1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch tại hà nội

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Phát triển các mô hìnhKTTH để sử dụng hiệu quả đầu ra quá trình sản xuất là một trong những nhiệm vụnhằm thực hiện định hướng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trườngBVMT

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI

Trang 2

Hà Nội - 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do chính bản thân hoàn thành Cáctài liệu tham khảo, số liệu thống kê được sử dụng trong khoá luận có nguồn trích dẫnđầy đủ và trung thực Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhàtrường

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2024 Học viên

Hoàng Phan Tuấn Minh

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, quý thầy cô Khoa Sau đại học, Khoa Kinh tế quốc tế cùng toàn thể các thầy cô trong Trường đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học cũng như đề án tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế quốc tế này

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Lý Hoàng Phú, người đã dànhnhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình cho tôi trong quá trìnhthực hiện luận văn này

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2024 Học viên

Hoàng Phan Tuấn Minh

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU 1DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2PHẦN MỞ ĐẦU 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦNHOÀN TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 10

Trang 4

1.1 Cơ sở lý thuyết về kinh tế tuần hoàn 10 1.1.1.

Khái niệm kinh tế tuần hoàn 10 1.1.2 Vaitrò của kinh tế tuần hoàn 13 1.1.3 Các

nguyên tắc và mô hình kinh tế tuần hoàn cơ bản 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀNTRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI HÀ NỘI 39 2.1 Kháiquát tình hình phát triển ngành du lịch và triển khai kinh tế tuần hoàn tại HàNội 39 2.1.1 Tình hìnhphát triển ngành du lịch tại Hà Nội 39 2.1.2 Tình hình triển khaikinh tế tuần hoàn tại Hà Nội 42 2.2 Phân tích các mô hình kinh tếtuần hoàn trong lĩnh vực du lịch tại HàNội 49 2.2.1.Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong du lịch nghỉ dưỡng 49 2.2.2 Ứng dụngkinh tế tuần hoàn trong du lịch ẩm thực 54 2.2.3 Ứng dụng kinh tế tuầnhoàn trong du lịch sinh thái 61

2.3 Đánh giá tình hình ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực dulịch tại Hà Nội 65 2.3.1 Những

thành công đạt được 65 2.3.2 Một số tồn tại, hạn

chế 66 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI

PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀNTRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI HÀ NỘI 68 3.1 Định hướng phát triển kinhtế tuần hoàn và du lịch Hà Nội 68 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế tuần

hoàn tại Hà Nội 68 3.1.2 Định hướng phát triển du lịch tại Hà

Nội 70 3.2 Cơ hội và thách thức trong việc ứng dụng mô

Trang 5

hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch tại HàNội 71 3.2.1 Cơ hội trong việc ứng dụng

mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch tại HàNội 71 3.2.2 Thách thứctrong việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch tại Hà

Nội 73 3.3 Một số giải pháp đẩy

mạnh việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch tại HàNội 74 3.3.1 Đối với các doanh nghiệp du

lịch 74 3.3.2 Đối với cơ quan quản lý ngành du

lịch 76 KẾT

LUẬN 81 MỤCLỤC THAM KHẢO 82 PHỤ

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 1.1 So sánh Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn 11

Hình 1.2 Mô hình kinh doanh theo KTTH 19

Hình 1.3 Sơ đồ cánh bướm mô phỏng nguyên tắc KTTH 21

Hình 1.4 Mô hình du lịch tuần hoàn dành cho khách du lịch 27

Hình 1.5 Sơ đồ chuỗi giá trị trong du lịch 29

Hình 1.6 Mô hình kinh tế tuần hoàn ứng dụng vào du lịch 30

Hình 1.7 Hệ sinh thái du lịch tuần hoàn 31

Hình 2.1 Mô hình “cánh bướm” KTTH trong dịch vụ lưu trú 50

Hình 2.2 Mong muốn và mức độ sẵn sàng hành động của người tiêu dùng đối với dịch vụ lưu trú tuần hoàn 54

Hình 2.3 Vòng tuần hoàn của sản phẩm trong du lịch ẩm thực 56

Hình 3.1 Cấu trúc bộ tiêu chí BVMT đối với cơ sở ăn uống 79

Hình 3.2 Cấu trúc bộ tiêu chí BVMT đối với cơ sở bán hàng lưu niệm 80

Hình 3.3 Cấu trúc bộ tiêu chí BVMT đối với cơ sở vui chơi giải trí 80

Bảng 1.1 Phân loại du lịch 23

Bảng 2.1 Thống kê dữ liệu khảo sát người tiêu dùng trong ý thức và hành động hướng tới DLTH (đơn vị: %) 60

Trang 6

1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

2

PHẦN MỞ ĐẦU i Tính cấp thiết của đề tài

Trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên (TNTN) đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môitrường và biến đổi khí hậu, chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang là một xuhướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi chính những lợi ích về kinh tế vàmôi trường Thực hiện KTTH đang được xem là một đòn bẩy quan trọng để đạt đượccác mục tiêu của chính sách như: tạo ra tăng trưởng kinh tế, việc làm và giảm tác độngmôi trường, thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) Phát triển các mô hìnhKTTH để sử dụng hiệu quả đầu ra quá trình sản xuất là một trong những nhiệm vụnhằm thực hiện định hướng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường(BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội2021 – 2030 của Việt Nam

Du lịch không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội mà còn mang giá trị xãhội cho Việt Nam Với nhiều lợi thế như điều kiện tự nhiên thuận lợi và đa dạng, vănhóa phong phú, cơ sở vật chất (CSVC) về giao thông và lưu trú hiện đại, du lịch HàNội ngày càng phát triển với nhiều loại hình hấp dẫn, mang lại những trải nghiệm mớimẻ cho du khách cùng nguồn thu lớn cho thành phố (TP) Bên cạnh những lợi ích đó,hoạt động du lịch cũng là một trong những ngành có lượng xả thải lớn nhất, chủ yếukhai thác nguồn TNTN, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của Hà Nội.Chính vì thế, Hà Nội đang tìm kiếm, áp dụng giải pháp KTTH vào hoạt động du lịchnhằm bảo tồn tự nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường, phát triển du lịch theo hướng bềnvững

“Du lịch tuần hoàn” (DLTH) là một khái niệm mới, có thể hình dung là mộtchuỗi cung ứng, hoạt động, trải nghiệm khép kín, có tính liên hoàn, bổ sung cho nhau.Kinh tế tuần hoàn và phát triển du lịch bền vững có mục tiêu chung là bảo đảm sự bềnvững của hệ thống kinh tế và môi trường Mục tiêu cao hơn của DLTH là thông qua cácmô hình, sản phẩm giảm thiểu rác thải, phục hồi tài nguyên; chú trọng giảm thiểu tácđộng tiêu cực đến môi trường bằng việc sử dụng các phương thức sáng tạo nhằm tối đahóa vòng đời của tất cả những tài nguyên du lịch đã sử dụng… hướng đến du lịch xanhvà bền vững Có thể thấy, du lịch xanh, DLTH, hướng đến giá trị

3

bền vững là xu thế của ngành du lịch hậu đại dịch Covid-19 Thúc đẩy ứng dụng mô

Trang 8

hình KTTH trong du lịch được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện thành công vàmang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế và môi trường Yếu tố bền vững cũng phầnnào tác động tới quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú, du lịch và mangtới xu hướng du lịch sinh thái (DLST), du lịch hài hòa với thiên nhiên và cộng đồngdân cư bản địa sẽ là xu hướng chủ đạo trong tương lai Phát triển DLTH là giải pháp đểngành du lịch Hà Nội đóng góp vào mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, phát triển kinh tế bềnvững của cả quốc gia Trong lĩnh vực du lịch, khái niệm này mới chỉ được thấy quahình thức DLST và các hoạt động đơn lẻ tại một số khách sạn, nhà hàng, quán café haynhững điểm tham quan chứ chưa được triển khai đồng bộ và xây dựng mô hình hoànchỉnh

Thực trạng trên đòi hỏi việc ứng dụng mô hình KTTH trong hoạt động sản xuấtkinh tế nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng ngày càng cấp bách Ứng dụng môhình KTTH giúp giảm thiểu rác thải thông qua việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên vàtối ưu tái chế rác thải, từ đó giảm lượng rác thải cần xử lý, bảo vệ các yếu tố của môitrường, nâng cao hiệu quả sản xuất Vì vậy, việc ứng dụng mô hình KTTH có thể giúp giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường Bên cạnh đó, KTTH có thể giúptăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch bằng cách sử dụng nguồn lực vànăng lượng hiệu quả hơn, điều này có thể giúp tăng giá trị của sản phẩm du lịch và tạora lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương KTTH có thể giúp tăng cường khả năngthích ứng của cộng đồng địa phương trước những thách thức kinh tế và môi trườngcũng như giúp nâng cao nhận thức của khách du lịch về môi trường, giảm thiểu chi phícho du lịch cũng như tạo ra trào lưu du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch hướng đếnmôi trường

Nhận thấy tầm quan trọng của ngành du lịch tại Hà Nội, các tác động tiêu cực tớimôi trường mà chất thải du lịch gây ra cũng như lợi ích của mô hình KTTH đem lại, đề

tài: “Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội” được

lựa chọn nhằm đánh giá các cơ hội, thách thức và khả năng áp dụng triển khai mô hìnhKTTH cho ngành du lịch Hà Nội, xây dựng mô hình đề xuất cùng các giải pháp thúcđẩy hiệu quả ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội.

4

ii Tổng quan tình hình nghiên cứu

KTTH không phải là đề tài mới trong lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam cũng như trênthế giới, tuy nhiên lại là một chủ đề đang được quan tâm đặc biệt trong bối cảnh thế

Trang 9

giới hiện nay Khái niệm KTTH lần đầu được phổ biến trong báo cáo năm 1976 củaStahel và Ready về công nghiệp chế tạo ô tô và xây dựng với nhận định về một nềnkinh tế có các vòng khép kín, ưa chuộng việc tái sử dụng, sửa chữa và tái sản xuất thayvì sản xuất hàng hóa mới Cùng với sự phát triển của KTTH và những thách thức đặt racho vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường, các đề tài về KTTH ngày càng được nghiêncứu nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực và áp dụng vào thực tiễn trong thập kỷ gần đây Bàinghiên cứu của tác giả Sanna-Mari Renfors (2022) đăng trên Tạp chí Matkailututkimusđã tổng hợp có 40 bài viết về chủ đề KTTH và du lịch kể từ năm 2010 Bài viết ngoàiviệc phân nhóm các mô hình du lịch tuần hoàn tại các cấp độ, phương thức, còn chỉ rarằng các nghiên cứu chủ yếu tập trung về KTTH trong du lịch đang ở giai đoạn đầu, ởcấp độ vi mô từ góc độ quản lý kinh doanh và môi trường, đặc biệt là ngành khách sạnvà nhà hàng, bên cạnh đó là những hành vi tiêu dùng tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, du lịchthông minh, kết hợp chuỗi cung ứng địa phương… Vì vậy, có thể chuyển đổi quanđiểm của các nhà nghiên cứu từ cấp độ vi mô sang vĩ mô để xây dựng được bức tranhtoàn cảnh về việc KTTH trong du lịch

Các tác giả Girard và Nocca (2017), Manniche và cộng sự (2021), Vargas Sanchez(2018) tập trung vào các vấn đề chung liên quan đến việc giới thiệu và áp dụng các lýthuyết KTTH vào du lịch Các bài viết chủ yếu đề cập tới tầm quan trọng của việc thúcđẩy quá trình chuyển đổi sang KTTH trong du lịch và ý nghĩa sức mạnh chuyển đổi củanó Ví dụ, Vargas-Sanchez (2018) cho rằng nền kinh tế du lịch sẽ ngày càng tuần hoàn.Do đó, KTTH trong du lịch sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các học giả, nhữngdoanh nghiệp du lịch và các nhà hoạch định chính sách công Hơn nữa, Manniche vàcộng sự (2021) cho rằng KTTH có tiềm năng đáng kể như một khuôn khổ mang tínhhướng dẫn và tích hợp để khuyến khích các hoạt động du lịch bền vững hơn Rodríguezvà cộng sự (2020) điều tra những khoảng trống và xu hướng nghiên cứu hiện tại vềKTTH và du lịch Họ phân loại tài liệu thành 8 luồng theo các từ khóa như sau: nôngnghiệp và du lịch nông thôn, ứng dụng năng lượng tái tạo trong lĩnh vực du lịch, du lịchvăn hóa và KTTH, thực hành tuần hoàn của khách sạn và

5

khách du lịch, lĩnh vực hàng hải và du lịch, tiêu thụ tài nguyên trong du lịch, mục tiêuPTBV, du lịch và phát sinh chất thải Nghiên cứu chỉ ra hầu hết các bài viết hiện có đềutập trung vào nguyên tắc 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế), đồng thời đề cập đếncác yêu cầu kiến thức về môi trường và quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên, nhóm tác giảđã không xem xét bản chất hệ thống của KTTH và các cấp độ phân tích khác nhautrong đánh giá khi phân loại tài liệu thành các dòng khác nhau

Trang 10

Một nhóm nghiên cứu khác (Martinez-Cabrera & Lopez-del-Pino (2021), Prideaux và cộng sự (2020)) tập trung vào KTTH trong du lịch với bối cảnh sau đại dịch Covid-19 Những nghiên cứu này khuyến khích thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang KTTH như một chiến lược phục hồi sau đại dịch và đề xuất các giải pháp để KTTH có khả năng chống chịu những cú sốc tốt hơn trong tương lai Prideaux và cộng sự (2020) cho rằng tốc độ chuyển đổi hệ thống sản xuất tuyến tính hiện tại sang hệ thống sản xuất tuần hoàn sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi lâu dài của ngành du lịch Martinez-Cabrera và Lopez-del-Pino (2021) đề xuất thành lập quỹ KTTH có thể trợ cấp cho các vị trí bền vững trong ngành du lịch để đảm bảo quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn hơn

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu KTTH trong du lịch mới được triển khai bước đầutrong vài năm gần đây Bài nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hạnh và TrầnTuyên (2024) trên Tạp chí Cộng sản đã tập trung vào sự cấp bách của việc chuyển đổisang mô hình KTTH trong ngành du lịch tại Việt Nam Bài báo qua việc phân tích thựctrạng về chất thải ngành du lịch đã chỉ ra những lợi ích khi áp dụng KTTH vào việcphát triển du lịch bền vững như giảm thiểu rác thải và tác động tiêu cực tới môi trường,tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch và khả năng thích ứng của cộngđồng địa phương; từ đó đề xuất những giải pháp ứng dụng KTTH trong PTBV du lịchtại Việt Nam Bài viết mới chỉ đặt ra vấn đề và hướng giải quyết chung cho toàn ngànhdu lịch dựa trên một số nguyên tắc cơ bản của KTTH Bài báo của nhóm tác giả LạiVăn Mạnh, Đỗ Thị Thanh Ngà và Nguyễn Thu Trang (2023) đăng trên Tạp chí Môitrường đã phân tích đặc điểm du lịch khu vực đô thị ở Việt Nam để đưa ra hướng tiếpcận KTTH cho lĩnh vực này Nhóm tác giả đã chia ra hai hướng tiếp cận từ phía cung(doanh nghiệp, cơ quan quản lý) và phía cầu (khách

Trang 11

khép kín, tận dụng nguồn tài nguyên tối đa và giảm thiểu xả thải Các nghiên cứu trongvà ngoài nước đã đạt được những thành tựu nhất định về việc ứng dụng KTTH trong dulịch Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ được nghiên cứu trong một số hoạt động nhỏ lẻ, gócđộ vi mô hoặc vĩ mô chứ chưa nghiên cứu thực trạng triển khai cũng như xây dựngđược mô hình hoàn chỉnh Từ đây, đề án sẽ kế thừa thành quả, rút kinh nghiệm từnhững hạn chế trong những nghiên cứu trước, kết hợp cùng kiến thức cập nhật, tậptrung vào phạm vi TP Hà Nội để thực hiện nội dung ứng dụng mô hình KTTH tronglĩnh vực du lịch tại Hà Nội

iii Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Đề án nghiên cứu việc ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực dulịch, tập trung phân tích thực trạng ứng dụng mô hình KTTH vào các loại hình: du lịchnghỉ dưỡng, du lịch ẩm thực và du lịch sinh thái bởi đây là các loại hình có nhiều tiềmnăng, điều kiện thuận lợi để ứng dụng mô hình KTTH vào thực tiễn

- Về không gian: Đề án nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội

- Về thời gian: Cơ sở dữ liệu phân tích của đề án tập trung chủ yếu trong giaiđoạn từ năm 2019 đến nay Đây là thời điểm đại dịch thế giới Covid-19 xảy ra, gây ảnhhưởng toàn diện tới kinh tế, du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới và cũng là nămtrước khi UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 30/9/2020 vềthực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa

7

bàn TP Hà Nội Lựa chọn phạm vi thời gian này có thể xem xét, phân tích thực trạngdu lịch trước và sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra và Chiến lược phát triển du lịch ViệtNam được ban hành Đề án đề xuất giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

iv Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Làm rõ bản chất đốitượng nghiên cứu, phân tích mối quan hệ biện chứng giữa việc ứng dụng mô hìnhKTTH trong lĩnh vực du lịch và các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình phát triển du lịchHà Nội theo hướng bền vững

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tìm kiếm dữ liệu cho cơ sở lý thuyết về

Trang 12

KTTH, ngành du lịch, ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch từ các giáotrình, sách tham khảo, các báo cáo, bài báo khoa học cùng những kế hoạch, chươngtrình hành động của Chính phủ hay TP Hà Nội Liên hệ với các tổ chức cung cấp thôngtin như Tổng cục Du lịch, UBND TP Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nộivà thu thập thông tin từ nguồn sách báo, tạp chí (bản in, internet) về thực trạng của việctriển khai KTTH, phát triển du lịch và ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịchtại Hà Nội cùng kinh nghiệm của các thành phố trên thế giới

- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Sau khi tập hợp và lựa chọn, dữ liệu thứ cấpđược tổng hợp để hình thành cơ sở lý thuyết về ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch, phân tích thực trạng triển khai KTTH, tình hình phát triển du lịch tại Hà Nội và thực tiễn ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội trong 3 loạihình du lịch cụ thể

- Phương pháp so sánh và đánh giá: Nhằm định hướng và đề xuất mô hìnhKTTH có thể ứng dụng trong du lịch, mối tương quan các yếu tố ảnh hưởng tới việcứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch, so sánh số liệu thực tế giữa các thờiđiểm, đánh giá thực trạng ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội

- Phương pháp SWOT: Đề án dựa vào dữ liệu thực tiễn đã tổng hợp để đánh giánhững lợi ích, thành công và hạn chế cần khắc phục, cùng với việc phân tích các cơhội, thách thức nhằm đưa ra những giải pháp thúc đẩy việc ứng dụng mô hình KTTHtrong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội.

8

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng phiếu khảo sát về ý thức, hànhđộng của du khách đối với DLTH Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, đối tượng gồm50 người dân, 50 du khách tại Hà Nội Thời gian điều tra từ ngày 03/01/2024 đến ngày05/02/2024 Sau khi thu thập thông tin, tác giả sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp,phân tích dữ liệu sơ cấp và minh họa bằng bảng, biểu đồ Kết quả khảo sát được dùngđể đánh giá sự quan tâm của du khách và người dân Hà Nội đối với việc ứng dụng môhình KTTH trong lĩnh vực du lịch

v Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án

Mục tiêu nghiên cứu của đề án: Đề án hướng tới mục tiêu đề xuất một số giải

pháp cơ bản và có tính khả thi nhằm ứng dụng hiệu quả mô hình KTTH vào lĩnh vựcdu lịch tại Hà Nội trong thời gian tới

Trang 13

Nhiệm vụ của đề án:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ứng dụng KTTH trong lĩnh vực du lịch;

- Nghiên cứu cơ sở ứng dụng mô hình KTTH vào ngành du lịch và bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển;

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động theo định hướng KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội;

- Dựa vào định hướng phát triển, cơ hội và thách thức, đề án đề xuất các giải phápthúc đẩy ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội

vi Kết cấu của đề án

Ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh mục bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề án gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý thuyết về ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch;

Chương II: Thực trạng ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịchtại Hà Nội;

Chương III: Đề xuất giải pháp phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vựcdu lịch tại Hà Nội.

9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNHKINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 1.1 Cơ sở lý thuyết về kinh tế tuần hoàn

1.1.1 Khái niệm kinh tế tuần hoàn

Khái niệm “kinh tế tuần hoàn” (circular economy) lần đầu được nhắc đến vào năm1990 trong cuốn sách “Economics of Natural Resources and the Environment” củaPearce và Turner Cụm từ chỉ mô hình kinh tế mới với nguyên lý cơ bản: tất cả mọi thứlà đầu vào đối với những thứ khác, khác hẳn với quan điểm của kinh tế tuyến

tính (KTTT) truyền thống Tới nay, có nhiều tài liệu đưa ra những khái niệm khác nhaubởi cách tiếp cận từ góc độ nghiên cứu, ứng dụng mang tính đặc thù Khái niệm “kinh tế tuần hoàn” (KTTH) sau này có nhiều bổ sung, biến đổi hoàn chỉnh và có hơn 100 cách hiểu được biết tới (Kirchherr, Reike và Hekkert, 2017) từ những lý luận đơn giản

Trang 14

như KTTH là bớt xả thải tới những định nghĩa phức tạp hơn như 3R và 4R

Trên thế giới, có rất nhiều định nghĩa về nền KTTH mà các học giả danh tiếng đãđưa ra Với luận điểm chính là vấn đề tăng tuổi thọ thiết bị góp phần giảm chi phí, laođộng và năng lượng trong công nghệ xây dựng và chế tạo ô tô, các nhà nghiên cứu chorằng mô hình kinh tế khép kín, ưa chuộng sửa chữa và sản xuất lại hàng hoá hơn là tạora sản phẩm mới sẽ ảnh hưởng tích cực tới vấn đề giải quyết công ăn việc làm, tiếtkiệm tài nguyên và phát triển kinh tế (Stahel và Ready, 1976) Geng và Doberstein,theo kinh nghiệm của Trung Quốc đã giải thích mô hình KTTH là sự luân hồi nguyênvật liệu khép kín trong nền kinh tế (Yong Geng và Brent Doberstein, 2008).Schivelbusch (2015) nói rằng những khái niệm ban đầu về tuần hoàn vật liệu đã cótrong nông nghiệp từ khoảng thế kỉ XVIII Bocken định nghĩa KTTH là chiến lượckinh doanh có mô hình được thiết kế để đóng hoặc làm chậm và thu hẹp những chutrình dùng tài nguyên (Nancy Bocken, 2016) Tổng hợp lại, Geissdoerfer (2017) đã nêura góc nhìn tổng quát: một hệ thống sản xuất có đầu vào và chất thải được giảm thiểubằng việc làm chậm, thu hẹp và đóng kín những vòng luân chuyển của chúng qua cáchthiết kế mang tính lâu dài, sửa chữa, làm mới và tái sử dụng, tái sản xuất và tái chế.Liên minh châu Âu (EU) định nghĩa “KTTH là nền kinh tế mà giá trị của sản phẩm,nguyên vật liệu, tài nguyên được duy trì lâu nhất có thể và đồng thời

10

giảm thiểu việc phát thải” Theo cách hiểu đó, nền kinh tế nếu càng ít sản phẩm bị bỏ đi thì sẽ càng ít tài nguyên được khai thác nhằm sản xuất sản phẩm mới, và khi đó, môi trường thiên nhiên sẽ chịu càng ít những tác động tiêu cực của con người

Hiện nay, khái niệm “KTTH” mà tổ chức Ellen MacArthur Foundation trao đổi tạiHội nghị Kinh tế toàn cầu năm 2012 được thừa nhận rộng rãi nhất Tại đây, Báo cáo vềKTTH đã định nghĩa “KTTH là một hệ thống có tính tái tạo và khôi phục thông qua cáckế hoạch và thiết kế chủ động Nó thay thế khái niệm ‘kết thúc vòng đời’ của vật liệubằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, khôngdùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chấtthải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ

thuật và cả các mô hình kinh doanh (MHKD) trong phạm vi của nó Đó là một nền kinhtế được xây dựng để chạy với nguyên tắc tự phục hồi hoặc tái tạo với mục tiêu giảm thiểu chất thải, cải thiện hiệu suất sử dụng tài nguyên và giảm tác động của ô nhiễm môi trường, mang nhiều lợi ích cho nhà sản xuất” (Ellen MacArthur Foundation, 2012).

Trang 15

Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) nhận định KTTH là hướng đi mới tạo ra giá trị với mục tiêu cao nhất là sự hung thịnh Mô hình vận hành qua việc kéo dài vòng đời hàng hóa qua những thiết kế và phục hồi, làm mới, đưa xả thải từ điểm kết thúc chuỗi sản xuất quay lại đầu vào, khiến tài nguyên được khai thác hiệu quả hơn bằng việc tái sử dụng chứ không chỉ một lần (UNIDO, 2017)

Hình 1.1 So sánh Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn

Nguồn: Ellen MacArthur Foundation (2012)

11

Phát triển KTTH dần trở nên phổ biến trên thế giới Năm 2018, Viện Tài nguyênThế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, QuỹEllen MacArthur cùng khoảng 40 đơn vị khác đã tổ chức Diễn đàn thúc đẩy KTTH,đưa ra các sáng kiến đẩy mạnh mô hình KTTH, tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm tháo gỡtrở ngại góp phần thúc đẩy KTTH Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lên mọi khía cạnhcủa đời sống kinh tế - xã hội thế giới, góp phần làm sâu sắc hơn đòi hỏi phải chuyểnđổi mô hình tăng trưởng hướng tới PTBV Trong bối cảnh này, nhiều nước và khu vựctrên thế giới, bao gồm EU, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc vàSingapore dần chuyển đổi theo mô hình tuần hoàn Vì vậy, tại những quốc gia này đãcó những định nghĩa rõ ràng, cụ thể về KTTH Tại Trung Quốc, khái niệm “KTTH”được dùng như thuật ngữ chung cho những hoạt động giảm thiểu, thu hồi và tái chế tàinguyên trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ

Uỷ ban Châu Âu năm 2012 có nêu: “Trong KTTH, giá trị của sản phẩm và vậtliệu được duy trì càng lâu càng tốt Mục tiêu của mô hình này đó là giảm thiểu việc tiêuthụ tài nguyên bằng cách tái chế vật liệu hoặc năng lượng để tránh việc làm phát sinhchất thải ra khỏi một hệ thống Điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn, góp phầnđổi mới, tăng trưởng và tạo việc làm.” Theo định nghĩa của dự thảo Luật Bảo vệ môi

Trang 16

trường sửa đổi năm 2020, KTTH là: “Mô hình kinh tế trong đó việc thiết kế, sản xuấtvà dịch vụ nhằm giảm thiểu sử dụng nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, năng lượng khôngtái tạo và kéo dài tuổi thọ của vật chất, giảm thiểu chất thải phát sinh và các tác độngtiêu cực đến môi trường”

Từ những định nghĩa trên, có thể tổng hợp lại rằng KTTH là hệ thống kinh tế baogồm những MHKD xóa bỏ tình trạng “kết thúc vòng đời” thông qua giảm thiểu, tái sửdụng và tái chế nguồn nguyên vật liệu suốt chu trình sản xuất, phân phối và tiêu dùngtại mọi cấp độ vi mô, trung gian và vĩ mô nhằm mục tiêu PTBV, đảm bảo chất lượngmôi trường tốt, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, có thể đáp ứng lợi ích hiện tạivà cả tương lai Mô hình KTTH đề cao việc quản lý, tái chế tài nguyên theo một vòngtròn khép kín để hạn chế sản sinh ra phế thải trong khi mô hình KTTT chủ

yếu quan tâm đến việc khai thác nguyên vật liệu, sản xuất và thải bỏ sau tiêu dùng, dẫn tới việc sản sinh ra một lượng phế thải khổng lồ.

12

1.1.2 Vai trò của kinh tế tuần hoàn

1.1.2.1 Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:

Doanh nghiệp ứng dụng mô hình KTTH có thể cải tiến sản phẩm và giảm thiểu chi phí sản xuất KTTH mang tới các sản phẩm với thời hạn sử dụng dài hơn, có khả năng tự nâng cấp và sửa chữa Các vật liệu, sản phẩm và hệ thống với nhiều liên kết có thể phục hồi tốt hơn khi gặp các cú sốc từ bên ngoài Tiếp cận KTTH trong việc sản xuất hàng hóa lâu bền ước tính tiết kiệm được 340 - 630 tỉ Euro mỗi năm tại riêng EU và khoảng 12 - 23% chi phí phát sinh đối với nguyên vật liệu sản xuất tại các nước khu vực này Đối với một số mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, bao bì và hàng dệt may, giá trị tiết kiệm cho vật liệu thậm chí còn có thể lên đến khoảng 700 tỉ Euro mỗi năm (Ellen MacArthur Foundation, 2013)

Hơn nữa, KTTH hỗ trợ giảm thiểu rủi ro khủng hoảng dư thừa hàng hóa và khan hiếm nguyên liệu Hướng đi này cũng tạo động lực cho các cơ sở kinh doanh (CSKD) đầu tư, áp dụng công nghệ và tăng chuỗi cung ứng

Mô hình còn giúp nhà sản xuất tăng cường khả năng tiếp cận tài nguyên, cơ hộitạo ra giá trị và nâng cao trách nhiệm BVMT Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽđược cải thiện bởi người tiêu dùng có ý thức, trách nhiệm xã hội hơn khi ưu tiên sửdụng hàng hóa từ hoạt động sản xuất ứng dụng KTTH, đồng thời hạn chế tiêu dùng

Trang 17

các sản phẩm không thân thiện với môi trường, dùng một lần và không có khả năng tái chế

1.1.2.2 Đối với người tiêu dùng

KTTH tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ qua việc giảm chi tiêubởi sản phẩm sử dụng lâu bền hơn Quỹ Ellen MacArthur đã cố gắng định lượng nhữngkhoản tiết kiệm thu được qua việc thực hiện KTTH Báo cáo chỉ ra rằng khoản tiếtkiệm tích lũy sẽ chủ yếu ủng hộ những gia đình, cá nhân được hưởng trung bình 11%thu nhập khả dụng nhiều hơn qua hiệu quả của nền KTTH, qua đó có thể tăng chi tiêu ítnhất 7% GDP vào năm 2030

1.1.2.3 Đối với môi trường

13

Tiết kiệm tài nguyên là vai trò đầu tiên của KTTH khi đã giảm áp lực đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên trong hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của con người do việc bùng nổ dân số KTTH là lối đi tốt nhất để phá vỡ mối quan hệ lâu nay giữa tăng trưởng kinh tế với các tác động tiêu cực tới môi trường và là giải pháp tối ưu nhằm tiết kiệm TNTN Các mặt hàng cơ bản như dầu mỏ, bạc, đồng, chì, thiếc có khả năng sẽ cạn kiệt trong vòng 50 - 100 năm; tới năm 2050, khoảng40% dân số thế giới (gần 4 tỉ người) có khả năng phải sống trong những khu vực bị thiếu nước trầm trọng Nền KTTH dịch chuyển từ những nguồn tài nguyên khan hiếm và sơ cấp sang những nguồn nguyên liệu tái tạo và thứ cấp, từ đó giảm tỉ lệ sử dụng tài nguyên thiên nhân

Mô hình KTTH giảm tác động tiêu cực đến môi trường Vấn đề gia tăng khí nhà kính cùng việc sử dụng chất hoá học, phân bón trong nông nghiệp đang đe dọa những kho chứa hấp thụ của Trái Đất như rừng, đại dương và khí quyển Tiếp đó là vấn đề chấtthải, mỗi năm có khoảng 11 tỉ tấn chất thải được tạo ra trên toàn cầu Với mô hình tăng trưởng truyền thống thì đến năm 2025, rác thải đô thị có thể tăng trên 75% còn rác thải công nghiệp sẽ tăng 35% KTTH sẽ góp phần giảm nhẹ những ảnh hưởng trên của nền kinh tế tới môi trường, tác động tích cực đến hệ sinh thái (HST) và tăng tính bền vững, hiệu quả việc sử dụng đất trong nông nghiệp Mô hình này còn phòng tránh được ô nhiễm môi trường do việc sản xuất những vật liệu mới gây ra Trong nông nghiệp châu Âu, áp dụng mô hình này có thể cắt giảm được 80% việc dùng phân bón hoá học, giúp

Trang 18

duy trì sự cân bằng tự nhiên của đất Với tổn thất ước tính vào khoảng 40 tỉ USD mỗi năm trên khắp toàn cầu, suy thoái đất cũng có những chi phí tiềm ẩn như mất đa dạng sinh học và cảnh quan độc đáo

Việc chuyển đổi sang KTTH là quá trình đáp ứng những yêu cầu thích nghi vớibiến đổi khí hậu Đây là sự thay đổi để giảm thiểu các tác động bất lợi từ nền KTTT,mở ra khả năng hồi phục dài hạn, là bước đi hướng tới nền kinh tế carbon thấp, nhất làđối với lĩnh vực công nghiệp nặng Vào năm 2030, phát triển KTTH có thể giảm đượcmột nửa tổng lượng khí thải carbon dioxide từ công nghiệp so với năm 2018

1.1.2.4 Đối với nền kinh tế - xã hội

14

KTTH có nhiệm vụ thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế hướng đến PTBV Tới năm 2030, tiềm năng tăng trưởng có thể lên tới 4500 tỉ USD trên toàn thế giới Vào năm 2015, EU thông qua Kế hoạch hành động KTTH với nhiều giải pháp định hướng sang KTTH, gia tăng tính cạnh tranh quốc tế, tạo công việc mới và PTBV kinh tế KTTH ước tính gia tăng lợi ích hơn 600 tỉ Euro mỗi năm cho châu Âu, khoảng 580.000việc làm mới và làm giảm phát thải khí nhà kính

Mô hình này còn tạo ra một hệ thống kinh tế tiên tiến hơn với sự hợp tác giữa cácdoanh nghiệp KTTH là một hình thức kinh tế hợp tác hơn, tập trung vào tiện ích chứkhông phải sản phẩm quá nhiều, do đó sẽ dẫn đến tập trung vào chức năng và cách sửdụng của nó KTTH là nền kinh tế trong đó chất thải của một quá trình sản xuất và tiêudùng được luân chuyển như một phần mới trong cùng một quá trình hoặc một quá trìnhkhác Tất cả điều này chắc chắn dẫn đến sự hợp tác nhiều hơn không những giữa cáccông ty, mà còn giữa các cơ quan quản lý Nhà nước (QLNN), nghiên cứu và chính cácdoanh nghiệp để tìm ra những hướng đi mới Các công ty không thể chỉ nghĩ về hoạtđộng kinh doanh của họ mà họ phải đánh giá ảnh hưởng từ hành động của họ tới môitrường Một số ngành được đánh giá là có cơ hội lớn hơn trong việc thúc đẩy KTTHnhư nông nghiệp, dệt may, xây dựng, hệ thống năng lượng và hóa chất, điện tử

KTTH tạo thêm việc làm cho quốc gia Áp dụng KTTH đồng nghĩa với việc đóngcửa một số dây chuyền sản xuất và mở ra những hệ thống dây chuyền khác Tuy nhiên,vẫn có thể tạo ra sự cân bằng trở lại Ủy ban châu Âu đánh giá, chỉ tính riêng lĩnh vựcquản lý chất thải, hướng đi cũng có thể tạo ra khoảng 178.000 việc làm trực tiếp mớivào năm 2030, thậm chỉ tăng lên đến 580,000 việc làm Những dịch vụ mới phát sinh

Trang 19

có thể kể tới như hậu cần thu gom các sản phẩm tái chế, dịch vụ tiếp thị và bán hàngvới mục đích kéo dài tuổi thọ sản phẩm, dịch vụ làm mới sản phẩm, tái sản xuất linhkiện và các bộ phận…

Về mặt xã hội, ứng dụng KTTH còn hỗ trợ giảm chi phí liên quan tới việc quản lý, BVMT hay ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sức khỏe người dân

1.1.3 Các nguyên tắc và mô hình kinh tế tuần hoàn cơ bản

1.1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế tuần hoàn

15

Thứ nhất, chất thải không được tồn tại trong nền KTTH Hàng hóa được chế tạovới thành phần sinh học dễ dàng tách rời nhằm cho phép việc tái sử dụng, tái sản xuấtvà tái tham gia thị trường dẫn tới việc rác thải sẽ không sản sinh Các sản phẩm tuầnhoàn nếu phải thải ra môi trường thường được làm bằng nguyên liệu ít độc hại và dễ hấp thu vào đất qua việc phân huỷ kỵ khí hay có khả năng biến đổi thành những hợpchất khác có thể sử dụng Để có thể khôi phục về tình trạng ban đầu và nâng cấp, giảmnăng lượng đầu vào và giữ nguyên giá trị một cách tối đa, các vật liệu nhân tạo, polyme,hợp kim thường được sử dụng Sản phẩm tái chế trong mô hình truyền thống thườngkhó giữ nguyên giá trị, khác những sản phẩm được thiết kế từ ban đầu với mục đích táisử dụng Hàng hóa trong nền KTTH tuần hoàn cần được thiết kế dựa trên nguyên tắc"phân tầng", những thành phần sinh học có thể được tái sử dụng với

nhiều mục đích khác nhau trước khi trở về chu trình sinh quyển

Thứ hai, nền KTTH được vận hành bởi các nguồn năng lượng dễ tái tạo như điện mặt trời, điện gió nhằm bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên Để giảm bớt được tổn thất vềsản phẩm thông qua việc tái chế nâng cấp cần phải sử dụng thêm năng lượng Các hệ thống sản xuất cần hạn chế tối đa nhiên liệu hóa thạch mà thay thế bằng những nguồn tái tạo Việc đưa vào nền KTTH những hệ thống sản xuất được tích hợp sẽ làm giảm nhu cầu về năng lượng hóa thạch và đem đến nhiều giá trị hơn thông qua đầu ra phụ Mức năng lượng sử dụng khi gia nhập vào hệ thống KTTH sẽ giảm xuống so với nền KTTT, do đó năng lượng tái sinh sẽ đáp ứng đủ

Thứ ba, các cá thể cần có tư duy hệ thống đối với nền KTTH Đây là kỹ năngnắm bắt rõ từng thành phần của hệ thống hoạt động và đưa ra quyết định cho toàn thể.Nếu tư duy bó hẹp, không nắm bắt các vận hành của toàn thể và mối quan hệ giữa cácbộ phận sẽ khó tìm ra được căn nguyên của vấn đề và mang đến thời cơ mới Tư duy hệthống chú trọng tới những quy trình phi tuyến tính, cụ thể là các vòng lặp phản hồi Sự

Trang 20

phối hợp giữa các yếu tố môi trường không chắc chắn cùng phản ứng trước những nhântố đó sẽ đem tới những kết quả không thể lường trước đối với các hệ thống này Tuynhiên, vẫn cần xem xét những mối liên hệ giữa chúng và hướng đi

của các nguyên liệu trong chu trình sản xuất nhằm xác định cách thức tối ưu hệ thống này Tại nhiều mức độ và quy mô khác nhau của nền KTTH, những hệ thống sẽ có sự tương tác lẫn nhau, qua đó hình thành các mối quan hệ phụ thuộc và tạo thành những

16

vòng lặp phản hồi nhằm củng cố sự linh hoạt của nền KTTH Những đổi mới nhằm hướng tới KTTH đều phải thiết kế lại một cách toàn diện với đầy đủ mọi nhân tố như nhân lực, nguyên vật liệu, quy trình, vị trí… nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa lợi ích

Thứ tư, nền KTTH muốn đạt hiệu quả cần có khả năng thích nghi tốt và linh động Mô hình sản xuất tuần hoàn phải linh hoạt để tận dụng tối đa các loại yếu tố đầu vào cùng lúc nhằm đề phòng những trường hợp thiếu hụt nguồn TNTN hoặc khi ứng phó với những khủng hoảng ngoại biên để tối đa hóa năng suất và sản lượng Trước những tác động tiêu cực, bất ngờ từ ngoại cảnh, những hệ thống có khả năng kết nối nộibộ đa dạng sẽ có khả năng chịu đựng cao và linh hoạt Để có được sự linh động đó, nềnkinh tế cần phải đa dạng các MHKD, hệ thống sản suất và loại hình doanh nghiệp Bên cạnh đó, các mạng lưới kinh doanh cũng cần thiết lập mối quan hệ tương trợ lẫn nhau, cũng như với các nhà cung cấp và người tiêu dùng khác nhau Các HST tự nhiên chính là ví dụ minh họa sống động nhất về những hệ thống sản xuất linh hoạt như thế này

Thứ năm, nâng cao hiệu suất chung toàn hệ thống bằng việc tối thiểu hóa cácngoại ứng tiêu cực, thay đổi mô hình sử dụng hàng hóa và thiết kế xử lý nguồn chấtthải ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất Nguyên tắc trên được bảo đảm bằngmột số mô hình: sản phẩm như dịch vụ và chia sẻ sử dụng “Sản phẩm như dịch vụ” là phương thức cung cấp sản phẩm cho khách hàng thuê để sử dụng thay vì việc bán các sản phẩm hữu hình cho người tiêu dùng Chia sẻ sử dụng là cách thức giảm thiểu dùng sản phẩm dưới mức công dụng tiềm năng của nó, qua đó có thể hỗ trợ việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả hơn, hỗ trợ nguồn vốn xã hội và nâng cao ý thức toàn dân Bên cạnh đó, trước khi sản xuất, KTTH đòi hỏi sự tính toán lộ trình của các chất thải sau quá trình này

1.1.3.2 Các mô hình kinh tế tuần hoàn cơ bản

Một MHKD theo KTTH bao gồm các khâu: Thiết kế - Sản xuất - Phân phối - Tiêu dùng - Quản lý chất thải - Tái chế và xử lý chất thải:

Trang 21

- Thiết kế: là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới khả năng sinh lời của MHKD, đảm bảo các vòng lặp khép kín cùng tính tuần hoàn của mọi khâu trong

17

chuỗi giá trị “Cần thiết kế các sản phẩm, dịch vụ mới với giá trị gia tăng lớn hơn Giaiđoạn thiết kế không chỉ giới hạn ở nguyên vật liệu và sản phẩm mà còn áp dụng cho tấtcả các khâu khác trong quy trình chuỗi giá trị, nhất là áp dụng cho các giải pháp sảnxuất và cung cấp dịch vụ” (Fernandes, 2020) Có thể áp dụng các giải pháp sản xuất,cung cấp dịch vụ theo ba yếu tố sau: yếu tố cấu trúc, yếu tố sản xuất và yếu tố vậnhành

- Sản xuất và tái sản xuất: Để tăng tỉ suất doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệpcần tăng hiệu suất của quy trình sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu và năng lượng.Tìm kiếm giải pháp thay thế mới, tận dụng lợi thế quy mô của những công ty chuyênmôn hóa, cùng những cải tiến về hiệu quả và chất lượng, đồng thời khuyến khích các tổchức tập trung vào luồng sản xuất chính Việc tái sản xuất sản phẩm góp phần làmgiảm thiểu mức nguyên vật liệu mới cần dùng để tạo ra hàng hóa mới

- Phân phối: Trong mô hình, các kỹ thuật và phương pháp logistic tối ưu nhất tạo thuận lợi cho vận chuyển, phân phối, tránh việc di chuyển không cần thiết, tốn kém và xả thải nhiều Các tuyến đường vận chuyển được tối ưu có thể giảm tiêu thụ nhiên liệu và thời gian giao hàng Các hoạt động sửa chữa, tân trang thiết bị góp phần kéo dài thời gian sử dụng của chúng hay sử dụng những phương tiện vận tải chạy bằng năng lượng xanh giúp hạn chế xả thải ra môi trường “Các nhà bán lẻ cung cấp những sản phẩm có thể dễ dàng tái sử dụng và tân trang; cung cấp các dịch vụ bảo trì, sửa chữa; thu mua lạisản phẩm đã đến cuối vòng đời; hỗ trợ nhà sản xuất tuyên truyền, nâng cao ý thức của khách hàng về KTTH” (Cairns, 2019)

- Tiêu dùng: Người tiêu dùng trong nền KTTH cần lựa chọn những sản phẩmđược sản xuất theo mô hình KTTH; sử dụng chúng với mục tiêu kéo dài tuổi thọ sảnphẩm; sửa chữa hoặc sang nhượng cho người khác để tái sử dụng

- Quản lý chất thải: Đây là quy trình thu hồi sản phẩm tại cuối vòng đời, hết giátrị sử dụng và không thể tái sử dụng, phục hồi hay tái chế được nữa Quy trình thu gom,quản lý chất thải phù hợp với thực tế của mỗi khu vực

- Tái chế và xử lý chất thải: Tái chế là biến đổi chất thải thành nguyên vật liệuđầu vào để sản xuất hàng hóa mới Trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất là giatăng tỉ lệ sử dụng rác tái chế và hiệu quả các quá trình xử lý, giảm chi phí và tăng

Trang 22

18

doanh thu Xử lý chất thải cuối vòng đời là bước kết thúc của dây chuyền với những loại chất thải không thể tái chế được nữa Lượng chất thải còn lại cần tối thiểu hóa để chu kỳ kinh tế thực sự tuần hoàn Việc kiểm soát hoạt động xử lý chất thải phải tương xứng với những tác động của nó và phải áp dụng các công nghệ sinh học tiên tiến

Hình 1.2 Mô hình kinh doanh theo KTTH

Nguồn: Quỹ Ellen MacArthur (2015)

Bốn mô hình sau tuân theo nguyên tắc của KTTH:

- Mô hình luân chuyển nguyên liệu nội bộ: Trong một môi trường KTTT, hoạtđộng của chuỗi cung ứng đòi hỏi lượng nguyên vật liệu đáng kể, do đó việc áp dụngmô hình này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng các nguyên liệu thô Môhình này hoạt động theo một cách có tỉ lệ thuận với thời gian sử dụng sản phẩm, đặcbiệt hiệu quả khi áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh (bao bì, chai đựng…) hoặc sản phẩm dễ sử dụng lại như quần áo Các sản phẩm được thiết kế trước để trở về nhà máy làm đầu vào cho dây chuyền tiếp, tạo nên chuỗi khép kín, giảm lượng nhập khẩu nguyên liệu thô đầu vào và lao động Đồng thời, lượng khí thải và chất độc phát thải cũng giảm đi khá nhiều.

19

- Mô hình kéo dài chu kỳ sản phẩm: Điểm cốt lõi tiếp trong nền KTTH là kéo dài vòng đời của của hàng hoá và vật liệu thông qua việc thiết kế sản phẩm với độ bền tốt hơn Sản phẩm tiêu dùng thường có giá trị khá thấp nhưng lượng tài nguyên tiêu tốn và

Trang 23

lượng xả thải lại lớn, chu kỳ của chúng thường kết thúc tại bãi rác hoặc trong lò đốt Tăng cường tái sử dụng trực tiếp chúng, qua việc sử dụng bao bì và chai lọ nhiều lần sẽgiảm đáng kể yếu tố thô đầu vào cần thiết và những chi phí khác Nhằm thực hiện tốt, phải nghiêm ngặt kiểm tra thông số kỹ thuật của sản phẩm và tăng cường hiệu quả quảnlý chuỗi cung ứng, tạo ra nhiều sự lựa chọn tốt hơn hoặc hình thành hệ thống chuỗi cửahàng khuyến khích việc hoàn trả sau sử dụng Áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vàtăng cường nhận thức của khách hàng cũng có khả năng tăng tỉ lệ thu hồi từ những nơi tái chế đã có và làm tăng cường chu kỳ luân chuyển của nguyên liệu

- Mô hình tạo ra các tầng sử dụng nguyên liệu khác nhau: Những vật liệu đượcloại bỏ từ một quy trình sản xuất có thể được tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào chocác quy trình sản xuất khác Trong thực tế, chi phí tái sử dụng nguyên liệu thường thấphơn so với việc mua nguyên liệu mới, điều này làm cho mô hình trở nên có tính kinh tếhơn Các doanh nghiệp tăng nguồn thu bằng cách quản lý và điều chỉnh những

luồng nguyên liệu khác nhau cho sản phẩm của mình

- Mô hình nguyên vật liệu đầu vào nguyên chất, dễ phân tách và không độc hại:Mô hình này giữ được tính khả thi cho các mô hình đã nêu thông qua việc đảm bảorằng yếu tố đầu vào được kiểm tra và đạt mức an toàn trước khi tiếp tục vào giai đoạnsử dụng tiếp Trong bước cuối của vòng đời sản phẩm, việc dự báo trước được thựchiện khi chọn nguyên liệu, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao tuổi thọ sản phẩm và khả năng tái sử dụng nhiều lần một cách hiệu quả Hiện tại, có nhiều luồng nguyên liệu sau khi sử dụng có thể trở thành một hỗn hợp vì cách chúng được lựa chọn và kết hợp trongsản phẩm hoặc do quá trình thu gom và xử lý không tách rời hoặc duy trì độ tinh khiết và chất lượng ban đầu

Những mô hình KTTH trên mang tới tiềm năng mới cho PTBV trong thực trạng nhiềuvấn đề toàn cầu nổi cộm Trọng tâm là tối ưu hóa cả quy trình sản xuất và tiêu dùngchứ không phải tối đa hóa năng suất một dây chuyền đơn lẻ Các biện pháp thực

20

hiện KTTH rất đa dạng với các hình thức khác nhau Thay thế mô hình KTTT tập trungvào sản lượng, năng suất nhưng lại làm hao tổn nguồn TNTN, mô hình KTTH sẽ bảo tồn và phục hồi tài nguyên theo chu kỳ liên tục, tăng dần mà sản phẩm, nguyên vật liệu luôn luân chuyển thường xuyên, góp phần bình ổn giá trị TNTN và bảo đảm nguồn cung ứng thực phẩm được bền vững Nền KTTH được phác thảo theo sơ đồ hình cánh bướm, minh họa quá trình luân chuyển liên tục của nguyên vật liệu Sơ đồ diễn tả các

Trang 24

dòng tài nguyên trong hệ thống KTTH được vận hành bởi năng lượng tái tạo, trong đó dòng sản phẩm và vật chất tuyến tính được thay thế bằng dòng chảy tuần hoàn trong hai chu kỳ riêng biệt – chu trình sinh học và chu trình kỹ thuật, và giá trị được tạo ra thông qua “MHKD tuần hoàn”

Hình 1.3 Sơ đồ cánh bướm mô phỏng nguyên tắc KTTH

Nguồn: Quỹ Ellen MacArthur (2015)

Theo quan điểm của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch bao gồm tất cả mọihoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá vàtìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mụcđích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quámột năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục

Trang 25

đích chính là kiếm tiền Luật Du lịch Việt Nam lại đưa ra định nghĩa: “Du lịch là cáchoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyêntrong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉdưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợppháp khác” (Luật Du lịch, 2017)

“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” (Luật Du lịch, 2017) Theo đó,khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, - khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vàkhách du lịch ra nước ngoài

“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên dulịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” (Luật Du lịch, 2017) Để định nghĩa lại một cách đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa của sản phẩm du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã cho rằng: “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm nhân tố cấu thành bao gồm Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành, Tài nguyên du lịch, Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.” Sản phẩm du lịch là một nhân tố nằm trong tổng thể ngành du lịch và quyết định phần lớn doanh thu của ngành này

Tiêu chí phân loại Các loại hình du lịch

Theo lãnh thổ Du lịch trong nước

Du lịch nước ngoài Theo mục đích chuyến đi Du lịch nghỉ dưỡng

Du lịch sinh thái Du lịch văn hoá Du lịch thể thao Du lịch giải trí

Trang 26

Du lịch khám phá, mạo hiểm Du lịch MICE

Du lịch ẩm thực Du lịch team-building

Du lịch công vụ, kinh doanh Du lịch y tế

Du lịch tôn giáo Du lịch giáo dục Theo địa điểm địa lý Du lịch biển

Du lịch vùng núi Du lịch thành thị Du lịch nông thôn Theo hình thức tổ chức Du lịch theo nhóm, đoàn

Trang 27

du lịch sẽ tạo ra khoảng 2-3 USD thu nhập gia tăng

Tại bất cứ địa điểm dịch vụ du lịch nào, du khách quốc tế tiêu ngoại tệ đều gia tăngnguồn thu ngoại tệ quốc gia đó, có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cân bằng cán cân

thanh toán quốc tế Tính hiệu quả trong kinh doanh của du lịch còn được thể hiện tạibản chất là một mặt hàng “xuất khẩu tại chỗ” Những mặt hàng tiêu dùng, sản phẩm

công nghiệp, thủ công mỹ nghệ… thường được bán với giá bán lẻ cao hơn Hoạt động du lịch còn khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Du lịch làmột lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế bởi tỉ suất lợi nhuậncao, vốn đầu tư khá thấp so với các ngành công nghiệp, giao thông mà kỹ thuật khôngphức tạp Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế thông qua các tổ chức quốc tế về du lịch, đường lối giao thông quốc tế và đầu mối “xuất nhập khẩu ngoại tệ”

Du lịch còn hỗ trợ giải quyết công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng thu nhậpngười dân vì nhu cầu lao động rất lớn của những ngành dịch vụ liên quan đến du lịch.Với tính chất liên ngành, lĩnh vực du lịch thu hút sự đóng góp đông đảo lực lượng laođộng, mang tới việc làm trực tiếp cho hàng triệu người dân, từ những dịch vụ lưu trúnhư khách sạn, resort, bãi biển đến những dịch vụ tham quan, ăn uống, bảo hiểm… Cácvị trí công việc đa dạng từ tư vấn viên, quản lý khách sạn, lễ tân, dọn

Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển Tài nguyêndu lịch thiên nhiên thông thường có nhiều tại các vùng núi xa xôi, ven biển Việc khaithác đưa những tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi sự đầu tư mọi mặt về giao thông,kinh tế, văn hóa, xã hội… Do vậy, việc phát triển các vùng đó góp phần làm giảm sự

Trang 28

tập trung dân cư đông đúc tại các đô thị

1.2.4 Đặc điểm ngành du lịch

Ngành du lịch có nhiều đặc điểm độc đáo và đa dạng, bao gồm:

Tính mùa vụ: Ngành du lịch thường phụ thuộc vào mùa và thời tiết Có nhữngmùa du lịch cao điểm và thấp điểm, phụ thuộc vào khí hậu và các sự kiện đặc biệt tạiđịa phương

Tính dịch vụ: Du lịch là ngành dịch vụ, trong đó trải nghiệm của khách hàng làyếu tố quan trọng nhất Các dịch vụ như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, và giải trí đềuđóng vai trò quan trọng

Tính không đồng nhất: Mỗi trải nghiệm du lịch là duy nhất và không thể lặp lạihoàn toàn giống nhau Điều này tạo ra sự phong phú và đa dạng trong sản phẩm dulịch

Tính vô hình: Dịch vụ du lịch không thể nhìn thấy, sờ thấy trước khi mua Khách hàng chỉ có thể trải nghiệm và đánh giá dịch vụ sau khi đã sử dụng

Tính kết nối: Ngành du lịch thường đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều lĩnh vực và dịch vụ khác nhau như hàng không, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, và các dịch vụ lữ hành.

25

Tính nhạy cảm với kinh tế và chính trị: Ngành du lịch dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế và chính trị như khủng hoảng kinh tế, biến động chính trị, và các sự kiện toàn cầu

Tính toàn cầu: Du lịch có tầm ảnh hưởng toàn cầu, và du khách có thể đến từ bấtkỳ quốc gia nào trên thế giới Điều này tạo ra sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ trongngành du lịch

Tính tác động môi trường: Du lịch có thể tác động lớn đến môi trường, từ việc tiêu thụ tài nguyên đến gây ô nhiễm Do đó, phát triển du lịch bền vững là một yếu tố ngày càng được chú trọng

Tính phụ thuộc vào tài nguyên văn hóa và tự nhiên: Các điểm đến du lịch thườngdựa vào các tài nguyên tự nhiên (như bãi biển, núi non) và văn hóa (như di tích lịch sử,lễ hội) để thu hút du khách

Những đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong ngành du

Trang 29

lịch phải có chiến lược và cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu và mongđợi của du khách

1.3 Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch

1.3.1 Mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch

Du lịch có tác động lớn đến môi trường và tạo ra áp lực lớn đối với tài nguyên địaphương Ngoài việc sử dụng đất, nó còn đòi hỏi nhiều nguồn tài nguyên như nước,năng lượng và thực phẩm; đồng thời làm tăng lượng chất thải rắn và nước thải cũngnhư ô nhiễm không khí và tiếng ồn Vấn đề càng trầm trọng hơn do sự tập trung của dukhách về thời gian và không gian cùng với thực tế là một số điểm đến có thể khôngđược trang bị để chịu được những áp lực như vậy Ngành du lịch phần lớn áp dụng môhình tuyến tính vì các hoạt động dựa vào lượng lớn nguồn tài nguyên có sẵn và chi phíthấp Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng nguồn lực tài nguyên có hạn nên mô hình KTTTtheo định hướng tiêu dùng dịch vụ hiện nay trong ngành du lịch không còn đượckhuyến khích nữa Các dòng vật chất trong ngành du lịch giao thoa với các ngành khácnên có thể ứng dụng được mô hình KTTH trong nhiều loại hình du lịch Vì vậy, cáchành động nhằm tăng cường các sáng kiến KTTH trong lĩnh vực du lịch

26

vừa là hoạt động kịp thời vừa cần thiết Mục đích của mô hình DLTH là sản xuất hànghóa và cung ứng dịch vụ du lịch, hạn chế tác động đến môi trường DLTH tuân theonguyên tắc của KTTH, một MHKD phù hợp với nguyên tắc PTBV và đề xuất một môhình trong đó mỗi nhân tố du lịch áp dụng cách tiếp cận thân thiện với môi trường

Mô hình DLTH dành cho du khách được thiết kế nhằm mục đích bảo tồn thiênnhiên, cho phép khách du lịch tham gia một cách có trách nhiệm các giai đoạn du lịchcủa họ, từ chuẩn bị chuyến đi đến lưu trú và trải nghiệm Các bước thực hiện theo cáchtiếp cận KTTH trong du lịch với tư cách khách du lịch là:

- Cơ hội DLTH được các DNDL cung cấp hoặc được tìm kiếm trên Internet; - Lên kế hoạch, lựa chọn và đặt hàng nhà cung cấp dịch vụ DLTH; - Lựa chọn phương án di chuyển thân thiện với môi trường nhất;

- Quản lý có trách nhiệm các dịch vụ lưu trú tuần hoàn: sử dụng thực phẩm, hàng tiêu dùng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng…;

- Phản hồi giữa khách du lịch và/hoặc các chuyên gia để tăng cường, cải thiện

Trang 30

cung ứng DLTH (quay lại bước 1)

Hình 1.4 Mô hình du lịch tuần hoàn dành cho khách du lịch

Phản hồi giữa du khách và/hoặc chuyên gia để

cải thiện dịch vụ

Dịch vụ lưu trú bền

vững (khách sạn, tiêu dùng, phân loại rác…)

Đề xuất dịch vụ du lịch bền vững từ ngành

Lựa chọn, lên kế

hoạch, đặt dịch vụ du lịch tuần hoàn

tiện tuần hoàn tại chuyến đi

Nguồn: Oreve (2015)

27

Mô hình KTTH trong du lịch dành cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần đượcxây dựng để du khách có thể lựa chọn khi quyết định tham gia vào vòng tròn này Tuynhiên, sự phức tạp cùng tính chất liên ngành của lĩnh vực du lịch là thách thức đối vớiviệc áp dụng mô hình KTTH bởi số lượng các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ du lịch

Trang 31

trong nhiều loại hình và cả khu vực cung cấp công cộng rất lớn Hình vẽ

dưới đây mô tả chi tiết chuỗi giá trị trong cung ứng dịch vụ du lịch, căn cứ vào đây có thể xây dựng mô hình KTTH cho một số nhóm nhà cung cấp có cùng đặc điểm Việc chuyển đổi ngành kinh tế kết hợp này sang mô hình KTTH đòi hỏi phải thay đổi logic kinh doanh, cần bổ sung các yếu tố quan trọng sau: Nhận thức của nhân viên và người dân địa phương về tầm quan trọng của du lịch tuần hoàn; Các tiêu chuẩn hệ sinh thái phù hợp với các nguyên tắc tuần hoàn nhằm dễ dàng xác định các đối tác kinh tế tuần hoàn phù hợp; Cơ sở hạ tầng tư nhân và công cộng để cho phép thực hiện tuần hoàn; Việc hoạch định chính sách thiết lập môi trường kinh doanh cần thiết; Đổi mới mô hìnhkinh doanh tuần để thay đổi một cách có hệ thống đề xuất giá trị, logic tạo ra và duy trì của người tham gia du lịch.

28

Hình 1.5 Sơ đồ chuỗi giá trị trong du lịch

Trang 32

Nguồn: ITC WTO (2015)

29

Với cơ sở bảo tồn tự nhiên, quản lý, hạn chế tối đa chất thải, tăng cường tái chế vàsử dụng nguồn năng lượng tái tạo, ngành du lịch có thể ứng dụng mô hình KTTH vào các loại hình và hoạt động du lịch khác nhau Mô hình KTTH khi ứng dụng vào lĩnh vực du lịch có thể điều chỉnh các yếu tố như nguồn lực, các bên liên quan… nhưng vẫn giữ nguyên tắc cơ bản theo sơ đồ tổng quát dưới đây:

Hình 1.6 Mô hình kinh tế tuần hoàn ứng dụng vào du lịch

Trang 33

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Với mục đích tối ưu hóa chuỗi giá trị của HST du lịch, các chủ thể du lịch phảicùng tạo ra giá trị Hình vẽ trên đây cung cấp một minh họa toàn diện về hệ thống dulịch khi được ứng dụng mô hình KTTH Sơ đồ nêu bật mục tiêu tái tạo của HST trongchuỗi giá trị trực tiếp và gián tiếp Điều này được thực hiện nhờ sự hợp tác lâu dài,đồng sáng tạo giá trị và đổi mới MHKD giữa các nhân tố trong HST Các doanh nghiệptài chính, xây dựng, tiện ích, quản lý chất thải, giáo dục là những bên liên quan chínhtrong chuỗi giá trị gián tiếp để xây dựng khả năng phục hồi và bền vững lâu dài củaHST Các mối quan hệ chuỗi giá trị này nhằm mục đích tối ưu hóa toàn bộ HST để đạtđược mục đích cốt lõi là tái tạo vốn tự nhiên và con người.

30

Hình 1.7 Hệ sinh thái du lịch tuần hoàn

Điểm đến

Chuỗi giá trị gián tiếp

Quản lý Tài chính Văn hoá,

Trang 34

Xây dựng Tiện ích Quản lý chất thải

Hợp tác + Đồng sáng tạo giá trị + Đổi mới mô hình kinh doanh

Tối ưu sử dụng tài nguyên & Tối thiểu xả thải

Đa dạng sinh học, năng lượng, nhân lực, văn hoá, CSVC, đất, nước, dòng chất thải

Khách du lịch

Tái tạo vốn tự nhiên, xã hội

(sinh học, kỹ thuật)

Tối ưu sử dụng tài nguyên & Tối thiểu xả thải

Đa dạng sinh học, năng lượng, nhân lực, văn hoá, CSVC, đất, nước, dòng chất thải

Hợp tác + Đồng sáng tạo giá trị + Đổi mới mô hình kinh doanh

tiệnHoạt động Ăn uống Sự kiệnDịch vụ

giáo dục …

Tổ chức quản

Dân cư địa phương

Tài nguyên thiên nhiên và

lý điểm đến

Nguồn: M Epler Wood (2017)

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong du lịch

1.3.2.1 Tài nguyên và môi trường du lịch

Là điều kiện, thành phần cấu tạo các hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch là yếutố quan trọng bậc nhất tác động tới phát triển DLTH Tài nguyên du lịch tự nhiên baogồm các điều kiện về địa hình, khí hậu, HST, có giá trị rất lớn trong hoạt động du lịch;số lượng, chất lượng và sự đa dạng của những thành phần này không chỉ thu hút khách

Trang 35

du lịch trên khắp thế giới mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc định hướng phát triển dulịch có hiệu quả kinh tế - xã hội mà vẫn đảm bảo tính bền vững Tài nguyên du lịch vănhóa chủ yếu là hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, những lễ hội, làng nghề truyềnthống, những giá trị văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực Đây là yếu tố tạo nên sự khác biệt,sức hút riêng cho mỗi địa điểm du lịch Địa phương có tài nguyên du lịch quy mô, đadạng, thuận lợi sẽ có nhiều điều kiện để mở rộng thị trường và ứng dụng mô hìnhKTTH hơn

31

Đối với bất cứ ngành kinh tế nào, sự PTBV đều gắn liền với vấn đề môi trường.Vấn đề này càng quan trọng hơn đối với mô hình KTTH của ngành du lịch, là yếu tốliên quan tới sự tồn tại, phát triển của hoạt động du lịch Tài nguyên được quản lý khaithác hiệu quả sẽ hỗ trợ cho hoạt động phát triển DLTH Những nơi môi trường thiênnhiên bị ô nhiễm, suy thoái sẽ khó thu hút khách du lịch và tốn nhiều nguồn lực hơntrong việc áp dụng sự tuần hoàn vào phát triển du lịch Với môi trường văn hóa xã hội,nếu nhiều khía cạnh bị tác động tiêu cực do hoạt động du lịch gây ra thì ngành du lịchcũng khó phát triển và cộng đồng khó tiếp cận mô hình KTTH hơn

1.3.2.2 Thị trường khách du lịch

Để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển theo định hướng KTTH thì nguồn thu từdu lịch cần tăng trưởng mạnh Tổng thu từ du lịch của một khu vực đến từ tất cả cáckhoản chi tiêu của du khách khi tham quan tại đó nên yếu tố ảnh hưởng chính là thịtrường khách du lịch, cả về số lượng và chất lượng Số lượng du khách càng tăng thìtổng thu du lịch có khả năng càng lớn Chất lượng khách du lịch được thể hiện qua cácyếu tố mức chi tiêu (dựa vào khả năng tài chính), số ngày lưu trú trung bình (dựa vàothời gian nhàn rỗi), trình độ văn hóa (ảnh hưởng đến việc sử dụng SPDVDL) Thịtrường khách du lịch đông và chất lượng cao sẽ tạo nguồn thu lớn cho ngành du lịch,tạo vốn đầu tư để ngành du lịch PTBV

1.3.2.3 Sự phát triển kinh tế của quốc gia, địa phương

Nền kinh tế phát triển là tiền đề của sự ra đời và phát triển của ngành du lịch.Nguồn thu của đất nước hay địa phương có tăng trưởng thì thu nhập của người dân mớigia tăng và du lịch mới có động lực để phát triển Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp,có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành kinh tế quan trọng khác Nông nghiệp pháttriển có thể đáp ứng lương thực, thực phẩm, những mặt hàng tiêu dùng khác và tạo ranhiều điểm tham quan, trải nghiệm cho khách du lịch Công nghiệp phát triển ảnh

Trang 36

hưởng mạnh mẽ sẽ cung cấp năng lượng, CSVC cho các hoạt động du lịch, đặc biệt cònhỗ trợ cho việc chuyển đổi theo hướng KTTH Xây dựng và giao thông vận tải pháttriển có tác động lớn đến việc thiết kế, xây dựng hệ thống giao thông, công trình du lịchvới đầy đủ tiện nghi Đặc biệt, nền kinh tế của quốc gia phát

thuật trong việc khai thác tài nguyên và cung ứng dịch vụ du lịch, nền tảng này nếu cósự phong phú, hiện đại, tiết kiệm tài nguyên sẽ góp phần khiến du lịch phát triển theohướng bền vững hơn Hệ thống CSVC kỹ thuật tốt không chỉ khiến mức độ thỏa mãncủa du khách tăng cao mà còn giúp việc quản lý tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, táichế và xử lý chất thải thuận lợi hơn

1.3.2.5 Chính sách phát triển du lịch và quản lý môi trường

Chính sách phát triển du lịch và quản lý môi trường là yếu tố quyết định dẫn đếnthành công hay thất bại của việc triển khai DLTH Định hướng chính sách phù hợp làđiều kiện thúc đẩy du lịch tăng trưởng, BVMT hiệu quả, PTBV Cơ chế chính sáchphát triển du lịch và quản lý môi trường có ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong ngànhdu lịch từ việc khai thác, bảo vệ tài nguyên tới đầu tư, quy hoạch du lịch, đào tạo nguồnnhân lực và kinh doanh dịch vụ Những quốc gia hay địa phương có chính sách xuấtnhập cảnh, di chuyển, lưu trú, tham quan, mua sắm cởi mở hay cơ chế đặc thù hấp dẫntrong phát triển du lịch sẽ khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, thu hút khách dulịch, tạo tiền đề cho ngành du lịch tăng trưởng, tạo nguồn vốn để chuyển đổi sang môhình KTTH Bên cạnh đó là những chính sách ảnh hưởng đến nguồn cung du lịch như

Trang 37

đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, CSVC kỹ thuật hay chính sách về vốn, thị trường,CNTT và cải cách hành chính nếu hợp lý và có sự chặt chẽ trong định hướng du lịchxanh sẽ tác động tích cực tới việc ứng dụng mô hình KTTH Ngoài ra,

33

chính sách quản lý môi trường chặt chẽ, có tính hệ thống, liên kết nhiều bên liên quanlà yếu tố quyết định ý thức bảo tồn thiên nhiên và quản lý chất thải của mọi thành phầntrong ngành du lịch

1.3.2.6 Nguồn nhân lực du lịch

Du lịch là một ngành dịch vụ và kết quả đầu ra phụ thuộc vào chất lượng nguồnnhân lực, mỗi nhóm nhân lực du lịch có một ý nghĩa riêng Cơ quan QLNN có chứcnăng quy hoạch ngành du lịch để đầu tư theo lộ trình, đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tếvà môi trường, phân bổ nguồn lực mỗi khâu hợp lý, điều hướng phát triển theo mô hìnhKTTH cho những dự án đầu tư và chú trọng nhiệm vụ bảo tồn, cải tạo thiên

nhiên, ưu tiên những dự án du lịch giảm tác động tới môi trường, tạo CSHT thuận lợi,hiện đại đáp ứng phát triển du lịch bền vững, tập trung vào công tác tuyên truyền Cáccơ quan QLNN cân đối mọi nguồn lực để phát triển bền vững du lịch nên trình độ quảnlý ngành là yếu tố tác động lớn tới việc triển khai DLTH Trong ngành này, lao độngphần lớn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên chất lượng dịch vụ DLTH

không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động mà còn thểhiện qua thái độ làm việc, ý thức trách nhiệm với tự nhiên Các DNDL muốn phát triểntrong điều kiện cạnh tranh gay gắt và định hướng KTTH, cần phải nhận thức rõ vai tròcủa đội ngũ lao động, tập trung đào tạo nguồn nhân lực kiến thức sâu rộng, giỏi taynghề và có đạo đức, trách nhiệm tốt với khách hàng, môi trường

1.3.2.7 Cộng đồng dân cư địa phương

Với tính chất liên ngành và xã hội hóa cao, triển khai ứng dụng mô hình KTTH trong du lịch cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng xã hội Họ là những người hiểurõ giá trị tài nguyên của khu vực du lịch và có thể tạo được sự tin tưởng nhất về chất lượng sản phẩm, dịch vụ dành cho du khách

Cư dân địa phương trực tiếp và gián tiếp tác động đến phát triển DLTH Dân cư địa phương có vai trò chính trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo tính bền vững về sử dụng tài nguyên cho du lịch Khi nhận thức được mục tiêu và lợi ích mà mô hình KTTH trong du lịch mang lại, họ sẽ tham gia tích cực vào mọi hoạt động tạo sự tuần hoàn, bền vững không chỉ về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng với du khách và còn

Trang 38

về môi trường tự nhiên, công tác bảo tồn.34

Khách du lịch là chủ thể quan trọng, được mọi hoạt động quản lý và kinh doanhdu lịch hướng đến Với vị trí là người tiêu dùng trong du lịch, những nhu cầu của dukhách tạo động lực cho sự ra đời và phát triển những hệ thống kinh doanh, quản lýDLTH Người tiêu dùng trong ngành du lịch trực tiếp tác động đến môi trường và tàinguyên nên yếu tố trách nhiệm của họ có vai trò quan trọng đến phát triển DLTH.Chiều hướng ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ trách nhiệm cùng thái độ và hành viứng xử của du khách với tài nguyên du lịch cũng như cộng đồng cư dân trong quá trìnhtrải nghiệm

Hoạt động của các CSKD không chỉ trực tiếp tạo doanh thu cho ngành du lịch mà còntác động mạnh mẽ đến tài nguyên và môi trường du lịch DNDL theo hướng tuần hoàn

sẽ khai thác hợp lý TNTN và các nguồn lực khác để tạo đòn bẩy cho phát triển KTTHtrong du lịch, chia sẻ lợi ích với xã hội, hỗ trợ giải quyết thất nghiệp, đói nghèo tại khu

vực, bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch Mặt khác, với CSKD thiếu trách nhiệm,những tài nguyên du lịch có thể bị khai thác và sử dụng lãng phí hoặc quá mức, lợi íchcộng đồng thường bị bỏ qua, hoạt động xử lý chất thải và BVMT sẽ không được chú ý

để tiết kiệm, vì vậy cản trở việc phát triển DLTH

1.3.3 Kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong du lịch

1.3.3.1 Copenhagen (Đan Mạch)

Crowne Plaza Copenhagen Towers là một khách sạn lớn tại Đan Mạch, đi đầutrong thiết kế thân thiện với môi trường, được xây với mục đích dùng tính bền vữnglàm lợi thế cạnh tranh với các khách sạn khác Nằm dưới khách sạn là hệ thống điềutiết khí hậu bằng nước ngầm đầu tiên của Đan Mạch Trong hệ thống khép kín, nướcngầm gặp không khí và sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai yếu tố có thể làm mát kháchsạn trong mùa hè, trong khi năng lượng nóng được lưu trữ dưới lòng đất và sau đó táisử dụng để sưởi ấm khách sạn trong mùa đông Vì thế mà khách sạn sử dụng nănglượng ít hơn 65% so với các khách sạn khác Một công ty kỹ thuật đã cung cấp một hệthống tự động hóa tòa nhà thông minh để kiểm soát nhiệt độ Hệ thống kiểm soát khíhậu tòa nhà được kết nối với hệ thống đặt chỗ để có thể tuỳ chỉnh nhiệt độ phòng theonhu cầu, làm giảm mức tiêu thụ năng lượng một cách rõ rệt Khách sạn cũng có

Ngày đăng: 31/07/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w