Để làm được điều đó, việc đầu tiêncần phải làm là đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, cũng như xác định được các vấnđề mà doanh nghiệp đang gặp phải trong hoạt động sử dụng vốn trước – t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ
Trang 2ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 8340201
Học viên thực hiện: Lê Đại Thắng Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thu Huyền
Hà Nội-2024
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tổng quan về vốn 4
1.1.1 Khái niệm về vốn 4 1.1.2
Phân loại vốn tại trong doanh nghiệp 7 1.2 Tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 11 1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần 12 1.3.1 Phương pháp
phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 12 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giáhiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần 13 1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn 24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ 27 2.1 Tổng quan về CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà 27 2.1.1 Quá
trình hình thành và phát triển của công ty 27 2.1.2 Thành tích quaquá trình sản xuất kinh doanh 28 2.1.3 Các ngành nghề kinhdoanh chính 28 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công
ty 29 2.1.5 Tình hình kết quả sản xuất kinhdoanh của CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà trong giai đoạn từ 2018-
2022 31 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà 33 2.3 Phân tích thực trạng hiệu quả sử
dụng vốn tại CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông
Đà 35 2.3.1 Phân
tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 35
2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 46 2.3.3 Phân
tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 53 2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà60 2.4.1 Những thành tựu đạt
được 60 2.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên
nhân 60 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ 63 3.1 Định hướng, chiến lược kinh doanh của
CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà đến năm 2025 63 3.2 Một số giải pháp
Trang 4nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà 64 3.2.1 Quản lý chặt chẽ
các khoản phải thu 64 3.2.2 Phát huy và đổi mới côngtác quản lý hàng tồn kho 66 3.2.3 Nâng cao quản lý và đầu tư Tài sản
cố định 68 3.2.4 Tái cấu trúc cơ cấuvốn 69 3.2.5 Thắt chặt công tác quản lý chi
phí 70 3.2.6 Một số giải pháp
khác 71 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cánhân tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
Đề tài không trùng lặp với bất kỳ công trinh khoa học nào đã từng công bố
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Đại Thắng LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm tham chương trình thạc sĩ tại trường đại học Ngoại Thương, kết hợpcùng với những kinh nghiệm làm việc thực tế tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắpSông Đà, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụngvốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà” Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lờicảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trường đại học Ngoại Thương đã tạotrang bị kiến thức cần thiết cùng điều kiện học tập thuận lợi để tác giả hoàn thànhchương trình học tập tại trường và thực hiện đề tài này
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, người
đã tận tình và dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu trongsuốt quá trình thực hiện bài luận này
Tác giả cũng xin gửi tới Ban lãnh đạo công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông
Trang 5Đà lời cảm ơn sâu sắc khi tạo điều kiện về vật chất và tinh thần, để tác giả có thể hoànthành luận văn này
Với sự nỗ lực hết sức của bản thân, tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn vớinội dung đầy đủ, sâu sắc và có hướng mở Do nguồn lực và thời gian thực hiện chủ đềnày là có hạn, nội dung luận văn sẽ khó tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được
sự chỉ bảo cùng các ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài luận được hoànthiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Đại Thắng DANH MỤC VIẾT TẮT
CTCP : Công ty cổ phần DN : Doanh nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định VLĐ : Vốn lưu động XD : Xây dựng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018-2022 32Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2018-2022 34 Bảng2.3 Cơ cấu vốn lưu động giai đoạn 2018-2022 36 Bảng 2.4.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dựng vốn lưu động 39 Bảng 2.5 Bảng
so sánh vòng quay vốn lưu động 40 Bảng 2.6 Chỉ tiêuvòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2018-2022 41 Bảng 2.7 Bảng so sánhvòng quay hàng tồn kho 42 Bảng 2.8 Chỉ tiêu đánh giácác khoản phải thu 44 Bảng 2.9 Bảng so sánh vòngquay các khoản phải thu 45 Bảng 2.10 Cơ cấu vốn cố địnhgiai đoạn 2018-2022 47 Bảng 2.11 Chỉ tiêu hiệu suất sửdụng tài sản cố định giai đoạn 2018-2022 49 Bảng 2.12 Bảng so sánh hiệu suất sử
Trang 6dụng tài sản cố định 50 Bảng 2.13 Chỉ tiêu tỷ số khả năng sinh lời của tài sản cố định giai đoạn 2018-2022
52
Bảng 2.14 Cơ cấu vốn kinh doanh giai đoạn 2018-2022 54
Bảng 2.15 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giai đoạn 2018-2022 55
Bảng 2.16 Bảng so sánh hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh 56
Bảng 2.17 Bảng so sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh 57
Bảng 2.18 Bảng so sánh hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu 58
Bảng 2.19 Bảng so sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 59
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 29
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đại dich Covid 19 nổ ra đã làm nổi lên những gợn sóng trong nền kinh tế toàn cầu, trong đó khiến cho nhiều DN phải đứng trước những khó khăn về tài chính, phải tái cân bằng cấu trúc vốn (Huang và Ye, 2021) Doanh nghiệp Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, liên quan đến việc tiếp cận khách hàng, dòng tiền, người lao động và chuỗi cung ứng bị gián đoạn (VCCI và WB, 2021) Tại Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh mới”, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI cho biết, theo khảo sát của VCCI, bên cạnh việc thiếu hụt thị trường và nguồn nguyên liệu do đại dịch Covid 19 thì gần 50% doanh nghiệp thiếu hụt nguốn vốn và dòng tiền kinh doanh
Thành lập từ năm 2004, công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà với kinh nghiệm 20 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và năng lượng cũng đứng trước nhiều thách thức khi đại dịch nổ ra Ngay cả khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, xong việc khôi phục lại hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn đứng trước những trở ngại nhất định, đặc biệt là bài toán về nguồn vốn Bên cạnh yếu tố khách quan từ thị trường
và nền kinh tế nói chung, giai đoạn từ 2018 – 2022 cũng là giai đoạn công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà có những sự thay đổi đáng kể về mặt cơ cấu vốn, chuyển dịch tập trung từ vốn lưu động sang sử dụng vốn cố định
Điều này đặt ra cho chủ doanh nghiệp cũng như tác giả câu hỏi: Làm sao để quản
lý vốn hiệu quả, duy trì ổn định hoạt động kinh doanh và đem lại giá trị lâu dài cho các
Trang 7nhà đầu tư và các cổ đông trong bối cảnh hiện tại? Để làm được điều đó, việc đầu tiêncần phải làm là đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, cũng như xác định được các vấn
đề mà doanh nghiệp đang gặp phải trong hoạt động sử dụng vốn trước – trong – sau đạidịch
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2018 đến
2022 là một nghiên cứu thiết thực và cấp bách, giúp xác định các vấn đề mà bản thândoanh nghiệp đang mắc phải như sự kém hiệu quả trong quản lý cơ cấu vốn, tỷ suấtsinh lời từ tài sản cố định chưa đạt như kế hoạch đặt ra hay việc quản lý chưa tốt các
1 khoản chi phí và các khoản phải thu của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng vốn, để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để giải quyết bài toán về vốn của doanh nghiệp Việc này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng, đầu tư
và phát triển của doanh nghiệp mà còn duy trì mối quan hệ tích cực với các đối tác cung cấp nguồn lực tài chính
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đàkhông chỉ là nhu cầu cấp thiết mà còn là bước đầu tiên trong việc xác định và cải thiệncách thức quản lý nguồn vốn Nghiên cứu này tạo ra cơ hội để nâng cao hiệu suất kinhdoanh, đem lại nhiều giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và các bên liên quan Phạm vi nộidung phân tích bao gồm việc đánh giá cơ cấu vốn, hiệu suất sử dụng vốn, khả năng sinhlời, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong bối cảnh trước,trong và sau đại dịch
Do đó, đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xâylắp Sông Đà” được lựa chọn làm chủ đề cho luận văn, trong đó phân tích tập trung vàogiai đoạn từ 2018 – 2022 nhằm tìm hiểu sâu hơn về việc sử dụng vốn của doanh nghiệptrong giai đoạn từ khi đại dịch Covid-19 nổ ra đến nay, đưa ra được một số giải pháp vềvốn cho doanh nghiệp thời điểm sau đại dịch
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 8b Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung đã đề ra, luận văn đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn tại công ty cổ phần và các chỉ tiêu đánh hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng nguồn vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ
phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà trong giai đoạn từ 2018 – 2022
2
- Từ đó, luận văn chỉ ra các vấn đề hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp,đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
4 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp sửu dụng trong luận văn được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Báo cáo tài chính và các tài liệu nội bộ trong giai đoạn từ năm 2018 đến hết năm
2022 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
- Các giáo trình trong và ngoài nước về phân tích tài chính doanh nghiệp - Các đề tàinghiên cứu khoa học liên quan đến vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp nói chung và tại công ty cổ phần nói riêng trong giai đoạn từ 2010 đến nay
b Phương pháp phân tích dữ liệu
Trang 9Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là một trong những nội dung thuộc phạm trù phântích tài chính doanh nghiệp Do đó, về phương pháp phân tích dữ liệu, tác giả sử dụngmột số phương pháp quen thuộc và có tính ứng dụng cao trong các nghiên cứu và thựctiễn phân tích tài chính doanh nghiêp Cụ thể:
- Phương pháp thống kê
3
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích chi tiết
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về vốn
1.1.1 Khái niệm về vốn
1.1.1.1 Định nghĩa về vốn
Để triển khai bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp đều cầnphải có các yếu tố đầu vào, bao gồm: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu laođộng Trong nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đầu vào kể trên, doanhnghiệp sẽ cần ứng ra một lượng tiền ban đầu để đầu tư cho nhân công, cơ sở vật chất,máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… Số tiền này được gọi là vốn ban đầu của doanhnghiệp Dưới sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu laođộng, doanh nghiệp sẽ tạo ra hàng hoá, dịch vụ để cung ứng cho thị trường Để đảmbảo sự tồn tại và phát triển, số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bùđắp chi phí và có lãi Nhờ đó, số vốn ban đầu được bảo toàn và mở rộng với quy môlớn hơn Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động của
Trang 10doanh nghiệp được gọi là vốn
Tóm lại, có thể hiểu: Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộgiá trị tài sản của doanh nghiệp được sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm mụcđích sinh lời (Hà, 2016) Từ đó, vốn của công ty cổ phần có thể hiểu là biểu hiện bằng
4 tiền của toàn bộ giá trị tài sản mà công ty đó sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời
1.1.1.2 Đặc trưng của vốn
Để quản lý và sử dụng hiệu quả vốn nói chung, và tại công ty cổ phần nói riêng,doanh nghiệp cần hiểu được những đặc trưng cơ bản của vốn, cụ thể:
• Vốn được biểu hiện bằng giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp không chỉ bao gồm tiền mặt mà là toàn bộ tài sản có giátrị mà doanh nghiệp đang sở hữu hoặc kiểm soát để thực hiện các hoạt động kinhdoanh, bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình Các tài sản hữu hình có thể kểđến như văn phòng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các nguyên vật liệu sản xuất, Cáctài sản vô hình gồm có các loại bản quyền, bằng sáng chế, vị trí kinh doanh, nhãnhiệu,
• Vốn phải được tích tụ, tập trung thành một lượng nhất định, đủ sức đầu tư vào một phương án kinh doanh
Để có thể đầu tư hiệu quả vào một phương án kinh doanh, vốn cần phải được tích
tụ và tập trung đến mức đủ lớn Điều này có nghĩa là:
- Tích tụ vốn: Là quá trình doanh nghiệp thu gom vốn từ nhiều nguồn khác nhau ngoài việc phụ thuộc vào vốn có sẵn trong quá trình sản xuất kinh doanh DN có thể huy động vốn thông qua việc vay mượn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, hoặc kêu gọi thêm từ các nhà đầu tư
- Tập trung vốn: Sau khi đã tích tụ, vốn cần được tập trung để tạo thành mộtkhối lượng lớn, đủ mạnh để có thể đầu tư vào các dự án có quy mô và tiềmnăng sinh lời cao
Một lượng vốn nhất định và đủ lớn sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng thực hiệncác dự án kinh doanh, mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm mới, hoặc mở rộng thị
Trang 11trường Nếu vốn không được tích tụ và tập trung đúng cách, doanh nghiệp có thể sẽkhông có đủ nguồn lực để đầu tư, dẫn đến việc không thể tận dụng được các cơ hộikinh doanh hoặc không thể phát triển theo kế hoạch.
5
• Vốn phải vận động nhằm sinh ra lợi nhuận
Theo quan điểm của Các Mác: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trịthặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất” Điều này có nghĩa là vốn không chỉđơn thuần là số tiền hoặc tài sản, mà còn là đầu vào của quá trình sản xuất và là cơ sở
để sản sinh ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, tức là giá trị vượt quá giá trị cần để duy trìsản xuất và sống sót Đây cũng chính là một tiền đề, một đặc trưng quan trọng của vốntrong doanh nghiệp
Quá trình vận động của vốn có thể hiểu đơn giản như sau: vốn xuất hiện đầu tiêndưới hình thái tiền mặt, sau đó chuyển thành các nguyên vật liệu, thiết bị, công nghệ,nhà xưởng, – các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, tạo racác sản phẩm – dịch vụ phục vụ nhu cầu thị trường, sau cùng chuyển trở về dưới hìnhthái tiền mặt, nhưng kèm theo một phần giá trị thặng dư – lợi nhuận
• Vốn có giá trị về mặt thời gian
Trong môi trường kinh tế thị trường, giá trị của một đồng vốn có thể biến đổi doảnh hưởng của nhiều yếu tố như giá cả, lạm phát, khủng hoảng và các yếu tố khác Mộtkhoản tiền cụ thể có thể mua được ít hàng hóa hơn ở một thời điểm so với thời điểmkhác Do đó, khi đưa ra quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần luôn quan tâm đến giá trịthời gian của vốn, và sự biến động của vốn trong toàn bộ quá trình
• Vốn gắn liền với chủ sở hữu
Khi thành lập doanh nghiệp, vốn hay vốn ban đầu gắn liền chủ sở hữu và lànguồn đầu tư quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Về sau, khi doanh nghiệp
đã hoạt động ổn định, vốn của doanh nghiệp có thể sẽ không chỉ bao gồm vốn ban đầuhay vốn do chủ sở hữu bỏ ra mà còn gồm nhiều nguồn khác Tuy nhiên, có một đặctrung không đổi – những nguồn vốn này đều gắn liền với chủ sở hữu là các bên nhậnquyền lợi lợi ích hợp pháp từ đồng vốn này Có thể người sử dụng vốn không phải chủ
Trang 12sở hữu của đồng vốn, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng vốn vẫn phải hướngđến đem lại lợi ích, hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu vốn
• Vốn được coi như một loại hàng hóa đặc biệt
6 Trong nền kinh tế thị trường, “vốn” cũng là một loại hàng hoá đặc biệt, được mua
và bán trên một thị trường đặc biệt Cụ thể, tại một thời điểm, khi có những chủ sở hữuvốn có thừa vốn (vốn nhàn rỗi) và ngược lại, có những chủ thể thiếu vốn, cần huy độngvốn Hai chủ thể này sẽ gặp nhau tại một thị trường là “thị trường vốn” Tại đây, người
có vốn nhàn rỗi có thể bán quyền sử dụng của phần vốn nhàn rỗi của mình cho nhữngngười có nhu cầu Sự khác biệt ở đây là hoạt động “mua” và “bán” này không làm thayđổi về quyền sở hữu của vốn như các loại hàng hoá khác, mà chỉ thay đổi về quyền sửdụng vốn Chủ thế thiếu vốn khi “mua” vốn nhàn rỗi này sẽ cần trả cho người bán mộtlượng tiền tệ nhất định là “chi phí sử dụng vốn”
• Vốn bao gồm cả giá trị của tài sản vô hình
Vốn là biểu hiện bằng tiền của tổng hợp toàn bộ giá trị tài sản mà công ty đó sửdụng cho hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vôhình – miễn là thuộc sở hữu của doanh nghiệp và được sử dụng trong hoạt động kinhdoanh để sinh lời Đây là một đặc trưng quan trọng giúp doanh nghiệp xác định rõ toàn
bộ vốn của đơn vị để từ đó tối ưu hoá hiệu quả sự dụng các nguồn vốn của doanhnghiệp
1.1.2 Phân loại vốn tại trong doanh nghiệp
Tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà các tiêu thức phân loại vốntrong doanh nghiệp cũng khác nhau Trong đó, một số cách phân loại chủ yếu có thể kểđến dưới đây:
1.1.2.1 Theo đặc điểm chu chuyển vốn
Dựa theo tiêu thức này, vốn tại công ty cổ phần được chia làm hai loại: Vốn cố định và Vốn lưu động
• Vốn cố định
Vốn cố định là số vốn mà một doanh nghiệp đầu tư trước để tạo ra các tài sản cố
Trang 13định (TSCĐ) Vốn cố định có thể là hữu hình (ví dụ: máy móc, thiết bị sản xuất,…) hay
vô hình (ví dụ: nhãn hiệu hay bản quyền sáng chế,…) (Ross, 2002) Quy mô của vốn cốđịnh sẽ ảnh hưởng đến quy mô và phạm vi của các TSCĐ được hình thành,
đồng thời, các đặc trưng vận hành của các TSCĐ cũng ngược lại ảnh hưởng đến vận
7 hành của vốn cố định Theo đó, tổng quan về các đặc điểm của vốn cố định có thể hiểu như sau:
Tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh Điều này là do các TSCĐ tham gia và đóng góp vào quá trình sảnxuất trong nhiều chu kỳ khác nhau Do đó, vốn cố định là sự biểu hiện tiền mặt của cácTSCĐ và tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng
Dịch chuyển giá trị dần: Khi tham gia vào quá trình sản xuất, các TSCĐ không
thay đổi hình thức hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất của chúng giảm dần.Điều này đồng nghĩa là TSCĐ sẽ bị khấu hao, sẽ giảm dần về cả giá trị và giá trị sửdụng Do đó, vốn cố định có thể phân làm hai phần:
- Phần giá trị hao mòn của TSCĐ được chiếm bởi chi phí khấu hao và được tích lũylại thành quỹ khấu hao Quỹ này được sử dụng để tái tạo lại TSCĐ để duy trìnăng lực sản xuất của doanh nghiệp
- Phần còn lại của vốn cố định vẫn ổn định trong TSCĐ, tức là giá trị còn lại của tài sản cố định
Vốn cố định hoàn thành một chu kỳ vận động sau nhiều chu kỳ kinh doanh.Trong thời gian dài như vậy, vốn cố định có thể được thu hồi trở lại sau một thời giandài Trong quá trình này, vốn có thể đối mặt với các rủi ro như kinh doanh không hiệuquả, mức độ hao mòn vượt quá dự kiến, hoặc tác động của lạm phát
Vốn cố định là một phần quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của mộtdoanh nghiệp Quy mô của vốn cố định và cách quản lý sử dụng nó ảnh hưởng đếntrình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh Do có đặc điểm và vai trò quantrọng, việc quản lý vốn cố định cũng có thể gây ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hiệusuất sử dụng vốn SXKD của DN
• Vốn lưu động
Vốn lưu động là toàn bộ tài sản ngắn hạn được sử dụng trong hoạt động kinh
Trang 14doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hàng tồn kho hay các khoản nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp (Ross, 2002) Vốn lưu động của một doanh nghiệp đại diện cho số tiềnđược đầu tư trước để tạo ra các tài sản lưu động dùng cho quá trình sản xuất và lưu
8 thông hàng hóa, đảm bảo rằng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra liên tục và thường xuyên Các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất (hay gọi tắt là tài sản lưu động sản xuất) bao gồm các nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất, trong khi các tài sản lưu động lưu thông bao gồm sản
phẩm chờ tiêu thụ, vốn tiền mặt và các khoản chi phí chờ thanh toán Trong quá trình SXKD, các tài sản lưu động sản xuất và lưu thông luôn thay đổi để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, dẫn theo vốn lưu động của doanh nghiệp cũng liên tục thay đổi theo từng giai đoạn, bao gồm dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này, được gọi là tuần hoàn chu chuyển của vốn lưu động, diễn ra liên tục và thường xuyên theo chu kỳ sản xuất
Trong quá trình vận động này, toàn bộ giá trị của vốn lưu động sẽ được chuyểnđổi qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh Từ việc hình thành thành tiền mặt banđầu, vốn lưu động chuyển sang hình thái các tài sản lưu thông Khi tham gia vào giaiđoạn sản xuất, các tài sản này sẽ được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Saukhi sản phẩm được tiêu thụ, vốn lưu động sẽ quay trở lại thành tiền mặt, tạo ra một chu
kỳ hoàn toàn mới
Quá trình sản xuất và kinh doanh diễn ra liên tục và thường xuyên ở hầu hết mọi doanh nghiệp Do đó, vốn lưu động của DN cũng được phân phối theo các giai đoạn củachu kỳ sản xuất và tồn tại dưới những hình thức khác nhau Để đảm bảo tính liên tục của hoạt động sản xuất, DN cần có đủ vốn để đầu tư vào từng giai đoạn cho phủ hợp, đảm bảo việc chuyển đổi vốn diễn ra một cách thuận lợi
Trang 15khác từ vốn chủ sở hữu, bao gồm lợi nhuận không chia, quỹ đầu tư
9 phát triển, chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản,… Đối với các doanhnghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước, còn có một nguồn vốn khác là vốn tài trợ từ Nhànước
- Vốn góp ban đầu:
Đây là khoản tiền ban đầu mà chủ doanh nghiệp bỏ ra khi thành lập doanh
nghiệp Mỗi hình thức doanh nghiệp khác nhau sẽ có hình thức tạo vốn khác nhau Chẳng hạn, đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty (theo tỷ
lệ góp vốn) và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ -
Vốn từ lợi nhuận không chia:
Lượng vốn góp ban đầu của chủ doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, thường cần được điều chỉnh theo quy mô phát triển của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động sxkd, nếu doanh nghiệp đạt kết quả tích cực, đó sẽ là điều kiện thuận lợi để mở rộng nguồn vốn Nguồn vốn được hình thành từ lợi nhuận không phân phối thường được sử dụng để tái đầu tư và mở rộng hoạt động sxkd của doanh nghiệp Tài trợ từ lợi nhuận không phân phối là một phương thức quan trọng và hấp dẫn để tạo ra nguồn tài chính nội bộ cho doanh nghiệp, giúp giảm chi phí và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài Nhiều doanh nghiệp xem trọng và đặt mục tiêu để đạt được một lượng lợi nhuận cần thiết để tái đầu tư, tự cung tự cấp trong điều kiện nhu cầu vốn ngày càng tăng
Việc tái đầu tư từ lợi nhuận không phân phối thực hiện được khi đạt điều kiện làtình hình sxkd của doanh nghiệp đang khả quan, có phát sinh lợi nhuận và được phéptiếp tục đầu tư Trong trường hợp của các doanh nghiệp Nhà nước, việc tái đầu tư yêucầu nhiều điều kiện hơn khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà còn vào chính sáchkhuyến khích tái đầu tư của Nhà nước
Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần, việc để lại lợi nhuận không phân phối cầnđược xem xét kĩ càng, cẩn thận Khi công ty để lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư,nghĩa là không chia cổ tức cho cổ đông, các cổ đông không nhận được tiền cổ tức,nhưng lại sở hữu một phần vốn cổ phần tăng của công ty Do đó, giá trị ghi sổ của cổ phiếu tăng lên cùng với việc tự tài trợ từ nguồn vốn nội bộ
Trang 1610
- Phát hành cổ phiếu:
Trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp cũng có thể phát hành thêm cổ phiếu mớinhằm gia tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Một nguồn tài chính dài hạn rất quantrọng là phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp Phát hành cổ phiếuđược coi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp
• Nợ phải trả
Các khoản phải trả của doanh nghiệp bao gồm nợ vay và vốn chiếm dụng, là kết quả phát sinh trong quá trình hoạt động sxkd Vốn chiếm dụng thể hiện các khoản nợ cần thanh toán cho các đối tác, bao gồm các nhà cung cấp, Ngân sách Nhà nước và các khoản thanh toán cho nhân viên, đại diện cho vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng nhưng không phát sinh lãi Các khoản nợ vay có thể liệt kê ra như số tiền vay từ ngân hàng, nợtín dụng, nợ trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả lại,
Để huy động thêm vốn cho hoạt động sxkd, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ nhiều nguồn khác nhau như vay vốn từ ngân hàng, tín dụng thương mại và phát hành trái phiếu
1.2 Tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Đích đến của hoạt động
sản xuất kinh doanh chính là giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận, trong khi đó vốn của doanh là hữu hạn Bởi vậy, việc tối ưu hiệu quả sinh lời của từng đồng vốn được sử dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần tận dụng tối đa tất cả các nguồn lực có sẵn, trong đó việc sử dụng vốn một cách hiệu quả là một yêu cầu không thể thiếu đối với mọi hoạt động kinh doanh của họ
Để làm rõ khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ta đi tìm hiểu các khái niệm liên quan, trong đó:
- Hiệu quả, theo cách hiểu thông thường, là mối tương quan giữa đầu vào và đầu racủa một quá trình kinh tế – kỹ thuật nhằm đạt được những mục đích xác định
- Vốn, như đã chỉ ra ở phía trên, là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản của
DN, được DN sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời
11
Sử dụng vốn là việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để
Trang 17thực hiện các hoạt động SXKD hoặc đầu tư khác, và đầu ra của quá trình này là lợinhuận mà công ty có thể thu về Nói cách khác, mục đích của việc sử dụng vốn là thulợi nhuận, cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thường được đánh giá dựa trên so sánhtương đối giữa lợi nhuận và vốn bỏ ra hay hiệu quả sử dụng vốn
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa là mục tiêu, nhưng cũng là bài toán khó hàngđầu cho doanh nghiệp Bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp khôngchỉ có thể vận hành một cách an toàn và ổn định trên thị trường, mà còn mở ra nhiều cơhội mở rộng sản xuất kinh doanh, bứt tốc phát triển gia tăng lợi nhuận, gia tăng thunhập cho đội ngũ công nhân viên, đồng thời gia tăng năng lực cạnh tranh, khẳng định
vị thế trên thị trường
Để có thể tối ưu hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn, doanh nghiệp cần xác định
và đưa ra giải pháp giải quyết một số vấn đề sau:
- Nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn, do đó cần có kế hoạch sử dụng vốnphù hợp, có mục đích rõ ràng, tiết kiệm, tránh lãnh phí vốn, ứ đọng vốnhay đưa ra những quyết định sai lầm khiến vốn không sinh lời được
- Xác định cơ hội để đưa ra các quyết định cần thiết về cải tiến, nâng cấp về cảchiều sâu và mở rộng quy mô SXKD
- Đặt ra các mục tiêu rõ ràng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đótrọng tâm hướng tới việc sử dụng hiệu quá vốn, đồng thời có những biệnpháp kịp thời, thiết thực để liên tục phát hiện ra các vấn đề, nguy cơ gây ra
sử dụng vốn thiếu hiệu quả
1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần
1.3.1 Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Phân tích về
hiệu quả sử dụng vốn là một trong những nội dung thường được chú trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp tổng thể Để tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp nói chung, nhà phân tích thường kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiệp vụ - kỹ thuật khác nhau Một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như sau:
12 1.3.1.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là một phương pháp đơn giản và phổ biến trong phân tíchhoạt động kinh doanh, dựa trên việc xem xét mỗi chỉ tiêu phân tích thông qua so sánh
Trang 18với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Trong nghiên cứu này, các chỉ tiêu được lựa chọn
để so sánh là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, bao gồm vòng quay vốnlưu động, tỷ suất ROA, ROE, và các chỉ tiêu khác
1.3.1.2 Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kế là việc sử dụng các kỹ thuật số học và thống kê để đolường, phân tích và hiểu rõ hơn về dữ liệu tài chính, nhằm tìm ra xu hướng, mối quan
hệ, và biến đổi trong tình hình tài chính của doanh nghiệp Trong luận văn này, tác giả
đã sử dụng phương pháp thống kê để hệ thống hoá các số liệu trong khoảng thời gian từ
2018 – 2022 sau khi thu thập và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn Qua đó, sử dụng các
số bình quân, số tuyệt đối, và số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu
1.3.1.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp cung cấp nhận định tổng quan
về vấn đề nghiên cứu thông qua quá trình kết hợp và phân tích các thông tin từ nhiềunguồn khác nhau nhằm hiểu rõ và đánh giá toàn diện về tình hình tài chính của mộtdoanh nghiệp hoặc tổ chức Phương pháp này thường kết hợp nhiều thông tin từ báocáo tài chính, tổng hợp các chỉ số tài chính và các phương pháp phân tích khác để đưa
ra cái nhìn tổng thể về hiệu suất và khả năng tài chính của doanh nghiệp
1.3.1.4 Phương pháp phân tích chi tiết
Phương pháp phân tích chi tiết là việc chia nhỏ (chi tiết hoá) quá trình và kết quảchung thành những bộ phận, chi tiết dựa trên một hoặc một số tiêu chí cụ thể nhằm làm
rõ hơn quá trình hình thành và cấu thành của kết quả đó theo những khía cạnh khácnhau phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của từng chủ đề
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần
1.3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
• Vòng quay vốn lưu động
13 Vòng quay vốn lưu động (working capital turnover) là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn phản ánh mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động để hỗ trợ tăng trưởng doanh thu và doanh số Từ kết quả của chỉ tiêu này, ta sẽ biết được một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Vòng quay vốn lưu động cho thấy mối quan hệ giữa số vốn lưu động bỏ ra với doanh thu của doanh nghiệp
Trang 19Đối với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp ứng tiền để đầu tư vốn lưu động vào đầu chu kỳ sản xuất và thu tiền thông qua việc bán hàng và cung ứng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ doanh nghiệp thu được giá trị tăng thêm hay chính là lợi nhuận sau một chu kỳ luân chuyển vốn Vì vậy, tính trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) nếu số vòng quay vốn lưu động đạt được càng nhiều, lợi nhuận doanh nghiệp thu được càng lớn
- Công thức tính vòng quay vốn lưu động:
Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động = Trong đó: Vốn lưu động bình quân trong kỳ
+ Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu
+ Vốn lưu động bình quân thường được tính bằng cách lấy tổng số vốn lưu động
ở đầu kỳ và cuối kỳ trong một khoảng thời gian nhất định và chia cho 2 VLĐ thường bao gồm các khoản tiền mặt, tương đương tiền mặt, các tài sản dễ dàng chuyển thành
tiền mặt trong ngắn hạn, và các khoản nợ phải trả trong vòng một năm - Ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động:
Nếu chỉ số này cao, tức là ban điều hành đã và đang có kế hoạch sử dụng vốn đầu
tư và nợ ngắn hạn khá hiệu quả để hỗ trợ cho các hoạt động của công ty Nói cách khác, công ty đang tạo ra doanh thu bán hàng cao hơn số vốn đã được sử dụng Tỷ lệ vòng quay vốn lưu động càng cao cho thấy doanh nghiệp càng có khả năng bán hàng hiệu quả hơn Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao, có thể đánh giá doanh nghiệp sẽ cần phải huy động thêm VLĐ để hỗ trợ cho các hoạt động của mình
14 Mặt khác, nếu chỉ số này thấp, có thể đánh giá công ty này đang đầu tư quá nhiềukhoản để hỗ trợ vào các hoạt động Đây là vấn đề có thể khiến doanh nghiệp sẽ phảimang nợ và còn dư hàng tồn kho không thể bán
• Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động
Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động là một trong những chỉ số quen thuộc trong phân tích tài chính, đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường khả năng sinh lời từ
Trang 20việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Chỉ số này thường được dùng để đánh
giá hiệu suất sinh lợi nhuận từ VLĐ trong hoạt động SXKD của công ty - Công thức tính tỷ suất sinh lời của vốn lưu động:
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động = Trong đó: Vốn lưu động bình quân trong kỳ
+ Lợi nhuận thuần là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí và khoản chi
từ doanh thu của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định + Vốn lưu động bình quân là trung bình cộng của số vốn lưu động ở đầu kỳ và cuối kỳ trong thời gian nhất định Trong đó, VLĐ thường gồm các khoản tiền mặt, tương đương tiền mặt, các tài sản dễ dàng chuyển thành tiền mặt trong ngắn hạn, cộng với các khoản nợ phải trả trong vòng một năm
- Ý nghĩa của tỷ suất sinh lời của vốn lưu động:
Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động cho biết khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợinhuận từ mỗi đơn vị vốn lưu động được sử dụng Tỷ suất này tỉ lệ thuận với khả năngsinh lời của VLĐ
• Vòng quay hàng tồn kho và Số ngày hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover) là thước đo số lần hàng tồn khocủa một cơ sở kinh doanh luân chuyển trong một khoảng thời gian nhất định để tạo radoanh thu được ghi nhận trong khoảng thời gian đó Cũng có thể hiểu, vòng quay hàngtồn kho là chỉ tiêu đo lường tốc độ bán hàng của một doanh nghiệp, cho phép doanhnghiệp xác định được mức độ dự trữ hàng tồn kho hợp lý để chủ động trong sản xuất,tiêu thụ; đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD
15
- Công thức tính vòng quay hàng tồn kho và số ngày hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =
Số ngày hàng tồn kho = Trong đó:
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
365 Vòng quay hàng tồn kho
Trang 21+ Giá vốn hàng bán là tổng chi phí sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm, chúng baogồm cả nguyên vật liệu, chi phí lao động và bất kỳ các loại chi phí liên quan hoặc phátsinh nào khác trong quá trình sản xuất
+ Hàng tồn kho bình quân thường được tính bằng cách lấy tổng số hàng tồn kho ở
đầu kỳ và cuối kỳ trong một khoảng thời gian nhất định và chia cho 2 - Ý nghĩa của vòng quay hàng tồn kho:
Đây là một bộ phận tài sản không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất cũng nhưthương mại Dự trữ hàng tồn kho ở mức hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêuthụ của doanh nghiệp tiết kiệm được vốn mà vẫn đảm bảo được tiến hành liên tục Nếu hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bánhàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Tuy nhiên, chỉ số này quá caocũng chưa chắc đã tốt vì đồng nghĩa với lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếunhu cầu thị trường tăng đột ngột hoặc nguồn cung bị tắc nghẽn trong khi nhu cầu hànglại có số lượng lớn thì rất có khả năng DN không đủ lượng hàng tồn kho cần thiết, dẫntới nguy cơ đánh mất khách hàng tiềm năng cũng như bị đối thủ cạnh tranh chiếm mấtthị phần
Nếu tốc độ quay vòng của hàng tồn kho càng thấp càng cho thấy doanh nghiệp bánhàng chậm và hàng tồn kho bị ứ đọng Một số hàng tồn kho rất dễ bị quá hạn, dễ bị hưhỏng, kém phẩm chất, việc bị ứ đọng lâu sẽ dẫn đến giá trị của hàng tồn kho bị giảmxuống Hàng tồn kho luân chuyển chậm, ảnh hưởng trực tiếp, tức thì tới kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp Đồng thời, hàng tồn kho cũng cần có thời gian nhất
16 định để chuyển đổi thành tiền Do đó, nếu việc ứ đọng trong một khoảng thời gian dài
có thể dẫn đến tình trạng làm mất đi khả năng thanh khoản của hàng tồn kho • Vòng
quay các khoản phải thu và Kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay các khoản phải thu là chỉ số tài chính được dùng để phản ánh hiệu quảcủa doanh nghiệp trong việc thu hồi công nợ từ khách hàng Chỉ số này đo lường tầnsuất mà các khoản phải thu của một doanh nghiệp được chuyển đổi tiền mặt trongkhoảng thời gian ngắn hạn
Kỳ thu tiền bình quân trải qua trước khi một doanh nghiệp thu về các khoản phảithu Nói cách khác, nó đề cập đến thời gian bình quân mà công ty cần để nhận được cáckhoản thanh toán mà họ nợ từ khách hàng hoặc khách hàng Kỳ thu tiền bình quân phải
Trang 22được theo dõi để đảm bảo doanh nghiêp đủ tiền đảm đương các trách nhiệm tài chínhngắn hạn của đơn vị Đây là tỉ số giúp phản ánh một công ty mất trung bình bao nhiêungày để có thể thu về được những khoản phải thu của đơn vị
- Công thức tính vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân:
Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải thu =
Kỳ thu tiền bình quân = Trong đó:
Bình quân các khoản phải thu
365 Vòng quay các khoản phải thu
+ Doanh thu thuần được tính bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu
+ Bình quân các khoản phải thu được tính bằng cách lấy tổng số các khoản phải
thu ngắn hạn ở đầu kỳ và cuối kỳ trong khoảng thời gian nhất định và chia cho 2 - Ý nghĩa của vòng quay các khoản phải thu:
Chỉ số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn cho biết số lần khoản phải thuđược chuyển thành tiền mặt trong kỳ hoạt động, giúp công ty rút ra được một số đánhgiá sơ bộ về khả năng thu hồi các khoản nợ, làm căn cứ xem xét tối ưu các chính sáchthanh toán với khách hàng đảm bảo cân đối dòng tiền trong hiện tại, tương lai
17 Chỉ số vòng quay khoản phải thu càng cao, số lần các khoản phải thu được chuyển đổithành tiền mặt càng cao, đồng nghĩa với thời gian trung bình thu hồi một khoản công
nợ càng ngắn Điều này minh chứng cho khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu của
doanh nghiệp là hiệu quả, có chiến lược quản lý tài chính hợp lý
Hệ số vòng quay khoản phải thu thấp nghĩa là trong kỳ đánh giá, tần suất khoảnphải thu được chuyển thành tiền mặt là rất thấp, việc thu hồi các khoản công nợ kháchhang có tốc độ chậm, chưa thể tận dụng tối ưu được dòng tiền Trong trường hợp này,doanh nghiệp cần thận trọng xem xét tình trạng nợ xấu, cân nhắc việc sửa đổi chínhsách bán hàng, khả năng kiểm soát dòng tiền
1.3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
• Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Trang 23Hiệu suất sử dụng vốn cố định là chỉ số tài chính phản ánh mỗi đồng vốn cố định được đầu tư, doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ Chỉ số này
cho biết mức độ hiệu quả mà doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định để tạo ra doanh thu
và lợi nhuận
- Công thức tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng tài sản
cố định=
Trong đó:
Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân trong kỳ
+ Doanh thu thuần được tính bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ
đi các khoản giảm trừ doanh thu
+ Vốn cố định bình quân thường được tính bằng trung bình cộng của tổng số
vốn cố định đầu kỳ và cuối kỳ trong khoảng thời gian nhất định - Ý nghĩa hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá khả năng tận dụng và quản lý tài sản cố định đểsinh lợi nhuận Một tỷ lệ cao hơn thể hiện rằng doanh nghiệp đang sử dụng tài sản cốđịnh của mình một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận
Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý và nhà đầu tư để nhận định vềtính hấp dẫn của doanh nghiệp, từ đó quyết định xem đầu tư cho một DN là có khảnăng sinh lời hay không
• Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định (ROFIX) là chỉ số tài chính cho biết mức độ hiệu quả mà một doanh nghiệp sử dụng vốn cố định để tạo ra lợi nhuận Chính xác, đây
là chỉ số đo lường lợi nhuận mà mỗi đơn vị vốn cố định tạo ra Chỉ số này cho biết tỷ lệlợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra so với giá trị của tài sản cố định đã đầu tư
- Công thức tính tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Lợi nhuận thuần
Trang 24Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Trong đó: Vốn cố định bình quân trong kỳ
+ Lợi nhuận thuần là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí và khoản chi
từ doanh thu của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định + Vốn cố định bình quân thường được tính bằng trung bình cộng của tổng số vốn cố định đầu kỳ và
cuối kỳ trong một khoảng thời gian nhất định - Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định càng cao thì trình độ sử dụng vốn cố định củadoanh nghiệp càng cao và ngược lại Thông thường, ngoại trừ những chiến lược kinhdoanh đặc biệt thì tỉ suất lợi nhuận trên vốn cố định được xem là hợp lí khi ít nhất phảilớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay dài hạn trên thị trường trong kì hoặc tỉ
suất lợi nhuận đã cam kết trong dự án đầu tư tài sản cố định
• Tỷ số khả năng sinh lời của tài sản cố định
Tỷ số khả năng sinh lời của tài sản cố định (Return on Fixed Assets Ratio) là chỉ
số tài chính được dùng nhằm đo lường khả năng trong việc tạo ra lợi nhuận từ việc sửdụng tài sản cố định của một công ty Đây là tỷ lệ giữa thu nhập ròng sau thuế và tổngtài sản, cho thấy sự gia tăng của tài sản trong quá trình tạo ra lợi nhuận
(Handayani & Zulyanti, 2018; Syafirah, 2019; Subramanyam, 2014)
19
- Công thức tính tỷ số khả năng sinh lời của tài sản cố định: Lợi
nhuận thuần
Tỷ số sinh lời của tài sản cố định = Trong đó: Giá trị tài sản cố định
+ Lợi nhuận thuần là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí và khoản chi
từ doanh thu của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định + Giá trị tài sản
cố định là tổng giá trị của tất cả các tài sản cố định mà doanh nghiệp sở hữu và sử dụng
để hoạt động kinh doanh
- Ý nghĩa của tỷ số sinh lời của tài sản cố định:
Chỉ số này giúp doanh nghiệp đo lường hiệu suất sử dụng TSCĐ, phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng tài sản cố định của mình Một tỷ số cao hơn thể hiện rằng doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định của mình một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận
Trang 25Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ Nó cho phép công ty so sánh hiệu suất của mình với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hoặc cùng lĩnh vực
Các nhà đầu tư và nhà quản lý có thể sử dụng tỷ số này để đánh giá khả năng sinhlời của doanh nghiệp và đưa ra quyết định về việc đầu tư vào doanh nghiệp
1.3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
• Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh là một chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn kinh doanh của một doanh nghiệp để tạo ra doanh thu Đây là chỉ số thường dùng để
đánh giá hiệu suất quản lý vốn và quản lý tài chính của doanh nghiệp - Công thức tính hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh= Trong đó: Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
20 + Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu
+ Vốn kinh doanh bình quân thường tính bằng trung bình cộng của tổng số VLĐ
bình quân và số vốn cố định bình quân trong một khoảng thời gian nhất định - Ý nghĩa của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:
Đánh giá khả năng sử dụng vốn kinh doanh qua tỷ lệ giữa doanh thu và tổng vốnkinh doanh của công ty, giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn kinh doanh để tạo radoanh thu Tỷ lệ càng cao thường cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn đểtạo ra doanh thu
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh cũng được sử dụng để đánh giá hiệu suất quản
lý vốn của doanh nghiệp Một chỉ số cao hơn thường cho thấy doanh nghiệp quản lývốn hiệu quả hơn, giảm thiểu sự rủi ro liên quan đến tình trạng thiếu hụt vốn hoặc hàngtồn kho dư thừa
Trang 26• Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn kinh doanh là một chỉ số tài chính phản ảnh khảnăng sinh lời của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh so với vốn kinh doanh đã đầu
tư Chỉ số này cung cấp cái nhìn chung về hiệu suất sinh lợi của công ty, bằng cách sosánh lợi nhuận thuần (lợi nhuận trước thuế và chi phí tài chính) với vốn kinh doanh đãđầu tư
- Công thức tính tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn kinh doanh:
Tỷ suất lợi nhuận thuần
trên vốn kinh doanh= Trong đó:
Lợi nhuận thuần Bình quân vốn kinh doanh
+ Lợi nhuận thuần là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí và khoản chi
từ doanh thu của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định + Vốn kinh doanhbình quân thường được tính bằng tổng của số vốn lưu động bình quân và số vốn cố định bình quân trong khoảng thời gian nhất định, sau đó chia cho 2
- Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn kinh doanh:
21
Đo lường hiệu suất lợi nhuận: Chỉ số này giúp đánh giá khả năng sinh lời của DN
từ mỗi đơn vị vốn kinh doanh đã đầu tư Tỷ suất lợi nhuận cao hơn thường cho thấydoanh nghiệp có khả năng sinh lợi hiệu quả từ vốn sử dụng
Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính: Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn kinh doanhcũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả quản lý tài chính của DN Một tỷ suất lợinhuận cao hơn thường cho thấy DN quản lý vốn và tài chính của mình một cách hiệuquả, tạo ra lợi nhuận cao từ vốn đã đầu tư
• Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu được sử dụng để đo lường hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp, nhất là vốn mà chủ sở hữu đầu tư vào công ty Chỉ số nàythường được dung để đánh giá khả năng sinh lời của DN từ vốn chủ sở hữu đã đầu tư.Chỉ số này giúp đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu bìnhquân của doanh nghiệp Có nghĩa là cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được baonhiêu đồng doanh thu
Trang 27- Công thức tính hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu:
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu=
+ Vốn chủ sở hữu bình quân thường được tính bằng trung bình cộng của tổng số
vốn chủ sở hữu ở đầu kỳ và cuối kỳ trong một khoảng thời gian nhất định - Ý nghĩa của hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu:
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu giúp đo lường khả năng sinh lời của doanhnghiệp từ vốn mà chủ sở hữu đã đầu tư từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp Một hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu cao hơn thường chothấy doanh nghiệp sử dụng vốn của chủ sở hữu một cách hiệu quả để tạo ra doanh thu Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu cho biết bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu được quay vòng trong một khoảng thời gian cụ thể để tạo ra doanh thu Nếu cho ra kết quả
22 cao hơn bình thường, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng sinh lời nhanh chóng từ vốn
mà chủ sở hữu đã đầu tư
• Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu là chỉ số tổng quát nhằm đánh giáhiệu quả sử dụng vốn của một DN thông qua việc đánh giá được một trăm đồng vốnchủ sở hữu đầu tư vào hoạt động kinh doanh trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế
- Công thức tính tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận thuần
trên vốn chủ sở hữu= Trong đó:
Lợi nhuận thuần Bình quân vốn chủ sở hữu
+ Lợi nhuận thuần là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí và khoản chi
Trang 28từ doanh thu của một DN trong khoảng thời gian nhất định
+ Vốn chủ sở hữu bình quân thường được tính bằng tổng của số vốn chủ sở hữu ở
đầu kỳ và cuối kỳ trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó chia 2 - Ý nghĩa của
tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu càng cao thì cho thấy tình hình sảnxuất kinh doanh của Công ty càng khả quan Hoạt động sử dụng vốn của công ty chothấy sự hiệu quả khi tạo ra lợi nhuận ròng cao Đây là sẽ là nền tảng để doanh nghiệptiếp tục tái vốn cho hoạt động SXKD, trang bị thêm các thiết bị, nhà xưởng, mở rộngquy mô sản xuất,
Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bị âm, đồng nghĩa với hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp đang gặp thua lỗ Nguồn vốn được sử dụng chưa hiệuquả, chi phí bỏ ra đang cao hơn nguồn thu của doanh nghiệp, dẫn đến việc không đủ bùvào phần chi phí đã bỏ ra Điều này cũng đồng nghĩa, công ty sẽ không có lợi nhuận đểtái sản xuất cho các kỳ tiếp theo
Nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng gần về 0, càng cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không tích cực Doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục sử
23 dụng vốn, nhưng không thu lại lợi nhuận ròng như kỳ vọng, dẫn tới không có ngân sáchcho các hoạt động kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là một thước đo quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản và nguồn vốn để tạo ra giá trị Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn có thể đượcchia thành nhiều nhóm khác nhau, từ các yếu tố nội bộ đến các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.3.1 Cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vốn và rủi ro tài chính của doanhnghiệp Một cấu trúc vốn hợp lý giúp doanh nghiệp giảm chi phí vốn và tối đa hóa giátrị
• Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt to Equity Ratio): Một tỷ lệ nợ trên vốn chủ
sở hữu cao có thể làm tăng rủi ro tài chính nhưng cũng có thể tối ưu hóa lợiích thuế từ lãi vay (Modigliani & Miller, 1958)
Trang 29• Chi phí vốn (Cost of Capital): Việc huy động vốn với chi phí thấp giúp doanhnghiệp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn (Brigham & Ehrhardt, 2013) 1.3.3.2 Quản lý dòng tiền
Quản lý dòng tiền hiệu quả giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục và giảm thiểu rủi ro thiếu hụt vốn
• Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Operating Cash Flow): Dòng tiền mạnh từhoạt động kinh doanh cho phép doanh nghiệp tái đầu tư và mở rộng hoạt động(Ross, Westerfield, & Jaffe, 2010)
• Chu kỳ tiền mặt (Cash Conversion Cycle): Chu kỳ tiền mặt ngắn giúp doanhnghiệp thu hồi vốn nhanh hơn, từ đó tăng cường khả năng tái đầu tư và giảmchi phí tài chính (Richards & Laughlin, 1980)
1.3.3.3 Hiệu suất hoạt động
Hiệu suất hoạt động là yếu tố then chốt phản ánh khả năng doanh nghiệp sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận
• Quản lý hàng tồn kho (Inventory Management): Quản lý hàng tồn kho hiệu quả giúp giảm chi phí lưu kho và rủi ro hàng tồn kho lỗi thời (Deloof, 2003)
Trang 301.3.3.5 Yếu tố thị trường
Yếu tố thị trường bao gồm các biến động và thay đổi trong môi trường kinh doanh bên ngoài
• Biến động thị trường (Market Volatility): Những biến động về giá cả và nhu cầu
có thể ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu của doanh nghiệp (Schwert, 1989)
• Lãi suất thị trường (Market Interest Rates): Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vay nợ của doanh nghiệp (Bernanke & Gertler, 1995)
1.3.3.7 Quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance)
Chất lượng quản lý và điều hành doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tối
ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn
• Chất lượng quản lý (Management Quality): Khả năng và kinh nghiệm của độingũ quản lý trong việc lập kế hoạch, ra quyết định và điều hành hoạt độngdoanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn (Jensen &Meckling, 1976)
• Chính sách phân phối lợi nhuận (Dividend Policy): Chính sách chia cổ tức và táiđầu tư lợi nhuận ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn và tăng trưởng dài hạn của
Trang 31doanh nghiệp (Lintner, 1956).
26
2CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP ĐẦU TƯ
VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ 2.1 Tổng quan về CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà - Tên Tiếng Anh: Song Da Investment & Construction Joint Stock Company - Tên viết tắt: SONGDA IC
- Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 19 toà nhà Vinaconex, số 34 Láng Hạ, P Láng Hạ,
Trang 32- Công ty Sông Đà 2 thuộc Tổng công ty Sông Đà; được chuyển đổi cổ phần hóa thànhCông ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà theo Quyết định số 709/QĐ-BXD ngày29/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Giấy phép kinh doanh số: 0303000173 ngày20/5/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp Ngày 23/01/2008, cổ phiếu củaCông ty chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mãchứng khoỏn là SDD theo Quyết định số 17/QĐ-TTGDHN ngày 11/01/2008 của Trungtâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà từ tiền thân là Xí nghiệp 4 thuộcCông ty Xây dựng Dân dụng (Công ty XD Sông Đà 2- Công ty Sông Đà 2) đến Chinhánh Công ty XD Sông Đà 2 tại Sơn La- Lào rồi Xí nghiệp Sông Đà 2.04, Công ty làđơn vị tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình,Nhà máy Mía đường Hoà Bình, Nhà máy Bia Tiger, Trường CNKT Việt Xô; Hệ thốngtải điện 500kV Bắc- Nam, Trạm biến áp 500kV Hoà Bình; Thuỷ điện Nậm Sạt - Lào;Thuỷ điện Nậm La - Lào; Đường dây 110kV Đô Lương - Tương Dương -
Nghệ An; Trạm biến áp Nam Đàn - Nghệ An; Đường dây 220kV, 110kV, 35kV và cáctrạm biến áp tại Lào và các tỉnh của Việt Nam; xây lắp các công trình điện trung hạ áptại Hà Nội, Lai Châu, Điện Biên, Hải Dương, Sơn La, Vĩnh Phúc; Thái Bình; HoàBình, Bắc Giang, Nghệ An, Thái Nguyên, Hưng Yên, Yên Bái, Quảng Ninh, Hà
27 Giang, Hà Tĩnh, Đường giao thông tại tỉnh Luông Prabăng - Lào; Đường vào Nhàmáy Thuỷ điện Sơn La - Gói 4 - Đường Naco - Mường Bú, Hiện nay, chúng tôi làChủ đầu tư Nhà máy thuỷ điện Mường Sang 2 - xã Mường Sang, huyện Mộc Châu,tỉnh Sơn La Các dự án do công ty đảm nhận thi công đều hoàn thành và bàn giao đúngtiến độ với chất lượng và thẩm mỹ đạt chuẩn, được chủ đầu tư đánh giá cao
Bên cạnh đó, công ty coi trọng luôn chú trọng, liên tục đổi mới và áp dụng côngnghệ tiên tiến và quy trình làm việc tinh gọn, không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mà cònđảm bảo mỗi công trình đều mang đến giá trị cao nhất Mục tiêu của công ty không chỉdừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ xây dựng chất lượng, mà còn hướng tới việc đầu
tư và vận hành phát triển một số dự án trọng điểm của công ty Quá trình làm việc củacông ty không chỉ tập trung vào việc hoàn thành dự án mà còn chú trọng vào việc đảmbảo tính bền vững, an toàn và hiệu quả của từng công trình
2.1.2 Thành tích qua quá trình sản xuất kinh doanh
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
Trang 33đã vinh dự nhận được một số thành tích nổi bật như: nhận được bằng khen của CụcĐiện lực Lào; Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Luông Prabăng - Lào; Sở Công nghiệp và Thủcông nghiệp - Lào; Chương trình Phát triển Lào - Mỹ; Chương trình Phát triển NôngLâm Xiềng Khọ - Lào; Bằng khen của UBND các tỉnh Sơn La, Hà Giang,
2.1.3 Các ngành nghề kinh doanh chính
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện;
hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình cấp thoát nước - Xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp đến 500kV - Đầu tư, kinh doanh khai thác các dịch vụ
về nhà ở, khu đô thị - Đầu tư, kinh doanh các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: lao động, vật tư, vật liệu xây dựng, trang thiết bị - máy móc
- Khoan nổ mìn, khai thác vật liệu xây dựng
- Tư vấn giám sát trong các lĩnh vực: thi công xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷđiện, dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, cầu và đường bộ, điện đường dây và trạm,khảo sát địa chất thuỷ văn, trắc địa công trình
28
- Các ngành nghề kinh doanh khác phù hợp với quy định của Pháp luật
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật
Phó giám đốcphụ trách đầu tư
lý dự án hợp
Các đội xây dựng,đội vận hành thuỷ điện,
Trang 34Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà (2022)
2.1.4.1 Đại Hội Đồng Cổ Đông
Đại Hội Đồng Cổ Đông, là cơ quan quyết định hàng đầu của CTCP Đầu tư vàXây lắp Sông Đà, tổ chức mỗi năm một lần Quyết định của Đại Hội Đồng Cổ Đôngđược thực hiện qua biểu quyết tại cuộc họp, yêu cầu ít nhất 80% tổng số phiếu các cổđông dự họp Nhiệm vụ chính của Đại Hội Cổ Đông không chỉ là quyết định mà còntham gia biểu quyết cũng như bổ sung ý kiến đóng góp về Điều Lệ tổ chức hoạt động
và hướng phát triển của Công ty, cũng như kiểm soát hoạt động của Hội Đồng QuảnTrị và Ban Kiểm Soát
2.1.4.2 Hội Đồng Quản Trị
Hội Đồng Quản Trị là cơ quan quản lý có đầy đủ quyền nhân danh của công ty đểthực hiện quyền và nghĩa vụ của nó Nhiệm vụ bao gồm việc đưa ra chiến lược, kếhoạch SXKD và duyệt chương trình, tài liệu Đại Hội Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị baogồm 05 thành viên, được bầu cử một nhiệm kỳ 5 năm
29 2.1.4.3 Ban Kiểm Soát
Ban Kiểm Soát là bộ phận theo dõi và kiểm soát các hoạt động của công ty, gồm
03 thành viên do Đại Hội Đồng Cổ Đông bầu cử và miễn nhiệm Nhiệm vụ chính củaBan Kiểm Soát là đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ quy định của Công ty
2.1.4.4 Ban Giám Đốc
Ban Giám Đốc bao gồm Tổng Giám Đốc, các Phó Tổng Giám Đốc và Kế ToánTrưởng Là cơ quan có trách nhiệm cao nhất và trực tiếp nhất đối với mọi hoạt độngcủa Công ty, Ban Giám Đốc chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinhdoanh Tổng Giám Đốc là người đứng đầu và giữ vị trí người đại diện theo pháp luậtcủa Công ty
2.1.4.5 Các phòng ban hoạt động trong công ty
- Phòng Tổng Hợp: Phòng Tổng Hợp là phòng ban lên kế hoạch và triển khai các
hoạt động cải tiến tổ chức lao động, quản lý sản xuất kinh doanh, và tổ chức quản lýđiều phối Nhiệm vụ gồm: tuyển dụng lao động, thực hiện chính sách nhân sự, vậnhành công tác văn thư lưu trữ, và thực hiện các thủ tục giấy tờ cần thiết
- Phòng Tài Chính Kế Toán: Phòng Tài Chính Kế Toán đảm bảo chỉ đạo và tổ
Trang 35chức toàn bộ công tác tài chính kế toán theo đúng quy định của luật kế toán và chuẩnmực kế toán hiện hành Nhiệm vụ gồm: theo dõi và đánh giá tình hình tài chính củacông ty, duy trì tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý tài chính
- Ban Quản Lý Dự Án: Ban Quản Lý Dự Án đại diện cho công ty trong việc
quản lý đầu tư cho Dự Án Nhà Máy Thủy Điện Mường Sang 2 tại Sơn La Nhiệm vụ gồm: giám sát và điều phối các hoạt động của dự án, đảm bảo tuân thủ tiến độ và nguồnlực, và thay mặt công ty trong các cuộc đàm phán và quản lý dự án
2.1.4.6 Các đội ngũ trong công ty
- Đội Xây dựng: Đội Xây dựng của công ty có trách nhiệm chủ yếu trong việc
thực hiện thi công các dự án mà công ty đang triển khai Nhiệm vụ của đội bao gồmtriển khai kế hoạch xây dựng, đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn công trình Điềunày giúp công ty có khả năng thực hiện các dự án một cách hiệu quả và đáp ứng mọiyêu cầu của khách hàng
30
- Đội Vận hành thuỷ điện: Đội Vận hành thuỷ điện có trách nhiệm vận hành và
quản lý các hoạt động trong nhà máy thuỷ điện thuộc sở hữu của công ty Công việcnày bao gồm giám sát và duy trì hiệu suất hoạt động của thiết bị, quản lý nguồn nước
và năng lượng, thực hiện bảo dưỡng định kỳ và đảm bảo an toàn trong quá trình vậnhành
2.1.5 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà trong giai đoạn từ 2018-2022
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà giai đoạn từ 2018 - 2022 như sau:
Trang 364 Lợi nhuận trước thuế (6.165.276.535) 137.175.237 808.295.910 (11.016.251.181)
5 Lợi nhuận sau thuế (6.165.276.535) 137.175.237 320.271.050 (11.138.173.200)
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
32
Dựa vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh, có thể thấy tổng quan về lợi nhuậncủa công ty đã có những biến động đáng kể từ năm 2018 đến 2022 Trong khoảng thờigian này, doanh thu của công ty thay đổi liên tục trong cả 5 năm Doanh thu năm 2020tăng đột biến chủ yếu là do việc nhượng bán một phần lớn tài sản cố định, Nhà máythuỷ điện Mường Sang 3 và Nhà máy thuỷ điện Tắt Ngoẵng
Liên kết sự giảm doanh thu với các yếu tố bên ngoài, như dịch COVID-19 từ cuốinăm 2019 đến giữa năm 2022 Đây là giai đoạn mà nền kinh tế nói chung đối mặt vớinhững thách thức lớn do dịch bệnh gây ra Trong đó, công ty cũng không tránh khỏinhững tác động tiêu cực do đại dịch gây ra Trong khi ngành đầu tư và sản xuất điệnkhông chịu nhiều tác động tiêu cực, ngành nhận thầu và thi công dự án đã phải đối mặt