Thế nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế đó là: - Học sinh dễ quên bài; - Học sinh hoàn toàn thụ động tiếp nhận kiến thức mà không hề vận dụng suy nghĩ về ý nghĩa, cách sử dụng mẫu ngữ pháp;
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Một số cách dẫn nhập nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ dạy
ngữ pháp tiếng Nhật”
2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 09/2023
3 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
Đa phần các giáo viên khi dạy ngữ pháp sẽ viết cấu trúc lên bảng, sau đó giải thích
các kí hiệu trong cấu trúc, các cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp, ý nghĩa cấu trúc, sau đó
cho học sinh luyện tập luôn Do sự hạn chế về mặt thời gian, cùng với số lượng học sinh
lớn nên các giáo viên thường bỏ qua việc dẫn nhập mà trực tiếp đưa ra mẫu ngữ pháp
cho học sinh luôn
Cách dạy này cũng những ưu điểm là:
- Rút ngắn thời gian giảng dạy cho giáo viên;
- Đơn giản, dễ hiểu cho cả học sinh và giáo viên;
- Học sinh không cần suy nghĩ quá nhiều
Thế nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế đó là:
- Học sinh dễ quên bài;
- Học sinh hoàn toàn thụ động tiếp nhận kiến thức mà không hề vận dụng suy
nghĩ về ý nghĩa, cách sử dụng mẫu ngữ pháp;
- Học sinh không hiểu được rõ các bối cảnh, tình huống cụ thể sử dụng mẫu ngữ
pháp đấy từ đó sẽ không thể làm được các bài tập liên quan đến mẫu ngữ pháp
đấy;
- Giờ học bị nhàm chán vì học sinh chỉ việc chép lại những gì trên bảng mà giáo
viên ghi;
- Không có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh
Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giờ dạy ngữ pháp nói riêng, giờ dạy tiếng
Trang 2Nhật nói chung; đồng thời cũng là nâng cao chất lượng của môn tiếng Nhật thì cần
phải làm tốt khâu truyền đạt, dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho học sinh
5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Trong xã hội hiện đại ngày nay, toàn cầu hóa đang là xu thế lớn có tác động trực
tiếp sâu rộng tới đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới Trong đó,
thương mại quốc tế trở thành hoạt động mang tính chất sống còn vì sự cất cánh và
phát triển của mỗi quốc gia Cùng với việc thay đổi chiến lược phát triển, các quốc gia
đều ra sức tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và liên minh kinh tế toàn cầu Từ đó
xuất hiện sự giao thoa văn hóa, và đặc biệt là sự giao lưu và hội nhập kinh tế giữa các
nước Với Việt Nam, đây chính là một cơ hội lớn để thu hút sự đầu tư từ các cường
quốc lớn trên thế giới Và một trong số đó không thể không kể tới Nhật Bản Nhật Bản
hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, là nhà tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp
tác lao động đứng thứ 2, đầu tư và đối tác du lịch lớn thứ 3, đối tác thương mại thứ 4
của Việt Nam Tại tỉnh Bắc Giang, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ tư về số dự án đầu
tư và thứ sáu về tổng vốn đăng ký trong 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
tỉnh Có 21 doanh nghiệp của Nhật Bản đang hoạt động ổn định tại tỉnh Đặc sản vải
thiều Lục Ngạn đã được Nhật Bản cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý và có bán
tại hệ thống siêu thị
Sự giao thoa văn hóa, và đặc biệt là sự giao lưu và hội nhập kinh tế giữa Việt Nam
và Nhật Bản đã mang lại cho Việt Nam những “lợi ích” trên nhiều phương diện khác
nhau Song, trong sự trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại phát triển như vũ bão
hiện nay, khi mà con người ta phải chạy đua với công nghệ, với sự hiện đại và văn
minh nhân loại thì làm thế nào để con người Việt Nam có thể đón đầu và vươn lên tới
tầm cao trí tuệ của nhân loại? Theo khảo sát năm 2011 của Hiệp hội kinh tế Nhật Bản,
“Các phẩm chất, kiến thức, năng lực cần có của nhân lực toàn cầu” là như sau: Năng
lực đương đầu với thử thách; năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ; Năng lực quan tâm
đến sự khác biệt trong văn hóa, tư duy mang tính quốc tế và có khả năng thích ứng
một cách linh hoạt Có thể nói, ngoại ngữ có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo
dục, đào tạo và phát triển của đất nước Việc biết ngoại ngữ không chỉ là yêu cầu đối
với đội ngũ lao động kỹ thuật cao nhằm đáp ứng quy trình công nghệ thường xuyên
được đổi mới mà đó còn là yêu cầu cần thiết đối với một người Việt Nam hiện đại Vì
Trang 3thế, việc học tập và nghiên cứu ngoại ngữ trở thành một nhu cầu cấp thiết trong đời sống con người
Từ đầu năm học 2016-2017, 4 trường tiểu học ở Hà Nội và 1 trường tiểu học của (TPHCM) bắt đầu khai giảng lớp học tiếng Nhật dành cho học sinh lớp 3 Theo đó, Việt Nam là nước thí điểm đưa tiếng Nhật vào giảng dạy ở bậc tiểu học đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á Trước đó, tiếng Nhật đã được đưa vào giảng dạy tại các trường trung học cơ sở của Việt Nam từ năm 2003 ở một số trường trung học ở Hà Nội Đây
là một hoạt động thuộc đề án “Dạy tiếng Nhật trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2016 – 2026” Mục tiêu của đề án là đến năm 2026, sẽ có khoảng 300 trường tiểu học và 10.000 học sinh tiểu học được học tiếng Nhật Đến năm 2005, việc dạy tiếng Nhật như ngoại ngữ chính được triển khai ở các trước phổ thông ở Hà Nội, Huế,
Đà Nẵng, TPHCM Tại thời điểm năm 2015, có 32 trường phổ thông, trong đó có 20 trường cấp 2, 12 trường cấp 3 đang thực hiện chương trình này Với số lượng người học tiếng Nhật trong năm 2015 là 64.863 người, Việt Nam đứng thứ 8 trong 10 nước
có số lượng người học đông nhất trên thế giới, đứng thứ 2 ở Đông Nam Á (sau
Indonesia và Thái Lan) Số người học tăng 18.101 người so với kết quả năm 2012 Trong khi đó, số lượng giáo viên tiếng Nhật trên toàn quốc là 1795 người, tăng 167 người so với năm Ngoài ra, từ tháng 9 năm 2021, Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Bắc Giang cũng bắt đầu tổ chức giảng dạy tiếng Nhật tại Trường THPT Chuyên Bắc
Giang Tính tới hiện nay đã mở được 3 lớp: 10, 11, 12 với tổng số 106 em học sinh Cùng với số lượng người học tiếng Nhật ngày một tăng thì yêu cầu về giáo viên, chương trình giảng dạy, nguồn học liệu lại càng cao Mặc dù tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy tại Việt Nam từ lâu rồi nhưng so với các lĩnh vực khoa học khác thì phần nghiên cứu, giáo trình giảng dạy vẫn còn “nghèo nàn” Hơn nữa, bộ môn tiếng Nhật cũng được coi là một môn ngoại ngữ khó trên thế giới Đặc biệt đối với người Việt đang quen sử dụng hệ thống bảng chữ cái Latinh thì việc học tiếng Nhật lại càng thêm khó khăn Đa số các bạn học sinh khi học tiếng Nhật nói riêng và ngoại ngữ nói chung đều khó có thể cân bằng giữa các kỹ năng Vậy làm cách nào để có thể cải thiện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết khi học ngoại ngữ? Ngữ pháp tiếng Nhật đóng vai trò quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ và được xem là nền tảng để phát triển các
kỹ năng khác Nắm chắc được ngữ pháp kết hợp hệ thống từ vựng tốt, dù là giao tiếp
Trang 4hay viết luận văn cũng không thể làm khó chúng ta Về vai trò của ngữ pháp ở kỹ
năng nghe: có ngữ pháp chính là nền tảng để bạn hiểu người khác đang nói gì Nhiều
người cho rằng chỉ cần nghe và hiểu các từ vựng, xâu chuỗi lại là có thể hiểu được cả
đoạn Tuy nhiên đối với các đoạn hoặc câu phức tạp, dùng nhiều đại từ quan hệ hoặc
có nhiều cấu trúc, bắt buộc phải hiểu ngữ pháp mới có thể hiểu được Trong kỹ năng
nói: phải dựa vào ngữ pháp để tạo nên câu văn và diễn đạt nó một cách hoàn chỉnh,
biểu đạt được chính xác ý mình muốn nói Trong kỹ năng đọc: tương tư như đối với
kỹ năng nghe, khi đọc một đoạn văn hoặc bài viết nào đó, ta phải sử dụng đến các
kiến thức ngữ pháp để hiểu được chính xác ý của tác giả Và cuối cùng ở kỹ năng viết:
đây là kỹ năng bắt buộc phải vận dụng ngữ pháp rất nhiều bởi nó yêu cầu độ chính xác
cao Từ những lý do trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của ngữ pháp nói chung,
ngữ pháp tiếng Nhật nói riêng
Tóm lại, xuất phát từ yêu cầu cần có của một người giáo viên, từ tình hình thực tế
giảng dạy tiếng Nhật tại trường THPT Chuyên Bắc Giang; với mong muốn phát triển
kỹ năng làm bài tập ngữ pháp cùng với điều kiện nghiên cứu của bản thân, tôi quyết
định chọn biện pháp: “Một số cách dẫn nhập nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ dạy
ngữ pháp tiếng Nhật” nhằm trang bị cho giáo viên và học sinh những cơ sở lý luận
quan trọng cùng những nguồn học liệu phong phú, đáng tin cậy góp phần nâng cao hiệu
quả giờ học ngữ pháp cho học sinh Từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn tiếng
Nhật, đặc biết đối với các học sinh lớp chuyên Nhật – trường THPT Chuyên Bắc Giang
6 Mục đích của giải pháp sáng kiến:
Biện pháp này được thực hiện nhằm giúp giáo viên có những tiết học ngữ pháp dễ
hiểu, gần gũi với học sinh hơn, tạo không khí lớp học thoải mái Từ đó học sinh hiểu
rõ về bối cảnh, cách sử dụng mẫu pháp đó Đồng thời, nâng cao hiệu quả trong giờ
dạy ngữ pháp tiếng Nhật
7 Nội dung:
7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
7.1.1 Giải pháp 1:
Tên biện pháp: Dẫn nhập vào mẫu ngữ pháp bằng các thẻ tranh, hình ảnh
Trang 5Đối với các học sinh khi mới bắt đầu học tiếng Nhật thì lượng từ vựng mà các em có thể nói rất ít nên nếu giáo viên dẫn nhập bằng các câu văn tiếng Nhật dài sẽ khiến các
em không hiểu gì Chính vì vậy, các tranh ảnh hay hình ảnh minh họa là một đạo cụ không thể thiếu Bằng việc vừa cho học sinh xem hình ảnh vừa chỉ thị sẽ khiến học sinh hứng thú, hiểu được tình huống cụ thể sử dụng mẫu ngữ pháp Các thẻ tranh, hình ảnh sẽ lưu sâu vào bộ não của học sinh nhanh hơn là các con chữ Hơn nữa, việc dẫn nhập bằng các thẻ tranh hay hình hình ảnh là phương pháp có thể làm ở bất cứ đâu, bất kể người hay địa điểm
Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn các thẻ tranh, hình ảnh sao cho phù hợp:
- Dễ dàng lý giải được nội dung: Khi lựa chọn các thẻ tranh, hình ảnh thì điều
quan trọng đó là phải hiểu rõ nội dung của nó Về ai, cái gì Ngoài ra thì kích thước của thẻ cũng phải phù hợp; Phông chữ dễ nhìn; Lượng thông tin trên thẻ
không được quá nhiều
- Tính dễ sử dụng của thẻ: Các thẻ tranh, hình ảnh cũng có thể được sử dụng
hiệu quả không chỉ bằng cách hiển thị từng cái một mà còn bằng cách hiển thị chúng cạnh nhau Khi sắp xếp các tấm thẻ, hãy cân nhắc xem chúng sẽ được sắp xếp ở đâu và như thế nào, chúng sẽ được dán trên tường hay đặt trên bàn Nếu muốn treo lên tường thì có thể dán nam châm ở mặt sau, hoặc nếu đặt trên bàn thì có thể điều chỉnh kích thước sao cho không cản trở đến việc giảng dạy
- Dễ tạo ra: Nếu thẻ tranh, ảnh dễ bị rách hoặc gãy thì sẽ phải đi làm lại nhiều
lần nên các thẻ khi lựa chọn để in cần phải bền, dày dặn để có thể sử dụng lâu
dài
Một số ví dụ của việc dẫn nhập bằng thẻ tranh, hình ảnh trong giờ dạy ngữ pháp
❖ Dẫn nhập khi dạy mẫu ngữ pháp「V ることができます・V ることができま せん」(có thể làm V・ không thể làm V)
Trang 6Trước tiên, giáo viên cho học sinh xem hình ảnh này và hỏi học sinh một số câu hỏi liên quan đến hình ảnh để học sinh trả lời như:「この人は何をしていますか」 (người này đang làm gì thế); 「この人は水泳が上手ですか。下手ですか。」 (người này có bơi giỏi hay không) Tiếp đến giáo viên sẽ vừa chỉ vào hình ảnh vừa nói 「およぐことができます」và ghi mẫu câu lên bảng Sau đó yêu cầu học sinh thảo luận về ý nghĩa của câu Từ đó học sinh tự xây dựng mẫu ngư pháp, rút ra ý nghĩa, cách sử dụng mẫu câu Cuối cùng giáo viên cho học sinh luyện tập mẫu câu ngữ pháp theo trình tự từ dế đến khó
❖ Dẫn nhập khi dạy mẫu ngữ pháp「~とおもいます」(tôi nghĩ )
Trang 7Trước tiên, giáo viên cho học sinh xem hình ảnh này và hỏi học sinh một số câu hỏi
liên quan đến hình ảnh để học sinh trả lời như:「これは何ですか」(cái này là gì
thế) Sau đó chắc chắn học sinh sẽ có nhiều câu trả lời thú vị khác nhau như 「いぬで
す」(con chó);「パンダです」(con gấu trúc) Sau đó giáo viên sẽ vừa chỉ vào hình
ảnh vừa làm dáng vẻ suy nghĩ và nói 「これはいぬだとおもいます。」Như vậy là
bằng việc sử dụng hình ảnh khi dẫn nhập đã thu hút được sự chú ý của học sinh Tiếp
đến giáo viên sẽ vừa chỉ vào hình ảnh vừa nói 「これはいぬだとおもいます。」và
ghi mẫu câu lên bảng Sau đó yêu cầu học sinh thảo luận về ý nghĩa của câu Từ đó
học sinh tự xây dựng mẫu ngư pháp, rút ra ý nghĩa, cách sử dụng mẫu câu Cuối cùng
giáo viên cho học sinh luyện tập mẫu câu ngữ pháp theo trình tự từ dễ đến khó
7.1.2 Giải pháp 2: Tên biện pháp: Sử dụng ngôn ngữ hình thể để dẫn nhập vào mẫu ngữ pháp
Ngôn ngữ vốn được coi là phương tiện để truyền đạt giữa con người nhau Nhưng việc
sử dụng các hành động, cử chỉ cơ thể cũng chính là cách để truyền đạt Đối với các
học sinh mới bắt đầu học một ngôn ngữ mới như tiếng Nhật thì việc giáo viên sử dụng
các hành động, cử chỉ khi dạy một cấu trúc ngữ pháp mới là điều hết sức cần thiết
Cần nhớ rằng trình tự phát triển của một đứa trẻ đó là khóc; tiếp đến là sử dụng hành
động, cử chỉ để diễn đạt; và cuối cùng mới là diễn đạt bằng ngôn ngữ
Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn biện pháp sử dụng ngôn ngữ hình thể để dẫn nhập
vào mẫu ngữ pháp:
- Những cử chỉ, hành động di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm; những cử chỉ
quá “nhỏ bé”-“khó nhìn” đều có tác dụng ngược lại Bởi những cử chỉ này sẽ
khiến cho khán giả cảm thấy bị ngợp nếu nhanh quá, và bồn chồn nếu chậm
quá Bí quyết đó là hãy giảm tốc độ tổng thể và thể hiện bản thân một cách
thoải mái và nghiêm trang
Trang 8- Quyết định địa điểm sẽ sử dụng: Quyết định trước cử chỉ nào sẽ sử dụng trong
cuộc trò chuyện, bài phát biểu và thuyết trình Ngoài ra, theo thời gian, sự chú
ý của người nghe có xu hướng giảm dần, do đó, sẽ hiệu quả hơn nếu thu hút
khán giả bằng cách thỉnh thoảng đi vòng quanh sân khấu trong khi phát biểu và
thuyết trình để thu hút lại họ
- Cử chỉ chỉ hỗ trợ biểu hiện giọng nói: Nếu sử dụng quá nhiều, tác động sẽ
giảm đi và trông sẽ lộn xộn Đừng chỉ dựa vào cử chỉ; hãy sử dụng các kỹ thuật
diễn đạt như ngữ điệu và ngắt nghỉ
Một số ví dụ của việc dẫn nhập việc sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giờ dạy ngữ
pháp
❖ Dẫn nhập khi dạy mẫu ngữ pháp「~ながら」(vừa làm V1, vừa làm V2 ) Giáo viên sẽ dẫn nhập vào mẫu câu với 3 ví dụ
導入①:私はコーヒーを飲みながら、新聞を読みます。(Tôi vừa uống cafe
vừa đọc báo)
Giáo viên sẽ vừa dùng hành động để diễn tả vừa nói tiếng Nhật Giáo viên cầm
tách cafe và cho học sinh đoán xem cô giáo đang làm gì Tiếp đến giáo viên cầm
báo đọc để làm hành động đọc báo và cho học sinh đoán xem cô giáo đang làm
gì Cuối cùng giáo viên diễn tả hành động vừa đọc báo vừa uống cafe và nói 「私
はコーヒーを飲みながら、新聞を読みます。」(Tôi vừa uống cafe vừa đọc
báo) Giáo viên lặp lại 3 lần câu nói này và ghi lên bảng
導入②:音楽を聞きながら、本を読みます。(vừa nghe nhạc vừa đọc sách)
Tương tự giáo viên vẫn dùng hành động để diễn tả Giáo viên diễn tả hành động
nghe nhạc bằng việc sử dụng tai nghe hoặc headphone và hỏi học sinh xem cô
giáo đang làm gì Tiếp đến giáo viên lại diễn tả hành động đọc sách và cho học
sinh đoán Cuối cùng giáo viên diễn tả hành động vừa nghe nhạc vừa đọc sách và
Trang 9nói 「音楽を聞きながら、本を読みます」(vừa đọc sách vừa nghe nhạc ) Giáo viên lặp lại 3 lần câu nói này và ghi lên bảng
導入③:日本語を勉強しながら、音楽を聞きます。(vừa học tiếng Nhật vừa nghe nhạc)
Giáo viên vẫn dùng hành động để diễn tả Giáo viên diễn tả hành động học tiếng Nhật bằng việc sử dụng sách tiếng Nhật và hỏi học sinh xem cô giáo đang làm gì Tiếp đến giáo viên lại diễn tả hành động nghe nhạc và cho học sinh đoán Cuối cùng giáo viên diễn tả hành động vừa học tiếng Nhật vừa nghe nhạc và nói 「日 本語を勉強しながら、音楽を聞きます」Giáo viên lặp lại 3 lần câu nói này
và ghi lên bảng
Cuối cùng, yêu cầu học sinh thảo luận về ý nghĩa của 2 câu đã ghi lên bảng là
「私はコーヒーを飲みながら、新聞を読みます。」「音楽を聞きなが ら、本を読みます」「日本語を勉強しながら、音楽を聞きます」 Từ đó cho học sinh tự xây dựng mẫu ngư pháp, rút ra ý nghĩa, cách sử dụng mẫu câu Cuối cùng giáo viên cho học sinh luyện tập mẫu câu ngữ pháp theo trình tự từ dễ đến khó
❖ Dẫn nhập khi dạy mẫu ngữ pháp「これ/それ/あれ」(cái này/ cái kia/ cái đó) Giáo viên vừa chỉ vào điện thoại của mình vừa nói「これは携帯電話 です」 (cái này là cái điện thoại) ;Giáo viên vừa chỉ vào điện thoại của học sinh vừa nói 「それは携帯電話です」(cái kia là cái điện thoại);Giáo viên vừa chỉ vào đồng hồ của lớp vừa nói「あれはとけいです」 (cái đó là cái đồng hồ) Giáo viên viết cả 3 ví dụ lên bảng, cho học sinh thảo luận về ý
nghĩa Từ đó cho học sinh tự xây dựng mẫu ngư pháp, rút ra ý nghĩa, cách sử
Trang 10dụng mẫu câu Cuối cùng giáo viên cho học sinh luyện tập mẫu câu ngữ pháp
theo trình tự từ dễ đến khó
7.1.3 Giải pháp 3:
Tên biện pháp: Dẫn nhập vào mẫu ngữ pháp thông qua việc tương tác với người học Việc tương tác với học sinh sẽ khiến bầu không khí lớp học sẽ trở nên sôi động hơn, nơi người học không chỉ lắng nghe mà còn tham gia vào bài học và khi không nói được điều mình muốn nói, người học có thể nói: “Ồ Cứ nói thế này đi!!'' Tóm lại, để việc dẫn nhập không chỉ đơn phương từ phía giáo viên nói thì điều quan trọng là sự tương tác với người học Nói cách khác chính là việc đặt câu hỏi cho người học Một số ví dụ dẫn nhập vào mẫu ngữ pháp thông qua việc tương tác với người học
❖ Dẫn nhập khi dạy mẫu ngữ pháp「~ことができます」(có thể làm V)
Giáo viên sẽ viết một chữ Hán mà học sinh đã học 「日本」lên bảng và tương tác – hội thoại với học sinh như sau:
T:この漢字は何ですか。Chữ Hán này đọc là gì?
S:「にほん」です。Nhật Bản
T:みなさんは、この漢字を読むことができます。Các em có thể đọc được chữ Hán này Giáo viên sẽ viết một chữ Hán mà học sinh chưa từng học lên bảng và tương tác – hội thoại với học sinh như sau:
(「薔薇」と漢字を板書する)
T:この漢字は何ですか。(Chữ Hán này đọc là gì?)
S:わかりません。(Em không biết) T:みなさんは、この漢字を読むことができません。(Các em không thể
đọc được chữ Hán này)