1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp phát triển kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1a2 trường tiểu học bình phú

8 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giúp phát triển kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1A2 trường tiểu học Bình Phú
Tác giả Phan Thị Thu Sương
Trường học Trường Tiểu học Bình Phú
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 45,51 KB

Nội dung

Tuy nhiên, khi thực hiện chương trình mới, dạy học Tiếng Việt ở đơn vị thời còn gặp một số khó khăn: Đầu năm học, khi họp tổ để trao đổi tìm hiểu về kĩ năng đọc của học sinh lớp Một, giá

Trang 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẶN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến trường Tiểu học Bình Phú

1 Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

Số

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo

ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

1 Phan Thị Thu Sương 15/09/1982 Trường Tiểu

học Bình Phú Giáo viên Đại họcgiáo dục

tiểu học

2 Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến:

Một số biện pháp giúp phát triển kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1A2 trường tiểu học Bình Phú

3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu

tư tạo ra sáng kiến):

4 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

5 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 02/10/2023

6 Mô tả bản chất của sáng kiến:

6.1 Tình trạng của giải pháp đã biết:

a) Mô tả đầy đủ, chi tiết tình trạng kĩ thuật hoặc phương pháp tổ chức sản xuất, công tác, tác nghiệp hiện tại trước khi thực hiện những giải pháp mới.

Trường Tiểu học Bình Phú nơi tôi đang công tác Việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục tổng thể 2018 đã được nhà trường đặc biệt quan tâm và đầu tư một cách bài bản, từ việc tuyên truyền về chương trình giáo dục phổ thông mới đến khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, việc lựa chọn giáo viên, tập huấn chương trình đều thực hiện một cách nghiêm túc và kịp thời Tuy nhiên, khi thực hiện chương trình mới, dạy học Tiếng Việt ở đơn vị thời còn gặp một số khó khăn:

Đầu năm học, khi họp tổ để trao đổi tìm hiểu về kĩ năng đọc của học sinh lớp Một, giáo viên trong tổ đều than phiền các em chưa thuộc bảng chữ cái, phát âm chưa đúng, lớp nào cũng có học sinh còn hạn chế về kĩ năng đọc

b) Nêu, phân tích rõ những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của giải pháp

Đối với giáo viên

Đối với giáo viên còn ảnh hưởng cách làm cũ, lúng túng, chưa thực sự linh hoạt trong điều chỉnh kế hoạch, nội dung dạy học, sử dụng các học liệu Hình thức tổ chức tiết học chưa thực sự hấp dẫn lôi cuốn học sinh

Đối với học sinh

Một số em chưa học Mầm Non nên khi bước vào lớp Một còn gặp khó khăn

về “ Nhận dạng các chữ cái và cách phát âm, chưa mạnh dạn tự tin, chưa chủ động

Trang 2

trong giao tiếp” Giai đoạn đầu năm, tôi nhận thấy kĩ năng đọc của học sinh còn chậm,chưa nhớ mặt chữ cái, giọng đọc nhỏ, đọc chưa lưu loát Một số học sinh phát

âm sai do ngọng, do thói quen đã có từ trước hoặc do tiếng địa phương.Về mặt tâm lý các em rất hiếu động, chưa có ý thức trong học tập, học nhanh nhớ nhưng cũng hay quên.Thậm chí còn không đọc được, quan sát của học sinh còn hạn chế, giờ học chưa được sôi nổi, các em còn nhút nhát, khả năng giao tiếp có nhiều khó khăn

Đối với phụ huynh học sinh

Phần đông phụ huynh học sinh của trường Tiểu học Bình Phú sống bằng nghề nông, cha mẹ đều lo làm ăn, một số gia đình còn đi làm xa, các em phải ở nhà với ông

bà hoặc người thân, nên việc quan tâm đến học tâp cho các em còn rất hạn chế

Một số phụ huynh có điều kiện thì do còn ảnh hưởng với bộ sách giáo khoa cũ trước đây nên còn lung túng chưa biết cách hướng dẫn và tương tác giúp đỡ con em tự học với bộ sách mới “Chân trời sáng tao” này Một vài phụ huynh không biết chữ nên không biết cách giúp đỡ các em khi học ở nhà

6.2 Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

a) Mục đích của giải pháp;

Trong chương trình Giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Việt là môn có thời lượng dạy học nhiều nhất, chiếm gần 50% thời lượng học ở lớp Đối với lớp Một là tất

cả các em đều biết đọc thông, viết thạo Từng bước hình thành và phát triển kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học Việc hướng dẫn cho các em biết các kĩ năng đọc đúng, phát âm chuẩn là một việc làm đòi hỏi sự kiên trì của cả giáo viên và học sinh Giúp các em học tập dần dần tiến bộ hơn, nắm bắt kịp thời bài đã học, các em sẽ không còn chán học mà tự tin và hứng thú trong tiết học Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình

b) Tính mới của giải pháp

Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp Một quan trọng nhất là dạy cho các em tập đọc, tập nói, tập viết và rèn kĩ năng nghe Rèn kĩ năng đọc là biện pháp mang tính tổng hợp cao, nếu kĩ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh, các yêu cầu trong các môn học khác Chính

vì vậy, rèn cho các em đọc tốt là rất cần thiết, tạo cho các em học sinh có được một tâm thế học tốt các môn học khác và toàn diện sau này Nhận thức rõ tầm quan trọng cần thiết của việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh, tôi đã kết hợp một số giải pháp sau để

áp dụng thực tế vào trong lớp học của mình

Biện pháp 1: Giúp học sinh ôn tập, thuộc bảng chữ cái.

Đây là một việc làm hết sức quan trọng và là điều kiện cần thiết đầu tiên trong việc luyện đọc cho học sinh lớp 1 Làm quen và thuộc bảng chữ cái tiếng việt (a, ă, â,

b, c ) sẽ giúp các em ghép âm, vần, tạo tiếng dễ dàng và chính xác hơn

Trong lớp học, ngoài việc sử dụng bảng chữ cái âm đơn như : a, ă, â, b, c, ,theo quy định Tôi còn sử dụng bảng các âm ghép như: th, ch, nh, kh, ph, ng, ngh, gh, gi,

tr, qu Các bảng vần như: ao, au, eo, âu, , treo ở vị trí phù hợp mà học sinh thường

nhìn thấy, dễ quan sát mỗi khi vào lớp, từ đó giúp các em ghi nhớ và cũng bắt đầu rèn

kĩ năng đọc cho học sinh

Ví dụ: Khi dạy các tiết “Em là học sinh lớp Một” tôi sử dụng bảng chữ cái có

kèm theo các hình minh họa gần gũi dễ nhớ khi hướng dẫn các em đọc, giúp các em

Trang 3

dễ dàng ghi nhớ bảng chữ cái Ngoài ra, tôi còn cho học sinh luyện đọc bảng chữ cái thường xuyên ở các giờ học, môn học và trong những tuần đầu tiên của năm học Để tránh cho học sinh học vẹt tôi thay đổi các hình thức đọc Không chỉ để học sinh đọc các chữ cái theo thứ tự a, ă, â, b, c… mà chỉ ngẫu nhiên bất kì chữ cái nào trong bảng

và yêu cầu đọc

Để các em không bị nhàm chán tôi thay đổi các hình thức ôn bảng chữ cái bằng các trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”

Cách thực hiện: Giáo viên cho học sinh lấy bảng gài và yêu cầu lắng nghe giáo viên đọc âm nào thì học sinh gài âm đó và đọc theo để học sinh nghi nhớ và đồng thời rèn kĩ năng đọc cho học sinh

Đối với những em còn chậm nhớ, tôi sẽ in mỗi em một bảng ôn âm, vần trên trang giấy bìa cứng A4 và cho các em mang về nhà nhờ phụ huynh kèm thêm, tôi phân theo nhóm âm đơn, nhóm âm ghép, nhóm vần có âm cuối giống nhau để học sinh dễ nhận dạng vần, dễ nhớ, dễ thuộc

Ví dụ: Nhóm âm đơn: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, Nhóm âm ghép: ch, nh, th, kh,

ph, ng, ngh, gh, gi, qu, tr, Nhóm vần có âm cuối là t: at, ăt, ât, ot, ôt, ơt, Nhóm vần có âm cuối là c: ac,ăc,âc, oc, ôc, Nhóm vần có âm cuối là n: an, ăn, ân, on, ôn, ơn,

Khi dạy Tiếng Việt giáo viên vừa dạy mới và ôn lại kiến thức nền là những

âm trong bảng chữ cái ,nhóm vần sẽ giúp học sinh tự tin hơn, ghép vần nhanh, đọc đúng, mạnh dạn hơn trong giao tiếp

Biện pháp 2: Rèn đọc chuẩn và chữa lỗi phát âm cho học sinh.

Muốn học sinh phát âm chuẩn trước hết giáo viên phải phát âm thật chuẩn, cần luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh ngay từ khi đọc chữ cái đầu tiên Giáo viên phải biết lắng nghe và quan sát cách phát âm của từng học sinh để nhanh chóng nhận

ra lỗi phát âm của các em là do đâu Sau đó giáo viên hướng dẫn cho các em phát âm theo mẫu

Khi chữa lỗi cần tạo điều kiện cho học sinh tự quan sát và lắng nghe việc đọc của giáo viên, của bạn Khuyến khích học sinh tự nêu lỗi phát âm của mình Sau đó giáo viên hướng dẫn cách phát âm chữ em phát âm chưa đúng Sau đó các em phát âm lại theo âm chuẩn thật chính xác

Ví dụ: Khi dạy bài:R r, tr (sách Tiếng Việt 1 tập 1 – Bộ sách Chân trời sáng tạo ,

trang 52) Giáo viên đưa ra âm,vần mới, phát âm mẫu rồi cho học sinh phát âm r, tr

Ỏ hoạt động này, tôi thường quan sát nhanh và tìm ra các lỗi để giúp các em phát

âm chuẩn Vì phần đông các em phát âm theo tiếng địa phương như: âm r ( các em phát âm là d,g ); âm tr (các em phát âm là ch) Tôi hướng dẫn học sinh cách đặt lưỡi,

mở miệng khi phát âm và cho học sinh quan sát khẩu miệng của giáo viên khi đọc và đọc theo

Đến phần quan sát tranh để đọc tiếng, từ rổ, tre, Lúc này giáo viên cần đọc mẫu chậm, phát âm rõ từ ngữ là rổ (rờ-ô-rô-hỏi-rổ), tre ( trờ- e- tre) và hướng dẫn học sinh phát âm tiếng rổ và so sánh với cách đọc giữa hai tiếng dổ - gổ, tiếng tre với che để

học sinh phân biệt và phát âm cho đúng Những từ ngữ này thường không chỉ các em đọc sai vì mới đọc mà một số em do ảnh hưởng của phương ngữ, tiếng mẹ đẻ nên phát

âm nhầm lẫn r với d,g và tr với ch hoặc ngược lại.

Ngoài các lỗi phát âm trên học sinh còn phát âm không chuẩn ở một số âm vần như; s/x, v/d, th/h, an/ang….”, các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã với các lỗi này ngoài việc giáo viên quan sát phát hiện thì giáo viên cần phát huy tự nhận xét đánh giá của học sinh với bạn mình từ đó học sinh tự sửa chữa, nhưng lỗi này không thể khắc phục

Trang 4

trong một, hai ngày mà nó đòi hỏi phải kiên trì, tỉ mỉ trong các tiết học, môn học phải được nhắc nhở, quan tâm khi các em có sự tiến bộ dù là nhỏ thì giáo viên cũng cần động viên khuyến khích các em để việc luyện phát âm chuẩn có hiệu quả

Biện pháp 3: Linh hoạt các hình thức luyện đọc trong giờ học Tiếng Việt.

Mỗi hình thức đọc sẽ có những mặt tích cực riêng và có sự hỗ trợ lẫn nhau giúp học sinh phát huy được tối đa kĩ năng đọc, cách thực hiện này sẽ giúp học sinh có hứng thú, không gây nhàm chán Để rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp mình một cách hiệu quả tôi coi trọng và dùng hình thức đọc đồng thanh theo nhiều cấp độ cả lớp, dãy, bàn và đặc biệt tôi dành nhiều thời gian để luyện đọc cho các em hơn trong một tiết học Tiếng Việt

Ví dụ: Khi dạy bài: ap - ăp - âp (TV1/1- Sách Chân trời sáng tạo trang 140), tôi

thực hiện các hình thức tổ chức rèn kĩ năng đọc như sau: Đọc đồng thanh cả lớp, đọc thầm, đọc theo dãy bàn, nhóm 4, nhóm đôi, đọc cá nhân và tổ chức thi đọc (thi đọc theo nhóm, theo cặp, cá nhân)…Khi đọc giáo viên lưu ý học sinh theo dõi nhận xét

bạn đọc và so sánh cách đọc khác nhau giữa ba vần ap - ăp - âp và chú ý chỉnh sửa học sinh cách đọc giữa hai vần ăp - âp Tôi sẽ thường xuyên thay đổi hình thức đọc

tùy thuộc vào sự tiến bộ của học sinh nếu qua vài tuần đầu các em đã có tiến bộ hơn thì tôi sẽ cho đọc đồng thanh ít lại và yêu cầu đọc cá nhân nhiều hơn trong giờ học

Để phát huy tối đa kĩ năng đọc tôi kết hợp sử dụng các trò chơi học tập khi luyện đọc Trong các tiết học, tiết ôn tập tôi thiết kế sdile trò chơi trên PowerPoint, các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung, hứng thú của học sinh mà không một phương pháp nào sánh được, dưới đây là hai trò chơi mà tôi thường thực hiện thấy rất hiệu quả:

+ Trò chơi “Món quà bất ngờ”, “Hoa chăm ngoan”, “Đố bạn”, “Hái hoa may mắn”

Ví dụ: Trong chủ đề Sinh nhật, tiết ôn tập và kể chuyện (TV1/1- Sách Chân trời

sáng tạo trang 158) Tôi tổ chức cho học sinh trò chơi “Món quà bất ngờ”, tôi thiết kế

sdile trên PowerPoint một bức tranh có nhiều hộp quà mang màu sắc khác nhau như:

đỏ, cam xanh, vàng, hồng, tím… đằng sau mỗi hộp quà là các vần và từ sau:anh, ênh, inh, ươu, iêu, yêu, uôi, ươi, bánh kem, sinh nhật, buổi sáng, quả bưởi Học

sinh muốn tìm phần quà ấy thì phải chọn một 1 hộp quà mình thích và đọc đúng nội dung hộp quà đó Nếu học sinh đọc đúng thì sẽ nhận một phần quà may mắn ( quà tùy giáo viên chuẩn bị, có thể là những tràn pháo tay, hoặc kẹo, bánh, tập, bút chì ).Tùy theo chủ đề mà giáo viên chọn trò chơi và các âm, vần, tiếng, từ cho phù hợp với bài học Giáo viên cũng cần linh hoạt cách chơi và thời gian để luyện đọc cho học sinh, chơi ở hoạt động khởi động, ở nghỉ giữa tiết hoặc ở phần củng cố bài

Qua thực hiện cách làm trên tôi thấy học sinh biết thể hiện bản thân khi đọc bài, hoạt động học không bị nhàm chán các em rất tích cực thi đua nhau để đọc, điều đó đã đem lại hiệu quả tích cực trong việc rèn đọc cho học sinh, kĩ năng giao tiếp của học sinh được phát triển nhanh hơn

Biện pháp 4: Sử dụng linh hoạt có sáng tạo các học liệu trong giờ học Tiếng Việt.

Chương trình giáo dục phổ thông mới, đã trao quyền cho giáo viên được tự chủ

về nội dung, chương trình Việc lựa chọn các học liệu trong một tiết dạy đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo, qua đó giúp học sinh phát huy được năng lực phẩm chất

Ví dụ: Khi dạy bài: oc, ôc (TV1/1- Sách Chân trời sáng tạo trang 94) với hai vần

này có nhiều học sinh phát âm chưa đúng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do vần mới học các em phát âm chưa đúng, một số em ảnh hưởng của tiếng địa phương,

Trang 5

nên phát âm hai vần oc- ôc như nhau.vì vậy tôi lựa chọn học liêu trong giờ học là:

Tivi, sách giáo khoa để học sinh quan sát tranh, sách điện tử để cho các em nghe cách phát âm chuẩn kết hợp với làm mẫu và hướng của giáo viên để các em quan sát, bắt

chước phát âm đúng vần oc- ôc, tiếng sóc – gốc và phân biệt cách đọc hai từ học bài – hộc tủ

Để lỗi của các em được khắc phục nhanh tôi sử dụng các cách sửa lỗi mà bản thân đã tích lũy được, kết hợp với đánh giá của học sinh với học sinh và học sinh tự đánh giá của bản thân, khuyến khích, động viên từ đó tạo sự cố gắng tự chủ động sửa lỗi của từng em để ghi nhớ lỗi và sửa chữa Trong một số tiết học khác của giờ Tiếng Việt tôi sử dụng ưu điểm của nhiều học liệu như: Tivi, sách giáo khoa, sách điện tử, mẫu của giáo viên và dùng hình ảnh thật để học sinh ghi nhớ và đọc chính xác hơn Việc sử dụng ưu điểm của các học liệu để kết hợp trong giờ học sẽ phát huy được tối đa kĩ năng đọc cho học sinh nhưng phải rất linh hoạt, và có chọn lọc thì giờ học mới đạt hiệu quả

Đối với những bài tập đọc còn dài so học sinh lớp mình tôi không yêu cầu học sinh đọc cả bài mà đọc một vài câu, đoạn có âm vần học sinh đọc còn sai để học sinh

luyện đọc, không gây áp lực cho các em để các em tự do phát triển năng lực của bản

thân

Khi thực hiện cách này đối với lớp của mình tôi thấy giờ học nhẹ nhàng hiệu quả lại rất cao, học sinh phát âm đúng hơn, hiện tượng học sinh đọc sai, ngọng được giảm

đi rất nhiều và các em có cơ hội để phát triển khả năng của bản thân

Biện pháp 5: Động viên khích lệ kịp thời.

Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học là rất thích được khen thưởng Hiện nay việc thực hiện theo Thông tư 30 của Bộ giáo dục và Đào tạo thì việc tuyên dương, khen thưởng các em là rất cần thiết Đây là động dạy học luôn được thực hiện trong mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh Tôi đã kiên trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh phát âm nhiều lần,

thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen như: “Em đọc tiến bộ rồi, cần cố gắng hơn”, “Cô tin là em sẽ làm được” Được động viên như vậy học

sinh không nản lòng vì nghĩ rằng mình sẽ làm được Từ đó học sinh sẽ quyết tâm và cố gắng hơn Ngoài ra tôi còn động viên các em bằng những phần thưởng nho nhỏ như là

1 quyển vở hay 1 cục gôm hoặc một cái bút chì Dùng những món quà làm phần thưởng ngay cho các em nếu như em đó có sự tiến bộ

Điều này đã làm cho học sinh rất thích thú và giờ học trở lên sôi động hơn Nhờ

có sự động viên như vậy nên các em tích cực hơn trong việc luyện đọc và kết quả học tập của các em được tăng lên đáng kể

Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh hỗ trợ các em tự học ở nhà

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, việc phát huy khả năng tự học của học sinh không chỉ diễn ra trong nhà trường mà cả ở gia đình và xã hội Bởi vậy, việc luyện đọc cần diễn ra thường xuyên, liên tục mới đem lại hiệu quả tốt

Để tạo điều kiện cho các em phát huy được năng lực của bản thân thì việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình là vô cùng quan trọng Giáo viên cần trao đổi với phụ huynh nắm rõ được những yêu cầu cần đạt đối với việc đọc, những ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục của mỗi học sinh để phụ huynh có thể nắm được Trên cơ sở đó, giáo viên đưa ra một số biện pháp phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh để giúp các

em có kĩ năng tốt trong việc đọc như: Đôn đốc, kiểm tra các con việc luyện đọc ở nhà; Khuyến khích các con đọc thêm sách, báo, truyện để rèn luyện thêm khả năng đọc; Hướng dẫn các con đọc đúng văn bản

Trang 6

Khi vào đầu năm học, ngoài việc tuyên truyền cho phụ huynh về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục Tôi chủ thành lập nhóm Zalo lớp để tiện trao đổi, giải đáp thắc mắc khó khăn của phụ huynh, giúp cho phụ huynh hiểu, nhận thức đúng vấn đề, biết cảm thông chia sẻ

Giáo viên cũng phải thường xuyên thông báo tình hình của học sinh cho phụ huynh biết để kịp thời có những biên pháp can thiệp hợp lí giúp em ngày càng tiến bộ hơn trong việc đọc

Khi nhận được sự trợ giúp và tương tác từ phía phụ huynh tôi đã thấy kĩ năng đọc của các em có sự tiến bộ rõ rệt, phụ huynh cũng hiểu hơn về chương trình lớp Một

và biết cách giúp đỡ các em trong thời gian tự học ở nhà đem lại hiệu quả thiết thực

c) Ưu, nhược, điểm của giải pháp mới:

7 Khả năng áp dụng của giải pháp:

Sáng kiến kinh nghiệm này tôi nghiên cứu không chỉ áp dụng cho học sinh lớp 1A2 tôi đang chủ nhiệm mà còn có thể áp dụng cho tất cả các lớp Một khác trong Trường tiểu học Bình Phú Với hy vọng rằng trong tương lai học sinh Trường Tiểu học Bình Phú sẽ đọc tốt phát âm chuẩn, viết tốt trong học tập môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác

Ngoài ra, với các giải pháp tôi đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả khá cao Tôi nghĩ cũng có thể áp dụng cho tất cả các đồng nghiệp khác ở trường bạn đối với những lớp nào có học sinh đọc chưa tốt

8 Hiệu quả, lơi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:

Dưới đây là kết quả hai lần khảo nghiệm về kĩ năng đọc của lớp 1A2 năm học 2023- 2024 như sau:

Kết quả khảo nghiệm trước khi áp dụng các giải pháp

Tổng số

học

sinh

Đọc đúng Đọc sai âmđầu/vần Đọc sai dấu Đọc ngọng Số

Số

Số lượn g

Kết quả khảo nghiệm sau khi áp dụng các giải pháp

Tổng số

học

sinh

Đọc đúng Đọc sai âm đầu/vần Đọc sai dấu Đọc ngọng Số

Số lượng

Từ kết quả khảo nghiệm trên cho thấy: Nhờ vận dụng các giải pháp trên mà năm học 2023 – 2024 lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt về kĩ năng đọc

Thời gian còn lại, bằng sự nổ lực và quyết tâm của bản thân, tôi tin rằng đến hết năm học này, tất cả học sinh lớp tôi sẽ khắc phục được các lỗi trên góp phần học tốt hơn nữa trong môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung

9 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không

10 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Giáo viên phải nắm vững tâm sinh lý học sinh, có tâm huyết với nghề, yêu nghề, mến trẻ, có năng lực, nhiệt tình sẵn sàng tất cả vì học sinh thân yêu

Trang 7

Để giúp các em có kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, càng ngày càng đọc lưu loát thì giáo viên phải nhận thức đúng vai trò kĩ năng của việc đọc Trước hết giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, phát âm chuẩn, đọc hay, đọc diễn cảm ở mỗi bài đọc Phải đầu tư thời gian cho khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp học

Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, luôn linh hoạt trong các hoạt động cũng như cách sử dụng các phương tiện dạy học

Phát huy tính tích cực của các em, giúp các em hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kĩ năng vào trong học tập

Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của các em, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp dạy học các em tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải

11 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Thông qua khảo nghiệm, giúp giáo viên nắm bắt được một cách chính xác thực trạng của vấn đề mà sáng kiến nghiên cứu Từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý nhất nhằm giải quyết vấn đề, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp để có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực hiện

Việc phát triển sáng kiến và áp dụng hiệu quả đối với học sinh tại đơn vị trường Tiểu học Bình Phú đã thu được kết quả đáng khích lệ và thực sự có ý nghĩa khoa học, giá trị về kĩ năng đọc của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt

Giáo viên tạo mọi điều kiện để khuyến khích học sinh, khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập với hiệu quả ngày càng cao

Các em có hứng thú hơn trong việc đọc và ngày càng yêu thích môn học

Số học sinh đọc chưa đạt yêu cầu,đọc ngọng, đọc theo phương ngữ đã giảm

rất nhiều so với đầu năm Nhiều em đã điều chỉnh và đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ phát âm sai

Một số em đã đọc trôi chảy, lưu loát và còn thể hiện được tình cảm của mình qua giọng đọc đối với một số bài văn, bài thơ

12 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)

13 Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số

TT Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./

Tân Hồng, ngày 01 tháng 04 năm 2024

NGƯỜI NỘP ĐƠN

Trang 8

Phan Thị Thu Sương

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w