1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại cảng quốc tế nam vân phong

100 45 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Cảng Quốc tế Nam Vân Phong
Tác giả Đậu Thị Mỹ Yên
Người hướng dẫn ThS. Lê Xuân Chí
Trường học Trường Đại học Nha Trang
Chuyên ngành Kỹ thuật Giao thông
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 4,84 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUỐC TẾ NAM PHONG (13)
    • 1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUỐC TẾ NAM VÂN PHONG (13)
      • 1.1.1. Giới thiệu chung (13)
      • 1.1.2 Tm nhìn, sứ mệnh và định hướng phát triển (13)
      • 1.1.3 Dịch vụ (14)
    • 1.2 ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA CÔNG TY (14)
      • 1.2.1 Vị trí địa l礃Ā và luồng vào Cảng (14)
      • 1.2.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn (15)
    • 1.3 VAI TRÒ CỦA CẢNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH, (16)
    • 1.4 TUYẾN ĐƯỜNG ĐẾN CẢNG (17)
  • CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (18)
    • 2.1 CẤU TẠO VÀ VẬN HÀNH HỆ ĐỘNG LỰC TÀU KÉO TẠI CẢNG (18)
      • 2.1.1 Tàu Sea Boxer 1 (18)
      • 2.1.2 Tàu Sea Boxer 2 (19)
      • 2.1.3 Tàu Tiến Thắng (21)
    • 2.2 CÔNG NGHỆ XẾP DỠ HÀNG HÓA TẠI CẢNG (37)
      • 2.2.1 Qui trình công nghệ xếp dỡ hàng xi măng bao 50kg (37)
        • 2.2.1.1 Đặc điểm hàng hóa (37)
        • 2.2.1.2 Diễn tả quy trình (37)
        • 2.2.1.3 Phương pháp chất xếp và bảo quản (38)
        • 2.2.1.4 An toàn lao động (39)
      • 2.2.2 Qui trình công nghệ xếp dỡ hàng dăm gỗ thùng (40)
        • 2.2.2.1 Đặc điểm hàng hóa (40)
        • 2.2.2.2 Diễn tả quy trình (40)
        • 2.2.2.3 Dhương pháp chất xếp và bảo quản (42)
        • 2.2.2.4 An toàn lao động (42)
      • 2.2.3 Qui trình công nghệ xếp dỡ hàng dăm gỗ bằng hệ thống băng tải (43)
        • 2.2.3.1 Đặc điểm hàng hóa (44)
        • 2.2.3.2 Diễn tả quy trình (44)
        • 2.2.3.4 An toàn lao động (48)
        • 2.2.3.5 Nội quy an toàn khi làm việc với băng tải (48)
        • 2.2.3.6 Sổ nhật ký thiết bị (49)
      • 2.2.4 Qui trình công nghệ xếp dỡ hàng clinker (50)
        • 2.2.4.1 Đặc điểm hàng hoá (50)
        • 2.2.4.2 Diễn tả quy trình (50)
        • 2.2.4.3 An toàn lao động (51)
      • 2.2.5. Qui trình công nghệ xếp dỡ hàng thiết bị, phụ tùng (52)
        • 2.2.5.1 Đặc điểm hàng hóa (52)
        • 2.2.5.2 Diễn tả quy trình (53)
        • 2.2.5.3 Phương pháp chất xếp và bảo quản (53)
      • 2.3.1 Quy trình giám định tऀn thất hàng hóa thực tế t愃⌀i cảng (55)
        • 2.3.1.1 Công tác chuẩn bị (55)
        • 2.3.1.2. Công tác tại hiện trường (55)
        • 2.3.1.3. Cấp chứng thư tàu (61)
    • 2.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG (63)
      • 2.4.1 Sơ đồ bô ̣ máy tऀ chức (63)
      • 2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban (63)
      • 2.4.3 Số lượng nhân sự của Cảng Nam Vân Phong (68)
    • 2.5 NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ KỸ THUẬT THIẾT BỊ CẢNG BIỂN (69)
      • 2.5.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật (69)
      • 2.5.2 Mục đích (70)
      • 2.5.3. Đối tượng và ph愃⌀m vi áp dụng (70)
      • 2.5.4 Quản l礃Ā thiết bị máy móc (71)
      • 2.5.5. Diễn giải quản l礃Ā thiết bị máy móc (72)
      • 2.5.6 Lưu hồ sơ quản l礃Ā thiết bị máy móc (74)
      • 2.5.7 Bảo dưỡng thiết bị, máy móc (75)
        • 2.5.7.1. Bảo dưỡng các phương tiện xếp dỡ vận chuyển, máy phát điện (75)
        • 2.5.6.2. Bảo dưỡng thiết bị phòng cháy chữa cháy (77)
        • 2.5.7.3. Kiểm tra dụng cụ, bảo dưỡng nâng hàng (79)
      • 2.5.8. Mẫu biên bản kiểm tra nghiệm thu các thiết bị (80)
  • CHƯƠNG 3: CÁC DỊCH VỤ HÀNG HẢI KHÁC (ĐẠI LÝ TÀU BIỂN) (82)
    • 3.1 KHÁI NIỆM (82)
    • 3.2 CHỨC NĂNG (82)
    • 3.3 NHIỆM VỤ (84)
    • 3.4 PHÂN LOẠI (85)
    • 3.5 QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ TẠI CẢNG (86)
      • 3.5.1 Công tác giữa tàu và đ愃⌀i l礃Ā (86)
      • 3.5.2 Công tác của đ愃⌀i l礃Ā trước khi tàu đến cảng (87)
      • 3.5.3 Tiếp nhận tàu cập cảng (87)
      • 3.5.4 Khi tàu neo đậu t愃⌀i Cảng (96)
      • 3.5.5 Tiếp nhận tàu rời (97)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN (99)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (100)

Nội dung

LỜI CẢM ƠNKết thúc kỳ thực tập tại quý Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Nam Vân Phong làcơ hội giúp em tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức đã học.. Nhờ sự chỉdạy tận tình của quý thầy cô và c

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUỐC TẾ NAM PHONG

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUỐC TẾ NAM VÂN PHONG

Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUỐC TẾ NAM VÂN PHONG Tên tiếng anh: SOUTH VAN PHONG INTERNATIONAL JOINT STOCK COMPANY

Người đại diện: Huỳnh Vĩnh Phước Địa chỉ: Số 9, đường Quốc lộ 26B, Tổ dân phố Mỹ á, Phường Ninh Thủy, Thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa

Thời gian làm việc của Cảng: 24/24h, 7 ngày/tuần

Ngày công ty chính thức kinh doanh: 05/2020 Điện thoại: +84 258 6260 222, +84 258 2222 018

Website: NAM VÂN PHONG (svpp.vn)

1.1.2 Tm nhìn, sứ mệnh và định hướng phát triển

- Tầm nhìn: Trở thành Cảng lớn nhất miền Trung, cảng trung chuyển hàng hóa hàng đầu của Việt Nam & khu vực Đông Nam Á.

- Sứ mệnh: Cung cấp dịch vụ cảng chuyên nghiệp và thiết bị hiện đại, với lực lượng nhân sự chuyên nghiệp nhất; luôn coi trọng An toàn đối với con người; bảo vệ Môi trường xanh, sạch & đẹp.

- Định hướng phát triển: Phát triển mở rộng Bến Xăng Dầu, Bến Hàng Rời 220.000 DWT. lOMoARcPSD|39269578

- Dịch vụ bốc xếp, bốc dỡ, kiểm đếm, ủy thác giao nhận hàng hóa.

- Kinh doanh thuê kho, bãi, văn phòng.

- Hỗ trợ, lai dắt tàu biển.

- Vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường biển.

- Đại lý hàng hải, môi giới tàu biển, cung ứng tàu biển.

- Dịch vụ cứu hộ hàng hải, thông tin tư vấn hàng hải, cho thuê cảng trung chuyển.

- Các dịch vụ khác theo yêu cầu khách hàng.

ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA CÔNG TY

1.2.1 Vị trí địa l礃Ā và luồng vào Cảng

- Bến Cảng Tổng hợp Nam Vân Phong là Cảng tại Việt Nam do Công ty Cổ phần Thanh Yến – Vân Phong là Chủ đầu tư Địa điểm tại số 09 QL26B, Phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, nằm trên bờ biển gần KCN Ninh Thủy có diện tích 11,89ha với các mặt giáp giới như sau:

- Phía Bắc và phía Đông giáp biển Đông;

- Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông;

- Phía Tây giáp Quốc lộ 26B;

- Phía Tây Bắc giáp Khu công nghiệp Ninh Thủy.

- Khu vực Bến Cảng Tổng Hợp Nam Vân Phong nằm trong vùng biển VịnhVân Phong, thuộc quản lý của Cảng vụ Hàng Hải Nha Trang Theo đó, từ biển Đông, tàu sẽ đi theo luồng đã được công bố của Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong, đến tuyến luồng nhánh vào vị trí Cảng.

- Khoảng cách từ Trạm Hoa Tiêu: 7.47 hải lý

- Vị trí Trạm Hoa Tiêu: 12°30’42”N - 109°23’18”E

- Vũng quay tàu: Đường kính 472m, sâu -13.2m (so với số “0” Hải đồ)

- Giới hạn tĩnh không: không

- Chân hoa tiêu (UKC): 10% so với mớn nước tàu

- Hạn chế hàng hải trong luồng: Không

1.2.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn

- Bến Cảng Tổng hợp Nam Vân Phong nằm trong khu vực chịu chế độ nhiệt đới gió mùa:

- Vận tốc gió trung bình năm: 2,4 m/s

- Vận tốc gió bão lớn nhất trong vòng 50 năm qua được ghi nhận là 38,6 m /s (cơn bão KYLE ngày 17/11/1993)

- Mưa: Khu vực xây dựng cảng nằm trong vùng có lượng mưa ít ở Việt

Nam Phân bố mưa trong năm tập trung vào các tháng 09, 10, 11, 12 lượng mưa cao nhất tập trung vào tháng 11 Tổng lượng mưa của thời kỳ này chiếm khoảng

74% lượng mưa trong năm Trong các tháng còn lại lượng mưa tương đối ít, tháng thấp nhất là tháng 2 Lượng mưa trung bình cả năm là 1281mm.

- Sương mù: Ở vùng biển Vân Phong – Khánh Hòa gần như quanh năm không xuất hiện sương mù Tuy nhiên, mùa mưa vẫn xuất hiện mưa dông làm hạn chế tầm nhìn xa.

- Gió bão: Dựa trên thông tin của Cơ Quan Khí tượng Nhật Bản (Japan

Meteorological Agency) – Trung tâm Khí tượng Đặc Biệt (Regional Specialized Meteorological Center – RSMC) – Tokyo Typhoon Center, trong giai đoạn từ năm 1960-2015 có khoảng 1.415 cơn bão được hình thành ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông, sau đó xem xét các tác động thực tế của cơn bão trong khu vực dự án, lựa chọn các cơn bão đi vào khu vực xung quanh vị trí cảng (109,26°E; 12,50°N) trong bán kính 200Km và áp suất thấp nhất tạị tâm bão không quá 980gPa, theo thống kê có khoảng 24 cơn bão như vậy.

- Thủy triều: Thủy triều tại Vịnh Vân phong chủ yếu là nhật triều không đều, mực nước thủy triều đạt cực đại vào tháng VI và tháng VII, đạt cực tiểu vào tháng III và tháng IX Nhật triều chiếm 18 đến 22 ngày Biên độ trung bình

1,5m (nước lớn) 1,1m (nước nhỏ) Biên độ triều thời kỳ nước cường 2,6m (nước lớn) và 0,6m (nước nhỏ). lOMoARcPSD|39269578

VAI TRÒ CỦA CẢNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH,

- Địa điểm xây dựng Bến cảng Tổng hợp Nam Vân Phong thuộc phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Đây là vị trí có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, phục vụ trực tiếp cho KCN Ninh Thủy và các vùng lân cận, nên sẽ có điều kiện để thu hút lượng hàng thông qua ổn định và có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Bến cảng Dốc Lết Ninh Thủy tại tỉnh Khánh Hòa đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển hàng hóa tại khu vực Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, bến cảng này nằm trong Nhóm cảng biển số 4, tiếp tục phát triển trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa và khu vực lân cận.

- Thông qua hàng hóa trực tiếp cho Khu công nghiệp Ninh Thủy cũng như phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa và vùng Tây Nguyên lân cận.

- Một trong các chính sách, cơ chế và giải pháp thực hiện được quy định tại Quyết định số 1764/QĐ-BGTVT ngày 03/08/2011 của Bộ giao thông vận tải, phê duyệt quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Nam Trung bộ (nhóm 4) giai đoạn đến năm

2020, định hướng đến năm 2020 là: “Khuyến khích xây dựng bến, khu bến phục vụ chung tại các khu kinh tế, công nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng tài nguyên đường bờ làm cảng Dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối logistics”.

- Việc đầu tư xây dựng Bến Cảng Tổng hợp Nam Vân Phong sẽ cụ thể hóa chương trình, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và của nhóm cảng biển Nam Trung bộ nói chung.

- Vì vậy, việc đầu tư xây dựng Bến cảng Tổng hợp Nam Vân Phong của Công ty

Cổ phần Thanh Yến – Vân Phong là cần thiết và hợp lý, là nơi đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu nguyên vật liệu bằng đường biển Đặc biệt cho khu công nghiệp Ninh Thủy và các vùng lân cận, là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp hàng rời, hàng bao, bó, kiện, thùng, container.

TUYẾN ĐƯỜNG ĐẾN CẢNG

Hình 1.1: Tuyến đường đến cảng SVP

(Nguồn: Wesite Cảng Nam Vân Phong)

Hình 1.2: Liên kết khu vực của cảng SVP

(Nguồn: Wesite Cảng Nam Vân Phong) lOMoARcPSD|39269578

QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG

CẤU TẠO VÀ VẬN HÀNH HỆ ĐỘNG LỰC TÀU KÉO TẠI CẢNG

PARTICULAR OF TUGBOAT SEA BOXER 1

Hình2.1: Tàu lai Sea Boxer 1 General Information and date Dime

Type of ship : Tugboat and services

Power of main engines : 3000HP

NIGATA Number of propellers : 2pcs

Type of prropepellers : AZIMUTH PROPELLER ZP-31

Navigation equipment : 2 Radar and Arpa, GPS, Magnetic Compass Radio equipment : VHF,MF/HF SRG-3150

* PARTICULAR OF TUGBOAT SEA BOXER 2

Hình 2.2 : Tàu lai Sea Boxer 2 General Information and date Dime

Type of ship : Tugboat and services lOMoARcPSD|39269578

Power of main engines : 4000HP

Main engines : 2 x 2000HP Niigata 6L28HX - NIIGATAJ Number of propellers : 2pcs

Type of prropepellers : AZIMUTH PROPELLER ZP-31

Navigation equipment : 2Radar & Arpa, GPS, Magnetic Compass

Radio equipment : VHF,MF/HF

Fire fighting : Self-protect system

* PARTICULAR OF TUGBOAT TIEN THANG

Hình 2.3 : Tàu lai Tiến Thắng General Information and date Dime

Type of ship : Tugboat and services

Power of main engines : 4025HP

Navigation equipment : Radar, GPS Gryo, Magnetic Compass

Radio equipment : VHF,MF/HF SRG-3150

* Một số hình ảnh về c愃Āc hệ thống trên tàu lai sea boxer 2 được chụp thực tế

Hình 2.4: Hệ thống máy chính của tàu

Hình 2.5 Hệ ống chân vịt Azimuth

Hình 2.6: Hô ̣p số điu khiển chân vịt Azimuth và máy chính lOMoARcPSD|39269578

Hình 2.7: Hệ thống bơm La canh

Hình 2.8: Máy phát điện bờ và hệ thống sữa đô ̣ng cơ lOMoARcPSD|39269578

* Một số hình ảnh sửa chữa và vận hình m愃Āy chính được chụp ở tài liệu tiếng Nhật trên nhật ký của M愃Āy trưởng tàu SEA BOXER 2:

Hình 2.9: Mặt cắt ngang của đô ̣ng cơ thủy

Hình 2.10: Mặt cắt cơ bản của máy chính

Hình 2.11: Caste và thông số các chi tiết trong caste. lOMoARcPSD|39269578

Hình 2.13: Trục cam và các thông số của trục cam

Hình 2.16: Tua bin tăng áp (bô ̣ tăng áp) lOMoARcPSD|39269578

Hình 2.18: Trục điu khiển nhiên liệu

Hình 2.21: Bô ̣ làm mát du bôi trơn

Hình 2.22: Bô ̣ làm mát nước ng O ̣t

Hình 2.23: Bơm cấp nhiên liệu. lOMoARcPSD|39269578

*QUI TRÌNH VẬN HÀNH MÁY CHÍNH

- Đưa m愃Āy vào làm việc:

+ Tắt điều hòa trung tâm

+ Khởi động máy phát điện

+ Chuyển hệ thống máy phát điện bờ sang máy phát điện chính

+ Mở các van (gió khởi động, gió điều khiển và van nạp gió)

+ Bật công tắc cấp nguồn cho máy nén gió

+ Bật 2 công tắc cấp nguồn cho hệ thống báo động

+ Kiểm tra (mở) các van thông biên của 2 máy chính và máy phát điện đồng trục + Mở các van cấp dầu ME lăng xê, đóng biệt xả và khởi động ME (Stop bơm lo cấp 1(Sau khi khi khởi động mấy thành công)

+ Ấn nút vào máy phát điện đồng trục khi ME làm việc ở vòng quay 400RPM

+ Kiểm tra tần số, áp lực lo hộp số và hòa đồng bộ máy phát đồng trục sau đó dồn tải, ngắt máy phát điện chính và ấn nút stop máy phát điện chính

+ Tắt máy phát điện bờ chạy lại điều hoà trung tâm

- Nghỉ m愃Āy: (Sau 10 phút kể từ khi có lệnh của thuyền trưởng)

+ Thuắt điều hòa trung tâm

+ Chạy máy phát điện bờ

+ Chuyển hệ thống điện từ máy phát đồng trục sang máy phát điện bờ

+ Ra máy phát đồng trục

+ Stop máy chính, mở biệt xả và lăng xê máy

+ Đóng van cấp dầu đầu máy

+ Tắt công tắc cấp nguồn cho hệ thống điện báo động

+ Đóng các van (gió khởi động ME, gió điều khiển), gió khởi động GE, xả gió sót cho hệ thống điều khiển

+ Chờ chai gió chính được nạp đầy máy nén gió tự động ngắt,đóng van nạp, ngắt điện nguồn máy nén gió và stop bơm lo cấp 1

+ Đóng các van thông biên

+ Chạy lại điều hòa trung tâm

CÔNG NGHỆ XẾP DỠ HÀNG HÓA TẠI CẢNG

2.2.1 Qui trình công nghệ xếp dỡ hàng xi măng bao 50kg

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ:

TÊN HÀNG: XI MĂNG BAO 50 KG

( BAO GIẤY, PP) CÔNG CỤ XẾP DỠ QUY CÁCH PHƯƠNG ÁN XẾP DỠ:

1 Tàu – cẩu tàu – ô tô – kho

2 Tàu – cẩu bờ – ô tô – kho

3 Tàu – cẩu tàu – ô tô – giao thẳng

4 Tàu – cẩu bờ – ô tô – giao thẳng

BẢNG CHỈ TIÊU KHAI THÁC

Bảng 2.1: Chỉ chiêu khai thác của qui trình CNXD xi măng hàng bao 50kg

- Hàng xi măng thông qua Cảng gồm có: Xi măng nội địa và nhập ngoại, có bao bì bằng giấy dễ bị dòn, bể rách; kích thước bao: 650x400x150mm có 3 lớp giấy, hoặc bằng PP.

- Có tính bay bụi, là mặt hàng kỵ nước.

2.2.1.2 Diễn tả quy trình: a Dưới hm tàu:

- Sáu công nhân chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm hai người bố trí thành ba vị trí bốc xếp tạo mã hàng độc lập trên sàn tàu. lOMoARcPSD|39269578

- Hai công nhân khiêng từng bao xếp ngay ngắn thành từng cột trên cặp võng được trải trên mặt sàn hầm tàu.

- Cần trục đưa bộ móc tư xuống hầm hàng theo hướng dẫn của công nhân điều khiển vào vị trí mã hàng, công nhân tháo gỡ các võng không ra khỏi móc nếu có.

- Công nhân móc 4 dây đai trầu của mã hàng vào 4 móc của bộ móc tư.

- Cẩu nhấc mã hàng lên khoảng 20cm để ổn định mã hàng trước khi nâng, công nhân kiểm tra tình trạng chắc chắn của dây trầu trên bộ móc và tình trạng ổn định của mã hàng trên võng, ra tín hiệu cho lái cẩu cẩu mã hàng lên khỏi cầu tàu. b Trên cu tàu:

- Khi mã hàng cách sàn xe 20cm cần trục ngừng hạ mã hàng, công nhân vào vị trí điều chỉnh mã hàng để cần trục tiếp tục hạ mã hàng đúng vị trí.

- Tháo 4 tai võng của mã hàng ra khỏi móc, để nguyên mã hàng cả võng trên xe.

- Đối với xe đường dài thì công nhân phải xếp từng bao từ mã hàng xuống sàn xe.

- Treo võng không vào móc đưa xuống hầm tàu. c Trong kho :

- Khi phương tiện vận chuyển đưa hàng vào vị trí xếp hàng trong kho, công nhân chia thành từng nhóm, 4 người trên xe, 2 nguời dưới kho vận chuyển hàng xếp lên đống hàng - Đống hàng trong kho sẽ được lập theo kiểu bậc thang.

Khi cần lấy hàng từ kho, cách bố trí công nhân cũng tương tự như trường hợp đưa hàng vào kho Để đưa hàng lên phương tiện vận chuyển, xe tải có thể đỗ gần đống hàng, giữ khoảng cách an toàn để công nhân dễ dàng nâng, chuyển và xếp hàng vào thùng xe.

2.2.1.3 Phương pháp chất xếp và bảo quản: a Dưới hm tàu:

Mỗi mã hàng gồm hai võng xếp song song theo cạnh dọc và cách nhau từ 20 – 30cm, xếp bao lên mỗi võng theo công thức: 5 cột x 5 bao/cột, tạo lập 25 bao/ võng (50 bao/mã ) Hàng lấy từng lớp từ trên xuống, từ miệng vào vách hầm, mỗi lớp hàng không lấy sâu quá 05 bao. b Trên phương tiện vận chuyển:

Khi chất hàng trực tiếp lên sàn xe, để đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển, cần tuân thủ nguyên tắc chất hàng từ phía đầu xe theo từng lớp có độ cao bằng với vách sàn xe Sau khi hoàn thành việc chất hàng ở phần đầu, tiếp tục tiến dần về phía đuôi xe cho đến khi toàn bộ không gian sàn xe được lấp đầy.

Mã hàng phía sau cùng phải cách mép đuôi thùng xe không dưới 15cm. c Trong kho :

Để đảm bảo hàng hóa không bị ẩm mốc và ngập nước, trước khi xếp các lớp đầu tiên lên nền kho, cần thực hiện các biện pháp kê lót chống ẩm cho hàng Các đống hàng được xếp cách tường kho 0,5m với chiều cao tối đa 4 – 5 bao Ngoài ra, để bảo quản hàng hóa hiệu quả, cần tuân thủ đúng các quy trình bảo quản riêng tùy thuộc vào từng loại sản phẩm.

- Không dùng móc để hỗ trợ trong các thao tác xếp dỡ hàng.

- Không xếp dỡ hàng khi có mưa, phải có các biện pháp chống ẩm ướt cho hàng.

- Không kéo lê hàng trên nền kho, cầu tàu và sàn các phương tiện vận chuyển.

- Không sử dụng hoặc chất xếp các vật có cạnh sắc nhọn có thể gây rách hỏng bao bì.

- Hàng phải được chất xếp chắc chắn ổn định theo từng lớp trên CCXD, sàn phương tiện vận chuyển, trong kho.

- Công nhân khi làm việc phải mang đầy đủ trang bị phòng hộ lao động.

- Không moi hàng sâu, không moi ngang chồng bao.

- Những mã hàng kéo đúp phải nằm sát nhau

- Không chất xếp quá tải, quá chiều cao an toàn của CCXD, phương tiện vận chuyển, kho bãi.

- Công nhân không được di chuyển, có mặt trong vùng nguy hiểm của cần cẩu.

- Công nhân và lái xe phải rời khỏi xe khi cần trục thao tác với mã hàng.

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của CCXD, thiết bị nâng, phương tiện vận chuyển trước khi đưa vào vận hành và sử dụng.

- Thực hiện đầy đủ nội quy ATLĐ trong xếp dỡ hàng hóa. lOMoARcPSD|39269578

2.2.2 Qui trình công nghệ xếp dỡ hàng dăm gỗ thùng

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ:

HÀNG RỜI BẰNG THÙNG QTCNXD

Số: 12 TÊN HÀNG: DĂM GỖ

CÔNG CỤ XẾP DỠ QUY CÁCH PHƯƠNG ÁN XẾP DỠ:

1/ Bãi – Ô tô – Cẩu tàu – Tàu 2/ Bãi – Ô tô – Cẩu Liebherr – Tàu

BẢNG CHỈ TIÊU KHAI THÁC

PHƯƠNG TIỆN Công nhân hầm tàu

Bảng 2.2: Chỉ tiêu khai thác qui trình CNXD dỡ hàng rời bằng thùng

Dăm gỗ có kích thước từ 10 – 20mm, dễ hút ẩm, có mùi nồng hắc, không độc nhưng khi tiếp xúc với da gây khó chịu, có tính bay bụi cao.

2.2.2.2 Diễn tả quy trình: a Trên cu tàu :

Xe ô tô chở thùng dăm từ bãi rót đến cầu cảng và dừng lại ở vị trí đã định sẵn cho phù hợp với tầm với của cần cẩu (lái xe phải quay đầu xe ngược lại theo hướng quay của cần cẩu và cài phanh an toàn) Sau đó công nhân thực hiện thao tác móc cáp vào 4 tai của thùng dăm đồng thời kiểm tra độ an toàn của việc móc cáp Khi đã chắc chắn rồi mới ra tín hiệu cho lái cẩu kéo mã hàng lên với độ cao 0,2 – 0,3m so với mặt sàn xe thì dừng lại để kiểm tra độ an toàn lần cuối cùng Nếu thấy an toàn thì tiếp tục ra hiệu lệnh cho lái cẩu tiếp tục kéo mã hàng đến vị trí đổ hàng.

Hình 2.24: Công nhân móc cáp vào thùng xe dăm gỗ b Dưới hm tàu :

công nhân hầm tàu phát tín hiệu điều chỉnh thùng hàng giữa hầm tàu, công nhân kiểm tra xe ủi đã ra khỏi vị trí thùng hàng, công nhân ra hiệu cho vận hành cẩu xả hàng Người đánh tín hiệu cho lái cẩu hạ thùng dăm đến vị trí đổ hàng, công nhân xếp dỡ giữ và điều chỉnh thùng dăm đến vị trí cần dỡ hàng, công nhân tháo 2 sợi cáp ở thùng không có nắp mở xả hàng, mở nắp thùng dăm, công nhân ra hiệu lệnh cho lái cẩu kéo thùng lên tạo góc 90 độ với phương ngang Kiểm tra thùng hết dăm, công nhân ra hiệu hạ thùng xuống, đóng nắp thùng dăm, móc 2 sợi cáp vào 2 tai thùng, kiểm tra độ an toàn móc cáp, lùi vào vị trí an toàn chờ mã hàng tiếp theo.

Hình 2.25: Công nhân kiểm tra thùng dăm gỗ dưới hm tàu và xe ủi thực hiện san hàng c Thao tác đặt ben xuống sàn xe:

Trong quá trình hạ thùng dăm vào xe ô tô, thùng dăm sẽ được hạ xuống cách sàn xe ô tô khoảng 0,2 - 0,4m trước khi dừng lại, sau đó công nhân tại vị trí an toàn tiến tới giữ và điều chỉnh cho thùng tiếp tục hạ xuống sàn xe Cuối cùng, 4 móc cáp sẽ được tháo khỏi tai thùng dăm.

2.2.2.3 Dhương pháp chất xếp và bảo quản: a Dưới hm tàu :

- Hàng được đổ đều trong hầm tàu, tránh tình trạng hàng đổ tại 1 vị trí giữa hầm tránh làm cho tàu bị nghiêng lệch.

- Sử dụng xe ủi để đẩy hàng vào các góc hầm tàu và làm tăng độ nén chặt của hàng và làm tăng khối lượng hàng được vận chuyển trên tàu. b Trên phương tiện vận chuyển:

- Không được xả dăm quá đầy thùng tránh tình trạng rơi vãi trên đường.

- Xe vận chuyển phải che phủ bạt.

- Thùng dăm phải được đặt chính giữa sàn xe, không được để nghiêng lệch 1 bên.

- Công nhân khi làm việc phải mang đầy đủ trang bị phòng hộ lao động.

- Không chất xếp quá tải trọng cho phép của CCXD, phương tiện vận chuyển.

- Công nhân không được di chuyển, có mặt trong vùng hoạt động của cần cẩu.

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của CCXD, thiết bị nâng, phương tiện vận chuyển trước khi đưa vào vận hành và sử dụng.

- Không được sửa thùng khi còn đang treo lơ lửng.

- Chỉ được tháo cáp khi thùng dăm đã được hạ xuống nằm ổn định và bộ cáp cẩu đã được thả chùng hoàn toàn.

- Không được cẩu thùng khi chưa móc đủ 4 tai cáp vào 4 tai thùng dăm.

- Cấm hút thuốc tại 3 vị trí (trên xe, trên tàu, hầm hàng) hoặc mang những vật liệu dễ phát sinh nguồn nhiệt lên xuống hầm hàng.

- Chuẩn bị các dụng cụ chữa cháy, đề phòng sự cố cháy nổ xảy ra.

- Không được để lẫn các tạp chất vào hàng.

- Thực hiện đầy đủ nội quy ATLĐ trong xếp dỡ hàng hóa.

2.2.3 Qui trình công nghệ xếp dỡ hàng dăm gỗ bằng hệ thống băng tải

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ:

HÀNG RỜI BẰNG BĂNG TẢI QTCNXD

Số: 13 TÊN HÀNG: DĂM GỖ

CÔNG CỤ XẾP DỠ QUY CÁCH PHƯƠNG ÁN XẾP DỠ:

1/ Ô tô – Băng tải dăm – Tàu

- Kèm theo danh mục phương tiện và CCXD

BẢNG CHỈ TIÊU KHAI THÁC

PHƯƠNG TIỆN Công nhân điều hành xe lên cầu nâng

Công nhân móc cáp cùm cầu xe

Công nhân đóng mở bững xe và chọt dăm

Công nhân điều khiển hệ thống băng tải

Công nhân quan sát trên tàu

Năng suất T/ máng/ ca Tên phương tiện

Bảng 2.3: Chỉ tiêu khai xác xủa qui trình CNXD hàng rời bằn băng tải lOMoARcPSD|39269578

TT Tên phương tiện và thiết bị Số lượng Ghi chú

2 Đường dẫn và ben nâng 2

3 Băng tải số 1 1 Băng tải rót dăm

4 Băng tải số 2 1 Băng tải trung gian 1

5 Băng tải số 3 1 Băng tải trung gian 2

6 Băng tải số 4 1 Băng tải tiếp liệu

9 Xe tải thùng (60 –70) m 3 dăm 15 - 20 Tùy theo cự ly

Bảng 2.4: Phương tiện và thiết bị xếp dỡ hàng rời bằng băng tải

Dăm gỗ có kích thước từ 10 – 20mm, dễ hút ẩm, có mùi nồng hắc, không độc nhưng khi tiếp xúc với da gây khó chịu, có tính bay bụi cao và dễ gây cháy nổ khi tiếp xúc với lửa.

Hàng được vận chuyển bằng các xe vận tải đường dài có kết cấu thùng xe chuyên dụng, cự li vận chuyển về Cảng từ 7 – 10km.

2.2.3.2 Diễn tả quy trình: a Trên cu tàu :

* Lắp đặt dây chuyn thiết bị:

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG

2.4.1 Sơ đồ bô ̣ máy tऀ chức

Hình 2.34: Sơ đồ bô ̣ máy tऀ chức quản l礃Ā 2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

*Phòng phát triển kinh doanh

- Lập, thông qua và triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án phát triển cảng.

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, mua sắm trang thiết bị, kế hoạch sửa chữa và xây dựng công trình hàng năm của cảng.

- Lập các phương án liên kết, liên doanh, hợp tác sản xuất kinh doanh và tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng với các đối tác trên.

- Soạn thảo và tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ cho hãng tàu, khách hàng; hợp đồng với các đơn vị vệ tinh tham gia vào dây chuyền sản xuất của cảng; lOMoARcPSD|39269578 mua bảo hiểm cho trang thiết bị, kho bãi cảng, bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra, giám sát về mặt pháp lý, giá cả và trình ký các loại hợp đồng khác do các đơn vị trong cảng soạn thảo.

- Xây dựng biểu cước, nghiên cứu đề xuất các chính sách phục vụ, giá dịch vụ cung ứng cho hãng tàu, khách hàng.

- Thực hiện truyền thông tiếp thị, xây dựng và phát triển thương hiệu công ty, quan hệ công chúng Nghiên cứu và phân tích thị trường; xây dựng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng.

*Phòng hành chính nhân sự

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề.

- Vận hành hệ thống lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác theo đúng quy định của Công ty.

- Quản lý, lưu giữ, sắp xếp giấy tờ, tài liệu, hợp đồng lao động…

- Theo dõi và giải quyết chế độ BHXH, BHYT cho người lao động.

- Theo dõi, giám sát công việc của tạp vụ, lao công, lái xe.

- Theo dõi, cập nhật và quản lý hồ sơ, danh sách lao động Công ty Tham gia phổ biến các quy định, chính sách nhân sự và giải đáp thắc mắc, khiếu nại liên quan của người lao động.

- Giao dịch với các đơn vị, tổ chức kinh tế, cơ quan chức năng để giải quyết các công việc liên quan đến phần đảm nhiệm.

- Hoàn thành và báo cáo kịp thời đầy đủ và chính xác công việc được giao đến Trưởng phòng.

- Chịu trách nhiệm và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính và công tác hạch toán kế toán.

- Tổ chức thanh toán kịp thời đầy đủ, đúng hạn, đúng chế độ chính sách các khoản phải thanh toán của công ty.

- Tổ chức quản lý vốn và tài sản, quản lý chi phí và thực hiện nghiệp vụ ngân hàng có liên quan.

- Ghi chép, thanh toán và phản ánh tình hình sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Quản lý, sửa chữa bảo trì và đảm bảo kỹ thuật 24/24 cho tất cả thiết bị hoạt động khai thác trong phạm vi cảng.

- Quản lý nguồn lực biên chế của phòng Kỹ Thuật hoặc thuê ngoài cho các hoạt động kỹ thuật, bao gồm cả yêu cầu nhân lực và duy trì thiết bị thông số kỹ thuật cần thiết.

- Kiểm tra xác định, chẩn đoán các vấn đề, sự cố thiết bị kỹ thuật có thể gây hư hỏng trong quá trình vận hành đảm bảo vận hành Đảm bảo thiết bị được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ đúng hạn và đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động liên tục.

- Đảm bảo rằng tất cả các hệ thống thiết bị được bảo dưỡng kịp thời và tuân thủ các quy trình của phòng kỹ thuật.

- Nâng cao mục tiêu an toàn lao động cho các hoạt động kỹ thuật trong môi trường cảng.

- Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị có đáp ứng yêu cầu khai thác cảng và thực hiện theo mục tiêu của công ty.

*Phòng an ninh an toàn

- Chủ trì tư vấn, soạn thảo các quy định, quy chế về bảo vệ an ninh trật tự, kiểm soát người, phương tiện, hàng hóa; bảo vệ hàng hóa, tài sản tại các khu vực cảng.

- Lập kế hoạch và tổ chức công tác bảo vệ cho toàn bộ vùng đất, vùng nước, tài sản tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của cảng.

- Lập kế hoạch về công tác an ninh cảng biển, an toàn lao động, an toàn môi trường, phòng chống cháy nổ.

Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị trong cảng thực hiện công tác bảo đảm an ninh cảng biển, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ tại các khu vực sản xuất.

- Xây dựng, duy trì mối quan hệ công tác với các cơ quan quản lý chuyên ngành (Cảng vụ hàng hải ); chính quyền, cơ quan hữu quan địa phương để yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết. lOMoARcPSD|39269578

- Thống kê, báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ, an toàn lao động, an ninh cảng biển, an toàn môi trường, phòng chống cháy nổ định kỳ tháng, quí, năm *Phòng khai thác

Hoạch định hiệu quả hoạt động bốc xếp tại tàu/sà lan, kho bãi, lưu trữ bao gồm: lên kế hoạch rõ ràng, đảm bảo an toàn, năng suất cao và thực hiện theo từng bước chuyên nghiệp Kế hoạch phải đề cập đến các khu vực hoạt động cụ thể như điểm cập tàu/sà lan, thiết bị (cẩu bờ, phễu, băng tải), định vị trên cầu cảng, số lượng xe và nguồn lực cần thiết Tương tự đối với kho bãi, khu vực đóng bãi và bãi xe Việc làm rõ các khu vực này giúp người liên quan hiểu rõ, thực hiện công việc an toàn và hiệu quả.

- Xử lý những vấn đề phát sinh khi kế hoạch không phù hợp tại thời điểm làm hàng hoặc có sự thay đổi để đảm bảo hoạt động khai thác không bị gián đoạn.

- Xem xét hiệu suất khai thác về năng suất và hiệu quả Xem xét những quy trình theo thứ tự để phù hợp với những thay đổi lớn.

- Làm lịch cập tàu tốt, sử dụng, chiếm dụng cầu cảng, kho bãi với hiệu suất cao.

Phối hợp chặt chẽ với các cộng sự liên quan trong toàn bộ quá trình vận chuyển, bao gồm đại lý tàu, chủ tàu/thuyền trưởng, hoa tiêu, tàu lai, đảm bảo việc tiếp cận cảng theo quy trình đúng và an toàn Hợp tác hiệu quả với các bộ phận và phòng ban liên quan trong tất cả các hoạt động cần thiết để thực hiện thành công các nhiệm vụ phát sinh, nhằm đạt được mục tiêu và mong đợi của khách hàng.

- Cập nhật và hiểu rõ về hàng hải, những quy định liên quan, thưc hiện báo cáo đúng hạn theo yêu cầu và tuân theo quy định luật pháp Làm việc với bộ phận thương vụ, các cộng sự liên quan để làm tốt những dự báo, kế hoạch, lịch trình cho từng ngày, tuần, tháng, năm.

- Giám sát lực lượng lao động một cách trực tiếp để đảm bảo rằng mỗi hoạt động được tổ chức và mỗi người biết làm cái gì và khi thực hiện hoạt động xếp dỡ hàng hóa theo kế hoạch trong trình tự để hoàn thành năng suất khả thi nhất Làm việc chặt chẽ,phân tích dữ liệu thống kê để cải tiến hoạt động của thiết bị, máy móc khai thác, con người và quy trình để đạt được hiệu quả mong muốn Xem xét hiệu suất của mỗi kế hoạch, mỗi hoat động khai thác Kết luận phải được hoàn thành theo cách thức chuyên nghiệp, tận dụng thông tin cho việc cải tiến quy trình trong tương lai Tìm ra biện pháp, giải pháp tốt nhất để cải tiến kế hoạch khai thác và giữ công việc hiệu quả, nhất quán. lOMoARcPSD|39269578

2.4.3 Số lượng nhân sự của Cảng Nam Vân Phong

STT Tên bộ phận Số lượng Độ tuổi

4 Phòng hành chính tổng hợp 06 Từ 24-46

8 Phòng an ninh an toàn 09 Từ 27-49

9 Phòng điều độ - khai thác 04 Từ 28 - 43

10 Đội công nhân cơ giới 06 Từ 31 - 50

11 Đội công nhân tally 07 Từ 26-52

12 Đội công nhân xếp dỡ 40 Từ 21 – 50

Bảng 2.7: Số lượng nhân sự Cảng Nam Vân Phong

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự của Cảng Nam Vân Phong)

NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ KỸ THUẬT THIẾT BỊ CẢNG BIỂN

2.5.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Loại công trình cảng: công trình bê tông vĩnh cửu.

- Cầu cảng: Cảng Quốc Tế Nam Vân Phong được đầu tư xây dựng với quy mô lớn nhất khu vực Nam Vân Phong, là cảng bến nhô có bề ngang bến là 35m, gồm có 2 cầu cảng:

- Cầu cảng số 1 (mặt bến phía Tây Bắc): tuyến bến có chiều dài 234.04m, kết hợp với 2 bộ phao neo buộc tàu tiếp nhận tàu có trọng tải 70.000DWT (mớn nước tàu cập vào cầu cảng ≤ 12m).

- Cầu cảng số 2 (mặt bến phía Đông Nam): tuyến bến có chiều dài 234.04m, kết hợp với 2 bộ phao neo buộc tàu tiếp nhận tàu có trọng tải 50.000DWT (mớn nước tàu cập vào cầu cảng ≤ 10,8m).

- Năng suất xếp dỡ: Hàng dăm gỗ: 10,000 tấn/ ngày-đêm

Hàng bã nành: 700 tấn/ ngày (08 tiếng)

Hàng xi măng bao: 640 tấn/ ngày (08 tiếng)

- Khu văn phòng, nhà xưởng:

STT Khu văn phòng, nhà xưởng Số lượng

3 Khu công trình phụ trợ 01

5 Nhà để xe tô tô, 2 bánh 01

6 Trạm máy phát điện & biến thế 02

8 Trạm xử lý nước thải 01

Bảng 2.8: Khu văn phòng, nhà xưởng Cảng Nam Vân Phong lOMoARcPSD|39269578

STT Tên trang thiết bị Số lượng

1 Cẩu bờ Liebherr – sức nâng 40T, tầm với 32m 02

9 Băng tải di động chất cây 01

11 Ngáng thủy lực cẩu container xả đáy 02

12 Container xả đáy 20 feet xuất dăm gỗ 14

Bảng 2.9: Trang thiết bị t愃⌀i Cảng Nam Vân Phong

Mục đích của quy trình này là quy định một cách thống nhất về trình tự quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa lớn và nhỏ của các thiết bị trong Công ty Nhằm đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục có hiệu qủa và giảm chi phí sửa chữa;

Thông qua việc kiểm tra, bảo dưỡng nhằm xác định các mối nguy hiểm tiềm ẩn và đưa ra các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

2.5.3.Đối tượng và ph愃⌀m vi áp dụng

Toàn bộ thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển của các bộ phận quản lý và phương pháp bảo dưỡng định kỳ một cách có hệ thống, đúng quy định có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Công ty.

Các bộ phận quản lý:

- Tổ sửa chữa: Các máy hàn, máy mài, máy khoan, máy nén khí v.v.

- Đội Quản Lý Thiết bị: Cần cẩu bánh xích, cần cẩu chân đế, xe nâng, xúc lật, xe tải và các máy phát điện v.v.

- Phòng HCNS: Các xe con, máy tính, máy photocopy, máy điều hoà v.v.

- Đội phòng cháy chữa cháy: Các bơm cứu hỏa và các bơm nước v.v.

2.5.4 Quản l礃Ā thiết bị máy móc

Bước Trách nhiệm Tiến trình

Lập danh mục máy móc thiết bị

Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa định kỳ (tháng,

Lập đề nghị sửa chữa từng thiết bị

Lập biên bản kiểm tra tình trạng kỹ thuật trước sửa chữa

Lập đề xuất cấp vật tư hông

(1) Các bộ phận quản lý thiết bị

2) Các bộ phận quản lý thiết bị

(4) Các bộ phận quản lý thiết bị

(6) Đơn vị sửa chữa & đơn vị Quản lý thiết bị

(7) Đơn vị sửa chữa & đơn vị Quản lý thiết bị

(8) Đơn vị sửa chữa & đơn vị quản lý thiết bị

(9) Tổng Giám Đốc hoặc người uỷ quyền lOMoARcPSD|39269578

Thuật cấp vật tư Đơn vị sửa chữa tiến hành sửa chữa

Kiểm tra, nghiệm Đề xuất vật tư theo Quy trình quản lý, tiếp nhận cấp phát thu hồi vật tư SOP-SVP-EGD07

(11) Đơn vị sửa chữa & đơn vị quản lý thiết bị

(12) Đơn vị sửa chữa & Đơn vị quản lý thiết bị

Lý lịch thiết bị hay sổ theo dõi thiết bị (mỗi thiết bị có 1 quyển)

2.5.5.Diễn giải quản l礃Ā thiết bị máy móc

(1) Các bộ phận quản lý thiết bị lập các danh mục các thiết bị trong bộ phận quản lý theo biểu mẫu SOP–SVP-EGD06–FORM01.

(2) Căn cứ vào tình hình công việc và tình trạng thiết bị lập kế hoạch bảo dưỡng năm, quý, tháng theo SOP- SVP-EGD06–FORM02.

(3) Trình Ban Giám đốc phê duyệt kế hoạch bảo dưỡng.

(4) Trên cơ sở kế hoạch Bảo dưỡng và sửa chữa đã được duyệt, và sửa chữa đột xuất Các đơn vị quản lý thiết bị lập giấy đề nghị sửa chữa, cho từng thiết bị gửi về bộ phận có chức năng sửa chữa để tổng hợp và xem xét theo biểu mẫu SOP–SVP-EGD06– FORM03.

(5) Tổ sửa chữa tổng hợp; khảo sát và có phương án sửa chữa.

(6) Các thiết bị đã được xem xét cần phải chi phí vật tư đều phải lập biên bản kiểm tra tình trạng hư hỏng theo SOP-SVP-EGD06-FORM04.

(7) Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng của Công ty, thiết bị cần Sửa chữa có thể đề nghị thuê ngoài hay tự làm, thuê ngoài và thực hiện theo đề xuất vật tư.

(8) Tự làm lập đề nghị cung cấp vật tư theo Quy trình quản lý, tiếp nhận cấp phát thu hồi vật tư (SOP-SVP-EGD07). lOMoARcPSD|39269578

(9) Trình Giấy đề nghị đề xuất vật tư lên Ban Giám đốc hoặc người được ủy quyền.

(10) Phòng Kỹ Thuật cung cấp vật tư theo quy trình Quy trình quản lý, tiếp nhận cấp phát thu hồi vật tư Đơn vị sửa chữa nhận vật tư và tiến hành sửa chữa.

(11) Thiết bị sau khi sửa chữa lập biên bản Kiểm tra, nghiệm thu, và bàn giao theo mẫu biểu SOP-SVP-EGD06-FM05 và tổng hợp vào biểu mẫu Bảng theo dõi kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc SOP-SVP-EGD06-FORM06.

(12) Các đơn vị quản lý thiết bị và sửa chữa lưu hồ sơ.

2.5.6 Lưu hồ sơ quản l礃Ā thiết bị máy móc

Mỗi thiết bị có một quyển sổ từ khi nhận thiết bị đến khi thanh lý cho mỗi bộ phận có liên quan.

STT Tên hồ sơ Mã hiệu Bô ̣ phận lưu giữ

Bản giấy a Danh mục thiết bị và máy móc

SOP-SVP-EGD06- FORM01 Đội QLTB,

Bộ phận liên quan x x 3 năm b Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa

SOP-SVP-EGD06- FORM02 Đội QLTB,

Bộ phận liên quan x x 3 năm c Giấy đề nghị sửa chữa

SOP-SVP-EGD06- FORM03 Đội QLTB,

Bộ phận liên quan x x 3 năm d Biên bản kiểm tra kỹ thuật trước sửa chữa

SOP-SVP-EGD06- FORM04 Đội QLTB,

Bộ phận liên quan x x 3 năm e Biên bản kiểm tra nghiệm thu, bàn giao

SOP-SVP-EGD06- FORM05 Đội QLTB,

Bộ phận liên quan x x 3 năm f Bảng theo dõi kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng

SOP-SVP-EGD06- FORM06 Đội QLTB,

Bộ phận liên quan x x 1 năm

2.5.7 Bảo dưỡng thiết bị, máy móc

2.5.7.1 Bảo dưỡng các phương tiện xếp dỡ vận chuyển, máy phát điện.

Chu k礃 kiểm tra bảo dưỡng c愃Āc phươg tiện xếp dỡ vận chuyển như sau:

- Kiểm tra bảo dưỡng sau 200 giờ làm việc;

- Kiểm tra bảo dưỡng sau 600 giờ làm việc;

- Kiểm tra bảo dưỡng sau 1.200 giờ làm việc;

(Thực hiện hàng ngày, sau mỗi ca làm việc)

- Vệ sinh thiết bị sạch sẽ;

- Kiểm tra và bổ sung dầu động cơ, nước làm mát, nước ắc quy nếu thiếu;

- Bơm mỡ vào tất cả các vũ mỡ;

- Thổi sạch bầu lọc gió;

- Kiểm tra xiết chặt các mối ghép bu lông, êcu, khớp nối v.v.v;

- Kiểm tra và bổ sung dầu trợ lực lái, dầu côn, dầu phanh nếu thiếu;

- Kiểm tra công tắc, tiếp điểm, nước ắc quy;

- Thay thế bu lông, êcu, bóng đèn và các chi tiết nhỏ bị hư hỏng;

Bảo dưỡng sau 200 giờ làm việc (tương đương1000 km):

- Rửa lọc nhiên liệu, lọc nhớt, lọc khí;

- Bơm mỡ các hệ thống;

- Kiểm tra và bổ sung dầu: cầu, hộp số, phanh, côn;

- Rửa và tra dầu xích nâng (nếu có);

- Kiểm tra cáp cẩu và bôi trơn các con lăn;

- Xả nước thùng nhiên liệu.

Bảo dưỡng cấp 1: (Thực hiện sau 3.000 km xe chạy hoặc 600 giờ làm việc) a Phần động cơ.

Làm các công việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ thường xuyên, ngoài ra làm các công việc sau:

- Tháo thay lọc dầu máy, lọc nhiên liệu;

- Kiểm tra điều chỉnh dây đai;

- Kiểm tra điều chỉnh xupáp;

- Kiểm tra cân lại bơm cao áp, kim phun, điều chỉnh khe hở bu ri. lOMoARcPSD|39269578 b Phần gầm hoặc bộ phận công tác.

- Bảo dưỡng may ơ, điều chỉnh phanh, độ chụm bánh xe;

- Kiểm tra, bổ sung dầu hộp số, hộp truyền động nếu thiếu;

- Kiểm tra các vòng bi, điều chỉnh bộ ly hợp;

- Kiểm tra hệ thống bánh tỳ, lò xo căng xích của hệ di chuyển bánh xích; c Hệ thống điện.

- Tháo bảo dưỡng hệ thống máy phát nạp ắc quy;

- Kiểm tra các tiếp điểm điện, rơ le, công tắc, áp tô mát, khởi động từ v.v;

- Kiểm tra ắc quy, đổ thêm nước, sửa đầu cốt. d Định mức nhiên liệu và nhân công.

Tổ sửa chữa chịu trách nhiệm tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ thiết bị theo kế hoạch bảo dưỡng định kỳ Máy móc thiết bị đến kỳ hạn bảo dưỡng, Tổ sữa chữa kết hợp với đội Thiết bị và Thợ vận hành lập Biên bản kiểm tra kỹ thuật trước sửa chữa và Giấy đề xuất vật tư trình phòng Kỹ Thuật và Tổng Giám đốc phê duyệt.

Bảo dưỡng cấp 2: (thực hiện sau 2 lần bảo dưỡng cấp 1, hay 6.000 km xe chạy,

1200 giờ làm việc) a Phần động cơ Làm các công việc bảo dưỡng cấp 2, ngoài ra làm các công việc sau:

- Tháo kiểm tra bạc biên, bạc baliê, xéc măng và xử lý sự cố;

- Thay thế bộ lọc thô, lọc tinh nhiên liệu;

- Kiểm tra toàn bộ máy, thay dầu máy, rà lại xupáp;

- Xúc rửa két nước, xử lý sự cố nếu có. b Phần gầm hoặc bộ phận công tác.

- Kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ moayơ, phanh, các đăng, cầu chủ động;

- Kiểm tra xúc rửa, thay dầu hộp số;

- Tháo bảo dưỡng bôi trơn toàn bộ hệ thống nhíp, giảm xóc, bánh tỳ, bánh sao, bánh dẫn hướng, hệ căng xích;

- Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng nếu có ở hệ thống dẫn khí, hệ thống bôi trơn, đường dầu thuỷ lực;

- Kiểm tra các xilanh thuỷ lực, tháo thay phớt ở những xilanh có rò rỉ dầu;

- Tháo bảo dưỡng hệ thống lái. c Hệ thống điện.

Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng của hệ thống điện và hệ thống điều khiển là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống Các thành phần quan trọng cần được kiểm tra thường xuyên bao gồm rơ le, công tắc, áp tô mát, khởi động từ, đèn còi, van điện khí và van điện thủy lực Bằng cách kịp thời phát hiện và khắc phục sự cố, doanh nghiệp có thể tránh được các nguy cơ mất an toàn, tiết kiệm chi phí sửa chữa và duy trì hiệu suất hoạt động tối ưu của hệ thống.

- Tháo kiểm tra bảo dưỡng toàn bộ hệ thống máy phát, nạp;

- Xúc rửa ắc quy, thay nước và nạp lại;

- Kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của hệ thống điều khiển. d Phần khung sườn, vỏ máy.

- Gò nắn lại những chỗ cong vênh;

- Hàn vá thay những chỗ bị nứt gãy;

- Làm vệ sinh và sơn lại những chỗ mới sửa. e Định mức nhiên liệu và nhân công.

Tổ sửa chữa chịu trách nhiệm tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ thiết bị theo kế hoạch bảo dưỡng định kỳ Máy móc thiết bị đến kỳ hạn bảo dưỡng, Tổ sửa chữa kết hợp với Đội sản xuất và thợ vận hành lập biên bản kiểm tra kỹ thuật trước sửa chữa và giấy đề xuất vật tư trình phòng KHĐT và Tổng Giám đốc phê duyệt.

Sửa chữa lớn: Thực hiện sau 50.000 km xe chạy hoặc sau 2.400 giờ hoạt động:

Kinh phí sửa chữa được thực hiện theo các quy định: Đối với những sửa chữa lớn, căn cứ vào thực tế có thể giao cho Tổ sửa chữa thực hiện hoặc có thể thuê ngoài Các khoản chi phí được áp dụng theo các quy định liên quan.

+ Trường hợp giao cho Tổ sửa chữa chịu trách nhiệm tổ chức sửa chữa lớn: Cán bộ kỹ thuật tổ sửa chữa phối hợp với Nhân viên kỹ thuật vật tư lập Biên bản kiểm tra trước sửa chữa và dự trù vật sửa chữa máy móc thiết bị trình Phụ trách phòng Kỹ thuật và Tổng Giám đốc phê duyệt.

+ Đối với thiết bị sửa chữa bên ngoài: Nhân viên kỹ thuật vật tư liên hệ với Xưởng sửa chữa bên ngoài tiến hành lập Biên bản trước sửa chữa, dự trù vật tư, hợp đồng sửa chữa trình Phụ trách phòng Kỹ Thuật và Tổng Giám đốc phê duyệt Nhân viên kỹ thuật quản lý thiết bị cùng nhân viên vận hành giám sát toàn bộ quá trình sửa chữa thiết bị.

2.5.6.2 Bảo dưỡng thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Các thiết bị PCCC bao gồm:

- Hệ thống họng nước cứu hỏa, vòi, lăng phun;

- Hệ thống bình cứu hỏa;

- Hệ thống báo cháy; lOMoARcPSD|39269578

- Các dụng cụ khác: cát, xẻng, câu liêm v.v.

Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hàng quý.

CÁC DỊCH VỤ HÀNG HẢI KHÁC (ĐẠI LÝ TÀU BIỂN)

KHÁI NIỆM

Là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm các công việc:

- Thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng;

- Ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên;

- Ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương;

- Cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển;

- Dịch vụ liên quan đến thuyền viên, thu, chi, các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu;

- Giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ liên quan đến tàu biển.

CHỨC NĂNG

Đại lý tàu biển là tổ chức đại lý nhận sự ủy thác của hãng tàu, của người khai thác con tàu và có những chức năng sau:

- Làm mọi thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước, có thẩm quyền cho tàu vào cảng và rời cảng theo đúng quy định của pháp luật.

- Thu xếp tàu lai dắt, hoa tiêu dẫn tàu, bố trí cầu bến, nơi neo đậu để thực hiện việc xếp dỡ hàng, đưa đón hành khách lên xuống.

- Thu xếp và điều chỉnh các công tác thương vụ hàng hóa như:

+ Xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải hàng hóa

+ Kiểm tra giám sát, cân đo hàng hóa

+ Thu xếp việc khởi hàng vào kho

+ Thu xếp việc đúng gói, sữa chửa bao bì hư hỏng, rách nát.

+ Điều đình việc bồi thường hàng hóa bị hư hỏng, mất mát nhầm lẫn.

- Kí kết các hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng xếp dỡ hàng hóa, làm thủ tục giao nhận tàu, cho thuê, làm thủ tục gửi hàng, lưu khoáng tàu,nhận hàng.

- Môi giới thuê tàu, mua tàu và bán tàu. lOMoARcPSD|39269578

- Thu xếp các hoạt động cung ứng tàu biển tại cảng:

+ Sữa chữa khám nghiệm tàu

+ Kiểm nghiệm khoang tàu cho việc xếp hàng

+ Làm thủ tục khử trùng vệ sinh hầm hàng

Các nhà môi giới cung cấp thực phẩm, nước ngọt, nhiên liệu, dầu nhờn và vật tư cho tàu biển theo nhu cầu Họ cũng bán vé hành khách, hỗ trợ làm thủ tục xuất nhập cảnh cho hành khách và hành lý, đảm bảo quá trình vận hành tàu thuận lợi.

- Công tác phục vụ thuyền viên:

+ Làm thủ tục cho thuyền viên lên bờ tham quan, chữa bệnh.

+ Làm thủ tục hồi hương, thay đổi chức danh, thuyên chuyển thủy thủ.

+ Chuyển thư từ, điện tín, bưu kiện, quà cho thủy thủ.

+ Điều đình công tác cứu trợ, cứu nạn cho tàu biển và thanh toán thù lao cho việc hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ.

+ Thực hiện các thủ tục liên quan đến việc tranh chấp hàng hải,

+ Giúp đỡ mọi giao dịch giữa tàu với cảng, với chủ hàng, trong thời gian đỗ tại cảng.

+ Đại diện cho chủ tàu giao dịch với chủ hàng, cơ quan nhà nước và cảng để giải quyết những vấn đề liên quan đến hãng tàu Đại lý tàu biển có thể nhận làm các công việc khác có liên quan đến hoạt động của tàu theo những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận với nhau.

Người đại lý tàu biển đang đa dạng hóa cung cấp dịch vụ Họ đảm nhận nhiều vai trò, từ đại lý chủ tàu, đại lý tìm hàng đến đại lý thuê tàu, mua bán tàu Với kiến thức toàn diện, đại lý tàu biển thực hiện đầy đủ công việc của chủ tàu, bao gồm cả dịch vụ đại lý thông thường.

NHIỆM VỤ

- Chăm sóc và bảo vệ chu đáo các quyền lợi của chủ tàu:

+ Người ủy thác đã tin tưởng và giao cho đại lý tàu biển đại diện thường trực cho mình ở cảng sở tại Vì vậy, đại lý tàu biển phải cần mẫn một cách hợp lý để chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của họ Chính vì vậy, chăm sóc bảo vệ quyền lợi của chủ tàu cũng chính là bảo vệ quyền lợi của chính mình.

+ Do đó, đại lý thay mặt cho người chủ tàu ký kết với người thứ ba với nguyên tắc là: vì người ủy thác, để đảm bảo tính hợp pháp cho tàu và tiết kiệm chi phí cho người ủy thác.

+ Đại lý tàu biển còn thể hiện thái độ chân thành của mình với người ủy thác để bảo mật thông tin quan trọng mà người ủy thác không muốn tiếc lộ nhằm bảo đảm tính cạnh tranh.

- Chấp hành các yêu cầu, chỉ dẫn, chỉ thị của chủ tàu:

+ Đại lý tàu biển là người đại diện của chủ tàu, thay mặt chủ tàu ở cảng sở tại, nên nhất thiết phải chấp hành các yêu cầu và các chỉ dẫn của chủ tàu trong suốt quá trình thực hiện công việc được ủy thác, để nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ tàu.

Ngoài việc tuân thủ các yêu cầu trong hợp đồng đại lý tàu biển, đại lý tàu biển phải chấp hành những yêu cầu và chỉ dẫn phù hợp với pháp luật của chủ tàu Điều này giúp họ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc Đặc biệt, đối với những vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của người ủy thác, đại lý tàu biển phải xin ý kiến trước khi thực hiện.

Nhanh chóng thông báo cho chủ tàu về các sự kiện có liên quan đến công việc được ủy thác:

Đại lý tàu biển có vai trò cung cấp thông tin về các thông lệ và quy định địa phương, điều kiện làm việc tại cảng cho người ủy thác Dựa trên những thông tin này, người ủy thác có thể ra quyết định về hoạt động của tàu Đại lý tàu biển cũng có trách nhiệm thông báo thường xuyên cho người ủy thác về tiến độ công việc, đặc biệt là các sự cố phát sinh để cùng tìm ra giải pháp xử lý kịp thời.

+ Ngoài việc thông báo cho hãng tàu sẽ giúp nắm được tình hình hoạt động của từng đại lý, từng chuyến hàng, để có phương án kinh doanh thích hợp, tạo niềm tin cho hãng tàu về hoạt động của đại lý tàu biển.

PHÂN LOẠI

- Căn cứ và đối tượng mà đại lý phục vụ:

+ Đại lý tàu chợ (Liner’s agent): phục vụ cho những tàu chạy trên những tuyến đường nhất định và theo một lịch trình cụ thể Vì vậy công tác đại lý cho những loại tàu này là khá ổn định và mang tính kế hoạch cao. lOMoARcPSD|39269578

+ Đại lý tàu chuyến (Tramp’s agent): phục vụ cho những tàu không chạy theo một lịch trình cụ thể, không cập cảng nhất định Vì vậy công tác đại lý cho tàu này phức tạp hơn so với đại lý tàu chợ.

+ Đại lý tàu khách, tàu quân sự: phục vụ cho tàu khách, tàu quân sự đến cảng với mục đích du lịch, giao lưu văn hóa, chính trị, xã hội.

- Căn cứ vào người chỉ định:

+ Đại lý tàu biển do người thuê tàu chỉ định (Shipagent nominated by charterer). + Đại lý tàu biển do chủ tàu chỉ định (Shipagent nominated by shipower)

+ Đại lý tàu biển là chức năng bảo hộ (Protecting Agent): bảo vệ quyền lợi của chủ tàu khi mà quyền chỉ định đại lý phục vụ thuộc về người thuê tàu.

+ Đại lý phụ (Sub Agent): do đại lý chính chỉ định làm đại lý hiện trường.

QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ TẠI CẢNG

3.5.1 Công tác giữa tàu và đ愃⌀i l礃Ā

* Cung cấp thông tin về cảng cho thuyền trưởng:

- Thông tin vị trí chính xác trạm hoa tiêu

- Độ sâu mực nước tối thiểu

+ Có bao nhiêu cầu cảng

+ Chiều dài, phao neo của mỗi cầu cảng

+ Cơ sở quay, đường kính, độ sâu

+ Chiều cao từ mực nước đến mặt cầu tàu

* Thuyển trưởng cung cấp thông tin cho đại lý:

- Tên, quốc tịch, hô hiệu, nơi đăng kí, và tên chủ tàu.

- Chiều dài, rộng, cao, của mớn nước khi tàu đến cảng

- Tổng dung tích, trọng tải toàn phần, số lượng và loại hàng hóa chở (GT/NT, DWT)

- Số thuyền viên, hành khách, người khác đi theo tàu

- Thời gian dự kiến tàu đến cảng (ETA)

+ Đối với các loại tàu thuyền: chậm nhất là 8 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng. + Đối với tàu lần đầu đến cảng: chậm nhất là 24 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng.

* Tạo hồ sơ cho tàu:

- Bước 1: Tạo bộ hồ sơ thông tin tàu.

- Bước 2: Tạo hồ sơ nhập cảnh/xuất cảng, đến, đi,….

- Bước 3: Điền thông tin liên quan đến tàu, chuyến đi, hàng hóa theo các yêu cầu trong hồ sơ.

- Bước 4: Kiểm tra lại thông tin

- Bước 5: Dùng chữ kí số đẩy bộ hồ sơ Sau khi thành công sẽ tự động được phân chia về các cơ quan cơ quan liên quan.

3.5.2 Công tác của đ愃⌀i l礃Ā trước khi tàu đến cảng

Đại lý thông báo cho cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thông báo cho các tổ chức liên quan biết thông tin về việc tàu thuyền nhập cảnh để thực hiện thủ tục Từ đó, các tổ chức liên quan sẽ phối hợp triển khai điều động, tiếp nhận tàu theo đúng quy trình và tránh tình trạng ùn tắc tại cảng.

+ Cảng vụ hàng hải xử lý, giải quyết hồ sơ đối với tàu thuyền, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên và là cơ quan quyết định cuối cùng cho tàu thuyền nhập cảnh;

+ Hải quan cửa khẩu xử lý, giải quyết hồ sơ đối với hàng hóa, hành lý, nguyên, nhiên vật liệu trên tàu;

+ Biên phòng cửa khẩu xử lý, giải quyết hồ sơ đối với thuyền viên, hành khách, người đi theo tàu, người trốn trên tàu và người lên, xuống tàu;

Kiểm dịch y tế và kiểm dịch động vật là các khía cạnh quan trọng trong phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Kiểm dịch y tế tập trung xử lý các hồ sơ liên quan đến dịch bệnh ở người, trong khi kiểm dịch động vật xử lý các hồ sơ liên quan đến động vật trên tàu Bằng cách áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, cả kiểm dịch y tế và kiểm dịch động vật đều góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.

+ Kiểm dịch thực vật xử lý, giải quyết hồ sơ đối với thực vật chở trên tàu.

3.5.3 Tiếp nhận tàu cập cảng Đại lý nhận được thông báo của người ủy nhiệm về ngày, giờ tàu đến địa điểm đoán hoa tiêu, đại lý thực hiện các công việc sau:

- Căn cứ vào loại tàu, cỡ tàu, loại hàng hóa, cầu cảng, sắp xếp vị trí neo thích hợp để tàu vào cảng bốc dỡ hàng hóa lOMoARcPSD|39269578

- Thông báo cho bộ phận điều động cảng sắp xếp cầu bến cho tàu và báo cho cảng vụ chi tiết về tàu, thời gian dự kiến tàu đến, mục đích tàu đến.

- Thông báo và làm theo yêu cầu của hoa tiêu để dẫn tàu vào cảng để chuẩn bị thủ tục cần thiết tiếp theo.

- Yêu cầu tàu lai dắt, để đưa tàu vào cảng tránh tình trạng đâm va với đá ngầm, phao, cầu cảng, tàu thuyền đánh cá.

- Thông báo chủ hàng và các bên liên quan lên kế hoạch làm hàng để chuẩn bị.

- Khai báo qua mạng tất cả theo yêu cầu của hoa tiêu, cảng vụ, biên phòng, kiểm dịch.

- Chuẩn bị sơ đồ làm hàng, vận đơn hàng hóa, lượt khai hàng hóa nếu là hàng xuất và lệnh giao hàng nếu là hàng nhập, chỉnh sửa vận đơn nếu có sai sót hoặc khác biệt.

- Chuẩn bị thể đi bờ cho thuyền viên nếu có yêu cầu.

- Chuẩn bị thẻ xuống tàu cho đại lý viên, những người liên quan đến việc làm hàng.

- Chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ sau:

+ Bản khai chung khi tàu đến (l).

+ Bản khai dụng cụ cấm dùng (3).

+ Giấy khai báo y tế hàng hải (4).

+ Danh sách 10 cảng tàu đã ghé trước đó (6).

+ Bảng khai hành lý thuyền viên (8).

+ Danh sách thiết bị đồ dùng của tàu (9).

+ Danh sách hàng trong kho (10).

- Yêu cầu của tàu để chuẩn bị cung cấp cho tàu.

- Thông báo sẵn sàng để báo cho chủ hàng.

Hình 3.1 Hình ảnh v bản khai chun lOMoARcPSD|39269578

Hình 3.2 Hình ảnh danh sách thuyn viên

* Các giấy tờ lấy từ tàu:

- Giấy chứng nhận cấu trúc an toàn.

- Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị đi biển.

- Giấy chứng nhận mớn nước chuyên chở.

- Giấy chứng nhận an toàn thiết bị vô tuyến

- Giấy chứng nhận an toàn thiết bị chống ô nhiễm dẫu.

- Giấy chứng nhận đi biển đối với tàu Việt Nam.

- Tài liệu về sự tuân thủ.

- Giấy phép các đài tàu biển.

- Chứng nhận bảo hiểm PNI.

- Giấy chứng nhận diệt chuột và miễn diệt chuột.

- Giấy chứng nhận khử trùng.

- Giấy chứng nhận trách nhiệm dân sự ô nhiễm dầu - nếu là tàu dầuGiấy chứng nhận an toàn cho tàu khách – nếu là tàu khách.

- Giấy chứng nhận an toàn tàu quốc tế.

- Giấy phép rời cảng cuối cùng.

- Hộ chiếu thuyền viên và sổ thuyền viên.

* Khi tàu cập vào cảng làm các thủ tục:

- Sau khi thuyền trưởng ký giấy tờ thì đại lý chia ra 5 bộ hồ sơ.

+ Nộp cho Cảng vụ: Gồm (1), (3), (5), (6), Giấy phép rời cảng cuối cùng và xuất trình 17 loại giấy tờ lấy từ tàu, bằng cấp, chứng chỉ của thuyền viên.

+ Làm việc với Hải quan: Gồm (1), (2), (3), (5), (6), (7), (8), (9), (10).

+ Làm việc với Kiểm dịch y tế: (1), (3), (4), (5), (6), (11) (nếu đã làm tại vị trí neo thì không cần phải làm tại văn phòng cảng vụ).

+ Công an biên phòng: (1), (3), (5), (6) Sổ thuyền viên, Passport.

+ Kiểm dịch thực vật, động vật làm nếu có thì cần làm trước ngoài neo.

- Sau đó, tất cả các bộ hồ sơ nộp tại văn phòng cảng vụ.

* Các nghiệp vụ theo dõi tàu: lOMoARcPSD|39269578

- Sau khi hoàn thành thủ tục, đại lý tiến hành ngay các bước làm hàng, nếu nhập hàng thì phải giao cho chủ hàng đã chuẩn bị sẵn giấy báo, vận đơn, sơ đồ hầm hàng. Khi tàu rời cảng được người gửi hàng và chủ tàu xác nhận trước khi ký phát.

- Đại lý sẽ ghi chép nhật ký làm hàng mỗi ngày để báo cáo cho người ủy nhiệm.

- Đại lý sẽ là người thực hiện các yêu cầu của tàu như cung ứng thực phẩm, vật tư, thay đổi thuyền viên cũng như các yêu cầu khác

- Đại lý phải gửi báo cáo cho người uỷ nhiệm 2 lần mỗi ngày lúc 08h00 sáng và khoảng 16h00 chiều.

Dưới đây là các mẫu biên bản thông báo tiếp nhận tàu ở cảng:

CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUỐC TẾ NAM VÂN PHONG

Số 09 đường QL 26B, TDP Mỹ Á, P Ninh Thủy, Thị xã Ninh Hòa,

THÔNG BÁO TIẾP NHẬN TÀU

Kính gửi: CẢNG VỤ HÀNG HẢI NHA TRANG ĐẠI DIỆN CẢNG VỤ HÀNG HẢI NHA TRANG TẠI VÂN PHONG CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN

To - Maritime Administration of Nha Trang

- Representative of Nha Trang Maritime Administration at Van Phong - Concermed Parties

Căn cứ yêu cu ngày……… của đ愃⌀i l礃Ā / chủ tàu ………

( Base on the order dated ) (from ship's agent / owner )

Cảng NAM VÂN PHONG chấp nhận cho (những) tàu sau được cập cu:

SOUTH VAN PHONG Port accepts berthing of following vessel(s):

Trân tr O ̣ng kính chào.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Đô ̣c lập - Tự do - H愃⌀nh phúc

THÔNG BÁO TÀU ĐẾN CẢNG NOTICE OF ARRIVAL OF VESSEL AT THE PORT

Tên và loại tàu: HOKUETSU

Name and type of ship

Cảng đến Port of arrival

Thời gian đến Time of arrival

Tên thuyền trưởng Name CLETO WILLIAM SANTOS

Cảng rời cuối cùng/cảng đích:

Last port of call/port of destination

Giấy chứng nhận đ ăng ký (Số, ngày cấp, cảng)

Certificate of registry ( Number, date of issue, and Port)

Tên và địa chỉ của chủ tàu Name and address of the shipowners Owner: STEVEN LINE CO., LTD - Vanuatu Charterer /Operator: Nippion Yusen Kaisha (NYK Line Japan)

Mớn nước Draft F/A: 6.25m/ 7.78m Tổng dung tích

Trọng tải toàn phần DWT 60527 Đại lý của chủ tàu tại Việt Nam (nếu có)

NOVA MARINE SERVICES CO., LTD

Mục đích đến cảng: XẾP HÀNG (LOADING)

Số lượng và loại hàng hóa vận chuyển trên tàu Quantity and types of cargoes on board NIL lOMoARcPSD|39269578

Số hành khách Number of passengers Nil

Những người khác trên tàu

Khánh Hòa, ngày 08 tháng 04 năm 2023

Thuyn trưởng (hoặc đ愃⌀i l礃Ā)

Hình 3.3: Mẫu thông báo tàu đến lOMoARcPSD|39269578

3.5.4 Khi tàu neo đậu t愃⌀i Cảng

Sau khi tàu cập cảng, đại lý lên tàu giúp thuyền trưởng khai các tờ khai của tàu và thu thập các giấy tờ mà họ phải xuất trình để cơ quan chức năng làm thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định tại Nghị định 160/2003/NĐCP trình bày hoặc nộp hồ sơ được quy định trong Nghị định 160/2003/NĐCP.

Khi hoàn thành xong, đại lý thông báo cho thuyền trưởng kế hoạch làm hàng dự kiến, điều kiện thời tiết địa phương, tình hình an ninh, hải quan Thông quan hàng hóa, các quy định của địa phương và hải quan Sau khi hoàn thành thủ tục nhập tàu, đại lý cần làm ngay việc đôn đốc, chắp mối cho việc làm hàng để khớp hàng thông quan càng sớm càng tốt, đặc biệt lưu ý luôn có mặt trên tàu trong khi tàu đang chuẩn bị bốc hàng để đối phó với các vấn đề có thể xảy ra có thể làm trì hoãn việc bắt đầu làm hàng từ thuyền.

Trong thời gian này, nhiều tác vụ được thực hiện đồng thời, chẳng hạn như: Kiểm soát hàng hóa, hầm hàng, thiết kế, hoạt động trinh sát, kiểm tra rất dễ xảy ra sai sót, vì vậy sự có mặt của một đại lý để hỗ trợ giải pháp là rất cần thiết.

Trong quá trình tàu làm hàng thì đại lý phải luôn báo cáo tình hình cho thân chủ, bao gồm các thông tin sau:

- Hoạt động của tàu cùng với mốc thời gian.

- Dự kiến bản kế hoạch làm hàng.

- Arival conditions: Arrival draft, Remaining on board.

Quá trình đăng ký giờ tàu trong thời gian đóng phải thực hiện tối thiểu một lần/ngày vào buổi sáng Báo cáo hàng ngày cần phản ánh đầy đủ quá trình sản xuất ngày hôm trước, bao gồm: số máng, năng suất từng ca sản xuất trong ngày, thời gian dành cho việc sản xuất hàng hóa, các sự kiện và tình huống phát sinh Đại lý cần theo dõi chặt chẽ và lập bản SOF nhằm ghi lại toàn bộ hoạt động thực tế của tàu từ khi tới trạm hoa tiêu đến lúc rời bến Đây là tài liệu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên tham gia hợp đồng thuê tàu, nên đại lý cần bảo đảm ghi chép trung thực, khách quan các tình tiết liên quan.

Hồ sơ xếp dỡ hàng hóa phải phản ánh đầy đủ tất cả các sự kiện xảy ra trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, chẳng hạn như: Số ca, số đoạn dốc, thời gian xả và lý do gián đoạn.Tại cảng, đại lý thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau do chủ tàu giao, chẳng hạn như:

- Cung cấp nước, nhu yếu phẩm, kho dự trữ hoặc chuyển các tài liệu để nhận được xác nhận của tàu khi công việc đã được thực hiện, như bằng chứng thanh toán và bằng chứng rằng người đại diện đã hoàn thành nghĩa vụ của mình Đối với những cảng mà tàu ra vào cầu phụ thuộc vào thủy triều hoặc thời tiết, đại lý cần theo dõi chặt chẽ việc làm hàng để đôn đốc hoàn thành kịp thời việc làm hàng và điều chỉnh thời gian hoạt động của tàu làm hàng sao cho phù hợp nhất đạt được tàu tránh phải chờ đợi, sau khi các sản phẩm được hoàn thành.

- Tổ chức cho thuyền viên đi tham quan du lịch, khám chữa bệnh;

- Cho thuyền viên cũ nghĩ phép tiếp nhận thuyền viên mới;

- Mua cho tàu những vật phẩm cần thiết;

- Theo dõi chặt chẽ việc thanh toán chi phí;

- Cung cấp phương tiện đi lại cho các thuyền viên;

- Cấp giấy phép đi lại khi các thuyền viên muốn lên bờ;

* Chuẩn bị cho tàu rời cảng

- Đại lý nhận thực hiện các công việc cần thiết sau:

+ Thông báo cho điều độ cảng đề sắp xếp cầu bến cho tàu.

+ Thông báo cho cảng vụ chi tiết tàu, thời gian dự kiến tàu rời cảng.

+ Thông báo và làm yêu cầu hoa tiêu để dẫn tàu rời cảng, làm việc với hoa tiêu để biết chắc thời gian nào hoa tiêu có thể đưa tàu rời cảng để chuẩn bị các thủ tục cần thiết tiếp theo.

+Yêu cầu tàu lai dắt để đưa tàu rời cảng.

+ Thông báo chủ hàng, các bên liên quan lên kế hoạch làm hàng.

+ Khai báo qua mạng tất cả các yêu cầu của cảng vụ, công an biên phòng, hải quan, kiểm dịch.

+ Chuẩn bị sơ đồ làm hàng, vận đơn hàng hóa, lượt khai hàng hóa nếu là hàng xuất và lệnh giao hàng nếu là hàng nhập.

Ngày đăng: 31/07/2024, 17:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Trang web chính của Công ty cổ phần Cảng Quốc tế Nam Vân Phong http://www.svpp.vn/ Link
[2] Hướng dẫn công tác xếp dỡ hàng hóa , Lưu hành nội bộ tại Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Nam Vân Phong Khác
[3] Quản lý tàu lai dắt tại cảng Nam Vân Phong Khác
[4] Vận hành và sữa chữa hệ động lực tàu, Tài liệu từ tàu lai SEA BOXER 2 Khác
[5] Hồ Đức Tuấn, Bài giảng Đại lý tàu biển và giao nhận hàng hóa (2019), Lưu hành nội bộ, Đại học Nha Trang Khác
[6] Nguyễn Thái Vũ, Giám định hàng hải (2019), Lưu hành nội bộ, Đại học Nha Trang Khác
[7] Quản lý trang thiết bị kỹ thuật, Lưu hành nội bộ Cảng Nam Vân Phong Khác
[8] Bộ luật Hàng hải Việt Nam (2015) của Chính Phủ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w