1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

64 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Bùi Thị Nguyên Ly, sinh viên lớp Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn59A, Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tôi xin cam đoan:

Mọi thông tin về tài liệu, số liệu và dẫn chứng trong bài Chuyên đề thực tập tốt nghiệpđều là trung thực, chính xác, hợp lệ và không vi phạm pháp luật.

Bài Chuyên dé thực tập tốt nghiệp này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tận

tinh của ThS Nguyễn Hà Hưng, tôi đã hoàn thành một cách hoàn chỉnh và hợp lệ.

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020.Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Nguyên Ly

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS Nguyễn Hà Hưngvà cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các giảng viên Khoa Bắt động sản và Kinh tế tàinguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tâm giảng dạy để tôi được trang binhững kiến thức liên quan về ngành Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm nềntảng cho bài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyệnCao Phong đã giúp đỡ, tạo điều kiện, cung cấp thông tin và số liệu giúp tôi có thé thựchiện bài Chuyên đề thực tập “ Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chương trình mục

tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình ”.

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, bài nghiêncứu này không thể tránh được những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đónggóp ý kiến của thay, cô dé tôi có thé hoàn thiện bài Chuyên đề thực tập này.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020.

Sinh viên thực hiệnBùi Thị Nguyên Ly

Trang 3

DANH MỤC TU VIET TATMTQG: Muc tiéu quéc gia

NTM: Nông thôn mới

CNH-HDH: Công nghiệp hóa - Hiện dai hóa

ANTT: An ninh trật tựANTQ: An ninh tô quốc

BCA: Bộ Công an

MTTQ: Mặt trận tô quốcNQ: Nghị quyết

TT: Thông tưCS: Chính sách

CT: Chỉ thị

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 4

DANH MỤC BANG

Hình 2.1: VỊ trí địa lý huyện Cao Phong

Biểu số 1: Kết qua quá trình xây dựng NTM huyện Hương YênBiểu số 2: Kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Tiên Du

Biểu số 3: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Cao Phong qua 3 năm 2017 — 2019

Biểu số 4: Tình hình dân số và lao động huyện Cao Phong qua 3 năm 2017 — 2019Biểu số 5: Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội

Biểu số 6: Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí Kinh tế và tô chức sản xuất

Biểu số 7: Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM huyện Cao Phong

Trang 5

PHAN MỞ DAU1 Tính cấp thiết của dé tài

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thé hiện một sự ham muốn tột bậc là “làm sao chonước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bao ta ai cũng có cơm

ăn áo mặc, ai cũng được học hành”; người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu,

người khá giàu thì giàu thêm Vận dụng và phát triển đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ ChíMinh về van đề này, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn, đã lãnh đạo đây mạnh thực hiện chiến lược CNH-HĐHnông nghiệp, nông thôn Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về Nông nghiệp,

nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23-11-2016 của Quốc hội về

tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chương trình MTQG về xây dựngNTM; tinh thần “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” theo Chỉthị số 10-CT/TW, ngày 15-12-2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, là những minhchứng sinh động và đã đi vào thực tiễn đời sống xã hội nông thôn.

Xem xét trong bối cảnh đây mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, trong những điều kiệnkinh tế và chính trị cụ thể, ta thấy nhịp điệu tăng trưởng, phát triển của khu vực nôngnghiệp - nông thôn và đời sống cư dân nông thôn nước ta qua hơn 30 năm đổi mới đã cónhững sự bứt phá, đã giải phóng được tiềm năng, sức sản xuất, hướng vào mục tiêu pháttriển Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân,nông thôn, ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả khả quan, bảo đảm vững chắcan ninh lương thực quốc gia Năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nhiều loại nông

sản được nâng cao Nhờ đó, xuất khẩu ngày càng tăng với một số loại nông sản đã tiến

đến khăng định vị thế, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới như: lúa gạo, cao-su,

cà-phê, điều, tôm, cá, hoa quả nhiệt đới Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của

Đảng về phát triển nông thôn, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành thực hiện

chương trình xây dựng NTM.

Cao Phong là một trong huyện miễn núi thuộc tỉnh Hòa Bình, trong những năm qua, dướisự lãnh đạo của cấp ủy Đảng chính quyên, sự nỗ lực của hệ thống chính trị, sự đồngthuận của nhân dân xã nhà, kinh tế nông thôn đã có nhiều biến chuyền tiến bộ Sản xuất

nông nghiệp từng bước chuyền đổi, các hình thức sản xuất tiếp tục có sự đối mới, huy

động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiếtyếu nhất là hệ thống giao thông, công trình thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, nướcsinh hoạt Hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo và các thiết chế văn hóa cơ sở,

công tác xóa đói giảm nghèo được chú trọng Hệ thống chính trị được củng cố kiện toàn,

Trang 6

dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước

được cải thiện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển kinh tế xã hội và đầu tư kết cấu hạ tầng

còn thiếu quy hoạch đồng bộ Môi trường càng ngày càng bị ô nhiễm, một số giá trị vănhóa nông thôn có xu hướng bị mai một dần Chuyén dich cơ cấu kinh tế, cơ cau lao độngcòn chậm, chất lượng lao động còn thấp so với yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp nôngthôn Kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế ngành nghề phát triển chậm, hiệu quả cònthấp, hầu hết các sản phâm nông nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu, giá trị gia tăngcòn thấp Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân tuy đã được cải thiện nhưng còn ởmức thấp, tỉ lệ giàu nghèo còn khá chênh lệch.

Sau một thời gian thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn củahuyện Cao Phong đã có sự thay đổi toàn diện một cách tích cực trên tất cả các lĩnh vực.

Cùng với quá trình quá trình tăng trưởng kinh tế - xã hội với những phát triển nhanh, đời

sống nhân dân ngày càng được nâng cao về mặt vật chat và tinh than.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình này thì nhận thức, tư tưởng của một bộ

phân cán bộ Đảng viên, quần chúng nhân dân còn hạn chế về quan điểm, mục tiêu, tỉnhthần của chương trình NTM, còn có tâm lí trông chờ y lại, dựa dam vào sự giúp đỡ củaNhà nước Bên cạnh đó, xuất phát điểm về mặt kinh tế của nông thôn còn thấp, kinh

nghiệm về quản lí chỉ dao của cán bộ chưa cao, Xuất phát từ thực tế chương trình tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chương trình mụctiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tại huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Binh”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới tại huyện CaoPhong, tỉnh Hòa Bình theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Trên cơ sở

đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng thành công mô hình nông

thôn mới tại địa phương.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thông hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về nông thôn, nông thôn mới, xây dựng

nông thôn mới cũng như các tiêu chí đánh giá nông thôn mới.

- Đánh giá đúng tình hình thực hiện chương trình xây dựng mô hình NTM trên toànhuyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Trang 7

- Từ việc đánh giá rút ra được những ưu điểm và vấn đề còn tồn tại để đề xuất một số giảipháp và kiến nghị nhằm góp phần xây dựng thành công mô hình NTM ở huyện CaoPhong trong những năm tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới xây dựng

nông thôn mới.

- Phạm vi không gian: Huyện Cao Phong - Tỉnh Hòa Bình.

- Phạm vi thời gian:

+ Nguồn số liệu thứ cấp thu thập trong 4 năm (từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2020)

+ Thời gian thực hiện chuyên đề: từ đầu tháng 10/2020 đến cuối tháng 11/2020.

Trang 8

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE ĐÁNH GIA TINH HÌNH VÀ KET QUATHỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUÓC GIA XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI TẠI HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH

1.1 Cơ sở lý luận về đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chương trình mụctiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

1.1.1 Khái quát về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới1.1.1.1 Khái niệm về nông thôn

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp Quốc (FAO), có hai phương pháp chính để địnhnghĩa nông thôn Phương pháp thứ nhất là sử dụng định nghĩa chính trị Trước hết thànhthị được xác định bởi luật là tất cả cả những trung tâm của tỉnh, huyện và các vùng cònlại được định nghĩa là nông thôn Phương pháp phô biến thứ hai là sử dụng mức độ tậptrung dân sống thành cụm quan sát được để xác định vùng thành thị với một con số cụ thểtùy điều kiện từng nước Bên cạnh đó, một sỐ quốc gia sử dụng mức độ sẵn có của các

loại hình dịch vụ dé xác định thành thị, phần còn lại là nông thôn.

Việt Nam ta theo phương pháp thứ nhất dé phân định nông thôn và thành thị Nông thôn,theo quy định về hành chính và thống kê của nước ta là những địa bàn thuộc xã Đến nay,khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo Thông tư số 54/2009/TT-BộNN&PTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp va Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông

thôn được hiểu là phần lãnh thé không thuộc nội thành, nội thị các thành phó, thị xã, thi

tran và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã".1.1.1.2 Khái niệm về nông thôn mới

Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vat chất, văn hoá, tinh than của người dânkhông ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Nôngdân được đào tạo, tiếp thu các tiễn bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng,

đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng

đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công

nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn 6n định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường

sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính tri được nâng cao, đảm bảo giữ vững

an ninh chính tri và trật tự xã hội.

1.1.1.3 Khái niệm về xây dựng nông thôn mới

Trang 9

Căn cứ trên tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khóaX về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (5/8/2008), chính phủ đã xây dựng và triển khai“Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” Đây là chương trình tổngthê về phát triển kinh tế — xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng.

Ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về

xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 — 2020 Theo đó, chương trình đặt ra tham vọng

đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 thì con số

này được nâng lên thành 50%.

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ởnông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; pháttriển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môitrường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chat, tinh thần của

người dân được nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ

thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế- chính trị tổng hợp.

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoànkết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

1.1.1.4 Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nông thôn mới

Cũng như các nước thực hiện hiện quá trình công nghiệp hóa, ở nước ta, quá trình này

thường đi kèm với những thay đổi không nhỏ về các mặt kinh tế - xã hội, và nông nghiệp,nông dân, nông thôn thường bị thiệt thòi, chịu nhiều hi sinh Nông nghiệp, nông thôn,nông dân vẫn là khu vực chậm phát triển nhất trong nền kinh tế Sản xuất nông nghiệpvẫn mang nặng tính chất của một nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử dụng không hiệu quảdẫn đến lãng phí các nguồn lực quý giá cho phát triển nông nghiệp Thu nhập của ngườidân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn có khoảng cách khá xa so với khu vực thành thị, đặcbiệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Nhiều hộ gia đình ở nông thôn tuyđã thoát khỏi điện nghèo đói, nhưng thực tế thu nhập cũng chỉ cao hon mức chuẩn nghèođói không đáng kể Người dân nông thôn không nhiều cơ hội tiếp thu với các thành tựucủa phát triển, các dịch vụ cơ bản như vệ sinh, môi trường, y tế, giáo dục cũng chưa

được cung cấp đầy đủ Hệ thống hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, chất lượng xuống cấp

nghiêm trọng.

Trang 10

Sự cần thiết phải thực hiện chương trình nông thôn mới không chỉ bởi vì những nguyênnhân khách quan từ thực tế nông thôn Việt Nam mà bên cạnh đó, chương trình nông thônmới còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Về kinh tế:

- Nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập.Đề đạt được điều đó, kết cấu ha tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mởrộng sản xuất giao lưu buôn bán.

- Thúc day nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham giavào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hoá giàunghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.

- Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình

kinh doanh đa ngành Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phùhợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.

- Sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địaphương Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến bảoquản, chế biến nông sản sau thu hoạch.

+ Về chính trị:

Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gan lệ làng, hương ước với pháp

luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phépnước, phát huy tính tự chủ của làng xã Phát huy tối đa Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tôn

trọng hoạt động của các hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằmhuy động tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.

+ Về văn hóa - xã hội:

Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm

giàu chính đáng.+ VỆ con người:

Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hoá khá giả, giàu có; kết tỉnh các tư

cách: công dân, thê nhân, dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình.

+ VỀ môi trường:

Trang 11

Xây dựng, củng có, bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống 6nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông

thôn phát triển bền vững.

Chủ trương phát triển nông thôn mới của Đảng và Chính phủ phô biến đã mở ra một vậnhội vô cùng quan trọng cho phát triển tam nông của Việt Nam Ở đó, người dân nôngthôn sẽ làm chủ quá trình phát trién, khi họ đã vào cuộc thì nông nghiệp sẽ phát triển,nông thôn sẽ khởi sắc và chúng ta sẽ tìm thấy hình ảnh của một nông thôn mới Việt Namphát triển toàn diện và bền vững.

Chiến lược này sẽ giúp người dân nông thôn thoát nghèo, được sống trong một cộngđồng xã hội có văn hóa hơn, văn minh hơn, ở đó tình làng nghĩa xóm, sự tương trợ lẫnnhau được vun đắp ngày càng nhiều hơn Đặc biệt là con người của nông thôn sẽ có trìnhđộ hơn, năng động hơn, tha thiết hơn khi tham gia vào quá trình phát triển cuả cộng đồngđịa phương, họ thấy được mục tiêu phát triển phía trước gần hơn, cụ thê hơn.

1.1.1.5 Nội dung xây dựng nông thôn moi

Theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.“ Chương trình MTQG về xây dựng NTM là một chương trình tổng thê về phát triển kinhtế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung sau:

1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hànghóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp va dich vụ

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển các khu dân cư

mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

- Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông

trên địa bàn xã.

- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sảnxuất, các công trình phục vụ văn hóa thé thao, các công trình phục vụ chuẩn hóa về y tế,giáo dục, trụ sở xã và các công trình phụ trợ, cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa

bàn xã.

3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

- Chuyên dịch cơ câu kinh tê, cơ câu sản xuât nông nghiệp theo hướng phát triên sản xuât

hàng hóa, có hiệu quả kinh tê cao.

Trang 12

- Tăng cường công tác khuyến nông, day nhanh nghiên cứu ứng dụng tiễn bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

- Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư

4 Giảm nghèo và an sinh xã hội.

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷlệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn

- Tiếp tục triển khai Chương trình MTQG về giảm nghèo.

- Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.

5 Đồi mới và phát triển các hình thức tô chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đây liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông

6 Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn

Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộtiêu chí quốc gia NTM.

7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dan nông thôn

Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG trong lĩnh vực về y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu

chí quốc gia nông thôn mới.

8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc

gia Nông thôn mới.

Trang 13

- Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia

Nông thôn mới.

9 Cap nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Đảm bảo cung câp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm

y tê, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu câu vé bảo vệ và cải thiệnmôi trường sinh thái trên địa bàn xã.

- Tiép tục thực hiện Chương trình MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy

10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thê chính trị - xã hội trên

địa bàn.

- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây

dựng nông thôn mới.

- Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được dao tạo, đủ tiêu chuẩn vềcông tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn dé nhanhchóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này.

- Bồ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chínhtrị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn

- Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh,phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu.

- Điêu chỉnh và bô sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điêu kiện cho lượng lực

lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa

bàn theo yêu câu xây dựng nông thôn mới.”

1.1.2 Một số vấn đề lý luận về đánh giá Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng

nông thôn mới

1.1.2.1 Danh giá là gi?

Theo Frances Stillman, EdD thuộc Viện Kiểm soát Thuốc lá Toàn cầu, Trường Y tế Côngcộng Johns Hopkins Bloomberg: “Đánh giá là việc thu thập và thâm định thông tin một

Trang 14

cách có hệ thống dé cung cấp phản hồi hữu ích về một vài đối tượng”.

Theo đó, đánh giá Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là quá trình phân tích

tình hình, tiến độ thực hiện chương trình một cách hệ thống và khách quan những thànhtựu đạt được, tồn tai, hạn chế và mức độ hiệu quả của Chương trình đối với các mặt kinhtế - xã hội - con người tại địa bàn thực hiện chương trình Bên cạnh đó là xác định sự tácđộng, các mối liên hệ của chương trình trên cơ sở mục tiêu đã đề ra.

1.1.2.2 Tại sao phải đánh giá?

- Theo dõi tiến độ thực hiện hướng đến mục tiêu của chương trình

- Xác định xem các nội dung của chương trình có đang mang lại hiệu quả như dự kiếnhay không Dé từ đó, đảm bảo hoạt động dau tư có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng địnhhướng phát triển kinh tế, đúng luật pháp.

- Giúp cơ quan quan lý nhà nước năm được tình hình, kết quả hoạt động của chương trình

đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế của địa phương; đánh giá sự phù hợp cúa các hoạtđộng với các mục tiêu phát triển kinh tế — xã hội đã dự kiến; phân tích, đánh giá các hoạtđộng, đề xuất các chính sách, biện pháp thích hợp trong từng thời kỳ để nâng cao, thúcđây hiệu quả chương trình.

- Giúp các cơ quan ban ngành, cá nhân và tập thể tham gia thực hiện chương trình chuẩnbị và thực hiện theo đúng quy định để mang lại hiệu quả cho chương trình, giải quyếtnhững vấn đề khó khăn, vướng mắc, hạn chế những sai phạm, lãng phí và thất thoát trong

qua trình thực hiện.

1.1.2.3 Mục tiêu của đánh giá Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông

thôn mới

Đánh giá là để cải thiện chương trình Việc đánh giá chỉ có ích khi các kết quả được sử

dụng dé tạo ra sự khác biệt Mục tiêu của đánh giá bao gồm:

- Khang định lai tính cần thiết của của việc thực hiện chương trình, đánh giá các mục

tiêu, xác định tính kha thi, tính hiện thực của chương trình.

- Đánh giá tính hợp lý, hợp pháp của dự án Xem xét tính đầy đủ, hợp lý, hợp pháp củacác văn kiện thủ tục liên quan đến chương trình.

- Đánh giá nhằm làm rõ thực trạng diễn biến chương trình, những ưu điểm, nhược điểm,tồn tại, hạn chế, những sai lệch, rủi ro của dự án Trên cơ sở đó có biện pháp quản lý phù

hợp; xem xét tính khoa học, hợp lý của các phương pháp đcược áp dụng trong quá trình

thực hiện xây dựng và phát triển chương trình.

Trang 15

Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nhằm: nângcao đời sống vật chat và tinh than cho người dân; có kết cấu hạ tang kinh tế - xã hội phùhợp; cơ cấu kinh tế va các hình thức tô chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệpvới công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triên nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ,bình đăng, ôn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thai được bảo vệ; quốc

phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.

1.1.2.4 Phương pháp đánh giá Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông

thôn mới

a Phuong pháp chọn điểm nghiên cứu:

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu đóng vai trò quan trọng đánh giá chương trình bởi sựthành công của chương trình phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định điểm nghiên cứu.

Là một trong những huyện phát triển mạnh của tỉnh Hòa Bình, Cao Phong có nhiều lợithé để có thé xây dựng thành công mô hình nông thôn mới của Nhà nước Trong quá trìnhthực hiện chương trình, song song với những kết quả thu về thì vẫn luôn tồn đọng nhữnghạn chế và khó khăn, thách thức Do đó, cần đánh giá quá trình thực hiện chương trìnhMTQG xây dựng NTM để qua đó tìm ra được những giải pháp và phương hướng đúngđắn giúp mô hình thật đạt hiệu quả thật sự.

b Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:

- Nguồn số liệu thứ cấp: là những nguồn số liệu có sẵn, đã được công bố bởi sách báo,

tạp chí có liên quan đã được xuất bản, các bài viết trên báo điện tử, các bài luận văn trên

Internet, các văn bản chính sách của Chính phủ, Phòng Thống kê huyện Cao Phong,Phong Nông nghiệp va Phát triển nông thôn huyện Cao Phong.

- Nguồn số liệu sơ cấp: là thông tin chưa được công bố, được thu thập thông qua quá

trình phỏng van và điều tra một số hộ gia đình trên địa bàn huyện nhằm thu thập thông tinvề vấn đề liên quan đến tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM như là ý kiến vềquan điểm, kiến nghị, mong muốn, đóng góp của người dân tới sự phát triển của địa

phương Các phương pháp đề thu thập số liệu sơ cấp:

+ Điều tra chọn mẫu: Tiến hành chuẩn bị sẵn 1 bảng câu hỏi phát cho 50 hộ dân ngẫunhiên tại 09 xã và 01 thị tran trong huyện Cao Phong dé tìm hiểu về đặc điểm của hộ, sựquan tâm cũng như những tác động của xây dựng nông thôn mới đến các hộ gia đình vànhững khó khăn, vướng mắc đang gặp phải.

Trang 16

+ Kết hợp phỏng van trực tiếp các cán bộ chuyên trách phụ trách quản lý chương trìnhMTQG xây dựng NTM về tình hình triển khai, những kết quả và những khó khăn vướng

mắc trong quá trình thực hiện.

+ Phương pháp điều tra nhanh: Đây là phương pháp giúp người dân có thể chia sẻ và bàytỏ những nguyện vọng, mong muốn trong quá trình triển khai các hoạt động xây dựng

nông thôn mới.

c Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel dé xử lý số liệu đã thu thập từ đó đưa ra kết luận và phân tô sốliệu, số liệu có thé được phân theo các tiêu thức như kinh tế, xã hội, môi trường hoặcđược trình bày dưới dạng bảng biểu, đồ thi thị thống kê

d Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tươngđối, số bình quân để mô tả, phân tích thực trạng kinh tế hộ, tình hình sản xuất nông

nghiệp, các hoạt động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa

+ Phương pháp so sánh: có thé dựa vào đồ thị hay các bảng số liệu đã xử lý dé so sánh về

các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của xã trước và sau khi tiến hành xây dựng nông

thôn mới

1.1.2.5 Các điều kiện để thực hiện đánh giá Chương trình mục tiêu Quốc gia xây

dựng nông thôn mới

Căn cứ Quyết định số: 491/QD — TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việcban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và

PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

Dựa theo những căn cứ trên, hệ thống tiêu chí đánh giá tình hình thực hiện xây dựng môhình nông thôn mới tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình bao gồm 05 nhóm tiêu chí sau:

Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)

Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - Xã hội (có 08 tiêu chí)

Nhóm III: Kinh tế và tô chức sản xuất (có 04 tiêu chí)

Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí)

Trang 17

Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)

1.2 Cơ sở thực tiễn về đánh giá tình hình và kết quả thực hiện chương trình mục

tiêu quôc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Binh

1.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương ở Việt Nam1.2.1.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại huyện Hương Yên — tỉnh Hà TinhTheo tinh thần Nghị quyết 26 của TW, từ khi đề án xây dựng NTM được phê duyệt, Banchi đạo xã cùng Ban phát triển thôn đã tiến hành thuyết trình những nội dung cụ thé chonhân dân biết cùng thực hiện Đến nay, huyện Hương Yên đã day mạnh công tác tuyêntruyền, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: đường giao thông thôn, hệthống thủy lợi, giao thông nội đồng, mạng lưới điện nông thôn, hệ thống trường học, cơ

sở vật chất văn hóa, hệ thống chợ nông thôn Chú trong đào tạo, nâng cao chất lượng

ngu6én nhân lực phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới, củng có tô chức, mạng lưới ytế cơ sở, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, giữvững ồn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.

+ Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng

Huyện đã xây dựng thành công đường điện, hoàn thành xây dựng các lớp học của trường

Tiểu học và đã đưa vào sử dụng; xây dựng 55km đường giao thông và hiện đang tiếp tụcthi công hoàn thiện hệ thống đường gia thông; 34,5km kênh mương nội đồng phục vụ chophát triển sản xuất và nâng cao đời sông nhân dân trong huyện.

+ Phát triển kinh tế

Dé phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế, UBND huyện cùng Ban chỉ đạo chương trình

nông thôn mới đã lập đề án xây dựng 10 trang trại giá trị 1,5 ti đồng/trang trại, hiện nay

đang thi công xây dựng Ban chỉ đạo chương trình đã phổ biến chủ trương hỗ trợ người

dân xin đăng kí mua các loại máy móc.

+ Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, an ninh trật tự được giữ vững

Trang 18

UBND các xã kết hợp với trung tâm khuyến nông huyện, mở các lớp tập huấn về quytrình kỹ thuật nuôi trồng một số loại cây, con có giá tri kinh tế cao cho cán bộ thôn xóm

các chi hội trưởng, bí thư chi đoàn Huyện đã có chủ trương gửi đào tạo cán bộ xã, cán bộ

HTX tham gia các lớp đại học tại chức, Trung cấp nhằm nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đảng bộ các xã đã xây dựng củng cé các tô chức Đảng vững mạnh về mọi mặt: Số lượng,chất lượng, về chính trị, tư tưởng và tổ chức Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải cáchhành chính, kip thời chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chứcthực hiện Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "học tập và làm theotắm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Xã đã thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, có cơ chế chính

sách thu hút sinh viên có trình độ Đại học, Cao đăng, Trung cấp về công tác tại địaphương.

+ Công tác giáo dục

Giáo dục luôn là công tác được Đảng, chính quyền và các tô chức xã hội quan tâm, đầu

tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho việc dạy và học, nhờ vậy, chất

lượng day và học ngày càng được nâng lên Cả huyện có 24 trường đều đạt chuẩn quốcgia trong đó có 3 trường Tiểu hoc va 4 trường THCS đạt chuan quốc gia giai đoạn 2.

Vẫn đề y tế đã được cải thiện một cách rõ rệt Các xã đã thực hiện chủ trương đảm bảo cơsở vật chất cho công tác khám và điều trị, thực hiện kế hoạch khám và chăm sóc sức khỏecộng đồng, tiêm phòng cho trẻ em, tiêm phòng cho phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuôisinh sản đạt kết quả tốt Trong năm 2019, trung bình các trạm y tế trong xã đã khám vàđiều trị cho 3095 lượt người Trong đó điều trị nội trú 328, điều trị ngoại trú 1020 Bêncạnh đó, trạm thường xuyên day mạnh công tác tuyên truyền, công tác phòng dịch bệnh,thực hiện chương trình y tế quốc gia, phòng chống các bệnh xã hội, tổ chức khám chữa

bệnh cho nhân dân.

+ Đền ơn đáp nghĩa

Trang 19

Công tác tổ chứa thăm hỏi, đền ơn đáp nghĩa được thực hiện một cách kip thời, dam bao

đúng chê độ cho các đôi tượng chính sách Triên khai chính sách mới đôi với người có

công với cách mạng: chế độ 142 gồm 824 đối tượng đã được hưởng Trong năm 2018 đã

làm hồ sơ cho đối tượng được hưởng theo nghị định 67, Nghị định 13 là 349 hộ Lam hồ

sơ miễn giảm học phí cho con người có công với 382 bộ hồ sơ.

Biểu số 1: Kết quả quá trình xây dựng NTM huyện Hương YênSTT Tiêu chí Nội dung

Die 100% hộ sử dung điện an toàn, nâng cap đường điện

1 theo dự án điện nông thôn II

2 Trường học 24 trường: tiêu học và mầm non đạt chuẩn

3 Bưu điện Có điểm bưu điện văn hóa, internet về tận thôn xóm

4 Nhà ở dân cư 81% nhà ở dân cư đạt chuân

Hình thức tô chức sản | 7 HTX đi vào hoạt động, | HTX mới thành lập, 1

5 xuất hợp tác chăn nuôi lợn

vé Ti lệ người dân tham gia bảo hiểm đạt 75%, trạm y tếtê : ,

6 đạt chuân quôc gia

80% số thôn đạt danh hiệu làng văn hóa, 78% số hộ

Văn hóa ;

7 dat gia dinh van hoa

8 Hệ thống chính tri TSVM9 An ninh trật tự Ôn định

(Nguồn: Niên giám thong kê)

1.2.1.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nhà nước tại huyện

Tiên Du - Bắc Ninh, diện mạo nông thôn huyện Tiên Du đã có nhiều thay đổi Đời sống

Trang 20

kinh tế và vật chất của người dân trong xã được nâng lên rõ rệt nhưng có lẽ sự thay đôilớn nhất chính là nhận thức của người dân.

Tình hình cơ sở vật chất của xã Phú Lâm ngày càng được nâng cao, hệ thống đường giaothông nông thôn ngày càng được kiên cố hoá, nâng cấp, cải thiện giúp cho người dân dilại thuận tiện hơn Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán sản xuất

hàng hoá nâng cao thu nhập cho người dân.

Cùng với việc hỗ trợ làm mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn, hơn 1000 hộ dâncũng đã được hỗ trợ làm nhà vệ sinh hai ngăn, nhiều hộ còn bỏ thêm 5 - 10 triệu đồng déhoàn thiện công trình này Đến nay, 100% số hộ trong thôn đã có nhà vệ sinh đảm bảotiêu chí môi trường, nâng cao điều kiện sinh hoạt, hướng đến cuộc sống văn minh, giảmthiểu ô nhiễm môi trường.

Biểu số 2: Kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Tiên Du

Nội dung các tiêu chí Hiện trang năm 2019

- Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt, các đoàn thé, thuc hién

tốt quy chế dân chủ cơ sở Dao tạo

- Đảng bộ trong sạch vững mạnh TSVM

(Nguồn: Niên giám thông kê)

Nhằm giúp người dân có nơi sinh hoạt văn hóa, học tập, trao đối kinh nghiệm về kỹ thuậtcanh tác, cũng như chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,mỗi xã đã được hỗ trợ hơn 100 triệu đồng để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.

Trang 21

Những năm gần đây, thực hiện chủ trương CNH-HĐH nông thôn, huyện Tiên Du đâymạnh da dạng hóa các hoạt động ngành nghé, phát triển mạnh các ngành nghề tiêu thủ

công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xây dựng quê hương ngày càng

đổi mới.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, huyện Tiên Du đây mạnh hoạt động sản xuất côngnghiệp, tiêu thủ công nghiệp làng nghề với hơn 500 hộ tham gia sản xuất ngành nghề.Chủ yếu là nghề trồng cây cảnh, sản xuất giấy; làm mành, nón truyền thống (tập trung ởthôn Vĩnh Phục); sản xuất các công cụ sản xuất nông nghiệp ở thôn Ân Phú Trong đónghề trồng cây cảnh rất phát triển cả về quy mô và điều kiện sản xuất sinh vật cảnh.Ngoài ra, thời gian gần đây các nghé làm đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, thêu ren xuất khẩucũng đã đứng chân và phát triển tai địa phương Những nghề này góp phan ổn định, nângcao đời sống và thu nhập cho người dân.

1.2.2 Một số bài học rút ra cho huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở huyện Hương Yên — tinh Hà Tĩnh và huyện

Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh cho thấy: Dù đây là các quốc gia đi trước trong vấn đề hiện đạihóa trong tiến trình hiện đại hóa, họ đều tương đối chú trọng vào công cuộc xây dựng vàphát triển nông thôn, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú Kết hợp vớinhững kết quả đạt được cũng như và hạn chế từ quá trình thực hiện Chương trình MTQGxây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 — 2020 có thé rút ra được một số bài học kinh

nghiệm cho huyện Cao Phong — tỉnh Hòa Bình như sau:

- Bài học thứ nhất: Tiến hành xây dựng NTM trên địa bàn xã, trước tiên phải làm tốt côngtác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung,phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM để cả hệthống chính trị ở cơ sở và người dân hiểu rõ:

+ Day là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thé, toàn diện, lâu dài trong nôngthôn, không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân phải là chủ, làm chủ;huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựngNTM mới thành công và bền vững.

- Bài học thứ hai: Phải coi trọng công tác xây dựng và đảo tạo đội ngũ cán bộ nòng cot ởcác câp, nhât là đội ngũ cán bộ cơ sở.

Giai đoạn đầu bước vào thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến xã đều lúng túngvì chưa được trang bị kiến thức về xây dựng NTM Sau quá trình triển khai, họ đều thấycần phải được trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng NTM như: Nội dung, trình tự

Trang 22

các bước tiễn hành, vai trò chủ thé và cách thức dé người dân thực sự đóng vai trò chủthể; phương pháp xây dựng đề án; phương pháp xây dựng và quản lý quy hoạch; cơ chếđộng viên nguồn lực, quản lý tài chính, quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn xã; thủ tục

thanh quyết toán Do đó, ngay khi bắt tay vào xây dựng NTM cần khẩn trương tập huấn,

bồi dưỡng thật kỹ những nội dung trên cho đội ngũ cán bộ vận hành chương trình từ tỉnhđến huyện, nhất là cán bộ cơ sở.

- Bài học thứ ba: Xây dựng NTM cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợpvới điều kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, máy móc.

Xây dựng NTM phải dựa theo Bộ tiêu chí Quốc gia dé định hướng hành động va là thướcdo dé đánh giá kết quả Tuy nhiên, trong xây dựng dé án va chỉ đạo thực hiện, mỗi địaphương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân dé lựachọn nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau, mức độ đến đâu cho phù hợp Phải

tạo điều kiện dé mỗi địa phương tự chủ trong xác định nhu cầu thiết thực và việc phân bô

nguôn lực cũng tập trung ưu tiên hơn cho các nhu cầu thiết thực này.

- Bài học thứ tư: Da dạng hoá việc huy động nguồn lực dé xây dựng NTM Theo phươngchâm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp vàxã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết".

Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dânchủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch Việc huy độngnguồn lực trong dân theo nhiều hình thức: Đóng góp trực tiếp bang công sức, tiền của vào

các công trình cộng đồng, cải tạo nâng cấp nơi ở, công trình vệ sinh, cải tạo vườn, ao, sửa

Trang 23

CHƯƠNG II

ĐÁNH GIA TINH HÌNH VA KET QUA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC

TIEU QUOC GIA XÂY DỰNG NÔNG THON MỚI TẠI HUYỆN CAO PHONG,

-được xác định như sau:

+ Phía đông giáp với huyện Kim Bôi+ Phía tây giáp với huyện Tân Lạc

+ Phía bắc giáp với huyện Đà Bắc và thành phố Hoà Bình

+ Phía nam giáp với huyện Lạc Sơn

Địa bàn huyện năm dọc Quốc lộ 6 chạy từ Hà Nội, theo hướng Bắc Nam cắt ngang

huyện, qua thị tran Cao Phong, nối thành phố Hòa Bình với huyện Tân Lạc đi Sơn La —Lai Châu Đường tỉnh 12B nối đường 6 với đường 21A, bắt đầu tại ngã ba đường 6 gầndốc Cun chạy sang phía đông đi Kim Bôi Thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá, pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trang 24

Tp Hoa,Binh

H nat /

° Hòa Bin 4

ân Lạc

‘a | 01432A | oogie |

Hình 2.1: Vi tri dia lý huyện Cao Phong (Nguồn: Google Maps)

- Dia hinh:

Độ cao trung bình của toàn huyện là 399 m Tuy là một huyện vùng cao nhưng trên dia

bàn huyện Cao Phong lại có ít núi cao Nhìn chung, địa hình của huyện có cấu trúc thoai

thoải, độ dốc trung bình của đôi núi khoảng 10-15°, chủ yếu là đồi dạng bát úp, thấp dần

theo chiều từ đông nam đến tây bắc.

Căn cứ vào địa hình, có thể phân chia huyện Cao Phong thành ba vùng: vùng núi cao(gồm 2 xã: Yên Lập, Yên Thuong), vùng giữa (gồm 8 xã và 1 thị tran: Dũng Phong, NamPhong, Tây Phong, Tân Phong, Xuân Phong, Đông Phong, Thu Phong, Bắc Phong và thịtrân Cao Phong) và vùng ven sông Đà (gồm 2 xã: Bình Thanh và Thung Nai).

2.1.1.2 _ Điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn

Khí hậu Cao Phong thuộc kiêu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và âm, mùa hènóng, mưa nhiêu; mùa đông lạnh và khô.

Mùa mưa nóng: Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ từ 27.2°C — 31,7°C,Lượng mưa trung bình khá cao, dao động từ 1.800 đến 2.200 mm Tuy vậy, lượng mưaphân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu trong các tháng 7, 8 và 9 nên dé gâyúng lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân Lượng mưa trong cáctháng mùa mưa chiếm 93,18% tổng lượng mưa cả năm.

Mùa khô lạnh: Bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng

Trang 25

mưa bình quân/tháng biến động từ 10 — 33 mm Với lượng mưa ít kèm theo khô hanhkéo dài đã làm cho diện tích ao, hồ và các diện tích đất canh tác bị khô hạn Nhiệt độ

trung bình thang từ 13°C - 18°C.

Độ âm không khí trung bình/năm là 78%, trong đó tháng có độ ẩm trungbình/tháng lớn nhất là 86% (tháng 3), tháng có độ âm không khí thấp nhất là 56%

(tháng 12).

Nhìn một cách tong thé, khí hậu Cao Phong thuộc loại mát mẻ, lượng mua khá va tương

đối điều hòa Điều kiện khí hậu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triểnnhiều loại cây trồng, vật nuôi với nhiều hình thức canh tác hoặc mô hình chăn nuôi khác

Hạn chế lớn nhất của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp là nạn thiếu nước vào mùakhô, đặc biệt là ở những vùng chưa có các công trình thủy lợi Về mùa đông, bên cạnh sự

khô hạn, các yếu tố khí hậu khác như: nhiệt độ xuống thấp, Sương muối, không đủ ánh

sáng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho dịchbệnh phát trién.

2.1.1.3 Đặc điển đất dai

Diện tích tự nhiên là 25527.83 ha (chiếm 5,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh HoàBình) Trên địa bàn huyện Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau Ở vùng địa hình đồinúi có các loại đất: nâu vàng, đỏ vàng, nâu đỏ và mùn đỏ vàng Vùng địa hình thấp có cácloại đất: phù sa, dốc tụ Nhìn chung, đa số các loại đất ở Cao Phong có độ phì cao, thíchhợp cho việc trồng nhiều loại cây khác nhau, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả cũngnhư phát triển chăn nuôi.

Cao Phong là một huyện miền núi tập trung phát triển nông nghiệp là chính với diện tíchđất nông nghiệp là 14758.78 ha chiếm 57.8 % tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nôngnghiệp chiếm 27.9 % tương ứng với khoảng 7122.25 ha, đất chưa sử dụng rất nhỏ 3646.8ha chiếm 14.3 % tông diện tích đất tự nhiên của huyện Sự biến động về cơ cấu đất đaicủa huyện thê hiện qua biểu số 3.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện qua 3 năm không có sự thay đổi do sự phân bồ địagiới hành chính nhưng diện tích đất nông nghiệp của huyện lại có xu hướng giảm xuốngdo quá trình chuyền dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp Diện tích đất nôngnghiệp của huyện năm 2017 là 15173.88 ha chiếm 59.4 % nhưng đến năm 2019 giảmxuống còn 14758.78 ha chiếm 57.8 % tổng diện tích đất tự nhiên, bình quân mỗi năm đấtnông nghiệp giảm 1.1 % Diện tích đất nông nghiệp giảm mà cụ thể là do diện tích đấttrồng mía giảm Năm 2017, đất trồng mía là 2570.8 ha chiếm 16.94 % diện tích đất nôngnghiệp giảm xuống chỉ còn 1.027 ha năm 2019 và chiếm 6.95 %, bình quân 1 năm diện

Trang 26

tích đất trồng lúa giảm 5 % Diện tích đất trồng cây ăn quả đặc biệt là trồng cây ăn quả cómúi có xu hướng tăng lên, năm 2017, diện tích trồng cây ăn quả có múi là 2856,2 hachiếm 18.82 % đất nông nghiệp nhưng đến năm 2019 diện tích đất này đã tăng lên là

3015,6 ha chiếm 20.43 %.

Trang 27

Biểu số 3: Tình hình sw dụng đất dai của huyện Cao Phong qua 3 năm 2017 — 2019

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát trién (%)

Mục đích sử dụngSTT

DT (ha) | CC(%) | DT(Œa) | CC(%) DT (ha) | CC(%) | 2018/2017 | 2019/2018 | BQ

I | Tổng diện tích đất tự nhiên 2552783 | 100.00 | 2552783 | 100.00 2552783 | 100.0 100.0 100.0 100.0

I | Đấtnông nghiệp 15173.88 59.4 14904.38 58.4 1475878 | 57.8 98.2 98.2 98.6

1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp 14635.25 | 96.5 14437.65 96.9 14350.7 97.2 100.4 100.4 100.4

1.1.1 | Đất trồng cây ăn quả 6154.3 42.1 6214.4 43.0 6468.4 45.1 102.4 102.4 103.5

1.1.2 | Dat trồng cây ngắn ngày hang năm khác 8480.95 57.9 8223.25 57.0 7882.3 54.9 98.3 98.3 97.4

1.2 | Đất lâm nghiệp 372.6 2.5 300.7 2.0 242.05 1.6 82.2 82.2 81.7

1.3 | Dat nuôi trồng thủy sản 166.03 11 166.03 11 166.03 11 101.8 101.8 101.4

2 | Đất phi nông nghiệp 6707.15 26.3 6976.65 27.3 7122.25 27.9 104.0 104.0 103.1

2.1 | date 1904.6 28.4 2093.8 30.0 2175.2 30.5 105.7 105.7 103.7

2.2 | Dat chuyên dùng 3348.2 49.9 3428.5 49.1 3492.7 49.0 98.4 98.4 99.1

2.3 | Dat tôn giáo, tín ngưỡng 12.4 0.2 12.4 0.2 12.4 0.2 96.1 96.1 97.0

2.4 | Dat nghĩa trang nghĩa dia 10.37 0.2 10.37 0.1 10.37 0.1 96.1 96.1 97.02.5 | Dat sông suối và mặt nước chuyên dùng 1431.58 21.3 1431.58 20.5 1431.58 20.1 96.1 96.1 97.0

3 | Dat chưa sử dung 3646.8 14.3 3646.8 14.3 3646.8 14.3 100.0 100.0 100.0

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Cao Phong

Trang 28

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội2.1.2.1 Dân số và lao động

Dân số trên 45.470 người, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 72,38% tổng dân số toànhuyện, dân tộc Kinh chiếm 24,69%, dân tộc Dao chiếm 2,77%, còn lại là các dân tộckhác Dân số trung bình là 40.170 người (chiếm 5,1% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số là

158 người/km2 (chỉ bằng 0,9 lần mật độ dân số cả tỉnh).

Lao động là yếu tố tất yếu và không thé thiếu trong phát triển sản xuất để mang lại hiệuquả cao trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dich vụ Bao đảm nguồn lựclao động của xã không bị dư thừa chính là chúng ta đã tận dụng được một lợi thế sẵn có

của huyện Cao Phong trong phát triển kinh tế hiện nay.

Qua biểu số 4 cho thấy, toàn huyện có 13573 hộ năm 2019, tăng 173 hộ so với năm 2017.

Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu vẫn là do có sự tách hộ độc lập của các cặp vợchồng trẻ Nếu xét theo co cấu ngành nghề thi hộ nông nghiệp vẫn chiếm nhiều nhất

26321 hộ năm 2017 chiếm 89,1% tổng số hộ của huyện.

Tuy nhiên, số lao động hoạt động trong ngành công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp ngànhnghề, dịch vụ va lao động khác còn chiếm ty lệ nhỏ tương ứng là: 89.1%, 3.4%, 5.3%,2.2% so với tông số lao động của toàn huyện Vấn đề này đặt ra nhiều thách thức việc tìmra giải pháp nào tận dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi từ nông nghiệp nhằm phát triển hơnnữa cơ cau kinh tế cua huyện.

Trang 29

Biểu số 4: Tình hình dân số và lao động huyện Cao Phong qua 3 năm 2017 — 2019

STT Chỉ tiêu DVT 2017 2018 2019 So sánh (%)

SL CC (%) | SL CC (%) SL CC (%) 2018/2017 | 2019/2018 | BQ

I Dân số - lao động người

1 Số nhân khâu người 44894 100 45182 100 45470 100 00.6 100.6 100.6

3 Nhân khẩu/lao động người 1.5 1.5 1.5

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Cao Phong

Trang 30

2.1.2.2 Đặc điểm cơ sở hạ tang

Co sở hạ tầng là hệ thống các công trình làm nền tảng cung cấp những yêu tô cần thiếtcho sự phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, địa hình đa dạngvà phức tạp như vậy cũng sẽ gây khó khăn trong việc thiết kế, xây dựng và nâng cao hiệu

quả sử dụng của các công trình cơ sở hạ tầng.

+ Về hệ thống đường giao thông

Trên địa bàn có đường quốc lộ 6A chạy qua trục đường giao thông huyện Cao Phong vớichiều dài trên 35km Hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã hầu hết được bê tônghóa hoặc trải nhựa, đảm bao ô tô di lại quanh năm dat trên 93,62 km Hệ thống đườnggiao thông liên thôn, bản, ấp được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt90,11 km Mật độ giao thông đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoávới các khu vực phụ cận và sản xuất của địa phương.

+ Về hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng

- Thủy lợi: Hàng năm các xã tô chức chiến dịch toàn dân làm thủy lợi nạo vét, khơi thông

kênh mương, điều tiết nước hợp lý và tiến hành tu sửa các công trình thủy lợi bị hư hỏng,

đầu tư xây mới và sửa chữa 37 công trình thủy lợi, với 46,4 km kênh mương được kiêncó hóa, đảm bảo diện tích tưới tiêu nước chủ động chiếm trên 85%.

- Giao thông nội đồng: Hệ thống giao thông nội đồng của huyện trong những năm qua đã

được chú trọng nâng cấp dé giúp bà con nông dân thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp,

hiện nay đường giao thông nội đồng đã quy hoạch được trên 28,65 km với chiều rộng 5 —đảm bảo cho công tác vận chuyên hàng hóa thuận tiện quanh năm.

+ Về hệ thống điện nông thôn

Toàn xã có 156 trạm biến áp, tổng chiều dài của đường dây cao thé 93.6 km, đường dây

hạ thế là 499.2 km, đảm bảo độ an toàn cho phép phục vụ nhu cầu điện sinh họat và sản

xuất của người dân Nhờ đó mà hiện nay 100% số hộ được sử dựng điện thường xuyên,an toàn dé phục vụ nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động sản xuất khác như trồng trọt, chănnuôi Tuy nhiên hệ thống điện cần được tiếp tục cải tạo và hoàn thiện hơn giúp làm

giảm mức hao phí do điện năng và đảm bảo an toàn.

+ Về hệ thống trường học

Trang 31

Giáo dục luôn là công tác được Đảng, chính quyền và các tô chức xã hội quan tâm, đầu

tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho việc dạy và học, nhờ vậy, chấtlượng dạy và học ngày càng được nâng lên.

Toàn huyện có 31 trường học (trong đó có 18 trường được công nhận dat chuẩn Quốcgia), với tổng số 10.211 học sinh các cấp theo học.

+ Về Y tế

Toàn huyện Cao Phong có I2 trạm y tế và 01 bệnh viện đa khoa huyện đều được xâydựng kiên có, trang thiết bị cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của ngườibệnh Thuốc và các vật tư tiêu hao được cung cấp về tận trạm Y tế các xã, thị trấn, thựchiện khám chữa bệnh băng bảo hiểm y tế đảm bảo theo đúng quy định Thường xuyên tổchức các lớp đào tạo ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ y tế.

+ Về chợ

Có 4 xã chợ, trong đó: có 02 xã đã xây dựng chợ theo chương trình nông mới (xã Tây

Phong, xã Dũng Phong), 02 xã có quy hoạch chưa được xây dựng chợ (xã Thung Nai, xãYên Thượng) Ngoài ra, 8 xã còn lại không có quy hoạch chợ được thực hiện theochương trình siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi Hiện các xã này cơ bản đã có cửa hàng

tiện lợi đáp ứng được nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân địa phương trong xã.+ Về bưu điện

Toàn huyện có 12/12 xã đã có điểm Bưu chính - viễn thông; 12/12 xã có Internet đếnthôn; Internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã Hầu hết

người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập.

2.1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Cao

Phong- Thuận lợi:

+ Nhờ có các chính sách và sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước trong việc phát

triển kinh tế xã hội Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho các huyện miền núi, vùng caophát triển kinh tế - xã hội rút ngăn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.

+ Chủ trương xây dựng nông thôn mới đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân

địa phương, nên được người dân ủng hộ rất nhiệt tình Huyện Cao Phong chủ yếu vẫn là

một huyện thuần nông nên đời sống cuả người dân gặp nhiều khó khăn.

Trang 32

+ Huyện Cao Phong có điều kiện tự nhiên thuận lợi dé phát triển cây ăn quả có múi, đặbiết là cam đã tạo nên thương hiệu cho vùng đất này Bên cạnh đó, người dân địa phương

cần cù chịu khó, có kiến thức cơ bản trong sản xuất, chịu đầu tư phát triển kinh tế.

+ Bên cạnh đó, huyện Cao Phong có điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu buônbán, có các tuyến đường Quốc lộ chạy qua nên thuận lợi cho bà con nông dân trong việcmua bán, trao đổi vận chuyền hàng hóa, dịch vụ thương mại cũng như tiêu thụ các sảnphẩm nông nghiệp nói chung và cam Cao Phong nói riêng.

+ Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các xã cơ bản ổn định.Người dân và cán bộ Đảng viên luôn tin tưởng vào chủ trương đường lối chính sách đúng

đăn của Đảng, pháp luật nhà nước.

- Khó khăn:

+ Xuất phát điểm dé tiến hành xây dựng nông thôn mới ở các xã trong huyện còn ở mứcthấp, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, sự chuyên dịch cơ cấu kinh tế và đổi mớiphương thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm.

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, kinh tế nói chung còn hạn chế, cần nhiều nguồn lực

đầu tư như: Giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, trường học Trình độ dân trí, khả

năng nhận thức của người dân còn chưa cao, chưa thực sự đồng đều gây khó khăn chocông tác triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng

như xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

+ Một vài bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ, y lại vào sự dau tư của nhà nước,su tự nguyện tham gia đóng góp ngày công, hiên dat, tiên mua vật liệu còn rat hạn chê.+ Đời sống nhân dân một số nơi còn ở mức thấp, van dé giải quyết việc làm, ô nhiễm môitrường ở nông thôn còn đang gặp khó khăn.

+ Trình độ của cán bộ thôn, xã còn hạn chê.

+ Chương trình xây dựng nông thôn mới cần nguồn kinh phí đầu tư là rất lớn cùng với đólà sự kết hợp giữa nguồn vốn của nhân dân địa phương với sự hỗ trợ của nhà nước nhưngtuy nhiên còn hạn chế.

Từ những đánh giá trên phần nào có thê thấy được những thuận lợi và khó khăn đang tồntại trong sự phát triển về kinh tế của huyện Cao Phong Trong thời gian tới, để thực hiệnxây dựng mô hình nông thôn mới cũng như phát triển kinh tế của địa phương sự đồnglòng, chung tay hỗ trợ của Nhà nước, Đảng bộ cũng như nhân dân huyện nhà là rất cần

thiệt.

Ngày đăng: 04/06/2024, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN