1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo công tác thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh gia lai năm 2022

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆPPHÂN HIỆU GIA LAI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

MÔN: THỐNG KÊ KINH TẾ ỨNG DỤNG

BÁO CÁO CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐCGIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

GIA LAI NĂM 2022

Giảng viên: TS Đoàn Thị Hân Học viên: Bùi Thị Hòa

Lớp: QK30B3

Năm 2023

Trang 2

I Giới thiệu chung về địa bàn, đơn vị báo cáo

- Gia Lai là tỉnh có đến 70% dân số sống ở nông thôn, trong số này nông dân làđồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 44,5% dân số toàn tỉnh Ðược sự quan tâmcủa Ðảng, Nhà nước, từ chỗ du canh, du cư, "phát đốt, chọc, trỉa" đến nay người dânđã biết trồng lúa nước từ hai đến ba vụ/năm Ngành nông nghiệp trong những năm gầnđây tiếp tục có sự tăng trưởng khá, đóng góp cho sự ổn định nền kinh tế của tỉnh Giátrị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 8,9%/năm; trên địa bàn tỉnhhiện có 299 công trình thủy lợi và hàng trăm công trình đập dâng, hồ chứa được xâydựng và kiên cố hóa góp phần tăng thêm diện tích cây trồng lên hơn 40 nghìn ha,trong đó ruộng lúa hai vụ chiếm gần 10 nghìn ha; cơ giới hóa trong nông nghiệp đượcchú trọng đầu tư góp phần lớn trong việc nâng cao hiệu suất cây trồng Nhờ mạnh dạnáp dụng tiến bộ KH-KT vào các khâu sản xuất, nên năng suất các loại cây trồng tăngđáng kể Trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành các vùng chuyên canh tập trung lúanước, cây bông vải, mía, mì, bắp lai ở các địa phương như thị xã An Khê, Ayun Pa,Phú Thiện; cây công nghiệp dài ngày như cà-phê, tiêu, cao-su ở Chư Sê, Ia Grai ;chăn nuôi phát triển với các dự án lai tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn, nuôi cá nước ngọt - Kinh tế phát triển đã kéo theo những chuyển biến tích cực về mặt xã hội, đờisống của người dân và bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi Ðến nay, 100% số xã,phường, thị trấn có trạm y tế và phòng khám khu vực, trong số đó 40% số trạm y tế cóbác sĩ Những thành tựu trên, có thể xem là nguồn nội lực dồi dào để Gia Lai bướcvào thực hiện có kết quả chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiê km vụ, giảipháp chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược để thực hiê kn thành công Nghị quyết số26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nôngnghiê kp, nông dân, nông thôn; là nhiệm vụ chính trị, cả hê k thống chính trị các cấp cùngvào cuộc

- Với sự thống nhất và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sởvà đặc biệt là sự đồng thuận của cộng đồng người dân, với chính sách chủ trương phùhợp của tỉnh, đến nay tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Phong trào “GiaLai chung sức xây dựng nông thôn mới” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xâydựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã có sự lan toả mạnh mẽ Thực hiện cơ cấu lạingành nông nghiệp; đã hình thành các chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm nông nghiệp cùng với sự đồng hành của doanh nghiệp; việc phát triển các sảnphẩm đặc trưng của tỉnh theo Chương trình OCOP được quan tâm, ngày càng pháttriển và đạt được những kết quả rất tích cực

II Kết quả thực hiện công tác triển khai thực hiện Chương trình mục tiêuQuốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022

1 Đánh giá kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện Chươngtrình

Trang 3

a) Kết quả ban hành văn bản triển khai thực hiện Chương trình mục tiêuQuốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 (sau đây gọi tắt là Chương trình)theo các quy định và hướng dẫn của Trung ương; cơ chế, chính sách đặc thù củađịa phương

- Đánh giá việc ban hành các văn bản để hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định củaTrung ương: Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương ban hành, tỉnh GiaLai đã khẩn trương cụ thể hóa, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chươngtrình của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương Các chính sách đã giúpcho việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh có sự thốngnhất từ cấp tỉnh đến cơ sở, từ việc thành lập bộ máy chỉ đạo và bộ phận giúp việc, đếnviệc sử dụng, huy động các nguồn vốn và ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới thựchiện các tiêu chí nông thôn mới.

- Kết quả ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương, trong đó tậptrung vào một số nội dung trọng tâm: Cơ chế lồng ghép các chương trình; Cơ chế giaoquyền chủ động cho người dân và cộng đồng trong thực hiện xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn xã Bên cạnh đó, để tránh việc huy động quá sức dân khi tham gia chươngtrình, từ năm 2015 UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 4057/UBND-KTTH ngày18/9/2015 và Công văn số 5110/UBND-NL ngày 12/11/2015 chỉ đạo UBND cáchuyện, thị xã, thành phố tuyệt đối không yêu cầu dân đóng góp bắt buộc và huy độngquá sức dân; không giao chỉ tiêu huy động; không yêu cầu các hộ dân nghèo, ngườigià, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách phải đónggóp xây dựng nông thôn mới; Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông; Chínhsách liên kết hợp tác đa dạng giữa hộ nông dân với doanh nghiệp và các đối tác kinh tếkhác; Cơ chế chính sách đối với xã, huyện chỉ đạo.

(Phụ biểu số 01 kèm theo)

b) Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, vận động

- Làm pano, băng rôn tuyên truyền dọc các tuyến đường trục huyện, xã; phátsóng hơn 642 tin, bài, phóng sự trong các chương trình thời sự phát thanh, truyền hìnhhằng ngày và trong chuyên mục “Nhịp sống nông thôn “Mỗi xã một sản phẩm””,

… và trong các chương trình, chuyên mục, tạp chí khác Nổi bật là tuyên truyền các

chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địaphương trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực xâydựng nông thôn mới; phản ánh những thành tựu, kết quả đạt được trong thực hiện cáctiêu chí xây dựng nông thôn mới; công tác xây dựng huyện, xã đạt chuẩn nông thônmới, nông thôn mới nâng cao; kết quả thực hiện phong trào “Gia Lai chung sức xâydựng nông thôn mới” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,đô thị văn minh”; những khó khăn, vướng mắc của các ngành, địa phương trong thựchiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; ban hành hơn 489cuốn cẩm nang sản phẩmOCOP Gia Lai.

- Kết quả triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựngnông thôn mới” năm 2022, tỉnh có 06 tập thể, 10 cá nhân được tặng Bằng khen của

Trang 4

tham gia cải tạo, xây dựng đường làng, ngõ xóm, điện chiếu sáng, cải tạo kênhmương, nhà sinh hoạt cộng đồng; giúp 2.242 hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu sốvươn lên thoát nghèo; tuyên truyền về ý nghĩa và lợi ích của việc tham gia bỏa hiểm ytế và kết quả có 1.255.422 người dân tham giam gia bảo hiểm y tế;

c) Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình

Ban Chỉ đạo các chương trình các cấp đã hoàn thành, cụ thể: UBND tỉnh đãthành lập BCĐ cấp tỉnh tại Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 06/01/2022; có 17/17địa phương đã thành lập BCĐ cấp huyện và 100% cấp xã hoàn thành việc thành lậpBan Quản lý cấp xã.

Tổ công tác của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của tỉnh được banhành tại Quyết định số 623/QĐ-SNNPTNT ngày 21/6/2022 của Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn.

- Hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới từ cấp tỉnh đến cấp huyện cũngđược kiện toàn và cán bộ chuyên trách về xây dựng nông thôn mới ở xã được bố trítheo Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 về việc tổ chức lại Văn phòngĐiều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 và theo Văn bản số 159/UBND-NL ngày 13/01/2017của UBND tỉnh Gia Lai vềviệc kiện toàn lại Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp huyện và bố trí công chứccấp xã chuyên trách về nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.Việc kiện toàn hệthống Văn phòng Điều phối nông thôn mới từ cấp tỉnh đến cấp huyện và bố trí cán bộchuyên trách về xây dựng nông thôn mới ở xã trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh đangxem xét, ban hành.

2 Kết quả thực hiện các chương trình chuyên đề thuộc Chương trình

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Gia Lai đãđăng ký các mô hình điểm tham gia thực hiện các Chương trình chuyên đề, cụ thể nhưsau:

1 Đối với Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thônmới: Đăng ký với 01 mô hình du lịch nông thôn làng STơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang.2 Đối với Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm vàcấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới: Đăng ký 02 mô hình: Côngtrình khoan giếng cấp nước sạch tập trung trên địa bàn 03 thôn/03 xã, huyện PhúThiện; thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa trên địa bàn huyện Ia Grai.

3 Đối với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP):

Trang 5

4 Đối với Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới:Đăng kývới 01 mô hình thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tớinông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 tại xã Biển Hồ, TP.Pleiku, tỉnh GiaLai.

5 Đối với Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới:Đề xuất 02dự án đặt hàng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: Dự án:“Xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai theo hướng chuyên thịt phát triển theo hướngbền vững trên địa bàn huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai”; Dự án: “Ứng dụng khoa học vàcông nghệ xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội tại xã Ia Ko, huyện Chư Sê, tỉnhGia Lai”

Hiện các mô hình tỉnh đã đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,nhưng đến nay chưa có quyết định phê duyệt.

3 Kết quả thực hiện Chương trình

a) Kết quả thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình (đã đượcphê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)

* Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Quy hoạch xã nông thôn mới: Để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xãhội của xã trong giai đoạn 2021-2025, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo,hướng dẫn các xã triển khai điều chỉnh quy hoạch, đến nay có 162/182 xã đã thực hiệnđiều chỉnh.

- Quy hoạch xây dựng vùng huyện nông thôn mới: Trên địa bàn tỉnh có 03 huyệntriển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng huyện nông thôn mới: Kbang, Đak Pơvà Phú Thiện Trong đó: huyện Kbang, Đak Pơ đã hoàn chỉnh hoàn sơ quy hoạch xâydựng vùng huyện trình các sở ngành tỉnh thẩm định; huyện Phú Thiện đang triển khailập quy hoạch.

* Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm, đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầucuộc sống, phát triển kinh tế của địa phương Trong năm 2022, toàn tỉnh đã thực hiệnđầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hộinông thôn, như sau:

- Giao thông (tiêu chí số 2): Đầu tư xây mới, nâng cấp cứng hóa 392,6 km đườnggiao thông nông thôn các loại

- Thủy lợi (tiêu chí số 3): Thực hiện kiên cố hóa 8,03 km kênh mương; nâng cấp,sửa chữa 17 công trình thủy lợi

Trang 6

- Điện nông thôn (tiêu chí số 4):Trên địa bàn tỉnh 182/182 xã sử dụng điện lướiquốc gia.Lưới điện phân phối trên địa bàn tỉnh như sau: 5.107,892km đường dây trungáp; 5.157,39km đường dây hạ áp; 5.538 trạm biến áp với với tổng dung lượng1.473.001KVA

- Trường học (tiêu chí số 5): Xây mới và nâng cấp được 55 công trình trường vàđiểm trường các cấp (mầm non, tiểu học, THCS) ở cấp xã

- Cơ sở vật chất văn hoá (tiêu chí số 6): Xây mới, nâng cấp và mua sắm các trangthiết bị trang trí, dụng cụ thể thao cho hơn 97 Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã,Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn, làng, Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện.

- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (tiêu chí số 7): Trên địa bàn nông thôntoàn tỉnh có 96 chợ, trong đó: 01 chợ hạng I, 12 chợ hạng II, 69 chợ hạng III và 12 chợtạm, 02 chợ mới xây chưa phân hạng chợ Ngoài các xã đều có điểm, nơi mua bán traođổi hàng hóa.

- Trạm y tế xã, huyện: Việc nâng cấp, sửa chữa các trạm y tế xã, huyện được đầutư theo chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụngvốn ODA, ADB thực hiện trong giai đoạn 2023-2025.

Việc đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông được đầu tư,nâng cấp Các xã đều có các điểm phục vụ bưu chính, dịch vụ viễn thông, internet vàhệ thống loa đài đến các thôn, làng, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân,tuy nhiên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hànhcấp xã còn thấp, do: hầu như người dân thường nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp;chưa đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật để làm việc trên môi trường mạng; một số cơ quan,đơn vị thực hiện vẫn còn tình trạng yêu cầu nộp sơ giấy, xử lý thủ tục hành chính côngtrực tuyến vẫn còn mang tính hình thức.

+ Cấp nước sinh hoạt tập trung: Tổng số công trình cấp nước sinh hoạt nông thôntập trung trên địa bàn tỉnh là 281 công trình, giải quyết nhu cầu sử dụng nước cho11,6% dân số nông thôn (tăng thêm 1,6%) Tỷ lệ các công trình cấp nước tập trungnông thôn hoạt động kém hiệu quả, không hoạt động giảm 1,56% (từ 45,66% xuống44,1%) Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,5%.

+ Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn: Xây dựng hơn 779 bể thu gom baobì thuốc bảo vệ thực vật, 86 thùng thu gom rác tập trung, xe chưa rác tập trung.

* Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn góp phần nâng caothu nhập cho người dân

Để nâng cao thu nhập cho người dân, trong năm qua, tỉnh đã tích cực triển khaithực hiện phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơcấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, đạt một số kết quả như sau:

- Triển khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp:

Ban thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành Chương trình số 15-CTr/TU ngày

Trang 7

30/6/2016 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướngnâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh họcchất lượng cao vào sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, thực hiện liên kết sản xuấttheo chuỗi giá trị: Hiện toàn tỉnh có khoảng 231.000 ha diện tích các loại cây trồngthực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đối tượng tham gialiên kết gồm 81 hợp tác xã, 72 Tổ hợp tác, trên 11.862 hộ nông dân và trên 42 doanhnghiệp tham gia đầu chuỗi liên kết.

- Thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng:Năm 2022 có 08 huyện: Chư Pưh,Đăk Đoa, Kông Chro, Krông Pa, Chư Păh, Ia Pa, Đức Cơ, Chư Prông xây dựng kếhoạch giao rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng diện tích là 6.851,38 ha.

- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP):Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh cóđăng ký mô hình thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch gắn với nâng cao vai trò tổchức và quản lý cộng đồng thuộc Chương trình OCOP là mô hình làng du lịch cộngđồng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang.

- Hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất: Tính đến 31/10/2022, toàn tỉnh có299 HTX nông nghiệp, 02 Liên hiệp HTX với tổng số khoảng 9.800 thành viên HTX,tổng số lao động làm việc thường xuyên của HTX nông nghiệp 1.300 lao động.Có 164HTX nông nghiệp hoạt động hiê ku quả (không lỗ, đáp ứng được các dịch vụ cho thànhviên), 98 HTX trung bình, 37 HTX yếu kém, ngừng hoạt động Số lượng HTX thựchiện liên kết với doanh nghiệp là 81 HTX và 32 HTX ứng dụng công nghệ cao trongsản xuất nông nghiệp Số HTX nông nghiệp đăng ký tham gia chương trình và sở hữu74 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên là 35 HTX Hiện nay các Liên hiệp HTX có hợpđồng liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định và có khả năng mở rộng quy mô phát triển cácsản phẩm nông nghiệp, áp dụng tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

- Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới:Tỉnh đã đăng ký 01 mô hình du lịch nông thôn làng STơr, xã Tơ Tung, huyện Kbangtham gia Chương trình phát triển du lịch nông thôntrong xây dựng nông thôn mớigiai đoạn 2021-2025, tuy nhiên hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưaban hành quyết định phê duyệt mô hình.

- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Công tác đào tạo nghề cho laođộng nông thôn được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện Năm 2022, tỷlệ lao động qua đào tạo của tỉnh là 38,42% Công tác đào tạo nghề cho lao động nôngthôn được gắn với đặc thù kinh tế xã hội tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, góp phầnphát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đặc trưng của mỗi vùng, giúp cho người dân biếtcách làm ăn, tăng năng suất lao động, tạo thêm cơ hội có việc làm để nâng cao thunhập cho gia đình.

* Công tác giảm nghèo

Tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG phát

Trang 8

triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 là 562.438triệu đồng; tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQGgiảm nghèo bền vững: Năm 2021là2.397 triệu đồng;năm 2022là 164.072 triệu đồng,để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóasinh kế cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo Bên cạnh đó,còn thực hiện các chính sách giảm nghèo như hỗ trợ vay vốn sản xuất, hỗ trợ tiền điện,hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ thẻ BHYT, hỗ trợ giáo dục, trợ giúp pháp lý,… được các địaphương tích cực thực hiện, góp phần chung vào công tác giảm nghèo của tỉnh.Kết quả,

đến cuối năm 2022, tỷ lệ nghèo toàn tỉnh (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giaiđoạn 2022-2025) là 10,09%; tỷ lệ nghèo khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ 25,59%.

* Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân

- Phát triển giáo dục nông thôn: Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,94% em;Phổ cập giáo dục tiểu học: 100% số xã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theoquy định.Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư theo hướngkiên cố hóa

- Phát triển mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân:Pháttriển mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân: Mạng lưới y tế tiếptục được củng cố và phát triển, tại 182 xã đã có trạm y tế hoạt động phục vụ công tácchăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

* Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn

Nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn, nhiềucuộc vận động, phong trào được đã được triển khai sâu rộng đến các cấp, các ngành,địa phương trên địa bàn toàn tỉnh như: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị vănminh”, Phong trào thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn tỉnhtích cực hưởng ứng tham gia thực hiện Các hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở đượccác địa phương từng bước xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt độngvăn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ở cơ sở Tính đến cuối năm 2022 có 1.219/1.314thôn, làng đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 92,77%; có 1.259/1.314 thôn, làng có nhà vănhóa, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng, đạt 95,81%.

* Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

- Trong năm, các ban, ngành, địa phương thường xuyên tổ chức thực hiện nhiềuhoạt động giữ gìn, khôi phục cảnh quan truyền thống nông thôn như: tổ chức các hoạtđộng hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, tháng hành động vì môi trường, phongtrào “Chống rác thải nhựa”, phát động ngày chủ nhật xanh - sạch - đẹp, ngày thứ 7không rác, quét dọn đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh tại gia đình; đã trồngđược 282,5 km con đường hoa, 501,2 km hàng rào xanh; vận động, hỗ trợ cho các hộdân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; vận động các hộ dân di dời 430 chuồng trại cáchxa nhà ở đảm bảo vệ sinh; đào 1.580 hố rác tự hoại tại vườn;tham gia Chiến dịch tổng

Trang 9

Năm 2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1008/KH-UBND ngày 20/5/2022 vềĐảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nôngnghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022 vàKế hoạch số1576/KH-UBND ngày20/7/2022 về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trênđịa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030 Trên cơ sở đó, hàng năm các địa phương tổ chức kiểmtra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nônglâm thủy sản trên địa bàn,hiện có95/182 xã có 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ cácquy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, bên cạnh đó, trong năm 2022 có 07/17huyện, thị xã, thành phố tổ chức phiên chợ nông sản an toàn.

- Triển khai thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toànthực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 –2025, trong đó xây dựng và nhân rộng các mô hình như: cấp nước hộ gia đình chodân cư vùng đă kc thù, chưa có khả năng tiếp cận với cấp nước tập trung, khan hiếm,khó khăn về nguồn nước ; liên kết thị trường để thu hồi, sản xuất, tiêu thụ các sảnphẩm tái chế, tái sử dụng từ chất thải; thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộgia đình, cấp thôn áp dụng công nghệ sinh thái; cung cấp, trao đổi chất thải chăn nuôi;xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng thành chất thải thông thường; chợan toàn thực phẩm; cải tạo cảnh quan theo hướng đa chức năng, gắn với phát triển dulịch nông thôn.

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh có 02 mô hình thí điểm được đăng ký tham

gia chương trình (mô hình công trình khoan giếng cấp nước sạch tập trung trên địabàn 03 thôn/03 xã, huyện Phú Thiện; mô hình thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thảinhựa trên địa bàn huyện Ia Grai), hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

chưa ban hành Quyết định phê duyệt mô hình

b) Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM

* Bộ tiêu chí xã nông thôn mới:

Tiêu chí Quy hoạch: Có 162/182 xã đạt, đạt 89%, giảm 20 xã so với năm 2021.Tiêu chí số 2 về Giao thông: Có 144/182 xã đạt tiêu chí, đạt 79,1%, giảm 04 xãso với năm 2021.

Tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng chống thiên tai:Có179/182 xã đạt tiêu chí, đạt98,4%, không tăng xã đạt so với năm 2021.

Tiêu chí số 4 về Điện:Có 180/182 xã đạt tiêu chí, đạt 98,9%,không tăng xã đạt sovới năm 2021.

Trang 10

* Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao:

Tính đến hết năm 2022, tỉnh chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.Trong năm 2023 phấn đấu 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Nam Yang, xãBiển Hồ, xã Ia Blang), do vậy hiện theo dõi, rà soát tiến độ xây dựng nông thôn mớicủa 03 xã phấn đấu năm 2023 Thực trạng xã nông thôn mới nâng cao của 03 xã nhưsau:

Tiêu chí Quy hoạch: Có 03/03 xã đạt, đạt 100%.

Ngày đăng: 31/07/2024, 17:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w