ âm

bag /bæg/captain/`kæptin/ pattern/pætən/

4 /ɒ/ Môi tròn hươngvề phía trước, lưỡithấp và hàm dướihạ xuống

/`kɒment/ solve /sɒlv/

/ɔ:/ Môi thật tròn,hướng về phíatrước Lưỡi dichuyển về phíasau, phần sau lưỡinâng lên Phát âmdài hơn âm /ɒ/

-a- (trong từ có 1âm tiết tận cùngbằng “ll”)

-au aw- (trong từ cótận cùng là awhay aw + phụ

call /kɔ:l/

portrait /'pɔ:treit/

clause/klɔ:z/draw /drɔ:/

Trang 21

-oar- soar /sɔ:(r)/5 /ʊ/ Lưỡi di chuyển về

phía sau, môi mởhẹp và tròn.

-u-put /pʊt/look /lʊk/could /cʊd/

/u:/ Môi mở hẹp vàtròn, hướng vềphía dưới, lưỡi dichuyển về phíasau nhiều hơn khiphát âm / ʊ/

-u o- (từ kết thúcbằng –o hoặc o+phụ âm)

-ou ui-

salute/sə'lu:t/two /tu:/

school/sku:l/group/gru:p/juice/dʒu:s/6 /ə/ Thả lỏng môi và

lưỡi, miệng hơimở, lưỡi đưa raphía trước và hơihướng lên /ə/ làmột nguyên âmrất ngắn

-u-; -e-; -o-; -a-;-i-;đều có thểphát âm là /ə/trong từ có nhiềuhơn một âm tiếtvà âm tiết cóchứa các chữtrên không nhậntrọng âm.

picturedesertcompareacceptcapacity

/ɜ:/ Thả lỏng môi,lưỡi và hàm, mởtự nhiên thoảimái

o; ir; e; ea-; -ou-; (vớimột số từ mộtâm tiết hoặc âmtiết nhạn trọngama của một sốtừ đa âm tiết)

-work skirtvertical searchjourney

1.1.2 Nguyên âm đôi (Dipthongs)

Trang 22

Stt ÂmCách phát âmHình minhhọa

Chữ viếtthường gặp

Ví dụ

1 /ei/ Phát âm hơi kéo dàitừ nguyên âm /e/chuyển nhanh sangâm /i/ Âm /i/ phátâm rất ngắn vànhanh.

-ey ay- (từ có tậncùng là –ay)-ai- (từ có ai+phụ âm từ “r”)-a-e (trong từ cómột âm tiết, tậncùng là a+phụâm+e; hoặc liền

/ai/ Phát âm hơi kéo dàitừ âm /a/ chuyểnnhanh sang âm/i/.Âm /i/ phát âm rấtngắn và nhanh

-i+phụ âm -y-

+e ie-(tận cùng củatừ có 1 âm tiết)-ui+phụ âm +e uy-

-ei- (một sốtrường hợp)

2 / ɔi/ Phát âm âm /ɔ:/ Đưadần lưỡi lên trên vàra phía trước, môimở rộng theo chiềungang, tạo thànhâm /i/

-oi-soiltoy

/əʊ/ Đặt lưỡi ở vị trí phátâm âm /ə/ Chuyểnmôi tròn dần để phát

-o oa- (từ 1 âmgoscoldtoe

Trang 23

âm /ʊ/ Phát âm /ə/dài /ʊ/ ngắn vànhanh.

tiết, có tận cùngbằng một hoặchai phụ âm)-ou-

Phát âm âm /a:/Chuyển môi trongdần để phát âm /ʊ/.Phát âm /a:/ dài, /ʊ/ngắn và nhanh.

-ou+ phụ

âm ow-

eə/

Phát âm âm /e/ dàihơn bình thường mộtchút Dần dần dichuyển lưỡi lên trênvà ra phía sau đểphát âm them âm /ə/.Âm /ə/ được bật rangắn và nhanh.

-are ei- (một sốtrường hợp)

Phát âm âm /ʊ/ dàihơn bình thường một

chút Dần dần nâng

lưỡi lên trên và raphía sau tạo nên âm/ə/ Âm /ə/ phát âmnhanh và ngắn.

-oor- -ou-

/iə/ Phát âm âm /i/ dàihơn bình thường mộtchút Dần dần nânglưỡi lên trên và raphía sau tạo nên âm /ə/ Âm /ə/ phát âmnhanh và ngắn

-ear- -eer-

1.2 Phụ âm (consonants)

Trang 24

Các phụ âm trong tiếng Anh về cơ bản chia là 2 nhóm: âm hữu thanh (voiced sounds) và âm vô thanh (voiceless/ unvoiced sounds)

Âm hữu thanh bao gồm các âm: /b/, /d/, /g/, /dʒ/, /v/, /ð/, /z/, /ʒ/, /m/, /n/, /η/, /h/, /l/, /r/, /j/, /w/ Khi phát âm thì cổ họng sẽ rung lên (Ta đặt tay vào cổ họngvà cảm nhận sự rung khi phát âm các âm hữu thanh).

Âm vô thanh bao gồm các âm: /p/, /t/, /k/, /t∫/, /f/, /θ/, /s/, /∫/ Khi phát âm ta không cảm nhận được sự rung ở cổ họng.

1 /b/ Môi đóng, sau đó mở ranhưng không phát ra hơi Dâythanh quản rung khi phátâm /b/ là âm hữu thanh.

* Lưu ý: một số từ cóchữ b nhưng không phát

âm (e.g comb, climb,bomb …)

basic rubbercrumble

/p/ Môi đóng, sau đó mở ra, cóhơi phát ra Dây thanh quảnkhông rung /p/ là âm vôthanh

* Lưu ý: một số từ cóchữ p nhưng không phátâm (e.g psychology)

2 /d/ Lưỡi chạm mặt sau của rănghàm trên rồi hạ xuông Dâythanh quản rung khi phátâm /d/ là âm hữu thanh.

dogaddressscold

/t/ Lưỡi chạm mặt sau của rănghàm trên rồi hạ xuống Luồnghơi tạo thành âm được phát rakhi lưỡi chạm mặt sau củarăng Dây thanh quản khôngrung /t/ là âm vô thanh.

th (ít gặp)

* Lưu ý: một số từ cóchữ t nhưng không phátâm (e.g listen)

tsunamiconflictcertainbutton

3 /s/ Lưỡi gần với mặt sau củarăng, đẩy hơi qua khoảngtrống giữa lưỡi và gờ răng.Âm phát ra nghe giống tiếngrắn /s/ là âm vô thanh

sc (ở một số từ)

salary glassplacescientist

Trang 25

/z/ Lưỡi gần với mặt sau củarăng, đẩy hơi qua khoảngtrống giữa lưỡi và gờ răng.Dây thanh quản rung Âmphát ra từ cổ họng, nghe nhưtiếng ong /z/ là âm hữu thanh

4 /f/ Răng hàm trên chạm vào môidưới và đẩy không khí quakhoảng trống /f/ là âm vôthanh.

film offerphotolaugh/v/ Răng hàm trên chạm vào môi

dưới, âm thanh phát ra từ cổhongk /v/ là âm hữu thanh

f (một số trường hợp) ph (một số trường hợp)

Stephen5 /k/ Phần sau của lưỡi nâng lên

chạm hàm ếch, chặn luồnghơi Sau đó hạ lưỡi xuống đểluồng hơi phát ra Âm khôngphát ra từ cổ hong /k/ là âmvô thanh

* Lưu ý: một số từ bắtđầu bằng chữ “k” nhưngchữ “k” không được phátâm (e.g knight, knife,know, knee)

/g/ Phần sau của lưỡi nâng lênchạm hàm ếch, sau đó hạxuống, đẩy không khí rangoài Âm phát ra từ cổ họng./g/ là âm hữu thanh.

gh (một số trường hợp)gu (một số trường hợp) Lưu ý: chữ “g” ở một sốtừ không được phát âm(e.g sign, foreign)

Googlegiggleghostguess

Trang 26

răng, sau đó đẩy luồng hơi rangoài qua răng và đầu lưỡi./θ/ là âm vô thanh

bothethnic

/ð/ Vị trí của lưỡi như âm /θ/nhưng có âm phát ra từ cổhọng Dây thanh quản rung /ð/ là âm hữu thanh.

7 /ʃ/ Đưa lưỡi hơi cao, đầu lưỡiuốn cong chạm vào sau gờrăng, đẩy không khí quakhoảng trống Tròn môi /ʃ/ làâm vô thanh

sh-shopping sugarfashionRussiannationsociablecrush/ʒ/ Vị trí lưỡi như âm /ʃ/ nhưng

âm phát ra từ cổ họng /ʒ/ làâm hữu thanh

8 /tʃ/ Lưỡi chạm gờ răng, sau đóđẩy lưỡi ra phía sau và đẩykhông khí ra ngoài /tʃ/ là âmvô thanh.

ch-churchteacherstructurestretchcouch/dʒ/ Vị trí lưỡi như âm /tʃ/ nhưng

có âm phát ra từ cổ họng /dʒ/là âm hữu thanh

j-jazzgenepagermajesticdamagehedge9 /m/ Vòm ngạc mềm hạ xuống

thấp, miệng khép lại và đưakhông khí qua đường mũi.Dây thanh quản rung khi phátâm /m/ là âm hữu thanh.

/n/ Miệng hơi mở, lưỡi đặt ởchân răng để ngăn không khí

nursenanny

Trang 27

thoát ra qua miệng Luồnghơi từ phía trong sẽ đi quamũi tạo nên âm Dây thanhquản rung khi phát âm /n/làâm hữu thanh.

/ŋ/ Miệng mở Không khí bị chặnbởi phần sau của lưỡi và phầntrên của vòm miệng, luồnghơi này đi qua mũi tạo nênâm Dây thanh quản rung /ŋ/là âm hữu thanh

singerangrythank

10 /l/ Miệng mở, lưỡi chạm gờrăng, đẩy không khí đi qua bềmặt lưỡi Dây thanh quảnrung /l/ là âm hữu thanh

/r/ Lưỡi cong, chạm hàm ếch,hàm dưới hơi hạ xuống Dâythanh quản rung /r/ là âmhữu thanh.

/h/ Lưỡi thấp, miệng mở, đẩynhanh luông hơi từ phía trongra khỏi miệng /h/ là âm vôthanh

wh (ít gặp)

* Lưu ý: chữ “h” nhưngkhông được phát âmtrong một số từ (e.g.hour, honest, rhythm …)

hopechildhoodwho

11 /w/ Môi tròn, sau đó mở ngangmột cút Dây thanh quảnrung /w/ là âm hữu thanh.

o- (ít gặp)

Lưu ý: Cặp chữ qu- đượcphát âm là /kw/

widewheatoncequiet

/j/ Đưa lưỡi lên tạo thành mộtkhoảng trông nhỏ với phíatrên của miệng Di chuyểncằm và lưỡi xuống một chút.

y-you viewskewunion

Trang 28

Dây thanh quản rung /j/ làâm hữu thanh.

2 Cách phát âm đuôi “s/es” và “ed” trong tiếng Anh 2.1 Cách phát âm đuôi “s/es”

Cách phát âm đuôi s/es trong danh từ số nhiều và động từ số ít được thể hiệntrong bảng sau:

Cách phát âm đuôi s/es

Khi âm cuối của từ làcác âm /s/, /z/, / t∫/, /dʒ/, /ʒ/, /∫/

Ví dụ: cats, counts, stops,taps, books, laughs …

Ví dụ: opens, waterfalls,needs, stays, plays, goes,words, loves, dreams,belongs …

Ví dụ: watches, washes,garages, smashes,misses, changes, causes…

2.2 Cách phát âm đuôi “ed”

Cách phát âm đuôi ed trong động từ quá khứ có quy tắc được thể hiện trongbảng sau:

Khi âm cuối của từ là các âm /t/ hoặc /d/

Ví dụ: worked, stopped, cooked, tossed, laughed …

Ví dụ: closed, opened, stayed, damaged, engraved …

Ví dụ: needed, wanted, wounded, founded, suggested …

Chú ý: Có 9 tính từ xuất phát từ các động từ quá khứ có quy tắc có cách đọc đuôi

ed là /id/

Trang 29

learned /ˈləːnɪd/ naked /ˈneɪkɪd/ wicked /ˈwɪkɪd/dogged /ˈdɒgɪd/ crooked /ˈkrʊkɪd/ ragged /ˈragɪd/wretched /ˈrɛtʃɪd/ blessed /ˈblɛsɪd/ aged /eɪdʒid/

3 Trọng âm của từ trong tiếng Anh

Cần lưu ý rằng trọng âm của từ trong tiếng Anh rất khó dự đoán vì ngoàimột số quy tắc cơ bản thì có rất nhiều trường hợp ngoại lệ Do đó, bên cạnh việcnắm được những quy tắc cơ bản đó, người học nên tập thói quen học cách phát âmvà chú ý đến trọng âm của mỗi từ khi học từ mới

Để xác định trọng âm của từ, cần xem xét đến những thông tin sau: + Số lượng âm tiết của từ

+ Từ loại của từ đó (danh từ, động từ, tính từ …)+ Cấu trúc âm vị học của âm tiết trong từ

+ Hình thái của từ (từ đơn, từ ghép, từ phái sinh – có tiền tố hay hậu tố)

Các quy tắc liệt kê dưới đây cũng được sắp xếp trên cơ sở xem xét các thông tinnày

3.1 Trọng âm ở từ hai âm tiết

* Danh từ và tính từ gốc có hai âm tiết: trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: `mother, `father, `reason, `busy, `terror, `better, `sister, `circle, `person,`early, `happy, `service …

Ngoại lệ: Âm thứ hai có chứa nguyên âm đôi và dài sẽ nhấn trọng âm ở âm tiết thứhai.

Ví dụ: de`sign, ba`lloon, es`tate, mis`take, a`lone, as`leep, to`day, to`night.

* Từ hai âm tiết được thành lập bằng cách thêm tiền tố (prefix): trọng âm rơi vào

âm tiết thứ 2

Ví dụ: a`cross, un`like, un`known, …

* Từ hai âm tiết được thành lập bằng cách thêm hậu tố (suffix): trọng âm rơi và

âm tiết đầu tiên

Ví dụ: `worker, `reader, `wooden, `teacher, `strengthen, `snowy, …

Trang 30

* Động từ có hai âm tiết: trọng âm hầu hết rơi vào âm tiết thứ 2

- Động từ có các đuôi như được gạch chân trong các ví dụ dưới đây thường cótrọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ:

1 to in`vade: xâm lược 2 to di`vide: phân chia3 to ex`plore: nổ

4 to con`clude: kết thúc5 to re`ceive: nhận 6 to pro`duce: sản xuất7 to di`rect: hướng dẫn8 to ab`sent: vắng mặt9 to in`form: báo tin

10 to trans`mit: truyền, đưa

11 To pro`nounce: phát âm 12 to re`ly: tin cậy

13 to trans`port: vận chuyển 14 to com`pose: xếp đặt

15 to ex`press: biểu hiện, bộc lộ16 to des`cribe: miêu tả

17 to di`ssolve: giải tán18 to e`volve: tiến hóa

19 to e`voke: khêu gợi, gợi lại20 to de`ny: phủ nhận

Lưu ý:

* Một số động từ tận cùng bằng y nhưng trọng âm ở âm tiết đầu:

* Một số động từ có hai âm tiết thường gặp sau đây trọng âm rơi vào âm tiết đầunhư:

`listen, `enter, `differ, `promise, `answer, `offer, `happen, `visit, `open, `travel,`picture

* Một số từ có hai âm tiết vừa là danh từ vừa là động từ, khi là danh từ thì trọngâm rơi vào âm tiết đầu, khi là động từ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 Do trọngâm ở vị trí khác nhau nên danh từ và động từ đó cũng được phát âm khác nhau

record /`rekɔ:d/: đĩa hát/ kỉ lục /ri`kɔ:d/: thu, ghi lại

present /`preznt/: món quà /pri`zent/: giới thiệu, trình bày

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w