1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN -THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

158 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Cho Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin - Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Tác giả Phạm Vũ Thủy Tiên
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Kim Dung
Trường học Trường Đại học Hà Nội
Chuyên ngành Thông tin – Thư viện
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 6,19 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài (9)
  • 3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài (10)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (0)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài (11)
  • 7. Bố cục của khóa luận (12)
  • CHƯƠNG 1. TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TAỌ NGƯỜI DÙNG TIN (13)
    • 1.1. Khái quát về Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội (13)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành (13)
      • 1.1.2. Đội ngũ cán bộ (16)
      • 1.1.3. Vốn tài liệu (17)
      • 1.1.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (18)
      • 1.1.5. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện (19)
    • 1.2. Tầm quan trọng của công tác đào tạo người dùng tin đối với Trung tâm Thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội (22)
      • 1.2.1. Một số khái niệm chung (22)
      • 1.2.2. Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin đối với Trung tâm Thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội (24)
    • 1.3. Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội (25)
      • 1.3.1. Đặc điểm người dùng tin (25)
      • 1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin (26)
    • 2.1. Đào tạo người dùng tin sử dụng Trung tâm thông tin – thư viện (30)
      • 2.1.1. Hướng dẫn người dùng tin về nội quy sử dụng thư viện (30)
      • 2.1.2. Cách thức sử dụng nguồn lực thông tin (32)
    • 2.2. Đào tạo kỹ năng thông tin (45)
      • 2.2.1. Kỹ năng trích dẫn tài liệu (45)
      • 2.2.2. Kỹ năng tìm tin trên Internet (49)
    • 2.3. Đào tạo sau khóa học (51)
    • 2.4. Năng lực đào tạo người dùng tin của cán bộ tại Trung tâm (52)
    • 2.5. Hiệu quả của hoạt động đào tạo người dùng tin tại Trung tâm thông tin - thư viện trường Đại học Hà Nội (54)
      • 2.5.1. Đối với người dùng tin (55)
      • 2.5.2. Năng lực đào tạo của cán bộ thư viện (56)
    • 2.6. Nhận xét và đánh giá (56)
      • 2.6.1. Những điểm mạnh (56)
      • 2.6.2. Những điểm yếu (57)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ (30)
    • 3.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn tin phù hợp với nhu cầu tin (59)
    • 3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo người dùng tin (0)
      • 3.2.1. Xây dựng cơ sở vật chất (62)
      • 3.2.2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin (62)
    • 3.3. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện (63)
      • 3.4.1. Về nội dung (64)
      • 3.4.2. Về hình thức (64)
    • 3.5. Nâng cao năng lực cán bộ thư viện (66)
    • 3.6. Xây dựng chiến lược marketing, giới thiệu, quảng bá về hoạt động đào tạo người dùng tin tại Trung tâm (0)
  • KẾT LUẬN (69)
  • PHỤ LỤC (70)

Nội dung

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài được xác định là khảo sát thực tế công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học

Hà Nội Qua đó, đề tài sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NDT cũng như hiệu quả hoạt động phục vụ NDT tại đây.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để giải quyết được mục tiêu đề ra, khóa luận sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Giới thiệu sơ lược về Trung tâm thông tin- thư viện trường Đại học

- Trình bày những vấn đề lý luận chung về NDT, đào tạo NDT

- Tìm hiểu những nhân tố trực tiếp tác động tới công tác đào tạo NDT và những cách thức mà Trung tâm đã tiến hành nhằm nâng cao kỹ năng thông tin cho các đối tượng NDT tại Trung tâm của mình.

- Nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NDT.

Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài

Trung tâm TT – TV trường Đại học Hà Nội là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài từ nghiên cứu khoa học, niên luận, khóa luận cho đến các luận văn, trên nhiều góc độ khác nhau như đề tài : “Tìm hiểu về tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin” của tác giả Lê Thị Anh Thư (khóa luận 2009),

“Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của trung tâm TT – TV trường Đại học Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Chinh (khóa luận 2009 ) Nhưng vấn đề đào tạo NDT chưa được đề cập, nghiên cứu một cách tổng thể mà mới chỉ dừng lại trong những vấn đề nhỏ của các đề tài trước đó.

Với đề tài của mình, tôi muốn có được cái nhìn toàn diện, cụ thể hơn về công tác đào tạo NDT tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học HàNội Qua đó, nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo NDT tại Trung tâm trong thời gian tới.

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Công tác đào tạo NDT tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học

Công tác đào tạo NDT tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

5.1.Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở của phép biện chứng duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thư viện; các chỉ thị và nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đường lối phát triển sự nghiệp thông tin – thư viện.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau :

- Phương pháp phỏng vấn các cán bộ thư viện, NDT.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

- Phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.

6 Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Đóng góp về lý luận

Khóa luận xem xét và khái quát các đặc trưng riêng về công tác đào tạo NDT cũng như tầm quan trọng của hoạt động này đối với Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội.

6.2 Đóng góp về thực tiễn :

Khóa luận đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác đào tạo NDT tạiTrung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo NDT, thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp thông tin – thư viện.

7 Bố cục của khóa luận :

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương :

Chương 1 : Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội và những vấn đề chung về công tác đào tạo người dùng tin.

Chương 2 : Thực trạng hoạt động đào tạo người dùng tin tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội.

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội.

CHƯƠNG 1 TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÊ ̀

CÔNG TÁC ĐÀO TAỌ NGƯỜI DÙNG TIN

1.1 Khái quát về Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội

Trường Đại học Hà Nội (tiền thân là trường Đại học Ngoại ngữ) là trường đại học công lập, được thành lập năm 1959.

Trường Đại học Hà Nội là cơ sở đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học có khả năng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước Ngoài ra, trường Đại học Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo ngoại ngữ cho lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đi học nước ngoài; bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý của các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong cả nước.

Trường Đại học Hà Nội có khả năng giảng dạy các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung quốc, Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hàn Quốc, Bungari, Hung-ga-ri, Séc, Slô-văk, Ru-ma-ni, Thái, A rập… Trong số các ngoại ngữ nêu trên có 10 chuyên ngành đào tạo cử nhân ngoại ngữ, 4 chuyên ngành tiếng đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ.

Trường Đại học Hà Nội đã triển khai đào tạo cử nhân các chuyên ngành khác dạy bằng ngoại ngữ từ năm 2002 như: Quản Trị kinh doanh, Du lịch, Quốc tế học, Khoa học máy tính, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán (giảng dạy bằng tiếng Anh); ngành Khoa học máy tính (giảng dạy bằng tiếng Nhật).Ngoài ra, trường còn đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học cho người nước ngoài Trong tương lai sẽ mở thêm những chuyên ngành đào tạo khác bằng ngoại ngữ mà thị trường lao động trong và ngoài nước đang có nhu cầu cao.

Mục tiêu đào tạo của nhà trường không chỉ cung cấp kiến thức mà còn coi trọng định hướng phát triển năng lực làm việc cho sinh viên Chính vì vậy, nhà trường đã thực hiện phương châm mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo.

Từng bước hội nhập giáo dục quốc tế, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo nhằm trang bị cho người học kỹ năng làm việc, kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên môn và khả năng thích ứng với môi trường hoạt động nghề nghiệp trong tương lai, Trường Đại học Hà Nội phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu ngang tầm các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu ứng dụng là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường Thế mạnh về nghiên cứu khoa học ngoại ngữ, trong đó có phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cho các trường chuyên ngữ, nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ, văn hoá – văn minh…đã được khẳng định Nhà trường là cơ quan chủ quản của “Tạp chí khoa học ngoại ngữ” - tạp chí chuyên ngành duy nhất của Việt Nam nghiên cứu về khoa học ngoại ngữ.

Nhà trường có các Trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu đáp ứng nhu cầu của xã hội như: Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Trung tâm tư liệu và tiếng Anh chuyên ngành, Trung tâm Đào tạo từ xa, Trung tâm Dịch thuật, Trung tâm Công nghệ - thông tin, Viện nghiên cứu xã hội và phát triển.

Nhà trường đã ký kết hợp tác đào tạo với trên 30 trường đại học nước ngoài; có quan hệ đối ngoại với trên 60 tổ chức, cơ sở giáo dục quốc tế; có quan hệ trực tiếp với hầu hết các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam; tham gia các hoạt động văn hoá đối ngoại, giao lưu ngôn ngữ-văn hoá với nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và quốc tế Nhiều Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài đã hợp tác hỗ trợ Nhà trường trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực thông qua những chương trình hỗ trợ năng lực quản lý, đào tạo giáo viên trẻ và tài trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều đoàn khách cấp cao, các tổ chức giáo dục quốc tế các trường đại học nước ngoài đến thăm và làm việc với Trường Trung bình mỗi tuần có khoảng

4 đến 5 đoàn khách nước ngoài đến thăm trường.

Phương pháp nghiên cứu

5.1.Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở của phép biện chứng duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thư viện; các chỉ thị và nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đường lối phát triển sự nghiệp thông tin – thư viện.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau :

- Phương pháp phỏng vấn các cán bộ thư viện, NDT.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

- Phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.

Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Đóng góp về lý luận

Khóa luận xem xét và khái quát các đặc trưng riêng về công tác đào tạo NDT cũng như tầm quan trọng của hoạt động này đối với Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội.

6.2 Đóng góp về thực tiễn :

Khóa luận đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác đào tạo NDT tạiTrung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo NDT, thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp thông tin – thư viện.

Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương :

Chương 1 : Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội và những vấn đề chung về công tác đào tạo người dùng tin.

Chương 2 : Thực trạng hoạt động đào tạo người dùng tin tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội.

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội.

TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TAỌ NGƯỜI DÙNG TIN

Khái quát về Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội

Trường Đại học Hà Nội (tiền thân là trường Đại học Ngoại ngữ) là trường đại học công lập, được thành lập năm 1959.

Trường Đại học Hà Nội là cơ sở đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học có khả năng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước Ngoài ra, trường Đại học Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo ngoại ngữ cho lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đi học nước ngoài; bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý của các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong cả nước.

Trường Đại học Hà Nội có khả năng giảng dạy các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung quốc, Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hàn Quốc, Bungari, Hung-ga-ri, Séc, Slô-văk, Ru-ma-ni, Thái, A rập… Trong số các ngoại ngữ nêu trên có 10 chuyên ngành đào tạo cử nhân ngoại ngữ, 4 chuyên ngành tiếng đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ.

Trường Đại học Hà Nội đã triển khai đào tạo cử nhân các chuyên ngành khác dạy bằng ngoại ngữ từ năm 2002 như: Quản Trị kinh doanh, Du lịch, Quốc tế học, Khoa học máy tính, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán (giảng dạy bằng tiếng Anh); ngành Khoa học máy tính (giảng dạy bằng tiếng Nhật).Ngoài ra, trường còn đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học cho người nước ngoài Trong tương lai sẽ mở thêm những chuyên ngành đào tạo khác bằng ngoại ngữ mà thị trường lao động trong và ngoài nước đang có nhu cầu cao.

Mục tiêu đào tạo của nhà trường không chỉ cung cấp kiến thức mà còn coi trọng định hướng phát triển năng lực làm việc cho sinh viên Chính vì vậy, nhà trường đã thực hiện phương châm mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo.

Từng bước hội nhập giáo dục quốc tế, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo nhằm trang bị cho người học kỹ năng làm việc, kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên môn và khả năng thích ứng với môi trường hoạt động nghề nghiệp trong tương lai, Trường Đại học Hà Nội phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu ngang tầm các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu ứng dụng là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường Thế mạnh về nghiên cứu khoa học ngoại ngữ, trong đó có phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cho các trường chuyên ngữ, nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ, văn hoá – văn minh…đã được khẳng định Nhà trường là cơ quan chủ quản của “Tạp chí khoa học ngoại ngữ” - tạp chí chuyên ngành duy nhất của Việt Nam nghiên cứu về khoa học ngoại ngữ.

Nhà trường có các Trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu đáp ứng nhu cầu của xã hội như: Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Trung tâm tư liệu và tiếng Anh chuyên ngành, Trung tâm Đào tạo từ xa, Trung tâm Dịch thuật, Trung tâm Công nghệ - thông tin, Viện nghiên cứu xã hội và phát triển.

Nhà trường đã ký kết hợp tác đào tạo với trên 30 trường đại học nước ngoài; có quan hệ đối ngoại với trên 60 tổ chức, cơ sở giáo dục quốc tế; có quan hệ trực tiếp với hầu hết các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam; tham gia các hoạt động văn hoá đối ngoại, giao lưu ngôn ngữ-văn hoá với nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và quốc tế Nhiều Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài đã hợp tác hỗ trợ Nhà trường trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực thông qua những chương trình hỗ trợ năng lực quản lý, đào tạo giáo viên trẻ và tài trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều đoàn khách cấp cao, các tổ chức giáo dục quốc tế các trường đại học nước ngoài đến thăm và làm việc với Trường Trung bình mỗi tuần có khoảng

4 đến 5 đoàn khách nước ngoài đến thăm trường.

Một số trường đại học nổi tiếng của nước ngoài, như Đại học Westminster, Central Lancashire (Vương Quốc Anh), Đại học Dublin City (Ireland), Đại học AUT (New Zealand), Đại học La Trobe, Victoria, Griffith(Australia), Đại học IMC (Australia) đã công nhận chương trình đào tạo của Trường Đại học Hà Nội Theo đó, sinh viên của Trường đại học Hà Nội sau 3 năm đầu học tại Trường và học năm cuối tại các trường đối tác này đã được các trường đối tác cấp bằng cử nhân. Để phấn đấu thành trường đại học quốc tế trong khu vực, nhiều năm qua, Trường Đại học Hà Nội đã liên tục tích lũy kinh nghiệm, không ngừng phấn đấu, học hỏi các trường có đẳng cấp quốc tế trên thế giới về quy trình đào tạo, xây dựng chương trình, hệ thống giáo trình, tăng cường cơ sở vật chất Trường duy trì phương châm hợp tác với các trường đại học khác trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực đào tạo.

Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Hà Nội ra đời ngay sau khi trường Đại học Hà Nội được thành lập Thời kỳ mới thành lập Trung tâm hoạt động trên cơ sở một tổ công tác phục vụ tư liệu cho trường, trực thuộc phòng giáo vụ Hoạt động thư viện nghèo nàn, tài liệu chủ yếu là sách giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành như: tiếng Nga và ngôn ngữ các nước Đông Âu (tiếng Ba Lan, tiếng Tiệp Khắc, tiếng Bungari…) Nguồn tài liệu chủ yếu là sách tài trợ, tặng biếu của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Năm 1967, trước yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội đã mở thêm một số chuyên ngành như: tiếng Anh, tiếng Pháp Cùng với việc thành lập thêm một số khoa và bộ môn, vốn tư liệu tăng lên đáng kể Đến năm 1984, lãnh đạo nhà trường quyết định tách tổ tư liệu ra khỏi phòng giáo vụ thành một đơn vị độc lập với tên gọi là: “Thư viện trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội” Sau khi tách thành đơn vị độc lập, năm 1994 Thư viện đã xây dựng mới được toà nhà 2 tầng, vốn tài liệu ngày càng nhiều, phần nào đáp ứng được yêu cầu về tư liệu cho công tác đào tạo của trường Trong quá trình hoạt động, Trung tâm đã không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới hoàn thiện tổ chức và hoạt động, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ.

Năm 2000 với việc đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, Ban Giám hiệu trường quyết định sáp nhập Thư viện với phòng Thông tin và đổi tên thành “Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội”. Trung tâm thực hiện dự án nâng cấp hiện đại theo hướng mở, bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới WB (World Bank) mức A vốn đầu tư 500.000 USD để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật trụ sở, trang thiết bị.

Ngày 5/12/2003 Trung tâm đã đi vào hoạt động tại trụ sở mới và không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị Đặc biệt, năm 2005 Trung tâm đã ứng dụng và triển khai phần mềm quản trị thư viện điện tử Libol để nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin thư viện Hiện nay, Trung tâm đã đi vào hoạt động ổn định và từng bước hiện đại, ngày càng đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của trường Đại học Hà Nội nói riêng và của ngành giáo dục đào tạo của nước ta nói chung trong thời đại mới.

Cán bộ thư viện là cầu nối hết sức quan trọng giữa người dùng tin với thư viện – kho tri thức của nhân loại Tài liệu trong thư viện có được sử dụng và khai thác một cách triệt để hay không đó là điều phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người cán bộ thư viện Những cuốn sách chỉ thực sự trở nên hữu ích khi có người đọc và nghiên cứu nó Một thư viện phục vụ tốt là thư viện có nhiều bạn đọc đến nhất Bởi vậy, người ta nói cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện thật có ý nghĩa.

Hiện nay, tổng số cán bộ của Trung tâm gồm có 22 cán bộ, trong đó có

16 cán bộ tốt nghiệp đại học ngành thông tin - thư viện (thư viện viên), 4 người tốt nghiệp ngành công nghệ Thông tin và Điện tử viễn thông (kỹ thuật viên), 2 cán bộ phụ trách an ninh, môi trường Trong số 22 cán bộ của Trung tâm có 1 thạc sĩ, 7 cán bộ đang học cao học, 6 cán bộ đang theo học văn bằng

Tầm quan trọng của công tác đào tạo người dùng tin đối với Trung tâm Thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội

1.2.1 Một số khái niệm chung

Như chúng ta đã biết, NDT (hay còn gọi là bạn đọc, độc giả, người đọc) là một thành phần không thể thiếu của hoạt động thông tin – thư viện Nếu như không có NDT thì thư viện sẽ mất đi mục đích tồn tại của mình Và phục vụ NDT cũng là mục đích cao cả, mục đích cuối cùng của bất cứ một cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện nào.

NDT được hiểu là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình Như vậy, NDT trước hết phải là người có nhu cầu tin, là chủ thể của nhu cầu tin Đồng thời, người có nhu cầu tin chỉ có thể trở thành NDT khi họ sử dụng thông tin (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các sản phẩm và dịch vụ thông tin của một cơ quan hay trung tâm thông tin – thư viện nào đó), hoặc có điều kiện để sử dụng thông tin, thỏa mãn nhu cầu tin của mình.

Trong hoạt động thông tin, NDT là khách hàng, sử dụng kết quả của một loại hoạt động nghề nghiệp trong xã hội Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động thông tin muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm đến nhu cầu của NDT trong từng thời điểm cụ thể Nhu cầu tin của NDT là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin Không có NDT sẽ không tồn tại hoạt động thông tin Khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin để tìm kiếm, tiếp cận thông tin phù hợp với nhu cầu tin của mình, NDT sẽ phân tích, đánh giá chất lượng các sản phẩm, dịch vụ đó Ý kiến đánh giá của NDT trong quá trình sử dụng thông tin, góp phần điều chỉnh hoạt động thông tin theo hướng phù hợp và hiệu quả hơn với nhu cầu của NDT NDT chính là nhân tố điều chỉnh và định hướng cho hoạt động thông tin.

1.2.1.2 Công tác đào tạo người dùng tin

Công tác đào tạo NDT là một hoạt động thường xuyên của các cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện trong nước và trên thế giới.

Theo Fleming (1990) đào tạo NDT là những chương trình hướng dẫn và giảng dạy đa dạng được thư viện cung cấp cho người sử dụng nhằm giúp họ sử dụng các nguồn tin và dịch vụ của thư viện một cách hiệu quả và độc lập Như vậy, đào tạo NDT bao hàm việc nâng cao tri thức của họ về các dịch vụ thư viện, giúp họ sử dụng các trang thiết bị và tiện nghi của thư viện.

Theo Jacques Tocatlian, công tác đào tạo NDT được hiểu những chương trình hướng dẫn và đào tạo những người sử dụng hiện tại hay tiềm năng, một cách riêng rẽ hay tập thể, với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho:

- Sự nhận biết của họ về nhu cầu tin của mình ;

- Sự trình bày rõ ràng những nhu cầu này ;

- Việc sử dụng hiệu quả các sản phầm, dịch vụ thông tin cũng như sự đánh giá về các sản phẩm và dịch vụ đó.

Tựu chung lại, đào tạo NDT là việc cung cấp cho người sử dụng thư viện những sự hiểu biết về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện đó, từ đó đáp ứng nhu cầu tin của NDT một cách tốt nhất.

Trong hơn một thập kỷ qua, thư viện đã phát triển không ngừng cùng với sự phát triển chung của thế giới Nhiều họat động của thư viện trong đó có hướng dẫn – đào tạo NDT, được điều chỉnh và bổ sung thêm những yếu tố mới Hướng dẫn sử dụng thư viện ngày nay cần được đặt trong một bối cảnh rộng hơn là dạy cho NDT về các kỹ năng thông tin, kỹ năng học tập, kỹ năng truyền thông cũng như các kỹ năng thư viện Thực tế cho thấy, kỹ năng thông tin của NDT chưa cao, nếu không nói là còn yếu; vì vậy mà giáo dục kỹ năng thông tin là rất quan trọng.

Phổ cập các kỹ năng thông tin được hiểu là giúp người sử dụng có các khả năng định vị, tìm tin, quản lý, đánh giá một cách độc lập và sử dụng thông tin từ các nguồn tin đa dạng để giải quyết vấn đề, nghiên cứu, ra quyết định và phát triển năng lực chuyên môn tiếp tục Hiệp hội Thư viện Mỹ - ALA (1989) cũng chỉ rõ kỹ năng thông tin là khả năng nhận biết khi nào cần thông tin, khả năng định vị, đánh giá và sử dụng hiệu quả thông tin đã tìm được Nhu cầu có kiến thức thông tin ngày càng trở nên quan trọng kể từ khi việc ứng dụng công nghệ thông tin làm cho quá trình thông tin ngày càng trở nên dễ dàng. Với sự phát triển của nguồn lực thông tin toàn cầu, việc phổ biến các kỹ năng thông tin cho người sử dụng thư viện nói chung, đặc biệt là sinh viên, giảng viên của các trường đại học nói riêng là rất cần thiết, nhằm cung cấp các cơ hội để học, không chỉ cách truy cập – tiếp cận đến các nguồn tin cần thiết, mà còn là cách đánh giá, quản lý và sử dụng chúng một cách hiệu quả Kỹ năng thông tin là cơ sở căn bản để giúp người sử dụng có khả năng học tập suốt đời, giúp họ làm chủ được bối cảnh, và tự định hướng được bản thân.

1.2.2 Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin đối với Trung tâm Thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội Đào tạo NDT là một hoạt động thường xuyên và không kém phần quan trọng của các cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện nói chung và trường Đại học Hà Nội nói riêng Bởi lẽ, các nguồn thông tin tư liệu củaTrung tâm càng đa dạng, từ các nguồn tin truyền thống đến các loại hình tài liệu hiện đại như các cơ sở dữ liệu trực tuyến, các CD-ROMs và Internet Việc tra cứu các nguồn thông tin này ngày càng phức tạp, đòi hỏi NDT phải có những hiểu biết căn bản về thư viện, phải có tri thức cũng như có các kỹ năng nhất định để khai thác thông tin một cách triệt để Đào tạo NDT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin của Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội, lôi cuốn NDT sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm,giúp họ biết được sản phẩm và dịch vụ nào của thư viện phù hợp với mình Đồng thời, thông qua đó, sẽ thu thập được các ý kiến phản hồi của NDT để có thể điều chỉnh hoạt động, đáp ứng nhu cầu của NDT một cách tốt nhất Bên cạnh đó, sự ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong thư viện đòi hỏi NDT cần có các kiến thức và kỹ năng để có thể sử dụng các trang thiết bị và tiện nghi thư viện một cách phù hợp.

Trong bối cảnh nền giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, thì việc đào tạo và nâng cao cách thức sử dụng thư viện cũng như các kỹ năng thông tin cho sinh viên là điều không thể thiếu Sinh viên được đào tạo một cách bài bản về cách thức sử dụng thư viện cũng như kỹ năng tìm kiếm thông tin sẽ nắm được các nguyên tắc cơ bản trong việc nhận biết các nhu cầu thông tin, hoạch định chiến lược tìm kiếm, truy cập, đánh giá và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện cũng như các nguồn thông tin khổng lồ một cách hợp lý để phục vụ cho việc học tập cũng như nghiên cứu một cách độc lập Đây chính là nền tảng giúp sinh viên phát triển năng lực bản thân trong tư duy độc lập và sáng tạo – một trong những yếu tố thiết yếu của sinh viên trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.

Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội

Với mục đích là không ngừng nâng cao khả năng đáp ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin của NDT , việc nghiên cứu NDT và nhu cầu tin là một trong những hoạt động quan trọng của các cơ quan, Trung tâm thông tin – thư viện NDT và nhu cầu tin trở thành yếu tố định hướng cho hoạt động của các cơ quan, Trung tâm thông tin – thư viện.

1.3.1 Đặc điểm người dùng tin

Qua khảo sát thực tế tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học

Hà Nội, tôi tạm chia NDT của Trung tâm thành các nhóm chủ yếu sau :

Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm 2 : Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Nhóm 3 : Học viên và sinh viên (bao gồm sinh viên chính qui; sinh viên tại chức; sinh viên dự án và dự án ngắn hạn, học viên cao học).

1.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin

1.3.2.1 Nhu cầu tin của người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý Đây là những người đưa ra chính sách, xây dựng các kế hoạch phát triển của Trường nói chung và Trung tâm nói riêng, nhóm NDT này thường có rất ít thời gian đến để khai thác tài liệu ở Trung tâm Do đó, thông tin để phục vụ nhóm đối tượng này cần được cung cấp đến tận nơi ở hoặc nơi làm việc của họ. Đặc điểm nhu cầu tin của nhóm đối tượng này :

+ Họ cần thông tin chung về các vấn đề như nguồn nhân lực, nguồn tài chính, mối quan hợp tác với bên ngoài, các thành tựu đạt được trong nghiên cứu khoa học, thông tin về cơ cấu tổ chức…

+ Do tính chất hoạt động quản lý, các cán bộ quản lý cần nhiều dạng thông tin bổ sung cho nhau Quỹ thời gian có hạn nhưng khối lượng công việc lớn khiến cho họ có xu hướng thích sử dụng các thông tin đã được xử lý, bao gói nhưng vẫn cần đảm bảo tính chính xác, logic Thông tin điện tử, các loại ấn phẩm định kỳ được họ ưu tiên sử dụng.

+ Xét về yêu cầu công việc, các cán bộ lãnh đạo, quản lý cần sử dụng tài liệu nhiều ngôn ngữ khác nhau Tuy nhiên trong thực tiễn, do áp lực công việc và hạn chế thời gian, họ chỉ sử dụng các tài liệu nước ngoài đã được xử lý thông tin (dịch thuật, tóm tắt, tổng quan…).

+ Ngoài ra, thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời, mang tính mới, tính thời sự cao phục vụ cho quá trình ra quyết định của họ.

1.3.2.2 Nhu cầu tin của người dùng tin là cán bộ nghiên cứu giảng dạy Đây là nhóm NDT có nhu cầu cao và bền vững vì thông tin là tiềm năng hoạt động khoa học và giảng dạy của họ Trường Đại học Hà Nội là trường đào tạo đa ngành, nhưng phần lớn vẫn là đào tạo ngoại ngữ, vì vậy nhu cầu tin của nhóm này tập trung vào tài liệu về chuyên ngữ, khoa học tự nhiên, văn hóa du lịch, hợp tác quốc tế… Đối tượng này ít sử dụng thư viện Trung tâm mà thường sử dụng tủ sách hạt nhân trên các thư viện Khoa (Thư viện Khoa vẫn do Trung tâm Thông tin - Thư viện quản lý). Đặc điểm nhu cầu tin của nhóm này:

+ Họ có nhu cầu tin mang tính tổng hợp và chuyên sâu trong lĩnh vực giảng dạy của họ Tại trường đại học Hà Nội, nhu cầu tin của các cán bộ giảng dạy tập trung chủ yếu về các lĩnh vực như : quản trị tài chính, quản trị kinh doanh, khoa học máy tính…

+ Cán bộ nghiên cứu giảng dạy thường chú trọng tính lôgic trong nội dung thông tin Giá trị của thông tin đối với họ chủ yếu thể hiện qua logic trình bày, diễn đạt thông tin.

+ Cán bộ nghiên cứu giảng dạy chú ý nhiều đến nội dung và chất lượng thông tin Họ đánh giá cao và sử dụng bất kỳ hình thức nào chuyển tải được thông tin có giá trị cao và kịp thời Nhu cầu về hình thức thông tin của họ vì vậy đa dạng và phong phú, bao gồm cả các loại tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại Sách chuyên khảo và các tạp chí khoa học là những loại tài liệu có giá trị thông tin khoa học cao thường được các cán bộ nghiên cứu giảng dạy ưu tiên sử dụng.

+ Nhu cầu tin của cán bộ nghiên cứu giảng dạy rất đa dạng về ngôn ngữ Thông thường, họ có nhu cầu sử dụng cao về những ngôn ngữ phổ biến trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Nga…

Nhóm NDT này chỉ chiếm 1.6% trong tổng số NDT của Trung tâm.Tuy nhiên là nhóm NDT có nhu cầu thông tin cao, đòi hỏi thông tin ở mức độ sâu về lĩnh vực họ đang nghiên cứu, giảng dạy đồng thời có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

1.3.2.3 Nhu cầu tin của nhóm học viên và sinh viên

Nhóm sinh viên (chính qui, tại chức, sinh viên dự án)

-Nhóm sinh viên chính qui: Đây là nhóm NDT đông đảo của Trung tâm (chiếm tới 89% trong tổng số NDT của Trung tâm) Vì thế, nhu cầu thông tin của họ là rất lớn Họ thường sử dụng thư viện với cường độ cao, đặc biệt vào dịp chuẩn bị làm đề tài, thực hiện các công tình nghiên cứu khoa học, bảo vệ khóa luận Lúc này nhu cầu tin của họ là tài liệu chuyên sâu về chủ đề, tài liệu mang tính thời sự. Đặc điểm nhu cầu tin của nhóm sinh viên chính quy :

+ Sinh viên chính quy cần thông tin phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, đặc biệt là tài liệu liên quan đến chuyên ngành học của họ Ngoài ra, các thông tin phục vụ nhu cầu giải trí cũng được họ quan tâm nhiều.

+ Họ có nhu cầu tin rộng, thông tin không cần chuyên sâu nhưng phải đầy đủ.

+ Hình thức thông tin: Họ có thể sử dụng nhiều loại hình tài liệu khác nhau nhưng chủ yếu dưới dạng tài liệu in ấn.

Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy với quan điểm lấy người học làm trung tâm, nâng cao tính tích cực, chủ động của người học đã khiến nhóm người dùng tin này ngày càng có nhiều biến chuyển về phương pháp học tập Lúc này thư viện được xem là “giảng đường thứ hai”, là kênh thông tin quan trọng giúp người học nắm bắt và làm chủ tri thức. Nhu cầu tự học, tự nghiên cứu đã và đang thu hút được sự quan tâm của sinh viên Từ đây cũng đặt ra cho Trung tâm nhiệm vụ và yêu cầu mới.

-Nhóm sinh viên tại chức:

Sinh viên tại chức của trường có nhu cầu tin chưa cao và không thường xuyên sử dụng thư viện trường Họ chủ yếu lên thư viện nhiều vào mùa thi. Đôi khi họ đến thư viện không phải chỉ khai thác thông tin phục vụ học tập mà còn để thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình.

Đào tạo người dùng tin sử dụng Trung tâm thông tin – thư viện

Đào tạo, hướng dẫn NDT sử dụng thư viện là việc làm đầu tiên trong công tác đào tạo NDT tại Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội. Để có thể sử dụng Trung tâm thông tin – thư viện, NDT bắt buộc phải trải qua khóa đào tạo sử dụng thư viện do Trung tâm thông tin – thư viện tổ chức vào đầu năm học mới.

2.1.1 Hướng dẫn người dùng tin về nội quy sử dụng thư viện

Việc làm đầu tiên trong công tác đào tạo NDT sử dụng Trung tâm thông tin – thư viện mà cán bộ thư viện phải làm là hướng dẫn cho NDT về nội quy sử dụng thư viện Các cán bộ thư viện sẽ thông báo cho NDT biết về giờ mở cửa phục vụ, về trách nhiệm của người sử dụng thư viện Cụ thể như sau :

Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội mở cửa từ 7h30’ đến20h00’ từ thứ 2 đến thứ 6 Thứ bảy mở cửa từ 7h30’ đến 17h00’ Chủ nhật và ngày lễ thư viện nghỉ phục vụ NDT có quyền sử dụng thư viện thời gian khóa học cho phép của Nhà trường đối với từng đối tượng cụ thể Quyền sử dụngTrung tâm thông tin – thư viện được thực hiện cụ thể theo chính sách mượn trả, chính sách về quyền truy cập thông tin, chính sách khen thưởng và xử lý vi phạm của Trung tâm thông tin – thư viện NDT cần xuất trình thẻ (thẻ sinh viên, thẻ công chức hoặc thẻ sử dụng tạm thời đã đăng nhập) khi vào thư viện và khi cán bộ thư viện yêu cầu Trước khi vào sử dụng thư viện, NDT phải gửi túi xách, hành lý ở quầy trực bảo vệ NDT có quyền sử dụng các tài nguyên thư viện theo những quy định của Trung tâm thông tin – thư viện và không được gây trở ngại cho những người sử dụng khác, hoặc làm hư hại các tài nguyên thư viện Đồng thời, NDT phải có trách nhiệm bảo quản tài liệu và trang thiết bị trong tình trạng tốt, không được gây hư hỏng cho các tài liệu và trang thiết bị, ví dụ như viết lên tài liệu, sử dụng trang thiết bị không đúng cách, bật tắt máy tính tùy tiện NDT phải giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn cháy nổ và vệ sinh môi trường Không được hút thuốc lá, ăn uống, dán quảng cáo, mang súc vật, vật gây cháy, hóa chất, vũ khí…vào Trung tâm Khi bị mất hoặc bỏ quên đồ đạc, tư liệu trong Trung tâm thông tin – thư viện, bạn đọc cần báo ngay cho quầy trực ở tầng 1 để được giúp đỡ.

Cán bộ thư viện cũng giới thiệu cho NDT về chính sách mượn trả tài liệu tại Trung tâm thông tin – thư viện Nếu mượn tài liệu đọc tại thư viện thì tại một thời điểm, bạn đọc được mượn hoặc đọc tối đa 2 tài liệu Còn mượn về nhà thì bạn đọc được mượn 2 tài liệu trong 1 tuần Sinh viên đang làm khóa luận hoặc nghiên cứu khoa học được khoa giới thiệu và xác nhận sẽ có chính sách mượn trả mở rộng hơn do Ban Giám đốc Trung tâm thông tin – thư viện quyết định Tài liệu chỉ có thể được mượn sau khi đã hoàn tất các thủ tục mượn tại quầy mượn trả Người mượn phải chịu trách nhiệm kiểm tra tình trạng tư liệu trước khi mượn, đồng thời phải giữ gìn, bảo quản tài liệu thư viện trong thời gian mượn Mọi hư hỏng sẽ được quy cho người mượn tài liệu đó sau cùng Thời gian mượn tài liệu có thể được gia hạn nếu bạn đọc trực tiếp trả tài liệu đó tại quầy trực mượn trả đúng hạn và tài liệu đó không ai ai yêu cầu mượn Bất kỳ tài liệu nào đang được mượn, dù chưa hết hạn cũng đều phải lập tức trả lại thư viện khi có thông báo khẩn từ Trung tâm thông tin – thư viện theo thời hạn ghi trong thông báo Những đối tượng không được phép mượn tài liệu thư viện : là những tài liệu đang mượn bị quá hạn, đã mượn đủ số tài liệu cho phép, vi phạm nội quy thư viện đang trong thời gian xử lý, chưa tiến hành thủ tục nộp phạt, đang bị đình chỉ quyền mượn Các tài liệu được phép mượn là tài liệu Tiếng Việt, tài liệu tiếng nước ngoài, tài liệu tự chọn Các tài liệu không được phép mượn và mang ra khỏi Trung tâm thông tin – thư viện là tài liệu tra cứu, tài liệu nghe nhìn, báo và tạp chí, tài liệu nghiên cứu khoa học và tài liệu có dán một dấu đỏ trên gáy sách (chỉ có học viên cao học và giảng viên mới được mượn loại tài liệu này).

Sau khi hướng dẫn NDT về nội quy sử dụng thư viện, các cán bộ thư viện sẽ hướng dẫn cho NDT về cách thức sử dụng các nguồn lực của Trung tâm thông tin – thư viện.

2.1.2 Cách thức sử dụng nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin của Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội khá phong phú và đa dạng, để có thể sử dụng các nguồn lực này một cách có hiệu quả, các cán bộ thư viện phải hướng dẫn cụ thể cho NDT về cách thức sử dụng phòng tư liệu, cách thức sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện và cách thức sử dụng phòng thông tin mạng.

2.1.2.1 Tập huấn sử dụng phòng tư liệu

Lớp tập huấn sử dụng phòng tư liệu sẽ được Trung tâm thông tin – thư viện tổ chức vào đầu năm học cho sinh viên năm thứ nhất Tại đây, NDT sẽ được giới thiệu sơ lược về Trung tâm thông tin – thư viện, về cách thức tổ chức, sắp xếp tài liệu, và cách thức tra cứu thông tin tư liệu trên máy tính.

Trước hết, các cán bộ thư viện sẽ giới thiệu cho NDT về phương thức sắp xếp tài liệu Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội sử dụng hệ thống phân loại thập tiến Dewey (DDC) để sắp xếp các loại tư liệu trong thư viện Hệ thống phân loại này phân chia tài liệu thành 10 môn loại chính, trong mỗi môn loại, tài liệu lại được phân chia thành những nhóm nhỏ chi tiết hơn 10 môn loại chính trong hệ thống phân loại Dewey gồm có :

0 Khoa học máy tính, thông tin học và các mục chung

100 Triết học và tâm lý học

500 Khoa học tự nhiên và toán học

800 Văn học và tu từ

900 Địa lý và lịch sử. Để giúp NDT tìm kiếm tài liệu trên giá một cách nhanh chóng, các cán bộ thư viện sẽ giới thiệu cho NDT về ký hiệu xếp giá được dán trên nhãn gáy của tài liệu Ví dụ như sau :

AN Ký hiệu kho (kho Tiếng Anh)

428 Chỉ số phân loại Dewey 24

HUT Ký hiệu tác giả hoặc tên sách

Bên cạnh đó, NDT sẽ được giới thiệu về nguyên tắc sắp xếp tài liệu Tại phòng tư liệu khác nhau, ví dụ như : Phòng tư liệu Tiếng Việt, Phòng tư liệu tra cứu, nghiên cứu khoa học, Phòng Báo chí, Phòng tư liệu Tiếng nước ngoài. Trong mỗi phòng, tư liệu được sắp xếp và phân chia theo ngôn ngữ, trong mỗi ngôn ngữ, tài liệu được sắp xếp theo số ký hiệu phân loại Dewey Trường hợp có nhiều tài liệu có chỉ số Dewey giống nhau chúng sẽ được sắp xếp theo trật tự chữ cái của các ký hiệu tác giả hoặc tên sách Ví dụ như sau :

Vị trí và ký hiệu xếp giá của tài liệu thể hiện như sau trên công cụ tra cứu thư viện và trên nhãn gáy sách:

Trong công cụ tra cứu thƣ viện trên máy tính Trên nhãn gáy sách

Tiếng Việt 495.97 TRH 97 trung tâm TRH

Phòng Tư liệu tra cứu 030 BAC 030 trung tâm

Khi vào các phòng tư liệu, NDT phải dặt thẻ đã được cấp quyền sử dụng tại quầy trực của phòng tư liệu đó và cầm thanh đánh dấu vào kho tư liệu NDT phải sử dụng thanh đánh dấu khi rút tài liệu ra khỏi giá để ghi nhớ vị trí và phải đặt tài liệu vào đúng vị trí đó nếu không có nhu cầu đọc hoặc mượn Thanh đánh dấu sau khi sử dụng phải mang trả lại quầy trực Đây chính là nội quy sử dụng phòng tư liệu mà các cán bộ thư viện có nhiệm vụ thông báo tới NDT khi sử dụng phòng tư liệu.

2.1.2.2 Tập huấn sử dụng phòng thông tin mạng

Cũng giống như lớp tập huấn sử dụng phòng tư liệu, các lớp tập huấn sử dụng phòng thông tin mạng của Trung tâm cũng được tổ chức vào đầu năm học.

Cán bộ thư viện sẽ thông báo cho NDT về cách thức sử dụng phòng thông tin mạng và trang thiết bị Trung tâm thông tin – thư viện có phòng máy tính nối mạng trên tầng 3 với gần 200 máy Người sử dụng có thể khai thác các phần mềm học ngoại ngữ qua mạng, các phần mềm máy tính thông dụng, truy nhập các CSDL điện tử và khai thác thông tin Internet tại phòng máy này. Mỗi bạn đọc khi đăng ký sử dụng sẽ được cấp một tài khoản cho phép truy cập và sử dụng mạng máy tính với thời lượng theo quy định thông báo bằng văn bản trong từng thời điểm cụ thể NDT cũng sẽ được cán bộ thư viện khuyến cáo về các hành vi có thể dẫn đến việc đình chỉ quyền sử dụng thư viện, bồi thường thiệt hại và truy cứu trách nhiệm về mặt pháp luật (có thể bị đình chỉ hoặc buộc thôi học), đó là những hành vi như sau:

- Cố ý gây thiệt hại về mặt cơ sở vật chất đối với các trang thiết bị và hệ thống mạng;

- Sở hữu các thông tin bí mật một cách bất hợp pháp;

- Cố ý tham khảo, sao chép, sửa đổi, phá hoại các tập tin và dữ liệu của người khác mà không có sự đồng ý của chủ nhân, dù cho nó có được bảo vệ bằng mật khẩu hay không;

- Cố ý gây trở ngại và tình trạng gián đoạn trong việc sử dụng các thiết bị và dịch vụ của hệ thống, ví dụ, gửi thư rác, phát triển và sử dụng các phần mềm máy tính, truyền hoặc download dữ liệu gây thiệt hại cho hệ thống của Trung tâm thông tin – thư viện và của Trường;

- Cố ý phát triển và sử dụng các thiết bị, phần mềm hoặc cơ chế khác để tránh không trả tiền cho các dịch vụ có thu phí;

- Sử dụng các tài khoản và mật khẩu không được phép hoặc cho người khác sử dụng tài khoản và mật khẩu của mình;

Đào tạo kỹ năng thông tin

Bên cạnh việc mở các lớp đào tạo NDT sử dụng thư viện và bắt buộc NDT phải tham gia nếu muốn vào sử dụng Trung tâm TT – TV, thì Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội còn tổ chức các lớp đào tạo về kỹ năng thông tin khi NDT có nhu cầu Lớp đào tạo kỹ năng thông tin được tổ chức nhằm mục đích nâng cao khả năng tìm kiếm thông tin cho NDT cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của họ Những NDT có nhu cầu tham gia lớp đào tạo này sẽ đăng ký với cán bộ thư viện.

Hoạt động đào tạo kỹ năng thông tin cho NDT tập trung vào các mảng chính như : kỹ năng trích dẫn tài liệu và kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet.

2.2.1 Kỹ năng trích dẫn tài liệu

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, việc tham khảo các tài liệu là điều không thể thiếu, nhưng tham khảo ở mức độ nào, sử dụng chúng trong công trình nghiên cứu của mình ra sao, việc trích dẫn chúng thế nào cho đúng không phải ai cũng làm được Để giúp NDT chứng minh rằng công trình nghiên cứu của mình có căn cứ khoa học thực sự, kết quả nghiên cứu hoàn thành là nhờ sự phân tích tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu có giá trị Qua đó, cho phép NDT có thể nhận biết, truy cập, sử dụng tài liệu tham khảo đã chỉ ra trong danh mục, từ đó, giúp NDT có thể đánh giá khái quát giá trị của bài nghiên cứu thông qua Danh mục tài liệu tham khảo, Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội đã mở các lớp đào tạo kỹ năng trích dẫn tài liệu tham khảo thông qua việc hướng dẫn sử dụng phần mềm trích dẫn tài liệu Endnote 9.

Endnote là phần mềm trích dẫn tài liệu, có các chức năng chính sau:

- Duy trì CSDL tài liệu tham khảo (quản lý, lưu trữ và tìm kiếm)

- Download tài liệu tham khảo từ các CSDL khác.

- Sử dụng chức năng kết nối CSDL tham khảo đã xây dựng với tài liệu trên Word.

- Tích hợp nhiều ngôn ngữ khác nhau.

- Xây dựng CSDL tài liệu tham khảo với các form có sẵn theo tiêu chuẩn.

Hình 7 : Giao diện truy cập Endnote 9

Hình 8 : Giao diện trang chủ Endnote 9

Xây dựng Thƣ mục tài liệu tham khảo

Reference ->New reference Trong hộp Reference Type:chọn loại tài liệu cần trích dẫn:Sách,Luận văn… Và nhập dữ liệu.

Hình 9 : Giao diện xây dựng thư mục tài liệu tham khảo

Chèn dữ liệu trích dẫn từ Endnote vào Word

Chọn tên dữ liệu cần trích dẫn trong CSDL Tài liệu tham khảo.

Hình 10 : Giao diện chèn dữ liệu trích dẫn từ Endnote vào Word(1)

Mở tài liệu Word Tool->Endnote 9->Insert selected citation(s).

Hình 11 : Giao diện chèn dữ liệu trích dẫn từ Endnote vào Word(2)

Hình ảnh tài liệu tham khảo.

Hình 12 : Giao diện hình ảnh tài liệu tham khảo

Kết thúc khóa học về sử dụng Endnote trong trích dẫn tài liệu tham khảo sẽ giúp NDT tiết kiệm thời gian, công sức trong việc biên soạn tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều form theo tiêu chuẩn của các trường Đại học nổi tiếng trên thế giới, từ đó nâng cao chất lượng công trình nghiên cứu khoa học của mình.

2.2.2 Kỹ năng tìm tin trên Internet

Sự hình thành và phát triển của Internet được coi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của thế kỷ 20 Internet là mạng thông tin toàn cầu và là một nguồn thông tin khổng lồ cung cấp các đa dạng những thông tin thuộc mọi lĩnh vực khoa học, kinh doanh, kinh tế, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật…Nếu người sử dụng không có những kỹ năng cần thiết trong việc tìm kiếm thông tin thì rất dễ rơi vào tình trạng “nhiễu tin” Nhận thức được tầm quan trọng đó, Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội đã tổ chức các lớp hướng dẫn, đào tạo kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet cho NDT của

Trung tâm Tại đây, NDT sẽ trải qua các lớp tìm kiếm thông tin trên Internet từ tìm kiếm cơ bản đến tìm kiếm nâng cao.

Với mục tiêu : giúp sinh viên hiểu rõ

- Về cơ chế tìm tin, công dụng và chức năng của các công cụ tìm kiếm trên Internet.

- Cũng như cách phân tích yêu cầu tin và chuyển nó thành các lệnh tìm kiếm, cách sử dụng các toán tử để thu hẹp và mở rộng phạm vi tìm kiếm.

- Qua đó, biết cách đánh giá các kết quả tìm được và download sử dụng thông tin.

Tại lớp đào tạo này, NDT sẽ được các cán bộ thư viện giảng dạy về các nội dung chủ yếu sau :

- Tìm kiếm thông tin trên Internet là gì?

- Tìm kiếm thông tin trên Internet như thế nào ? NDT sẽ được giới thiệu về các bộ máy tra cứu thông dụng như Google, Altavisa, Ask, Alltheweb…; cơ chế tìm tin của các công cụ tra cứu này ; phân tích các yêu cầu tin thành các lệnh tìm kiếm ; cách sử dụng các toán tử ; cách download thông tin từ mạng.

- Cách đánh giá thông tin qua tên miền trang web, qua tác giả bài viết, qua nguồn xuất bản, qua sự cập nhật thông tin, qua ngôn ngữ. Ở mức độ cao hơn, với mục tiêu nâng cao các kỹ năng tìm kiếm thông tin cho sinh viên, khă năng tìm kiếm nhanh, cách sử dụng các nguồn dữ liệu ẩn trên mạng, kỹ năng sử dụng các máy tìm kiếm liên thông, kỹ năng đánh giá thông tin và tạo lập ngân hàng dữ liệu cá nhân, các lớp đào tạo kỹ năng tìm kiếm thông tin nâng cao hướng dẫn cho NDT về các nội dung cụ thể như sau :

Các cán bộ thư viện giúp NDT nhận ra những điểm mạnh và yếu của các công cụ tìm kiếm thông dụng Ví dụ như Google, Altavisa, Ask,Alltheweb…đều có điểm mạnh là các nhu cầu tin cụ thể sử dụng các tên người hoặc tổ chức cho trước, tìm kiếm nhanh và trên phạm vi rộng, các chủ đề khó phân loại, và điểm yếu là không cho phép xem lướt các trang web trong một chủ đề cụ thể.

Bên cạnh đó, NDT còn được tìm hiểu về các máy siêu tìm kiếm như SurfWax, Ixquick, Metacrawler Điểm mạnh của chúng là cho phép NDT thực hiện tìm kiếm nhanh và cho một kết quả sơ bộ, thực hiện tìm kiếm đơn giản chỉ với 1 hoặc 2 từ khóa, nhưng NDT lại không thể thực hiện các phép tìm toàn diện và phức tạp.

Không chỉ dừng lại ở đó, các cán bộ thư viện còn giới thiệu về cổng thông tin – gồm có các thư mục Internet, các danh mục theo chủ đề, các thư viện ảo Cổng thông tin giới thiệu cho NDT các nguồn tin thuộc một lĩnh vực cụ thể, chú trọng nhiều hơn vào sự phù hợp và chất lượng của thông tin Nó có ưu điểm là giúp người sử dụng tìm theo các chủ đề mà người khác đã nghiên cứu và lập danh mục và xem lướt trong từng lĩnh vực, nhưng lại không thể tìm kiếm nhanh thông tin từ các chủ đề khác nhau Một số ví dụ về các cổng thông tin cụ thể :

• ELDIS: cổng thông tin phát triển ELDIS http://www.eldis.org/

• SOSIG (cổng thông tin khoa học xã hội) http://www.sosig.ac.uk/

Hơn nữa, cán bộ thư viện còn hướng dẫn NDT tạo lập các ngân hàng dữ liệu cá nhân Điều này giúp ích rất nhiều cho NDT – cụ thể là các bạn sinh viên trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu lâu dài của bản thân.

Đào tạo sau khóa học

Mặc dù NDT sau khi đã trải qua các khóa học về sử dụng thư viện nhưngNDT vẫn hay vi phạm nội quy sử dụng thư viện Lý do bởi lẽ NDT lâu không đến sử dụng thư viện nên quên, hay do những thay đổi, cải cách trong thư viện mà người sử dụng không nắm bắt kịp…Xuất phát từ những lý do đó,Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội còn mở các lớp đào tạo sau khóa học Với nhiều hình thức như : tư vấn cho NDT; tham khảo ý kiến của cán bộ thư viện…Các cán bộ thư viện sẽ hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc củaNDT, giúp đỡ NDT tìm kiếm những thông tin mà họ cần Hoạt động này đã giúp ích rất nhiều cho NDT sử dụng thư viện.

Năng lực đào tạo người dùng tin của cán bộ tại Trung tâm

Với lượng thông tin khổng lồ hiện hữu trên Internet, với sự lạc hậu nhanh chóng của thông tin và chất lượng còn chưa được kiểm định của thông tin, vai trò của cán bộ thư viện trường học trong hoạt động đào tạo người dùng tin ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Trong tuyên ngôn năm 1999 của UNESCO đã nhấn mạnh vai trò to lớn của cán bộ thư viện : “Cán bộ thư viện là người môi giới tích cực giữa NDT và nguồn lực Việc đào tạo nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thư viện là đòi hỏi tất yếu để nâng cao trình độ phục vụ” Cán bộ thư viện chính là những người tổ chức, tạo điều kiện tối ưu cho việc phối hợp thành công mối quan hệ giữa con người với thông tin, làm cho việc khai thác, sử dụng thông tin có hiệu quả, làm tăng giá trị của thông tin.

Trong hoạt động đào tạo NDT của Trung tâm thông tin – thư viện, cán bộ thư viện là những người trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn, đào tạo NDT, từ việc định hướng cho NDT trong cách thức sử dụng thư viện cho đến hướng dẫn cho NDT những kỹ năng thông tin cơ bản Ngoài những kỹ năng chung như : có kiến thức hiểu biết chung tốt, có khả năng phán đoán và phân tích vấn đề, có thái độ đúng mực với từng đối tượng NDT; thì các cán bộ thư viện tham gia vào công tác đào tạo NDT cần phải có các kỹ năng giao tiếp: có khả năng nghe và đặt câu hỏi, có khả năng chỉ dẫn và giải thích vấn đề ;không những thế, các cán bộ thư viện cần phải có các kỹ năng nghiệp vụ thông tin – thư viện :

- Nắm vững nguồn lực thông tin trong cơ quan thông tin – thư viện của mình và am hiểu các nguồn tin ở bên ngoài, đặc biệt là nguồn tin trong các CSDL và nguồn tin trên mạng.

- Có khả năng sử dụng thành thạo các nguồn tham khảo khác nhau dưới dạng tài liệu in hoặc điện tử, các công cụ tra cứu, khai thác, tìm tin khác nhau.

- Có khả năng sử dụng các chiến lược tìm tin có hiệu quả để tìm kiếm từ các nguồn tin khác nhau, bao gồm cả Internet.

- Hiểu được tầm quan trọng của nghề thông tin – thư viện và vai trò của các dịch vụ thông tin – thư viện trong việc phát triển các kỹ năng thông tin.

Qua khảo sát thực tế, tôi nhận thấy, tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội có một đội ngũ cán bộ trẻ với 22 cán bộ Trong đó, có

16 cán bộ đã tốt nghiệp đại học ngành thông tin - thư viện (thư viện viên) Và

4 kỹ thuật viên – là những người tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành công nghệ Thông tin và Điện tử viễn thông.

Các thư viện viên là những người trực tiếp tham gia vào công tác đào tạo NDT tại Trung tâm thông tin – thư viện Họ phụ trách về các mảng như: đào tạo NDT sử dụng thư viện, đào tạo kỹ năng thông tin cho NDT Các thư viện viên là những người nắm rất rõ nội quy sử dụng các phòng tư liệu, cách thức sắp xếp, tổ chức tài liệu cũng như cách trích dẫn tài liệu, tìm kiếm thông tin trên các CSDL để có thể hướng dẫn cho NDT sử dụng một cách thành thạo.

Có vai trò không kém phần quan trọng so với các thư viện viên, các kỹ thuật viên tại Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội tham gia vào các lớp đào tạo NDT sử dụng phòng thông tin mạng Không chỉ nắm vững nội quy sử dụng phòng thông tin mạng, sử dụng các trang thiết bị trong thư viện,các kỹ thuật viên còn phải sử dụng thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng,phần mềm thư viện…để giải đáp các thắc mắc NDT.

Không chỉ nắm vững chuyên môn nghiệp vụ thư viện, các cán bộ tham gia các lớp đào tạo NDT đều là những người có trình độ ngoại ngữ (trình độ sau B), có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ thông tin. Tuy chưa trải qua lớp đào tạo chính quy về năng lực sư phạm, nhưng nhìn chung, các cán bộ thư viện đều có khả năng truyền đạt nội dung bài giảng một cách dễ hiểu, NDT dễ dàng tiếp thu.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tham gia đào tạo NDT.

18.1 Đại học Cao đẳng Trung cấp

Hình 13 : Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tham gia đào tạo NDT.

Hiệu quả của hoạt động đào tạo người dùng tin tại Trung tâm thông tin - thư viện trường Đại học Hà Nội

Trải qua một thời gian dài xây dựng và trưởng thành, Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như học tập và nghiên cứu, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu thông tin cho cán bộ, sinh viên và giảng viên của trường Ngày nay, Trung tâm đã thực sự trưởng thành về mọi mặt và đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đặc biệt là về công tác đào tạo NDT.

2.5.1 Đối với người dùng tin

Sau khi trải qua các lớp tập huấn, NDT đều nắm được nội quy sử dụng thư viện Số người vi phạm nội quy sử dụng thư viện rất ít.

Hầu hết NDT trải qua lớp tập huấn sử dụng phòng tư liệu đều có thể sử dụng thành thạo phòng tư liệu, nhanh chóng tìm được tài liệu mình cần, thỏa mãn nhu cầu tin của NDT.

Tại phòng thông tin mạng, NDT có thể thực hiện tốt các thao tác truy cập, sử dụng một cách nhanh chóng và dễ dàng, không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng.

Số lượng NDT đạt đủ điểm ở các bài kiểm tra trắc nghiệm sử dụng phòng tư liệu và phòng thông tin mạng chiếm tới 90% tổng số NDT tham gia các khóa tập huấn đó.

Dưới đây là biểu đồ thống kê số lượng bạn đọc đã qua tập huấn sử dụng thư viện tại Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội.

BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG BẠN ĐỌC ĐÃ QUA TẬP HUẤN

Hình 14 : Biểu đồ thống kê số lượng bạn đọc đã qua tập huấn sử dụng thư viện tại Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội

2.5.2 Năng lực đào tạo của cán bộ thư viện Đội ngũ cán bộ thư viện trẻ, nhiệt tình, giàu nhiệt huyết với công việc Đa số cán bộ của Trung tâm ở độ tuổi thanh niên, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nắm bắt nhanh sự phát triển của khoa học kỹ thuật, biết sử dụng thành thạo các trang thiết bị của Trung tâm, Có tinh thần thái độ phục vụ nhiệt tình, biết hướng dẫn cách tìm tin cho bạn đọc.

Bằng phương pháp điều tra những người đã qua các lớp đào tạo NDT, 100% những người được hỏi đều nhận được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ thư viện.

Các cán bộ thư viện nắm vững mảng kiến thức mà mình phải giảng dạy cho NDT.

Khả năng sử dụng các phương tiện, trang thiết bị của cán bộ thư viện khá thành thạo.

Cán bộ của Trung tâm được tạo điều kiện đi tham quan học tập và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ tại các thư viện khác.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Xây dựng chính sách phát triển nguồn tin phù hợp với nhu cầu tin

Phát triển nguồn lực thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với một cơ quan thông tin – thư viện, không những góp phần xây dựng một cơ quan có tiềm lực thông tin mạnh, phục vụ nhu cầu đa dạng của NDT, mà còn góp phần vào quá trình xã hội hoá công tác thông tin – thư viện.

Các cơ quan thông tin – thư viện nói chung, Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội nói riêng cấn phải xây dựng một chính sách bổ sung hợp lý, bởi lẽ : chính sách bổ sung là kim chỉ nam cho các hoạt động xây dựng vốn tài liệu, nó đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho việc thực hiện công tác bổ sung, cũng là công cụ giao lưu, phối hợp trong một hệ thống cơ quan thông tin thư viện, làm cho việc phối hợp giữa các cơ quan này trở nên dễ dàng hơn.

Nội dung của chính sách bổ sung đề cập đến những vấn đề chủ yếu sau:

- Chính sách bổ sung giới thiệu, giải trình với cơ quan pháp lý và cộng đồng người sử dụng về sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ của thư viện, mục tiêu và vai trò của vốn tài liệu.

- Xác định những nhu cầu trước mắt và lâu dài của người đọc, người dùng tin và đưa ra những ưu tiên trong việc phân bổ kinh phí để đáp ứng nhu cầu của họ.

- Thiết lập những tiêu chuẩn chất lượng cho việc lựa chọn và thanh lọc tài liệu.

Chính sách bổ sung tài liệu có vai trò to lớn trong phát triển và khai thác triệt để nguồn lực thông tin:

- Thông báo cho bạn đọc, NDT, các cơ quan quản lý, các cơ quan thông tin thư viện khác trong địa bàn về phạm vi và bản chất của công tác bổ sung của cơ quan mình, làm cho sự hợp tác phát triển tài liệu giữa các tổ chức khác nhau trong một vùng hay một khu vực trở nên dễ dàng.

- Làm giảm tính chủ quan cá nhân khi lựa chọn tài liệu.

- Bảo đảm tính liên tục, nhất quán của bộ sưu tập khi cán bộ bổ sung và ban quản lý thay đổi.

- Chính sách bổ sung là một công cụ để công chúng hay cơ quan quản lý cấp trên đánh giá công việc của cơ quan thông tin thư viện, là cơ sở để cơ quan quản lý cấp trên xem xét trong quá trình phân bổ ngân sách cho các cơ quan thông tin thư viện.

Tại Trung tâm, chính sách bổ sung phải bao quát được những vấn đề:

- Khái quát được chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển của Trung tâm, nêu lên bản chất và phạm vi của tài liệu mà Trung tâm có ý định xây dựng.

- Đưa ra hướng bổ sung ưu tiên cũng như mức độ bổ sung cho từng chủ đề, từng chuyên ngành cụ thể.

- Đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn cho các loại hình tài liệu cụ thể, tiêu chí thanh lọc và loại bỏ khỏi kho những tài liệu không còn phù hợp nữa.

- Đảm bảo tính nhất quán cao và tính liên tục trong các giai đoạn phát triển vốn tài liệu kể cả trong trường hợp có biến động hay thay đổi về nhân sự

- Đảm bảo sự cân đối, hài hoà giữa các loại hình tài liệu như sách, chuyên khảo, ấn phẩm định kỳ, tài liệu không công bố, tài liệu điện tử và giúp cho việc quản lý ngân sách một cách có hiệu quả.

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các nguồn tài liệu điện tử, tài liệu hiện đại đã bộc lộ những ưu thế mạnh mẽ trong hoạt động thông tin, nhưng các tài liệu truyền thống (tài liệu in ấn) vẫn là nguồn thông tin chủ đạo đối với sinh viên và cán bộ giảng dạy trong các trường đại học Vì vậy, Trung tâm cần tập trung phần lớn kinh phí để bổ sung tài liệu truyền thống Trung tâm cần cân bằng giữa nguồn tài liệu truyền thống và các dịch vụ mới trên nền công nghệ thông tin, làm phong phú nguồn lực thông tin của Trung tâm.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ và nhu cầu tin thực tế của NDT tại Trung tâm để điều chỉnh diện bổ sung tài liệu cho phù hợp Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển của Trung tâm thông tin – thư viện Trường Đại học Hà Nội là xây dựng một mô hình thư viện hiện đại – thư viện điện tử, mà một trong những điều kiện không thể thiếu để chuyển đổi mô hình thư viện truyền thống sang mô hình thư viện hiện đại là việc xây dựng và tạo lập nguồn thông tin điện tử.

Vì thế Trung tâm có thể bổ sung tài liệu bằng cách mua tài liệu dạng giấy kèm theo tài liệu điện tử, mua trọn vẹn một tài liệu điện tử, hoặc thuê quyền khai thác thông tin trên mạng trong một thời gian nhất định tương ứng với một mức độ chi phí phù hợp. Đặc biệt, Trung tâm cần phải số hoá những tài liệu quý hiếm, tài liệu ít bản, tài liệu chất xám mang giá trị khoa học cao và có nhu cầu sử dụng lớn để phục vụ NDT.

Bên cạnh đó, Trung tâm nên tăng cường mối quan hệ hợp tác với các thư viện trong và ngoài nước để tạo nguồn trao đổi, biếu tặng, tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin qua mạng hay các phương tiện thông tin khác Từ đó, sẽ làm phong phú thêm vốn tài liệu của thư viện mình – là cơ sở cho việc thu hút NDT sử dụng thư viện, qua đó, hiệu quả của công tác đào tạo NDT sẽ được nâng lên.

3.2 Đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo người dùng tin :

Hoạt động thư viện ngày càng gắn chặt với công nghệ thông tin, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã tác động mạnh đến sự phát

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo người dùng tin

3.2.1 Xây dựng cơ sở vật chất

Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội đang từng bước được hiện đại hoá, phục vụ NDT khai thác, tìm tin một cách nhanh chóng, thuận lợi Trong thời gian tới, để công tác đào tạo NDT đạt được hiệu quả hơn nữa, Trung tâm cần tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo cơ sở vật chất và thiết bị: phòng học, hệ thống trang trí, tăng âm, máy tính, máy chiếu dành riêng cho các lớp đào tạo NDT cần được kiểm tra thường xuyên.

Bên cạnh đó, Trung tâm nên mở rộng diện tích cho các lớp đào tạo NDT mới có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này.

Ngoài ra, Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội cần trang bị thêm máy tính, nâng cấp cấu hình máy tính, mở rộng dung lượng máy chủ, tăng cường hệ thống máy trạm với đường truyền tốc độ cao để khắc phục tình trạng nghẽn mạng như hiện nay.

3.2.2 Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

Ngoài việc triển khai công nghệ, phần mềm, mua sắm các trang thiết bị,việc tận dụng các kết quả và thành tựu của các thư viện trong và ngoài nước cũng là một vấn đề cần quan tâm Trong công tác tra cứu, tận dụng các nguồn tin mà các thư viện khác đã tập hợp, thiết lập liên kết để thuận tiện trong việc khai thác sử dụng Mô hình cổng thông tin cần được nghiên cứu và triển khai rộng rãi trong Trung tâm.

Ngoài ra, Trung tâm cần hoàn thiện phân hệ phần mềm Libol để giúp bạn đọc dễ tra cứu, tìm tin Phần mềm Libol của Công ty Tinh Vân hiện nay đã có phiên bản Libol 6.0 với nhiều tính năng mới Trung tâm cần nghiên cứu và đầu tư kinh phí vào việc nâng cấp phần mềm để mang lại những lợi ích thiết thực cho Trung tâm.

Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện

Hiện nay, với số lượng nguồn tin của Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội không ngừng tăng lên cùng với nhu cầu của NDT ngày càng cao, việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Trung tâm là một giải pháp hữu hiệu.

Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin chủ yếu hiện có và đang được đánh giá tốt như: xuất bản các bản tin luyện dịch bằng nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật ); xây dựng, khai thác các CSDL do Trung tâm xây dựng và các CSDL nước ngoài; dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc, dịch vụ in sao băng đĩa, dịch vụ đào tạo, tập huấn NDT.

Thử nghiệm, phát triển mới một số dịch vụ thông tin tư liệu có tiềm năng như: dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề Đây là dịch vụ sau khi nghiên cứu nhu cầu của NDT và khả năng của mình, thư viện xây dựng một số chuyên đề nào đó rồi tiến hành thu thập, lựa chọn và bao gói dưới những hình thức cụ thể, sau đó có thể định kỳ cung cấp cho NDT. Đặc biệt, trong thời gian tới, Trung tâm nên phát triển dịch vụ hỗ trợ đào tạo trực tuyến (E-learning): E-learning là quá trình học thông qua các phương tiện điện tử, thông qua mạng Internet và các công nghệ Web Đào tạo trực tuyến là hình thức dạy học mà sinh viên không phải đến lớp, không phải tuân thủ những bó buộc về không gian Cán bộ giảng dạy và sinh viên có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới hình thức như E-mail, thảo luận trực tuyến,diễn đàn.

3.4 Xây dựng chương trình đào tạo người dùng tin phong phú về nội dung và hình thức

Hiện nay, công tác đào tạo NDT ở Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội mới chỉ được tổ chức thông qua các lớp tập huấn, đào tạo NDT tại Trung tâm Để nâng cao hiệu quả của hoạt động này, bên cạnh các hình thức giảng dạy trực tiếp của cán bộ thư viện, cần lồng ghép, đưa chương trình đào tạo kỹ năng thông tin vào chương trình học của sinh viên, bởi lẽ kỹ năng thông tin là một vấn đề rộng lớn và không thể hòan tất trong một thời gian ngắn, trong một phạm vi hay quy mô hẹp hay giới hạn trong một họat động đơn lẻ của một tổ chức.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo trình cơ bản trên cơ sở tham khảo các chương trình của các cơ quan/tổ chức lớn trên thế giới Cần phải xây dựng một chương trình giảng dạy, đào tạo NDT khoa học, toàn diện, trong đó phải hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản nhất, những phương pháp và kỹ năng thông tin hiệu quả nhất. Đồng thời tăng cường lựa chọn và dịch các tài liệu hướng dẫn cung cấp cho giảng viên và/hoặc làm tài liệu cho cán bộ thư viện cũng như NDT.

Bên cạnh các chương trình đào tạo NDT hiện có, Trung tâm nên bổ sung các thông tin về bản quyền và sở hữu trí tuệ nhằm mục đích nâng cao kiến thức cho người học Trung tâm cũng nên tìm tòi, khai thác thêm các nguồn tin mới, hữu ích để theo kịp với tốc độ bùng nổ thông tin như hiện nay.

Công tác đào tạo NDT tại Trung tâm thông tin – thư viện Đại học HàNội tập trung chủ yếu vào vào việc hướng dẫn NDT sử dụng thư viện, sử dụng nguồn lực thông tin tại Trung tâm Gần đây có mở rộng thêm về việc đào tạo kỹ năng thông tin cho NDT nhưng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động đào tạo NDT, cần phát triển thêm các hình thức khác như :

- Đào tạo NDT thông qua hình thức tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề Đây là một hoạt động bổ ích có vai trò giáo dục kỹ năng thông tin được thực hiện thường xuyên Những buổi nói chuyện này có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục kỹ năng thông tin cho NDT Hình thức này giúp NDT được các chuyên gia về những vấn đề cụ thể phân tích cách tiếp cận, hiện trạng, những vấn đề còn tồn tại và triển vọng hay xu hướng phát triển của chủ đề hay đề tài đó Những thông tin này sẽ hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho NDT trong quá trình nghiên cứu và học tập của họ.

- Đào tạo NDT thông qua hình thức tuyên truyền giới thiệu sách mới Đây cũng là một hình thức đào tạo NDT nên được duy trì thường xuyên.

Nó có tác dụng cập nhật những thông tin mới nhất, hoặc hướng đến NDT những nguồn tin có giá trị trong bộ sưu tập của thư viện, giúp NDT rút ngắn thời gian tìm kiếm và xác định nguồn tin để thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình.

- Ngoài ra, cần tổ chức các cuộc hội nghị, đối thoại với bạn đọc để nắm bắt nhu cầu của bạn đọc một cách sát thực hơn nữa Hội nghị bạn đọc là một hình thức đào tạo NDT có hiệu quả Khác với các hình thức trên, thông qua hình thức này, các cán bộ thư viện có thể nhận được thông tin phản hồi từ phía NDT, nhận được sự trao đổi cởi mở về nhu cầu sử dụng thông tin của họ, qua đó sẽ biết được những ưu điểm cũng như thiếu sót trong bộ sưu tập của thư viện mình Từ đó sẽ có những chiến lược phù hợp trong việc phát triển vốn tài liệu cũng như nắm bắt nhu cầu tin của người sử dụng Trung tâm thông tin – thư viện một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu của NDT tại Trung tâm.

- Bên cạnh đó, Trung tâm có thể thiết kế các sổ tay hướng dẫn cách sử dụng các nguồn lực của thư viện và một số bộ máy tra cứu thông tin cơ bản, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên Trung tâm thông tin – Thư viện Trường Đại học Hà Nội cần coi việc đào tạo và rèn luyện kỹ năng thông tin cho NDT là một vấn đề phải được tiến hành với nhiều biện pháp đồng bộ.

- Bên cạnh các hình thức đào tạo truyền thống, cần phát triển các hình thức hiện đại như đào tạo từ xa, đào tạo qua mạng, tổ chức các diễn đàn,các câu lạc bộ chuyên môn trên mạng… Đây là những hình thức có thể thu hút được nhiều NDT tham gia do giải quyết được các vấn đề liên quan đến các yếu tố không gian, thời gian và kinh phí - là những trở ngại chính đối vớiTrung tâm khi tổ chức hoạt động đào tạo NDT với hình thức truyền thống.

Nâng cao năng lực cán bộ thư viện

Với sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi các cơ quan thông tin – thư viện hiện đại phải có một đội ngũ cán bộ có khả năng giải quyết những nhiệm vụ phức tạp liên quan đến việc tìm kiếm, thu thập thông tin Một đội ngũ cán bộ năng động, có trình độ cao là nhân tố sống còn quyết định chất lượng hoạt động và phát triển của cơ quan thông tin – thư viện Vì thế, các thư viện muốn phát triển phải có một đội ngũ cán bộ thông tin – thư viện có tri thức, đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn cao, thành thạo mọi kỹ năng đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ và tin học, nắm vững kỹ thuật truyền thông để có thể khai thác nguồn tin trên mạng.

Trong thời gian tới, Trung tâm cần thực hiện các biện pháp sau để nâng cao trình độ cán bộ, phục vụ tốt hơn công tác đào tạo NDT của Trung tâm :

- Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện, phối kết hợp với các đơn vị, cơ quan Trung tâm thông tin – thư viện trong và ngoài nước đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ.

- Đồng thời mở các buổi tọa đàm, mời các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo NDT về nói chuyện, trao đổi nhằm thu thập những kinh nghiệm để áp dụng vào Trung tâm thông tin – thư viện của mình sao cho hiệu quả nhất.

- Tổ chức cho cán bộ thư viện của Trung tâm đi tham quan, học hỏi tại các cơ quan, Trung tâm thông tin – thư viện trong và ngoài nước Hiện nay, ở

Việt Nam có một số Trung tâm học liệu lớn và hiện đại như : Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, Trung tâm học liệu Huế, Trung tâm học liệu Đà Nẵng, Trung tâm học liệu Cần Thơ đều là những trung tâm được thiết kế, xây dựng và tổ chức hoạt động theo mô hình hiện đại của các nước phát triển. Việc tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác đào tạo NDT với các Trung tâm thông tin – thư viện này là hết sức cần thiết.

- Ngoài ra, Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội cũng cần có kế hoạch cử một số cán bộ có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ đi ra nước ngoài học tập thêm kinh nghiệm quý báu về công tác đào tạo NDT. Đây sẽ là nhân tố quan trọng làm cho công tác đào tạo NDT của Trung tâm trở lên chuyên nghiệp, hiện đại, bắt kịp và hội nhập với các cơ quan, Trung tâm thông tin – thư viện trên thế giới.

- Trang bị thêm kiến thức về ngoại ngữ, tin học cho cán bộ : Ngoài những kiến thức và kỹ năng thông tin – thư viện truyền thống, người cán bộ thông tin – thư viện chuyên nghiệp hiện đại phải có kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng các công nghệ mới, khả năng thích ứng với môi trường thường xuyên thay đổi để có thể thực hiện hoạt động đào tạo NDT một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó là sự nỗ lực không ngừng của từng cá nhân cán bộ thư viện để cập nhật tri thức cho chính mình, để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đào tạo NDT của thư viện Việc cập nhật tri thức này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực khoa học thư viện mà còn là các kiến thức về phương pháp sư phạm, chính sách giáo dục, nội dung chương trình đào tạo của nhà trường.

3.6 Xây dựng chiến lƣợc marketing, giới thiệu, quảng bá về hoạt động đào tạo người dùng tin tại Trung tâm :

Marketing không còn là vấn đề mới mẻ trong xã hội hiện đại Xuất hiện gắn liền với sự trao đổi hàng hóa, đặc biệt rõ nét khi nền đại công nghiệp cơ khí phát triển, Marketing là hoạt động được quan tâm hàng đầu của mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi muốn đưa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình ra thị trường Và các cơ quan, Trung tâm thông tin – thư viện cũng không là ngoại lệ Marketing trong hoạt động thông tin – thư viện góp phần trực tiếp vào việc : nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và hình thành thói quen, tập quán ở mọi thành viên trong xã hội đối với việc khai thác, sử dụng thông tin; nâng cao hiệu quả hiệu quả khai thác, sử dụng các nguồn lực của cơ quan thông tin – thư viện trong xã hội Ngoài ra, marketing trong hoạt động thông tin – thư viện còn góp phần nâng cao khả năng của các cơ quan thông tin – thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi thành viên trong xã hội Đồng thời còn góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của xã hội đối với các cơ quan, Trung tâm thông tin – thư viện. Đối với Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Hà Nội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá về hoạt động đào tạo NDT củaTrung tâm, nhằm thu hút các đối tượng NDT khác Qua các hình thức như xuất bản các tài liệu hướng dẫn, phổ biến cho NDT ; tuyên truyền, hướng dẫnNDT thông qua các bảng biểu chỉ dẫn bên trong Trung tâm thông tin – thư viện; thường xuyên đăng tải các thông tin hướng dẫn NDT trên các báo, tập san của Trường cũng như của Trung tâm thông tin – thư viện để thu hút sự chú ý, tham gia của các đối tượng NDT Bên cạnh đó, các thông tin trên website của Trung tâm cần đa dạng và cụ thể hơn nữa về công tác đào tạoNDT, thu hút người truy cập, giúp họ sử dụng thư viện một cách có hiệu quả.

Xây dựng chiến lược marketing, giới thiệu, quảng bá về hoạt động đào tạo người dùng tin tại Trung tâm

Trong kỷ nguyên thông tin, kỹ năng thiết yếu của người sử dụng không phải chỉ là tích lũy nhiều thông tin nhất mà chính là khả năng truy cập và sử dụng thông tin tìm được một cách hiệu quả Không phải người sử dụng thư viện nào cũng có trình độ như nhau về kiến thức thông tin Vì vậy, đào tạo người dùng tin phải là một phần của giáo dục sinh viên và người sử dụng trong thư viện đại học Nhận thức được tầm quan trọng đó, Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài, đã có những đóng góp không nhỏ và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác đào tạo người dùng tin Số lượng NDT hoàn thành các khóa tập huấn ngày càng tăng lên cùng với trình độ chuyên môn của các cán bộ thư viện tham gia giảng dạy tại các lớp đào tạo Từ đó, trang bị cho sinh viên nhà trường những phương pháp thiết yếu cho việc truy cập, đánh giá và tổng hợp thông tin, góp phần thiết thực, giúp sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ trước mắt của mình cũng như đảm bảo khả năng học tập suốt đời Công tác đào tạo NDT mang tính chuyên nghiệp đáng để các cơ quan, Trung tâm thông tin – thư viện trong cả nước học tập.

Có thể thấy, Trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Hà Nội đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp trồng người của trường Đại học Hà Nội, là một địa chỉ quen thuộc của biết bao thế hệ thầy và trò nhà trường, là “giảng đường thứ hai” của sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu Nhìn lại chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, với niềm tự hào, phấn khởi, toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm thông tin – thư viện quyết tâm phấn đấu xây dựng đơn vị thành một Trung tâm lớn mạnh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sử dụng cũng như kỳ vọng của thầy và trò trường Đại học Hà Nội.

Ngày đăng: 29/12/2022, 12:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w