1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn khai phóng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn tin học thcs

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Khai phóng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tíchcực của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tin học THCS

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Năng lực hoạt động tập thể được xem là năng lực quan trọng quyết địnhthành công trong xã hội hiện nay Vì vậy, đào tạo phát triển năng lực hợp tác trởthành xu thế trong giáo dục hiện đại, và việc dạy học theo nhóm chính là sựphản ánh thực tiễn xu thế đó Dạy học nhóm nếu được tổ chức một cách bài bảnsẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm của mỗi cá nhân; phát triểnnăng lực hợp tác làm việc và năng lực giao tiếp của từng học sinh Đứng trướccuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể đápứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đờisống xã hội Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin được ứng dụng vàođời sống như một công cụ không thể thiếu Nó hỗ trợ đắc lực cho con ngườitrong mọi khía cạnh như công việc, giải trí, học tập, … Vì vậy, bồi dưỡng nănglực tự học cho học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là mộtcông việc có vị trí rất quan trọng Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiềucon đường, nhiều cách thức khác nhau mỗi học sinh mới có thể bù đắp đượcnhững thiếu khuyết về tri thức, về đời sống xã hội Từ đó có được sự tự tin trongcuộc sống và công việc.

Phương pháp phân công dạy và học theo nhóm giúp mọi học sinh thamgia vào quá trình học tập một cách chủ động Tạo cơ hội cho từng cá nhân họcsinh mạnh dạn chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm Sẵn dàng đưa ra các quan điểmcá nhân để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học Giúp cho cácem có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau giải quyết nhiệm vụ chung.

Phương pháp dạy học theo nhóm còn có các cách gọi khác như phươngpháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ Tại đây học sinhđược chia thành từng nhóm nhỏ và chịu trách nhiệm về một mục tiêu chung nàođó, phân công nhiệm vụ từng người để hoàn thành mục tiêu chung

Xuất phát từ cuộc vận động ứng dụng đẩy mạnh công nghệ thông tin vàodạy học của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhàtrường nhằm nâng cao chất lượng dạy học Môn Tin học là một môn khoa họccông cụ, tri thức và kỹ năng tin học được áp dụng rộng rãi, hỗ trợ đắc lực cho rấtnhiều ngành khoa học khác nhau trong hầu hết lĩnh vực của đời sống và là mộtphần không thể thiếu của trình độ văn hóa phổ thông trong con người ở thời đạimới Bởi vậy dạy tin học cho học sinh không chỉ truyền thụ nội dung đơn giản,mà phải hướng cho học sinh những nhận thức, những hiểu biết ngang tầm thờiđại

Sự thành công của một tiết dạy ngoài phương pháp giảng dạy của giáoviên còn có sự tự chủ, năng động, sáng tạo của học sinh trong tiết học Học sinhcó thể vận dụng được kiến thức lý thuyết đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống

Trang 2

của các em Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, traođổi với đồng nghiệp về các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộmôn Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng đó bản thân tôiđã tìm ra một số biện pháp hữu ích góp phần trong việc nâng cao chất lượng bộmôn Tin học.

Để nâng cao chất lượng môn tin học tôi đã đăng kí nghiên cứu và thực

hiện sáng kiến “Khai phóng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tíchcực của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tin học THCS”.

Bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công tại đơn vị trường THCS PhùĐổng, nơi mà tôi đang công tác.

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

Để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tin học tôi đã tiến hành một sốbiện pháp nhằm thay đổi cách dạy, cách học môn tin học cả về lý thuyết và thựchành, hình thành cho học sinh một số kĩ năng khi học Tin học Đồng thời giúpgiáo viên giảng dạy môn tin học phát huy một cách hiệu quả, chất lượng giờ dạyhơn Tôi xin đưa ra 3 biện pháp cơ bản sau:

2.1.1 Biện pháp 1: Khai phóng nhận thức về môn Tin học:

Dạy môn Tin học là phát triển năng lực xử lý thông tin

CNTT có tầm quan trọng ngày càng tăng trong việc nâng cao giá trị sảnphẩm, làm nên sự giàu có của thế giới, không chỉ trong ngành công nghiệp máytính mà còn trong các ngành kinh tế quan trọng khác như hàng không, ô tô, viễnthông, v.v Trong khi đó, là một quốc gia có thành tích trong khu vực về giáodục khoa học tự nhiên, đặc biệt là Toán học nhưng Việt Nam vẫn còn lạc hậu sovới nhiều nước trong vùng về công nghiệp CNTT Sự chậm trễ này một phầnliên quan đến những thiếu sót của giáo dục Tin học, đã bị trì trệ trong một thờigian dài do tập trung vào việc dạy sử dụng các công cụ Tin học hơn vào việcdạy tư duy đặc thù của khoa học máy tính Việc giảng dạy hạn chế như vậy làmcho nước ta rơi vào vị trí của một quốc gia tiêu thụ những hàng hóa công nghệđược sản xuất từ nơi khác thay vì là quốc gia sản xuất ra những hàng hóa đó.

Nhận thức về nhu cầu giáo dục khoa học máy tính ngày càng tăng, trongchương trình giáo dục phổ thông quốc gia, môn Tin học đã trở thành môn họcbắt buộc từ lớp 3 đến lớp 9 và là môn tự chọn bắt buộc trong ba năm cuối bậcphổ thông Chương trình môn Tin học, phiên bản 2018, đã tiếp thu nhiều ý kiếnđóng góp, chuyển đổi nội dung từ chỗ dạy sử dụng máy tính sang phát triểnnăng lực thông tin và xử lý thông tin.

Trên thế giới, việc dạy Tin học có nhiều điểm khác nhau giữa các quốcgia Sự khác nhau thể hiện ở nội dung học tập và độ tuổi tiếp cận các nội dungđó Về nội dung, có thể chia làm hai nhóm chủ yếu: một tập trung vào việc sửdụng CNTT và Truyền thông, và hai tập trung vào Khoa học máy tính.

Trước đây, ở cấp Tiểu học và THCS, hầu hết các quốc gia vẫn coi máytính là công cụ để học các môn học khác hơn là một môn học độc lập Một bảngtổng kết so sánh năm trường hợp (Phần Lan, Nhật Bản, Massachusetts, Ontario,Singapore) của Hội Hoàng gia Vương quốc Anh cho thấy rằng độ tuổi phù hợpđể học Khoa học máy tính thay đổi từ 12 đến 16 tuổi Tuy nhiên, tình hình đã

Trang 3

thay đổi nhanh chóng từ những năm 2000 Báo cáo về việc dạy học CNTT vàTruyền thông ở các nước châu Âu cho thấy nội dung này đã trở nên lạc hậu vàcần phải có những thay đổi căn bản, đáp ứng yêu cầu của sự biến chuyển nhanhchóng về công nghệ Hiện nay, nhiều nước ở châu Âu đã đưa nội dung Khoa họcmáy tính và kỹ năng lập trình trở thành mục tiêu học tập (Đức, Hy Lạp, Tây BanNha, Italy, Ba Lan, và Anh).

Dự thảo nội dung mới của môn Tin học ở Việt Nam

Sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế, xã hội dẫn đến nhu cầu cấp bách đổimới Giáo dục Trong bối cảnh đó, Dự thảo chương trình mới môn Tin học rađời, là một bộ phận của Chương trình Giáo dục phổ thông mới, một nội dungquan trọng nhằm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Với quan điểm xây lại từ đầu, Dự thảo chương trình môn Tin học cónhiều thay đổi so với chương trình hiện hành Mấu chốt của những thay đổi tíchcực bắt đầu từ chỗ Tin học được xem là môn học bắt buộc Từ đó dẫn dến thờilượng dành cho mỗi cấp học, mỗi lớp trong cấp học được ổn định, tạo điều kiệncho việc xây dựng chương trình mang tính hệ thống, liên thông cả ba cấp học,không bị trùng lặp giữa các lớp, các cấp học về cùng một chủ đề nội dung.

Mối quan hệ giữa 5 thành phần năng lực, 3 mạch kiến thức, và 7 chủ đề nộidung.

Tuy nhiên, thay đổi quan trọng nhất phải kể đến là, nhờ việc chương trìnhđược xây dựng từ đầu nên các nhà khoa học, các chuyên gia sư phạm có thể đưavào chương trình những ý tưởng mới, những quan điểm hiện đại, nhằm đáp ứngmục tiêu giáo dục.

Cấu trúc của chương trình mới của môn Tin học có thể tóm tắt bằng cụmtừ “5 thành phần năng lực, 3 mạch tri thức, 7 chủ đề nội dung” như được minhhọa trong hình 1 Cấu trúc đó thể hiện ba ưu điểm:

+ Chương trình thể hiện được định hướng năng lực, mô tả rõ sản phẩmgiáo dục khi thực hiện chương trình.

+ Chương trình thể hiện được 3 mạch tri thức Tin học phù hợp với quanniệm hiện đại về nội dung môn Tin học.

+ Chương trình cụ thể hóa được nội dung thành những chủ đề, tạo điềukiện cho việc thiết kế các hoạt động giáo dục.

Trang 4

Quyết định đưa Tin học trở thành môn học độc lập bắt buộc trong trườngphổ thông là một quyết định chiến lược, và là quyết định đúng đắn nhằm hìnhthành cho học sinh năng lực thông tin và xử lý thông tin bằng các công cụ kỹthuật số Đó là tiền đề quan trọng để xây dựng một chương trình môn học xuyênsuốt các bậc học, tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu

cầu của xã hội thông tin và nên kinh tế tri thức

Phải khai phóng nhận thức về môn Tin học, giúp học sinh nhận ra rằngmôn Tin học là môn học giúp học sinh hoà nhập được với xã hội hiện đại, sửdụng được các thiết bị số và phần mềm cơ bản thông dụng một cách có đạo đức,văn hoá và tuân thủ pháp luật Công nghệ thông tin và truyền thông nhằm giúphọc sinh nói chung sử dụng và áp dụng hệ thống máy tính giải quyết vấn đề thựctế một cách hiệu quả và sáng tạo.

2.1.2 Biện pháp 2: Khai phóng phương pháp dạy học nhóm:

Bên cạnh những thời gian cả lớp cùng nghe giáo viên giảng giải hay làmviệc cá nhân, học sinh được khuyến khích thảo luận và làm việc nhóm cùngnhau Hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ, ra quyết định và giải quyết vấn đề là mộtyêu cầu của thời đại này nên học sinh cần được tiếp cận cách suy nghĩ và làmviệc cùng nhau Khi học sinh được thảo luận thì sẽ lắng nghe các quan điểm đadạng và diễn đạt quan điểm của mình, cùng phát triển khả năng giải thích, lậpluận, suy luận, đặt câu hỏi, tự nhận thức, tìm giải pháp, để phát triển tư duy vàsáng tạo Ngoài khả năng tư duy thì các thành viên trong nhóm còn phát triểncác kỹ năng cảm xúc – xã hội như sự tự tin, sựu tôn trọng, sự tin tưởng, sự đồngcảm, trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau, tạo động lực cho nhau, giao tiếp hiệuquả, khi tương tác với nhau

Mục đích chính của dạy học nhóm là thông qua cộng tác làm việc trongmột nhiệm vụ học tập nhằm phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xãhội, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết của học sinh Dạyhọc nhóm nếu được tổ chức tốt, đặc biệt với môn Tin học, sẽ thực hiện đượcnhững chức năng và công dụng khác với dạy học toàn lớp, do đó có tác dụng bổsung cho dạy học toàn lớp.

Phương pháp dạy học nhóm cho môn Tin học được thể hiện cụ thể nhưsau:

a Chia nhóm:

Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Tin học trên lớp rất đa dạng,có thể được tiến hành dưới các hình thức như: Thảo luận một vấn đề học tập; tìmhiểu, trao đổi xung quanh một đề tài; tranh luận về một nội dung học tập; ôn tập,tổng kết kiến thức sau một số bài; đưa ra dự án về một đề tài; thực hiện một bàitập, một nhiệm vụ học tập Để việc thảo luận nhóm đạt kết quả tốt, giáo viên cầnphải quan tâm đến các khâu quan trọng như sau:

- Chuẩn bị nội dung thảo luận.- Tổ chức thảo luận.

- Tổng kết thảo luận.

Tùy theo số lượng học sinh trong lớp, nội dung học tập mà giáo viên chiathành bao nhiêu nhóm, số lượng thành viên trong nhóm Tùy theo mục tiêu và yêu

Trang 5

cầu vấn đề học tập mà các nhóm được phân ngẫu nhiên hoặc mặc định, được duytrì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động của tiết học Cácnhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc khác nhiệm vụ.

* Một số cách chia nhóm:

- Cho học sinh tự chọn nhóm: Học sinh được phép tự chọn nhóm học tậpcủa mình khi giáo viên yêu cầu Đây là hoạt động mà học sinh rất hứng thú Cácnhóm nhỏ được hình thành dựa theo sở thích, thói quen của nhau Học sinh tựhình thành nhóm trên cơ sở nguyện vọng.

Tuy nhiên nếu quá lạm dụng hình thức này, một số học sinh cứ mãicùng thực hiện hoạt động với nhau hoặc sẽ luôn ngồi ở một vị trí nhất định Khihọc sinh được tự chọn các bạn mà các em thích để cùng thực hiện hoạt động, cóthể dẫn đến tình trạng kết bè tập thể Do vậy, mặc dù thỉnh thoảng để cho họcsinh tự chọn nhóm, nhưng đôi khi tôi không để học sinh tự quyết định việc này.

- Chia nhóm một cách ngẫu nhiên: Cách chia nhóm này có thể thông quatrò chơi để học sinh được kết nhóm Trò chơi phổ biến là trò chơi Kết bạn Họcsinh xếp thành vòng tròn vừa đi vừa hát Khi giáo viên ra hiệu lệnh “kết bạn” vàyêu cầu số người trong nhóm, học sinh nhanh chóng co cụm lại thành các nhómvới số lượng thành viên đúng như giáo viên yêu cầu.

Một số cách khác để chia nhóm là dùng các thẻ màu khác nhau Hội đồngtự quản học sinh sẽ phát ngẫu nhiên thẻ màu cho các bạn Những học sinh có thẻcùng màu sẽ thành một nhóm.

Đây là dạng tổ chức nhóm ngẫu nhiên, một hình thức chia nhóm côngbằng cho tất cả học sinh.

- Giáo viên là người chia nhóm học sinh: Cách chọn nhóm này có thểphân chia thành các loại nhóm sau:

+ Nhóm khả năng đa dạng: Đây là nhóm phục vụ cho các môn học tậptrung vào phát triển các kĩ năng Giáo viên sẽ phân chia để trong nhóm có cả họcsinh khá lẫn học sinh yếu nhằm hỗ trợ lẫn nhau Mục đích là nên để học sinhbiết rõ lý do tại sao lại chọn nhóm theo cách đó để học sinh trong nhóm biếtcách hỗ trợ nhau trong khi thực hiện các công việc của nhóm.

+ Nhóm dựa trên năng lực: Khi giáo viên muốn làm việc với các nhómhọc sinh có trình độ tương đương trong mỗi nhóm thì giáo viên sẽ gộp các họcsinh khá, giỏi lại cùng nhau, học sinh yếu sẽ được chia thành các nhóm đồngnhất trình độ với nhau Bằng cách này, giáo viên có thể giao thêm việc cho cácnhóm học sinh khá, giỏi hoặc có năng khiếu về lĩnh vực nào đó nhằm tăngcường thử thách, khơi gợi hứng thú và ham mê khám phá sáng tạo của các em,mặt khác, giáo viên sẽ tập trung hướng dẫn, củng cố những vấn đề cơ bản chocác nhóm học sinh yếu và đảm bảo có thời gian đầu tư vào việc thiết kế nhiệmvụ phù hợp với năng lực của nhóm này Chia nhóm dựa theo năng lực tương

Trang 6

đương sẽ tránh được tình trạng nhóm bị thống trị bởi những học sinh khá, giỏihoặc quá mạnh mẽ Tuy nhiên, ngay trong chính mỗi tiết học, tùy thuộc vào đặcđiểm các hoạt động, mục đích bài học mà các nhóm nên được thay đổi đa dạng,vừa giúp các hoạt động, mục đích bài học mà các nhóm nên được thay đổi đadạng, vừa giúp đạt mục tiêu vừa làm cho học sinh không cảm thấy bị buồn chán.Nguyên tắc là không sử dụng một phương pháp chia nhóm nhiều lần Việc thayđổi nhóm thường xuyên không sử dụng một phương pháp chia nhóm nhiều lần.Việc thay đổi nhóm thường xuyên cũng là cách rất tốt để học sinh học hỏi kinhnghiệm học tập và kĩ năng làm việc nhóm trong mỗi nhóm khác nhau của cácbạn học khác nhau Các nhóm nên thường xuyên được thay đổi và dù chọn chianhóm theo cách nào thì giáo viên cũng cần phải xem xét, chuẩn bị kĩ càng.Nguyên tắc là nhóm phải phù hợp với hoạt động được giao và phải hướng tớimực tiêu mà giáo viên mong muốn đạt được của hoạt động đó.

Việc áp dụng đa dạng và phù hợp các cách chia nhóm đã mang lại hiệuquả rất tốt trong các hoạt động nhóm của học sinh Học sinh không những hoànthành công việc tốt mà còn rất hào hứng chờ đợi mỗi lần được phân chia nhómlại.

Bản thân tôi thấy sử dụng nhóm 2 em trong cùng 1 bàn hoặc nhóm 4 emngồi 2 bàn kế nhau sẽ thuận lợi trong việc di chuyển, không mất thời gian vàkhông gây mất trật tự trong lớp Đồng thời việc trao đổi trong nhóm thuận lợihơn, các em được trực tiếp tham gia thảo luận về bài nhiều hơn Nhóm ít ngườinên các thành viên đều phải tham gia vào hoạt động nhóm Giáo viên có thể theodõi học sinh trong quá trình hoạt động của nhóm dễ dàng.

b Lựa chọn nội dung hoạt động nhóm:

Khi áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm ta phải xác định nội dungdạy học có cần phải phân nhóm hay không Không phải bài nào, tiết học nàocũng chia nhóm Theo tôi thì những nội dung kiến thức sau đây nên tổ chức họctheo nhóm:

- Dạng bài học tìm hiểu về nội dung kiến thức mới

- Dạng kiến thức Tin học cần tranh luận, có thể có nhiều ý kiến khácnhau.

Trang 7

- Dạng bài tập củng cố kiến thức.

Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên có thể đưa ra các tình huốngcó vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận sâu hơn Nên để học sinh trong mộtnhóm thay phiên nhau trình bày ý kiến của nhóm mình chứ không nhất thiếtphải là nhóm trưởng, để từ đó rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt trước lớp.Giáo viên có thể gợi ý với các nhóm yếu hơn Muốn vậy giáo viên phải nắmvững tình hình học sinh mỗi nhóm và xem xét khó khăn của mỗi nhóm, để kịpthời đưa ra biện pháp hợp lý

Ví dụ 1: Dạng bài học tìm hiểu về nội dung kiến thức mới

Bài 5 – Tin học 6 – Internet Trong phần 1-Internet, để giúp học sinh hiểuđược khái niệm Internet, kể ra được những công việc mà người sử dụng có thểlàm khi truy cập Internet, tôi cho học sinh hoạt động nhóm như sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Chiếu phiếu học tập số 2 Học sinh thảo

luận nhóm đôi thực hiện phiếu học tập số 2 trên giấy.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1 Internet là gì?

2 Muốn máy tính kết nối vào Internet thì người sử dụng cần phải làm gì?3 Người sử dụng truy cập vào Internet để làm gì?

4 Có những dịch vụ cơ bản nào trên Internet?

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận nhóm hoạt động dựa

vào tài liệu SGK.

Tổ chức để các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, từ đó nhóm trưởng sẽ phâncông nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

Trong thời gian các nhóm thảo luận, GV quan sát nếu nhóm nào cần trợgiúp sẽ tới gợi ý để HS tìm ra câu trả lời.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Đại diện 1-2 nhóm báo cáo

trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến, tự đánh giá.

- Nhận xét, đánh giá, kết luận: GV quan sát, nhận xét về kết quả, thái độ

làm việc của học sinh và chốt lại

Ví dụ 2: Dạng kiến thức Tin học cần tranh luận, có thể có nhiều ý kiến

khác nhau

Trong mục 1 - Biểu hiện vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số (Tin

học 8 – bài 4 – Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số) Đểgiúp học sinh nhận biết và giải thích được một số biểu hiện vi phạm đạo đức vàpháp luật, biểu hiện thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số, tôi cho họcsinh hoạt động nhóm để tranh luận về biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luậtnhư sau:

- Giao nhiệm vụ học tập:

+ Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm có từ 6 đến 8 học sinh.

+ Y/c HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các Câuhỏi trong Hoạt động 1 ở SGK trang 18, Câu hỏi 1, Câu hỏi 2 trong phần Câu hỏiở SGK trang 19.

- Thực hiện nhiệm vụ:

Trang 8

+ Phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.+ Trao đổi thảo luận tìm ra câu trả lời.

- Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi Các nhóm còn lại

nhận xét, bổ sung.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét.

Ví dụ 3: Dạng bài tập củng cố kiến thức: Để học sinh có thể củng cố lại

kiến thức của tiết học, tôi cho học sinh thảo luận nhóm để chơi trò chơi Mảnhghép bí mật trong bài 8 – Công cụ hỗ trợ tính toán (Tin học 7) như sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp làm 4 nhóm, chiếu trò chơi và phổ

biến luật chơi

- Thực hiện nhiệm vụ: HS từng nhóm lựa chọn mảnh ghép và trả lời câu

hỏi (Để các nhóm đưa ra được câu trả lời thì các thành viên trong nhóm phảithảo luận và thống nhất câu trả lời)

- Báo cáo, thảo luận: Trả lời câu hỏi.

- Kết luận, nhận định: GV đánh giá tổng kết trò chơi Nhắc lại nội dung

bài học bằng Sơ đồ tư duy.

c Các thành viên trong nhóm tiến hành tổ chức hoạt động nhóm:

Trong quá trình tiến hành phương pháp dạy học theo nhóm, theo tôi triểnkhai theo các bước sau:

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Trong bước này giáo viên thực hiện:

- Giáo viên tập hợp chung cả lớp, chia nhóm- Nêu rõ mục đích của hoạt động;

- Nêu rõ nhiệm vụ và cách thức tiến hành trong nhóm;- Thời gian để các nhóm hoàn thành công việc.

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên

- Từng cá nhân độc lập hoàn thành công việc của mình hoặc trao đổi thảoluận để đi đến thống nhất trong nhóm.

Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên quan sát để kịp thờigiúp đỡ các nhóm nếu cần.

*Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và thảo luận

- Cử đại diện trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình Giáo viêncó thể kiểm tra bất cứ học sinh nào của nhóm để đánh giá việc hợp tác của các thànhviên trong nhóm.

- Có thể áp dụng một vài hình thức nhưng theo tôi hình thức quen thuộc vàdễ làm đó là: Đổi phiếu học tập của các nhóm và nhận xét chéo (nội dung đơngiản, ngắn gọn), một nhóm báo cáo chung rồi các nhóm nêu ý kiến của nhómmình (đối với nội dung hoạt động nhóm có cùng một nhiệm vụ), treo đồng loạtbảng phụ của các nhóm và nhận xét chéo.

- Giáo viên dành một khoảng thời gian cho các nhóm nhận xét, trao đổi,phản biện và thảo luận chung cả lớp.

Trang 9

*Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả kết quả hoạt động của cácnhóm và chốt kiến thức.

- Giáo viên nhận xét hoạt động nhóm của từng nhóm: Sự hợp tác giữa cácthành viên trong nhóm với nhau và hiệu quả của công việc.

- Giáo viên tổng kết lại, chốt kiến thức và đưa ra vấn đề tiếp theo.

d Tiến hành các khâu trong quá trình thảo luận nhóm:

- Chuẩn bị nội dung thảo luận:

+ Trước tiên giáo viên cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho học sinhthảo luận.

+ Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận phải xem xét nghiên cứu xem họcsinh đã biết gì về chủ đề đã nêu ra.

+ Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, giáo viên cần thôngbáo cho học sinh chuẩn bị ý kiến (viết thành văn bản) tham gia thảo luận.

+ Từ đó học sinh ý thức được yêu cầu nội dung của đề tài, các nguồn tàiliệu chính, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cánhân…

- Tổng kết thảo luận: Giáo viên tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên

một cách xúc tích và có hệ thống những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất;tham gia ý kiến về những điều chưa thống nhất và bổ sung thêm những điều cầnthiết Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận sau; giáoviên cần đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần thái độ làm việc chungcủa tập thể, của nhóm và cá nhân học sinh

2.1.3 Biện pháp 3: Theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh:

Theo dõi đánh giá HS trong quá trình học tập là một trong những khâuquan trọng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học Ở đây, giáoviên được quan sát, "mục sở thị" các hoạt động, cử chỉ, hành vi, tác phong củacác em trong quá trình học ở lớp học cũng như tự học ở ngoài lớp học (nếu quansát được) Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, giáo viên đánh giáđược sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tìnhhuống vào thực tiễn.

Để theo dõi đánh giá quá trình học tập của học sinh, giáo viên cần: Có sổtheo dõi quá trình học tập, ở đó ghi có ghi những lưu ý, chú ý về khả năng pháttriển cũng như các hạn chế của từng em trong quá trình học tập; Theo dõi đánh

Trang 10

giá khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua hoạt động học: tiếp nhậnnhiệm vụ, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy sáng tạo học tập và trìnhbày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành ; Nên chuẩn bị các tiêuchí đánh giá, phân tích hướng dẫn cho học sinh cách tự đánh giá, đánh giá lẫnnhau; Thường xuyên tổ chức cho học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau thôngqua tổ chức trò chơi học tập, đánh giá sản phẩm học tập.

Để theo dõi đánh giá quá trình học tập của học sinh, tôi đã lập ra sổ “Theodõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập” cho từng lớp, từng học kỳ, ởđó ghi rõ điểm cộng và điểm trừ cụ thể, có quy định rõ ràng mức điểm thưởngvề khả năng phát triển cũng như các hạn chế của từng em trong quá trình họctập Theo dõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua hoạt độnghọc Tiếp nhận nhiệm vụ học tập, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy sángtạo học tập và trình bày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành…Cócác tiêu chí đánh giá, phân tích hướng dẫn cho học sinh cách tự đánh giá, đánhgiá lẫn nhau thông qua tổ chức trò chơi học tập, đánh giá sản phẩm học tập cụthể.

Để các nhóm hoạt động có hiệu quả Tôi đã đưa ra hình thức học tập

“Công nhận điểm tốt của học sinh ở mọi lúc mọi nơi” nhằm tạo điều kiện, cơ

hội tốt nhất cho các em đạt được mức điểm số nhanh nhất.

Thông qua các bài dạy, giáo viên nên nghiên cứu lồng ghép các cách kiểmtra kiến thức cũng như hành vi, thái độ học tập của các em Giáo viên phát hiệnnhững điểm tốt của các em để tuyên dương, khen ngợi trước lớp.

Ví dụ: Trong tiết lý thuyết môn Tin học 6 sau khi kết thúc bài học Tôi

cho học sinh tìm ra nội dung chính của bài hôm nay và viết ra giấy thật nhanh.Cả lớp viết ra giấy nhưng chỉ thu bài của 5 bạn bằng cách bốc thăm số thứ tựhọc sinh, chấm và cho điểm luôn để học sinh có thể nắm được luôn kiến thức bàihọc.

Trong các bài dạy lý thuyết tôi tích điểm cộng cho các bạn tham gia xâydựng bài, với mỗi phát biểu tích cực thì cộng 1 điểm.

Trong bài thực hành cũng vậy, bạn nào hoàn thành bài tập nhanh, đúngtheo yêu cầu của bài thì cũng cộng điểm 1 - 2 điểm tùy vào mức độ bài làm.

Sau mỗi tiết học thực hành tôi cũng nhận xét và cộng điểm cho các nhómhoạt động tích cực, biết chia sẻ, đoàn kết, trật tự, kỷ luật trong nhóm và trừ điểmcác nhóm chưa hoạt động tích cực

Trong tiết kiểm tra đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ bạn nào làm bài nghiêmtúc, trung thực cũng có điểm cộng và ngược lại Sau khi có kết quả bài thi cũngđộng viên khen ngợi các em bằng điểm số.

Khen thưởng Để khuyến khích thành tích đạt được của các em giáo viêntổ chức bốc thăm phần quà dành cho các bạn (vào cuối tiết học hoặc thời giannào đó mà giáo viên thấy phù hợp) nhưng phải trao quà đó trước toàn lớp Lựachọn quà phù hợp như đồ dùng học tập, khăn quàng, vở ghi…Phần quà tuy nhỏnhưng có hình thức mới lạ một chút thì học sinh sẽ cảm thấy thích thú và hãnhdiện trước các bạn

Giáo viên cần tránh: Ghi chép, đánh giá học sinh theo cảm tính không có

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w