1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn áp dụng bộ thủ vào việc dạy và học chữ kanji trong tiếng nhật

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng bộ thủ vào việc dạy và học chữ Kanji trong tiếng Nhật
Chuyên ngành Tiếng Nhật
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Mô tả các biện pháp cũ thường làm: Tên biện pháp: Dạy chữ Kanji theo âm on, âm kun Tình trạng: - Học sinh lớp 11 học 4 chữ Kanji/tiết/tuần, sử dụng giáo trình Kanji master N3.. Theo việ

Trang 1

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP

VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Áp dụng bộ thủ vào việc dạy và học chữ Kanji trong tiếng Nhật

2 Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 30/9/2023

3 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không

4 Mô tả các biện pháp cũ thường làm:

Tên biện pháp: Dạy chữ Kanji theo âm on, âm kun

Tình trạng: - Học sinh lớp 11 học 4 chữ Kanji/tiết/tuần, sử dụng giáo trình Kanji master N3 Theo giáo trình này, việc giảng dạy chữ Kanji chỉ đơn thuần là truyền đạt mặt chữ, cách viết và âm on-

âm kun cùng một số bài tập và ví dụ Theo việc sử dụng này, mỗi tiết học học sinh sẽ học thuộc mặt chữ của 4 chữ Kanji, cách đọc của chúng và làm bài tập Việc ghi nhớ mặt chữ Kanji giống như học thuộc lòng, không đi theo một logic nào cụ thể

Nhược điểm: - Việc dạy lặp đi lặp lại theo 1 motuyp khiến tiết học bị nhàm chán, đơn điệu

- Khi số chữ Kanji tăng lên và độ khó tăng lên, việc ghi nhớ không dựa vào một logic nào khiến cho học sinh khó ghi nhớ và nắm bắt

- Học sinh khó ghi nhớ cách viết và đoán biết ý nghĩa của chữ Kanji

- Chưa tận dụng triệt để được khả năng sáng tạo của học sinh

5 Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp: Nếu không áp dụng biện pháp này, học sinh học tiếng Nhật khó có thể ghi nhớ được các chữ Kanji ở cấp độ cao, học sinh chỉ thuộc lòng những chữ mình biết

mà không thể phán đoán những chữ mình gặp lần đầu trong các văn bản sau này Hơn thế nữa, việc học Kanji sẽ trở nên bị động khi giáo viên nói chữ nào học sinh biết chữ đó chứ không tạo

Trang 2

2

động lực cho học sinh tìm ra lối ghi nhớ và tinh thần ham học chữ Kanji – chữ Hán trong tiếng Nhật- một trong những nội dung được đánh giá là khó đối với người học tiếng Nhật

6 Mục đích của biện pháp:

- Tạo ra cách học và ghi nhớ chữ Kanji một cách có logic, thú vị và đúng bản chất

- Tạo ra sự hứng thú và chủ động trong việc học chữ Kanji của học sinh nói riêng và người học tiếng Nhật nói chung

7 Nội dung:

7.1 Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến

- Nội dung: Chiết tự Kanji

- Các bước tiến hành thực hiện biện pháp”

Song song với việc học nhập môn Kanji, bằng những chữ Hán cơ bản như 日(hình mặt trời), 月 (hình mặt trăng), 水(hình dòng chảy của nước), 火 (hình bếp lửa):

Giáo viên áp dụng hướng dẫn học sinh học 214 bộ thủ trong Hán tự (từ ít nét đến nhiều nét, từ

dễ đến khó, từ thông dụng đến hiếm gặp)

214 bộ thủ tham khảo (Được sắp xếp lại và cải biến cho phù hợp dựa vào: “Sổ tay 214 bộ thủ”, nguồn internet)

1 nét

一 – Nhất => Số một; 〡– Cổn => Nét sổ; 丶 – Chủ => Điểm, chấm; 丿 – Phiệt => Nét sổ xiên qua trái

乙 – Ất => Vị trí thứ 2 trong thiên can; 亅 – Quyết => Nét sổ có móc

2 nét

二 – Nhị => số hai; 亠 – Đầu => (không có nghĩa); 人 – Nhân (亻) => người; 儿 – Nhi => trẻ con

入 – Nhập => vào; 八 – Bát => số tám; 冂 – Quynh => vùng biên giới xa; hoang địa; 冖 – Mịch

=> trùm khăn lên

冫 – Băng => nước đá; 几 – Kỷ => ghế dựa; 凵 – Khảm => há miệng; 刀 – Đao (刂) => con dao, cây đao (vũ khí)

Trang 3

3

力 – Lực => sức mạnh; 勹 – Bao => bao bọc; 匕 – Chuỷ => cái thìa (cái muỗng); 匚 – Phương =>

tủ đựng

匸 – Hệ => che đậy, giấu giếm; 十 – Thập => số mười; 卜 – Bốc => xem bói;卩-Tiết => đốt tre

厂 – Hán, Xưởng => sườn núi, vách đá; 厶 – Khư, tư => riêng tư; 又 – Hựu => lại nữa, một lần nữa

3 Nét

口 khẩu => cái miệng; 囗 vi => vây quanh; 土 thổ => đất; 士 sĩ => kẻ sĩ; 夂 trĩ => đến ở phía sau

夊 truy => đi chậm; 夕 tịch => đêm tối; 大 đại => to lớn; 女 nữ => nữ giới, con gái, đàn bà 子 tử

=> con

宀 miên => mái nhà mái che; 寸 thốn => đơn vị «tấc» (đo chiều dài); 小 tiểu => nhỏ bé; 尢 uông

=> yếu đuối

尸 thi => xác chết, thây ma; 屮 triệt => mầm non, cỏ non mới mọc; 山 sơn => núi non; 巛 xuyên

=> sông ngòi

工 công => người thợ, công việc; 己 kỷ => bản thân mình; 巾 cân => cái khăn; 干 can => thiên can, can dự

幺 yêu => nhỏ nhắn; 广 nghiễm => mái nhà; 廴 dẫn => bước dài; 廾 củng => chắp tay;弋 dặc => bắn, chiếm lấy

弓 cung => cái cung (để bắn tên); 彐 kệ => đầu con nhím; 彡 sam 1=> lông tóc dài;彳 xích => bước chân trái

4 Nét

心 tâm (忄)=> quả tim, tâm trí, tấm lòng; 戈 qua => cây qua (một thứ binh khí dài); 戶 hộ 6=> cửa một cánh; 手 thủ (扌)=> tay; 支 chi => cành nhánh; 攴 phộc (攵)=> đánh khẽ; 文 văn => văn vẻ, văn chương, vẻ sáng; 斗 đẩu 7=> cái đấu để đong; 斤 cân => cái búa, rìu; 方 phương 9=> vuông

无 vô => không

Trang 4

4

日 nhật => ngày, mặt trời; 曰 viết => nói rằng; 月 nguyệt => tháng, mặt trăng; 木 mộc => gỗ, cây cối

欠 khiếm => khiếm khuyết, thiếu vắng; 止 chỉ => dừng lại; 歹 đãi => xấu xa, tệ hại; 殳 thù => binh khí dài

毋 vô => chớ, đừng; 比 tỷ => so sánh; 毛 mao B=> lông; 氏 thị => họ; 气 khí => hơi nước

水 thuỷ (氵)=> nước; 火 hỏa (灬)=> lửa; 爪 trảo => móng vuốt cầm thú; 父 phụ => cha

爻 hào => hào âm, hào dương (Kinh Dịch); 爿 tường (丬)=> mảnh gỗ, cái giường; 片 phiến => mảnh, tấm, miếng; 牙 nha => răng; 牛 ngưu ( 牜)=> trâu; 犬 khuyển (犭)=> con chó

5 Nét

玄 huyền => màu đen huyền, huyền bí; 玉 ngọc => đá quý, ngọc; 瓜 qua => quả dưa; 瓦 ngõa => ngói

甘 cam => ngọt; 生 sinh => sinh đẻ, sinh sống; 用 dụng => dùng; 田 điền => ruộng

疋 thất ( 匹) => đơn vị đo chiều dài, tấm (vải); 疒 nạch => bệnh tật; 癶 bát => gạt ngược lại, trở lại

白 bạch => màu trắng; 皮 bì => da; 皿 mãnh => bát dĩa; 目 mục => mắt; 矛 mâu => cây giáo để đâm

矢 thỉ => cây tên, mũi tên; 石 thạch => đá; 示 thị; kỳ (礻) => chỉ thị; thần đất; 禸 nhựu => vết chân, lốt chân; 禾 hòa => lúa; 穴 huyệt => hang lỗ; 立 lập => đứng, thành lập

6 Nét

竹 trúc => tre trúc; 米 mễ => gạo; 糸 mịch (糹, 纟) => sợi tơ nhỏ; 缶 phẫu => đồ sành

网 võng (罒, 罓) => cái lưới; 羊 dương => con dê; 羽 vũ (羽) => lông vũ; 老 lão => già

而 nhi => mà, và; 耒 lỗi => cái cày; 耳 nhĩ => tai (lỗ tai); 聿 duật => cây bút; 肉 nhục => thịt

Trang 5

5

臣 thần => bầy tôi; 自 tự => tự bản thân, kể từ; 至 chí => đến; 臼 cữu => cái cối giã gạo

舌 thiệt => cái lưỡi; 舛 suyễn => sai suyễn, sai lầm; 舟 chu => cái thuyền

艮 cấn => quẻ Cấn (Kinh Dịch); dừng, bền cứng; 色 sắc => màu, dáng vẻ, nữ sắc; 艸 thảo (艹) =>

cỏ

虍 hô => vằn vện của con hổ; 虫 trùng => sâu bọ; 血 huyết => máu; 行 hành => đi, thi hành, làm được

衣 y (衤) => áo; 襾 á => che đậy, úp lên

7 Nét

見 kiến (见) => trông thấy; 角 giác => góc, sừng thú; 言 ngôn => nói; 谷 cốc => khe nước chảy giữa hai núi, thung lũng; 豆 đậu => hạt đậu, cây đậu

豕 thỉ => con heo, con lợn; 豸 trãi => loài sâu không chân; 貝 bối (贝) => vật báu; 赤 xích => màu

đỏ

走 tẩu ,(赱) => đi, chạy; 足 túc => chân, đầy đủ; ; 身 thân => thân thể, thân mình; 車 xa (车) => chiếc xe

辛 tân => cay; 辰 thần => nhật, nguyệt, tinh; thìn (12 chi); 辵 sước (辶 ) => chợt bước đi chợt dừng lại

邑 ấp (阝) => vùng đất, đất phong cho quan; 酉 dậu => một trong 12 địa chi; 釆 biện => phân biệt

里 lý => dặm; làng xóm

8 Nét

金 kim => kim loại; vàng; 長 trường (镸 , 长) => dài; lớn (trưởng); 門 môn (门) => cửa hai cánh

阜 phụ (阝) => đống đất, gò đất; 隶 đãi => kịp, kịp đến; 隹 truy, chuy => chim đuôi ngắn

雨 vũ => mưa; 青 thanh (靑) => màu xanh; 非 phi => không

Trang 6

6

9 Nét

面 diện (靣) => mặt, bề mặt; 革 cách => da thú; thay đổi, cải cách; 韋 vi (韦) => da đã thuộc rồi

韭 phỉ, cửu => rau phỉ (hẹ); 音 âm => âm thanh, tiếng; 頁 hiệt (页) => đầu; trang giấy

風 phong (凬, 风) => gió; 飛 phi (飞) => bay; 食 thực (飠, 饣) => ăn

首 thủ => đầu; 香 hương => mùi hương, hương thơm

10 Nét

馬 mã (马) => con ngựa; 骫 cốt => xương; 高 cao => cao; 髟 bưu, tiêu => tóc dài; sam => cỏ phủ mái nhà

鬥 đấu => chống nhau, chiến đấu; 鬯 sưởng => rượu nếp; bao đựng cây cung

鬲 cách => tên một con sông xưa; => cái đỉnh; 鬼 quỷ => con quỷ

11 Nét

魚 ngư (鱼) => con cá; 鳥 điểu (鸟) => con chim; 鹵 lỗ => đất mặn; 鹿 lộc => con hươu

麥 mạch (麦) => lúa mạch; 麻 ma => cây gai

12 Nét

黃 hoàng => màu vàng; 黍 thử => lúa nếp; 黑 hắc => màu đen; 黹 chỉ => may áo, khâu vá

13 Nét

黽 mãnh => con ếch; cố gắng (mãnh miễn); 鼎 đỉnh => cái đỉnh; 鼓 cổ => cái trống; 鼠 thử => con chuột

14 Nét

Trang 7

7

鼻 tỵ => cái mũi; 齊 tề (斉, 齐 ) => ngang bằng, cùng nhau

15 Nét

齒 xỉ (齿, 歯) => răng

16 Nét

212 龍 long (龙 ) => con rồng; 213 龜 quy (亀, 龟 ) => con rùa

17 Nét

214 龠 dược => sáo 3 lỗ

Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bộ thủ để chiết tự chữ Kanji và ý nghĩa của sự có mặt của bộ thủ trong chữ Kanji

Bài 生活 2(P9 漢字マスタ―N3)

洗: Chấm thủy (氵 ) + Tiên, trước (先) = Muốn giặt TẨY (洗) thì trước tiên phải có nước

活: Chấm thủy (氵 )+ bộ Thiệt cái lưỡi ( 舌 )= nói năng mềm mỏng như nước => HOẠT (活) ngôn

Bài ゴミ(P10 漢字マスタ―N3)

拾: Bộ Thủ cái tay (扌) + Hợp (合) = Dùng tay thu THẬP 拾, tập hợp (thu vào mình)

捨: Bộ Thủ cái tay (扌) + Xá (舎) = Dùng tay vứt bớt đồ, Xả 捨 bớt đi (vứt khỏi mình)

- Kết quả khi thực hiện biện pháp: Học sinh có động lực tự tìm hiểu cách ghi nhớ các chữ Hán

trong quá trình học tiếng Nhật Học sinh có thể viết chữ Hán thông qua việc ghi nhớ bộ thủ

+ Sản phẩm được tạo ra từ biện pháp:

Sản phẩm tự tìm hiểu của học sinh:

Thực hành 7章:結婚・独身(P 56、57 漢字マスターN3)

Trang 8

8

Trang 9

9

Trang 10

10

7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng biện pháp:

Áp dụng việc học 214 bộ thủ cho học sinh từ nhập môn

Đẩy mạnh việc tìm hiểu bộ thủ trong học Kanji cho học sinh bắt đầu học Hán tự trình độ N4,N3

Lí do:

Trang 11

11

Thứ nhất, ở trình độ này, các chữ Hán trong chương trình đã phát triển đến độ phức tạp nhất định, lúc này, ý nghĩa của bộ thủ phát huy tối đa tác dụng cho học sinh trong việc ghi nhớ chữ Hán, đặc biệt là phân biệt sự khác nhau của Hán tự

Thứ hai, nắm được bộ thủ trong chữ Hán giúp học sinh làm tốt bài thi tìm chữ Hán đúng với cách đọc, bởi có rất nhiều chữ Hán nhìn gần giống nhau nhưng bộ thủ lại khác nhau và chỉ khác nhau một nét ý nghĩa đã thay đổi

Thứ ba, khi học sinh bước sang giai đoạn học N4, N3 học sinh đã có vốn kiến thức nhất định về tiếng Nhật, thuận lợi cho việc chủ động tìm hiểu các bộ thủ, từ vựng, đối sánh

7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp:

Việc nắm được Kanji thông qua ghi nhớ bộ thủ giúp học sinh hoàn toàn có khả năng tự học các chữ Hán lên đến trình độ N2, N1 mà không gặp quá nhiều khó khăn Việc chiết tự giúp cho học sinh tìm được tài liệu học phù hợp, học đúng bản chất, phát huy hiệu quả, tiết kiệm tiền và thời gian

Hơn thế nữa, hiểu sâu sắc về bộ thủ trong Hán tự giúp học sinh có kiến thức chuyên sâu về Kanji, trong quá trình công tác trong nghề sau này, học sinh có thể lấy đây là điểm mạnh của mình, hơn nữa có thể mang chúng đi truyền đạt cho những thế hệ sau

* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc

vi phạm bản quyền

Xác nhận của tổ/ nhóm chuyên môn

(Chữ ký và họ tên)

Tác giả sáng kiến

(Chữ ký và họ tên)

Thân Thị Huyền Trang

Ngày đăng: 01/08/2024, 14:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w